Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn trên kênh truyền hình VTV6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÊ THỊ NHUNG

VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÊ THỊ NHUNG

VẤN ĐỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN BẢO KHÁNH

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả công bố trong luận văn hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố trong
bất cứ tài liệu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Nhung


LỜI CẢM

N

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được giúp nhiệt tình của quý Thầy Cô trong Khoa Báo chí – Truyền thông,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban TNNT (TW Đoàn). Nhân đây, tôi xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa
Báo chí – Truyền thông, đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt
khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Bảo Khánh, người đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị trong Ban TNNT,
biên tập viên các chương trình trên kênh VTV6 đã chia sẻ thông tin và giúp
đỡ tôi trong quá trình khảo sát đề tài. Cảm ơn ban lãnh đạo công ty, bạn bè,
đồng nghiệp, người thân trong gia đình là những người đã thầm lặng giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi

rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí Thầy Cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Học viên

Lê Thị Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. C

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 10

1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................... 10
1.1.1. Các khái niệm về hướng nghiệp cho TNNT .................................. 10
1.1.2. Truyền thông hướng nghiệp .......................................................... 14
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về hướng nghiệp cho TNNT .. 15
1.2.1.Toàn cảnh về TNNT ....................................................................... 15
1.2.2. Thực trạng thiếu việc làm của TNNT ............................................ 17
1.2.3.Các chính sách lớn về hướng nghiệp, tạo việc làm cho TNNT...... 20
1.3. Các phương pháp truyền thông hướng nghiệp hiện nay cho TNNT.... 24
1.3.1. Phương pháp truyền thông trực tiếp ............................................. 24
1.3.2. Phương pháp truyền thông gián tiếp ............................................ 25
1.4. Yêu cầu về nội dung hướng nghiệp cho TNNT trên truyền hình ........ 34
Tiểu kết chương I ........................................................................................ 32
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA CÁC CHƯ NG TRÌNH HƯỚNG
NGHIỆP TRÊN KÊNH VTV6, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ........ 33
2.1.Các chương trình hướng nghiệp cho TNNT kênh VTV6................ 33
2.1.1. Quá trình phát triển của kênh VTV6 ............................................. 33
2.1.2. Chương trình Sinh ra từ làng ........................................................ 35

2.1.3.Chương trình Lựa chọn của tôi ...................................................... 37
2.2. Nội dung truyền thông hướng nghiệp trên các chương trình truyền
hình kênh VTV6 ........................................................................................ 39
2.2.1. Tư vấn nghề nghiệp đa dạng ......................................................... 39
2.2.2. Cung cấp thông tin nghề chọn lọc ................................................ 44
2.2.3. Thay đổi định hướng nghề nghiệp ................................................ 48
2.3. Đánh giá chung các chương trình hướng nghiệp cho TNNT trên
kênh VTV6 ................................................................................................. 48


2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 55
2.3.2. Nhược điểm ................................................................................... 57
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 59
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ HƯỚNG NGHIỆP CHO TNNT TRÊN
KÊNH TRUYỀN HÌNH VTV6 .................................................................... 60
3.1. Cơ sở của giải pháp hướng nghiệp cho TNNT trên kênh VTV6 ... 60
3.1.1. Cơ sở khách quan .......................................................................... 60
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 62
3.2. Các giải pháp truyền thông hướng nghiệp cho TNNT trên kênh
VTV6 .......................................................................................................... 64
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và tổ chức...................................... 64
3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung và hình thức thể hiện ...................... 65
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo phóng viên, biên tập viên .................. 67
3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật ................................... 69
3.3. Khuyến nghị ........................................................................................ 71
3.3.1. Đối với Ban Thanh thiếu Niên VTV6 (Ban biên tập chương trình).... 71
3.3.2. Đối với TW Đoàn (Ban TNNT) ..................................................... 77
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BTV

: Biên tập viên

CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

LĐ-VL

: Lao động – Việc làm

MC

: Người dẫn chương trình

NSX

: Nhà sản xuất

NXB


: Nhà xuất bản

PV

: Phóng viên

PVS

: Phỏng vấn sâu

PL

: Phụ lục

TNNT

: Thanh niên nông thôn

TW

: Trung ương

Th.S

: Thạc sĩ

TS

: Tiễn sĩ


VTV

: Đài truyền hình Việt Nam

VTV6

: Ban Thanh thiếu niên – Đài truyền hình Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính
và khu vực thành thị - nông thôn .................................................................... 18
Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 ............................................................ 19
Bảng2.1: Khoảng thời gian thanh thiếu niên thường sử dụng nhiều nhất để
xem các chương trình trên kênh VTV6........................................................... 49
Bảng 2.2: Mức độ xem chương trình của khán giả ......................................... 50
Bảng 2.3: Mức độ tác động của chương trình tới bản thân khán giả .............. 51
Bảng 2.4: Mức độ quan tâm tới nội dung thông tin của khán giả ................... 52
Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của khán giả khi đánh giá về các chương trình trên
kênh VTV6 ...................................................................................................... 53
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ............ 19
Biểu đồ 2.2: Mức độ xem chương trình của khán giả ..................................... 50
Biểu đồ 2.3: Mức độ tác động của chương trình tới bản thân khán giả .......... 51
Biểu đồ 2.4: Mức độ quan tâm tới nội dung thông tin của khán giả .............. 52
Biểu đồ: Mức độ hài lòng của khán giả khi đánh giá về các chương trình trên
kênh VTV6 ...................................................................................................... 53



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở nước ta, độ tuổi thanh niên từ 15-30 tuổi có khoảng 23
triệu người, chiếm gần 24% dân số, trong đó, TNNT chiếm khoảng 52%. Đây
là lực lượng quan trọng xây dựng nông thôn mới và góp phần không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Điểm nổi bật của TNNT là
dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
vươn lên thoát nghèo. Nhiều TNNT đã bứt ra khỏi lối tư duy cũ kỹ, mạnh dạn đầu
tư vốn, sức lực, chất xám để sản xuất kinh doanh.
Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo
điều kiện thuận lợi để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp như: Chương trình đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956) với nguồn vốn ngân
sách đầu tư trực tiếp dự kiến lên đến gần 26.000 tỉ đồng, được chính phủ phê
duyệt ngày 27/11/2009; Chương trình hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm giai đoạn 2008-2015 (Đề án 103) được chính phủ phê duyệt ngày
21/7/2008, thực tế triển khai từ tháng 1/2009. Hiện thực hóa chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, tìm ra phương hướng giải quyết thực trạng
việc làm cho TNNT hiện nay là bài toán khó mà các cơ quan liên quan cần
xác định rõ lời giải: Vấn đề hướng nghiệp cho TNNT.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay là TNNT đang có hạn chế lớn là trình độ
học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp, lại ít có cơ hội được đào tạo nghề
nghiệp. Theo điều tra của Ban TNNT (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh), tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong TNNT thấp hơn 4 lần so
với thành thị; trình độ cao đẳng, đại học trở lên của TNNT thấp hơn 6 lần so
với thanh niên thành thị...Và phần lớn TNNT hiện nay thiếu việc làm, thiếu
thông tin trong việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nên họ còn
lúng túng trong việc tự chọn nghề.
Để nâng cao nhận thức của TNNT về học nghề lập nghiệp, có cơ hội
tiếp cận kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tìm kiếm cơ hội việc làm... lực lượng

1


báo chí với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo khắp cả nước đã liên
tục sát cánh cùng tổ chức Đoàn và các cơ quan liên quan để làm tốt vai trò
hướng nghiệp cho TNNT. Trong đề án 103 đã được Chính phủ phê duyệt:
Chương trình hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 20082015, cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ của cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền,
vận động nâng cao nhận thức, ý thức về học nghề, lập nghiệp cho thanh niên;
Xây dựng chương trình truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, học nghề, lập
nghiệp, việc làm; Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các cá nhân và tập thể
tiêu biểu...
Các cơ quan báo chí, truyền thông luôn đi đầu trong tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên.
Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tác động vào việc vận động
chính sách, tạo dư luận xã hội hướng tới hoàn thiện các cơ sở pháp lý, thể chế,
chính sách để hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
Điển hình là việc tác động tiến độ thực hiện chương trình hỗ trợ việc làm cho
thanh niên theo đề án 103, đề án 1956 tại các địa phương trong cả nước.
Phản ánh thực trạng và phản biện xã hội trong vấn đề hướng nghiệp
cho TNNT: Báo chí truyền thông chính là cầu nối giữa: Nhà nước – Nhà quản
lý (Đoàn Thanh niên) - Doanh nghiệp - TNNT, đồng hành với “sự nghiệp
thoát nghèo” của TNNT. Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông cũng thường
xuyên nêu gương các điển hình tiên tiến, mô hình, cách làm giàu từ mảnh đất
quê hương. Ở đó là sự trải lòng về tình yêu với quê hương, là khát khao vượt
khó vươn lên, biến giấc mơ “thoát nghèo” thành hiện thực.
Truyền hình hiện vẫn là kênh truyền thông hấp dẫn và phổ biến ở Việt
Nam. Trong đó, nhiều chương trình truyền hình có tác động lớn tới quyết định
lựa chọn nghề nghiệp cho TNNT. Nhưng phần lớn các chương trình hướng
nghiệp trên truyền hình lại thiên về dạy nghề, còn định hướng nghề nghiệp
cho TNNT lại rất ít nên hiệu quả dạy nghề cũng gặp nhiều hạn chế. Điều này


2


càng làm cho TNNT hiểu chưa đúng về kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của
nghề, có suy nghĩ lệch lạc trong chọn nghề, kèm theo đó là trạng thái tâm lý
bất ổn, hoang mang, thiếu tự tin vào bản thân. Một mặt khác, các chương
trình thông tin hướng nghiệp nếu có thì chất lượng chưa cao, bởi mang nặng
yếu tố tuyên truyền, thiếu tính hấp dẫn nên không thu hút hút nhiều sự quan
tâm của khán giả là TNNT. Do đó cần có nhiều chương trình về hướng nghiệp
cho TNNT chất lượng cao hơn.
Song thực trạng chung của việc truyền thông hướng nghiệp cho TNNT
trên kênh truyền hình chuyên biệt dành cho thanh niên (VTV6) hiện nay như
thế nào? Công tác truyền thông trên truyền hình đang được thực hiện ra sao?
Hoạt động này mang lại những hiệu quả thực tế như thế nào phục vụ cho việc
tìm ra giải pháp hướng nghiệp cho TNNT? Đây là câu hỏi đang được đặt ra
cho các nhà quản lý, cán bộ Đoàn và những người làm truyền thông trong
những tồn tại về vấn đề hướng nghiệp cho TNNT.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, phần lớn các vấn đề về thanh niên nhìn từ
góc độ xã hội học. Còn bàn riêng về vấn đề truyền thông hướng nghiệp cho
TNNT trên kênh truyền hình vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là chính
là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Vấn đề hướng nghiệp cho TNNT trên kênh
truyền hình VTV6" để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềĐã có một số nghiên cứu có chung hướng với luận văn này, có thể kể ra
một số công trình sau:
Đề tài Báo chí thông tin hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên (Khảo sát
trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Giáo dục thời đại), của tác giả Đỗ Thị Thơm;
Đề tài Báo chí với vần đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (
khảo sát báo giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam 2006-2009
), của tác giả Cấn Thị Hải Yến, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn, năm 2011 là những đề tài tìm hiểu chủ trương, chính sách, quan điểm
3


của Đảng và Nhà nước về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đánh
giá, nhận xét về nội dung và hình thức thông tin về vấn đề hướng nghiệp cho
học sinh, sinh viên trên báo in. Qua đó, rút ra ưu - nhược điểm, nguyên nhân
của những hạn chế trong công tác thông tin hướng nghiệp trên báo in. Đề xuất
giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế về nội
dung, hình thức thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả thông
tin hướng nghiệp cho học sinh- sinh viên trên báo in trong giai đoạn hiện nay
và những năm tiếp theo. Do đó, đề tài chưa đề cập đến vấn đề hướng nghiệp
cho đối tượng là TNNT trên truyền hình.
Đề tài Báo chí với việc giáo dục lý tưởng chính trị cho thanh niên ngày
nay (khảo sát báo Tiền phong, Nhân Dân, Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 6/2007 đến 6/2008) của luận văn Thạc sĩ Đoàn Doãn Đức, đề cập đến
vai trò của báo chí trong công tác giáo dục lý tưởng chính trị cho thanh niên
trên báo in. Luận văn đã đề cập đến vấn đề quan trọng về giáo dục tư tưởng
của lớp thanh niên ngày nay. Việc tìm hiểu những thay đổi tư duy có tác động
to lớn đến việc nắm bắt suy nghĩ, quyết định, hành động của thanh niên. Tuy
nhiên, luận văn mới chỉ khảo sát trên báo in và đi vào một khía cạnh trong
vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên, nên chưa phân tích sâu được bức tranh
toàn cảnh về hướng nghiệp cho thanh niên đặc biệt là TNNT trên kênh truyền
hình chuyên biệt dành cho thanh niên – VTV6.
Đề tài Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam
(Khảo sát từ năm 2008 – 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt
Nam), Luận văn thạc sĩ năm 2008 của tác giả Lê Mai Hương Trà, Trường Đại
học khoa học xã hội và Nhân văn và Đề tài Đài truyền hình Việt Nam với
việc định hướng phát triển kiến thức cho giới trẻ hiện nay, Luận văn thạc sĩ
năm 2011của tác giả Trịnh Thị Thu Nga, Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn đã có những nghiên cứu về các chương trình truyền hình dành cho
giới trẻ hiện nay trên nhiều lĩnh vực: giải trí, pháp luật. Đồng thời, các luận
4


văn cũng đưa ra đánh giá về sự đón nhận của công chúng truyền hình với các
kênh truyền hình riêng biệt cho giới trẻ (VTV6). Tuy nhiên những đề tài này
chưa đề cập đến vấn đế hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là TNNT.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, thì trong một số hội thảo về
vấn đề xoay quanh việc giải quyết việc làm cho thanh niên như: “Vai trò của
báo chí, truyền thông trong định hướng phát triển tư duy làm giàu cho thanh
niên Việt Nam” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phối hợp cùng công ty
IDT International, TW Hội Liên hiệp Thanh niên VN, TW Hội Khoa học Phát
triển nguồn Nhân lực, Nhân tài Việt Nam tổ chức. Hội thảo đã nhấn mạnh vai
trò tích cực của báo chí, truyền thông trong việc phổ biến tri thức, kinh
nghiệm cũng như phát triển tư duy làm giàu cho thanh niên. Hội thảo đã đưa
ra những ý kiến phân tích, đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý về định
hướng phát triển tư duy làm giàu cho giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập, tạo diễn đàn để cộng đồng thanh niên có cơ hội được trao đổi với các
nhà quản lý, các chuyên gia, các doanh nghiệp về kiến thức và kinh nghiệm
khởi nghiệp, làm giàu.
Các tham luận tại Hội thảo chủ yếu tập trung sáng tỏ: Vai trò của báo
chí, truyền thông đối với định hướng phát triển tư duy làm giàu cho giới trẻ;
Quan niệm làm giàu và tư duy làm giàu của các doanh nhân; Những tri thức,
kỹ năng kinh nghiệm làm giàu và những mô hình tổ chức tuyền bá kiến thức
làm giàu; Những dự án điển hình khuyến khích thanh niên làm giàu có sự
tham gia của của báo chí, truyền thông; Giải pháp tăng cường phổi hợp đầu tư
cho các hoạt động báo chí, truyền thông nhằm phát triển tư duy làm giàu của
giới trẻ Việt Nam. Những bài tham luận trong các hội thảo có vai trò rất quan
trọng, giúp tác giả có thêm kiến thức để tìm hiểu những vai trò của báo chí

trong vấn đề hướng nghiệp của thanh niên.
Song chưa có công trình nào tìm hiểu về vấn đề truyền thông hướng
nghiệp cho TNNT trên truyền hình cho đối tượng là TNNT. Nên đề tài: Vấn
5


đề hướng nghiệp cho TNNT trên kênh truyền hình VTV6 – của tác giả không
trùng với các đề tài trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận cụ thể và khảo sát các chương trình
trên kênh truyền hình VTV6 hướng đến đối tượng TNNT, mục đích nghiên
cứu của đề tài nhằm:
Bổ sung thông tin khoa học về thực trạng hoạt động truyền thông
hướng nghiệp cho TNNT trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng
trong thời gian gần đây. Đưa ra giải pháp, kiến nghị với Ban Thanh thiếu
niên (VTV6) để nâng cao chất lượng chương trình và hiệu quả thông tin về
vấn đề hướng nghiệp cho TNNT.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, theo đó luận văn sẽ tập trung khảo sát về nội
dung, hình thức, hiệu quả của hoạt động truyền thông trong vấn đề hướng
nghiệp cho TNNT thông qua khảo sát hai chương trình Sinh ra từ làng và Lựa
chọn của tôi, năm 2014 trên kênh truyền hình VTV6 để rút ra các kết luận và
chứng cứ khoa học nhằm đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động truyền
thông về vấn đề hướng nghiệp cho TNNT trên kênh truyền hình chuyên biệt
cho thanh niên – VTV6.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề hướng nghiệp cho TNNT trên kênh
truyền hình chuyên biệt dành cho thanh niên – VTV6.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực trạng truyền thông hướng nghiệp cho
thanh niên trên kênh truyền hình VTV6, khảo sát hai chương trình Sinh ra từ
làng và Lựa chọn của tôi, năm 2014
6


5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu chung: Dựa
trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề về: Lý luận chung về báo chí – truyền
thông; Các vấn đề về truyền thông về thanh niên trên truyền hình; Quan điểm
chỉ đạo của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước về thanh niên
đặc biệt là TNNT. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp Tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, Phương pháp
phân tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận văn khảo sát;
Phương pháp Điều tra xã hội học: Phương pháp phỏng vấn sâu những
người thực hiện chương trình, những người làm công tác Đoàn; Các phương
pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới hoạt
động truyền thông về thanh niên, về vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên, đặc
biệt là TNNT. Ngoài ra còn nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học,
sách, báo tư liệu, tài liệu, các luận văn và khóa luận liên quan tới đề tài, các
bài báo, đặc biệt là trên các chương trình truyền hình khác liên quan tới vấn
đề luận văn nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung
ương và Địa phương như: “chương trình tư vấn việc làm” trên VOV1, mục
“Thanh niên với việc làm” trên báo Lao Động, …
Toàn bộ nội dung này được thực hiện trong chương 1 của luận văn.
Phân tích nội dung các chương trình truyền hình mà luận văn khảo sát

Đề tài sẽ phân tích sâu nội dung, hình thức thể hiện của các chương
trình Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi (VTV6). Qua đó chỉ rõ ưu, nhược điểm
của từng chương trình và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng chương trình.
Những nội dung này được thể hiện trong chương 2 của luận văn.
7


Phỏng vấn sâu những người thực hiện chương trình, những người làm
công tác Đoàn.
Người thực hiện đề tài tiến hành gặp gỡ và phỏng vấn các Biên tập viên
phụ trách các chương trình Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi (VTV6).
Đồng thời, cũng phỏng vấn những người làm công tác Đoàn (Ban TNNT..) để
tìm hiểu về đặc điểm đối tượng mà đề tài nghiên cứu cũng như những giải
pháp cho những vấn đề còn tồn tại trong việc hướng nghiệp cho TNNT trên
truyền hình. Đồng thời đưa ra đánh giá chung về các chương trình truyền hình
cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng trên kênh truyền hình VTV6.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ thực hiện phỏng vấn sâu những người trực
tiếp tham gia sản xuất chương trình về những thuận lợi và khó khăn trong quá
trình tuyên truyền, những đề xuất để nâng cao chất lượng chương trình.
Toàn bộ nội dung này được thể hiện trong chương 2 của luận văn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Vấn đề hướng nghiệp cho TNNT là vấn đề được các cấp, ngành quan
tâm, chỉ đạo sát sao. Thực trạng tìm kiếm những giải pháp thiết thực cho vấn
đề hướng nghiệp cho TNNT vẫn còn nhiều nan giải ở các địa phương. Để
tháo gỡ những khó khăn này không phải một sớm, một chiều mà cần có
những giải pháp, chính sách cụ thể cho từng khu vực; có sự tham gia phối hợp
tích cực hơn nữa giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, song cũng
đòi hỏi thanh niên phải tự vận động, tự chủ, năng động và sáng tạo hơn trong
lập thân, lập nghiệp. Đoàn thanh niên cũng đề ra nhiều chương trình hợp tác
với rất các cơ quan báo chí, đặc biệt là truyền hình để tăng cường để tăng

cường sức mạnh truyền thông về vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên đặc biệt
là TNNT trên toàn quốc. Muốn làm được như vậy, thì các chương trình truyền
hình về vấn đề hướng nghiệp cho TNNT phải thực sự có chất lượng, phù hợp,
hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp quan
trọng cho:
8


Hoạt động thực tiễn của nhà báo trong tác nghiệp các vấn đề về hướng
nghiệp cho TNNT, đặc biệt là những người trực tiếp sản xuất các chương
trình Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi (VTV6), để nâng cao hiệu quả
truyền thông hướng nghiệp cho TNNT. Từ đó, thấy rõ những chuyển biến về
tư duy, chất lượng cuộc sống của TNNT hiện nay.
Những người làm công tác Đoàn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn đối với
công tác truyền thông về vấn đề hướng nghiệp cho TNNT, để đưa ra các chủ
trương, chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động tuyên truyền các thông
tin về thanh niên nói chung và vấn đề hướng nghiệp cho TNNT nói riêng.
Luận văn cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu và những nhà hoạt động báo
chí có thêm cơ sở thực tiễn để đưa các thông tin có giá trị, phù hợp.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2.Thực trạng của các chương trình hướng nghiệp trên kênh
VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam
Chương 3. Các giải pháp về hướng nghiệp cho TNNT trên kênh truyền
hình VTV6, Đài truyền hình Việt Nam

9



Chương 1. C

SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Các khái niệm về hướng nghiệp cho TNNT
1.1.1.1. Hướng nghiệp
* Hướng nghiệp
Có nhiều cách hiểu về Hướng nghiệp với tiêu chí, mục tiêu quan sát và
góc độ chuyên môn khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt : “Hướng nghiệp là
hệ thống các biện pháp giúp cho con người lựa chọn và xác định nghề nghiệp
của bản thân trong cuộc sống tương lai, trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở
trường cá nhân với nhu cầu xã hội” [13; tr.458]. Theo Từ điển Giáo dục học
định nghĩa : “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ học sinh làm
quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng năng
lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của
xã hội” [12,tr.209].
Trong tài liệu tham khảo khác, Hướng nghiệp được hiểu là tổng thể
chứa đựng nhiều khái niệm thành phần, biểu thị những hình thức riêng lẻ của
hướng nghiệp như: thông tin nghề, tư vấn nghề, thích ứng nghề, ….
Xét theo phương diện kinh tế học: Hướng nghiệp được hiểu là hệ thống
những giải pháp dẫn dắt tổ chức thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp
nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi đất nước. Hướng nghiệp góp
phần tích cực vào quá trính phấn đấu nâng cao năng suất lao động xã hội.
Xét theo phương diện tâm lý học: Hướng nghiệp được coi như quá
trình chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ sự sẵn sang tâm lý đi vào lao động nghền
ghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động – một trạng thái tâm lý
tích cự trước hoạt động lao động.
Hướng nghiệp còn được hiểu là hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân

chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng
của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực
nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.
10


Việc lựa chọn nghề nghiệp mình yêu thích hay đi vào một trường đại
học phù hợp với mình là những lầm tưởng về vai trò của Hướng nghiệp từ
trước đến nay. Thực tế, đây chỉ là phần ngọn của một quá trính, một hoạt
động trong số rất nhiều các hoạt động khác của Hướng nghiệp. Thuật ngữ
Hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác thì nó là sự kết
hợp rất nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (Career assessment), quản
lý nghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (career
development)…Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong
tiến trình hướng nghiệp của mỗi người.
Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp giúp họ chọn nghề phù hợp với
nhu cầu xã hội, đồng thời hỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng
lực, sở trường và điều kiện tâm lý, sinh lý cá nhân để họ có thể phát triển tới
đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến thật nhiều cho xã hội cũng như tạo lập
được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
Như vậy có thể hiểu, hướng nghiệp là quá trình chọn nghề, chuẩn bị
cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất xã hội có định hướng và hiệu quả hơn.
Do tình hình các nghề và việc làm hiện nay thường xuyên thay đổi cho nên
hoạt động Hướng nghiệp không còn giới hạn ở trường phổ thông mà cần thiết
mở rộng cho các tầng lớp dân cư khác nhau.
Sơ đồ quá trình Hướng nghiệp:
Định hướng nghề

Thích ứng nghề


Phù hợp nghề

Học nghề

Hành nghề
Bồi dưỡng

Đào tạo lại

1.1.1.2. Thanh niên nông thôn
* Nông thôn
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và có nhiều
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là khu vực
11


địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng,
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân số
thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất
nông nghiệp.
Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng
nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn so với
thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là cơ
sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi
theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: Nông thôn

là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp
cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
Nông nghiệp là quá trình sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp
cho con người và tạo ra của cải cho xã hội.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp, sống chủ yếu
* Thanh niên
Thanh niên: Là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi
tuổi. (Theo quy định của Luật Thanh niên năm 2005). Biểu hiện về tính cách
của Thanh niên có nhiều tính tích cực: Thanh niên có tính tình nguyện, tính tự
giác trong mọi hoạt động. Tính tự trọng, độc lập phát triển mạnh mẽ. Thanh
niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình (học tập, lao động và hoạt
động xã hội). Họ có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
12


Tuổi Thanh niên có tính năng động, tính tích cực, rất nhạy bén với sự biến
động của xã hội. Thanh niên ngày nay không thụ động, không trông chờ ỷ lại
vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân. Thanh niên
thường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu đức hy sinh. Ở họ có
tinh thần đổi mới, nhanh chóng tiếp thu cái mới. Trong học tập, lao động và
hoạt động xã hội , Thanh niên còn thể hiện tính tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt.
Nhưng do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên Thanh niên dễ có
tính chủ quan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình. Thanh niên còn có
tính nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại.
Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi hành động liều lĩnh
mạo hiểm. Ở Thanh niên khi không thành công ở một vài việc nào đó thì
thường dễ chán nản, bi quan với những công việc khác. Từ đó Thanh niên dễ
tự ti, thụ động, sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt động. Thanh niên có

tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh cái mới song thanh niên cũng dễ
phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành quả của thế hệ đi trước, phủ nhận “
sạch trơn”, dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc qua hình
thức bề ngoài.
Tuy vậy, nhìn chung có thể khẳng định thanh niên là nhóm người ở
tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người lớn, là thời kỳ dồi dào về trí
lực và thể lực . Họ có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động
học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng
đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nước.
* Thanh niên nông thôn
Căn cứ vào Luật Thanh niên, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Điều lệ Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, khái niệm về Thanh
niên nông thôn được hiểu: Thanh niên nông thôn là một bộ phận quan trọng
của Thanh niên Việt Nam; là những người trẻ tuổi, có độ tuổi đủ từ 16 đến 30
tuổi, sinh sống ở nông thôn và làm nghề nông nghiệp (nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp).
13


Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn Thanh niên nông thông hiện nay trình độ
học vấn còn thấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực
tế này đặt ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải
quyết việc làm cho Thanh niên nông thôn. Tình trạng không đủ việc làm, việc
làm không ổn định, thu nhập thấp đã tác động rất lớn đến Thanh niên nông
thôn, ảnh hưởng đến công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niên nông thôn và phát
triển kinh tế xã hội tại địa phương.
1.1.2. Truyền thông hướng nghiệp
* Truyền thông
Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội. Ở dạng đơn giản, thông tin

được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin
trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm,
hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này
được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay
bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm
chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.
* Truyền thông Hướng nghiệp
Truyền thông Hướng nghiệp là quá trình liên tục chia sẻ thông tin kiến
thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực thông tin nghề nghiệp cho
Thanh niên nhằm tạo sự hiểu lẫn nhau giữa bên truyền thông và bên nhận. Kết
quả của quá trình này là dẫn tới những thay đổi về nhận thức và trong hành
động, tác động vào việc đưa ra quyết định đúng trong lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực và nhu cầu nghề nghiệp cho Thanh niên.
Truyền thông Hướng nghiệp xây dựng trên nền tảng sự liên kết nội
dung nghề nghiệp, mà ở đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía tác
14


động đến suy nghĩ của mỗi cá nhân. Tuy quá trình truyền thông cần nhiều
thời gian vì hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian nhưng ở đó
thông tin nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp sẽ
được giới thiệu và phát tán tới cộng đồng Thanh niên nông thôn như một
con virus tạo sự ảnh hưởng, lan tỏa trong cộng đồng Thanh niên nông thôn.
Thông qua các hình thức giới thiệu, tư vấn nghề đã giúp Thanh niên
hiểu rõ hơn về các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, pháp luật lao động; Hướng
nghiệp cho lao động trẻ cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả
năng chuyên môn, trang bị cho họ những kiến thức ban đầu trên con đường
lập thân, lập nghiệp.

Với thông điệp “ khi chọn nghề nghiệp hãy hiểu đúng mình và chọn
đúng nghề”, thông qua truyền thông nhằm xóa bỏ tư tưởng, quan niệm lạc hậu
về việc chọn nghề, cập nhật thông tin nghề nghiệp cho cá nhân để kích thích
niềm say mê yêu thích nghề nghiệp tương lai, từ đó có sự đầu tư, quan tâm và chú
trọng cho mỗi cá nhân trong lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Truyền thông Hướng nghiệp là hệ thống các kênh thông tin nhằm
chuẩn bị cho cá nhân về tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng….để họ sẵn dàng
đi vào nghành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống. Truyền thông
Hướng nghiệp góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng
thời cũng góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với
nhu cầu nghề nghiệp. Như vậy, truyền thông Hướng nghiệp được hiểu là mối
liên quan đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua một
chương trình hoạch định sẵn, tác động đến nhận thức của cá nhân dẫn đến
hành động ra quyết định về sự lựa chọn nghề.
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về hướng nghiệp cho TNNT
1.2.1.Toàn cảnh về TNNT
Nước ta được đánh giá là có cơ cấu “dân số vàng”. Tính đến thời điểm
1-10-2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao
15


động. Số liệu điều tra xã hội học về lao động và việc làm với đối tượng là lao
động thanh niên ở nông thôn thì số người không được đào tạo nghề chiếm
68,4%, số người không có đất để sản xuất - kinh doanh là 53,1%, loại khó
khăn tiếp cận các nguồn vốn là 22,3%, thiếu kinh nghiệm sản xuất là 26,5%,
thiếu thông tin về thị trường lao động là 23,3%.
Năm 2014, Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã tổng hợp và đưa ra
con số có tới 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ bị thất nghiệp. Tình trạng thừa thầy,
thiếu thợ tràn lan. Trong đó có số lượng không nhỏ là thanh niên nông thôn.
Một bộ phận lớn thanh niên nông thôn không có khả năng tìm kiếm việc làm

mới, không chuyển đổi được nghề nên đời sống khó khăn, làm nảy sinh nhiều
vấn đề tiêu cực cho xã hội. Thiếu việc làm, không ít thanh niên nông thôn
chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội
khác. Đây là nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã
hội. Trước những khó khăn về việc làm, nhiều người đã ra thành phố, đến các
khu đô thị, khu công nghiệp để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, đại đa số việc
làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, bởi trình độ học vấn thấp, quan hệ xã
hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại
nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo vụ việc với mức
lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ...
Còn riêng so sánh về dân trí và nhân lực giữa lao động là thanh niên ở
nông thôn và thanh thị, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: ở nông thôn
dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần; đào tạo nghề, thấp hơn 10 lần
so với thành thị. Điều này lý giải một phần tại sao thanh niên nông thôn
thường mang mặc cảm thiếu tự tin vào bản thân, thiếu đi sự năng động để
quyết định con đường riêng cho tương lai một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, đa
số thanh niên nông thôn chưa có khát vọng làm giàu, bởi hai lý do chủ yếu:
Một là họ chưa có động lực từ chính bản thân và gia đình. Phần lớn cha mẹ ở
các gia đình nông thôn điều muốn con mình đi làm thuê kiếm tiền nhiều hơn
16


là lập nghiệp thành công và giàu có, vì cả đời họ cũng vậy. Nên họ rất sợ con
mình thất bại. Chính vì vậy mà nhiều thanh niên nông thôn thiếu động lực về
khát vọng làm giàu cho bản thân và gia đình. Hai là cũng có thanh niên có
khát vọng làm giàu, nhưng họ không biết bắt đầu từ đâu? Có khi suy nghĩ
được rồi thì không biết lấy đâu ra tiền để đầu tư? Rồi thị trường tiêu thụ như
thế nào… rất nhiều trăn trở mà họ không biết hướng đi, không có người hỗ
trợ tư vấn đã làm cản trở ước vọng làm giàu trong thanh niên ngày nay.
Cộng thêm một thực tế là các doanh nghiệp chưa coi thanh niên nông

thôn là lực lượng lao động chủ chốt nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ
tài chính cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Số thanh niên được vay
vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề,
tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư
vào khu vực nông thôn còn rất hạn chế.
Một bất cập khác cần quan tâm là trình độ học vấn, nhận thức, năng
lực quản lý, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và Đoàn Thanh niên
ở cơ sở nông thôn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng tìm cách
giải quyết việc làm cho thanh niên, thậm chí trong quá trình thực thi làm
chính sách, pháp luật còn có sai lệch, tiêu cực, như cục bộ, bảo thủ, lạc
hậu, chậm đổi mới, không thu hút và giữ chân được lực lượng lao động trẻ
đã qua đào tạo có năng lực làm việc tại địa phương. Nhưng thực tế cho
thấy ở nông thôn hiện nay, thanh niên vẫn đang là một lực lượng đông đảo
và họ là nhóm đặc thù đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế xã hội của nông thôn.
1.2.2. Thực trạng thiếu việc làm của TNNT
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi
cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Tại địa
phương, thị trường lao động này lại chưa phát triển nên dẫn đến thực trạng là
nơi thừa, nơi thiếu lao động. Thêm vào đó, hầu hết các thị trường lao động
17


×