CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh .
Tên sáng kiến (SK):
Một số biện pháp để hình thành tính tự lập cho học sinh lớp 1 bán trú.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tính tự lập cho học sinh ở tất
cả các lớp 1 trong toàn trường nói riêng và địa bàn huyện nói chung.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 10/9/2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
a. Ưu điểm:
- Trường được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo, cơ sở vật chất
đầy đủ, đảm bảo các phòng chức năng cho học sinh học tập và sinh hoạt.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế phù hợp với học sinh lớp 1 bán
trú.
- Trong những năm trở lại đây, việc rèn kĩ năng sống tự lập, biết tự phục
vụ bản thân cho học sinh Tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng
Giáo Dục đặc biệt là Ban giám hiệu, phụ huynh đề cao và quan tâm.
b. Nhược điểm:
- Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp tôi nói riêng và lứa tuổi HS lớp 1
nói chung, đa số các em chưa thích nghi với việc học, chưa biết tự phục vụ cho
mình, chưa có thói quen tự giác trong mọi hoạt động ( chưa biết tự thay quần áo,
tự rửa chân tay, tự đi vệ sinh, tự ăn uống, ngủ, nghỉ, tự gấp chăn gối, chấp hành
nội quy nhà trường; nội quy của lớp bán trú …).
- HS còn rụt rè, nhút nhát; chưa có nề nếp trong học tập; chưa có tính tự
lập, chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh…
1
- Một số phụ huynh cho rằng các em còn quá nhỏ chưa cần thiết phải tự
phục vụ bản thân, sau này lớn lên một tí các em sẽ tự biết làm.
- Một số phụ huynh chỉ mới sinh con đầu lòng nên tất cả mọi sinh hoạt
hằng ngày của con đều do người lớn làm thay.
- Một số phụ huynh là công nhân nên ít có thời gian quan tâm dạy bảo con
cách tự phục vụ bản thân.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Các em phải làm quen với các việc như:
- Học sinh biết hiệu lệnh của giáo viên.
- Học sinh biết nghe hiệu lệnh của trống.
- Rèn cho HS kĩ năng tự phục vụ bản thân.
- Rèn cho HS thực hiện đúng giờ học và nghỉ ngơi.
- Biết chấp hành nội quy trường lớp.
- Biết cách giao tiếp với những người xung quanh.
- Biết làm những công việc vừa sức, phù hợp với bản thân.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
- Phòng học, bàn ghế phù hợp đảm bảo để học sinh nghỉ trưa: Phòng học
thoáng mát, bàn ghế đúng kích cỡ và có mặt lật để học sinh ngủ trưa.
- Phòng ăn: rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo số lượng bàn ghế đúng tiêu
chuẩn, phù hợp với độ tuổi để học sinh ngồi ăn an toàn.
- Bồn rửa tay: là điều kiện cần thiết để học sinh rửa tay trước và sau khi
ăn. Là nơi để học sinh ngủ dậy súc miệng, rửa mặt.
- Nhà vệ sinh: đảm bảo luôn luôn sạch sẽ.
- Khu trò chơi dân gian: là nơi học sinh giải trí sau giờ học căn thẳng
- Khu hoạt động Giáo dục thể chất: dành cho những học sinh thích hoạt
động phát triển thể chất.
Trên đây là điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để hình thành tính tự lập
của học sinh.
2
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
4.4.1. Mục đích của giải pháp:
Học sinh vừa từ mần non lên Tiểu học nên ý thức học tập chưa cao, thiếu
tính kiên trì, chóng chán, hay quên, cẩu thả, chưa có thói quen tự giác trong mọi
hoạt động, chưa biết tự phục vụ bản thân,… Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần
giúp cho học sinh hình thành kĩ năng sống tự lập, biết tự phục vụ bản thân.
4.4.2. Giải quyết vấn đề:
- Hình thành kĩ năng sống tự lập.
- Khả năng biết tự phục vụ bản thân.
4.4.3. Giải pháp thực hiện:
a. Lập kế hoạch cho việc nghiên cứu:
Chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:Từ tuần 3 đến tuần 18
- Giai đoạn 2:Từ tuần 19 đến tuần 35
b. Biện pháp cụ thể:
* Giai đoạn 1: (Từ tuần 3 đến tuần 18)
Trong giai đoạn này GV tập cho HS có thói quen học tập trên lớp: Biết
những quy định chung; Biết tự phục vụ bản thân: tự thay quần áo, tự rửa chân
tay, tự đi vệ sinh, tự ăn uống, ngủ, nghỉ, tự gấp chăn gối…đúng giờ; chấp hành
nội quy nhà trường; nội quy của lớp bán trú; biết ứng xử với mọi người xung
quanh.
+ Học sinh biết hiệu lệnh của giáo viên:
- Lấy sách vở cần thiết cho tiết học.
- Tìm bài học để học.
- Biết đưa bảng con, cách cầm sách để đọc.
- Biết trong giờ học vần: khi nào phát âm, đánh vần; khi nào đọc trơn.
VD: - Khi lấy sách: GV viết kí hiệu trên bảng chữ ‘S’.
- Khi lấy bảng con: GV viết kí hiệu trên bảng chữ ‘B’.
- Khi cô viết chữ ‘O’: tất cả ngồi yên lặng, đúng tư thế.
- Khi đánh vần: GV chỉ thước phía trước của âm, tiếng, từ…
3
- Khi đọc trơn: GV chỉ thước phía sau của âm, tiếng, từ…
+ Học sinh biết nghe hiệu lệnh của trống:
VD: - 3 tiếng trống: xếp hàng vào lớp.
- 1 tiếng trống: giờ vào lớp chính thức.
- 3 tiếng trống tiếp theo: ra chơi.
- 3 tiếng trống tiếp: vào lớp.
- 1 hồi trống: ra về.
- 2 tiếng trống: đến giờ ngủ trưa…
+ Rèn cho HS kĩ năng tự phục vụ bản thân:
- Trước giờ ăn: thay quần áo, rửa tay.
- Ăn xong biết cất chén, bát, lau bàn, rửa miệng, rửa mặt, uống nước.
- Biết rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc khi bẩn.
- Biết giữ quần áo sạch sẽ.
- Biết gấp chăn, gối của mình và để đúng nơi quy định.
- Biết giữ trật tự trong khi ăn uống và khi ngủ.
- Biết treo quần áo, mũ…đúng nơi quy định.
- Biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng.
- Biết giữ gìn đồ dùng cá nhân: cất vào cặp sau khi dùng.
+ Rèn cho HS thực hiện đúng giờ học và nghỉ ngơi:
GV tập cho HS thực hiện theo thời gian biểu như sau:
-Từ 7h15 đến 10h30
: Học buổi sáng.
-Từ 10h30 đến 10h45: Thay quần áo và vệ sinh trước khi ăn.
-10h45 đến 11h
: Ăn cơm trưa.
-11h đến 11h15
: Vệ sinh và nghỉ ngơi sau khi ăn.
-11h15 đến 11h20
: Chuẩn bị đồ dùng để ngủ trưa.
-11h20 đến 13h30
: Ngủ trưa.
-13h30 đến 13h40
: Gấp chăn gối, vệ sinh sau khi ngủ trưa.
-13h40 đến 13h50
: Ăn chiều.
-13h50 dến 14h
: Vệ sinh sau khi ăn chiều.
-14h10 đến 16h30
: Học buổi chiều.
4
+ Biết chấp hành nội quy trường lớp:
GV hướng dẫn HS chấp hành một số nội quy của nhà trường:
- Đi học đúng giờ.
- Ra vào lớp phải xin phép.
- Nghỉ học phải có giấy xin phép của phụ huynh.
- Biết giữ vệ sinh chung: Không vứt rác bừa bãi, đi tiêu, đi tiểu đúng nơi
quy định.
- Không ăn quà vặt.
- Trong khi ăn không nói chuyện, đùa nghịch, gõ chén, bát…
- Không viết, vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế.
- Không nói chuyện riêng trong giờ học.
- Không leo trèo lên bàn ghế, lan can.
- Tuân thủ đúng giờ học, giờ nghỉ của nhà trường.
+ Biết cách giao tiếp với những người xung quanh:
- Tập cho HS biết cách chào hỏi, nói năng lễ phép, nhỏ nhẹ với bạn bè, thầy
cô, các cô, chú trong trường.
- Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn: cho bạn mượn bút, đồ dùng học tập
khi bạn lỡ để quên ở nhà.
- Biết giúp đỡ bạn gấp chăn, gối sau khi ngủ dậy.
- Biết xin lỗi bạn khi mình sơ ý làm phiền bạn .
- Biết cảm ơn mọi người khi nhận được sự giúp đỡ.
- Biết chào hỏi người lớn khi gặp.
- Biết thưa, trình ba, mẹ, ông, bà…khi đi học và về nhà.
- Biết nhận lỗi khi mắc phải sai lầm.
- Không được nói dối với mọi người.
- Biết thương yêu và giúp đỡ em nhỏ.
* Giai đoạn 2:(Từ tuần 19 đến tuần 35)
Hết học kì I, tôi nhận thấy HS lớp tôi đã đi vào nề nếp: giờ học, giờ nghỉ,
giờ ngủ… các em dần đã tạo được thói quen tự lập, ít phụ thuộc vào cô giáo.
5
Các em có chuyển biến trong học tập, sinh hoạt tốt hơn theo từng tuần, từng
tháng mà tôi không phải nhắc nhở nhiều.
Học kì II, do tình hình dịch bệnh Covid - 19 kéo dài, việc đến trường của
các em bị gián đoạn nhưng không vì thế mà việc theo dõi kĩ năng tự lập của các
em bị đình trệ. Tôi đã phối hợp với phụ huynh vừa ôn luyện kiến thức vừa tiếp
tục rèn tính tự lập cho các em. Qua hơn hai tháng học tập và rèn luyện ở nhà (từ
giữa tháng 2 đến giữa tháng 4), tôi nhận được phản hồi tốt từ phụ huynh. Các em
đã biết tự giác học tập khi không có bố mẹ ở nhà; các em đã biết tự phục vụ bản
thân như ngủ dậy biết xếp gọn mền mùng, biết tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống
không cần bố mẹ nhắc nhở. Ngoài việc các em biết tự phục vụ bản thân ra, điều
mà khiến phụ huynh hết sức hài lòng đó là các em biết giúp bố mẹ những công
việc vừa sức của mình như giúp mẹ cho gà ăn, nhặt rau, quét nhà, rửa bát,...(có
hình ảnh ở phần phụ lục)
Để thói quen ấy trở thành kĩ năng cho HS, mỗi GV chúng ta phải tạo cho
các em một môi trường học tập thân thiện. Cô giáo vừa là cô, vừa là mẹ, vừa là
bạn ở mọi lúc, mọi nơi. GV phải kiểm tra, khuyến khích, động viên những bạn
thực hiện tốt nội quy, quy định chung của trường, của lớp để các bạn khác noi
theo. Có như thế mới gây được hứng thú học tập cho HS. Từ đó việc học tập ở
trên lớp của các em sẽ có được niềm vui, niềm say mê khi lần đầu tiên được đến
trường. Các em sẽ dần hoàn thiện hơn về kĩ năng tự lập, tự phục vụ bản thân khi
không có ba mẹ bên cạnh.
Qua hai bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy tính tự lập của học sinh thay đổi
rõ nét theo thời gian:
Bảng 1: Ngày 10/9/2019
TT
Nề nếp học tập
SL
TL
Khả năng tự phục vụ
SL
TL
Đã biết
17
45,9%
15
40,5%
Chưa biết
20
54,1%
22
59,5%
6
Bảng 2: Ngày 12/4/2020
TT
Nề nếp học tập
SL
TL
Khả năng tự phục vụ
SL
TL
Đã biết
34
91,9%
35
94.6%
Chưa biết
3
8,1%
2
5.4%
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Thực hiện giải pháp rèn tính tự
lập cho học sinh lớp 1/2 đạt chất lượng cao. Có thể áp dụng cho tất cả các lớp 1
trong toàn trường nói riêng và địa bàn huyện nói chung.
5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):………………………..
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến “Một số biện pháp để hình thành
tính tự lập cho học sinh lớp 1 bán trú” đã giúp cho tôi có hệ thống các biện pháp
rèn kĩ năng tự lập cho học sinh lớp 1. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Với những biện pháp thực tế, dễ áp dụng cho mọi đối tượng học sinh trong
lớp 1, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.
Tuy nhiên, khi áp dụng cần phải linh hoạt , sáng tạo để nâng cao hiệu quả trong
quá trình rèn tính tự lập cho các em.
Tôi tin rằng, trong quá trình thực hiện theo những yêu cầu, mục tiêu đã đề
ra, các em bước đầu có được những kĩ năng sống tự lập, tự chăm lo cho mình;
biết cách học tập trên lớp cũng như ở nhà; cách tự phục vụ bản thân: ăn uống,
nghỉ ngơi, vệ sinh cho cá nhân; biết mối quan hệ trong cộng đồng: thầy cô, bạn
bè…;biết giao tiếp với mọi người; biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; biết chấp
hành nội quy trường lớp. Đó cũng là điều kiện nuôi dưỡng ước mơ tốt đẹp về
mái trường, về thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, việc thực hiện tính tự lập của các em
cũng đi vào nề nề nếp và các em sẽ thực hiện nó ở mọi lúc, mọi nơi.
7
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử :
Khi áp dụng sáng kiến này HS biết tự sắp xếp đồ dùng, sách vở ngăn nắp
nên đồ dùng, sách vở không bị hỏng, tiết kiệm được cho phụ huynh một khoản
tiền đáng kể.
8
* PHỤ LỤC: (Tranh minh họa)
Giúp bạn gấp chăn, màn
Tự treo quần, áo
9
Rửa tay trước khi ăn
Ăn trưa
10
Bạn Phúc Hưng đang học bài ở nhà.
Bạn Lâm giúp mẹ nhặt củi.
11
Bạn Duyên quét nhà giúp mẹ..
Bạn Quyên giúp mẹ xếp chăn và hái rau
12
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH
TÍNH TỰ LẬP CHO HỌC SINH LỚP 1 BÁN TRÚ”
Tam Đàn, tháng 4 năm 2020
13