Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.82 KB, 21 trang )

TÓM TẮT

.

Đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh”, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải
pháp mang tính khoa học, khả thi nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm. Đề tài
sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp với cỡ mẫu 113 quan sát bao gồm 100 nông
hộ trồng măng cụt, 03 chủ vựa, 05 người bán lẻ ở thị trấn Cầu Kè, 05 thương lái ở thị
trấn Cầu Kè. Số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, phân
tầng theo đối tượng nghiên cứu và vùng nghiên cứu kết hợp với phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp xếp
hạng để đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ măng cụt tại huyện Cầu Kè, phương
pháp phân tích lợi ích – chi phí và phương pháp phân tích kênh thị trường (Marketing
channel) để tính hiệu quả sản xuất của nông hộ và các tác nhân trong kênh phân phối.
Cuối cùng là phân tích ma trận SWOT để đề xuất các giải pháp. Việc sản xuất và tiêu
thụ măng cụt tại huyện Cầu Kè mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ và các tác
nhân tham gia trong kênh phân phối, người bán lẻ có mức lợi nhuận biên cao nhất
trong các tác nhân của kênh phân phối măng cụt tại huện Cầu Kè. Tác giả đề xuất 06
giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè: (1)
Giải pháp tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm; (2) Nâng cao năng lực
quản lý, tổ chức hoạt động của HTX; (3) Cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị
trường; (4) Tăng cường quảng bá; (5) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và (6)
Tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong kênh.

-iii-


ABSTRACT
Topic of research : “Solutions to improving mangosteen distribution channels


in Cầu Kè District, Trà Vinh Province”, the goal is to analyse the state of mangosteen
production and consumption in Cầu Kè District, Trà Vinh Province and to suggest
scientific, practical solutions to improving mangosteen distribution channels. The
research employs primary and secondary data with the sample size of 113, including
100 mangosteen growing household, 3 barn owners, 5 retailers in Cầu Kè District, 5
merchants in Cầu Kè District. The data is collected using stratified sampling methods
(according to researching subject and region) along with convenience sampling
methods. The research uses descriptive statistics method and rating method to
evaluate the state of mangosteen production and consumption in Cầu Kè District,
cost-benefit analysis method and marketing channel analysis method to work out the
efficiency in farmer households’ production and the agents in the distrubution
channels. Finally, it analyses the SWOT matrix to suggest solutions. Mangosteen
production and consumption in Cầu Kè District benefits farmer households and the
agents in the distribution channels financially, among which the retailers have the
highest profit margin. The author suggest 6 solutions to improving mangosteen
distribution channels in Cầu Kè District : (1) Increasing productivity and quality of
produce; (2) Improving managing skills and structure of the cooperative; (3)
Constructing distribution system, expanding the market; (4) Advertising ; (5)
Applying technology in production and (6) Strengthening the connections between
the agents in the distribution channels.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................3
2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................4
2.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4
3.2 Thời gian ...........................................................................................................4
3.3 Không gian ........................................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................4
4.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................4
4.1.1 Số liệu thứ cấp ...........................................................................................4
4.1.2 Số liệu sơ cấp .............................................................................................5
4.1.3 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................5
4.2 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................6
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................7
5.1 Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................7

-v-


5.2 Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................7
6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................................8
6.1 Lược khảo các tài liệu về kênh phân phối ........................................................8
6.2 Đánh giá tổng quan tài liệu .............................................................................11

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN ........................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................13
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SẢN XUẤT, HỘ NÔNG DÂN VÀ THƯƠNG LÁI ..13
1.1.1 Sản xuất........................................................................................................13
1.1.2 Hộ nông dân .................................................................................................13
1.1.3 Thương lái ....................................................................................................14
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ................14
1.2.1 Doanh thu .....................................................................................................14
1.2.2 Chi phí..........................................................................................................14
1.2.3 Chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng (VA) ..........................................14
1.2.4 Lợi nhuận .....................................................................................................15
1.2.5 Hiệu quả sản xuất .........................................................................................15
1.2.6 Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................15
1.2.7 Hiệu quả tài chính ........................................................................................15
1.3 MARKETING BIÊN TẾ VÀ CHI PHÍ MARKETING ...................................16
1.3.1 Marketing biên tế .........................................................................................16
1.3.2 Chi phí marketing ........................................................................................17
1.3.3 Chi phí marketing và vấn đề hiệu quả trong phân phối ...............................17
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG SẢN
XUẤT NÔNG SẢN ................................................................................................18
1.4.1 Các yếu tố về chi phí....................................................................................18
1.4.2 Cách tính định phí và biến phí .....................................................................19
1.4.3 Các yếu tố về doanh thu ...............................................................................21
1.5 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................23

-vi-


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............25

2.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CẦU KÈ.....................................................................25
2.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................25
2.1.2 Điều kiện tự nhiên........................................................................................26
2.1.3. Về đặc điểm dân số .....................................................................................27
2.1.4. Thực trạng kinh tế - xã hội..........................................................................27
2.1.5. Các điều kiện đặc thù để phát triển sản phẩm măng cụt huyện Cầu Kè .....28
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY ĂN TRÁI VÀ MĂNG CỤT TẠI HUYỆN
CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH....................................................................................29
2.2.1 Giới thiệu về măng cụt Cầu Kè ...................................................................29
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học cây măng cụt .........................................................30
2.2.1.2. Yêu cầu sinh thái cây măng cụt ...........................................................30
2.2.1.3. Quy trình trồng cây măng cụt ..............................................................31
2.2.1.4 Giá trị kinh tế cây măng cụt mang lại ..................................................31
2.2.2. Thực trạng sản xuất cây ăn trái tại huyện Cầu Kè ......................................33
2.2.3. Thực trạng sản xuất măng cụt tại huyện Cầu Kè ........................................34
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI SẢN
PHẨM MĂNG CỤT TẠI HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH .......................37
3.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MĂNG CỤT CỦA
NÔNG HỘ ...............................................................................................................37
3.1.1 Đặc điểm các hộ tham gia trồng măng cụt ..................................................37
3.1.2 Sơ đồ kênh phân phối măng cụt của nông hộ ..............................................39
3.1.3 Lý do nông hộ tham gia trồng măng cụt ......................................................41
3.1.4 Khó khăn trong sản xuất ..............................................................................42
3.1.5 Giống sản xuất .............................................................................................43
3.1.6 Nguồn cung cấp thông tin thị trường của nông hộ ......................................43
3.1.7 Định giá và quan hệ mua bán ......................................................................44
3.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA NÔNG HỘ
TRỒNG MĂNG CỤT .............................................................................................45

-vii-



3.3. CÁC TÁC NHÂN TRONG TRONG KÊNH PHÂN PHỐI MĂNG CỤT ......48
3.3.1 Thương lái ....................................................................................................48
3.3.2 Chủ vựa ........................................................................................................51
3.3.3 Người bán lẻ ................................................................................................55
3.3.4 Sơ đồ kênh phân phối măng cụt Cầu Kè .....................................................57
3.3.5 Phân tích chi phí Marketing và lợi nhuận biên ............................................59
3.4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM MĂNG CỤT
TẠI HUYỆN CẦU KÈ ...........................................................................................61
3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................61
3.4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện
Cầu Kè ..................................................................................................................61
3.4.2.1 Giải pháp tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm ................66
3.4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động của Hợp tác xã
(HTX) để hoàn thiện kênh phân phối măng cụt ...............................................67
3.4.2.3 Giải pháp cấu trúc lại hệ thống và hoàn thiện kênh phân phối phân phối,
mở rộng thị trường ............................................................................................68
3.4.2.4 Giải pháp tăng cường quảng bá trong kênh phân phối măng cụt .........69
3.4.2.5 Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ...............................70
3.4.2.6 Giả pháp tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong kênh .........70
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................74
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................74
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................75
2.1 Đối với tỉnh Trà Vinh .....................................................................................75
2.2 Đối với nông hộ ..............................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
PHỤ LỤC .................................................................................................................81
PHỤ LỤC 1: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MĂNG CỤT ...........81
PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ............................................85


-viii-


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HTX

Hợp tác xã

THT

Tổ hợp tác

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GTGT

Giá trị gia tăng

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1

Số quan sát của mẫu phỏng vấn

6

Bảng 2

Ma trận SWOT

7

Bảng 2.1

Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo ngành của
huyện Cầu Kè giai đoạn 2013 – 2015

27

Bảng 2.2

Thành phần dinh dưỡng của măng cụt

32


Bảng 2.3

Diện tích vườn cây ăn trái chủ lực tại huyện Cầu Kè năm 2015

33

Bảng 2.4

Kết quả sản xuất măng cụt tại huyện Cầu Kè

34

Bảng 3.1

Cơ cấu địa bàn điều tra nông hộ trồng măng cụt

37

Bảng 3.2

Tổng quan đặc điểm các nông hộ được điều tra

38

Bảng 3.3

Nguyên nhân nông hộ tham gia sản xuất măng cụt

41


Bảng 3.4

Khó khăn khi sản xuất măng cụt

42

Bảng 3.5

Chi phí sản xuất măng cụt trên diện tích 1000 m2

46

Bảng 3.6

Liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm

46

Bảng 3.7

Thời gian hoàn vốn sản xuất của nông hộ trồng măng cụt

47

Bảng 3.8

Chi phí hoạt động của thương lái niên vụ 2015

50


Bảng 3.9

Doanh thu, lợi nhuận của thương lái

51

Bảng 3.10

Chi phí hoạt động của chủ vựa niên vụ 2015

53

Bảng 3.11

Doanh thu, lợi nhuận của chủ vựa niên vụ 2015

54

Bảng 3.12

Chi phí hoạt động của người bán lẻ niên vụ 2015

56

Bảng 3.13

Doanh thu, lợi nhuận của người bán lẻ niên vụ 2015

56


Bảng 3.14
Bảng 3.15

Chi phí Marketing và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia
vào kênh phân phối măng cụt niên vụ 2015
Phân tích Ma trận SWOT kênh phân phối măng cụt

-x-

60
64


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Tiến trình nghiên cứu

23

Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Cầu Kè


25

Hình 2.2

Hình ảnh măng cụt

29

Hình 3.1

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm măng cụt của nông hộ

40

Hình 3.2

Nguồn măng cụt giống nông hộ sử dụng để trồng tại Cầu Kè

43

Hình 3.3

Nguồn thông tin tham khảo giá măng cụt của nông hộ

44

Hình 3.4

Cơ sở hình thành giá bán măng cụt


45

Hình 3.5

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm măng cụt của thương lái

48

Hình 3.6

Đối tượng quyết định giá mua măng cụt của thương lái

49

Hình 3.7

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm măng cụt của chủ vựa

52

Hình 3.8

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm măng cụt của người bán lẻ

55

Hình 3.9

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm măng cụt huyện Cầu Kè


57

Hình 3.10

Mô hình liên kết tácnhân trong kênh phân phối măng cụt

71

-xi-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả là nhóm cây có nhiều triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện
khí hậu, đất đai, địa thế thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, trong đó có thể có những
loại có thể trở thành đặc sản có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới. Khả
năng phát triển cây ăn quả rất lớn, nhưng để phát triển được thì không phải dễ. Cây
ăn quả nhiều loại giống trồng, mỗi loại cây có yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác rất
khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cây ăn quả có thể đem lại những
kết quả khả quan cho những người trồng nắm bắt được kỹ thuật canh tác, biết ứng
dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất như điều khiển ra hoa trái vụ, phòng trừ
sâu bệnh kịp thời, bón phân tưới nước hợp lý… nhưng cũng có thể đem lại những
thất bại cho người không biết cách chăm sóc, không biết kỹ thuật.
Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây 2.000 năm. Mặc dù có
điều kiện khí hậu đất đai rất thuận lợi cho cây ăn quả phát triển, nhưng do điều
kiện xã hội, kinh tế, nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng
kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở mức thấp. Sau cách mạng tháng 8 năm
1945 Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp
toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả. Phần lớn vườn cây ăn
quả thuộc sở hữu tư nhân (khoảng 89% diện tích), quốc doanh và tập thể chỉ chiếm

trên dưới 11%.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có diện tích trồng các loại
cây ăn quả vào khoảng trên 288 nghìn ha, với sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn
quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Theo các nhà khoa học, khu vực này có đủ các
điều kiện thuận lợi để trồng cây ăn quả, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và xuất khẩu,
góp phần nâng cao mức sống của người dân. Sản lượng và năng suất cao, được khách
hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng, các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã tạo
nên những vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, các thương hiệu nổi tiếng như: xoài
cát Hòa Lộc ở tỉnh Tiền Giang; bưởi Năm Roi ở tỉnh Vĩnh Long; quít hồng Lai Vung
ở tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là măng cụt Trà Vinh,…
-1-


Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp mà đối tượng
của nó là những cây lâu năm có quả ăn được. Khoa học về cây ăn quả nghiên cứu các
đặc tính sinh học của cây ăn quả, vị trí và vai trò của chúng trong hệ thống sinh thái,
những quy luật về mối quan hệ giữa cây ăn quả với điều kiện ngoại cảnh. Từ đó, đặt
cơ sở lý luận cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả với những biện pháp kỹ thuật
thích hợp nhằm thâm canh tăng năng suất và phẩm chất quả. Nghề trồng cây ăn quả
có giá trị cao về mặt kinh tế, mặc khác trái cây mang lại giá dinh dưỡng thiết yếu cho
con người.
Bên cạnh đó, việc phân phối sản phẩm cây ăn quả tại các kênh là đầu mối quan
trọng để các nông hộ thực hiện việc mua bán một cách nhanh chóng và thuận tiện,
giá cả phù hợp với từng loại sản phẩm. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ
quan tâm tới việc đưa ra thị trường sản phẩm gì? với giá bao nhiêu? mà là đưa sản
phẩm ra thị trường như thế nào?. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các kênh phân phối làm nên sự khác nhau giữa
các doanh nghiệp. Phát triển các chiến lược Marketing thành công trong môi trường
cạnh tranh quyết liệt ngày nay, là một công việc khó khăn phức tạp. Việc đạt được

lợi thế về tính ưu việt về sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Các chiến lược cắt
giảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bởi đối thủ cạnh tranh mà còn dẫn đến
sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận. Các chiến lược quảng cáo thường chỉ
có tác dụng trong ngắn hạn và bị mất tác dụng trong dài hạn. Bởi vậy, hệ thống kênh
phân phối được các nhà quản trị hết sức quan tâm trong việc tạo lợi thế cạnh tranh
lâu dài.
Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể
khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế
vùng, đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây ăn quả đặc sản.
Cầu Kè là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Trà Vinh huyện được chọn là
vùng trọng điểm để phát triển các loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển cây ăn quả rất
lớn và từ lâu được biết đến với những trái cây đặc sản nổi tiếng là: chôm chôm, măng

-2-


cụt, cam sành, sầu riêng,…nhưng việc thu mua lại rất nhỏ lẻ và lợi nhuận không cao,
ảnh hưởng đến việc sản xuất. Cụ thể đối với cây măng cụt đã được trồng cách đây
hơn 100 năm trên đất Cù lao Tân Qui, xã An Phú Tân, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè.
Với đặc điểm trái to, hạt nhỏ, vị ngọt thanh, vỏ màu tím đậm bắt mắt, sản phẩm măng
cụt đã nhanh chóng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Tuy nhiên, cũng
như nhiều cây trồng khác, măng cụt nhiều khi vẫn phải lao đao trước những biến động
thị trường, tư thương ép giá hoặc thu nhập của người nông dân trồng măng cụt vẫn
còn ở mức thấp.
Nhiều năm qua Đảng bộ Cầu Kè đã xác định được tính cấp thiết của nghề trồng
cây ăn quả nên đã đề ra nhiều chủ trương và giải pháp để nhân nhanh, rộng các mô
hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao là tập trung khai thác tiềm năng
đất đai, lao động và lợi thế từng vùng, từng xã theo kế hoạch chuyển đổi đã được
duyệt, theo hướng tăng nhanh sản lượng, chất lượng, hiệu quả trồng trọt nhất là vùng
trồng cây ăn quả, nhất là cây măng cụt đặc biệt là việc thành lập Hợp tác xã (HTX):

Tân Thành (Măng Cụt Tân Qui xã An Phú Tân) nhằm khuyến khích áp dụng rộng rãi
các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Thực
hiện tốt chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng để giúp nông dân
ổn định sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích. Qua đó, nhằm
giúp cho hợp tác xã hoạt động mạnh và thu hút được nhiều thương lái để trong quá
trình thu mua sản phẩm được thuận lợi và nhanh chóng, mang lại lợi nhuận cao hơn
cho người dân. Đồng thời, giúp cho sản phẩm măng cụt có thương hiệu trên địa bàn
tỉnh nói chung và ngoài tỉnh nói riêng… Do đó, “Giải pháp hoàn thiện kênh phân
phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” được chọn làm đề tài
nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phối, đồng thời đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt, nâng cao hiệu quả kinh tế
cho nông hộ trồng măng cụt tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.

-3-


2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng kênh phân phối, sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm măng
cụt tại huyện Cầu Kè.
- Đánh giá, phân tích các kênh phân phối, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt
tại huyện Cầu Kè.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sản xuất phân phối và tiêu thụ sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè hiện
nay như thế nào?
- Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm măng cụt

hiện nay tại huyện Cầu Kè?
- Từ những thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phối để có
hướng phát triển bền vững?
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kênh phân phối sản phẩm măng cụt.
Đối tượng khảo sát: nông hộ trồng măng cụt, thương lái, chủ vựa và người bán lẻ.
3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 2/2016.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 11/2015 đến tháng 01/2016.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2016
3.3 Không gian
Vùng nghiên cứu tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Số liệu thứ cấp
- Tham khảo số liệu của Phòng Thống kê huyện Cầu Kè từ năm 2012 đến năm
2015, số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, số
-4-


liệu từ Hội Làm vườn huyện Cầu Kè và từ hợp tác xã Tân Thành (măng cụt Tân Qui
xã An Phú Tân)…
- Ngoài ra còn thu thập số liệu thứ cấp mới nhất thông qua website…..
4.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu thu thập được bằng cách lập bảng câu hỏi, sau đó phỏng vấn trực tiếp
đến nông hộ trồng măng cụt và thương lái tại huyện Cầu Kè.
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên nghiên cứu và phỏng
vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

4.1.3 Mẫu nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo vùng địa lý
để chọn nông hộ trồng măng cụt với 100 quan sát và phương pháp chọn mẫu thuận
tiện đối với thương lái gồm có 05 quan sát và mẫu chủ vựa 3 quan sát, người bán lẻ
05 quan sát.
Cách chọn hộ nông dân để khảo sát:
- Bước 1: chọn xác suất ngẫu nhiên đơn giản 3/11 xã (An Phú Tân, Tam Ngãi và Hòa
Tân huyện Cầu Kè - nơi tập trung phần lớn diện tích vườn cây măng cụt của huyện).
- Bước 2: Từ 3 xã được chọn lập danh sách các ấp trong xã để làm khung chọn
mẫu. Từ đó xác suất ngẫu nhiên đơn giản từ xã chọn ra ấp, từ ấp chọn hộ dân để tiến
hành khảo sát.
- Bước 3: chọn hộ dân làm đơn vị khảo sát. Căn cứ vào khu vực dân cư được
chọn ở bước 2, tiếp tục xác suất ngẫu nhiên đơn giản là cách 2 hộ, chọn 1 hộ là đơn
vị khảo sát.
Đối với thương lái: Tiến hành chọn mẫu thuận tiện nhờ sự giới thiệu của nông
hộ, sau đó phỏng vấn viên tiếp cận các thương lái để phỏng vấn.
Cách chọn chủ vựa, người bán lẻ phỏng vấn: Tiến hành chọn mẫu thuận tiện
chủ vựa, người bán lẻ trên địa bàn thị trấn Cầu Kè.

-5-


Bảng 1: Số quan sát của mẫu phỏng vấn
TT

Mẫu

Số quan sát

Ghi chú


1

Hộ nông dân

2

Thương lái

5

Xã An Phú Tân và Tam Ngãi

3

Chủ vựa

3

Thị trấn Cầu Kè

4

Người bán lẻ

5

Thị trấn Cầu Kè

100


Tổng

Xã An Phú Tân, Tam Ngãi và Hòa Tân

113
(Nguồn: Theo thống kê của tác giả, 2015)

4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1 (Phân tích thực trạng kênh phân phối, sản xuất và tiêu thụ
của sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè). Phương pháp thống kê mô tả được sử
dụng với các chỉ tiêu (tần suất, tỷ lệ, số trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh) được sử
dụng để phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ măng cụt của nông hộ ở huyện Cầu
Kè; phân tích số liệu về kết quả hoạt động của các kênh phân phối dựa trên kết quả
thu thập được qua khảo sát thực tế từ các nông hộ, thương lái, chủ vựa và người bán
lẻ; sự phối hợp, hợp tác giữa các nông hộ, thương lái và chủ vựa, người bán lẻ trong
kênh phân phối.
Đối với mục tiêu 2 (Đánh giá, phân tích các kênh phân phối, mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè). Phương
pháp phân tích chi phí – lợi íchCBA (Cost Benefit Analysis) được sử dụng trong
nghiên cứu để phân tích hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia trực tiếp trong
quá trình sản xuất, tiêu thụ và phương pháp phân tích kênh thị trường được sử dụng
nhằm xác định chi phí marketing (marketing cost), marketing biên tế (marketing
margin) lợi nhuận marketing.
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA (Cost Benefit Analysis): Phương
pháp này thường được sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất. Trong đề
tài này CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất măng cụt bao gồm các chi
phí và doanh thu từ việc trồng măng cụt chẳng hạn như: Chi phí làm đất, chi phí
giống, chi phí phân bón, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí thuê lao động


-6-


và hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ (phân phối) bao gồm hộ nông hộ, thương lái và chủ vựa, người bán lẻ. Từ đó
tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc sản xuất, nếu lợi ích tiêu thụ lớn hơn chi phí
bỏ ra thì khuyến khích nông hộ tiếp tục trồng và tiêu thụ măng cụt còn ngược lại thì
đề xuất giải pháp khắc phục để nâng cao lợi ích hay chuyển đổi sang một phương án
sản xuất khác thu được lợi ích cao hơn.
- Phương pháp phân tích kênh thị trường (Marketingchannel): Để xác định chi phí
marketing (marketing cost), marketing biên tế (marketing margin), lợi nhuận marketing.
Đối với mục tiêu 3 (Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản
phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè). Phân tích ma trận SWOT để hình thành các giải pháp
khả thi nhằm hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè.
Bảng 2: Ma trận SWOT
SWOT
S: Những điểm mạnh

O: Những cơ hội

T: Những nguy cơ

Liệt kê những cơ hội

Liệt kê các mối đe dọa

Các giải pháp SO

Các giải pháp ST


Sử dụng các điểm mạnh

Vượt qua các bất trắc bằng

mạnh

để tận dụng cơ hội

cách tận dụng các điểm mạnh

W: Những điểm yếu

Các giải pháp WO

Các giải pháp WT

Liệt kê những điểm

Liệt kê những điểm
yếu

Hạn chế các mặt yếu để Tối thiểu hoá những điểm yếu
lợi dụng các cơ hội

và tránh khỏi các mối đe dọa

(Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc, 2010)
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp các ý kiến khác nhau từ

các nông hộ, thương lái, chủ vựa và người bán lẻ nhằm xây dựng quy trình hoàn thiện
hơn cho kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh làm nền
tảng cho việc liên kết linh hoạt các hoạt động đáp ứng nhu cầu thị trường.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích thực trạng về hoạt động kênh phân phối sản phẩm măng cụt tại huyện
Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các kênh phân phối

-7-


hoạt động từ quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng mang
lại hiệu quả và lợi nhuận cao.
6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
6.1 Lược khảo các tài liệu về kênh phân phối
Mặc dù các nghiên cứu về kênh phân phối được thực hiện khá nhiều tại Việt
Nam, tuy nhiên các nghiên cứu về kênh phân phối măng cụt lại khá “hiếm hoi”, chưa
thực hiện nghiên cứu theo hướng tiếp cận theo chuỗi. Một số nghiên cứu về kênh
phân phối tại Việt Nam được trình bày sau đây:
Nguyễn Quốc Nghi và Lưu Thanh Đức Hải, 2009. “Phân tích tình hình sản xuất,
tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang”, phương
pháp xếp hạng được sử dụng trong nghiên cứu để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khóm. Mô hình hồi qui tuyến tính
được áp dụng để phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng
như lợi nhuận kinh tế của nông hộ. Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để
phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ từ đó đề xuất các giải pháp thiết
thực giúp nông hộ ở tỉnh Hậu Giang nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất khóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình tiêu thụ khóm trong vùng nghiên cứu được
đánh giá là khá dễ dàng, khó khăn lớn nhất của nông dân trồng khóm là thiếu vốn
đầu tư, còn sự thay đổi lợi nhuận kinh tế của nông hộ phụ thuộc các biến năng suất
sản phẩm khi thu hoạch và chi phí lao động.

Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Phương Dung, 2010. “Các giải pháp phát triển
ngành hàng bưởi Năm Roi Phú Hữu Hậu Giang”, đề tài sử dụng các phương pháp:
Thống kê mô tả, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và chiết khấu dòng tiền, CBA để
tính hiệu quả sản xuất của nông hộ, phương pháp phân tích thị trường (Marketing
channel) và phân tích phân biệt, mô hình Probit để xác định lợi nhuận của nông hộ
phụ thuộc vào yếu tố nào, cuối cùng là ma trận SWOT để đề xuất giải pháp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các hộ sản xuất bưởi Năm Roi Hậu Giang đạt hiệu quả cao về
mặt tài chính. Có sự khác biệt lớn về mặt sản xuất của mô hình chuyên canh hay xen
canh. Đa số hộ mở rộng sản xuất, việc họ quyết định sản xuất phụ thuộc vào yếu tố

-8-


tuổi chủ hộ và năng suất. Việc sản xuất bưởi hiện nay của nông dân gặp khó khăn về
sâu bệnh trên cây nhiều, chi phí sản xuất đầu vào cao nhưng chất lượng thấp. Giá bán
sản phẩm thấp khi đến vụ mùa, thiếu thông tin thị trường và thường bị ép giá. Mặt
khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lợi nhuận của hộ bị tác động bởi chi phí sản
xuất, mật độ, tập huấn, năng suất và chu kỳ sống cây. Đây là những yếu tố tác động
trực tiếp và góp phần quan trọng tạo nên lợi nhuận của nông hộ.
Lê Thị Thùy Linh, 2010. “Phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tỉnh
Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp”, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
mô tả và phân tích thực trạng phân phối tiêu thụ sản phẩm cam sành của nông hộ ở
Vĩnh Long và Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần các tác nhân trong
kênh phân phối đều gặp khó khăn nhất là thiếu vốn sản xuất, nguồn cung cấp thông
tin thị trường hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đáp ứng kịp. Kết quả phân tích hàm
phân biệt cho thấy lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào năng suất, giá bán, số lao
động gia đình, tập huấn, mật độ trồng, chu kỳ sống của cây cam sành là những yếu tố
tạo nên sự phân biệt lợi nhuận giữa các hộ trồng cam sành ở hai tỉnh Vĩnh Long và
Đồng Tháp. Nghiên cứu sử dụng ma trận SWOT nhằm hình thành các chiến lược thúc
đẩy việc tiêu thụ sản phẩm cam sành tại Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Nguyễn Hữu Phúc, 2010. “Phân tích kênh phân phối sản phẩm bưởi Năm Roi ở
tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Thống kê
mô tả, phân tích chi phí – lợi ích để tính hiệu quả sản xuất của nông hộ; phân tích phân
biệt để xác định sự khác biệt về lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào yếu tố nào;
phương pháp phân tích hồi quy tương quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nông hộ và phân tích ma trận SWOT để đề xuất giải pháp. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra, các hộ sản xuất nói chung đều đạt hiệu quả về mặt tài chính, doanh nghiệp
và thương lái là các tác nhân có lợi nhuận cao nhất trong kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi
ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ
như: Trình độ học vấn, diện tích canh tác, năng suất và giá bán trung bình hàng năm.
Vũ Thị Bảo Ngọc, 2012. “Phân tích kênh phân phối dâu Hạ Châu ở huyện Phong
Điền thành phố Cần Thơ”, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm phản ánh

-9-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Chi cục Thống kê huyện Cầu Kè (2015), Niên giám thống kê năm 2014 huyện
Cầu Kè.
[2]. Chương trình Nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (2003), Cơ sở lý thuyết và thực
tiễn phát triển nông thôn bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Công Giáo, Trần Quang Huy (2003), Giáo trình marketing nông
nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng và Huỳnh Văn Vũ (2006), Phân tích ngành
hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, Viện Nghiên Cứu Cây Ăn
Quả Miền Nam, Dự án Hỗ trợ Phát triển Chuỗi Giá trị cho rau quả Việt Nam.
[5]. Hội làm vườn huyện Cầu Kè (2015), Thống kê diện tích Vườn cây ăn trái huyện
Cầu Kè năm 2015.
[6]. Trần Tiến Khai (2011), Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến

Tre, Dự án DBRP Bến Tre.
[7]. Trần Tiến Khai (2011), “Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp”,
Tài liệu chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Niên khóa 2011-2013: bài
giảng số 18.
[8]. Lê Thị Thùy Linh (2010), Phân tích kênh phân phối sản phẩm cam sành tỉnh Vĩnh
Long và tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.
[9]. Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và
viết đề cương nghiên cứu, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[10]. Võ Thị Thanh Lộc (2010), “Chuỗi giá trị và nối kết thị trường”, Chương trình
hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO dự án ICRE - Sở Nông nghiệo & Phát triển
nông thôn tỉnh An Giang.
[11]. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Kỹ thuật trồng và thâm canh cây măng cụt, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

-78-


[12]. Mai Văn Nam, Nguyễn Thị Phương Dung (2010), “Các giải pháp phát triển
ngành hàng bưởi Năm Roi Phú Hữu Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học trường Đại
học Cần Thơ, (14), tr. 22-23.
[13]. Nguyễn Quốc Nghi, Lưu Thanh Đức Hải (2009), “Phân tích tình hình sản xuât,
tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất khóm ở tỉnh Hậu Giang”, Tạp
chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, (12), tr. 245-252.
[14]. Vũ Thị Bảo Ngọc (2012), Phân tích kênh phân phối dâu Hạ Châu ở huyện
Phong Điền thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường
Đại học Cần Thơ.
[15]. Lê Văn Gia Nhỏ (2012), Marketing nông nghiệp, Tài liệu tập huấn.
[16]. Nguyễn Ngọc Nông và cộng sự (2004), Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[17]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè (2013), Tình hình

sản xuất nông ngư nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013 và kế hoạch sản
xuất năm 2014.
[18]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè (2014), Tình hình
sản xuất nông ngư nghiệp và phát triển nông thôn năm 2014 và kế hoạch sản
xuất năm 2015.
[19]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè (2015), Tình hình
sản xuất nông ngư nghiệp và phát triển nông thôn năm 2015 và kế hoạch sản
xuất năm 2016.
[20]. Nguyễn Hữu Phúc (2010), Phân tích kênh phân phối sản phẩm bưởi Năm Roi
ở tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Cần Thơ.
[21]. Nguyễn Văn Tân (2014), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lớp
Sau Đại học ngành Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Trà Vinh.
[22]. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội,
Hà Nội.

-79-


[23]. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 133/QĐ-TTg, Quyết định về việc
ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 10 tháng 9 năm 2001.
[24]. Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
[25]. Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
[26]. Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Tiếng Anh
[27]. GTZ, (2007), Valuelinks manual, The methodology of value chain promotion.

Eschborn, Germany: Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ).
[28]. Kaplinsky (1999), Globalization and Unequalization: What can be learned
from value chain analysis, Journal of Development Studies, 37(2), pp. 117-146.
[29]. Kaplinsky and Morris (2001), A handbook for value chain research, The
Institute of Development Studies, University of Sussex. Brighton, United
Kingdom.

-80-



×