Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Họ đu đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.05 KB, 6 trang )

I – GIỚI THIỆU
Họ Đu đủ (danh pháp khoa học: Caricaceae, đồng nghĩa: Papayaceae) là
một họ thực vật có hoa thuộc bộ Cải (Brassicales), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt
đới Trung, Nam Mỹ và châu Phi. Chúng là các loài cây bụi hay 1cây gỗ nhỏ thân
xốp và mập, thường xanh, tuổi thọ thấp, cao tới 5-10 m; nhiều loài có quả ăn được.
Cụm hoa mọc ở nách lá, kiểu xim(xiên) hoa. Lá hình chân vịt hay xẻ thùy, mọc so
le. Lá và quả xanh chứa nhựa mủ màu trắng. Quả mọng, lớn. Hạt có nội nhũ chứa
nhiều dầu.


Cụm hoa hình xim(xiên)
A – Xim(xiên) một ngả; B – Xim(xiên) hai ngả
II – PHÂN LOẠI
Họ Đu đủ chứa khoảng 4-6 chi và 34 loài:
• Chi Carica có 20-25 loài Carica papaya (Đu đủ), châu Mỹ (có thể bao gồm
hoặc tách riêng chi Vasconcellea có19-24 loài, nếu tách riêng thì chi Carica
chỉ còn 1 loài).
• Chi Cylicomorpha có 2 loài,phân bố ở châu Phi
• Jacaratia có 5 loài phân bboos ở châu Mỹ (có thể bao gồm cả Jarilla: 3 loài
và chi Pileus)
Chú ý: Tên gọi đu đủ cũng được dùng cho chi Asimina (8-9 loài thân gỗ) của họ
Annonaceae, nguồn gốc miền đông Bắc Mỹ, nhưng các loài cây trong chi này hoàn
toàn không có tại Việt Nam. Có điều dễ gây nhầm lần này là do một trong số các
tên gọi chung của chi này trong tiếng Anh là pawpaw, đôi khi cũng được sử dụng
cho chi Carica của họ Caricaceae (do bề ngoài của quả giữa các loài của hai chi
này khá giống nhau), và vì thế một số người đã dịch nó thành đu đủ. Nhưng chi
Asimina không có chút quan hệ họ hang gì với đu đủ cũng như họ đu đủ
III – VAI TRÒ
Họ đu đủ trong cuộc sống có rất nhiều vai trò quan trọng khác nhau đặc biệt
là đu đủ :
-Có vai trò trong y học :được dùng để làm thuốc


-Dùng Làm thực phẩm
-Trong kinh tế
IV – GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ CHI LỚN NHẤT VÀ CÓ NHIỀU VAI TRÒ
NHẤT CỦA HỌ ĐU ĐỦ

1_Giới thiệu
Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya), tiếng Trung gọi là mộc qua một
cây thuộc Họ Đu đủ (Caricaceae). Là cây song tử điệp Thân trụ, cao 8 - 10 m,
không phân nhánh trừ khi già cỗi, mang một chùm lá ở ngọn thân đày sẹo lá. Lá to,
mọc cách, không có lá kèm, cuống dài, rỗng, gân lá hình chân vịt, phiến chia 8 - 9
thuỳ sâu. Hoa vàng nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa thường đơn tính khác gốc
nhưng có khi tạp tính (cùng một gốc có cả hoa đực, cái và lưỡng tính). Quả mọng,
ruột rỗng, mang nhiều hạt. Cây có nhiều ống nhựa mủ chứa chất papain, có thể có
ancaloit là cacpain. Đu Đủ dễ trồng, ưa đất thoát nước, được trồng ở khắp nơi để
lấy quả ăn. Trồng 1 năm đã cho quả. Đu đủ là cây đa tính; các cây đực có hoa đực
và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái
thường tròn, khoảng rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ
hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không
phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc 3, có khi đến 9 - 10 lá noãn hợp lại
thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín
màu vàng da cam Là cây có nguồn gốc từ nam Mexico, Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ,
đu đủ ngày nay được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brazil, Ấn Độ, Nam
Phi, Sri Lanka , Philippines, Việt Nam.
2_Đặc tính sinh sản
Như đã nói ở trên ĐU ĐỦ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây
đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói
trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà
lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần
lớn do thời tiết gây ra tỉ như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì
khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục,

mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh. Hoa cái ở cây cái lớn hơn,
cuống rất ngắn, mọc rải rác hay hai ba hoa ở phần trên thân, sản xuất trái tròn, bầu
dục hay hình trái lê, vỏ xanh hay vàng khi trái chín. Cây đực lẽ dĩ nhiên là không có
trái. Trái của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn ở thị trường đa tính . Vì vậy, cần
lựa chọn cây cho trái với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp. con người
không thể nào lựa chọn được, nếu chỉ gieo hột lấy từ trái thụ phấn tự do. Trái lại,
con người có thể lựa chọn một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là lưỡng
tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc
tay (thụ phấn chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính nở. Những nghiên
cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng:
1) Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một
nửa sẽ là cây cái.
2) Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái,
một nửa sẽ là cây lưỡng tính.
3) Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì
cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính.
4) Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây
cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.
Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3) sẽ cho những cây con ra trái
nhiều nhất. Nếu không làm thụ phấn bằng tay, con người cũng có thể để lại vài cây
đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác đều thụ phấn và ra trái.
3/ một số loài đu đủ
-C. candamarcencis Hook (đu đủ núi)
-C. cundinamarcensis Linden.
-C. quercifolia Benth and Hook (đu đủ lá cây giẽ).
-C. chryso petala Heilb
-C. pentagona Heilb (đu đủ năm góc, còn có tên là Babacao, tái dài, không
hột, ruột vàng, mùi vị giống như dưa gang tây (melon).
-C. microcarpa Jacq (đu đủ nhỏ trái).
-C. cauliflora Jacq.

-C. gracilis Sohms.
-C. perythrocarpa Linden and André.
Công dụng của đu đủ
Đu đủ có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hang ngày
Trong y học đu đủ được dung làm nhiều loại thuốc như:
-Làm tan sạn thận, sạn mật
-Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên (chỉ 1 lần là khỏ)
-Trị bệnh trường phong hạ huyết
-Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
-Trục giun
-Lá trị ung thư
-Trị di,mộng,hượt tinh
-Trị ho gà.
-Trị rắn độc cắn
Ngoài ra thì trái đu đủ còn la một món ăn bổ dương do có chứa rất nhiều vitamin
Giá trị dinh dưỡng của đu đủ trong 100g chất quả:
Nước (%)................................ 88
Năng lượng (Calories).......... 43
Protein (%)............. ............. 0.6
Chất mỡ (%)......................... 0.1
Carbohydrates (%)................ 10
Sợi(%)................... % US RDI *
Vitamin A............................. 48
Vitamin B1.......................... 3.6
Vitamin B2.......................... 8.1
Niacin.................................. 2.2
Vitamic C.............................. 80
Calcium................................ 2.4
Phosphorus.......................... 1.6
Sắt.......................................... 3

Natri .......................................
Kali .........................................
* RDI. (Recommended Daily Intake): nhu cầu tiêu thụ trong một ngày
do FDA Mỹ đề xuất, thiết lập dựa trên nhu cầu trung bình của một nam
giới, cân nặng 70kg, mức năng lượng tiêu thụ 2.700kcal/ngày.
Như vậy về mặt dinh dưỡng, đu đủ là loại trái cây có đủ sắt (Fe) và
Calcium, khá giàu Vitamin A, B, G và rất giàu Vitamin C.
Chính vì vậy mà đu đủ còn có giá trị trong kinh tế
* RDI. (Recommended Daily Intake): nhu cầu tiêu thụ trong một ngày
do FDA Mỹ đề xuất, thiết lập dựa trên nhu cầu trung bình của một nam
giới, cân nặng 70kg, mức năng lượng tiêu thụ 2.700kcal/ngày.
Như vậy về mặt dinh dưỡng, đu đủ là loại trái cây có đủ sắt (Fe) và
Calcium, khá giàu Vitamin A, B, G và rất giàu Vitamin C.
Tuy là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng theo kinh
nghiệm dân gian đu đủ được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên "không
lành" và có tác dụng của một dược chất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×