Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.46 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 92-98
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00013

ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DINH DƯỠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ
TRỒNG Ở TÂY NGUYÊN
Vũ Văn Hiển
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Số liệu phân tích hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong phiến lá, cuống lá hoặc
trong nhựa ứa ra từ cổ rễ lúc cắt ngang thân cho ta biết nhu cầu dinh dưỡng của cây. Vì vậy,
chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá cà phê ở 5 giai đoạn sinh trưởng
phát triển khác nhau: Cà phê trồng mới, cà phê đang thời kì kinh doanh, cà phê già cỗi, cà phê tái
canh có triển vọng và cà phê tái canh phát triển kém tại các vùng trồng cà phê trong điểm ở Tây
Nguyên để có cơ sở khoa học phụ vụ cho việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời
gian kinh doanh và tái canh cây cà phê.
Từ khóa: Dinh dưỡng, cà phê, Tây Nguyên.

1. Mở đầu
Để xác định được nhu cầu của cây về thành phần và liều lượng phân bón theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển, người ta có thể căn cứ vào triệu chứng về hình thái:chiều cao cây, màu sắc lá đặc trưng xuất hiện trên cây khi bị thiếu nguyên tố cụ thể. Hình dạng bên ngoài của cây phản ánh quá trình
sinh hoá bên trong cây.Thiếu một nguyên tố dinh dưỡng nào đó đều có thể làm cho việc trao đổi chất ở
cây bị ngừng trệ. Do đó cấu tạo bên ngoài của lá, thân cũng như hình dạng, màu sắc của lá thay đổi.
Khi các triệu chứng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng đã biểu lộ ra ngoài thì trong cây đã rối loạn trao
đổi chất và các quá trình sinh trưởng, phát triển đã bị ảnh hưởng nhiều rồi. Tuy nhiên, chỉ dựa vào
hình dạng bên ngoài của cây để xác định xem cây có thiếu nguyên tố dinh dưỡng hay không đôi khi
cho kết quả không chính xác. Bởi vì có nhiều trường hợp tuy đã bón loại phân cây đang thiếu nhưng
vẫn xuất hiện triệu chứng cây thiếu nguyên tố đó. Nguyên nhân có thể là do cây không hút được hoặc
hút không đủ số lượng cần thiết do hiện tượng đối kháng ion. Hoặc phân bón đã bị rửa trôi hoặc
chuyển sang dạng không hoà tan cây không sử dụng được. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp đất chứa
quá nhiều chất cây không cần hoặc cần ít cũng có thể gây ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài của cây.


Vỡ vậy, trong thực tế người ta cũn căn cứ vào số liệu phân tích hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng
trong phiến lá, cuống lá hoặc trong nhựa ứa ra từ cổ rễ lúc cắt ngang thân để chẩn đoán nhu cầu dinh
dưỡng của cây.
Việc phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá để chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê
đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới như ở Brasil [1], Columbia [2], Costa Rica [3], Hawai
[4], Kenya [5]... và đã cho kết quả mong muốn.
Để có cơ sở khoa học phụ vụ cho việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời gian
kinh doanh và tái canh cây cà phê chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá cà
phê tại các vùng trồng cà phê trong điểm ở Tây Nguyên.

Ngày nhận bài: 11/12/2014. Ngày nhận đăng: 25/4/2015.
Tác giả liên lạc: Vũ Văn Hiển, địa chỉ e-mail:

92


Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây cà phê trồng ở Đắc Lắc và Gia Lai.
Nội dung nghiên cứu: Xác định hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn và B trong lá cà phê
tại vùng trồng cà phê trọng điểm ở Đắc Lắc và Gia Lai, qua đó đánh giá được mức độ bảo đảm dinh
dưỡng đại, trung và vi lượng của cây cà phê.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp lấy mẫu phân tích
Mẫu lá được lấy ở hai tỉnh Đăk Lắc và Gia Lai. Ở mỗi tỉnh chọn 3 địa điểm khác nhau để lấy
mẫu. Ở mỗi địa điểm chọn 5 lô cà phê có giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau:
Lô 1: Cà phê trồng mới

Lô 2: Cà phê đang thời kì kinh doanh (tốt và xấu)
Lô3 : Cà phê già cỗi
Lô 4: Cà phê tái canh có triển vọng
Lô 5: Cà phê tái canh phát triển kém
Mỗi lô chọn lấy 03 cây theo hình tam giác cân.
Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy ở các cành giữa tầng tán. Không lấy ở cành la, không lấy ở cành
vượt. Lấy mẫu ở các cành phơi ra ánh sáng, không lấy ở các cành bị che khuất ánh sáng. Lấy lá thứ 3
tính từ búp lá xuống, lấy đều ở các cành quanh tán cây.
Thời gian lấy mẫu: Mẫu lá được lấy vào tháng 4 năm 2013.
* Xử lí, bảo quản và phân tích mẫu
Mẫu lá được xử lí, bảo quản và phân tích tại Phòng phân tích Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông –Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Mức độ bảo đảm dinh dưỡng đại, trung và vi lượng trong lá cà phê được đánh giá theo thang
phân loại, đánh giá của Medcalfet et al. (1955) [1] Chaverri et al. (1957) [3], Cooil (1954) [4] và
Trương Hồng (2003) [6, 7].
* Phương pháp xử lí số liệu phân tích
Số liệu phân tích được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học dành cho các nghiên cứu trong
nông nghiệp [8].

2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Hàm lượng nitơ trong lá
Kết quả phân tích hàm lượng nitơ trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng nitơ (%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm

Trồng mới
2,81 - 3,85
3,26 ± 0,16
Cao
Thời kì
Tốt
2,53 - 2,97
2,75 ± 0,21
Trung bình
kinh doanh
Xấu
2,99 - 3,86
3,27 ± 0,14
Cao
Già
2,51 - 3,96
3,31 ± 0,22
Cao
Tái canh có triển vọng
3,05 - 3,86
3,36 ± 0,13
Cao
Tái canh phát triển kém
2,88 - 3,51
3,24 ± 0,09
Cao
Số liệu trong Bảng 1 cho thấy hàm lượng nitơ trong lá cà phê dao động từ 2,51% đến 3,96%.
Hàm lượng trung bình nitơ trong lá biến động từ giới hạn trung bình đến cao. Lô cà phê đang thời kì

93



Vũ Văn Hiển

kinh doanh - tốt, có hàm lượng nitơ trong lá ở giới hạn trung bình (2,5 - 3,0%). Các lô cà phê còn lại:
cà phê trồng mới, cà phê đang thời kì kinh doanh - xấu và lô cà phê tái canh có triển vọng và cà phê tái
canh phát triển kém có lượng nitơ tích lũy trong lá ở mức độ cao ( > 3,0%). So sánh hàm lượng nitơ
trong lá ở các lô cà phê khác nhau chúng tôi chỉ thấy có sự khác biệt về hàm lượng nitơ trong lá ở lô cà
phê trồng mới (3,26%) với lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt (2,75%); giữa lô cà phê kinh doanh xấu (3,27%) và kinh doanh tốt (2,75%); giữa lô cà phê tái canh có triển vọng (3,36%) và lô cà phê
đang thời kì kinh doanh - tốt (2,75%). Như vậy, các lô cà phê nghiên cứu đã được bảo đảm và bảo
đảm tốt dinh dưỡng đạm.
2.2.2. Hàm lượng photpho trong lá
Hàm lượng photpho trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Hàm lượng photpho(%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
0,23 - 0,31
0,29 ± 0,01
Cao
Thời kì
Tốt
0,13 - 0,28
0,21 ± 0,07
Cao

kinh doanh
Xấu
0,26 - 0,32
0,30 ± 0,01
Cao
Già
0,26 - 0,31
0,29 ± 0,01
Cao
Tái canh có triển vọng
0,28 - 0,33
0,30 ± 0,01
Cao
Tái canh phát triển kém
0,29 - 0,32
0,29 ± 0,01
Cao
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng photpho trong lá cà phê đa phần đều lớn hơn 0,15% (trừ
mẫu 18.3 lô cà phê đang thời kì kinh doanh – tốt có hàm lượng photpho 0,13%). Điều này chứng tỏ
lượng photpho tích lũy trong lá cà phê khá cao. Hàm lượng trung bình của photpho trong lá dao động
từ 0,21 ± 0,07 % (ở lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt) đến 0,30 ± 0,01 % (lô cà phê đang thời kì
kinh doanh – xấu và lô cà phê tái canh – có triển vọng). Không thấy có sự khác nhau đáng kể về hàm
lượng photpho trong lá ở các lô cà phê khác nhau. Như vậy, các lô cà phê nghiên cứu đã được bảo
đảm tốt về dinh dưỡng photpho.
2.2.3. Hàm lượng kali trong lá
Bảng 3 chỉ ra kết quả phân tích hàm lượng kali trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên.
Bảng 3. Hàm lượng kali(%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị

Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
2,63 - 3,16
3,26 ± 0,16
Cao
Thời kì
Tốt
1,50 - 2,40
1,90 ± 0,50
Trung bình
kinh doanh
Xấu
2,88 - 3,18
3,08 ± 0,05
Cao
Già
2,87 - 3,28
3,07 ± 0,08
Cao
Tái canh có triển vọng
2,77 - 3,23
3,10 ± 0,09
Cao
Tái canh phát triển kém
3,01 - 3,14
3,07 ± 0,02
Cao

Số liệu trong Bảng 3 cho thấy hàm kượng kali trong lá biến động từ giới hạn thấp (< 1,6%) đến
giới hạn cao (> 2,0%). Hàm lượng trung bình của kali trong lá ở các lô cà phê nghiên cứu dao động từ
1,90 ± 0,50 % (lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt) đến 3,26 ± 0,16% (lô cà phê trồng mới). Trong
các lô cà phê nghiên cứu chỉ có duy nhất lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt có hàm lượng kali

94


Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên

trong lá ở mức độ trung bình (1,90 ± 0,50 %). Các lô cà phê còn lại có hàm lượng kali trong lá ở mức
cao (> 2,0%). Như vậy,cà phê trồng ở Tây Nguyên đã được bảo đảm dinh dưỡng kali.
2.2.4. Hàm lượng canxi trong lá
Bảng 4 trình bày kết quả phân tích hàm lượng canxi trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên.
Bảng 4. Hàm lượng canxi (%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
1,25 - 1,42
1,34 ± 0,03
Trung bình
Thời kì
Tốt
0,90 - 1,27
1,09 ± 0,18

Trung bình
kinh doanh
Xấu
1,09 - 1,39
1,24 ± 0,06
Trung bình
Già
1,11 - 1,31
1,12 ± 0,02
Trung bình
Tái canh có triển vọng
0,91 - 1,55
1,33 ± 0,09
Trung bình
Tái canh phát triển kém
1,28 - 1,54
1,41 ± 0,04
Trung bình
Số liệu trong Bảng 4 cho thấy hàm lượng canxi trong tất cả các mẫu phân tích đều không vượt
quá 1,6%. Điều này chứng tỏ hàm lượng canxi trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên nằm trong giới hạn
thấp (< 1,1%) và trung bình (< 1,6 %). Hàm lượng trung bình của canxi trong lá cà phê dao động từ
1,09 ± 0,18 % đến 1,41 ± 0,04%. Hàm lượng canxi trong lá ở tất cả các lô cà phê nghiên cứu đều ở
mức trung bình (1,1 - 1,6%). Kết quả phân tích đất cho thấy đất trồng cà phê ở Tây Nguyên nghèo
canxi, nhưng lượng canxi tích lũy trong lá cà phê lại ở mức trung bình. Đây có vẻ như có nghịch lí?
Hiện tượng này có thể giải thích là lượng canxi tích lũy trong lá một phần có nguồn gốc từ đất, một
phần có nguồn gốc từ phân bón, đặc biệt là phân lân. Trong thành phần của phân lân có chứa lượng
lớn canxi [(Ca(H2PO4)2]. Khi bón phân lân cho đất tức là ta đã bổ sung vào đất một lượng canxi nào
đó. Lượng canxi này đã xâm nhập và tích lũy trong lá cà phê. Như vậy, cà phê trồng ở Tây Nguyên đã
được bảo đảm về dinh dưỡng canxi.
2.2.5. Hàm lượng magie trong lá

Kết quả phân về hàm lượng magie trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5. Hàm lượng magie(%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
0,58 - 0,78
0,68 ± 0,03
Cao
Thời kì
Tốt
0,27 - 0,45
0,36 ± 0,09
Cao
kinh doanh
Xấu
0,45 - 0,58
0,52 ± 0,02
Cao
Già
0,46 - 0,64
0,57 ± 0,03
Cao
Tái canh có triển vọng
0,41 - 0,76
0,62 ± 0,05

Cao
Tái canh phát triển kém
0,58 - 0,79
0,72 ± 0,03
Cao
Hàm lượng magie trong lá cà phê thay đổi từ 0,27% (lô cà phê đang thời kì kinh doanh- tốt ) đến
0,79% (lô cà phê tái canh phát triển kém). Hàm lượng trung bình của magie trong lá cà phê ở tất cả các
lô cà phê nghiên cứu đều vượt giới hạn cao (> 0,35%). Hàm lượng magie trong lá cao nhất ở lô cà phê
tái canh phát triển kém (0,72 ± 0,03), tiếp đến là lô cà phê trồng mới (0,68 ± 0,03) và lô cà phê tái
canh có triển vọng (0,62 ± 0,05) . Hàm lượng magie trong lá thấp nhất thu được ở lô cà phê đang thời
kì kinh doanh - tốt (0,36 ± 0,09). Sự sai khác về hàm lượng magie trong lá cà phê ở lô cà phê đang
thời kì kinh doanh - tốt với hàm lượng magie trong lá ở lô cà phê tái canh phát triển kém, lô cà phê tái

95


Vũ Văn Hiển

canh tốt và lô cà phê trồng mới có ý nghĩa thống kê. Như vậy, cà phê trồng ở Tây Nguyên đã được bảo
đảm tốt về dinh dưỡng magie.
2.2.6. Hàm lượng lưu huỳnh trong lá
Hàm lượng lưu huỳnh trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 6.
Bảng 6. Hàm lượng lưu huỳnh (%) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm

Trồng mới
0,02 – 0,10
0,05 ± 0,01
Rất thấp
Thời kì
Tốt
0,08 – 0,14
0,11 ± 0,03
Thấp
kinh doanh
Xấu
0,03 – 0,08
0,05 ± 0,01
Rất thấp
Già
0,03 – 0,07
0,04 ± 0,01
Rất thấp
Tái canh có triển vọng
0,03 – 0,06
0,04 ± 0,01
Rất thấp
Tái canh phát triển kém
0,02 – 0,05
0,04 ± 0,01
Rất thấp
Số liệu trong Bảng 6 cho thấy hàm lượng lưu huỳnh trong lá dao động trong phạm vi rộng, từ giới
hạn rất thấp (thiếu) (< 0,06 %) đến giới hạn trung bình (< 0,19%). Hàm lượng trung bình lưu huỳnh
trong lá biến động từ 0,04± 0,01% ( lô cà phê già và các lô cà phê tái canh) đến 0,11 ± 0,03 %) (lô cà
phê đang thời kì kinh doanh - tốt). Số liệu trong bảng còn cho thấy hàm lượng trung bình của lưu

huỳnh trong lá ở lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt nằm trong giới hạn thấp (0,11 ± 0,03%). Các
lô cà phê còn lại có hàm lượng lưu huỳnh trong lá rất thấp. So sánh hàm lượng lưu huỳnh trong lá ở
các lô cà phê khác nhau chúng tôi thấy hàm lượng lưu huỳnh trong lá cà phê ở lô cà phê đang thời kì
kinh doanh - tốt cao hơn hàm lượng lưu huỳnh trong lá ở lô cà phê già, lô cà phê tái canh có triển vọng
và cà phê tái canh phát triển kém. Kết luận này có độ tin cậy 95%. Như vậy, cây cà phê trồng ở Tây
Nguyên rất thiếu dinh dưỡng lưu huỳnh.
2.2.7. Dinh dưỡng mangan trong lá
Bảng 7 trình bày kết quả nghiên cứu hàm lượng mangan trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên.
Bảng 7. Hàm lượng mangan(ppm) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
149,0 – 382,7
243,2 ± 2,9
Cao
Thời kì
Tốt
80,8 – 113,7
97,1 ±16,3
Trung bình
kinh doanh
Xấu
179,3 – 213,7
202,3 ±5,8
Cao

Già
167,6 – 297,2
222,9 ±20,4
Cao
Tái canh có triển vọng
164,2 – 275,2
206,9 ±17,4
Cao
Tái canh phát triển kém

130,4 – 268,1

202,2 ± 18,6

Cao

Lượng mangan trong lá biến động trong phạm vi rất rộng, từ 80,8 ppm (mẫu 18.3 lô cà phê đang
thời kì kinh doanh - tốt) đến 382,7 ppm (mẫu 20.3 lô cà phê trồng mới). Hàm lượng trung bình của
mangan trong lá thay đổi từ 97,1 ± 16,3 ppm đến 243,2 ± 2,9 ppm. Trong các lô cà phê nghiên cứu chỉ
có lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt có hàm lượng mangan trong lá ở mức trung bình (97,1 ±
16,3), các lô cà phê còn lại có hàm lượng mangan trong lá ở mức độ cao. Lô cà phê trồng mới có hàm
lượng mangan trong lá cao nhất (243,2 ± 2,9). Tuy nhiên, hàm lượng này (243,2 ± 2,9 ppm), của
mangan vẫn chưa đạt đến ngưỡng gây độc cho cây cà phê (ngưỡng gây độc 500 ppm) [2-4].

96


Đánh giá trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê trồng ở Tây Nguyên

So sánh hàm lượng mangan trong lá cà phê ở các lô khác nhau chúng tôi thấy hàm lượng mangan

trong lá ở lô cà phê trồng mới (243,2 ± 2,9 ppm) lớn hơn hàm lượng mangan trong lá cà phê trong lá ở
lô cà phê đang thời kì kinh doanh - tốt (97,1 ±1 6,3ppm ) và lô cà phê đang thời kì kinh doanh- xấu
(202,3 ± 5,8 ppm). Hàm lượng mangan trong lá ở lô cà phê già (222,9 ± 20,4 ppm), lô cà phê tái canh
tốt (206,9 ± 17,4 ppm) lớn hơn hàm lượng mangan trong lá cà phê trong lá ở lô cà phê đang thời kì
kinh doanh- tốt (97,1 ± 16,3 ppm ). Như vậy, dinh dưỡng mangan của cà phê trồng ở Tây Nguyên, về
cơ bản đã được bảo đảm tốt.
2.2.8. Hàm lượng kẽm trong lá
Hàm lượng kẽm trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên được trình bày trong Bảng 8.
Bảng 8. Hàm lượng kẽm(ppm) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
13,4 - 20,1
16,8 ± 0,9
Trung bình
Thời kì
Tốt
11,6 - 64,4
38,0 ± 26,2
Trung bình
kinh doanh
Xấu
17,8 - 19,7
18,4 ± 0,3
Trung bình

Già
15,3 - 20,0
18,1 ± 0,7
Trung bình
Tái canh có triển vọng
10,2 - 19,3
16,5 ± 1,3
Trung bình
Tái canh phát triển kém
14,1 - 18,4
16,7 ± 0,7
Trung bình
Số liệu trong Bảng 8 cho thấy hàm lượng kẽm trong lá cà phê dao động từ 11,6 ppm đến 64,4
ppm. Hàm lượng trung bình của kẽm trong lá cà phê biến động trong giới hạn trung bình (< 50 ppm).
Hàm lượng kẽm trong lá cà phê ở lô cà phê đang thời kì kinh doanh-tốt có giá trị cao nhất (38,0 ± 26,2
ppm) và cao hơn hàm lượng kẽm trong lá cà phê ở các lô cà phê còn lại. Kết luận này có độ tin cậy
95%. Như vậy, về cơ bản cà phê trồng ở Tây Nguyên đã được bảo đảm dinh dưỡng kẽm.
2.2.9. Hàm lượng bo trong lá
Bảng 9 trình bày kết quả phân tích hàm lượng bo trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên.
Bảng 9. Hàm lượng bo (ppm) trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên
Lô cà phê
Khoảng
Giá trị
Mức
biến động
trung bình
bảo đảm
Trồng mới
5,4 - 9,2
7,4 ± 0,6

Rất thấp
Thời kì
Tốt
2,0 - 14,6
8,3 ± 6,3
Rất thấp
kinh doanh
Xấu
5,9 - 10,7
8,4 ± 0,7
Rất thấp
Già
2,0 - 9,6
6,8 ± 1,1
Rất thấp
Tái canh có triển vọng
5,3 - 12,2
8,4 ± 1,1
Rất thấp
Tái canh phát triển kém
3,9 - 10,7
7,6 ± 1,1
Rất thấp
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng bo trong lá cà phê trồng ở Tây Nguyên đều nằm trong giới
hạn rất thấp (< 25 ppm). Hàm lượng trung bình của bo trong lá ở các lô cà phê nghiên cứu dao động từ
6,8 ± 1,1 ppm đến 8,4 ± 0,7 ppm. Theo chỉ tiêu đanh giá của đánh giá của Medcalfet et al. (1955) [1],
Chaverri et al. (1957) [3], Cooil (1954) [4] và Trương Hồng (2003) [7], khi hàm lượng bo trong lá <
25 ppm cây cà phê có dấu hiệu thiếu bo. Khi so sánh hàm lượng bo trong lá ở các lô cà phê nghiên cứu
chúng tôi thấy sự chênh lệch về hàm lượng bo trong lá không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, cây cà
phê trồng ở Tây Nguyên chưa được bảo đảm dinh dưỡng bo (thiếu dinh dưỡng bo).


97


Vũ Văn Hiển

3. Kết luận
1-Cây cà phê trồng ở Tây Nguyên đã được bảo đảm và bảo đảm tốt dinh dưỡng đạm, lân, kali,
magie và mangan.
2- Cây cà phê trồng ở Tây Nguyên, về cơ bản đã đủ dinh dưỡng canxi và kẽm.
3-Cây cà phê trồng ở Tây Nguyên chưa được bảo đảm (chưa đủ) dinh dưỡng lưu huỳnh và bo (rất
thiếu lưu huỳnh và bo).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

[6]
[7]

Medcaf J. C., Lott W. L.,Teeter P. B. and Quinn L. R, 1955. Expremental programs in
Brazil. Bull IBEC Res. Inst.6, pp. 5-59, (Brazil).
Machado A. S, 1956. Los fertilizantes para en cafeto y el diagnostico foliar. Bol. Inform.
Centro Nac. Invest. Cafe 7,76, p. 123- 36, (Colombia).
Chaverri G.R., Bornemisza E.S. and Chaves F.S., 1957. Resultados del analisis foliar del
cefeto en Costa Rica. Stica San Jose. Costa Rica Informacion Tecnica No. 3, (Costa Rica).
Cooil B. J, 1954. Leaf composition in relation to growth anh yield of cofee in Kona. Cofee
Inf. Exchange, Kona Hawai.

Muler L., 1959. La aplicacion del diagnostico foliar en el cafeto (Coffea arabica L.) para
una mejor fertilizacion. Turrialba, Rev. Interam. Ciencias Agr. 9,4, pp. 110 - 122, Trương
Hồng, Đào Hữu Hiền, Nguyễn Quốc Tín và nnk, 2000. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất và
lá cà phê các vườn năng suất cao ở Đắc Lắc. Khoa học Đất, số 13, tr. 31-36.
Trương Hồng, 2003. Sinh lí dinh dưỡng cây cà phê. Dacusta. org.vn. Liên hiệp Hội Khoa
học và Kĩ thuật Đắc Lắc.
Gomez K. A., Gomez A. A., 1986. Statistical procedures for agricultural research. John
Wiley and sons, New York, p. 1680.
ABSTRACT
An evaluation of the nutrient situation of coffee cultivated in Tay Nguyen

In order to evaluate the macro-, meso- and micronutrient situation of coffee cultivated in Tay
Nguyen, foliar analyses were caried out. Leaf samples were taken in plantations with different stages
of growth and development: newly planted coffee, trading period coffee, old coffee, promising
replanting coffee and poor development replanting coffee. The analytical results showed that he
coffee culvated in Tay Nguyen is well-supplied with nitrogen, phosphorus, potassium, magnesium and
manganese; coffee culvated in Tay Nguyen is relatively well- supplied with calcium and zinc; and
coffee culvated in Tay Nguyen has a serious sulfur and boron deficiency.
Keyword: Nutrients, coffee, Tay Nguyen.

98



×