Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kĩ thuật nuôi cá trắm đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.21 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH- KTNN
NHÓM 1 TỔ 4 – LỚP NÔNG HỌC B K31
BÀI THẢO LUẬN
MÔ HÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ TRẮM ĐEN
GVHD, Võ Văn Chí
Quy Nhơn, tháng 2 năm 2011
Phần I: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRẮM ĐEN
1. Nguồn gốc, phân bố:
Tên chính thức: Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846).
Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông
lớn như sông Hồng, sông Thái bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều ở vùng
đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là
sông Lam -Nghệ an(Nguyễn Thái Tự, 1983).
Trên thế giới: Cá có từ Hắc long giang, Trung quốc đến Bắc Việt nam.
Đàn cá hiện nay đang lưu giữ gồm 20 con.

2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo:
Thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên. Mắt bé so với
đầu, ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Miệng
hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương hàm dưới
bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần mắt hơn
mõm. Màng mang rộng liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng hình cối
nghiền.
Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, gần gốc
vây đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có
gai cứng. Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu
môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây
hậu môn.
Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt


chẽ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng.
Bụng tròn, phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn
Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng.

3. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản:
3.1. Đặc điểm sinh học :
Cá sống ở hạ lưu các sông, các đầm hồ ven sông và đồng ruộng. Cá còn
được nuôi thả trong các ao đầm và ruộng trũng. Cá sống ở tầng giữa và tầng
đáy, rất ít lên trên mặt nước, sống nhiều ở nơi nước tĩnh và chảy yếu. Cá
trắm đen khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng muỗi.
Cá cỡ lớn chuyển sang ăn động vật đáy nhất là ốc, hến, trai, sò nhỏ; ngoài ra
còn ăn tôm cua và các lọic công trùng. Khi đói cá có thể ăn cả quả rụng như
sung.

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, nặng nhất tới 40-50kg. Cá thường đánh
bắt được cỡ 2-3kg đến 4-5kg và có thể gặp những con 20-30kg. Cá lớn
tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Cá trắm đen ở sông
Hồng (1964) năm thứ nhất dài 26,5cm; năm thứ 2 dài 43,6cm; năm thứ 3 dài
60,6cm; năm thứ 4 dài 71,6cm; năm thứ 5 dài 90,9cm; năm thứ 6 dài 95cm.
Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5kg, sau hai năm
nuôi đạt trên 3kg và sau 3 năm nuôi đạt 5kg (Mai Đình Yên, 1993).
Cá thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản từ
tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng như
các loài cá trôi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường di
cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều
kiện đẻ trứng. Cá đẻ trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ
về xuôi và do vậy trùng với mùa vớt cá bột.



Giá trị bảo tồn, lưu giữ
Trước đây người dân thường vớt cá bột ngoài tự nhiên và nuôi trong ao,
hồ, đầm vùng đồng bằng. Cá ăn động vật đáy chủ yếu là nhuyễn thể, kích
thước tối đa lớn, thịt cá có thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao. Gần đây
cá trắm đen được nuôi để diệt ốc bươu vàng trong các đầm, hồ, ao, ruộng.
Hiện nay, Cá trắm đen được ghi trong sách Đỏ Việt Nam, đang có nguy
cơ diệt chủng ở mức độ V. Sản lượng cá trong các vực nước tự nhiên giảm
sút nghiêm trọng do vậy cần được bảo vệ và tái tạo để phục hồi và phát triển.

Phần II: KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ
TRẮM ĐEN
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI:
Chúng ta có thể sử dụng ao có sẵn hoặc ao mới đào để nuôi Trắm đen.
Diện tích và hình dạng ao tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, có thể
từ vài trăm m
2
đến vài mẫu, nhưng tốt nhất chọn ao hình chữ nhật, có diện
tích từ 1000-3000m
2
, độ sâu nước từ 2–2,5m. Những ao này sẽ thuận lợi cho
chăm sóc và thu hoạch cá.
1. Vị trí ao nuôi:
Ao gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho việc cấp nước khi cần và gần
hệ thống thoát để hạn chế chi phí khi thay nước và khi thu hoạch.
Ao ở nơi thoáng để ao có thể tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời giúp
cho các sinh vật là thức ăn cho cá lúc nhỏ có thể phát triển tốt.
2. Bờ ao
Chắc chắn không dò dỉ nước, không có hang hốc. Với ao mới đào tránh
sạt lở bờ. Độ cao của bờ ao cần cao hơn mức nước cao tối đa 0,5-0,6m .
Trên bờ không nên trồng các cây có tán che phủ lớn vì lá cây rụng xuống

ao làm hỏng nước ao, gây thối đáy ao và tán cây che rợp mặt ao gây cản chở
ánh sáng chiếu xuống ao làm giảm độ thoáng và hạn chế sự phát triển của
thức ăn tự nhiên. Trên bờ cần phát quang các bụi cây quanh ao để không còn
chỗ ẩn nấp của địch hại.
3. Nước:
Cá Trắm đen có nhu cầu về oxy cao hơn các loài cá khác. Nếu không đủ
oxy cá chậm phát triển, dễ bị bệnh và chết. Do vậy muốn đảm bảo oxy cho
cá phải quản lý môi trường nước ao nuôi luôn sạch, bề mặt ao phải thoáng.
Tốt nhất mỗi 500 m
2
ao nuôi nên bố trí một máy phun mưa để tăng sự
khuyếch tán của oxy từ không khí vào trong nước khi cần. Mực nước trong
ao luôn giữ khoảng 1,5-2m là tốt nhất. Nước trong ao phải dễ dàng thay
được khi cần thiết.

×