Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V. Putin giai đoạn 2012-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

TRẦN THỊ MAI DUYÊN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG V. PUTIN
GIAI ĐOẠN 2012-2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

TRẦN THỊ MAI DUYÊN

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG V. PUTIN
GIAI ĐOẠN 2012-2016

Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN



Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, em đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, động viên, chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Nguyễn Cảnh
Toàn. Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này của
Thầy.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Quốc
tế học, trƣờng Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt
thời gian Cao học.
Nhân dịp này, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,
ngƣời thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật
chất trong suốt thời gian qua.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NGA GIAI ĐOẠN 2012-2016 .............................................. 12
1.1. Tình hình thế giới ..................................................................................... 12

1.1.1. Những biến động trên thế giới .............................................................. 12
1.1.2. Cuộc khủng hoảng Ukraine .................................................................. 17
1.2. Tình hình nội bộ nƣớc Nga ...................................................................... 20
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ........................................................ 20
1.2.2. Tình hình đối ngoại ............................................................................... 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 31
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA GIAI ĐOẠN 2012-2016 ......................... 32
2.1. Nội dung chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn 2012-2016 ................ 32
2.2. Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn 2012-2016 36
2.2.1. Chính sách của Nga đối với các nước CIS ........................................... 36
2.2.2. Chính sách của Nga đối với EU và Mỹ ................................................. 39
2.2.3. Chính sách của Nga đối với các đối tác châu Á ................................... 46
2.2.4. Chính sách của Nga đối với khu vực Trung Đông-Bắc Phi và Mỹ Latin61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 66

1


CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NGA GIAI ĐOẠN 2012-2016 VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG
TỚI VIỆT NAM ............................................................................................ 67
3.1. Những thành tựu và hạn chế .................................................................... 67
3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 67
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 77
3.2. Một số nguyên nhân của thành tựu và hạn chế ........................................ 85
3.2.1. Nguyên nhân thành tựu ......................................................................... 85
3.2.2. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 88
3.3. Một số tác động tới Việt Nam .................................................................. 90
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 97

KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
The Association of Southeast Asian Nations

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng
Asia-Pacific Economic Conference

CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập
Commonwealth of Independent States

CSTO

Tổ chức hiệp ƣớc an ninh tập thể
Collective Security Treaty Organization

EU

Liên minh châu Âu

European Union

EAEU

Liên minh kinh tế Á - Âu
Eurasia Economic Union

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

IS

Islamic State
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng

NATO

Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng
North Atlantic Treaty Organization

SCO

Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải
Shanghai Cooperation Organization

TBD

Thái Bình Dƣơng


USD

Đô la Mỹ
United States Dollar

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết dẫn tới một sự khủng hoảng về vị thế
của Liên bang Nga trên trƣờng quốc tế. Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh
vào những năm 1990, Mỹ và phƣơng Tây đã không thừa nhận và đối xử với
Liên bang Nga nhƣ một cƣờng quốc lớn trên thế giới, đặc biệt là việc phƣơng
Tây ngày càng tiếp cận tới khu vực vốn đƣợc coi là sân sau của Nga, đe dọa
sát biên giới Nga. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 đến nay, khi V. Putin giữ cƣơng
vị Tổng thống, nƣớc Nga đã dần khôi phục vị thế là một cƣờng quốc lớn,
buộc Mỹ và phƣơng Tây phải tính toán và cần tới Liên bang Nga trong các
vấn đề quốc tế.
Trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp giai đoạn 2000-2008, thế giới đã đƣợc
chứng kiến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga dƣới thời
Tổng thống V. Putin theo hƣớng khẳng định và củng cố vị thế nƣớc Nga trên
vũ đài chính trị quốc tế. Sau khi trở lại làm Tổng thống Liên bang Nga trong
cuộc bầu cử năm 2012, trƣớc những biến đổi của tình hình thế giới, khó khăn
và thách thức trong nƣớc cũng nhƣ sức ép từ bên ngoài, Tổng thống V. Putin
đã đƣa ra những điều chỉnh mới trong chính sách đối ngoại. Đáng chú ý, ngay
sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 07/5/2012, ông đã ký 11 sắc lệnh đề cập
những nội dung cơ bản của chủ trƣơng chiến lƣợc phát triển nƣớc Nga trong
nhiệm kỳ mới. Ngày 15/02/2013, Tổng thống V. Putin đã đƣa ra tuyên bố về

chính sách đối ngoại mới của Liên bang Nga nhằm nâng cao vị thế và uy tín
của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế. Trong các văn kiện nhƣ Chiến lƣợc An ninh
quốc gia, Thông điệp Liên bang hàng năm, Tổng thống V. Putin đều đƣa ra
một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại để phù hợp với đặc điểm tình
hình mới trong nƣớc và quốc tế.
Nga đã từng bƣớc khôi phục và khẳng định vị thế của mình ở các khu
vực ngoại vi và trên thế giới. Sự kiện Crimea vào tháng 3/2014 đã cho thấy

4


Tổng thống V. Putin đang khẳng định quyền của Nga ở khu vực từng là sân
sau. Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria năm 2015 cũng là một trong những
ví dụ khẳng định Nga đã và đang khôi phục vị thế trong việc tham gia các nỗ
lực giải quyết các “điểm nóng” trên thế giới. Trên thực tế, Nga đã và đang là
một trong những nhân tố cân bằng sự ổn định trong quan hệ quốc tế. Vị thế
quốc tế gia tăng với những thành tựu nhất định về ngoại giao là những thành
công trong thực hiện chính sách đối ngoại của Nga, để từ đó góp phần hỗ trợ
Nga giải quyết các vấn đề trong nƣớc, đƣa nƣớc Nga ngày càng phát triển trên
các mặt nhƣ kinh tế, chính trị-đối ngoại, quân sự-quốc phòng.
Là một nƣớc lớn, chính sách đối ngoại của Nga tác động tới tất cả các
nƣớc, các khu vực, các tổ chức quốc tế, các mối quan hệ quốc tế, nhất là các
trục quan hệ lớn nhƣ Nga - Mỹ, Nga - EU, Nga - Trung, tác động trực tiếp
đến lợi ích của các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc nhỏ, đồng thời cũng ảnh
hƣởng đến xu hƣớng giải quyết các điểm nóng trên thế giới nhƣ Syria,
Ukraine hay cuộc chiến chống khủng bố… Kể từ sau cuộc khủng hoảng
Ukraine (2014), Nga đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại trong quan
hệ với Mỹ, phƣơng Tây và các nƣớc khu vực châu Á. Tuy coi trọng mối quan
hệ với phƣơng Tây, nhƣng Nga đang thực hiện chiến lƣợc hƣớng Đông, trong
đó có thúc đẩy quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam. Việc Nga ngày càng

quan tâm tới khu vực châu Á - TBD đã tạo cơ hội cho các nƣớc tăng cƣờng
giao lƣu, hợp tác cùng phát triển, nhƣng cũng gây ra những khó khăn cho các
nƣớc nhỏ trong xử lý các mối quan hệ quốc tế, nhất là trƣớc sự gia tăng cạnh
tranh, tranh giành ảnh hƣởng giữa các cƣờng quốc.
Trong môi trƣờng quốc tế đầy biến động nhƣ hiện nay, đối với Việt
Nam, là một nƣớc có quan hệ truyền thống với Nga và Nga hiện là đối tác
chiến lƣợc toàn diện của Việt Nam, chính sách đối ngoại của Nga sẽ có những
tác động, ảnh hƣởng, mà chúng ta cần quan tâm theo dõi và nghiên cứu để có
những nhận định, đánh giá khoa học, toàn diện, nắm bắt và dự báo những xu

5


hƣớng chính trị đang diễn ra ở Nga, từ đó đƣa ra những đối sách và ứng xử
quốc tế phù hợp, nhằm tăng cƣờng hợp tác, tận dụng đƣợc những cơ hội mà
mối quan hệ với Nga mang lại, đồng thời hạn chế những tiêu cực để đảm bảo
lợi ích quốc gia.
Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nga dƣới thời Tổng
thống V. Putin trong những năm gần đây có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Do đó, tác giả chọn nghiên cứu về “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
dưới thời Tổng thống V. Putin giai đoạn 2012-2016” để làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổng thống V. Putin và chính sách đối ngoại của ông đƣa ra trong các
nhiệm kỳ của mình không phải là một đề tài nghiên cứu mới, mà là một chủ
đề đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của nhiều
học giả trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, với việc Nga ngày càng khẳng định vị
thế cƣờng quốc thế giới bằng các hành động quyết đoán và mạnh mẽ trong
các vấn đề quốc tế, nên chính sách đối ngoại của Nga và Tổng thống V. Putin
cũng là chủ đề nghiên cứu của lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách ở

nhiều quốc gia. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về V. Putin và
chính sách đối ngoại trong các nhiệm kỳ ông làm Tổng thống nƣớc Nga. Các
tài liệu này phân tích về V. Putin và chính sách đối ngoại của Nga dƣới các
góc độ khác nhau, nhƣng tất cả đều thừa nhận sức ảnh hƣởng của Nga trên
trƣờng quốc tế đang ngày càng tăng lên và vai trò quan trọng của Tổng thống
V. Putin đối với sự lớn mạnh của nƣớc Nga.
Ở Việt Nam, có nhiều ấn phẩm dịch hoặc tài liệu viết về V. Putin tiêu
biểu nhƣ Dƣơng Minh Hào-Triệu Anh Ba (2015), Bản lĩnh Putin; Trƣơng Dự
(2013), Putin - Sự trỗi dậy của một con người (dịch giả Hồng Phƣợng);… Các
tác phẩm đều cho thấy đƣợc về con ngƣời V. Putin, qua đó giúp lý giải đƣợc
phần nào về những quyết sách mà V. Putin đƣa ra khi làm Tổng thống Nga.

6


Ngoài ra, ở trong nƣớc, nhiều học giả đã viết về sự thay đổi của nƣớc Nga
cũng nhƣ các chính sách của Nga trong những năm qua, nhƣ Nguyễn An Hà
(2011), Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21; Hà Mỹ Hƣơng (2006),
Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày mai… Bên cạnh đó,
nhiều tài liệu, bài nghiên cứu khác đƣợc đăng trên các báo, tạp chí của Việt
Nam, nhƣ các bài viết của các tác giả Bùi Huy Khoát (2008), Nga tiếp tục
chính sách đối ngoại cứng rắn trong quan hệ với phương Tây?, Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu; Nhữ Quang Nam (2010), Nga thúc đẩy mục tiêu khôi
phục vị thế cường quốc, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại; Nguyễn
Cảnh Toàn (2012), Sự điều chỉnh chiến lược của Nga ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu;…
Chính sách đối ngoại của Nga cũng là một đề tài thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả nhƣ Nguyễn Hải Vân Anh (2008), Luận văn
Thạc sỹ “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.
Putin”; Phan Thị Bích Hạnh (2014), Luận văn Thạc sỹ “Cải cách năng lượng

Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”; Hoàng
Thị Thu Hiền (2014), Luận văn Thạc sỹ “Chính sách phát triển vùng Viễn
Đông của Liên bang Nga và khả năng hợp tác quốc tế (giai đoạn từ năm 2000
đến nay) ”; Dƣơng Tuấn Nghĩa (2010), Luận văn Thạc Sỹ “Chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI”; Trần
Thanh Tùng (2014), Luận văn Thạc sỹ “Chính sách Châu Á-Thái Bình
Dương của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay”; Nguyễn Huy Anh Tuấn
(2015), Luận văn Thạc sỹ “Chính sách Trung Đông của Liên bang Nga giai
đoạn 2000-2015”,...
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, các học giả, cơ quan, tổ chức, viện nghiên
cứu và chính phủ các nƣớc đều quan tâm và nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Nga dƣới thời Tổng thống V. Putin, với các công trình nghiên cứu
nhƣ: Fiona Hill (2015) How Vladimir Putin’s World View Shapes Russian

7


Foreign Policy, Kari Roberts (2017), Understanding Putin: The politics of
identity and geopolitics in Russian foreign policy discourse nhận định về
vai trò của Tổng thống V. Putin trong định hình chính sách đối ngoại của
Nga; Igor Zevelev (2016), Russian National Identity and Foreign Policy,
Kimberly Marten (2013), A new explanation for Russian foreign policy,
Stephen J.Blank (2012), Perspectives on Russian foreign policy đƣa ra quan
điểm về chính sách đối ngoại của Nga trong bối cảnh quốc tế mới; Yuki
Naruoka (2016), Russian foreign policy shift and its sources, Konstantin
K.Khudoley (2016), Russian foreign policy admid current international
tensions; Keir Giles (2017), The turning point for russian foreign policy
đánh giá về điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga từ năm 2014; Dmitri
Trenin (2016), Russia’s Asia Strategy: Bolstering the Eagle’s Eastern
Wing về chính sách của Nga đối với khu vực châu Á; Iwashita Akihiro

(2006), Russia and its neighbors in crisis về chính sách của Nga đối với
Trung Á; Ivan Safranchuk (2016), Russia in Reconnecting Eurasia về chính
sách của Nga đối với CIS... Trong đó, phần lớn những tài liệu trong một số
năm trở lại đây tập trung nghiên cứu về những điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Nga sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine (2014).
Những tài liệu này đều có sự nghiên cứu rất kỹ và đƣa ra những đánh
giá khác nhau về chính sách đối ngoại của Nga, là những thông tin bổ ích
giúp hiểu thêm về chính sách đối ngoại của Nga dƣới các góc độ phân tích
khác nhau. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo các bài viết học thuật, các
bài nghiên cứu trên các trang báo điện tử, giúp việc tìm hiểu, nghiên cứu về
chính sách đối ngoại của Nga dƣới thời Tổng thống V. Putin đƣợc đầy đủ,
toàn diện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Nga.
Phạm vi nghiên cứu:

8


- Về không gian: Nga và một số đối tác, khu vực chủ yếu có quan hệ
với Nga. Do giới hạn nghiên cứu, nên luận văn chỉ tập trung vào phân tích
những nét chính nhất trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nga với
một số đối tác và khu vực có quan hệ chủ yếu với Nga nhƣ CIS, EU, Mỹ,
Trung Quốc và một số đối tác châu Á khác gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam,
ASEAN; khu vực Trung Đông-Bắc Phi và Mỹ Latin.
- Về thời gian: Giai đoạn 2012-2016, trong đó: từ 2012 đến 2014 là thời
điểm Tổng thống V. Putin bắt đầu trở lại lãnh đạo nƣớc Nga (2012) đến trƣớc
cuộc khủng hoảng Ukraine (2014); từ 2014 đến 2016: Nga có những điều
chỉnh chính sách sau khi quan hệ với Mỹ, EU bị suy giảm nghiêm trọng sau
sự kiện Crimea trở thành một phần lãnh thổ Nga.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ thực tiễn
triển khai chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dƣới thời Tổng thống V.
Putin giai đoạn 2012-2016 với một số đối tác, khu vực để đánh giá thành tựu,
hạn chế, nguyên nhân; đồng thời, đƣa ra một số nhận định về quan hệ NgaViệt và tác động chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những nhân tố tác động tới chính sách đối ngoại của Nga giai
đoạn 2012-2016 từ bên ngoài và chính bên trong nội tại của nƣớc Nga;
- Phân tích quan điểm về mục tiêu, hƣớng ƣu tiên và thực tiễn Nga triển
khai chính sách đối ngoại với các đối tác chính của Nga, trong đó có Việt
Nam, ở thời kỳ 2012-2016;
- Đánh giá kết quả triển khai chính sách đối ngoại của Nga, đƣa ra một số
nhận định về tác động chính sách đó đối với Việt Nam và quan hệ Nga-Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các các phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn nhƣ phƣơng pháp phân tích lợi ích, phƣơng pháp phân tích

9


chính sách, phƣơng pháp phân tích tác động, phƣơng pháp hệ thống-cấu trúc,
phƣơng pháp nghiên cứu khu vực… nhằm đƣa ra những phân tích, đánh giá
khách quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn nhƣ sau:
- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về chính sách đối ngoại
của Nga trong giai đoạn 2012-2016, đƣa ra những phân tích, so sánh và đánh
giá khoa học, qua đó thấy đƣợc thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của
Nga với một số đối tác chính, trong đó có Việt Nam.
- Góp phần cung cấp một số thông tin, kiến thức về môi trƣờng chính

trị và quan hệ quốc tế giai đoạn 2012-2016, làm rõ thực tiễn mối quan hệ giữa
Nga với các nƣớc, khu vực.
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc hoạch
định chính sách đối ngoại của Việt Nam trƣớc tình hình triển khai chính sách
đối ngoại của Nga.
- Đề tài có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
học tập và nghiên cứu các vấn đề về chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những nhân tố tác động tới chính sách đối ngoại của Nga
giai đoạn 2012-2016. Chƣơng này phân tích về tình hình thế giới và trong
nƣớc tác động tới việc hình thành và triển khai chính sách đối ngoại của Nga.
Chƣơng 2: Nội dung và thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của
Nga giai đoạn 2012-2016. Chƣơng này trình bày về quan điểm, mục tiêu và
quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Nga với một số đối tác chính
gồm CIS, EU và Mỹ, Trung Quốc và các đối tác châu Á khác, khu vực Trung
Đông-Bắc Phi và Mỹ Latin.

10


Chƣơng 3: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Nga
giai đoạn 2012-2016 và một số tác động tới Việt Nam. Chƣơng này phân tích
về những kết quả, thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong chính sách đối ngoại của
Nga, tìm hiểu nguyên nhân, nhân tố tác động tới các kết quả đó. Đồng thời,
đƣa ra nhận định về một số tác động đối với Việt Nam.

11



CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA NGA GIAI ĐOẠN 2012-2016
1.1. Tình hình thế giới
1.1.1. Những biến động trên thế giới
Tháng 3/2012, Tổng thống Nga V. Putin tiếp tục trở thành ngƣời lãnh
đạo đất nƣớc Liên bang Nga trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có
những biến động phức tạp với những bƣớc chuyển nhanh và mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, tác động tới hầu hết các quốc gia. Những thay đổi này là tác
nhân quan trọng định hình cục diện toàn cầu trong năm 2012 và những năm
tiếp theo. Những thay đổi này diễn ra ở các khu vực và trên nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Một là, kinh tế thế giới có dấu hiệu ổn định hơn, nhƣng phục hồi chậm
và tiềm ẩn một số nguy cơ dẫn tới suy thoái kép. Kể từ năm 2011, nền kinh tế
toàn cầu bắt đầu thoát khỏi cuộc suy thoái, bƣớc vào giai đoạn phục hồi và
tăng trƣởng, nhƣng không đồng đều, mong manh, chứa đựng nhiều rủi ro.
Một số nƣớc khu vực EU gặp phải những khó khăn tài chính và chính trị, gây
ra “cơn bão” khủng hoảng nợ công, ngƣời dân liên tục xuống đƣờng biểu tình
phản đối chính sách “thắt lƣng buộc bụng”, làm nảy sinh những bất ổn xã hội
tại nhiều quốc gia, thậm chí chính phủ một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Italy, Đan
Mạch bị thay thế. Vấn đề khủng hoảng nợ công trầm trọng ở châu Âu có nguy
cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái kép, tác động sâu sắc đến
nền kinh tế các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản... Những căng
thẳng về thƣơng mại, chống bán phá giá, tỷ giá tiền tệ… diễn ra ngày càng
gay gắt và quyết liệt, trong bối cảnh các nƣớc có xu hƣớng triển khai các
chính sách đối ngoại theo hƣớng đạt đƣợc tối đa các lợi ích kinh tế quan
trọng.

12



Hai là, cục diện thế giới tiếp tục có những thay đổi sâu sắc. Bên cạnh vị
trí siêu cƣờng của Mỹ với sức mạnh vƣợt trội về kinh tế, quân sự và khoa học
công nghệ, sự trỗi dậy và vƣơn lên của các nƣớc lớn khác nhƣ Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil… ngày càng chứng tỏ vai trò, vị thế trên bàn
cờ chính trị không chỉ tầm khu vực mà cả trên phạm vi toàn cầu [56]. Xu
hƣớng đa cực hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế phát triển; quan hệ giữa
các nƣớc lớn ngày càng đan xen và ảnh hƣởng lẫn nhau trong khuôn khổ vừa
hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau; hợp tác nhƣng không dẫn tới
liên minh mới, đấu tranh, nhƣng tránh đối đầu quân sự trực tiếp [19, tr.108].
Trong đó, xu thế đa cực định hình rõ nét hơn và yếu tố cạnh tranh có xu
hƣớng gia tăng. Các nƣớc lớn vừa kiềm chế nhau, vừa lợi dụng lẫn nhau, vừa
va chạm vừa điều chỉnh vì lợi ích quốc gia, nhất là về phạm vi ảnh hƣởng
kinh tế - thƣơng mại, những vấn đề lợi ích chiến lƣợc sống còn, nhƣ không
gian tự do hành động, khu vực ảnh hƣởng, tài nguyên năng lƣợng, thƣơng
mại… Những điều này dẫn tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hƣớng
chủ động, linh hoạt, thực dụng ở các nƣớc, trong đó có Nga.
Ba là, trong năm 2012, không chỉ có sự thay đổi lãnh đạo ở Nga với
việc Tổng thống V. Putin lên nắm quyền, mà ở Mỹ Tổng thống B.Obama tái
cử nhiệm kỳ 2, tại Trung Quốc, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí
thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc, là lãnh đạo cấp
cao nhất với quyết tâm chấn hƣng dân tộc Trung Hoa, cũng nhƣ các nƣớc lớn
khác điều chỉnh và đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc theo hƣớng chi phối quan
hệ quốc tế và cạnh tranh ảnh hƣởng toàn cầu. Mỹ tiếp tục điều chỉnh chiến
lƣợc nhằm duy trì ảnh hƣởng và đảm bảo lợi ích tại các khu vực trọng điểm,
thực hiện chính sách can dự toàn cầu nhằm duy trì vị thế, vai trò lãnh đạo thế
giới, thu hẹp không gian chiến lƣợc của các nƣớc lớn khác; tiếp tục coi châu
Âu là “đối tác cốt yếu”, triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu
nhằm hạn chế khả năng răn đe của Nga, thể hiện rõ bản chấ t của khẩ u hiê ̣u


13


“cài đă ̣t la ̣i” quan hê ̣ Mỹ

- Nga do Tổng thống Mỹ B.Obama khởi xƣớng .

Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt; đẩy mạnh triển khai
trên tất cả các hƣớng nhằm tăng cƣờng và mở rộng ảnh hƣởng quốc tế; tăng
cƣờng quan hệ với các nƣớc lớn khác, đặc biệt là các nƣớc trong khối BRICS
(Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi); khẳng định phát triển quan hệ
hợp tác chiến lƣợc Trung - Nga là ƣu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại. Nhật Bản thúc đẩy quan hệ đồng minh và cải thiện quan hệ với các
nƣớc lớn, đẩy mạnh triển khai chính sách đối ngoại nhằm trở thành cƣờng
quốc có tiếng nói quan trọng trên trƣờng quốc tế, thực hiện mục tiêu trở thành
cƣờng quốc toàn diện, thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nga; tăng
cƣờng quan hệ đối tác với các nƣớc Đông Nam Á, chủ động can dự vào các
vấn đề quốc tế nhằm thể hiện vai trò “cƣờng quốc bình thƣờng”. Ấn Độ thực
hiện chính sách đối ngoại độc lập, năng động, quyết đoán, thực dụng, tự chủ
và cân bằng, để đạt mục tiêu trở thành cƣờng quốc khu vực và thế giới, thực
hiện đẩy mạnh quan hệ với Nga; tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức
quốc tế, khu vực; ƣu tiên quan hệ hữu nghị với các nƣớc láng giềng, tăng
cƣờng quan hệ hợp tác toàn diện với các nƣớc ASEAN, coi ASEAN là trọng
tâm trong thúc đẩy thực hiện chính sách hƣớng Đông.
Bốn là, các khu vực không gian địa-chiến lƣợc đƣợc Nga xác định, nhƣ
khu vực CIS, Trung Á và các khu vực khác trên thế giới chịu sự canh tranh
ảnh hƣởng mạnh mẽ giữa các nƣớc lớn. Ở khu vực không gian hậu Xô viết,
EU tìm cách mở rộng ảnh hƣởng ở khu vực CIS qua việc tăng cƣờng cơ chế
Đối tác phía Đông. Mỹ cũng gia tăng cạnh tranh ảnh hƣởng và kiềm chế Nga

tại khu vực Trung Á, duy trì vùng đệm an ninh với Afganistan, Pakistan xung
quanh Nga. Trung Quốc viện trợ tài chính để tăng cƣờng kết nối với các nƣớc
CIS ở Trung Á thông qua Sáng kiến Vành đai và con đƣờng. Ấn Độ cũng
tăng cƣờng các mối quan hệ song phƣơng với các nƣớc Trung Á. Trong khi
đó, khu vực Trung Đông-Bắc Phi, Mỹ Latin tiếp tục chịu sự cạnh tranh ảnh

14


hƣởng mạnh mẽ của các nƣớc lớn. Ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, Mỹ thông
qua khoản viện trợ 70 triệu USD cho các phe đối lập Syria chống lại Chính
phủ của Tổng thống B. al-Assad. Một số nƣớc EU cũng phối hợp với Mỹ
trong các hoạt động quân sự ở Trung Đông-Bắc Phi. Hành động can thiệp
quân sự của Pháp tại Mali năm 2013 cho thấy Pháp đang tìm cách khôi phục
ảnh hƣởng ở châu Phi. Trung Quốc tiến hành viện trợ, cho vay và cam kết đầu
tƣ hàng tỷ USD đối với các nƣớc đang phát triển ở châu Phi và Trung Mỹ,
nâng cấp quan hệ song phƣơng với nhiều nƣớc nhƣ thiết lập quan hệ đối tác
chiến lƣợc với Sri Lanka (2013), quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện với
Peru, Mexico (2013). Tháng 7/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến
thăm khu vực Mỹ Latin, với hàng loạt thỏa thuận hợp tác đƣợc ký kết với các
nƣớc nhƣ Brazil, Argentina, Venezuel, Cuba ở nhiều lĩnh vực, cùng với quyết
định thành lập Quỹ đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng ở Mỹ Latin trị giá 20 tỷ USD, thể
hiện sự quan tâm lớn của Trung Quốc đối với khu vực này. Mỹ tuyên bố bình
thƣờng hóa và tái thiết lập quan hệ với Cuba (2016) thể hiện mong muốn
giành lại niềm tin và ảnh hƣởng ở khu vực Mỹ Latin. Nhật Bản cũng đẩy
mạnh can dự vào khu vực Mỹ Latin, thể hiện rõ qua chuyến thăm của Thủ
tƣớng S. Abe tới khu vực này vào tháng 7-8/2014 với các trạm dừng chân ở
Mexico, Trinigat, Tobago, Colombia, Chile, Brazi. Những điều chỉnh chiến lƣợc
này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nƣớc lớn ở khu vực Mỹ Latin gia tăng.
Năm là, vai trò địa kinh tế và địa chính trị của châu Á-TBD ngày càng

tăng lên. Việc Mỹ và phƣơng Tây bị ảnh hƣởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công, tạo ra sự
chuyển dịch mạnh mẽ sức mạnh tài chính, kinh tế và theo đó là ảnh hƣởng
địa-chính trị từ phƣơng Tây sang các khu vực khác của thế giới, nhất là châu
Á-TBD. Trong nhiều năm, khu vực châu Á đƣợc đánh giá là phát triển năng
động, là đầu tàu thúc đẩy kinh tế thế giới. Tại khu vực diễn ra quá trình hội
nhập năng động với các diễn đàn, tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả

15


nhƣ APEC, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN
(ARF), ASEAN… Do đó, châu Á-TBD trở thành nơi triển khai và cạnh tranh
lợi ích, ảnh hƣởng của các nƣớc lớn. Năm 2012, Mỹ chính thức công bố chiến
lƣợc chuyển trọng tâm sang châu Á-TBD với các ƣu tiên chiến lƣợc về chính
trị, đối ngoại, kinh tế, quân sự. Trung Quốc ngày càng mạnh về kinh tế, quân
sự và tầm ảnh hƣởng về chính trị, thể hiện tham vọng trở thành một nhà lãnh
đạo ở khu vực. Nhật Bản nỗ lực gia tăng ảnh hƣởng chính trị, muốn thông qua
ngoại giao kinh tế để phát huy vai trò toàn diện ở khu vực này nhằm đạt đƣợc
tham vọng trở thành cƣờng quốc chính trị thế giới. Ấn Độ chủ trƣơng tăng
cƣờng quan hệ với châu Á-TBD bằng “Hành động hƣớng Đông” … Không
chỉ vậy, tiềm năng kinh tế của những trung tâm tăng trƣởng mới của thế giới,
trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc đứng ở vị trị nổi bật, với ảnh hƣởng chính
trị gia tăng, mang lại cho Nga những cơ hội không nhỏ [34, tr.56]. Bối cảnh
này góp phần đƣa châu Á-TBD trở thành khu vực ngày càng có ý nghĩa quan
trọng đối với các vấn đề lợi ích của Nga.
Sáu là, các vấn đề toàn cầu đòi hỏi hành động phối hợp mạnh mẽ của
tất cả các quốc gia. Một mặt, các vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ biến
đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, cấm
phổ biến vũ khí hạt nhân, sự gia tăng hoạt động của các tổ chức khủng bố, đặc

biệt là IS… ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề toàn cầu, đe dọa
mọi quốc gia. Mặt khác, các vấn đề an ninh truyền thống nhƣ chiến tranh,
xung đột vũ trang... kéo dài, diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng nhƣ
vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề hạt nhân Iran, tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Bắc Cực, nội chiến
ở Syria, xung đột phe phái ở Yemen, Lybia, Nigeria... tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
hiểm họa khó lƣờng, đe dọa đến sự ổn định, hòa bình và phát triển của thế
giới. Những điều này đòi hỏi sự tham gia và phối hợp giải quyết của các nƣớc
lớn nhƣ Mỹ, Nga, Trung Quốc... Ngƣợc lại, các cƣờng quốc cũng tìm cách

16


can dự vào các vấn đề có quy mô khu vực, toàn cầu để khẳng định tầm ảnh
hƣởng và vị thế quốc tế.
Tình hình thế giới biến động khó lƣờng với những thay đổi sâu sắc, tạo
ra cơ hội và thách thức cho các nƣớc, trong đó có Nga trong quá trình lấy lại
vị thế cƣờng quốc toàn cầu, qua đó tác động tới sự hình thành và triển khai
chính sách đối ngoại. Vì vậy, Nga cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt các mối
quan hệ quốc tế, trên cơ sở đảm bảo các lợi ích cốt lõi.
1.1.2. Cuộc khủng hoảng Ukraine
Cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra năm 2014, xuất phát từ những mâu
thuẫn trƣớc đó. Do không đồng tình với quyết định hủy ký thỏa thuận thƣơng
mại liên kết châu Âu để quay lại đàm phán gia nhập Liên minh Hải quan với
Nga của Tổng thống V. Yanukovych, phe đối lập ở Ukraine với sự giúp đỡ
của các thế lực bên ngoài, từ tháng 11/2013 đã tiến hành các phong trào biểu
tình phản đối chống Chính phủ và tiến hành đảo chính lập pháp lật đổ Chính
phủ của Tổng thống hợp pháp V. Yanukovych vào tháng 2/2014, đƣa O.
Turchynov lên làm Tổng thống tạm quyền, tháng 5/2014 tổ chức bầu Petro
Poroshenko - ngƣời có tƣ tƣởng thân phƣơng Tây làm Tổng thống. Những

hành động này bị ngƣời dân các tỉnh miền Đông và miền Nam Ukraine biểu
tình phản đối, lãnh đạo các tỉnh này tuyên bố ly khai khỏi chính quyền trung
ƣơng. Sau cuộc trƣng cầu dân ý ngày 16/3/2014, ngày 18/3/2014, Tổng thống
Nga V. Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một bộ phận lãnh thổ của Liên
bang Nga. Hai tỉnh Donetsk và Lugansk của Ukraine cũng tuyên bố thành lập
nhà nƣớc độc lập - Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân
Lugansk. Sự kiện Crimea và việc Nga ủng hộ lực lƣợng miền Đông Ukraine
bị Mỹ và phƣơng Tây coi là hành động phƣơng hại đến an ninh, nên đã xác
định, Nga cần đƣợc coi là “đối thủ hơn là đối tác”. Mỹ và phƣơng Tây cùng
với việc bao vây cô lập về ngoại giao, cấm vận về kinh tế với Nga, đã triển
khai các biện pháp quân sự để đối phó [6, tr.38].

17


Cuộc khủng hoảng Ukraine là nhân tố tác động mạnh mẽ và có liên
quan đến lợi ích chiến lƣợc của nhiều nƣớc lớn, tác động mạnh mẽ tới cục
diện quan hệ giữa Nga với các nƣớc bởi nó làm đổ vỡ quan hệ giữa Nga với
EU, dẫn tới thế đối đầu Nga - phƣơng Tây, tạo ra bƣớc ngoặt địa chính trị ở
lục địa Á - Âu, khiến các nƣớc, nhất là Mỹ, EU và Trung Quốc có những điều
chỉnh chính sách đối ngoại. Cụ thể:
Một là, Mỹ tăng cƣờng chính sách trừng phạt và cô lập Nga, thay thế
Nga trong quan hệ kinh tế, quân sự với EU và nỗ lực làm suy giảm quan hệ
của Nga với Trung Quốc. Với Nga, Mỹ cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm
gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, lấy lý do Nga sáp nhập Crimea để cô
lập Nga. Mỹ thực hiện các biện pháp gia tăng lệnh trừng phạt đối với Nga,
đồng thời chủ trƣơng vận động EU và các nƣớc phƣơng Tây tăng cƣờng gây
sức ép nhiều mặt với Nga [55, tr.46]. Với EU, để làm suy giảm quan hệ EU
với Nga, Mỹ cam kết cùng với NATO bảo đảm an ninh cho các nƣớc EU;
tăng cƣờng thắt chặt quan hệ kinh tế với EU để thay thế Nga. Nhằm ngăn

chặn xu hƣớng quan hệ Nga - Trung gia tăng sau khủng hoảng Ukraine, Mỹ
tìm cách cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc thông qua cam kết thúc đẩy
quan hệ nƣớc lớn “kiểu mới”.
Hai là, EU tăng cƣờng quan hệ với Mỹ, điều chỉnh chính sách trong
quan hệ với Nga và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Đối với Mỹ, chủ
trƣơng chung của EU là tăng cƣờng quan hệ toàn diện với Mỹ, tiếp tục ủng
hộ quan điểm của Mỹ về các biện pháp trừng phạt, làm suy yếu và ngăn
chặn Nga, đồng thời tăng cƣờng giúp đỡ Ukraine. Trong quan hệ với Nga,
EU liên tiếp thực hiện các lệnh trừng phạt Nga bất chấp những tổn hại lớn về
kinh tế đối với khối này. Trong quan hệ với Trung Quốc, do khủng hoảng
Ukraine dẫn đến mất thị trƣờng tại Nga, nên EU đẩy mạnh quan hệ nhiều
mặt với Trung Quốc, nhất là về kinh tế.

18


Ba là, Trung Quốc xác định tận dụng lợi thế để điều chỉnh sách lƣợc
quan hệ với các nƣớc lớn theo hƣớng có lợi cho nƣớc này, vì Nga, Mỹ, EU
đều cần đến Trung Quốc cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh. Đối
với Nga, trƣớc việc nƣớc này đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc “hƣớng Đông”,
Trung Quốc chủ trƣơng thúc đẩy “Quan hệ hợp tác cùng thắng, đƣa quan hệ
đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện đi vào chiều sâu” (3/2013) để tăng cƣờng
quan hệ với Nga. Đối với Mỹ, mặc dù giữa hai bên còn nhiều mâu thuẫn về
mặt lợi ích, đặc biệt là sự cạnh tranh vị thế quốc tế và ảnh hƣởng tại khu vực
châu Á-TBD, nhƣng Trung Quốc xác định tăng cƣờng quan hệ với Mỹ trên
nguyên tắc đồng thuận và cùng có lợi, thực hiện mục tiêu xây dựng quan hệ
nƣớc lớn “kiểu mới” với Mỹ. Với EU, trong bối cảnh EU có những bất đồng
nội bộ, phải đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế cũng nhƣ
chịu sức ép từ Mỹ và Nga, Trung Quốc chủ trƣơng tăng cƣờng thúc đẩy quan
hệ nhiều mặt với EU để thâm nhập sâu vào khu vực này.

Nhƣ vậy, cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đã làm cho các chủ
thể quốc tế có liên quan nhƣ Mỹ, EU, Trung Quốc đều có những điều chỉnh
trong chính sách đối ngoại. Trong đó, sự điều chỉnh lớn, toàn diện theo
hƣớng gia tăng đối đầu giữa Mỹ, EU với Nga. Do sự can dự của Mỹ và
phƣơng Tây ở Ukraine cũng nhƣ ở Đông Âu, khu vực không gian chiến lƣợc
của Nga ngày càng bị thu hẹp, các mối đe dọa có xu hƣớng tiệm cận biên
giới lãnh thổ, lãnh hải của Nga. Hơn thế, với cáo buộc “Nga can dự vào
Ukraine”, “sáp nhập Crimea”... Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây đã tiến hành
một cuộc chiến bao vây, cấm vận chống Nga một cách công khai về mặt
kinh tế và hiện diện quân sự, củng cố, mở rộng liên minh tới sát biên giới và
các khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Nga, tác động tiêu cực tới uy tín
của Nga ở các khu vực ảnh hƣởng và phạm vi quốc tế. Sức ép của Mỹ và
phƣơng Tây khiến không gian địa chiến lƣợc và đối tác, đồng minh của Nga
bị thu hẹp và cô lập một phần ở hƣớng Tây, làm thay đổi cục diện các mối

19


quan hệ quốc tế và đẩy trục địa chính trị và chiến lƣợc của Nga hƣớng về
phía Đông, gây ra những thách thức lớn về đối ngoại, buộc Nga phải có
những điều chỉnh, tính toán lại chiến lƣợc, chính sách đối ngoại của mình.
Năm 2016, tình hình nội bộ ở nhiều nƣớc, khu vực có những diễn biến
phức tạp, bất định. Hàng loạt quốc gia ở các châu lục đều có những bất ổn
chính trị hoặc diễn biến chính trị phức tạp, nhất là châu Âu không chỉ chứng
kiến những bất đồng do giải quyết cuộc khủng hoảng di cƣ, mà còn phải
chứng kiến việc Anh rời khỏi châu Âu (Brexit), đảo chính quân sự lật đổ
Tổng thống R.Erdogan bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tƣớng Italy M.Renzi
từ chức; … Trong đó, sự kiện Brexit không chỉ làm cho EU đứng trƣớc
nhiều thách thức cần phải giải quyết về kinh tế và chính trị, mà còn khiến
khối này suy yếu hình ảnh trên trƣờng quốc tế. Không chỉ vậy, nƣớc Mỹ

cũng có xu hƣớng coi trọng hơn việc lấy lại vị thế siêu cƣờng của Mỹ khi
những chính sách của Mỹ ở các khu vực chƣa đem lại nhiều kết quả nhƣ kỳ
vọng. Những điều này là cơ hội để Nga khẳng định mình và từng bƣớc vƣợt
qua đƣợc những lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Tuy nhiên, bối cảnh này
cũng khiến EU và Mỹ đều có xu hƣớng kiềm chế vị thế quốc tế đang lên của
Nga, dẫn tới cạnh tranh chiến lƣợc giữa Nga với Mỹ và phƣơng Tây không
những không giảm đi, mà tiếp tục diễn ra quyết liệt ở nhiều khu vực trên thế
giới. Mặc dù Nga đã có những thỏa thuận hợp tác với Mỹ và sự ủng hộ của
EU để cùng phối hợp giải quyết các vấn đề nóng của thế giới nhƣ cuộc chiến
chống IS, vấn đề hạt nhân Iran, cuộc khủng hoảng di cƣ…, nhƣng chiến lƣợc
tập hợp lực lƣợng bao vây, cô lập, làm suy yếu Nga của Mỹ và phƣơng Tây
vẫn không thay đổi.
1.2. Tình hình nội bộ nƣớc Nga
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Năm 2012, Tổng thống V. Putin trở lại lãnh đạo Liên bang Nga với
nhiều yếu tố thuận lợi khi nƣớc Nga có sự phát triển kinh tế khá ổn định, cùng

20


với sự ủng hộ của ngƣời dân đối với Tổng thống V. Putin và Đảng nƣớc Nga
thống nhất cầm quyền. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
trong nƣớc chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp cũng là những khó khăn, thách
thức không nhỏ đối với Tổng thống V. Putin.
Tình hình kinh tế nƣớc Nga có sự thuận lợi khi Nga đã thực sự trở lại vị
thế cƣờng quốc, vƣợt qua đƣợc cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.
Tốc độ tăng trƣởng GDP của Nga trong nhiều năm duy trì ở mức 4%/năm.
Năm 2011, nền kinh tế Nga tăng trƣởng 4,3%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
mức thấp còn 6,3%, trong khi lạm phát chỉ ở mức 4,2% là mức thấp kỷ lục,
chƣa từng có trong lịch sử hiện đại của nƣớc Nga. Dự trữ vàng và ngoại tệ lớn

thứ 3 trên thế giới, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài chỉ ở mức 10%, chỉ số tối thiểu đối với
các nền kinh tế phát triển; ngành nông nghiệp có mức tăng trƣởng cao, năm
2011 thu đƣợc 94 triệu tấn ngũ cốc, tăng gần 40% so với năm 2010; thu nhập
bình quân đầu ngƣời trong giai đoạn 2008-2011 tăng 18% [3]. Nƣớc Nga tiến
hành nâng lƣơng cho đội ngũ hƣu trí, là động thái mà không một nƣớc nào
thực hiện trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế chƣa đƣợc khắc phục khi đó.
Ngày 16/11/2011, Nga đã chính thức tham gia hội nhập sâu vào thƣơng mại
toàn cầu khi trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).
Năm 2013, nền kinh tế Nga nằm trong top 8 nền kinh tế lớn nhất thế giới với
nhiều chỉ số tăng trƣởng dƣơng nhƣ GDP tăng 1,5%, thặng dƣ thƣơng mại đạt
khoảng 150 tỷ USD. Ngành kinh tế then chốt của Nga là khai thác dầu mỏ,
đạt sản lƣợng 523,2 triệu tấn, tăng 1,2% so với năm 2012 và tỷ lệ lạm phát
giảm từ 6,6% xuống còn 6,1%.
Tuy nhiên, Nga cũng chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2008-2009. Nền kinh tế Nga còn tồn tại những yếu kém,
bất cập chƣa đƣợc giải quyết triệt để, đó là cơ cấu kinh tế cần đƣợc cải cách
nhanh, mạnh hơn; giảm tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong ngân sách, tăng
tỷ trọng các ngành khác, đặc biệt là hàng hóa có hàm lƣợng chất xám kết tinh

21


cao; chƣa trở thành nền kinh tế tri thức, trong khi Nga là nƣớc có nền khoa
học mạnh nhất nhì thế giới, nhất là khoa học cơ bản… Những điều này khiến
tăng trƣởng kinh tế của Nga bị hạn chế.
Đặc biệt, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU sau khi Crimea sáp
nhập vào Nga, gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Nga. Theo Bộ trƣởng Tài
chính Nga Anton Siluanov, Nga thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do các
biện pháp trừng phạt mang động cơ địa chính trị của Mỹ và phƣơng Tây. Mô
hình kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ khiến nƣớc Nga lâm vào một cuộc khủng

hoảng kinh tế nghiêm trọng khi giá dầu thế giới sụt giảm. Sự lao dốc của giá
dầu thô thế giới bắt đầu từ tháng 6/2014, cộng với các biện pháp trừng phạt
kinh tế của phƣơng Tây, đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nga. GDP của
Nga năm 2014 chỉ tăng ở mức thấp, 0,6% so với mức tăng 1,3% trong năm
2013 [74] và 2,4% của các năm trƣớc đó; đồng Rúp mất giá 9%, trong khi các
doanh nghiệp nƣớc ngoài rút vốn, bán tháo cổ phiếu, dự trữ ngoại hối của Nga
giảm hơn 70 tỷ USD, xuống còn 440 tỷ USD, mức thấp nhất trong 4 năm kể
từ năm 2010. Những khó khăn của nền kinh tế Nga đƣợc thể hiện rõ hơn trong
năm 2015. Theo đó, năm 2015, các số liệu kinh tế chủ yếu của Nga đều giảm
mạnh: GDP giảm 3,7% so với năm 2014, lạm phát ở mức 12,05%; dòng vốn
đầu tƣ rút khỏi Nga khoảng 70 tỷ USD; thâm hụt ngân sách liên bang khoảng
3% GDP [9, tr.11]. Từ tháng 03/2014 - 12/2015, đồng Rúp mất giá 72,7% so
với USD, 51,7% so với Euro. Đồng Rúp mất giá đẩy lạm phát tăng cao, sức
mua của ngƣời dân giảm, tỷ lệ lạm phát/năm lên đến 15,9%, thậm chí là 39%
trong nửa cuối năm 2015, thu nhập ngƣời dân giảm 4%, trên cả mức giảm của
GDP (là lần đầu tiên xuất hiện ở Nga kể từ sau năm 2000), lƣơng hƣu bị cắt
giảm 3,8%. Tại Diễn đàn kinh tế Gaida (01/2016), Thủ tƣớng Nga
D.Medvedev thừa nhận, “tình hình kinh tế Nga đang phải gánh chịu những
thách thức nghiêm trọng nhất trong gần 1 thập kỷ qua”, mặc dù mọi việc vẫn
“nằm trong tầm kiểm soát” [5, tr.22].

22


×