Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hoá chất bảo vệ thực vật tại xã chiềng Xôm, thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CÙ THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ THẢI BỎ
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ CHIỀNG
XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

SƠN LA - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

CÙ THỊ PHƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ THẢI BỎ
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ CHIỀNG
XÔM, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA
Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành

: 785 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THỊ MAI THẢO



SƠN LA - năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GVHD PGS.TS. Phạm Thị Mai Thảo –
Giảng viên Khoa Môi trường người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo, chỉ bảo
em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, các Thầy, Cô khoa Môi trường nói riêng đã
giảng dạy em những kiến thức từ đại cương đến chuyên ngành, giúp em có được cơ sở
lý thuyết vững vàng, làm tiền đề cho em phát triển bản thân trong môi trường làm việc
sau này khi ra trường.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động
viên em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,
luận văn này không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của quý Thầy, Cô để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Cù Thị Phương Thảo

1


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Bài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của GVHD PGS.TS. Phạm Thị
Mai Thảo.
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên

Cù Thị Phương Thảo

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN..............................................3
1.1. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)................................................3
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại............................................................................................................3
1.1.3. Quy định độ độc của thuốc BVTV.....................................................................4

1.2. Tác động đến môi trường sinh thái của hóa chất BVTV..................................5
1.2.1. Tác động có lợi...................................................................................................5
1.2.2. Tác động có hại..................................................................................................6
1.3. Nguyên tắc sử dụng hóa chất BVTV..................................................................7
1.4. Văn bản pháp luật về hóa chất BVTV...............................................................9
1.5. Công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong và ngoài nước...............11
1.5.1. Trong nước.......................................................................................................11
1.5.2. Ngoài nước.......................................................................................................11
1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu...................................................................13
1.6.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên........................................................................13
1.6.2. Khí hậu, thủy văn.............................................................................................14
1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................14
1.7. Đánh giá chung về tình hình thu gom hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm,
thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.................................................................................15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...16
3


2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................16
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp............................................................16
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................16
2.2.3. Phương pháp so sánh.......................................................................................17
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................20
3.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm...
.......................................................................................................................... 20
3.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm.................20
3.1.2. Đánh giá hiện trạng thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm...................30
3.2. Đánh giá công tác quản lý và thải bỏ hóa chất BVTV....................................33

3.2.1. Công tác tập huấn, hướng dẫn sử dụng hóa chất BVTV an toàn cho người
dân

..................................................................................................................... 33

3.2.2. Công tác xử lý hóa chất BVTV sau khi sử dụng tại xã Chiềng Xôm, thành
phố Sơn La.................................................................................................................. 34
3.3. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc sử dụng và thải bỏ hóa chất
BVTV và ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi sức khỏe của người dân xã
Chiềng Xôm................................................................................................................ 35
3.3.1. Nhận thức của người dân trong việc sử dụng hóa chất BVTV......................35
3.3.2. Nhận thức về thải bỏ hóa chất BVTV.............................................................37
3.3.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV................................38
3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV.................39
3.4.1. Giải pháp về sử dụng an toàn và hiệu quả hóa chất BVTV............................39
3.4.2. Giải pháp về thải bỏ và xử lý hóa chất BVTV hợp lý......................................40
3.4.3. Giải pháp về công tác quản lý..........................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng màu theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc
của thuốc........................................................................................................................ 4
Bảng 2. 1 Đối tượng điều tra tại xã Chiềng Xôm.........................................................17
Bảng 3. 1 Cơ cấu bố trí mùa vụ của lúa và cây ăn quả tại xã Chiềng Xôm..................20
Bảng 3.2 Các loại hóa chất BVTV khác được các hộ dân sử dụng cho cây lúa...........21
Bảng 3. 3 Các loại hóa chất BVTV các hộ dân sử dụng cho cây ăn quả......................23

Bảng 3.4 Số lần phun thuốc/vụ của các loại cây..........................................................28
Bảng 3.5 Thông tin về cơ sở buôn bán hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm................29
Bảng 3. 6 Cách người dân bảo quản hóa chất thừa......................................................31
Bảng 3.7 Đánh giá tuân thủ quy định pháp luật khi xây dựng bể chứa hóa chất..........35

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của
Việt Nam)...................................................................................................................... 5
Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lý xã Chiềng Xôm...............................................................14
Hình 1.3 Liều lượng hóa chất BVTV được sử dụng cho cây lúa.................................24
Hình 1.4 Liều lượng hóa chất BVTV được sử dụng cho cây ăn quả............................25
Hình 1.5 Thời điểm người dân phun hóa chất BVTV cho cây lúa................................26
Hình 1.6 Thời điểm phun hóa chất BVTV cho cây ăn quả...........................................27
Hình 1.7 Nguồn thông tin của người dân về hướng dẫn sử dụng hóa chất..................28
Hình 1.8 Hình ảnh các của hàng hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm..........................29
Hình 1.9 Biểu đồ hiện trạng xử lý hóa chất thừa sau khi sử dụng...............................30
Hình 1.10 Biểu đồ thực trạng xử lý vỏ, bao bì hóa chất sau khi sử dụng.....................31
Hình 1.11 Bao bì hóa chất BVTV trên đồng ruộng......................................................32
Hình 1.12 Số người được tập huấn về hóa chất BVTV.................................................33
Hình 3.13 Lĩnh vực được tập huấn của người dân.......................................................33
Hình 1.14 Bể chứa hóa chất BVTV ở xã Chiềng Xôm..................................................34
Hình 1.14 Thời điểm phun hóa chất BVTV..................................................................36
Hình 1.15 Cách xử lý khi hóa chất BVTV bị dính vào người.......................................37
Hình 1.16 Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến sức khỏe của người nông dân.............38

6



DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của
Liên hợp Quốc

LD50

Lethal dose 50%

WHO

Tổ chức y tế thế giới

7


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc suốt những năm gần

đây, cho thấy sự đóng góp của khoa học kỹ thuật; áp dụng các phương pháp cấy trồng
hiện đại không hề nhỏ. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng
nông sản, lương thực và nằm trong nhóm nước xuất khẩu lớn nhất. Song song với việc
thâm canh tăng vụ, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Ngày càng
có nhiều các loại hóa chất phục vụ nhu cầu sinh trưởng và phát triển đối với từng loại
cây trồng.
Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) bắt đầu được sử dụng rộng và đa dạng loại từ
những năm 1970, đặc biệt những năm 1980 đến 2000 tăng mạnh. Hóa chất BVTV
được xem là tác nhân có ích trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh cho cây
trồng, đem lại lượng nông sản lớn cho người dân. Tuy nhiên, chất độc hại đối tồn đọng
trong môi trường và ảnh hưởng đến con người, cây trồng, vật nuôi gây ra những tác
hại nghiêm trọng. Tỉnh Sơn La với đặc điểm địa hình cũng như thời tiết thích hợp với
nhiều loại cây trồng, từ lâu đã có nhiều mô hình trồng cây nông nghiệp lâu năm, và
trong những năm gần đây các loại trang trại và vườn kiểu mẫu được ứng dụng thử
nghiệm đã thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của bà con. Bên cạnh năng suất nông
sản tăng trưởng trong những năm gần đây, lượng hóa chất BVTV sử dụng cho mỗi mô
hình và vườn mẫu vượt quy định cho phép; bao bì và vỏ hóa chất sau khi sử dụng vứt
rải rác, không được thu gom và xử lý. Tác động của chất độc hại có trong hóa chất gây
ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng và quản lý hóa
chất không hợp lý trong hoạt động nông nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hoá chất bảo vệ thực vật tại xã chiềng
Xôm, thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La” nhằm cung cấp cơ sở đánh giá, so sánh tình
hình sử dụng và quản lý hóa chất BVTV, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu sử
dụng hóa chất BVTV không hợp lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Chiềng
Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

1



- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và thải bỏ hóa chất BVTV theo đúng
hướng dẫn và quy định hiện hành.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu và thực hiện
các nội dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Chiềng Xôm
2. Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý hóa chất BVTV
3. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc sử dụng thải bỏ hóa chất hóa
chất BVTV và ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến sức khỏe người dân
4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu sử dụng và thải bỏ hóa chất BVTV

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN
1.1. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
1.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp Quốc (FAO) đã đưa ra
định nghĩa về hóa chất BVTV như sau :” Hóa chất bảo vệ thực vật là bất kì hợp chất
hay hỗn hợp được dùng với mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát các tác nhân
gây hại, bao gồm vật chủ trung gian truyền bệnh của con người hoặc động vật, các bộ
phận không mong muốn của thực vật hoặc động vật gây hại hoặc ảnh hưởng đến các
quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán thực phẩm, nông sản, gỗ
và các sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn nuôi hoặc hợp chất phân tán lên động vật để kiểm
soát côn trùng, nhện hay đối tượng khác trong hoặc trên cơ thể chúng.
Hóa chất BVTV còn là tác nhân điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng lá,
chất làm khô cày, tác nhân làm thưa quả hoặc ngăn chặn rụng quả sớm. Cũng có thể
dùng hóa chất BVTV cho cây trồng trước cũng như sau khi thu hoạch để bảo vệ sản
phẩm không bị hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển”. [1]

1.1.2. Phân loại
- Theo mối nguy: Theo nguy cơ độc hại của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức
khỏe con người, chủ yếu là độ độc cấp tính đường uống và đường ngoài da khi thử
nghiệm trên chuột.
- Dựa trên LD50 (Lethal dose 50%, nghĩa là “lượng chất độc hoặc phóng xạ cần
thiết để giết một nửa số lượng sinh vật thí nghiệm sau một quãng thời gian định sẵn”)
[1], phân loại được các nhóm:


Cực độc



Độc tính cao



Độc trung bình



Độc nhe



Không có mối nguy nào

- Theo công dụng



Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại



Hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật

3




Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý, hay chế biến sau thu hái.

- Theo cấu tạo hóa học: Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong việc
triển khai xây dựng các phương pháp phân tích, vì hóa chất BVTV có cấu tạo tương tự
thường có tính chất giống nhau do đó phương pháp chiết, phương pháp phân tích
giống nhau, tạo điều kiện cho quá trình phân tích và xử lý. Ngoài ra, các hóa chất có
cấu trúc giống nhau, tác động đến sinh vật và con người cũng theo nguyên lý tương tự
nhau.


Nhóm clor hữu cơ



Nhóm phospho hữu cơ



Nhóm cúc tổng hợp




Nhóm carbamat



Nhóm neonicotinoid



Nhóm macrocyclic lacton



Nhóm vô cơ



Nhóm có nguồn gốc thực vật

1.1.3. Quy định độ độc của thuốc BVTV
Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
(WHO). [2]
LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).
Bảng 1.1 Bảng màu theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với
độc của thuốc

4



(1) Nhóm Ia, Ib: Băng màu đỏ (code PMS red 199C)
(2) Nhóm II: Băng màu vàng (code PMS yellow C)
(3) Nhóm III: Băng màu xanh da trời (code PMS blue 293 C)
(4) Nhóm IV: Băng màu xanh lá cây (code PMS green 347 C)

Hình 1.1 Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV
(theo quy định của Việt Nam)
1.2. Tác động đến môi trường sinh thái của hóa chất BVTV
1.2.1. Tác động có lợi
Các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật, cây trồng hoa màu, thường được gọi là
thuốc trừ sâu hoặc các sản phẩm hóa chất dùng trong nông nghiệp, đóng một vai trò
quan trọng trong việc kiểm soát các dịch hại và dịch bệnh đe dọa đến nguồn cung cấp
lương thực.
- Các sản phẩm hóa chất bảo vệ cây trồng hoa màu, hay “thuốc trừ sâu”, giúp
kiểm soát các loại côn trùng, dịch bệnh, cỏ dại, nấm và các dịch hại không mong muốn
khác.
- Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm đủ các sản phẩm dùng cho cả ứng dụng nông
nghiệp chuyên nghiệp và gia đình như thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ,
thuốc diệt khuẩn, điều hòa tăng (sinh) trưởng, thuốc diệt chuột, thuốc xông đất.
Các giống cây trồng hoa màu phải chiến đấu với 30.000 loài cỏ dại, 3.000 loài
giun tròn, và 10.000 loài côn trùng ăn thực vật. Dù đã sử dụng các sản phẩm thuốc bảo
vệ thực vật nhưng mỗi năm vẫn thiệt hại khoảng 20-40% sản lượng lượng thực do dịch
hại. Những thiệt hại này có thể xảy ra khi cây trồng hoa màu đang phát triển ngoài

5


đồng ruộng hoặc trong quá trình lưu tại kho giống và tại nhà. Tóm lại, một cách đầy
đủ, chúng ta không thể có một nguồn cung lương thực đảm bảo nếu không sử dụng các

sản phầm thuốc bảo vệ thực vật. [3]
1.2.2. Tác động có hại
a. Đối với môi trường
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái
Trong tự nhiên, có các loài gây hại thì cũng có các loài có lợi. Các loài
thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên khi con người sử dụng thuốc
BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định
trong tự nhiên. Bởi thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại. Đồng
thời, nó cũng giết chết rất nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại thiên địch như
ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài
gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều,
làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc
từ con mồi đã bị trúng thuốc.
- Gây ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm đất
Thuốc BVTV sau khi đước sử dụng một phần sẽ bị bay hơi; một phần được
quang hóa; một phần cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa. Tuy vậy, dù có sử
dụng bằng cách nào thì cuối cùng thuốc BVTV vẫn bị ngấm vào vào đất. Nếu
loại thuốc có tính độc cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật có lợi trong đất. Kể cả
thời gian phân hủy dài thì khổng đủ thời gian để đất phân hủy hết. Đặc biệt nếu
dùng lâu dài và liên tục, chắc chắn các chất độc hại sẽ bị tích lũy lại dần trong
đất.
Theo đó, tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Đặc biệt
là nhóm Clo có trong nó cực kì khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn
đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới.
Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

6



+ Ô nhiễm nguồn nước
Những phần thuốc BVTV khi chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng
ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm. Chưa kể
những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục
rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó. Gây ô nhiễm
nước một cách nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật
sống dưới nước. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức
khỏe con người.
- Hình thành dịch bệnh hại
Theo những thống kê trong lịch sử sử dụng thuốc BVTV cho thấy, dịch hại
mới không phải là từ những nơi khác di chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu có
ngay tại địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành
dịch hại. Bởi vì, thuốc bảo vệ thực vật sau một thời gian dùng thì những loài có
hại chính sẽ dần suy yếu đi. Song, các vật phá hủy ở mức nhe trước đó lại có xu
hướng phát triển, mạnh dần lên. Bởi, sau khi dùng thuốc, dịch gây hại bị giảm
số lượng sinh vật trong quần thể nhanh nhưng lại phục hồi dễ dàng với số lượng
lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó, hình thành dịch nguy hiểm, gây
thiệt hại nặng cho người nông dân. Những dịch bệnh nhờ vậy mà lại hình thành
mới, xử lý sẽ khó hơn nhiều và cần thời gian mới nghiên cứu ra thuốc nhằm tiêu
diệt chúng tận gốc.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ
bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi
trường (đất, nước, không khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt
đầu quá trình gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác
động ngay lập tức, tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian tới sức khỏe của con
người. Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho
thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người.

7


1.3. Nguyên tắc sử dụng hóa chất BVTV
a. Nguyên tắc sử dụng đúng thuốc
Khi sử dụng thuốc BVTV cần phải biết rõ loài sâu bệnh cần phòng trừ, tham vấn
ý kiến cán bộ chuyên môn BVTV hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa
chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly
ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại
thuốc an toàn với cây trồng, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi
mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.
Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục thuốc được
phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
b. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng
Đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun
trên một đơn vị diện tích cây trồng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo
của cán bộ kỹ thuật. Tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người
sử dụng, cây trồng vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quá
thấp sẽ làm cho sâu bệnh lờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch. Phải có
dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay.
Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hôm sau hay lần sau.
c. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc
Phun thuốc vào thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối
với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh. Phun vào lúc trời râm mát, không có gió to để
thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa.
Phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có
thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm sắp thu hoạch (thời gian cách
ly tùy thuộc từng loại thuốc, thường có khuyến cáo thời gian trước thu hoạch). Phun
khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế. Để phun thuốc đúng lúc,
người trồng tiêu cần tham vấn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp để được hướng dẫn, xác

định.
d. Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách
- Trước khi phun thuốc:

8


Cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người phun như quần áo lao động,
mũ, kính, khẩu trang, bao tay, ủng; chuẩn bị dụng cụ pha thuốc như ống đong, cân, xô
pha thuốc, que khuấy và bình phun thuốc đã được kiểm tra không bị rò rỉ. Sử dụng
thuốc còn trong bao bì an toàn. Nơi pha thuốc phải gần nơi cần phun, xa nguồn nước
sinh hoạt, xa chuồng trại gia súc gia cầm.
Khi pha thuốc, bà con cần dự tính trước lượng thuốc và lượng nước cần dùng để
pha. Cho vào bình khoảng nửa lượng nước rồi đổ thuốc vào và khuấy kỹ, sau đó tiếp
tục cho nửa lượng nước còn lại vào và khuấy để thuốc phân tán đều trong nước.
Không tự ý phối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau, vì hỗn hợp này có thể phản
ứng làm gia tăng hiệu lực thuốc nhưng cũng có nhiều trường hợp sẽ làm giảm hiệu lực
thuốc, hoặc phản ứng gây cháy nổ, gây độc hại cho cây trồng vật nuôi và cho người sử
dụng. Do đó chỉ phối trộn thuốc nếu đã nắm chắc, theo hướng dẫn trên bao bì hay
hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thuốc đã phối trộn phải được sử dụng ngay.
Thông thường, phối trộn hai hay nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun sẽ cho
hiệu quả cao hơn. Nhưng nhiều bà con nông dân chưa hiểu rõ nguyên tắc phối trộn mà
đã tùy tiện phối trộn thuốc BVTV nên không chỉ hiệu lực phòng trừ sâu bệnh thấp mà
còn làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Khi phun thuốc, phải hướng vòi phun vào đúng vị trí gây hại của từng loại sâu
bệnh để cho tia thuốc tiếp xúc được nhiều nhất với sâu bệnh. Không đi ngược chiều
gió khi phun.
Tuyệt đối không ăn uống, hút thuốc, không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên
cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
- Sau khi phun thuốc: Quần áo, các dụng cụ lao động, bình bơm thuốc phải

được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng cùng với nơi lưu chứa thuốc
BVTV của gia đình. Không trút đổ thuốc dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước
sinh hoạt của cộng đồng. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã
dùng vào mục đích bất kỳ nào khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa nguồn
nước sinh hoạt và khu dân cư. [4]
1.4. Văn bản pháp luật về hóa chất BVTV
Các quy định hiện hành về quản lý hóa chất BVTV ở Việt Nam và tỉnh Sơn La

9


- Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Thông tư 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT: Thông tư liên tịch hướng dẫn
việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng
- Thông tư số 06/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số
10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm
sử dụng tại Việt Nam
- Quyết định 1186/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa
hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam
- Quyết định số 501/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa
hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và Fipronil ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng tại Việt Nam
- Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
thuốc bảo vệ thực vật
- Thông tư số 13/2018/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vập được

phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam
- Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam
- Quyết định 4154/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ các thuốc BVTV chứa hoạt
chất Trichlorfon khỏi danh mục được phép sử dụng
- Quyết định 278/QD-BNN-BVTV về việc loai bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất
2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam
- Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa
Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl ra khỏi Danh mục thuôc BVTV được
phép sử dụng tại Việt Nam
- Thông tư 231/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí trong lĩnh vực BVTV do Bộ Tài chính ban hành

10


- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi;
thủy sản; thực phẩm
- Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật
- Kế hoạch 06/KH-UBND về thực hiện Đề án quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020
- Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý kinh doanh phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn
nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La. [5]
1.5. Công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trong và ngoài nước
1.5.1. Trong nước
- Theo “Báo cáo tóm tắt Tổng quan về Ô nhiễm nông nghiệp ở Việt Nam” chỉ ra
rằng: Việc lạm dụng thuốc trừ sâu cũng lan tràn ở một số khu vực của Việt Nam, nơi
mà các nông trang đã nhanh chóng sử dụng thuốc trừ sâu ở mức tối thiểu cho tới mức

khá là cao (so với khuyến cáo), với những lo ngại về việc lạm dụng đặc biệt đối với
lúa gạo, mặc dù ở mức độ cao hơn trung bình. Như đã lưu ý, việc sử dụng thuốc trừ
sâu đã tăng lên đáng kể kể từ khi nhập khẩu được hợp pháp hóa từ năm 1986 mặc dù
đã có hơn một thập kỷ nỗ lực nhằm giảm xu hướng này.
- “Báo cáo hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu thuộc nhóm
hóa chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam” chỉ ra rằng: Vấn đề ô nhiễm hóa chất
BVTV tại Việt Nam là do tồn lưu hóa chất BVTV, hầu hết mọi trường hợp là do việc
sử dụng rộng rãi các hóa chất BVTV khó phân hủy (nhiều nhất là DDT và hexacloro
hexan – HCHs) trong nông nghiệp và y tế ở quá khứ. Các nghiên cứu khoa học về dư
lượng các chất này trong môi trường đất, nước và trầm tích tại các khu vực đồng bằng
và ven biển Việt Nam đều cho thấy sự có mặt của các chất này (trong đó đặc biệt là
DDT và HCHs) với nồng độ khá cao trong hầu hết các thành phần môi trường. Qua
các kết quả thống kê sơ bộ do các UBND tỉnh và Tổng cục môi trường thực hiện trong
khuôn khổ thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và xử lý ô nhiễm Môi trường do hóa chất
BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước (Quyết định số 1946/QĐ-TTg) cho thấy tính đến

11


tháng 6 năm 2013 toàn quốc ghi nhận có khoảng 1652 điểm (nghi ngờ) ô nhiễm môi
trường do hóa chất BVTV tồn lưu.
1.5.2. Ngoài nước
- Manar F đã chỉ ra rằng: Để kiểm soát tác động tiêu cực của thuốc trừ sâu tổng
hợp, thuốc trừ sâu hữu cơ tự nhiên nên được sử dụng để thay thế cho thuốc trừ sâu
tổng hợp có nhiều tác hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Những lựa chọn
thay thế là những vật liệu tự nhiên hoạt động như kẻ giết người hoặc thuốc chống côn
trùng để giảm, tiêu diệt và tiêu diệt các loài gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và Môi trường. Trong nghiên cứu này, hiệu quả của thuốc trừ sâu hữu cơ tự nhiên đã
được kiểm tra bằng cách thực hiện sơ bộ thí nghiệm như một phương pháp đầu tiên
bao gồm 11 thành phần nguyên liệu tự nhiên với nồng độ khác nhau để chọn các thành

phần hiệu quả nhất và trộn chúng trong một điều trị (thuốc trừ sâu). Kết quả là rất tích
cực đối với một số trong số họ và cho thấy những loại thuốc trừ sâu hữu cơ này có
hiệu quả như thế nào trong việc tiêu diệt và đẩy lùi sâu bệnh. Dầu neem, dầu oải
hương và dầu Cottonseed là hiệu quả nhất với thời gian xuống cấp cao. Mặt khác, chất
lỏng hoa cúc là ít hiệu quả nhất vì nó là chất lỏng, không phải dầu (dầu đậm đặc hơn).
Hơn nữa, dầu tỏi và dầu bạc hà có hiệu quả như chất chống thấm với thời gian phân
hủy cao. Cho lần thứ hai phương pháp trong đó năm nguyên liệu hiệu quả nhất dựa
trên các thí nghiệm sơ bộ đã được trộn lẫn cùng nhau tạo thành một loại thuốc trừ sâu.
Thuốc trừ sâu cuối cùng cho thấy kết quả hiệu quả trên côn trùng dính và kiến. Thiếu
nghiên cứu về thuốc trừ sâu hữu cơ tự nhiên là một trở ngại trong nghiên cứu này,
trong đó một số thành phần chưa được kiểm nghiệm khoa học trong các nghiên cứu
trước đây. Nghiên cứu này có thể giúp thay đổi từ các hoạt động hóa học được sử dụng
trong nông nghiệp lĩnh vực để phương pháp thân thiện hơn trong điều kiện của nông
nghiệp bền vững. [6]
- Alhaji I đã chỉ ra rẳng: một trong những thách thức lớn nhất mà nông dân Sierra
Leonean phải đối mặt là kiểm soát dịch hại. Chim, động vật gặm nhấm, côn trùng,
động vật giáp xác và các sinh vật khác có thể làm giảm mạnh sản lượng. Để ngăn chặn
các sinh vật này phá hủy mùa màng của họ, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy
nhiên, có những báo cáo rằng các hóa chất này đang bị lạm dụng và việc lạm dụng như
vậy đang có tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của nông dân.

12


Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra việc sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng
lúa và những tác động tiềm tàng của nó đối với môi trường và người nông dân Sierra
Leone. Năm trăm nông dân và một trăm nhân viên y tế trên cả nước đã được phỏng
vấn. Năm mươi cuộc thảo luận nhóm tập trung cũng đã được hoàn thành. Quan sát
thực địa cũng đã thực hiện để xem làm thế nào nông dân áp dụng thuốc trừ sâu vào
trang trại của họ và các mối đe dọa có thể có sức khỏe con người và môi trường. Rõ

ràng là một loạt các loại thuốc trừ sâu được sử dụng bởi những người nông dân trồng
lúa ở Sierra Leone với 60% thuốc trừ sâu được sử dụng vào nước này bất hợp pháp.
Hầu hết nông dân không có kiến thức về việc xử lý an toàn thuốc trừ sâu vì 71% trong
số họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ hình thức đào tạo nào. Thuốc trừ sâu cả sinh vật
mục tiêu và không mục tiêu, một số trong đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Các trường
hợp có vấn đề về sức khỏe như buồn nôn, rối loạn hô hấp và mờ mắt được nghiên cứu
trong nghiên cứu này là cao hơn đáng kể trong số những người nông dân sử dụng
thuốc trừ sâu so với những người không sử dụng thuốc trừ sâu. Các trường hợp thuốc
trừ sâu nhiễm độc không được điều tra bởi các nhân viên y tế nhưng kết quả thu được
từ các cuộc phỏng vấn với họ cũng chỉ ra rằng các trường hợp triệu chứng liên quan
đến thuốc trừ sâu cao hơn đáng kể. [7]
1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.6.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Xã Chiềng Xôm trực thuộc thành phố Sơn La, cách trung tâm thành phố 3km,
nằm ở phía bắc thành phố Sơn La chạy dọc theo dòng suối Nậm La.
Phía bắc giáp với xã Bó Mười huyện Thuận Châu và xã Mường Bú huyện
Mường La; Phía nam giáp với Phường Chiềng An; Phía đông giáp với xã Chiềng
Ngần; phía tây giáp với xã Chiềng Đen thành phố Sơn La.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 6.159,65 ha. [8]

13


Hình 1.2 Bản đồ vị trí địa lý xã Chiềng Xôm
1.6.2. Khí hậu, thủy văn
Chiềng Xôm là một xã miền núi, có dòng suối Nậm La 5 km chảy qua, lại có
nhiều khe lạch chảy về, mặt khác do dòng suối Nậm La thoát lũ qua 5 cửa hang ngầm
thường xuyên bị bồi lấp sau mùa mưa lũ, vì vậy hàng năm vào mùa mưa bão thường bị
mưa, lũ gây ngập úng dài ngày và sạt lở đất. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng
22 °C, độ ẩm trung bình 81%

1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã có tổng số hộ là 1.511 với 5.752 nhân khẩu, trong đó: Nam: 2.848 người, Nữ
2.904 người. Dân cư được phân bố thành 10 bản và 6 dân tộc cùng sinh sống trong đó
dân tộc thái chiếm 92,1%; đa số nhân dân sống bằng nghề thuần nông.
14


Với tổng diện tích tự nhiên là 6,159 ha, sử dụng cho các mục đích đất ở và đất
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
- Đất thổ cư: 39,9ha
- Đất nông nghiệp 939,509 ha. Trong đó, đất lúa nước 89,279ha, đất trồng cây
hàng năm 792,87ha, đất trồng cây lâu năm 29,32ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 28,04ha)
- Đất rừng 4.339,28ha
- Đất phi nông nghiệp 153,3ha
- Còn lại là đất khác.
Ngành nghề của người dân xã Chiềng Xôm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chỉ
có một tỷ lệ nhỏ là hộ buôn bán, kinh doanh dịch vụ. Sản lượng nông nghiệp đạt:
5.567,4 tấn; Sản lượng bình quân đạt 1.033 kg/người/năm. Trong đó: - Cây lương
thực: Lúa xuân diện tích gieo cấy 81,82ha, năng suất bình quân đạt 88 tạ/ha, sản lượng
720 tấn. Lúa mùa diện tích gieo cấy 87,027ha, năng suất bình quân đạt 40tạ/ ha, với
tổng sản lượng 348,1 tấn. Ngô diện tích gieo trồng 762,6ha, năng suất bình quân đạt
59 tạ/ha, sản lượng 4.499,3 tấn. - Các loại cây trồng khác: Lạc 28,5ha, năng suất đạt 25
tạ/ha, sản lượng đạt 71,2 tấn; Sắn 14ha; Đậu, đỗ các loại 4,2ha, năng suất đạt 20 tạ/ha,
sản lượng đạt 8,4 tấn; diện tích trồng rau các loại 8 ha; cây ăn quả các loại 14,8 ha; cà
phê diện tích gieo trồng 14,52ha; Diện tích trồng hoa: 18,44ha. - Chăn nuôi: Tổng đàn
gia súc: 7.790 con, gia cầm hiện có: 77.956 con.
1.7. Đánh giá chung về tình hình thu gom hóa chất BVTV tại xã Chiềng
Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Chiềng Xôm là xã thuần nông nên nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV trong nông
nghiệp ngày càng tăng. Với khối lượng lớn hóa chất BVTV thải ra môi trường, việc

thu gom, xử lý đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành chức năng của xã. Các
cơ quan chức năng đã đưa quản lý chất thải từ hóa chất BVTV vào Chương trình xây
dựng nông thôn mới, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét công nhận
địa phương nông thôn mới. Ngoài ra lực lượng cán bộ đãc tăng cường tuyên truyền để
nông dân hiểu 4 “đúng” trong sử dụng thuốc BVTV để giúp người dân nâng cao kiến
thức và hiểu rõ hơn các sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

15


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hóa chất bảo vệ thực vật đối với các hộ dân trồng: lúa;
cây ăn quả.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã chiềng Xôm, thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La
+ Phạm vi thời gian: 10/03/2020 – 13/06/2020
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh
tế xã hội, thời tiết khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, điều kiện địa hình tại khu vực nghiên
cứu và các loại hình nông nghiệp được áp dụng sản xuất.
Kế thừa và sử dụng các tài liệu, số liệu của những công trình nghiên cứu trước đó
liên quan đến tác động của sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp và ảnh hưởng
của hóa chất đến môi trường và con người. Và tìm kiếm các số liệu liên quan tới các
văn bản pháp luật của nhà nước, các quy định về hóa chất BVTV.
Tham vấn các chuyên gia, thầy cô và ban quản lý địa phương có những hiểu biết
về hóa chất BVTV.
Mục tiêu: Viết phần nội dung chương I: Tổng quan tài liệu liên quan

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trên địa bàn xã nhằm quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông
tin liên quan tới đề tài như: Vỏ, bao bì người dân thải bỏ, các bể chứa hóa chất trên địa
bàn, các hoạt động mua bán thuốc ở các hộ kinh doanh. Lựa chọn vị trí các hộ để
phỏng vấn.
Quan sát và thu thập thông tin về các cơ sở buôn bán hóa chất BVTV trong xã
Chiềng Xôm, xác định loại hình canh tác ở xã để lựa chọn đối tượng phỏng vấn.

16


×