Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.24 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 3
CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng, là vấn
đề sống còn của một quốc gia. Vì vậy muốn sản xuất kinh doanh ổn định và không ngừng
phát triển, tất yếu các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược
kinh doanh nhằn đạt được các mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên lợi thế về các
điều kiện thị trường, các nguồn lực và sức mạnh của doanh nghiệp, phù hợp với các ý đồ
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh tế đó là: sản
xuất cái gì ? sản xuất bao nhiêu ? sản xuất ở đâu ? sản xuất như thế nào ?
I. CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT
1. Khái niệm, ý nghĩa
Thực tiễn chứng minh rằng, khi sức sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu của xã hội ngày một tăng thì sự phân công lao động trong xã hội càng tỷ mỉ. Chuyên
môn hóa để sản xuất ra sản phẩm ngày càng nhiều, càng tốt càng rẻ cho xã hội. Từ đó
trong sản xuất thủy sản việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các xí nghiệp
chuyên môn hóa, và chuyên môn hóa nội bộ doanh nghiệp là một tất yếu khách quan của
sự phát triển sản xuất và nhu cầu của xã hội.
Khái niệm: Chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là hình thức tổ chức sản xuất mang
tính chất xã hội, dựa trên cơ sở phân công lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản để sản
xuất ra một hoặc một số sản phẩm thủy sản nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế–xã hội của mỗi vùng.
Nói cách khác chuyên môn hóa sản xuất thủy sản là sự tập trung điều kiện sản xuất
của mỗi vùng để sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm thủy sản hàng hóa chủ yếu.
- Chuyên môn hóa: Chỉ ra những sản phẩm nào được sản xuất, còn tập trung hóa
chỉ ra khối lượng và đại lượng của chúng.
Chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản có những hình thức cụ thể sau:
+ Chuyên môn hóa theo ngành: Là hình thức biểu hiện phân công lao động giữa các
ngành, biểu hiện quá trình phân hóa các ngành sản xuất chung tách ra thành các ngành sản
xuất cụ thể như nuôi hải sản và nuôi nước ngọt.


+ Chuyên môn hóa theo vùng là: Hình thức biểu hiện phân công lao động theo vùng, biểu
hiện quá trình tập trung của vùng sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa nhất định.
Mỗi một vùng, một khu vực có các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thuận lợi nhất
cho sự phát triển một số đôi tượng nuôi khác nhau.
Ngành nuôi trồng thủy sản được chia thành 6 vùng:
1. Đồng bằng Sông Hồng: Mè, rô phi, trắm, chép
2. Trung Du và Miền Núi: Trắm cỏ, chép lai, mè,
3. Ven biển Khu 4 cũ và Miền Trung: Tôm cá nước lợ, rô phi, đối, măng
4. Tây Nguyên: Trắm cỏ, chép lai, mè,
28
5. Đông Nam Bộ: Trắm cỏ, tra, mè, rô phi,
6. Đồng bằng Sông Cửu Long: Tra, ba sa, sặc rằn,
+ Chuyên môn hóa sản xuất theo doanh nghiệp: Hình thức biểu hiện phân công lao
động theo doanh nghiệp, biểu hiện quá trình tập trung của doanh nghiệp sản xuất ra một
vài loại sản phẩm hàng hóa nhất định để cung cấp cho xã hội.
+Chuyên môn hóa sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp: Hình thức biểu hiện phân công
lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp (giữa các đội sản xuất, các tổ sản xuất, các
nhóm lao động …)
Ý nghĩa: Chuyên môn hóa sản xuất thủy sản cho phép tổ chức sản xuất kinh doanh
ngành sản xuất, loại sản phẩm thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của mỗi
vùng, của mỗi doanh nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng các đối tượng nuôi trồng
- Chuyên môn hóa cho phép nâng cao được trình độ chuyên môn của người lao
động, góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Chuyên môn hóa cho phép áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, hoàn
thiện tổ chức lao động, cải tiến công tác quản lý.
2. Đặc điểm: Chuyên môn hóa nuôi trồng thủy sản bao giờ cũng gắn với việc phát
triển đa dạng tổng hợp vì:
- Chuyên môn hóa sản xuất tập trung ở một số đối tượng sản xuất chính dẫn tới
viêc sử dụng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội chưa được đầy đủ và hợp lý, tính chất thời
vụ dễ xẩy ra đậm nét ở các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, đặc điểm này

đòi hỏi chuyên môn hóa phải đi đôi với việc phát triển tổng hợp các ngành sản xuất để:
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn yếu tố đất đai diện tích mặt nước, khí hậu và các
tài nguyên khác trong doanh nghiệp.
- Hạn chế sự rủi ro của ngành sản xuất thủy sản do điều kiện tự nhiên thất thường.
Khi thực hiện chuyên môn hóa sản xuất thủy sản cũng cần lưu ý giải quyết tốt mối
quan hệ giữa chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, tập trung hóa và thâm canh hóa.
II. NGÀNH SẢN XUẤT ÏVÀ NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
1. Khái niệm
Ngành là những bộ phận sản xuất cấu thành trong phương hường sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Các ngành trong doanh nghiệp được phân biệt bởi đối tượng lao
động, công cụ lao động, quy trình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất và sản phẩm sản
xuất ra.
Căn cứ vào vị trí của các ngành trong doanh nghiệp, có thể chia các ngành thành:
ngành sản xuất chính, ngành sản xuất bổ sung và ngành sản xuất phụ.
+ Ngành sản xuất chính: là ngành có trình độ chuyên môn hóa và tỷ trọng sản phẩm
hàng hóa cao nhất, có vị trí quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp.
+ Ngành sản xuất bổ sung: là ngành hỗ trợ cho ngành chính phát triển thuận lợi và
khai thác đầy đủ hơn mọi tiềm năng của doanh nghiệp mà ngành chính chưa khai thác hết.
Là ngành có tỷ trọng hàng hóa nhỏ hơn ngành sản xuất chính.
29
+ Ngành sản xuất phụ: là ngành được tổ chức để phục vụ cho ngành chính và
ngành bổ sung, để tận dụng mọi tiềm năng có trong doanh nghiệp để sản xuất ra những sản
phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đơi sống tại chỗ, đây là ngành có quy mô sản xuất
nhỏ.
Nguyên tắc phối hợp giữa các ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.
+ Đảm bảo hỗ trợ cho ngành sản xuất chính phát triển tốt. Việc tổ chức nhiều
ngành trong doanh nghiệp không được gây cản trở cho ngành chính, mà trái lại phải hỗ trợ
cho ngành chính phát triển tốt.
+ Sử dụng triệt để và có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất như: đất đai diện tích

mặt nước, lao động và các tư liệu sản xuất. Các yếu tố sản xuất trong các doanh nghiệp
nuôi trồng thủy sản rất đa dạng, phong phú, vì vậy việc bố trí các ngành và phối hợp các
ngành phải như thế nào để có thể sử dụng tốt nhất, có hiệu quả nhất các yếu tố đó.
+ Thúc đẩy vốn của doanh nghiệp được luân chuyển nhanh. Trong doanh nghiệp
nuôi trồng thủy sản, có ngành có chu kỳ sản xuất dài, vốn luân chuyển chậm, có ngành chu
kỳ sản xuất ngắn, vốn luân chuyển nhanh. Vì vậy phải có sự phối hợp giữa các ngành đó
để vốn luân chuyển nhanh.
2. Xác định phương hướng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Khái niệm: Phương hướng sản xuất kinh doanh là sự biểu hiện về mặt định hướng
chuyên môn hóa và phối hợp các ngành trong doanh nghiệp nuôi thủy sản.
Xác định phương hướng sản xuất của doanh nghiệp là việc xác định vị trí của
ngành chuyên môn hóa và các ngành phối hợp, để vừa thực hiện sự phân công lao động xã
hội vừa thực hiện sự phân công trong nội bộ doanh nghiệp.
Các căn cứ để xác định phương hướng sản xuất kinh doanh.
- Nhu cầu của xã hội về các loại sản phẩm thủy sản: sản phẩm của ngành nuôi trồng
thủy sản đối với xã hội có khác nhau, có sản phẩm là nhu cầu thường xuyên của mọi người
(tôm thịt, cá thịt…) có sản phẩm là nhu cầu mang tính chất mùa vụ ( tôm giống, cá
giống…). Khi xem xét nhu cầu của một sản phẩm cần tính đến các yếu tố về số lượng, chất
lượng, giá cả, các đối thủ cạnh tranh v.v…
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng doanh nghiệp là yếu tố quyết định
phương hướng sản xuất của doanh nghiệp sau khi đã xem xét kỹ nhu cầu của thị trường.
Về điều kiện tự nhiên, trước hết phải xét đến đất đai diện tích mặt nước, khí hậu,
thời tiết. Mỗi vùng, mỗi doanh nghiệp có điều kiện đất đai diện tích mặt nước, khí hậu thời
tiết khác nhau nên phải bố trí các đối tượng nuôi trồng cho phù hợp.
Về điều kiện kinh tế, vốn, lao động và kỹ thuật là những yếu tố quyết định năng lực
thực tế của từng doanh nghiệp, quyết định quy mô sản xuất của từng ngành và khả năng
mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các yếu tố
kinh tế hiện nay, ngoài các yếu tố trên cần đặc biệt chú ý đến tình hình phân bố các xí
nghiệp chế biến thủy sản, các trung tâm công nghiệp, thành phố, tình hình tiêu thụ và vận
chuyển hàng hóa. Các yếu tố này có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của doanh

nghiệp.
- Đặc điểm kinh tế–xã hội chung của từng vùng và cả nước. khi xác định phương
hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
30
+ Nước ta đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, là
phổ biến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vì vậy các doanh nghiệp phải vừa
khắc phục tư tưởng sản xuất tự túc tự cấp, khép kín, manh mún vừa lựa chọn bước đi, mức
độ phát triển phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa.
+ Nước ta đã và đang hình thành các vùng và tiểu vùng nuôi trồng thủy sản chuyên
môn hóa, vì vậy nhìn chung phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phù
hợp với hướng chuyên môn hóa của từng vùng và từng khu vực.
+ Lực lượng sản xuất xã hội nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật nói riêng hiện nay
còn thấp, gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất hàng hóa. Từ đó phải tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết để từng bước chuyên môn hóa sản xuất.
3. Trình tự xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Trước hết phải xác định ngành sản xuất chính, ngành chuyên môn hóa, trên cơ sở
ngành chính xác định ngàng sản xuất bổ sung và ngành phụ.
- Sau khi xác định phương hướng sản xuất–kinh doanh, phải xác định cơ cấu sản
xuất của doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành trong phương hướng sản xuất–kinh doanh của doanh nghiệp (quan hệ tỷ lệ về lao
động, đất đai diện tích mặt nước, tư liệu sản xuất, vốn giá trị sản lượng và giá trị sản lượng
hàng hóa )
- Dự kiến hiệu quả của phương hướng sản xuất kinh doanh và kế hoạch tổ chức
thực hiện.
4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành và hiệu
quả của phương hướng sản xuất kinh doanh.
A.Chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyên môn hóa.
Có thể sử dụng công thức sau:
Ki =


=
n
J
Jdj
J
1
.
Trong đó:
Ki là mức độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp, Ki càng lớn thì mức độ chuyên
môn hóa càng cao.
J là ký hiệu của ngành j.
dj

là tỷ trọng sản phẩm hàng hóa của ngành j trong doanh nghiệp.
b.Các chỉ tiêu đánh giá sự phối hợp các ngành.
Chỉ tiêu trực tiếp:
- Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa: là chỉ tiêu thể hiện đúng đắn nhất ngành
chuyên môn hóa của doanh nghiệp.
- Cơ cấu giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu thể hiện đúng đắn nhất về sự phối hợp
các ngành trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu gián tiếp:
31
- Cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng: Thông thường ngành sản xuất chính là
ngành có diện tích mặt nước nuôi trồng nhiều nhất. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào trình
độ thâm canh của mỗi ngành.
- Cơ cấu hao phí lao động: chỉ tiêu này cũng là chỉ tiêu gián tiếp vì hao phí lao
động của từng ngành còn phụ thuộc vào trình độ cơ giới hóa của ngành đó.
- Cơ cấu đầu tư vốn: chỉ tiêu này kết hợp với các chỉ tiêu khác để phản ảnh trình độ
chuyên môn hóa và sự phối hợp các ngành.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của phương hướng sản xuất kinh doanh.

- Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa
- Trước hết phải so sánh hiệu quả kinh tế của ngành chuyên môn hóa với các ngành
khác trong doanh nghiệp.
- So sánh hiệu quả ngành chuyên môn hóa của doanh nghiệp này với ngành chuyên
môn hóa tương tự của doanh nghiệp khác trong vùng hay trong cả nước.
Để so sánh đánh giá cần sử dụng các chỉ tiêu: lợi nhuận, lợi nhuận tính trên một
đồng vốn, trên một đồng chi phí, trên một đơn vị diện tích mặt nước sử dụng, giá thành
đơn vị sản phẩm, năng suất lao động, năng suất đất đai diện tích mặt nước.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chung của phương hướng sản xuất kinh doanh
bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau
- Giá trị sản phẩm và giá trị sản phẩm hàng hóa tính cho một đơn vị diện tích mặt
nước, một lao động, một đồng vốn đầu tư.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
- Giá thành sản phẩm.
- Năng xuất lao động.
- Thu nhập của một lao động v.v…
Khi tính toán và phân tích cần so sánh với các doanh nghiệp cạnh tranh và trong vùng.
II. QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUY MÔ DOANH NGHIỆP.
1. Tập trung hóa sản xuất.
A. Tập trung hóa.
Chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiệp tác hóa…là những nội dung chủ yếu của quá
trình sản xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: đất đai diện tích mặt
nước, lao động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất sản phẩm. Quá trình đó có
thể diễn ra cả về chiều rộng (tăng số lượng các yếu tố sản xuất ) và có thể về chiều sâu
(tăng chất lượng các yếu tố sản xuất –hay quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất ).
Tập trung hóa trong nuôi trồng thủy sản trước hết phải là quá trình tập trung hóa về
đất đai diện tích mặt nước, bởi vì không có đất đai diện tích mặt nước thì không có quá
trình sản xuất thủy sản. Mức độ tập trung đất đai diện tích mặt nước phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như chính sách của nhà nước, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân

công lao động xã hội, trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp.
32

×