Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cây dù của bạn màu gì? - Những điều nhà trường không bao giờ dạy chúng ta về tìm việc (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.33 KB, 12 trang )

Cây dù của bạn màu gì? - Những điều nhà trường không
bao giờ dạy chúng ta về tìm việc (Phần 1)

Hãy nghĩ về điều này: bạn được trang bị tất cả những kỹ năng trên đời, đã
nghiên cứu công ty nọ không sót khâu nào, đã thực hành với những câu hỏi phỏng vấn
nhuyễn đến mức chỉ đưa ra những câu “từ đúng trở lên” và chắc chắn là người hoàn
hảo cho công việc. Ấy vậy mà vẫn xôi hỏng bỏng không chỉ vì … hơi thở của bạn hơi
có mùi. Hoặc vì một lý do vớ vẩn bé con con nào khác. Điều này cũng tựa như bạn
chuẩn bị sẵn sàng để đánh nhau với một con rồng thế mà lại bị chết trong tay một con
muỗi.
Đó là lý do tại sao các buổi phỏng vấn thường thất bại, và thất bại này diễn ra
trong hai phút đầu tiên. Bạn tin điều đó không?
Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cái con muỗi “độc” ấy bay vào trong 30 giây
đầu của cuộc phỏng vấn như thế nào mà để cái người có trách nhiệm phỏng vấn bạn
giật mình lẩm nhẩm, “Chà, mình hy vọng ngoài kia còn có những ứng viên khác tốt
hơn.”
SỰ THẬT VỀ "PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG"
Một cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một buổi
hẹn hò, và rất khác với
chuyện mua một chiếc xe cũ (bạn); trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng hai bên đều
cố đi đến quyết định họ có muốn dấn thêm những bước tiếp theo không.
Phỏng vấn không nên nghĩ như một cách để
tiếp thị (bản thân bạn), tức là “bán”
mình cho một người mua chưa thực sự muốn mua. Thật ra, phỏng vấn là một phần của
cuộc
nghiên cứu của bạn, tức là quá trình thu thập thông tin mà bạn tham dự vào hoặc
phải tham gia sâu trong suốt quá trình tìm việc.
Trong khi bạn ngồi đó với nhà tuyển dụng, câu hỏi mà bạn cố tìm ra là, “Liệu
mình có muốn làm việc ở đây hay không?” và qua cuộc phỏng vấn bạn sẽ tập hợp dữ
liệu để có câu trả lời. Chỉ đến khi bạn có được câu kết luận: “Phải, chính thế!” thì bạn
mới dồn hết tâm sức cho việc “bán” bản thân mình.


Phỏng vấn không nên hiểu như một bài test. Đó cũng là quá trình thu thập dữ
liệu đối với nhà tuyển dụng nữa. Họ vẫn phải cố gắng trả lời câu hỏi không biết bạn có
phải là người
thích hợp hay không. Thông qua buổi phỏng vấn họ trả lời cho những
câu hỏi: “Không biết người này có cần cho công việc ở đây không? Họ có kỹ năng,
kiến thức hoặc kinh nghiệm mà mình thực sự cần hay không? Họ có thái độ đúng đắn
với công việc hay không? Họ có hợp tác được với các nhân viên khác không?”
Phỏng vấn là cơ hội để bạn giới thiệu mình không phải với tư cách của một
người đi xin việc mà là một người của giải pháp. “Phỏng vấn ứng xử” là một cái gì rất
lớn với các tổ chức, doanh nghiệp trong thời buổi này. Rất có thể bạn sẽ làm việc cho
một công ty có hơn 250 nhân viên và đôi khi với những công ty nhỏ hơn. Nếu trong
một cuộc phỏng vấn chưa đủ thời lượng mà đưa ra một tuyên bố hơi có phần mơ hồ,
như: “
Tôi giỏi việc này" hoặc "Tôi thích hợp với việc kia” thì sẽ chẳng ăn thua, ngày
nay người ta cần bằng chứng, sự kiện và những ví dụ có thực trong những việc làm đã
qua của bạn, chứng minh rõ ràng rằng bạn chính là người mà họ đang mỏi mắt tìm
kiếm. Các nhà tuyển dụng ấy mà, họ rất ấn tượng với các ví dụ theo công thức “gấp
bốn” với những: Mục đích, Chướng ngại, Giải pháp và Những con số. Ví dụ, “đây là
nhiệm vụ mà chúng tôi cố gắng hoàn thành, đây là những chướng ngại trên con đường
của chúng tôi, đây là điều mà tôi đã làm để vượt qua những chướng ngại, đây là kết
quả thể hiện với những hình ảnh và các con số”. Làm như vậy, bạn sẽ chứng tỏ mình
là người mang đến giải pháp chứ không thuần túy là kẻ đi xin việc.
Điều này sẽ trở nên chắc chắn nếu bạn làm những bài tập mô tả trong phần sau
cuốn sách này ở chương 11. Nếu không bạn sẽ gặp rắc rối.
Phỏng vấn tuyển dụng sẽ được chuẩn bị một cách tốt nhất nếu bạn đi theo ba
bước sau:
1.
Nghiên cứu tổ chức, hoặc công ty trước khi vào làm. Để đạt
được điều này, ngay khi cuộc phỏng vấn diễn ra hãy hỏi xem họ có bất cứ văn
bản nào viết về công việc kinh doanh hoặc hoạt động của tổ chức/công ty

không, nếu có hãy yêu cầu họ cung cấp cho bạn một bản (nếu buổi phỏng vấn
không diễn ra ngay vào ngày hôm sau). Hãy vào website của công ty (nếu có và
đọc tất cả những gì được viết trong mục “Chúng tôi tự giới thiệu”. Và cũng có
thể hỏi những người quen xem họ có biết bất cứ ai làm việc ở đó không để bạn
có thể hẹn đi ăn trưa hoặc uống cà phê nhằm tìm hiểu những câu chuyện “từ
bên trong”. Tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng thích được mọi người yêu quý.
Nếu bạn vượt qua những khó khăn này và biết được nhiều về họ trong khả năng
có thể, họ sẽ cảm thấy được đề cao và cảm kích lắm lắm; bạn cứ tin tôi đi bởi vì
đa phần những người đi tìm việc không gặp khó khăn lắm trong chuyện này
đâu. Hầu hết mọi người chỉ đơn giản bước qua ngưỡng cửa một công ty mà
chẳng hiểu được bao nhiêu về nó. Một lần, nhà tuyển dụng của IBM hỏi một
sinh viên năm cuối của một trường đại học mà mình đang phỏng vấn, “IBM đại
diện cho cái gì?” Chàng sinh viên ngớ người ra và buổi phỏng vấn kết thúc.
2. Khi dàn xếp một buổi phỏng vấn, hãy định rõ khoảng thời
gian mà bạn cần. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên yêu cầu 20 phút và thực
hiện cam kết này một cách nghiêm túc. Trong suốt cuộc phỏng vấn hãy chú ý
đến thời gian, đừng nói quá khoảng thời gian “vàng” là 20 phút quy định, trừ
phi người tuyển dụng yêu cầu, tôi muốn nói khi người ta
tha thiết yêu cầu. Bao
giờ cũng nói một câu như thế này bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển
dụng, “Tôi đã nói mình cần khoảng 20 phút và tôi muốn tôn trọng thỏa thuận
của mình.”
3. Và phải nhớ rằng không phải chỉ có bạn hồi hộp lo sợ
trong lần phỏng vấn mà cả nhà tuyển dụng cũng vậy.
Phải, trước khi đến cuộc phỏng vấn luôn ghi nhớ trong đầu rằng cả người có
trách nhiệm tuyển bạn cũng toát mồ hôi đấy. Sao vậy? Bởi vì phỏng vấn tuyển dụng
không phải là cách thức đáng tin cậy để chọn nhân viên đâu. Trong một cuộc điều tra
được thực hiện mấy năm gần đây trong số những công ty hàng đầu ở Anh
1, người ta
phát hiện ra rằng, cơ hội cho các nhà tuyển dụng tìm ra được một ứng viên tốt qua

phỏng vấn tuyển dụng chỉ
cao hơn 3% so với việc bốc thăm. Một phát hiện còn khôi
hài hơn nữa, rằng nếu cuộc phỏng vấn này lại được thực hiện bởi người sếp trực tiếp
với ứng viên thì thành công lại còn thấp hơn, chỉ cao hơn 2% so với việc bốc thăm hú
họa. Và nữa, nếu cuộc phỏng vấn mà lại được thực hiện bởi người được gọi là chuyên
gia về nhân sự thì tỷ lệ này có thấp hơn 10% so với việc bạn rút thăm trúng thưởng
trong công ty.
“Cây dù của bạn màu gì? là cuốn cẩm nang không thể
thiếu trong hành trang tìm kiếm việc làm của các bạn trẻ –
những người đang tìm việc hoặc muốn thay đổi nghề nghiệp.
Cho đến nay, cuốn sách này đã được dịch ra 12 thứ tiếng trên
thế giới với hơn 10 triệu bản được bán ra tại nhiều quốc gia và
luôn đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trong
lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp trên Amazon.”
USA
Today

Không, tôi không biết làm cách nào mà họ đưa ra được những số liệu trên và
chắc chắn sẽ có những tiếng nói phản đối! Nhưng điều quan trọng là thông tin này nhất
quán với những gì mà tôi biết được về thế giới HR trong suốt 30 năm qua. Tôi đã quan
sát hiện tượng các chuyên gia tuyển dụng nhân sự hoặc tổ chức cán bộ đưa ra những
chọn lựa hết sức tồi tệ trong khi tuyển người cho chính văn phòng của mình và khi họ
buồn rầu mà thú nhận với tôi điều ấy một vài tháng sau đó, trong một bữa ăn trưa thì
tôi đã nói đùa rằng, “Nếu anh không tuyển đúng người đúng việc cho công ty anh thì
làm sao có thể chường mặt ra mà làm cái công việc tuyển dụng người cho những nơi
khác được?” Thế là với dáng bộ ủ ê, họ trả lời rằng, “Thì còn biết làm sao được, chúng
tôi đã tiến hành một cách rất khoa học.” Vì vậy để tôi nói cho các bạn đọc yêu quý của
tôi rằng, phỏng vấn tuyển dụng chẳng phải khoa học gì hết. Nó là một nghệ thuật và là
một nghệ thuật hết sức tù mù được thực hiện một cách kém cỏi bởi phần lớn những
người đang tập tành làm ông chủ, bất chấp kinh nghiệm, mục đích tốt đẹp và cả một xe

tải chất đầy “thiện chí” của họ.
Bản chất của phỏng vấn tuyển dụng không giống với cái vẻ ngoài của nó. Cứ
như thể, chỉ có một mình bạn ngồi đó sợ đến chết đi được cùng với một cá nhân khác
(ông chủ hoặc đại diện cho ông chủ) hết sức bình thản và tự tin.
Nhưng sự thật là cả hai phía đều có những nỗi lo sợ riêng. Chỉ có điều bên
tuyển dụng họ che giấu nỗi e ngại và sợ hãi của mình tốt hơn, vì họ được thực tập
nhiều hơn.
Nhưng mà họ, suy cho cùng cũng là con người như tất thảy chúng ta. Họ cũng
chẳng được sinh ra để làm việc này. Nó chỉ đến cùng với tất cả những nhiệm vụ khác
của họ. Và rất có thể họ biết tỏng đi rằng mình cũng chẳng giỏi khoản này nên cũng sợ
lắm lắm.
Nỗi sợ của họ có thể là bất cứ (hoặc tất cả) những điều sau đây:

×