Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng cà phê trên địa bàn huyện ia grai, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.61 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả
năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán
bộ môi trường chuyên nghiệp.
Để có thể hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường
HN, quý thầy cô khoa Môi trường – Trường ĐH Tài Nguyên Môi trường Hà
Nội đã tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức cần thiết, bổ ích để em
có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và thực tập của mình.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Phòng Phân tích Tích Đất Và Môi
Trường thuộc Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi để em được tìm hiều và thực tập tại Cơ quan.
Em xin gửi lời càm ơn chân thành đến Cô Trịnh Thị Thủy đã trực tiếp
hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập
cũng như trong thời gian thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Tống Thị Thanh Thủy cùng
toàn thể tập thể cán bộ, nhân viên của Phòng Phân tích Tích Đất Và Môi
Trường thuộc Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Hà Nội đã cùng
đồng hành và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt thời gian
học tập và làm việc ở Cơ Quan.
Em Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Hòa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hàm lượng
dinh dưỡng của đất trồng cà phê trên địa bàn Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai”
là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Th.s Tống Thị Thanh Thủy-Phòng
phân tích Đất và Môi trường-Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội
và Th.S Trịnh Thị Thủy, Giảng viên khoa Môi Trường-Trường Đại học Tài


nguyên và Môi trường Hà Nội. Các tài liệu, số liệu, kết quả trong đồ án là do
tôi thực hiện trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tại Phòng phân tích
Đất và Môi trường-Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày
trong đồ án này.
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Sinh viên
Đỗ Thị Thanh Hòa
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
Kế thừa các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở huyện Ia Grai của Phòng phân tích Đất và
Môi Trường - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội (mẫu đất được lấy từ tháng
02/2015) 10
Các vị trí lấy mẫu được mô tả ở bảng 1.2. Mỗi vị trí lấy ở hai độ sâu: 10
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
Kế thừa các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở huyện Ia Grai của Phòng phân tích Đất và
Môi Trường - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội (mẫu đất được lấy từ tháng
02/2015) 10
Các vị trí lấy mẫu được mô tả ở bảng 1.2. Mỗi vị trí lấy ở hai độ sâu: 10

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
Kế thừa các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở huyện Ia Grai của Phòng phân tích Đất và
Môi Trường - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội (mẫu đất được lấy từ tháng
02/2015) 10
Các vị trí lấy mẫu được mô tả ở bảng 1.2. Mỗi vị trí lấy ở hai độ sâu: 10
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 1
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần dần
khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông
nghiệp của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Được xác định là một trong những
cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngành cà phê đã
tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định
cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền
núi, trong đó có một phần là đồng bào dân tộc và đóng góp một tỷ trọng
không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của đất nước.

Hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây
trồng được thay thế và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây cà phê
là cây trồng khó có thể bị thay thế được, đời sống nhân dân phụ thuộc rất
nhiều vào cây cà phê mặc dù có nhưng biến đổi của thị trường, đất đai, khí
hậu, đã làm ảnh hưởng đến năng suất và giá cả. Việc phát triển nâng cao năng
suất, chất lượng cà phê là yếu tố quyết định tạo thêm thu nhập cho các hộ ổn
định đời sống cũng như việc làm giàu là xu hướng tất yếu từng địa phương
cũng như từng hộ dân đang thực hiện và đã đạt được nhiều thành tựu trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Huyện Ia Grai – một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, có
truyền thống trồng cà phê lâu đời và được xem là thủ phủ của cây cà phê vối.
Theo số liệu thống kê được, Tỉnh Gia Lai là tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ 3
của cả nước với 77627ha với sản lượng là 151771 tấn/năm, trong đó huyện Ia
Grai với diện tích là 21343ha đạt sản lượng là 41728 tấn/năm. Tuy nhiên,
dưới sự phát triển của kinh tế xã hội, chất lượng đất và môi trường đất nông
nghiệp trên cả nước cũng như Huyện Ia Grai đang bị đe dọa do nhiều nguyên
2
nhân khác nhau đặc biệt phải kể đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khai
thác sử dụng đất bất hợp lý của con người. Chính vì những yếu tố đó nên em
đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng cà phê
trên địa bàn Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng cà phê trên địa bàn
huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Từ đó, đề xuất một số biện pháp sử dụng và cải
thiện đất trồng cà phê để nâng cao hiệu quả về năng suất và chất lượng cà phê
trên địa bàn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vị trí tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội và hiện trạng sử
dụng đất trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng (pH, thành phần cơ giới, nitơ tổng số,

photpho tổng số, photpho dễ tiêu, kali tổng số, kali dễ tiêu, một số nguyên tố
vi lượng) trong đất trồng cà phê tại một số nông trường trồng cà phê trên địa
bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng và cải thiện đất trồng cà phê hiệu
quả.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về huyện Ia Grai
1.1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Ia Grai là một huyện miền núi biên giới, nằm về phía Tây của tỉnh Gia
Lai trên cao nguyên bazan Pleiku, có tọa độ địa lý từ 107
0
27’30’’ đến
108
0
01’19’’ kinh độ đông, và từ 13
0
50’19’’ đến 14
0
08’14’’ vĩ độ bắc. Huyện
có diện tích tự nhiên là 1.157,3Km
2
.
Ranh giới tiếp giáp của huyện như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Pleiku và huyện Chư Prông
- Phía Tây giáp huyện Sa Thầy và tỉnh Natarakiri (Campuchia)
- Phía Nam giáp huyện Đức Cơ
- Phía Bắc giáp huyện Chư Păh
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Ia Grai

ĐỨC CƠ
CHƯ PRÔNG
SA THẦY
NATARAKIRI
CHƯ PĂH
4
 Địa hình
Ia Grai nằm ở phía Tây cao nguyên đất đỏ Pleiku, tiếp giáp với vùng núi
thấp Nam Sa Thầy ở phía Tây Bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới
Campuchia ở phía Tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông
Ia Grai và sông Sê San. Địa hình chung: thoải dần từ Đông sang Tây, trong
phạm vi ranh giới Ia Grai có hai dạng địa hình chính là: địa hình cao nguyên
phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của huyện, chiếm 55,8% tổng diện
tích tự nhiên, Địa hình đồi núi thấp phân bố ở phía Bắc và Tây Nam huyện,
chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên.
 Khí hậu
Ia Grai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, được phân
làm hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Nơi rất ít chịu tác động của bão
hay sương muối.
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5-6 đến tháng 10-11, mùa này tập trung
đến 80-90% lượng mưa trong năm, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9
với cường độ lớn nên thường gây xói lở đất và lũ quét ven sông suối. Đây là
mùa mà cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11-12 đến tháng 4-5 năm sau. Do đặc điểm
địa hình cao chắn gió nên làm cho huyện Ia Grai có mùa khô hạn kéo
dài.Mùa khô là mùa thu hoạch cà phê, nắng nhiều thuận lợi cho việc phơi sấy
sản phẩm, thích hợp với đặc điểm ngừng sinh trưởng để cây cà phê phân hóa
mầm non và cây cao su thay lá, bắt đầu một chu kì sinh trưởng mới.
- Nhiệt độ: Do huyện có độ cao địa hình đa dạng nên nhiệt độ cũng
giảm dần theo độ cao. Nhiệt độ trung bình từ 21-23

o
C.Nhiệt độ tối cao
40,8
o
C,nhiệt độ tối thấp 5,6
o
C. Biên độ nhiệt giữa hai mùa từ 5-6
o
C, giữa
ngày và đêm từ 13-15
o
C.
5
 Thủy văn
Hệ thống sông suối của huyện Ia Grai bắt nguồn và chảy trên sườn Tây
của cao nguyên Bazan Pleiku, có lượng mưa lớn, tầng thổ nhưỡng rất dày,
thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm nên nguồn nước khá dồi dào, địa hình
thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ, lấy nước bơm tưới cho cà
phê trên đỉnh đồi và tự chảy cho lúa nước trên địa hình thấp ven sông. Vùng
hạ lưu các sông suối dốc, nhiều ghềnh thác thuận lợi cho xây dựng các công
trình thủy điện nhỏ.
Nguồn nước ngầm ở Ia Grai có lưu lượng khá, chất lượng tốt, cần có kế
hoạch khai thác hợp lí bằng các công trình giếng khoan để lấy nước cung cấp
trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt.
 Tài nguyên đất
Huyện Ia Grai có 11 đơn vị đất, thuộc 4 nhóm chính là nhóm đất đỏ,
nhóm đất xám, nhóm đất Glây và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ia Grai là 115.730,4ha. Trong đó
chiếm phần lớn là diện tích đất nông nghiệp với 85.387,3ha, chiếm 76,08%.
Tiếp đó là đất phi nông nghiệp với diện tích 13.232,91ha, chiếm 11,79%. Và

còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích khá nhiều là 13.609,21ha, chiếm
12,13%.
 Tài nguyên rừng
Đất có rừng của Ia Grai hiện nay là 27.812,77 ha chiếm 24,78% tổng
diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng non, rừng nghèo. Rừng tự nhiên ở Ia Grai
chủ yếu là rừng gỗ thường xanh trên địa hình núi cao dốc và rừng thường
xanh xen nửa rụng lá trên địa hình thấp ít dốc, tổng trữ lượng gỗ rừng khoảng
2,08 triệu m
3
.
Trong rừng có nhiều động vật hoang dã có giá trị như: nai, lợn rừng,
nhím, kì đà… Với vùng có đặc trưng về địa hình, khí hậu như Ia Grai thì tài
nguyên rừng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ đất đai, tài nguyên
6
môi trường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ, bảo tồn nguồn gen
quý hiếm theo mục tiêu đa dạng sinh học tại tỉnh Gia Lai và cả nước.
 Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Ia Grai không nhiều, một số khoáng sản có ý
nghĩa kinh tế đối với huyện đang được khai thác như sau:
- Đá, cát, sỏi: Đá xây dựng bao gồm đá bazan và đá granít, phân bố ở các
núi độc lập và ven sông suối lớn, hiện nay tập trung khai thác ở Ia Dêr, Ia
Krái. Cát, sỏi phân bố ven sông Sê San, Ia Grai và các suối lớn.
- Sét gạch ngối: Phân bố ven suối Ia Blang, địa phận xã Ia Tô.
- Than bùn: Phân bố chủ yếu ở Ia Dêr, Ia Hrung.
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
 Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh, huyện Ia Grai đã
có những bước phát triển không ngừng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2008-2012 đạt 19,98%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2012 (theo giá
hiện hành) tăng 1,83 lần so với năm 2008, thu nhập bình quân đầu người là

14,5 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng năm 2008 là 39,86%-16,06%-44,08%,
năm 2012 là 44,09%-16,85%-39,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,xây
dựng và thương mại,dịch vụ.
 Dân số
Theo số liệu Niên giám thống kê, đến cuối năm 2012 dân số toàn huyện
là 91.726 người, mật độ dân số là 82 người/km
2
, tốc độ tăng dân số tự nhiên là
1,48%/năm, tăng cơ học (di dân tự do) là 0,37%. Trong đó người đồng bào
dân tộc thiểu số khoảng 47.789 người, chiếm 52,1% dân số, chủ yếu là người
Ja Rai, số còn lại là đồng bào Kinh từ các tỉnh thành trên cả nước đến xây
dựng vùng kinh tế mới và làm ăn sinh sống, phần lớn dân số sinh sống bằng
7
nghề nông (trên 80%).
 Lao động, việc làm
Đến hết năm 2012, số người trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là
46.890 người, trong đó số người có việc làm là 41.058 người chiếm 86%. Tỉ
lệ lao động được đào tạo 15,37%, tỉ lệ thời gian sử dụng lao động của lực
lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 87,5%, mỗi năm giải quyết được
trên 2000 việc làm mới cho người lao động.
Cơ cấu lao động đang làm việc của huyện năm 2012 như sau:
- Nông, lâm, thủy sản: 75,3%
- Công nghiệp, xây dựng: 7,7%
- Thương nghiệp, dịch vụ, các ngành khác: 17%
1.2 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Ia Grai.
Với điều kiện tự nhiên đa dạng và các điều kiện khí hậu khác nhau là
tiền đề cho việc phát sinh nhiều loại đất khác nhau. Huyện Ia Grai có 11 đơn
vị đất, thuộc 4 nhóm chính là:

- Nhóm đất đỏ : Với diện tích 80.318ha, chiếm 69,4% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố rộng khắp các xã, có tầng dày cao(100cm), độ phì tốt, phân bố
chủ yếu trên địa hình đồi liền rãi độ rốc 3 -8
o
. Loại đất này thích hợp cho
trồng cây cà phê lâu năm như cà phê, cao su.
- Nhóm đất xám : Với diện tích20.928, chiếm 18,15% tổng diện tích tự
nhiên, phân bố trên nhiều dạng địa hình, diện tích tập trung ở các xã miền núi.
Loại đất này thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp
- Nhóm đất Glây : Với diện tích 5.120ha chiếm 4,43% diện tích tự nhiên,
phân bổ rải rác tại các vùng thấp, thung lũng, khe suối. Nhóm đất này có đặc
tính là chua và ít chua, thích nghi trồng lúc nước nhưng cần dùng vôi để cải
tạo độ chua của đất.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá : Với diện tích 8.964ha, chiếm 7,78% diện
tích tự nhiên, phân bó ở hầu hết các xã trong huyện. Nhóm đất này nghèo
dinh dưỡng, tầng đất mỏng, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp
8
Trong những năm qua, quỹ đất phân theo mục đích sử dụng của huyện Ia
Grai luôn biến động theo hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp. Quỹ đất dùng
cho nông nghiệp luôn được mở rộng từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng của
các nguồn đất khác, chủ yếu từ đất lâm nghiệp và cải tạo đất chưa sử dụng.
Hình 1.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Ia Grai năm 2012
Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy quy mô và cơ cấu các loại đất của huyện Ia
Grai năm 2012 như sau: Diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,08% trong tổng
diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ
cao hơn đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Hiện nay đất chưa sử dụng
còn khá nhiều chiếm 12,13% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây
chính là tiềm năng cho việc hình thành các vùng cây lâm nghiệp có khả năng
thích ứng cao nhằm che phủ và cải tạo đất, chống xói mòn rửa trôi.
9

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ia Grai 2012
Đơn vị: Ha
Chỉ tiêu Ha Tỉ lệ (%)
Tổng số 112.229,42 100
*Đất nông nghiệp 85.387,3 76,08
- Đất sản xuất nông nghiệp 57.459,42 51,20
+ Đất trồng cây hàng năm 12.242,15 21,31
+ Đất trồng lúa 3.032,38 24,78
+ Đất cỏ dùng cho chăn nuôi 184,45 1,51
+ Đất trồng cây lâu năm 45.217,27 78,69
- Đất lâm nghiệp có rừng 27.812,77 24,78
+ Rừng sản xuất 20.010,76 71,85
+ Rừng phòng hộ 7.802,01 28,15
- Đất nuôi trồng thủy sản 115,11 0,1
*Đất phi nông nghiệp 13.232,91 11,79
- Đất ở 5.306,17 40,1
- Đất chuyên dùng 2.564,92 19,38
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 298,07 2,25
*Đất chưa sử dụng 13.609,21 12,13
Nguồn: “Niên giám thống kê Tỉnh Gia Lai 2012 “
10
Tóm lại, đất đai của huyện Ia Grai rất phong phú và đa dạng, thích hợp
cho việc hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất trồng các loại cây lâu
năm, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày cũng như dài ngày. Nếu làm
tốt công tác quy hoạch và thủy lợi thì sẽ góp phần vào việc khai thác tốt tiềm
năng đất đai , mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy quá trình
phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện.
1.3 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của

khu vực nghiên cứu từ niên giám thống kê của tỉnh Gia Lai năm 2012, các
cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Gia Lai và huyện Ia Grai, các tạp chí
bảo vệ môi trường…
Tham khảo các tài liệu về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cây cà phê và
cách bón phân, chăm sóc cây cà phê từ các tài liệu: “Cây cà phê Việt Nam”
và “Sổ tay hướng dẫn cải tạo dinh dưỡng đất trồng cà phê”.
1.3.2 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các mẫu đất nghiên cứu được lấy ở huyện Ia Grai của Phòng
phân tích Đất và Môi Trường - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà
Nội (mẫu đất được lấy từ tháng 02/2015).
Các vị trí lấy mẫu được mô tả ở bảng 1.2. Mỗi vị trí lấy ở hai độ sâu:
- Tầng 1: độ sâu 0-27cm.
- Tầng 2: độ sâu 27-100cm.
11
Bảng 1.2 Mô tả các vị trí lấy mẫu
ST
T
Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu
Mô tả vị trí lấy mẫu
X Y
1
Nông trường cà phê
Ia Sao, xã Ia Sao
IS01
IS01-T1
107
o
55’18’’ 14
o
3’44’’

IS01-T2
2
Nông trường cà phê
Ia Sao, xã Ia Sao
IS02
IS02-T1
107
o
55’21’’ 14
o
3’40’’
IS02-T2
3
Nông trường cà phê
Ia Sao, xã Ia Sao
IS03
IS03-T1
107
o
55’26’’ 14
o
3’26’’
IS03-T2
4
Nông trường cà phê
Ia Sao, xã Ia Sao
IS04
IS04-T1
107
o

55’33’’ 14
o
3’18’’
IS04-T2
5
Nông trường cà phê
Ia Sao, xã Ia Sao
IS05
IS05-T1
107
o
55’00’’ 14
o
3’18’’
IS05-T2
6
Nông trường cà phê
Ia Châm, xã Ia Tô
IS06
IS06-T1
107
o
44’41’’ 14
o
0’53’’
IS06-T2
7
Nông trường cà phê
Ia Châm, xã Ia Tô
IT07

IS07-T1
107
o
44’19’’ 14
o
0’20’’
IS07-T2
8
Nông trường cà phê
Ia Châm, xã Ia Tô
IT08
IS08-T1
107
o
44’24’’ 14
o
0’36’’
IS08-T2
9
Nông trường cà phê
Ia Châm, xã Ia Tô
IT09
IT09-T1
107
o
44’33’’ 14
o
0’42’’
IT09-T2
10

Nông trường cà phê
Ia Châm, xã Ia Tô
IT10
IT10-T1
107
o
44’38’’ 14
o
0’51’’
IT10-T2
12
1.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc các phương pháp
tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở cũng như các phương pháp nội bộ có thể
sử dụng nhưng cần phải được các cơ quan quản lý quan trắc môi trường phê
duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản.
Bảng 1.3 Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT Tên thông số
Tên/số hiệu phương pháp sử
dụng
1
pH
KCl
Máy pH meter
2
Thành phần cơ giới Phương pháp ống hút Robinson
3
Mùn Phương pháp chiurin
4
Nitơ tổng số Phương pháp kjendal

5
Photpho tổng số Phương pháp so màu
6
Photpho dễ tiêu Phương pháp oniani
7
Kali tổng số, kali dễ tiêu Phương pháp AAS
8
Một số nguyên tố vi lượng
(Cu, Zn)
Phương pháp AAS
Chú thích: Các phương pháp trên được tiến hành theo quy trình phân tích nội
bộ của phòng phân tích Đất và Môi Trường - Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp Hà Nội.
1.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm, sử dụng phần mềm tính toán
Microsoft excel để lập bảng tính toán và vẽ biểu đồ một cách dễ dàng.
13
Sau khi tính toàn được số liệu, sử dụng tiêu chuẩn phân cấp đồ phì của
đất trồng cà phê, thang đánh giá pH đất để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng
đất. Các thang đánh giá được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.4 Phân loại đất theo thành phân cơ giới
Loại
đất
Cấp hạt
Tên
% Trọng lượng
%Cát
2-0.02mm
%Thịt
0.02-

0.002mm
%Sét
0.002-
0.0002mm
Cát 1. Đất cát 85 – 100 0 – 5 0 – 15
Thịt 1. Đất cát pha 55 – 85 0 – 45 0 – 15
2. Đất thịt pha cát 40 – 54 30 – 45 0 – 15
3. Đất thịt nhẹ 0 – 55 45 – 100 0 – 15
Thịt
nặng
4. Đất thịt trung bình 55 – 85 0 – 30 15 – 25
5. Đất thịt nặng 30 – 55 20 – 45 15 – 25
6. Đất thịt pha sét 0 – 40 45 – 75 15 – 25
Sét 7. Đất sét pha cát 55 – 75 0 – 20 25 – 45
8. Đất sét pha thịt 0 – 30 45 – 75 25 – 45
9. Đất sét trung bình 10 – 15 0 – 45 25 – 45
10. Đất sét 0 – 55 0 – 55 45 – 65
11. Đất sét nặng 0 – 35 0 – 35 65 – 100
Nguồn:”FAO - UNESCO, 1993”
Bảng 1.5 Thang đánh giá độ chua pHKCl (*)
STT Đánh giá Phân cấp
1 Rất chua <4.0
2 Chua 4.0 – 5.0
3 Ít Chua > 5.0 – 6.0
4 Trung tính > 6.0 – 7.0
5 Kiềm yếu và kiềm > 7.0
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn phân cấp độ phì đất trồng cà phê (*)
Chỉ tiêu
Ngưỡng đánh giá
Giàu Khá

Trung
bình
Nghèo
Rất
Nghèo
14
Hữu cơ tổng số
(%)
>4.5 3.5-4.5 2.5-3.5 1.5-2.5 <1.5
Đạm tổng số (%)
>0.25
0.20-
0.25
0.15-0.2 0.10-0.15 <0.10
Lân dễ tiêu
(mg/100g)
>20 10-20 4-10 2-4 <2
Lân tổng số (%) >0.12 0.1-0.12 0.08-0.10 0.06-0.08 <0.06
Kali dễ tiêu
(mg/100g)
>25 20-25 15-20 10-15 <10
Kali tổng số (%) >2.5 2.0-2.5 1.5-2.0 1.0-1.5 <1.0
(*)Nguồn: Trích dẫn từ tài liệu “Cây cà phê Việt Nam” và “Nghiên cứu phân
hạng đất trồng cà phê” của Viện KHKT NLN Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên
cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên.
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
1.4 Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài
- Đối tượng thực hiện : Môi trường đất huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
- Phạm vi thực hiện: Chuyên đề được thực hiện tại Phòng phân tích đất
và môi trường-Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội.

1.5 Chuẩn bị mẫu đất
1.5.1 Phơi khô mẫu
Mẫu đất lấy về nhặt sạch sỏi đá, xác thực vật… sau đó dàn mỏng trên
giấy trắng sạch đã ghi sẵn kí hiệu mẫu rồi đặt lên bản gỗ phơi trong nhà (tránh
ánh nắng trực tiếp chiếu vào).
Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Trong thời
gian hong khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc vào loại đất và điều kiện
khí hậu. Thông thường đất cát sẽ chóng khô hơn đất sét.
15
1.5.2 Nghiền và rây mẫu:
- Lấy đất đã hong khô nhặt hết xác thực vật và các chất bẩn còn sót rồi
đập nhỏ.
- Cho đất vào cối sứ, nghiền đất sau đó rây qua các loại rây có kích thước
2mm, 1mm và 0,5mm. Đất sau khi rây qua từng loại đều được sử dụng cho
các phần phân tích tiếp theo.
- Cho mẫu đã rây vào túi nilon sạch có ghi sẵn kí hiệu của mẫu và buộc
chặt.
1.6 Phân tích trong phòng thí nghiệm
Tất cả các thông số được phân tích xác định tại Phòng phân tích đất và
môi trường-Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Hà Nội.
1.6.1 Xác định hệ số khô kiệt của đất (k)
a. Quy trình phân tích
- Chuẩn bị cốc nhôm sạch, có ghi kí hiệu đầy đủ. Sấy cốc ở 105
o
C trong
3 giờ đến khi khối lượng không đổi. Cho cốc vào bình hút ẩm (để hạ nhiệt độ
đến nhiệt độ phòng) trong 45’.
- Cân chính xác khối lượng cốc bằng cân phân tích (m
o
).

- Cân 10 – 15gam đất đã hong khô không khí và qua rây 1mm vào cốc
nhôm. Sau đó cân khối lượng cốc (m
1
)
- Đặt cốc nhôm vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 105
o
C trong 3 giờ đến khối
lượng không đổi. Sau khi lấy cốc ra cho ngay vào bình hút ẩm trong 45’. Cân
chính xác khối lượng cốc (m
2
)
Tất cả 20 mẫu đất đều xác định hệ số khô kiệt của đất khô không khí.
b. Tính kết quả:
Trong đó:
m
0
: khối lượng cốc (g)
m
1
: khối lượng cốc và đất trước khi sấy(g)
m
2
: khối lượng cốc và đất sau khi sấy (g)
16
1.6.2 Xác định pH
KCl
của đất bằng máy pH meter
a. Quy trình phân tích
- Chuẩn bị dung dịch huyền phù: Cân 20gram đất khô không khí đã qua
rây 1mm vào bình tam giác 100ml. Thêm 50ml dung dịch KCl 1N, lắc mạnh

trong 15 phút rồi để yên 20 giờ cho lắng trong.
- Hiệu chuẩn máy pH meter: Chuẩn hóa lại máy đo pH bằng dung dịch
KCl 1N. Điều chỉnh pH nằm trong khoảng từ 5,8-6. Nếu pH lớn hơn 6 thì
thêm vài giọt dung dịch HCl 10%. Nếu pH nhỏ hơn 5,8 thì điều chỉnh bằng
cách thêm vài giọt dung dịch KOH 10%.
- Đo pH mẫu: Trước khi đo lắc đều mẫu, sau đó chuẩn hóa pH máy. Tiến
hành đo pH mẫu bằng máy pH meter đã được hiệu chuẩn. Đọc giá trị pH sau
khi đạt tới trạng thái ổn định và ghi lại kết quả, lấy đến 2 số thập phân.
1.6.3 Xác định thành phần cấp hạt theo phương pháp ống hút Robinson
a. Quy trình phân tích
- Cân 20gram đất khô không khí qua rây 2mm vào bát sứ. Thêm 10ml
Na
4
P
2
O
7
10%, dùng chày cao su nghiền kĩ.
- Thêm nước cất vào cối nghiền và lần lượt chuyển hết toàn bộ mẫu đất
qua rây 0,2mm vào ống trụ dung tích 1l. Định mức bằng nước cất đến vạch.
Chuyển toàn bộ lượng cát thô được giữ lại trên rây vào cốc nhôm (đã được
rửa sạch và cân sẵn khối lượng). Sau đó đun cạn trên bếp điện và sấy ở nhiệt
độ 105
o
C đến khi trọng lượng ổn định, để nguội cốc trong bình hút ẩm đến
nhiệt độ phòng và cân khối lượng (M
ct
).
- Trước khi hút dung dịch huyền phù, tiến hành đo nhiệt độ phòng. Dựa
vào nhiệt độ phòng và độ sâu lấy mẫu ta xác định được thời gian lấy mẫu sau

khi khuấy. Sau đó khuấy đều dung dịch huyền phù trong ống trụ và hút các
cấp hạt bằng ống hút Robinson với dung tích 25ml ở độ sâu 10cm. Sau khi
hút, dịch huyền phù cho vào cốc nhôm. Cô cạn trên bếp cách thủy sau đó sấy
ở nhiệt độ 105
o
C đến khi trọng lượng ổn định và cân cốc khối lượng (M
Ls
).
- Sau 5 giờ 30 phút, dùng que khuấy đều mẫu. Tiến hành hút và cô cạn
huyền phù đất trong cốc nhôm như trên và cân khối lượng cốc (M
s
).
b. Tính kết quả
17
%Cát mịn = 100 − (%Cát thô + %Sét + %Limon)
18
Trong đó:
M
Ls
: khối lượng limon và sét xác định trong pipet (g).
M
s
: khối lượng sét xác định trong pipet (g).
V: thể tích của pipet (ml).
W: khối lượng mẫu đất (g).
M
ct
: khối lượng cát thô (g).
M
s

: khối lượng sét xác định trong pipet (g).
F: khối lượng thuốc thử làm tăng khối lượng cặn quy
về cho toàn bộ khối lượng mẫu cân (g).
1.6.4 Xác định các chất hữu cơ trong đất bằng phương pháp chiurin
a. Quy trình phân tích:
- Chuẩn hóa lại dung dịch muối Morh: Hút chính xác 10ml dung dịch
K
2
Cr
2
O
7
0,1N vào bình tam giác 100ml. Thêm 3 giọt chỉ thị axit
phenylanthranilic. Chuẩn độ bằng dung dịch muối Morh đến khi dung dịch
chuyển màu từ đỏ mận sang xanh lá mạ thì dừng. Lặp lại 3 lần.
- Phân tích mẫu đất: Cân chính xác 0,2gram đất qua rây 0,25mm. vào
bình tam giác 100ml. Thêm 2,5 ml dung dịch K
2
Cr
2
O
7
5% và 5ml H
2
SO
4
đặc.
Lắc nhẹ tránh đất bám lên thành bình. Cho thêm vài giọt chỉ thị axit
phenylanthranilic và chuẩn độ dung dịch bằng muối Morh đến khi dung dịch
chuyển từ màu đỏ mận sang màu xanh lá mạ, làm tương tự với mẫu trắng.

b. Tính kết quả:
Chất hữu cơ (%) =
Trong đó:
V
0
Thể tích muối Morh dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml)
V
1
Thể tích muối Morh dùng chuẩn độ mẫu đất (ml)
C
N
Nồng độ đương lượng của muối Morh. (N)
K Hệ số khô kiệt
W Khối lượng cân đất (g)
1,724 Hệ số chuyển đổi từ cacbon hữu cơ sang hàm lượng mùn
0,003 mili đương lượng gam của cacbon
19
1.6.5 Xác định Nitơ tổng số theo phương pháp Kjendal
a. Quy trình phân tích
 Phá mẫu:
- Cân 0,5g đất đã rây 0,25mm vào bình tam giác. Thêm 2,5ml K
2
Cr
2
O
7
10%, thêm 5ml dung dịch H
2
SO
4

đặc.
- Đậy bình bằng phễu, đun nhẹ trên bếp điện đến khi dung dịch có màu
xanh nhạt và có cặn trắng thì đun sôi tiếp 10’ để đuổi hết khói trắng. Để nguổi
rồi chuyển toàn bộ mẫu sang bình kenđan.
- Điều chỉnh lượng NaOH 40% thêm vào bình kenđan gấp 4 lần lượng
H
2
SO
4
đặc đã dùng đề phân hủy mẫu (căn cứ vào việc xuất hiện kết tửa đỏ nâu
để biết lượng NaOH cho vào đã đủ chưa) và tiến hành cất Nitơ.
 Cất Nitơ:
- Chuẩn bị dung dịch hấp thụ NH
3
: Lấy 5ml axit boric 3% cho vào bình
tam giác 250ml. Thêm 3 giọt chỉ thị màu hỗn hợp, lúc này dung dịch hấp thụ
sẽ có màu tím đỏ. Đầu ống sinh hàn phải ngập xuống dung dịch hấp thụ. Sau
đó tiến hành cất. Khi có NH
3
giải phóng ra, dung dịch axit boric biền dần sang
màu xanh.
- Cất đến khi thể tích lên đến khoảng 100ml.Dùng một ít nước cất rửa
qua ống sinh hàn. Lấy bình hấp thụ ra.
- Chuẩn độ: Dùng dung dịch H
2
SO
4
0,02N để chuẩn độ cho đến khi dung
dịch vừa chuyển sang màu tím đỏ thì dừng lại.
b. Tính kết quả

20
Trong đó:
C nồng độ đương lượng dung dịch H
2
SO
4
(N)
V
1
thể tích dung dịch chuẩn độ hết (ml)
W khối lượng mẫu đem phân tích (g)
0,014 là mili đương lượng gam của nitơ
1.6.6 Xác định photpho tổng số theo phương pháp so màu
a. Quy trình phân tích
 Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nống độ 0mg/l; 0,2mg/l; 0,4mg/l;
0,8mg/l; 1,2mg/l từ dung dịch chuẩn gốc. Thêm 4ml Na
2
SO
3
20%; 2,5ml
dung dịch hỗn hợp rồi định mức đến vạch. Để yên 10’ cho dung dịch phát
triển màu và tiến hành đo mật độ quang bằng thiết bị trắc quang Cintra 404 tại
bước sóng 880nm.
 Phân tích mẫu môi trường
- Cân chính xác 1gam đất đã qua rây 1mm vào bình tam giác, thêm vào
một ít nước cất cho mẫu đất hơi ẩm rồi cho vào 5ml H
2
SO
4

đậm đặc, lắc đều,
để yên 30’.
- Trước khi công phá cho thêm vào 4 giọt HClO
4
70%, lắc nhẹ theo vòng
tròn.
- Đậy bình bằng phễu nhỏ và đun trên bếp điện. Khi dung dịch bắt đầu
chuyển thành màu trắng thì tiếp tục đun sôi thêm 20 phút nữa.
- Để nguội, dùng nước cất rửa và chuyển dung dịch vào bình định mức
100ml, định mức đến vạch.( Dung dịch này dùng để xác định photpho tổng số
và kali tổng số.)
- Hút chính xác 1ml dung dịch sau khi phá hủy ở trên cho vào bình định
mức 25ml. Thêm 4ml dung dịch Na
2
SO
3
20% và 2,5ml dung dịch hỗn hợp rồi
định mức đến vạch.
- Lắc đều, để yên 10’ sau đó tiến hành đo mật đọ quang bằng thiết bị
trắc quang Cintra 404 trên phòng thí nghiệm.
b. Tính kết quả

×