Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH ĐỂ HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.09 KB, 15 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH
ĐỂ HỌC TỐT PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn tiểu học (khối lớp 4), nhằm
đem lại hứng thú để giúp các em có động lực học tốt hơn phân môn địa lí
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học
2019-2020
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm Ban giám hiệu nhà trường và cha mẹ học sinh
- Phần lớn học sinh có tinh thần tự học, hiểu và nắm được cơ bản nội
dung các bài học trong chương trình, hoàn thành được các bài tập sau mỗi bài
học.
- Lãnh đạo nhà trường, chuyên môn và thư viện tạo luôn tạo điều kiện
tốt cho tôi nghiên cứu như: thời gian, mượn tài liệu, phòng máy để truy cập tham
khảo thêm. Bản thân nhiều năm được giảng dạy ở khối lớp 4 nên phần nào hiểu
được tâm lí của các em. Các thầy cô trong khối cũng hết lòng hỗ trợ về mặt kinh
nghiệm để giúp bản thân hoàn thành được sáng kiến.
* Hạn chế:
- Vốn kiến thức của học sinh trong lớp không đồng đều
- Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình.
- Một số học sinh còn thụ động trong việc học.
- Do điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên một số


gia đình lo làm ăn chưa có sự chăm lo đến việc học tập của con em. Một số gia
đình khác đã có sự quan tâm, chăm lo cho con em nhưng chỉ đầu tư nhiều cho
môn Toán và môn Tiếng Việt, coi phân môn Địa lí là môn học phụ.
- Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thức mới đối với phân
môn Địa lí.
- Học sinh bước đầu được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh
để tìm hiểu nội dung bài học.
1


- Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí, tìm tòi tư liệu, cách trình bày
kết quả bằng lời nói, cách diễn đạt ý còn hạn chế.
- Việc quan sát, phân tích bảng số liệu, kĩ năng làm việc với bản đồ, lược
đồ còn hạn chế.
- Việc đổi mới các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học
sinh còn hạn chế và chưa mạnh dạn, chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận các bậc
cha mẹ học sinh và các em nên chưa khơi dậy được sự yêu thích phân môn Địa
lí trong các em.
- Sự hiểu biết, cập nhật các thông tin về dân số, kinh tế, chính trị, xã hội
cũng là một vấn đề mà mỗi giáo viên giảng dạy Địa lí cần phải qua tâm.
* Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp:
- Giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thiên nhiên, đất nước, con
người Việt Nam và các vùng miền trên đất nước ta.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, lược đồ.
- Tạo hứng thú trong tư duy để học tập ngày một tiến bộ hơn
- Phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận và những phẩm chất
cần thiết của con người mới.
- Rèn luyện ngôn ngữ diễn đạt thông qua việc trình bày kết quả học tập,
nêu câu hỏi và tìm câu trả lời.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam và ý thức

bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và chủ quyền đất nước.
- Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa
lí đơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước ở miền
núi và trung du, miền đồng bằng và duyên hải.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí
như: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng
nhận xét, so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn
giản.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết
a. Nội dung của giải pháp:
Giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn của học sinh
trong quá trình học tập phân môn Địa lí, đem lại sự hứng thú, cuốn hút các em
xâm nhập vào bài học để tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.
b. Cách thức thực hiện giải pháp
- Nghiên cứu nội dung chương trình và sách giáo khoa (SGK) Lịch sử và
Địa lí 4
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh chưa thật sự yêu thích phân môn
Địa lí
- Phân loại các đối tượng học sinh
2


- Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Nghiên cứu biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng

giải pháp.
- Đồng thời với việc áp dụng sáng kiến vào quá trình dạy học phân môn
Địa lí thì học sinh cần được rèn luyện thêm kĩ năng đọc hiểu thông tin, phân tích
bảng số liệu, làm việc với bản đồ, lược đồ, kĩ năng diễn đạt ý ngắn gọn, súc tích.
- Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học 2 buổi/ngày, có đủ các đồ
dùng dạy học phân môn Địa lí 4 (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, quả địa cầu,…).
Mỗi phòng học được trang bị một ti vi nối mạng internet.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
a. Mục đích của giải pháp: Giải pháp được đưa ra nhằm:
- Giúp cho học sinh yêu thích để học tốt hơn phân môn Địa lí.
- Rèn luyện óc quan sát, tính tư duy, tìm tòi, phát hiện các đối tượng địa lí.
- Là nền tảng vững chắc để học sinh tiếp nhận những kiến thức mới của
môn học ở các lớp học sau.
- Góp phần tích cực để học sinh đạt được trình độ chuẩn trong kiến thức,
kỹ năng về môn Lịch sử - Địa lí 4.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
b. Nội dung giải pháp:
b1. Nghiên cứu nội dung chương trình SGK phân môn Địa lí lớp 4.
b1.1. Nội dung chương trình SGK phân môn Địa lí
Nội dung chương trình SGK phân môn Địa lí gồm 32 bài, qua thực tế
giảng dạy và ôn tập có thể phân thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở
miền núi và trung du gồm: Dãy Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên, Trung du Bắc Bộ.
Nhóm 2: Tìm hiểu về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở
miền đồng bằng gồm: Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng
duyên hải miền Trung.
Nhóm 3: Tìm hiểu về một số thành phố lớn của nước ta với những bài
học sau: Thành Phố Đà Lạt, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng.

Nhóm 4: Các bài học tìm hiểu về vùng biển Việt Nam.
Nhóm 5: Các bài ôn tập.
3


b1.2. Cách trình bày sách:
- Bài học Địa lí trong SGK bao gồm: kênh hình và kênh chữ
+ Kênh chữ: có vai trò cung cấp thông tin, thể hiện nội dung trọng tâm
của bài được đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra
SGK còn có những câu hỏi và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để học sinh dễ
nhận biết và được dùng để hướng dẫn học sinh làm việc với kênh hình và liên hệ
với thực tế để tìm ra kiến thức mới. Qua kênh chữ tạo điều kiện để giáo viên tổ
chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới của học sinh thông qua làm
việc với bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, hình vẽ đồng thời hình thành
và phát triển kỹ năng địa lí của học sinh.
+ Kênh hình: đa dạng về thể loại, ngoài lược đồ, bảng số liệu còn có
những hình vẽ, tranh ảnh mang tính chất liên hoàn giúp học sinh hình dung được
quy trình sản xuất ra một mặt hàng nào đó, ví dụ quy trình chế biến chè, quy
trình sản xuất đồ gốm. Chú ý đến việc thể hiện, sự kết nối giữa tranh ảnh và lược
đồ. Kênh hình với chức năng làm nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năng
minh hoạ cho kênh chữ.
- Trong SGK mỗi bài học gồm ba phần:
+ Phần cung cấp kiến thức (thông tin) bằng kênh chữ, kênh hình.
+ Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập. Câu hỏi hoặc yêu cầu
các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi ý giáo viên tổ chức cho
học sinh hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng. Câu hỏi ở cuối bài
nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến
thức của học sinh sau mỗi bài học.
- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.
Qua cách trình bày trên gợi ý cho giáo viên các hình thức tổ chức và

phương pháp dạy học một bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Sự sắp xếp xen kẽ giữa kênh chữ và kênh hình một cách hợp lí tạo điều kiện để
giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong SGK.
b2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh chưa thật sự yêu thích phân
môn Địa lí.
Qua thực tế giảng dạy, theo dõi, quan sát lớp tôi đã nhận ra một số nguyên
nhân làm hạn chế kết quả học tập phân môn Địa lí của các em đó là:
- Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học chủ yếu là trực quan sinh
động, chưa sâu sắc và đạt đến trình độ tư duy khái quát.
- Địa lí là môn học mới mẻ và nó được tách ra từ môn Tự nhiên và Xã hội
(TN&XH) ở lớp 1,2,3, hệ thống kênh chữ nhiều hơn kênh hình, nhiều từ ngữ các
em mới bắt đầu làm quen như: địa hình, khí hậu, dân cư, nét văn hóa, châu thổ,

- Có sự thay đổi đột ngột làm cho học sinh chưa thích ứng kịp thời. Ở lớp
3, các em được học môn TN&XH. Với môn học này, dung lượng kiến thức cần
nhớ ở các bài học gọn nhẹ, đơn giản. Ở từng bài học kênh hình được bố trí khá
4


nhiều, điều này gây cho học sinh có hứng thú hơn với bài học và thu hút được sự
chú ý, tập trung của các em. Lên lớp 4 các em được học môn Khoa học, Lịch sử
– Địa lí. Với hai môn học này, nội dung chương trình nặng nề hơn, bắt buộc học
sinh phải suy nghĩ nhiều, lượng kiến thức cần ghi nhớ sau mỗi bài học nhiều
hơn. Đó chính là nguyên nhân làm giảm sự hứng thú học tập của học sinh đối
với môn học này.
- Kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ, quả địa cầu,… để tìm kiếm các đối
tượng địa lí liên quan đến bài học còn chậm.
- Óc tư duy sáng tạo, khả năng so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng địa lí
tìm ra sự giống, khác nhau của học sinh còn hạn chế nên học sinh ghi nhớ bài
học một cách máy móc.

- Với phân môn Địa lí, sau mỗi bài học có phần nội dung cần ghi nhớ, đó
là kiến thức trọng tâm của mỗi bài học. Ở lớp, các em mới chỉ được cung cấp và
nắm bắt được nội dung bài, để ghi nhớ lâu hơn những điều đã học, các em phải
ôn bài ở nhà, nhưng nhiều em chưa chăm nên không hoàn thành. Những kiến
thức cũ các em chóng quên làm cho việc tiếp cận bài mới có nhiều khó khăn.
b3. Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học
phân môn Địa lí
Trong SGK phân môn Địa lí lớp 4 thì hệ thống tranh ảnh rất phong phú và
đa dạng, chủ yếu thể hiện các đối tượng tự nhiên như núi, cao nguyên, bãi biển;
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân ở các vùng miền trên đất
nước ta như: trang phục, lễ hội, nhà cửa các dân tộc, hoạt động nông nghiệp,
chăn nuôi, công nghiệp, thương mại, du lịch,… Mục đích của việc phân bổ các
hình ảnh trực quan giúp học sinh nhận biết các đối tượng địa lí một cách cụ thể,
chính xác, nhớ được nội dung bài học bền lâu. Vì vậy, trong quá trình dạy học,
giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hình ảnh trong
SGK và tranh, ảnh sưu tầm ngoài SGK để phục vụ cho nội dung bài học đạt hiệu
quả cao hơn.
Hiện nay, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì môn Lịch sử Địa lí lớp 4 được phân bổ với 6 mạch nội dung kiến thức (Địa phương em;
Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Duyên hải miền Trung; Tây
Nguyên; Nam Bộ).Trên cơ sở này giáo viên cần sưu tầm, xây dựng những đoạn
phim tư liệu ứng với những vùng miền mà học sinh được học. Mỗi đoạn phim
như là một phóng sự ngắn giới thiệu sinh động về vị trí địa lí, địa hình, đất đai,
khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của một vùng miền. Đây sẽ là một trong
những đồ dùng dạy học rất thiết thực và hiệu quả cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy. Thuận lợi hơn nữa, hiện nay ở mỗi lớp học đều được trang bị một
chiếc ti vi có kết nối mạng internet nên việc giáo viên ứng dụng công nghệ
thông tin để cung cấp cho học sinh những trang thông tin, những hình ảnh sinh
động sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn nhiều so với khi giáo viên chỉ giảng
suông bằng lời.
5



Ví dụ: Sau khi học sinh học xong bài “Dãy Hoàng Liên Sơn’’, giáo viên
cho cả lớp xem một đoạn phim ngắn chiếu về dãy Hoàng Liên Sơn để học sinh
có thể chủ động chiếm lĩnh nội dung bài học bởi các em sẽ được nhìn thấy dãy
núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ như thế nào? Thấy đỉnh Phan – xi – păng là
nóc nhà của Tổ quốc.Thấy bản làng của các dân tộc Thái, Dao, Mông với những
ngôi nhà sàn chen chúc nhau. Những đám ruộng bậc thang ở lưng chừng núi.
Những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Lễ hội, trang phục, nếp sống, cảnh
chợ phiên tấp nập, rộn ràng của người dân vùng cao.
Ở tiểu học, quá trình nhận thức của các em luôn đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, chính vì vậy, với phương pháp này học sinh sẽ rất thích
thú với bài học, môn học. Việc kết hợp chặt chẽ về nhiều mặt: nghe thầy cô
giảng bài, tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, được xem hình ảnh sống
động trong đọan phim tư liệu về nội dung bài học thì học sinh sẽ khắc sâu hơn
những điều đã học.
Hiện nay, ở trường tiểu học, việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đang
được khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đó là điều kiện thuận lợi để đưa phương
pháp trên vào việc giảng dạy.
b4. Phân loại các đối tượng học sinh
- Qua quá trình giảng dạy thực tế ở lớp, giáo viên cần phân loại học sinh
còn hạn chế về mặt nào để kịp thời bổ trợ kiến thức cho các em. Trong việc học
tập phân môn Địa lí, học sinh thường gặp khó khăn về nhiều mặt: kĩ năng đọc
hiểu chậm, kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ, quả địa cầu,… để tìm kiếm các đối
tượng địa lí liên quan đến bài học còn chậm, khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt.
- Trong quá trình thiết kế giáo án, tôi luôn cân nhắc các mục tiêu đề ra
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh chậm tiến được củng cố và luyện tập
phù hợp.
- Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động,
dành cho đối tượng học sinh chậm tiến những câu hỏi dễ, những bài tập đơn

giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước
giúp các em tự tin hơn, tìm được hứng thú trong học tập.
b5. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Trong quá trình dạy học nói chung và đối với phân môn Địa lí nói riêng
có rất nhiều phương pháp dạy học để giáo viên lựa chọn. Tùy theo nội dung bài
học giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
từng hoạt động trong tiết dạy của mình. Thông thường, đối với phân môn Địa lí,
trong một bài học giáo viên sử dụng lồng ghép nhiều phương pháp thì hiệu quả
tiết dạy sẽ cao hơn. Một số phương pháp thường được sử dụng đó là:
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thực hành.
6


Phương pháp động não.
Phương pháp trò chơi học tập.
b6. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Trong mỗi tiết học cần phải liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế đời sống
hằng ngày để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong
thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá, tìm tòi trong việc
chiếm lĩnh tri thức.
- Bên cạnh đó, tôi phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia
đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ các em về thái độ học tập, tổ chức các trò
chơi có lồng ghép việc giáo dục ý thức học tập tốt, làm cho các em thấy được
tầm quan trọng của việc học, hình thành thái độ học tập một cách tự giác.
b7. Xây dựng nề nếp học tập
- Sau buổi học trên lớp, giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà ôn bài và
làm bài tập (đối với lớp học 5 buổi/ tuần).

- Có kế hoạch kết hợp với gia đình giúp đỡ học sinh còn chậm, chưa làm
được các bài tập ở lớp qua kiểm tra vở bài tập của các em.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài ở nhà của học sinh
- Tuyên dương những bài làm đúng của các em mặc dù đó là một phần
nhỏ của bài tập. Ngược lại, nếu học sinh làm sai nên nhẹ nhàng gợi ý, nhắc nhở,
giảng giải cặn kẽ cho các em thấu hiểu được vấn đề.
- Khi dạy bài mới giáo viên lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để truyền
thụ chung cho cả lớp. Nhưng đối với học sinh chậm tiến, giáo viên cần phải đặc
biệt quan tâm nhiều hơn, hướng dẫn cho các em nắm vững những kiến thức mới
và thực hiện các bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao.
b8. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đề ra
phát huy hiệu quả. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười,… giáo viên tạo
sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em mạnh dạn bày tỏ những khó
khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
- Tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, thông qua các trò
chơi học tập, đố vui, …
- Thực hiện phương châm: “Khen ngợi, khuyến khích, động viên” là chủ
yếu.
b9. Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã
hội để nâng cao hiệu quả giáo dục
c. Các bước thực hiện giải pháp
c1. Giáo viên tìm hiểu thực trạng về việc học tập phân môn Địa lí của
lớp đang chủ nhiệm
Trong quá trình chọn đề tài để nghiên cứu tôi đã khảo sát chất lượng học
sinh ngay từ đầu năm học có kết quả như sau:
7


Lớp


TSHS

4/8

12

Hoàn thành tốt
SL
Tỉ lệ %
5
41,7

Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
5
41,7
2
16,6

Qua kết quả khảo sát ở trên cho thấy thực trạng của học sinh lớp tôi đang
chủ nhiệm hiện nay còn yếu về kĩ năng phân tích bảng số liệu, bản đồ, lược đồ,
ít hứng thú với môn học, năng lực tư duy, phương pháp suy luận, óc quan sát sự
vật, hiện tượng; kĩ năng thu thập, tìm kiếm thông tin địa lí, ngôn ngữ diễn đạt ý
còn hạn chế.
Lớp 4/8 do tôi phụ trách trong năm học 2019-2020 gồm 12 học sinh. Tuy

số lượng học sinh của lớp không đông nhưng kết quả kiểm tra định kì giữa kì I ở
môn Lịch sử và Địa lí của lớp còn thấp.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm, tôi nhận thấy chương trình môn
Lịch sử – Địa lí có cấu trúc chương trình nặng nề, dung lượng kiến thức cần nhớ
thì nhiều lại vừa có tính nhảy vọt so với môn TN&XH ở lớp 3 làm học sinh khó
tiếp thu và theo kịp.
Mặt khác, qua các kì kiểm tra cho thấy học sinh đạt kết quả cao ở hai môn
Toán, Tiếng Việt nhưng kết quả học tập chung chưa cao do kết quả hai môn
Khoa học, Lịch sử – Địa lí còn thấp.
Phân môn Địa lí là môn học mới đối với học sinh lớp 4. Cha mẹ học sinh
chưa nhắc nhở con em mình dành thời gian cho môn học này mà chủ yếu đầu tư
nhiều thời gian cho môn Toán và môn Tiếng Việt, xem Địa lí là môn học phụ.
Khi được phân công giảng dạy lớp 4 tôi thật sự băn khoăn làm thế nào để học
sinh yêu thích, hứng thú học tập phân môn Địa lí và nhận thấy được tầm quan
trọng của môn học đó .
c2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu
Trong SGK Địa lí lớp 4 kiến thức được trình bày ở dạng kênh hình và
kênh chữ. Kênh hình gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, các bảng biểu.
Chúng có tính trực quan cao và diễn giải lôgic các hiện tượng trong dạy học Địa
lí. Hệ thống các kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thành
kiến thức cơ bản, phát triển tư duy Địa lí, tư duy trừu tượng, hình thành thế giới
quan khoa học. Hệ thống kiến thức xích lại gần thực tế hơn nếu biết khai thác
những kiến thức trong kênh hình phục vụ bài học Địa lí. Ngoài kiến thức địa lí
minh họa cho kênh chữ, những kiến thức trong kênh hình có khả năng nâng cao
và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa đề cập đến hoặc điều
kiện thời gian không cho phép. Trong dạy học Địa lí, giáo viên và học sinh cần
coi trọng đúng mức vai trò của kênh hình trong SGK.
Kênh hình gồm các loại sau:
- Tranh, ảnh địa lí: Là những tác phẩm hội họa phản ánh hiện thực bằng
đường nét và màu sắc của các hiện tượng địa lí. Tranh, ảnh có nguồn gốc khác

nhau: Tranh từ SGK, từ internet, các ảnh tự chụp, …
8


- Bản đồ, lược đồ: Là hình vẽ thu nhỏ của Trái Đất hoặc một bộ phận của
bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương
pháp biểu diễn bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lí.
- Sơ đồ: Là những hình vẽ qui ước sơ lược nhằm mô tả một số đặc trưng
nào đó hay một quá trình của hiện tượng địa lí. Sơ đồ có nhiều loại như: Sơ đồ
cấu trúc, sơ đồ quá trình, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ logic.
Qua thực tế cho thấy học sinh nếu chỉ có nghe thôi thì lưu giữ được 20%
kiến thức, viết chép thì nhớ 30%, kết hợp cả nghe lẫn nhìn thì mức độ nhớ tăng
lên 50%. Nếu học sinh tự trình bày sẽ lưu giữ được 80% kiến thức. Vì vậy việc
sử dụng và khai thác kênh hình trong dạy học địa lí không những có vai trò quan
trọng trong việc khai thác kiến thức ở các bài học lí thuyết mà còn quan trọng
đối với những bài thực hành.
Kênh hình là trợ thủ đắc lực giúp học sinh thực hiện tốt nguyên tắc thống
nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học. Nó tạo ra khả năng cung
cấp cho học sinh thông tin đầy đủ và chính xác hơn. Việc sử dụng kênh hình góp
phần tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Trước tiên làm cho học
sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức sau đó giáo dục tính thẩm mĩ cho các
em. Một hình vẽ đẹp, một mô hình cân đối, gam màu hợp lí, đều tạo nên những
rung cảm đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ. Kênh hình giúp cho nhận thức cảm tính
được nhanh chóng, đúng bản chất ở nhiều góc cạnh khác nhau. Thông qua kênh
hình và nghệ thuật biểu diễn của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong
học tập, tập trung mạnh mẽ vào bài học của học sinh.
Ngoài việc thể hiện tính cụ thể, tính trừu tượng các kênh hình góp phần
mạnh mẽ vào việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống thông qua việc sử
dụng chúng đúng lúc, đúng cách, xen kẽ vào bài giảng.
Như vậy, kênh hình có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả

của quá trình dạy dạy học. Vai trò của kênh hình thật đúng với một câu ngạn ngữ
của ông cha: “Trăm nghe không bằng một thấy”
c3. Rèn luyện kĩ năng khai thác tranh, ảnh địa lí, kĩ năng sử dụng bản
đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu
c3.1. Rèn luyện kĩ năng khai thác tranh, ảnh địa lí
Để hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích và giải thích được các nội
dung thể hiện qua các tranh, ảnh cần tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát được nội dung của bức ảnh và
trả lời được các câu hỏi: Ảnh đó chụp cái gì ? Có những đối tượng nào biểu hiện ở
trong ảnh?
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hoặc vấn đề, hướng dẫn học
sinh lần lượt phân tích, so sánh (nếu có) các đối tuợng biểu hiện trên các bức
ảnh. Các đối tượng địa lí này được biểu hiện như thế nào? Những đặc điểm nổi
bật của đối tượng. Hình dạng, kích thước của đối tượng được biểu hiện như thế
nào?
9


Bước 3: Ggiáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải thích được các sự
vật hiện, tượng địa lí trong ảnh. Đây là bước quan trọng nhất, nhưng không phải
ảnh địa lí nào cũng có thể nhìn vào là giải thích được ngay một cách dễ dàng.
Đối với những hình ảnh địa lí phức tạp, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra
nhiều giả thuyết, rồi dùng các kiến thức đã học, kết hợp xem trên bản đồ, các
loại biểu đồ, đọc các tư liệu địa lí,… để loại dần các giả thuyết sai, lựa chọn giả
thuyết đúng. Ở bước này học sinh giải thích được vì sao lại có sự biểu hiện các
đối tượng ở đó. Đồng thời tìm ra được mối quan hệ giữa các đối tượng và nội
dung bài học trong bức ảnh.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý bổ sung, đi đến kết luận nội dung bài học.
Ví dụ 1: Bài 2 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn (trang 73/ SGK Lịch
sử và Địa lí lớp 4)

Để hướng dẫn khai thác kiến thức hai bức ảnh (hình 2.1 bản người Mông
và hình 2.2 nhà sàn ở Hoàng Liên Sơn) cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hai bức ảnh qua hệ thống
câu hỏi:
- Bức ảnh 2.1 và 2.2 chụp ở đâu?
- Trong ảnh 2.1 và 2.2 có những gì?
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua đặc điểm
nổi bật của bức ảnh bởi các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của bức ảnh 2.1và 2.2 là gì?
- Phía trên bức ảnh 2.1 và 2.2 là gì?
- Phía dưới và trung tâm bức ảnh 2.1 và 2.2 là gì ?
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận qua hệ thống câu
hỏi:
- Nhà sàn thường được xây dựng ở đâu?
- Vì sao các dân tộc ít người ở phía Bắc thường sống ở nhà sàn?
Bước 4: Giáo viên tổng kết
Qua hai bức ảnh các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung
thành bản, các bản nằm cách xa nhau, ở sườn núi cao ít nhà hơn. Các bản ở
thung lũng thì đông hơn. Các dân tộc sống ở nhà sàn được làm bằng tre, nứa, gỗ
để tránh ẩm thấp và thú dữ.
Ví dụ 2: Bài 8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
(trang 91/ SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4)
Để hướng dẫn khai thác kiến thức bức ảnh (hình 2.4 rừng rậm nhiệt đới và
hình 2.5 rừng khộp) cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh qua hệ thống câu
hỏi:
- Bức ảnh 2.4 và 2.5 chụp ở đâu?
- Trong ảnh có những gì?
10



Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua đặc điểm
nổi bật của bức ảnh bởi các câu hỏi sau:
- Nội dung chính bức ảnh hình 2.4 và 2.5 là gì?
- Phía trên bức ảnh hình 2.4 và 2.5 là gì?
- Phía dưới bức ảnh hình 2.4 và 2.5 là gì?
Bước 3: Giáo hướng dẫn học sinh đi đến kết luận qua hệ thống câu hỏi:
- Nơi nào có rừng rậm nhiệt đới?
- Nơi nào có rừng khộp?
- Dựa vào hình ảnh hãy mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp? (Rừng rậm
nhiệt đới là những khu rừng có nhiều cây cối xanh tốt, khí hậu mát mẻ, có nhiều loại
cây phát triển và có sự phân tầng; rừng khộp là loại rừng thưa, có ít loại cây phát triển
thường có một loại cây, ít phân tầng, rụng lá vào mùa khô).
- Tây Nguyên có mấy loại rừng?
- Tại sao lại có sự phân chia như vậy?
Bước 4: Giáo viên tổng kết
Tây Nguyên có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô nên có hai loại rừng đặc
trưng là rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. Nơi có mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới
phát triển, cây cối xanh tốt. Nơi có mùa khô kéo dài thì rừng rụng lá (rừng khộp).
Cảnh rừng khộp trông rất xơ xác.
c3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ
Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề
mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp
biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí. Do đó, giáo viên sử
dụng bản đồ, lược đồ cần chính xác và hiệu qủa để khai thác kiến thức mới.
Muốn vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước sử dụng bản đồ
Bước 1: Đọc tên bản đồ
Đọc tên bản đồ để biết được đó là bản đồ gì. Bước này không khó, giáo
viên cần lưu ý học sinh đọc chính xác tên bản đồ được ghi ngay dưới mỗi bản đồ
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.

Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ
ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố,...
Bước 3: Tìm đối tượng địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu
Đây chính là bước thể hiện kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này học sinh
thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên giáo viên
cần chú ý hướng dẫn tận tình cho các em từ việc cầm bút chỉ đến thao tác chỉ.
Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau :
* Chỉ điểm (thành phố , khoáng sản,… )
* Chỉ đường (sông, dãy núi,… )
* Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố,…)
+ Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí
Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh,… Nếu là bản đồ hành
chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. Giáoviên hướng dẫn
11


học sinh chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của
một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự
nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, giáo viên chỉ
ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các vùng
miền (xem chú giải trên bản dồ, lược đồ)
Chỉ về biển, sông ngòi, đại dương, khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó
không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ
xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn
giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới).
Ví dụ: Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ
Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam.
Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể
nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi chằng chịt.

Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi
nhiều hơn đồng bằng.
Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, quan sát, nhận xét trang phục của
người dân ở đồng bằng Nam Bộ,…
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên
Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông,
đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh
bắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản
xuất.
Ví dụ: Bài 3 Làm quen với bản đồ, hình 3 (trang 6/ SGK Lịch sử và
Địa lí lớp 4)
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3 trong SGK hoặc đưa bản đồ treo tường
bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu câu hỏi: Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên
bản đồ?
Học sinh quan sát, dựa vào kiến thức đã học và trả lời (vừa nói vừa chỉ
trên bản đồ): Phía Bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với
vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia, phía Đông giáp biển
Đông.
c3.3. Rèn luyện kĩ năng khai thác sơ đồ
- Khái niệm sơ đồ địa lí
Sơ đồ địa lí là những hình vẽ qui ước sơ lược, nhằm mô tả một số đặc trưng
nào đó hay một quá trình của các hiện tượng địa lí.
- Các loại sơ đồ
+ Sơ đồ cấu trúc: Là loại sơ đồ thể hiện các thành phần yếu tố trong một
chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng.
+ Sơ đồ quá trình: Là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố
và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
12



+ Sơ đồ địa đồ học: Là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không
gian của sự vật, hiện tượng Địa lí trên lược đồ, bản đồ.
+ Sơ đồ lôgic: Là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong
của các sự vật, hiện tượng địa lí.
Tuy nhiên ở bậc Tiểu học – đây là bậc học đầu tiên được tiếp xúc với sơ
đồ Địa lí nên sử dụng loại sơ đồ quá trình (đơn giản) là chủ yếu, khối lượng kiến
thức trong loại sơ đồ này phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học.
Nhưng để hướng dẫn học sinh khai thác lượng kiến thức chứa trong sơ đồ không
phải dễ dàng và hiệu quả vì đây là lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc với kiến
thức mới nên chưa có kinh nghiệm và năng lực khai thác triệt để. Vì vậy giáo
viên phải có phương pháp khai thác đúng đắn và khoa học thì học sinh mới có
khả năng tiếp nhận kiến thức và tự nâng cao năng lực học của mình.
Ví dụ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (trang
76/ SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4)
Để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua sơ đồ quy trình sản xuất
phân lân giáo viên cần hướng dẫn theo các bước sau đây:
Bước 1: Những kiến thức trong bài học sinh cần nắm qua sơ đồ là:
- Biết được nguyên liệu sản xuất phân lân là quặng apatit.
- Nêu được quy trình sản xuất phân lân.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xem chú giải nằm trong sơ đồ quy
trình qua câu hỏi gợi ý như sau: (giáo viên sử dụng các phương pháp đàm thoại,
thảo luận nhóm, giảng giải để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức)
- Trong sơ đồ trên có bao nhiêu bức ảnh chính?
- Nội dung của từng bức ảnh là gì?
Bước 3: Từ các hình ảnh trên rút ra nhận xét, đưa ra kiến thức mới qua sơ đồ
- Sơ đồ trên gồm có mấy công đoạn để sản xuất phân lân?
- Dựa vào sơ đồ trên hãy nêu quy trình sản xuất phân lân?
Bước 4: Giáo viên tổng kết kiến thức
d. Nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế- xã hội trong nội dung dạy học phân môn Địa lí.

Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên chính là vị trí giới hạn, sông ngòi, khí hậu, địa
hình … Điều kiện kinh tế xã hội là nói tới con người. Hai điều kiện này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên còn có mối quan hệ
giữa các thành phần tự nhiên với nhau. Và mối quan hệ này được thể hiện rất
nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4. Vậy làm thế nào để nói được mối quan hệ
này ?
Thực ra, để dạy về mối quan hệ này không khó vì chương trình lớp 4 chỉ
yêu cầu xác định mối quan hệ đia lí đơn giản, không giải thích nhiều, học sinh
chỉ cần hiểu, phân tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ
cao hơn các em sẽ được học ở chương trình Địa lí bậc Trung học cơ sở.
13


Ví dụ
+ Mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu
Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ
Bắc xuống Nam, nằm trong vành đai nhiệt đới, phía Đông giáp biển Đông vì vậy
sẽ có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật
Miền Bắc có bốn mùa, miền Nam có 2 mùa …
Hoặc vì sao Đồng bằng Bắc Bộ không có nước mặn xâm nhập, đồng
bằng Nam bộ thường có nước mặn xâm nhập.
Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nên có khí hậu lạnh,
mát mẻ hơn thành phố Huế và nó trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh
đó mà những vùng khác, thành phố khác không trồng được.
+. Mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình
Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc.
+ Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế
Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn quả.

Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên giáo viên có thể hình dung được các
mối quan hệ địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ
những mối quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác
định những mối quan hệ địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì
học sinh đã quen, đã hiểu và các em tự phân tích được ngay.
đ. Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi họat động dạy
Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK và sách giáo viên thể hiện thì
chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo
viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được.
Vậy vai trò giáo viên phải làm gì?
Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TN&XH nói chung và Địa lí nói
riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa
tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”, thích khám phá.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em
hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo
viên cần tham khảo sách, báo tư liệu, tranh ảnh ,… liên quan đến nhiều môn chứ
không riêng phân môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói
quen thì lúc đó chúng ta sẽ có vốn tri thức sâu, rộng hơn có liên quan đến nội
dung bài học cần cung cấp cho học sinh. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng
kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài
đang dạy tránh sa đà, đi quá mục tiêu bài học.
Ví dụ:
- Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (tr.76 / Sách
LS-ĐL lớp 4). Trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi san thành những bậc
phẳng gọi là ruộng bậc thang, như vậy chỉ cho thấy người dân làm ruộng bậc
thang. Giáo viên cần chốt kĩ hơn, vì sao phải làm ruộng bậc thang mà không làm
14


như ruộng ở đồng bằng vì địa hình ở đây dốc, nếu làm như ở đồng bằng khi tưới

nước sẽ chảy xuống thấp, lúa sẽ chết, còn ruộng bậc thang, từng bậc phẳng sẽ
giữ lại nước cho cây, chống xoá mòn đất.
- Bài Thành phố Đà Nẵng (tr.147 /SGK lớp 4). Trong sách cho biết Đà
Nẵng là trung tâm công nghiệp, có một số mặt hàng đưa đi nơi khác như vật liệu
xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô). Nếu chỉ như
thế thì học sinh rất khó hình dung trung tâm công nghiệp. Sau này khi học về
một vùng một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là
trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên cần nêu thêm tại Đà Nẵng có rất
nhiều nhà máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung
tâm công nghiệp.
4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng vào quá trình dạy học phân môn Địa lí lớp 4 để
giúp các em thêm yêu thích và học tập môn học này đạt hiệu quả hơn.
5. Những thông tin cần được bảo mật: không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
Sau nhiều năm giảng dạy và nhất là năm học 2019- 2020 bản thân đã tập
trung triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên. Lớp 4/8 do tôi giảng dạy đã
thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đạt mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Những kết quả cụ thể đạt được
như sau:
- Tỉ lê học sinh hoàn thành tốt nội dung chương trình môn học tăng lên
đáng kể (83,4%) tính đến thời điểm cuối học kì I
- Hạn chế số lượng học sinh gặp khó khăn trong học tập, học sinh lười
học, học sinh tích cực hơn trong việc học tập phân môn Địa lí. Điều đó được
chứng minh qua kết quả kiểm tra định kì cuối kì I ở phân môn Địa lí năm học
2019-2020 của lớp như sau:
Lớp TSHS
4/8


12

Hoàn thành tốt
SL
Tỉ lệ %
10
83,4

Hoàn thành
SL
Tỉ lệ %
2
16,6

Nơi nhận:

- Như kính gửi;
- Lưu: TĐ-KT

15

Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ %
0
0




×