Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN CHÂU THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.9 KB, 6 trang )

CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNoPTNT HUYỆN
CHÂU THÀNH
I. Về việc huy dộng vốn:
- Phát huy tính đa dạng hoá các phương thức huy động vốn
- Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
Điều này giúp cho ngân hàng xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... bằng việc khai thác tối ưu
các đối tượng như: các hộ gia đình có thân nhân định cư ở nước ngoài, hộ vay xuất khẩu
lao động, các doanh nghiệp có quan hệ thượng mại với các địa phương khác... để có hướng
tư vấn và hướng dẫn họ hiểu rõ tính thuận lợi đối với dịch vụ này, đồng thời làm tăng
nguồn thu cho ngân hàng từ các dịch vụ trên.
- Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, cần mở thêm các điểm huy động
vốn tại những nơi có môi trường kinh tế phát triển như các khu thương mại hoặc các cụm
tuyến dân cư, để thu hút nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi,
rút và chuyển tiền.
- Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường
xuyên và quan hệ phát sinh cao. Điều này có thể tạo cho họ tính an tâm khi giao dịch tại
ngân hàng, đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng.
- Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến tận các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ lợi ích của
mình khi đến với ngân hàng bằng việc chú trọng quảng bá thương hiệu trên các phương
tiện trên báo đài...
- Để tăng cường việc huy động vốn, ngoài việc điều chỉnh lãi suất, cần xem xét cung
cấp tốt các dịch vụ ngân hàng như: an toàn tiền gửi, gửi tiết kiệm một nơi có thể rút được
nhiều nơi, nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng. Ngoài ra
cũng có thể tư vấn cho những hộ gia đình có con em theo học tại các trường đại học, cao
đẳng tại các tỉnh thành xa như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...
II. Về hoạt động cho vay (cấp tín dụng cho khách hàng):
1. Mở rộng các phương thức cho vay:
Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay lẫn
ngân hàng, bởi vì người đi vay có thể lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất,
còn ngân hàng thì sẽ tận dụng được điều này để thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó


có thể tăng doanh số cho vay và mở rộng đựơc quy mô của mình hơn. Như vậy ngân hàng
có thể:
- Kết hợp cho vay phục vụ đời sống và cho vay sản xuất nông nghiệp đối với một
khách hàng để có thể tăng mức dư nợ, hạn chế được nợ quá hạn, nợ xấu...
- Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực kinh tế -
xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh thủ được thời gian
thu hút khách hàng trước các đối thủ khác.
2. Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ:
Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại luôn
quan tâm. Do đó quản lý hạn chế rủi ro luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng
thương mại. Để hạn chế được nợ quá hạn tốt, cần phải:
- Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề cao và xem đây
là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Đối với công tác cho
vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để
phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì
rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Muốn vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có
những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặc biệt là những luật cơ bản liên quan đến
hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp
lệnh thi hành án, công chứng..., tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những
quy trình, quy định của Nhà nước và của ngành.
- Cập nhật thông tin thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý từng
tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa
phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặc thù kinh tế của địa phương,
các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệu quả cao. Khi rủi ro tín
dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả,
làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay,
cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách
hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ
với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình trả nợ của từng khách hàng.
- Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý

từng hộ. Đối với các cán bộ tín dụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt động của hộ, và làm
tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời, có sự can thiệp của chính quyền địa
phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra. Từ đó phát huy tính hệ thống trong
Agribank, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý.
- Cần đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản
nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi phục
các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của
các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể, chẳng hạn:
+ Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp thì ngân hàng có thể kiểm soát chặt
chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng, sắp xếp
lại hoặc xác định giá trị doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả.
+ Đối với đối tượng xấu khẩu lao động thì ngân hàng phải áp dụng biện pháp thanh
toán qua ngân hàng khi họ gửi tiền về nước, trường hợp họ gửi về không thường xuyên và
không đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo đúng
theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
+ Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp rút
từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này, đồng thời, ngân hàng cần kiên
quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những
hộ khác có ý thức về việc vay vốn.
3. Phân loại và xếp hạng khách hàng theo mức rủi ro tín dụng:
Xếp hạng khách hàng nhằm:
- Cho phép họ có những nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay
- Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích
hợp.
- Nhân viên có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát
Như vậy, việc xếp hàng khách hàng phải được sắp xếp như sau:
- Khoản vay chất lượng tốt, xếp hạng A, khoản này được thực hiện đối với những
người vay mà ngân hàng biết rõ, những người có nguồn thanh toán đầy đủ và rõ ràng.
- Khoản vay có chất lượng, xếp hạng B, những khoản vay này có nguồn thanh toán đầy

đủ, không có rủi ro trong việc thu hồi nợ và hoàn toàn tuân thủ tất cả các chính sách của
ngân hàng, có ít ngoại lệ trong chính sách vay nợ và trong quá trình chỉnh sửa, các khoản
vay này không thuộc loại gây nên tổn thất, mất mát.
- Khoản vay có thể chấp nhận, xếp hạng C, những khoản vay này có nguồn thanh toán
đầy đủ, có ít rủi ro trong việc thu nợ và tuân thủ chính sách của ngân hàng.
- Khoản vay không đủ tiêu chuẩn, xếp hạng D, là những khoản hiện tại không đủ vốn tự
có, thiếu khả năng thanh toán hoặc tài sản thế chấp của người đi vay.
- Khoản vay nghi vấn, xếp hạng E, là những khoản có nghi vấn trong việc thu nợ, hoặc
những khoản thanh toán đầy đủ đã từng xếp hạng D.
- Khoản vay mất mát, xếp hạng F, là những khoản vay không thể thu hồi và có giá trị
thấp.
III. Các biện pháp thuộc về cơ chế chính:
Dự báo Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào năm 2006, đồng thời hiệp hội thương mại Việt
- Mỹ vào năm 2008 với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nên
việc cung cấp dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng ngoài nước tại thị trường Việt Nam
cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, NHN
o
&PTNT huyện Châu Thành nói riêng và hệ thống
NHN
o
&PTNT Việt Nam nói chung cần chủ động đề xuất ban hành những chính sách phù
hợp với nhu cầu của khách hàng và lợi ích của bản thân ngân hàng. Cụ thể như sau:
- Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn một cách
hoàn hảo, như đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ kỹ thuật về
giống cây trồng, vật nuôi, nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn, thực hiện tốt mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
- Tăng cường và phát triển các cụm tuyến công nghiệp nông thôn.
- Tham gia các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp lớn thông qua mô hình
kinh tế trang trại, tiểu trang trại, có sự phối hợp với phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến

nông tịa địa phương.
- Xây dựng thành công việc xã hội hoá công tác tín dụng ngân hàng, phục vụ tốt cho
chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, tiểu
thủ công nghiệp tại địa phương.
- Đẩy mạnh đầu tư cho các cơ sở cung ứng dịch vụ như: cung cấp phân bón, thuốc trừ
sâu, máy móc phục vụ cho nông nghiệp, thức ăn gia súc...
IV. Các biện pháp khác:
1. Marketing (tìm kiếm khách hàng và thu hút khách hàng)
- Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách ngân hàng nghiên cứu nền kinh tế của mình,
chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuất…để có thể phân loại
khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định được đâu là khách hàng chiến lược đâu là
khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nhằm nắm
bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó
cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển, đồng thời đầu tư vào các
ngành, các dự án có tính khả thi cao.
- Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các ngân hàng khác. Do đó
muốn cạnh tranh tốt, đòi hỏi ngân hàng không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến
kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ ngân
hàng, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
- Thực hiện tuyên truyền, quáng bá hình ảnh của chi nhánh ngân hàng nhiều hơn nữa
trên các phương tiện thông tin như: trên các tạp chí ngân hàng, tên pano, áp phích, trên đài
truyền thanh... về những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng như lãi suất, các
phương thức cho vay, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệu quả khi vay của từng đối tượng.
- Tổ chức giao lưu hoặc tham gia vào các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, thể
dục thể thao trên địa bàn huyện và những vùng lân cận.
- Tổ chức tham giếng, tạng quà cho những khách hàng thuộc loại A, B, những khách
hàng thường xuyên có mức dư nợ cao trong những tết, lễ lớn hoặc những trường hợp hỷ

×