MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10.
3.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần
dệt 10/10 trong thời gian tới
Kể từ sau cổ phần hóa, công ty đã luôn xác định được con đường phát triển của
mình, kinh doanh có hiệu quả. Từ chỗ doanh thu năm 1999 (trước khi cổ phần hóa)
chỉ đạt 35,4 tỷ VNĐ đến nay đã đạt được 248 tỷ VNĐ. Có thể thấy tiềm lực phát triển
của công ty là rất lớn. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đặt ra luôn được
hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Trong thời gian tới, để giữ vững được tốc độ
tăng trưởng như hiện nay, công ty đã đặt ra mục tiêu kinh doanh cụ thể.
3.1.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt 10/10 trong thời
gian tới.
- Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao năng lực sử dụng thiết bị hiện có.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chế thử sản phẩm, cải tiến và hoàn thiện hơn
nữa sản phẩm bẫy bắt côn trùng: TSE Fly N.G.U Trap, Biconical. Tiến tới đưa vào sản
xuất và xuất sang thị trường các nước Châu Á, Châu Phi.
- Kết hợp cùng với các chuyên gia nước ngoài đi sâu nghiên cứu công nghệ
tẩm màn hiệu quả lâu dài.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu về trình độ của cán bộ kỹ thuật để nắm bắt kịp thời
khoa học - kỹ thuật công nghệ.
- Giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng hơn nữa thị phần trong nước.
Chú trọng mở rộng mạng lưới phân phối tại các tỉnh phía Bắc. Đẩy mạnh phương
thức bán hàng trực tiếp, đặc biệt là tiến tới xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu
Phi mà không phải qua bạn hàng trung gian là Đan Mạch.
3.1.2. Kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong thời gian tới.
Xuất phát từ tiềm năng mở rộng thị trường và từ thực trạng công suất máy móc
thiết bị hiện nay, công ty đã có chủ trương đúng đắn và tầm nhìn chiến lược trong việc
đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của công ty. Đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là
một đòi hỏi thiết yếu và có vai trò quyết định trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển
bền vững của Công ty Cổ phần dệt 10/10, chính vì vậy để tiến hành đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị công ty tiến hành theo phương thức: Đầu tư trên cơ sở nâng cấp, cải
tạo, kế thừa và phát triển nền tảng công nghệ hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung có
trọng điểm vào một số loại máy móc chủ yếu theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch
đầu tư đổi mới được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 2003 đến năm 2005
Đầu tư mua sắm thêm 10 máy văng sấy. Các thiết bị này chủ yếu là do Hàn
Quốc và CHLB Đức sản xuất.
Mua mới thêm 10 máy dệt kim đan dọc nhãn hiệu Copcentra do CHLB Đức
sản xuất. Các thiết bị này làm việc tự động 100%.
Đầu tư thêm 3 máy mắc hiệu Global do Hàn Quốc sản xuất.
Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến hết năm 2008.
Tiến hành mua thêm 20.000 m2 đất ở Khu Công nghiệp Ninh Hiệp để tiến
hành sản xuất, giải quyết được tình trạng mặt bằng sản xuất phân tán, thiếu tập trung.
Đầu tư mua thêm 15 máy dệt kim đan dọc tốc độ cao.
Đầu tư mua mới 100 máy may nhãn hiệu Juki do Nhật Bản sản xuất và một số
hạng mục đầu tư khác.
Từ năm 2003 đến năm 2004, trong vòng hai năm công ty đã chú trọng đầu tư
đổi mới được một số máy móc thiết bị trọng yếu, chủ yếu là máy văng sấy. Năm 2005
là năm cuối của kế hoạch đổi mới máy móc thiết bị giai đoạn 1. Trong năm nay, công
ty còn phải đầu tư đổi mới thêm 2 máy văng sấy, 5 máy dệt tốc độ cao và 2 máy mắc
Global.
Sau khi dự án đầu tư này hoàn thành sẽ tăng năng lực sản xuất của công ty lên
gấp đôi. Cụ thể:
+ Vải tuyn: đạt 95 triệu m vải
+ Màn tuyn: đạt 9 triệu màn các loại
Theo tính toán, để thực hiện được dự án đầu tư trên đòi hỏi công ty trong năm
tới cần phải huy động được số vốn khoảng 17,5 tỷ VNĐ. Đây là một số vốn không
nhỏ, nếu chỉ huy động từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và quỹ phát triển sản xuất sẽ
không đủ bù đắp cho nhu cầu vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Mặt khác, hoạt
động đầu tư này lại không thể chậm trễ. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho dự
án này thì tất yếu công ty phải huy động thêm từ những nguồn vốn khác. Vấn đề đặt
ra là công ty cần phải huy động vốn sao cho số vốn huy động phải đủ so với nhu cầu
đầu tư, kịp thời với quá trình đầu tư và huy động với chi phí huy động vốn có thể chấp
nhận được. Sau đây em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp vào các giải
pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần dệt 10/10.
3.2. Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ tại Công ty
Cổ phần dệt 10/10.
3.2.1. Các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản trong việc lựa chọn các giải pháp huy
động vốn.
Vốn luôn là yếu tố đầu tiên, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ
huy động cho mình một lượng vốn nhất định từ nhiều nguồn khác nhau với tỷ trọng
khác nhau sao cho phù hợp với doanh nghiệp cũng như đặc điểm của ngành nghề kinh
doanh. Tuy nhiên, khi huy động vốn, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một
cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cơ cấu đó phải đảm bảo mục tiêu đó là:
+ Chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất
+ Phải đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp
Để đạt được những mục tiêu trên thì việc huy động vốn phải dựa trên những nguyên
tắc cơ bản:
+ Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế của Nhà nước.
+ Khi huy động vốn cần đa dạng hoá các nguồn tài trợ để có thể phân tán
rủi ro.
+ Phải đảm bảo được khả năng trả nợ.
Xuất phát từ những nguyên tắc và mục tiêu trên và từ thực trạng công tác huy
động vốn tại Công ty cổ phần dệt 10/10 em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau.
3.2.2. Giải pháp ngắn hạn.
3.2.2.1. Huy động nguồn vốn bên trong công ty.
Nguồn vốn huy động từ bên trong công ty luôn đóng vai trò quyết định, đây là
nguồn vốn phải được quan tâm trước tiên khi công ty có nhu cầu huy động vốn đầu tư
đổi mới thiết bị công nghệ. Nguồn vốn này bao gồm: Nguồn khấu hao, nguồn lợi
nhuận để lại tại quỹ phát triển sản xuất.
* Nguồn khấu hao.
Như đã trình bày ở phần lý luận chung, TSCĐ của công ty khi tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không tránh khỏi hao mòn (bao gồm cả hao mòn hữu
hình và vô hình), giá trị hao mòn đó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và gọi là
khấu hao TSCĐ. Sản phẩm được sản xuất ra sau khi tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ
trên được giữ lại và được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ. Như vậy, huy động vốn đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ bằng sử dụng nguồn khấu hao là hoàn toàn
phù hợp. Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác nguồn khấu hao như thế nào để có thể đạt
được hiệu quả cao nhất.
Hiện tại, công ty thực hiện việc tính và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp
tuyến tính (hay còn gọi là phương pháp khấu hao đường thẳng). Theo phương pháp
này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được tính ở mức không đổi qua các năm. Ngoài
ra, do công ty làm ăn kinh doanh có lãi nên TSCĐ được đầu tư trong một số năm gần
đây được áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. Áp dụng phương pháp này không
chỉ nhằm thu hồi vốn nhanh, hạn chế được tổn thất do hao mòn vô hình mà còn giúp
cho công ty có thể tập trung được vốn để đổi mới máy móc thiết bị kịp thời. Theo đó,
khung thời gian trích khấu hao bình quân TSCĐ của công ty như sau:
Máy móc thiết bị động lực: 4 năm
Máy móc thiết bị công tác: 5 năm
Dụng cụ quản lý và đo lường : 3 năm
Phương tiện vận tải : 5 năm
Nhà xưởng: 15 năm
Với cách tính khấu hao như trên thì năm 2004 số trích khấu hao là
7.011.582.731 đ và nếu công ty thực hiện trích khấu hao theo tỷ lệ trên thì số tiền
khấu hao trích trong năm 2005 sẽ vào khoảng 9.597.350.054 đ. Số tiền này sẽ được sử
dụng trong năm 2005 như sau:
+ Trả nợ vay: 6.521.783.562 đ
+ Tái đầu tư TSCĐ: 3.075.566.492 đ
Số tiền 3.075.566.492 đ (chiếm 17,58% nhu cầu vốn cần huy động) công ty có
thể dành cho dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ trong thời gian tới.
Mặc dù đã khấu hao nhanh một số máy móc thiết bị tuy nhiên số tiền huy động được
để tái đầu tư TSCĐ trong năm nay lại không nhiều. Nguyên nhân là do công ty đã vay
một lượng lớn vốn để đầu tư vào TSCĐ trước đó. Vậy trong thời gian tới công ty cần
phải xem xét giảm bớt hệ số nợ xuống, không những đảm bảo an toàn về mặt tài
chính mà còn góp phần chủ động hơn trong việc huy động vốn đổi mới máy móc thiết
bị ngay từ chính nguồn khấu hao của công ty.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần lưu ý đến việc thanh lý bớt các TSCĐ đã hư
hỏng, đã khấu hao hết nhiều năm nhưng hiện nay vẫn còn sử dụng. Trong đó đặc biệt
nên quan tâm đến nhóm máy móc thiết bị, TSCĐ được mua sắm từ cuối những năm
70 đầu những năm 80. Các máy móc thiết bị này đã rất lạc hậu, không những có công
suất thấp mà còn có mức tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu nhiều hơn, gây ra sự khập
khiễng trong các công đoạn sản xuất. Theo tính toán, số lượng TSCĐ này có giá trị
khoảng 4.152.687.516 đ. Công ty nên có biện pháp xử lý nhanh các tài sản này để bổ
sung thêm vốn cho việc đổi mới máy móc thiết bị. Theo ước tính, giá trị thanh lý của
các TSCĐ này có thể đạt được khoảng 10% nguyên giá TSCĐ hoặc có thể còn thấp
hơn. Tuy nhiên, nếu xử lý được số TSCĐ này sẽ giúp công ty thu hồi được vốn, giải
phóng được mặt bằng sản xuất, tiết kiệm được chi phí bảo quản, sửa chữa...đồng thời
có thể bổ sung thêm một khoản vốn khoảng 410.257.600 đ cho việc đầu tư đổi mới tài
sản.
Như vậy, tổng số vốn mà công ty có thể huy động được từ nguồn khấu hao và
thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong năm tới là 3.485.824.092 đ (chiếm 19,92% tổng
nhu cầu vốn cần huy động).
*Nguồn lợi nhuận để lại tại quỹ phát triển sản xuất.
Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi đã thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước (nộp thuế thu nhâp doanh nghiệp). Đây là một nguồn tài
trợ quan trọng cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Hàng năm công ty phải trích lập
một phần lợi nhuận sau thuế để hình thành nên quỹ phát triển sản xuất. Việc trích lập,
sử dụng và quản lý quỹ phát triển sản xuất do công ty tự tiến hành và phải đảm bảo
thực hiện đúng mục đích khi hình thành quỹ.
Theo số liệu trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2004 thì số dư tại quỹ phát
triển sản xuất là 3.430.596.390 đ. Trong năm, theo quyết định của Hội đồng quản trị,
công ty đã tiến hành trích lập quỹ phát triển sản xuất với tỷ lệ là 15% lợi nhuận sau
thuế. Với mức trích như vậy công ty đã bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất
556.662.638 đ. Bên cạnh đó, năm 2004 công ty vẫn được hưởng chính sách ưu đãi
thuế của Nhà nước nên chỉ phải nộp thuế với tỷ lệ 50% tỷ lệ thực phải nộp (tỷ lệ nộp
thuế thực tế của công ty là 12,5%). Chính vì vậy, 50% tiền thuế mà công ty được miễn
(tương ứng với số tiền là 531.790.855 đ) đã được công ty bổ sung vào quỹ phát triển
sản xuất. Vậy thực tế trong năm 2004 công ty đã trích lập quỹ phát triển sản xuất số
tiền 1.088.453.493 đ (chiếm 6,22% nhu cầu vốn huy động).
Hiện tại, công ty đang thực hiện phân chia cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ chi
trả cổ tức là 27%, theo em tỷ lệ phân chia cổ tức cao như vậy sẽ thu hút được các cổ
đông đầu tư vào công ty nhiều hơn. Tuy nhiên, trước mắt nhu cầu vốn cho đầu tư đổi
mới là khá lớn, vì vậy công ty nên giải thích rõ cho các cổ đông hiểu về chiến lược
phát triển lâu dài, tăng trưởng bền vững của công ty để từ đó công ty có thể hạ thấp tỷ
lệ chi trả cổ tức xuống (đương nhiên là vẫn phải đảm bảo mức độ sinh lời của đồng
vốn không quá thấp đối với các nhà đầu tư). Căn cứ tình hình thị trường vốn và tỷ lệ
lãi suất tiết kiệm hiện nay, theo em công ty có thể hạ thấp tỷ lệ chi trả cổ tức xuống
mức 23%. Với mức này các cổ đông vẫn có lợi hơn so với đầu tư theo các phương
thức khác như gửi tiết kiệm hoặc cho vay. Đồng thời với việc hạ thấp tỷ lệ chi trả cổ
tức cho các cổ đông công ty sẽ tăng tỷ lệ trích lập quỹ phát triển sản xuất lên tương
ứng là 19% lợi nhuận sau thuế mà không ảnh hưởng gì tới việc trích lập các quỹ khác
của công ty.
Với mức lợi nhuận dự kiến năm 2005 đạt được khoảng 5,4 tỷ VNĐ và tỷ lệ
trích lập như trên, dự kiến công ty sẽ huy động được khoảng 1.026.000.000 đ cho đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể bổ sung thêm vào quỹ
phát triển sản xuất từ nguồn thuế được ưu đãi là 675.000.000 đ. Vậy trong năm 2005
công ty có thể huy động được nguồn vốn cho đầu tư đổi mới máy móc thiết bị từ lợi
nhuận để lại tại quỹ phát triển sản xuất số tiền là 1.701.000.000 đ (chiếm 9,72% tổng
nhu cầu vốn cần huy động).
Tóm lại, tổng cộng nguồn vốn khấu hao và lợi nhuận để lại tại quỹ phát triển
sản xuất công ty có thể tài trợ cho nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị với số vốn
khoảng 5.186.824.092 đ (tương ứng với 29,64% nhu cầu vốn đầu tư cần huy động).
Có thể khẳng định rằng nguồn vốn bên trong luôn giữ vai trò quan trọng trong
việc huy động cũng như sử dụng vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị bởi nó có nhiều
ưu điểm so với huy động nguồn vốn từ bên ngoài như công ty có thể chủ động về thời
gian huy động vốn và không phải tính đến thời gian hoàn trả vốn. Tuy nhiên, cũng
phải thấy rằng huy động nguồn vốn bên trong có hạn chế đó là quy mô huy động
thường nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn. Vì vậy, bên cạnh việc huy động nguồn
vốn bên trong, huy động nguồn vốn bên ngoài là cần thiết trong công tác huy động
vốn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi hoạt động đầu tư đòi hỏi một lượng vốn lớn
trong khi nguồn vốn huy động từ bên trong công ty mới chỉ đáp ứng được 29,64%
nhu cầu vốn huy động.
3.2.2.2. Huy động qua vay vốn.
* Vay cán bộ công nhân viên.
Vay cán bộ công nhân viên trong công ty là hình thức khá phổ biến hiện nay tại
các doanh nghiệp. Song không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể áp dụng hình
thức này. Chỉ doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh có hiệu quả, mức thu nhập của cán
bộ công nhân viên cao mới có thể huy động vốn vay từ cán bộ công nhân viên. Ở
Công ty Cổ phần dệt 10/10 hình thức vay vốn này được áp dụng khá hiệu quả trong
những năm gần đây. Với mức thu nhập bình quân một người qua các năm :
+ Năm 2002: 1.355.000 (đ/người/tháng)