Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNHNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.27 KB, 9 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNHNGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH
I. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN CHỢ LÁCH:
1. Về vị trí địa lý:
- Bến Tre là một tỉnh nằm ở hạ lưu của sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4
nhánh sông là sông Mỹ Tho, sông Balai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Các sông này
chia lãnh thổ Bến Tre thành 3 cù lao lớn: An Hóa, Bảo và Minh. Chợ Lách là một huyện
nằm ở mỏm trên nguồn của tỉnh Bến Tre, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới và nuôi cá…
- Với diện tích 18.288 km
2
tuy không lớn so với các huyện khác nhưng nhờ phù sa của các
sông bồi đắp nên đất đai rất màu mỡ, dân cư phân bố tương đối đồng đều, tiềm năng kinh
tế dồi dào, rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông thôn, hệ thống giao thông thuận lợi
cả đường thủy lẫn đường bộ, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa trong huyện cũng như đến
các khu vực khác.
2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Lách
- Với số dân khoảng 130.820 người, mật độ dân số khoảng 715,3 người/km
2
, đại bộ phận
sống bằng nghề nông (làm vườn ươm cây giống,chăn nuôi), huyện chia ra làm 10 xã một
thị trấn. Thực hiện tốt kế hoạch nâng cấp đường, hệ thống lưới điện đến tận các xã vùng
xa, sâu. Huyện đã thực hiện cấp giấy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một điều
kiện thuận lợi cho người dân, tạo điều kiện cho họ vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn để đầu
tư vào sản xuất nông nghiệp.
Mấy năm gần đây kinh tế Chợ Lách đã đạt được những bước phát triển đáng kể , đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo được giảm đi rất nhiều. Người
nông dân đã biết áp dụng những tiến bộ khoa học –kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, lai
tạo được nhiều giống cây mới nổi tiếng có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, sản xuất hoa kiểng
có bước phát triển đáng kể, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng trồng cây có giá trị
kinh tế cao.


- Muốn thực hiện được kế hoạch và đưa kinh tế địa phương phát triển hơn nữa thì chính
quyền địa phương của các ngànhh và các cấp phải phấn đấu đồng tâm hiệp lực vì mục tiêu
chung. Đặc biệt là hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn Chợ Lách là vô cùng quan trọng, vì có vốn đầu tư mới thúc đẩy sản xuất
phát triển và hạn chế được thiên tai dịch bệnh gây ra.
- Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại những khó khăn như giá cả
nông sản xuống thấp, dịch cúm gia cầm, giá vật tư tăng.
- Những thuận lợi và khó khăn

từ nội tại kinh tế - xã hội địa phương làm ảnh hưởng và tác
động sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên địa bàn huyện.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách thành lập vào năm
1985 với tên ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp tỉnh Bến Tre Chi nhánh huyện
Chợ Lách và kể từ đó Ngân hàng Nông nghiệp huyện Chợ Lách chính thức đi vào hoạt
động.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách được xem là Ngân
hàng thương mại quốc doanh kinh doanh tổng hợp được tách ra từ hệ thống Ngân hàng
Nhà nước theo pháp lệnh về tổ chức tài chính tín dụng Việt Nam năm 1990 với chức năng
kinh doanh tiền tệ tín dụng Ngân hàng trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp…
- Trong những năm đầu, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách
đã gặp không ít khó khăn vì thiếu vốn kinh doanh, chi phí kinh doanh lại cao, dư nợ thấp,
nợ quá hạn nhiều, cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh doanh thua lỗ, trình độ nghiệp vụ thấp, tổn
thất rủi ro cao. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nó không cản trở được sự quyết tâm vươn
lên của các cán bộ Ngân hàng. Qua nhiều năm đổi mới, cải thiện hiện nay ngân hàng
không những đã khắc phục được khó khăn mà còn vươn lên theo kịp trông cơ chế thị
trường.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Lách là một đơn vị hoạch toán nội
bộ có tư cách pháp nhân và thực hiện các nhiệm vụ đối với ngân sách Nhà nước. Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Lách là một ngân hàng hoạt động trên lĩnh
Giám Đốc
PGĐ-KD PGĐ-KQ
Phòngtín dụng
Phòngtổ chức Phòngkế toán
Chi nhánh cấp 3
Phòng giao dịch
vực tiền tệ cho nên các hoạt động trích lập quỹ, các tỷ lệ dự trữ bảo đảm an toàn vốn…
theo quy định của Nhà nước ban hành. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Chợ Lách trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng,
dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế.
- Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Chợ Lách đã mở rộng
hoạt động kinh doanh tổng hợp ở tất cả các dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại và cho
vay trực tiếp đến hộ sản xuất góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban:
2.1. Ban giám đốc:
2.1.1.Giám đốc
Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn giám sát việc
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp trên giao, thực hiện
ký duyệt các hợp đồng tín dụng, ra quyết định về tổ chức đối với ngân hàng của mình.
2.1.2. Phó giám đốc
Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình
hoạt động của các bộ phận đó, hổ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ. Đồng thời,
Phó Giám đốc còn có nhiệm vụ đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.
2.2. Phòng tín dụng:
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ vay,

trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm
bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc
phục.
- Nghiên cứu đề xuất chiến lược huy động vốn tại địa phương.
-Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết
của Chi nhánh.
- Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
2.3.Phòng Kế toán- Ngân quỹ:
- Trực tếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN,
NHNo&PTNTVN.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền
lương với Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy
định.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNTVN trên địa
bàn.
- Thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo luật định.
2.4. Phòng tổ chức hành chính:
- Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công
đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
- Công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi học tập.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân,
phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực thi công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa- tinh thần và thăm hỏi ốm đau,
hiếu, hỷ cán bộ nhân viên.
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.

- Thực hiện báo cáo chuyên đề theo quy định.
 Chi nhánh cấp 3:
Chi nhánh xã Vĩnh Thành là một chi nhánh cấp 3 có quy mô hoạt động nhỏ so với hội sở
chính, chi nhánh cấp 3 cũng thực hiện các chức năng nhận tiền gửi, cho vay và thu nợ phục
vụ khách hàng ở địa bàn chi nhánh phụ trách.
 Phòng giao dịch: có chức năng nhiệm vụ thực hiện giao dịch và trao đổi sản phẩm
ngân hàng đến tay người dân, chỉ thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản và cho vay công nhân
viên chức.
IV. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG:
- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán.
- Nhận tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của tầng lớp nhân dân trong và ngoài
huyện với lãi suất hấp dẫn, làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn đối với hộ sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chuyển tiền nhanh, chuyển tiền thanh toán giữa các
đơn vị trong và ngoài huyện.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích.
V. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ LÁCH QUA 3 NĂM(2003-2005):
Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Chợ Lách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Chợ Lách đã góp phần thúc đẩy kinh tế Chợ Lách phát triển. Ngày nay
nền kinh tế Chợ Lách đã đạt được những thành tựu đáng kể, cuộc sống người dân vùng
Chợ Lách Cũng được cải thiện hơn trước, đó cũng nhờ sự giúp đỡ một phần của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Lách. Hoạt động của Ngân hàng Nông

×