THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN GIỒNG RIỀNG
3.1.1 Vài nét về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo &
PTNT) chi nhánh Huyện Giồng Riềng
3.1.1.1 Khái quát về NHNo & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo nghị định
số 53 HĐBT ngày 26/02/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về thành lập Ngân hàng
chuyên doanh và có tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Đến năm
1990 cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp
Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Việt Nam theo quyết định số 400/CP ra ngày
14/11/1990 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) và quyết định số
603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tới năm 1996 đổi
tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số
280 QĐ-HN5 ngày 15/10 /1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang là Ngân hàng
thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn
phát triển trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế.
3.1.1.2 NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng
NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt
Nam hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt
Nam, có trụ sở chính tại Khu vực 3-4 thị trấn Giồng Riềng, nơi trung tâm kinh tế
chính trị văn hoá xã hội của Huyện. Phía Đông giáp tỉnh Cần Thơ, phía Bắc giáp tỉnh
Hậu Giang, phía Nam giáp huyện Tân Hiệp - Tỉnh Kiên Giang , phía Tây giáp huyện
Châu Thành – Gò Quao - Kiên Giang là một trong 14 đơn vị trực thuộc NHNo &
PTNT Kiên Giang.
Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Do đó,
toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ
Ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải
tiến lề lối tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giồng Riềng hiện có 25 cán bộ công nhân
viên, trong đó bao gồm:
- Ban Giám Đốc : 02 người
- Phòng Kinh Doanh (Tín dụng) : 13 người
- Phòng kế toán - Ngân quỹ : 09 người
- Hành chính, bảo vệ : 01 người
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆ
PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Hình 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban giám đốc
- Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn,
chỉ thị và phổ biến cho cán bộ và công nhân viên Ngân hàng.
- Tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Ban giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay
vốn, tờ trình công văn, đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương
cho cán bộ công nhân viên của mình.
* Phòng kinh doanh (tín dụng)
Gồm 13 nguời: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và còn lại là cán bộ tín dụng phụ
trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng như sau:
- Xây dựng thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, tiếp nhận hồ
sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với danh mục hồ sơ thẩm định tính khả thi của
dự án, các điều kiện vay vốn theo quy định trình lãnh đạo duyệt cho vay thường
xuyên thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, sử dụng vốn, đôn đốc thu hồi nợ
đến hạn, xử lý nợ xấu.
- Tổ chức tình hình phân tích hoạt động kinh doanh hàng năm để tìm ra nguyên
nhân ưu điểm, những hạn chế, đề ra những giải pháp thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm, xây
dựng chiến lược nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng lâu dài.
- Thông tin báo cáo, điện báo hàng ngày, tháng, quý và hàng năm
* Phòng kế toán ngân quỹ
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh
của phòng tín dụng).
- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.
- Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ
chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ
- Lưu hồ sơ theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để Phòng tín
dụng đôn đốc thu hồi.
- Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ.
- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản,
vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
* Phòng hành chính – bảo vệ
Thực hiện đảm bảo an toàn cho toàn bộ kho quỹ theo quy định.
Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt.
Hành chính bảo vệ, tạp vụ.
3.1.3 Các hoạt động chính của Ngân hàng
3.1.3.1 Huy động vốn
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.
- Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài
nước gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bằng
ngoại tệ.
- Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế-xã hội, xây
dựng cơ sở hạ tầng tại Huyện và các vùng lân cận.
3.1.3.2 Các hoạt động cho vay và bảo lãnh
- Thiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần
kinh tế trên tấc cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng…
- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu.
- Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước.
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá…
3.1.3.3 Dịch vụ kế toán và ngân quỹ
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc
tế.
- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ.
3.1.4 Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNN & PTNT chi
nhánh Huyện Giồng Riềng
3.1.4.1 Đối tượng cho vay
- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có
đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
- Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
3.1.4.2 Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
- Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử
dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
3. 1.4.3 Điều kiện cho vay
Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
3. 1.4.4 Giới hạn cho vay
Ngân hàng nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc
từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn
tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
đời sống, cụ thể như sau:
- Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong
tổng nhu cầu vốn.
- Đối với cho vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong
tổng nhu cầu vốn.
- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định
trên, giao cho giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.
- Đối với khách hàng được nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm
bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành
của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam.
3. 1.4.5 Thời hạn cho vay
Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ
vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư.
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
3. 1.4.6 Phương thức cho vay
Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc lựa chọn các phương thức cho
vay sau đây:
- Cho vay từng lần: phương thức cho vay từng lần đối với khách hàng có nhu
cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng lập thủ tục vay vốn
theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương thức cho vay này áp dụng với khách
hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên kinh doanh ổn định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ
đời sống.
- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền
vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời
hạn cho vay.
3. 1.4.7 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHNo & PTNT cấp trên trong
từng thời kỳ.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận
ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay.
3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay
a. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn và
các thông tin, tài liệu cần thiết cho NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng, bộ hồ sơ bao
gồm:
- Đơn xin vay vốn.
- Giấy chứng minh nhân dân
- Hợp đồng tín dụng.
Nếu vay trên 10 triệu đồng, ngoài các giấy tờ nêu trên còn phải có:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế
chấp khác (bản chính).
- Dự án/phương án sản xuất, kinh doanh.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp.
- Văn bản xác định giá trị tài sản đảm bảo.
- Báo cáo thẩm định.
Ngoài ra còn có giấy đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất/tài sản gắn liền với
đất nếu vay trên 30 triệu.
b. Sơ đồ qui trình
(1) (2) (3) (3)
(4)
(6) (5)
Hình 2: QUI TRÌNH CHO VAY
TP tín dụng xét đề
nghị cho vay
Khách hàng
nộp hồ sơ
Cán bộ tín dụng
thẩm định hồ sơ
Giám Đốc
duyệt cho vay
Kiểm tra SDV và
thu nợ
Kế toán phát tiền
vay cho KH
c. Giải thích qui trình
(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin vay
vốn.
(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm
định những điều kiện cần thiết.
(3) Nếu hợp lý, cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Trưởng phòng tín
dụng.
(4) Trưởng phòng xét đề nghị cho vay và trình lên Giám đốc, Ban Giám Đốc
kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn
vốn của Ngân hàng.
(5) Nếu đồng ý cho vay, Giám đốc ký duyệt và chuyển hồ sơ sang bộ phận kế
toán. Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn,
mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay
sang Thủ Quỹ. Ngân Quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.
(6) Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và gởi
giấy báo nợ cho khách hàng khi đến hạn do kế toán lập để thu hồi nợ.
3.2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG
3.2.1 Thực trạng và hiệu quả hoạt động
3.2.1.1 Thực trạng
* Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2005-2007)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một
vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn
cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ
Ngân hàng cấp trên.
Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả
cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
Nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn,
nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.