Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long : Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

PHẠM THỊ THỦY HƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================

PHẠM THỊ THỦY HƯỜNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HÒE

Hà Nội - 2013




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 9
6. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................................... 13
7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn .................................................................................................................... 16

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN MỘT SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH BỀN
VỮNG ................................................................................................................................. 18
1.1

Chƣơng trình Hộ chiếu xanh (Green passport) – dành cho Du khách ..................... 18

1.1.1 Khái quát chung .............................................................................................................. 18
1.1.2 Nội dung .......................................................................................................................... 19
1.2

Tiêu chuẩn Green Globe dành cho doanh nghiệp du lịch và lữ hành .............................. 31

1.2.1 Khái quát chung .............................................................................................................. 31
1.2.2 Nội dung .......................................................................................................................... 38
1.3
Thực trạng phát triển chƣơng trình Green Passport và các tiêu chí Green Globe 21 tại
Việt Nam và trên thế giới ............................................................................................................. 43
1.3.1 Trên thế giới .................................................................................................................... 43

1.3.2 Tại Việt Nam ................................................................................................................... 47

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI
TỬ LONG ........................................................................................................................... 51
2.1

Khái quát chung ............................................................................................................. 51

2.2

Khái quát về tài nguyên du lịch .................................................................................... 51

2.2.1 Tài nguyên tự nhiên ......................................................................................................... 51
2.2.2 Tài nguyên nhân văn ....................................................................................................... 54
2.2.3 Một số điểm tham quan chính ......................................................................................... 55
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .......................................................................... 61
2.3

Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG ........................................................................ 68

2.3.1 Hiện trạng khai thác du lịch tại VQG ............................................................................. 68
2.3.2 Đánh giá kế hoạch phát triển du lịch .............................................................................. 71

1


CHƢƠNG 3 ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ DLBV TẠI VQG BÁI TỬ
LONG ................................................................................................................................. 78
3.1


Cơ sở ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về DLBV tại VQG Bái Tử Long...................... 78

3.1.1 Kết quả phỏng vấn du khách (Chương trình Green Passport) ....................................... 78
3.2.2 Kết quả phỏng vấn Doanh nghiệp, cộng đồng địa phương (Tiêu chuẩn Green Globe) . 83
3.2
Ứng dụng chƣơng trình Greenpasstport (dành cho Du khách) và tiêu chuẩn Green
Globe 21 (dành cho doanh nghiệp ) tại VQG Bái Tử Long........................................................ 85
3.2.1 Chương trình Green passport dành cho du khách – áp dụng tại các đảo có hoạt động du
lịch phát triển trong khu vực VQG Bái Tử Long...................................................................... 85
3.2.2 Tiêu chuẩn Green Globe dành cho doanh nghiệp, cộng đồng địa phương ............................. 93

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 107
PHỤ LỤC............................................................................................................................... i

2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CITES

DLBV
VHTTDL
NĐ-CP
PGS.TSKH
PP
PV
PRA
PTBV
QĐ – TTg

Tr.
UNEP
VQG

Convention on international trade in endangered
species of wild fauna and flora.
Hiệp ước Thương mại Quốc tế về những loài động
thực vật hoang dã đang bị đe dọa
Du lịch bền vững
Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Nghị định – Chính phủ
Phó giáo sư. Tiến sỹ khoa học
Phương pháp
Phỏng vấn
Paraticipatory rapid appraisal
Phương pháp Phỏng vấn đánh giá nhanh
Phát triển bền vững
Quyết định – Thủ tướng
Trang
United Nation Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Vườn quốc gia
DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tiêu chuẩn Green Globe ………………. …………….33
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ chỉ số tiêu chuẩn Green Globe …………….…. …… 33
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hiện trạng phương tiện vận chuyển khách trên các đảo trong Vườn.64
Bảng 3.1: Kết quả PV “Tiếp thị xanh” của doanh nghiệp đối với du khách (Du
khách nội địa) ………………. ………………. ………………. ……………81

Bảng 3.2: Kết quả PV “Tiếp thị xanh” của doanh nghiệp đối với du khách (Du
khách quốc tế) ………………. ………………. ………………. ……………81
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn, thảo luận về tiêu chuẩn Green Globe….......83

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện nay đang ngày càng quan tâm đến vấn đề phát triển bền
vững trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề để đảm bảo đem lại một môi trƣờng
sống trong sạch cho toàn nhân loại. Bản thân các doanh nghiệp cũng nhƣ chính
phủ các quốc gia cũng đang cố gắng nỗ lực phát triển ngành du lịch nói riêng và
các ngành kinh tế khác nói chung theo hƣớng bền vững. Trong đó bao gồm các
chƣơng trình mang tính bền vững đã và đang đƣợc cả thế giới hƣớng đến nhƣ
tiêu chuẩn của một Hành tinh Xanh nhƣ Nhãn sinh thái (Ecolable), Hộ chiếu
xanh (Green pastport), tiêu chuẩn Địa cầu Xanh 21 (Green Globe 21),...
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc Nhà nƣớc và các cơ quan
trong ngành Du lịch bắt đầu xúc tiến việc đánh giá, áp dụng thí điểm các tiêu
chuẩn toàn cầu trên tại các khách sạn, các điểm du lịch thì các doanh nghiệp và
địa phƣơng cũng đã chủ động tiến hành áp dụng cho các chƣơng trình Du lịch,
hƣớng dẫn cho Du khách có đƣợc chuyến du lịch hài lòng và mang tính bền
vững. Tuy nhiên, các hành động trên mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị xây dựng
bộ tiêu chuẩn cho hệ thống các khách sạn phục vụ du lịch, hay đơn giản là ban
bố tiêu chuẩn duy trì chấ t lƣơ ̣ng môi trƣờng số ng thông qua giảm thiể u sƣ̉ du ̣ng
và tiêu dùng năng lƣợng, vâ ̣t liê ̣u cũng nhƣ các loa ̣i chấ t thải sinh ra do quá triǹ h
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩ m, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời
số ng. Vì vậy mà mục tiêu hƣớng đến ngành Du lịch của các bộ tiêu chí do
Chính phủ phê duyệt còn nhiều hạn chế và hiện vẫn đang đƣợc hoàn thiện. Do
đó, các hoạt động phát triển DLBV tại Việt Nam mới chỉ mang tính manh mún,

nhỏ lẻ, chƣa có một hệ tiêu chuẩn nhất định quy chiếu, thiếu đâu bù đó.
Nhìn nhận những vấn đề đang tồn tại trên cũng nhƣ những lợi ích có đƣợc
từ việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển DLBV, học viên tiến
hành nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế về DLBV điển hình cho các đối tƣợng trong
4


hoạt động du lịch: Hộ chiếu xanh (chƣơng trình Green pastport) dành cho
khách du lịch; tiêu chuẩn Địa cầu xanh (Green Golbe) dành cho cộng đồng địa
phƣơng, doanh nghiệp hoạt động du lịch.
Sự phát triển tự nhiên và lợi thế của Vƣờn Quốc gia (VQG) Bái Tử
Long nhƣ một điểm đến lý tƣởng để ứng dụng những tiêu chuẩn, chƣơng trình
quốc tế về DLBV. Việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại VQG để nhìn nhận
rõ những hiệu quả mà các chƣơng trình, tiêu chuẩn bền vững này mang lại
không chỉ cho hoạt động du lịch tại VQG mà còn là sự phát triển của kinh tế
khu vực VQG, nâng cao đời sống cộng đồng nơi đây.
Thực trạng quản lý và hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long nói
riêng cũng nhƣ các VQG, điểm du lịch biển đảo trên Việt Nam nói chung rất
đa dạng: việc tổ chức các tour tham quan, phát triển hoạt động du lịch đƣợc
đầu tƣ nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn với các mức độ khác nhau đối với
đơn vị quản lý cũng nhƣ bản thân các doanh nghiệp du lịch. Các tour du lịch ,
tham quan tại VQG đƣợc tổ chức tự phát, chỉ quan tâm đến lợi nhuận mang
lại doanh nghiệp mà quên đi trách nhiệm đối với điểm đến. Bên cạnh đó, các
phƣơng thức tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dƣỡng trong khu vực vƣờn
theo hƣớng phát triển bền vững cũng khác xa với tiêu chuẩn, tập quán quốc tế.
Thực tế này gây ra tình trạng giảm chất lƣợng của chuyến tham quan, giảm sự
hấp dẫn với du khách, đồng thời vẫn không hạn chế đƣợc tác động xấu lên
môi trƣờng, cảnh quan khu vực VQG Bái Tử Long – một trong những điểm
đến điển hình cho hoạt động DLBV tại Việt Nam.
Dựa trên vấn đề thực tế đó, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS – TS Nguyễn Đình

Hòe cùng các thầy cô và các chuyên gia, học viên đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng một số tiêu chuẩn quốc tế về DLBV tại VQG Bái Tử Long”.

5


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài cần giải quyết các nội dung sau:
- Đề tài khái quát hai tiêu chuẩn quốc tế về DLBV: Chƣơng trình
Green passport, tiêu chuẩn Green Globe.
- Đề tài nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và tiềm năng phát triển
du lịch tại VQG Bái Tử Long:
+ Tài nguyên du lịch của Vƣờn: nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn nổi bật trong khu vực Vƣờn.
+ Hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Vƣờn quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn,
Quảng Ninh
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các tiêu chuẩn
quốc tế về DLBV hiện đang phát triển trên Thế giới, các bài học kinh nghiệm
quốc tế và trong nƣớc (nếu có), thực trạng hoạt động của các tiêu chuẩn ứng
dụng tại VQG Bái Tử Long. Đồng thời nghiên cứu hiện trạng nguồn tài
nguyên du lịch cũng nhƣ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các
điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách và các sản phẩm du lịch hiện dang có
tại Vƣờn. Từ đó phát triển các ứng dụng thực tiễn các tiêu chuẩn quốc tế cho
hoạt động du lịch tại Vƣờn. Vì vậy, nếu có sự sơ sài nào về các lĩnh vực đều
không phải là chủ ý của học viên.
- Về không gian nghiên cứu: đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu và
ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về tại VQG Bái Tử Long, huyện Vân Đồn,
Quảng Ninh. Là một trong 7 vƣờn quốc gia của Việt Nam, là một trong 3
VQG tại miền Bắc vừa có diện tích trên cạn, vừa có diện tích trên biển, việc

nghiên cứu ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế về DLBV tại Vƣờn có lợi thế hơn
so với các Vƣờn quốc gia cùng loại nhƣ VQG Cát Bà, VQG Xuân Thủy. Mặc
dù 2 VQG Cát Bà và Xuân Thủy đều là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển
6


thế giới đƣợc trao tặng bởi UNESCO nhƣng VQG Bái Tử Long hội tụ đủ các
yếu tố: rừng ngập mặn, đảo đất, đảo đá vôi,... Hệ sinh thái vô cùng đa dạng và
gần nhƣ chƣa bị tác động nhiều bởi hoạt động du lịch giúp cho việc ứng dụng
các tiêu chuẩn Quốc tế về DLBV thuận lợi hơn. Đây là cơ hội lớn cho ngành
Du lịch Quảng Ninh nói riêng và ngành Du lịch Việt Nam nói chung có thể
hoạch định chiến lƣợc phát triển phù hợp ngay từ điểm phát triển ban đầu hoạt
động du lịch bền vững tại cộng đồng địa phƣơng nhằm phát triển hoạt dộng
du lịch hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế mà không làm tổn hại đến môi
trƣờng, đến đời sống tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Về thời gian nghiên cứu: tác giả thực hiện đề tài trong khoảng thời
gian từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012. Các khảo sát tại điểm đƣợc
tiến hành nhiều đợt, đảm bảo tính đa dạng thời gian và tính mùa vụ của không
gian nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài trên trƣớc hết là nghiên cứu về những lợi ích cũng
nhƣ chức năng, cùng với thực trạng phát triển trên thế giới và thực trạng phát
triển ứng dụng tại Việt Nam của các chƣơng trình, tiêu chuẩn quốc tế về
DLBV nhƣ Chƣơng trình Green passport, Green Globe 21... . Từ đó, thấy
đƣợc vai trò vị trí của các chƣơng trình, tiêu chuẩn này trong việc phát triển
DLBV trong hiện tại và tƣơng lai, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch
mang lại hiệu quả kinh tế và cả xã hội môi trƣờng.
Đồng thời, đề tài tiến hành nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển
du lịch tại VQG Bái Tử Long, đặc biệt là những hoạt động du lịch liên quan
đến DLBV nhằm chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động

du lịch theo hƣớng bền vững tại điểm du lịch đầy tiềm năng này.
Từ những thuận lợi và khó khăn nhận diện đƣợc trong quá trình đánh giá
du lịch tại VQG Bái Tử Long, học viên tiến hành ứng dụng các chƣơng trình
Green pastport và tiêu chuẩn Green Globe đã nghiên cứu ở phần đầu vào các
7


hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG; đồng thời đƣa ra giải pháp khắc phục đƣợc
hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch thiếu bền vững hiện nay tại VQG
Nhƣ vậy, qua mục tiêu nghiên cứu của đề tài, học viên cần giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế về DLBV: chƣơng trình Green
passport, tiêu chuẩn Green Globe. Thực trạng phát triển các tiêu chuẩn này
trên thế giới và ở Việt Nam. So sánh giữa các chƣơng trình phát triển du lịch
bền vững của Việt Nam với các tiêu chuẩn đó giữa các mặt: cộng đồng địa
phƣơng, chính quyền, doanh nghiệp du lịch, du khách dựa trên các phƣơng
pháp phỏng vấn đánh giá nhanh PRA và MiniDelphi.
- Nghiên cứu tài nguyên du lịch của VQG Bái Tử Long và hiện trạng
hoạt động du lịch của Vƣờn. Nghiên cứu thực trạng ứng dụng các tiêu chuẩn
quốc tế trong hoạt động du lịch. Trên cơ sở phân tích tiềm năng tài nguyên du
lịch và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại VQG, luận văn đề xuất áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế về DLBV trong phát triển DLBV tại VQG Bái Tử Long.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ nội dung các chƣơng trình, tiêu chuẩn quốc tế
về DLBV trong định hƣớng phát triển DLBV trên toàn thế giới nói chung và
tại Việt Nam nói riêng.
Việc nghiên cứu và áp dụng thực tiễn các chƣơng trình Quốc tế tại khu
vực VQG Bái Tử Long vừa góp phần đƣa ra một ứng dụng thực tế tại Việt
Nam, đồng thời nó có ý nghĩa đóng góp nhận thức, dữ liệu cơ sở cho các nhà
quản lý, kinh doanh, nhà cung cấp cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng trong

việc hoạch định và đặt ra các chiến lƣợc phát triển các chƣơng trình về phát
triển DLBV tại các điểm đến một cách có trách nhiệm và chia sẻ đồng đều lợi
ích thu đƣợc giữa các bên.

8


5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1 Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin được sử dụng chủ yếu trong
luận văn
- Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu: tìm kiếm và sử
dụng các nguồn thông tin khác nhau để chọn lọc và kế thừa những thông tin cần
thiết cho đề tài nhƣ: tập bài giảng, giáo trình, tài liệu từ báo chí, mạng internet,
tài liệu của VQG Bái Tử Long, tài liệu các ban ngành của tỉnh Quảng Ninh, tài
liệu của các công ty du lịch lữ hành về hoạt động du lịch tại Bái Tử Long …
- Điền dã, quan sát tham dự, chuyên gia, đánh giá nhanh: đây là nhóm
phƣơng pháp quan trọng để có đƣợc các kết quả đánh giá, kết luận về cách
thức tổ chức các tour du lịch, hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử
Long, từ đó so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế về DLBV để thấy
hoạt động du lịch tại VQG đã làm đƣợc gì và thiếu sót những gì trong phát
triển theo định hƣớng bền vững. Nội dung cụ thể của phƣơng pháp thảo luận
nhóm chuyên gia và đánh giá nhan đƣợc trình bày cụ thể trong phần 5.2, 5.3.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế đã
có để thực hiện so sánh đối chiếu để các đánh giá có cơ sở khoa học và đáng
tin cậy. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện khi phân tích kết quả khảo sát trong
Chƣơng 3 của Luận văn.
5.2 Phương pháp MiniDelphi (PP chuyên gia và Quy trình Delphi - Thảo
luận nhóm chuyên gia chủ chốt)
MiniDelphi là tên gọi một vòng thảo luận trực tiếp đƣợc chia nhỏ từ phƣơng
pháp Delphi. Mỗi Delphi gồm 2-5 vòng MiniDelphi hoặc thậm chí nhiều hơn.

Dựa trên những hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về DLBV có sẵn đang phát
triển trên thế giới, học viên tiến hành mời một nhóm chuyên gia cùng hội thảo về
đề tài nghiên cứu. Số chuyên gia tham gia hội thảo là 6, có chuyên ngành du lịch
khác nhau, có liên quan đến đề tài nghiên cứu: hƣớng dẫn viên du lịch, giảng
9


viên du lịch, học viên cao học du lịch, điều hành du lịch, khách du lịch thuần túy.
Quy trình Delphi của đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện 4 vòng MiniDelphi. Do
nghiên cứu có khảo sát thực địa nên học viên tiến hành 2 Minidelphi, sau khi
khảo sát, học viên tiếp tục thực hiện 2 vòng Minidelphi khác.
Sau mỗi vòng Minidelphi, học viên tiến hành tổng hợp ý tƣởng hay dự
báo ẩn danh của vòng trƣớc cũng nhƣ các lý do và luận điểm đề xuất ý tƣởng,
ý kiến nào đã thống nhất, ý kiến nào cần thảo luận thêm. Nhờ đó các chuyên
gia sẽ rà xét các kết quả của vòng thảo luận trƣớc trên cơ sở tham khảo những
ý kiến của các thành viên khác của nhóm. Cứ sau mỗi vòng, số lƣợng các ý
tƣởng sẽ giảm dần nhƣng những ý tƣởng còn lại sẽ trở nên sắc sảo hơn. Cuối
cùng, quy trình Delphi dừng lại khi các ý tƣởng trở nên khá ổn định và thống
nhất và đƣợc sắp xếp theo trình tự ƣu tiên.
Nhƣ vậy, thông qua phƣơng pháp MiniDelphi, học viên đã có đƣợc cái
nhìn tổng quan từ các ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chuẩn quốc tế về
DLBV: hiện trạng sự phát triển của nó trên thế giới, tại Việt Nam và đặc biệt
là tại VQG Bái Tử Long. Kết quả thảo luận đƣợc thể hiện ở Chƣơng 3.
5.3 Phương pháp đánh giá nhanh (PRA)
PRA (Participatory Rapid Appraisal) là hệ phƣơng pháp thu thập thông
tin nhanh dựa trên nguồn tri thức cộng đồng và thẩm định các dấu hiệu đặc
trƣng trên thực địa. Do những tài liệu về khu vực VQG Bái Tử Long không
đƣợc thu thập thƣờng xuyên và lƣu trữ có bài bản nên phƣơng pháp PRA rất
hữu ích cho các nghiên cứu tại đây. Học viên thực hiện phƣơng pháp PRA
giúp phối hợp đƣợc cả 3 nguồn tri thức là: hiểu biết của điều tra viên, hiểu

biết của ngƣời trả lời phỏng vấn và quan điểm của lãnh đạo địa phƣơng, giúp
cho các thông tin thu thập đƣợc trở nên đáng tin cậy hơn và đem lại hiệu quả
hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các tiêu chí quốc tế về DLBV tại Vƣờn.
Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiêu
chuẩn quốc tế về DLBV vào hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long, học viên
10


tiến hành nghiên cứu thông qua các kỹ thuật thông dụng của phƣơng pháp PRA
song song cùng với phƣơng pháp MiniDelphi: phỏng vấn cán bộ và nhân dân
địa phƣơng, quan sát thực địa, thu thập tài liệu địa phƣơng khi phỏng vấn.
Thời gian thực hiện các nghiên cứu này đƣợc chia làm hai đợt. Ngoài
đợt chính , điều tra bổ sung đƣợc tiến hành vào trong một số chuyến khảo sát
thực địa của học viên tại VQG Bái Tử Long với khảo sát một số sản phẩm
tuyến du lịch cụ thể (tuyến du lịch) kết hợp với việc tiếp cận các đối tƣợng để
thực hiện phỏng vấn, điều tra bảng hỏi.
5.3.1.Phỏng vấn (PV) cán bộ và nhân dân địa phương
• PV sâu: PV nhà khoa học, cán bộ địa phƣơng (Ban Quản lý VQG,
cán bộ các đảo có khai thác du lịch trong khu vực Vƣờn: Quan Lạn, Minh
Châu, Ngọc Vừng,…) về hiểu biết các tiêu chuẩn quốc tế về DLBV, thực
trạng phát triển du lịch tại VQG. Thời gian phỏng vấn sâu đƣợc kéo dài trong
vòng 1h đối với cán bộ cơ sở, nhà khoa học.
• PV bán chính thức: bao gồm cả hình thức PV nhóm (từ 5-7 ngƣời)
dùng cho cán bộ cơ sở và dân địa phƣơng tối đa 30 phút (1h đối với phỏng
vấn nhóm – để cho cả nhóm có thời gian thảo luận, chọn ra ý kiến tốt nhất)
• PV không chính thức: tiến hành PV tự do với 15 ngƣời ngẫu nhiên
gặp trên đƣờng khảo sát từ 5 – 10 phút (gồm cả dân địa phƣơng và du khách)
Dựa trên bảng hỏi đƣợc liệt kê các nội dung cần làm rõ trong quá trình điều
tra để tránh bỏ sót vấn đề (không dùng để phỏng vấn), học viên cùng các cộng tác
viên tiến hành phỏng vấn và ghi lại biên bản điều tra tại chỗ khi phỏng vấn.

5.3.2.Quan sát thực địa
Dựa trên các dấu hiệu thực địa có thể quan sát bằng cảm quan trong
quá trình khảo sát thực địa tại khu vực VQG Bái Tử Long cũng nhƣ khu vực
Vịnh Hạ Long (để so sánh), học viên tiến hành tổng hợp lại các ý kiến, đánh

11


giá và hình ảnh ghi nhận lại kết quả quan sát. Quá trình tổng hợp phải giải
thích đƣợc sự khác nhau giữa đánh giá quan sát với thực tế tại điểm khảo sát.
5.3.3. Thu thập tài liệu địa phương khi PV
Do các tài liệu đƣợc tập hợp từ cơ sở lên các cơ quan cấp trên nên tại các
đơn vị nhƣ Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Quảng Ninh
chỉ lƣu trữ một số văn bản, báo cáo về thông tin du lịch địa phƣơng 1 cách bao
quát nhất. Trong khi đó, bản thân địa phƣơng (Ban Quản lý VQG Bái Tử Long)
cũng nhƣ các đảo trong khu vực VQG có hoạt động du lịch là một kho tàng
thông tin giúp học viên khai thác thêm tƣ liệu về hoạt động du lịch tại đây.
 Địa điểm phỏng vấn: đƣợc thực hiện tại Hà Nội (phỏng vấn sâu
chuyên gia kết hợp thảo luận nhóm theo phƣơng pháp MiniDelphi; phỏng vấn
nhóm du khách,…), khu vực Vịnh Hạ Long và khu vực VQG Bái Tử Long (phỏng
vấn điều tra nhanh PRA - nhóm du khách, Ban quản lý, ngƣời dân địa phƣơng…)
 Thời gian thực hiện phỏng vấn: đƣợc tiến hành từ tháng 3 đến
tháng 6: đây là thời vụ thích hợp nhất cho du lịch biển (đặc biển biển miền
Bắc với điểm tham quan nổi tiếng - Vịnh Hạ Long). Do thời tiết bắt đầu nắng
ấm và chuyển sang mùa hè nên lƣợng khách tới khu vực Vịnh Hạ Long cũng
nhƣ VQG Bái Tử Long đông hơn đối với cả du khách quốc tế và nội địa. Vì
thế, kết quả thu đƣợc từ các cuộc phỏng vấn bán chính thức, phỏng vấn nhóm
đối với du khách với số lƣợng nhiều và tính chính xác cao hơn.
 Biên bản, bảng hỏi/đề cương phỏng vấn: biên bản ghi nhận các
thông tin cơ bản của điều tra viên , ngƣời đƣợc phỏng vấn và nội dung phỏng vấn

(không phải điều tra dạng bảng hỏi anket). Ý kiến của ngƣời đƣợc phỏng vấn
đƣợc điều tra viên tổng hợp nhanh và ghi nhận trực tiếp trên phiếu phỏng vấn.
 Nội dung phỏng vấn: xoay quanh các tiêu chí quốc tế về du lịch
bền vững và các hoạt động du lịch bền vững tại khu vực VQG Bái Tử Long
-

Khảo sát các nhóm, cá nhân được phỏng vấn về các tiêu chí

Quốc tế về Du lịch bền vững (Green passport, Green Globe).
12


-

Lựa chọn du lịch bền vững của người được phỏng vấn, hội thảo

-

Các ý kiến đóng góp thực hiện Du lịch bền vững của người

được phỏng vấn tại khu vực VQG Bái Tử Long
Cùng với kết quả của các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ điền dã,
tổng hợp và chọn lọc tài liệu,…, việc thực hiện phƣơng pháp thảo luận nhóm
MiniDelphi, điều tra nhanh PRA thông qua phỏng vấn chính thức/bán chính
thức/nhóm góp phần lớn vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm chỉ rõ
nhận thức cũng nhƣ hiểu biết của du khách, nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch
và cộng đồng địa phƣơng về các tiêu chí quốc tế về du lịch bền vững. Kết quả
của các phƣơng pháp này đƣợc chỉ rõ trong chƣơng 1 của Luận văn.
6. Lịch sử nghiên cứu
6.1 Các nghiên cứu, công bố về các tiêu chí quốc tế về du lịch bền vững

Các tài liệu về các tiêu chí quốc tế về du lịch bền vững cũng nhƣ các thông
tin của các tiêu chí này đã đƣợc công bố từ các hội nghị, hội thảo của Liên Hiệp
quốc về vấn đề du lịch bền vững. Các quốc gia, tổ chức tham gia thực hiện các
tiêu chí, chƣơng trình quốc tế này đều đã phát hành các sách ảnh, các website
hƣớng dẫn khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, nhà quản lý, cộng đồng địa
phƣơng cùng thực hiện các cam kết với Liên Hiệp Quốc: Green Globe book,
Standard Criteria and Indicators Green Globe, Green passport guide book,….
Các tài liệu chủ yếu trong nƣớc có liên quan về các tiêu chí này là dự
án đang đƣợc triển khai của Tổng cục Du lịch (Vụ Khách sạn) về chuẩn hóa
khách sạn theo tiêu chí Nhãn sinh thái và một số bài báo của các chuyên gia
về du lịch trên Tạp chí Du lịch về Hộ chiếu xanh, công bố chƣơng trình Nghị
sự Agenda 21. Các tài liệu này mới chỉ phản ánh một phần những gì mà
Chƣơng trình phát triển môi trƣờng của Liên hiệp Quốc và chƣơng trình Nghị
sự 21 đề ra và đã đƣợc phát triển rộng rãi trên thế giới.

13


6.2 Các nghiên cứu về hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long (khoa Du lịch
học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)
1. Trần Quyết Thắng (2002), Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng, giải pháp
tổ chức phát triển Du lịch sinh thái ở VQG Bái Tử Long, Khóa luận tốt nghiệp Du
lịch học, Trƣờng Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
Đề tài đã đề cập khái quát đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở
VQG Bái Tử Long, tạo cơ sở tiền đề lý luận cho tìm hiểu hoạt động du lịch
sinh thái VQG. Đề tài đã làm nổi bật những giá trị độc đáo của Vƣờn cho hoạt
động du lịch sinh thái. Đề tài cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong hoạt
động du lịch về cả chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật
chất kỹ thuật và mô hình quản lý khai thác kinh doanh du lịch. Đề tài đã đƣa
ra một số chỉ tiêu, dự báo, định hƣớng cho phát triển loại hình du lịch sinh

thái tại Vƣờn bao gồm:
- Định hƣớng tổ chức quản lý dịch vụ phục vụ du lịch trong Vƣờn
- Giải pháp đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lực lƣợng lao động du
lịch, nâng cao năng lực quản lý cho Ban Quản lý VQG Bái Tử Long
- Tiến hành quảng cáo tiếp thị tạo dựng hình ảnh về VQG Bái Tử Long
- Giải pháp mang tính xã hội
- Phác thảo định hƣớng tổ chức kinh doanh khai thác kinh doanh du
lịch ở VQG Bái Tử Long
- Giải pháp về môi trƣờng
2. Lê Thị Thanh Thúy (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển khu
du lịch sinh thái Bái Tử Long, Khóa luận tốt nghiệp Du lịch học hệ Tại chức,
Trƣờng Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu là khảo sát liệt kê và tìm hiểu những giá
trị đa dạng sinh học của VQG Bái Tử Long, qua đồ đề xuất các khuyến nghị
xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái Bái Tử Long một cách tích cực
14


nhất. Đề tài đã thực hiện tốt nhiệm vụ tìm hiểu và phân tích những đặc điểm
về đa dạng sinh học, địa lý của VQG. Đề tài cũng đã đƣa ra các giải pháp
nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG:
- Bảo vệ VQG trƣớc những hoạt động khai thác bất hợp pháp
- Vận động nhân dân các xã vùng đệm tham gia bảo vệ Vƣờn
- Nêu những nhiệm vụ của một hƣớng dẫn viên du lịch sinh thái
- Nêu một số nguyên tắc chỉ đạo của hoạt động du lịch sinh thái
- Đƣa ra một số nguyên tắc và điều kiện kiên quyết để phát triển du lịch
sinh thái bền vững tại Vƣờn
Tuy nhiên, các giải pháp của đề tài vẫn còn rất sơ sài.
3. Vũ Thị Tuyết (2008), Triển vọng khai thác loại hình Kayaking tại
VQG Bái Tử Long, Khóa luận tốt nghiệp Du lịch học, Trƣờng Đại học

KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội. Khóa luận bƣớc đầu thử nghiệm đề tài
nghiên cứu khai thách loại hình du lịch Kayaking tại VQG dựa trên những thế
mạnh của VQG cho hoạt động phát triển du lịch cũng nhƣ những tồn tại của
Vƣờn. Tác giả đã tăng thêm tính đa dạng các loại hình du lịch cho hoạt động du
lịch của Vƣờn, hƣớng đến các hình thức du lịch mang tính bền vững. Tuy
nhiên, khóa luận cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chứ chƣa đƣa ra
đƣợc trƣờng hợp ứng dụng loại hình kayaking trong chƣơng trình cụ thể nào tại
Vƣờn hay đƣa vào khai thác du lịch bởi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
4. Bùi Thùy Vân (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long
– Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch, Luận văn thạc sĩ du lịch, Trƣờng
Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
Dựa trên cơ sở lý luận về phƣơng pháp đánh giá điều kiện tự nhiên, tác
giả luận văn thực hiện đánh giá các yếu tố riêng lẻ về mức độ thuận lợi của
điều kiện tự nhiên Vịnh Bái Tử Long (độ hấp dẫn, độ bền vững của môi
trƣờng tự nhiên, vị trí và khả năng tiếp cận; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
15


thuật du lịch). Tác giả cũng thực hiện đánh giá tổng hợp tại các khu vực có
hoạt động du lịch nổi bật trong vịnh Bái Tử Long: khu vực trung tâm – thị
trấn Cái Bầu; khu vực Quan Lạn – Minh Châu; khu vực Bản Sen; khu vực
Ngọc Vừng – Thắng Lợi. Tác giả tiếp tục tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch
và đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch tại Vịnh. Qua các kết
quả đánh giá, tác giả đã đƣa ra những định hƣớng khai thác điều kiện tự nhiên
cho mục đích du lịch tại Vịnh Bái tử Long cụ thể là bốn khu vực nêu trên.
Các đánh giá về điều kiện tự nhiên của tác giả rất chi tiết và có tính
chính xác, độ tin cậy tƣơng đối cao. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng ở định
hƣớng cho khu vực có sự phát triển du lịch nổi bật chứ chƣa đƣa ra đƣợc định
hƣớng chung cho toàn bộ vùng Vịnh Bái Tử Long – với tƣ cách là một quần
thể đa dạng sinh học rất lớn.

7. Bố cu ̣c luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và trính dẫn, danh mục từ viết tắt, danh mục biểu bảng, phụ lục, nội
dung chính của luận văn chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan một số tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững
1.1 Chƣơng trình Hộ chiếu xanh (Green passport) – dành cho Du khách
1.2 Tiêu chuẩn Green Globe 21 dành cho doanh nghiệp du lịch và lữ hành
1.3 Thực trạng phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững tại
Việt Nam và trên thế giới
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long
2.1 Tổng quan VQG Bái Tử Long
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Bái Tử Long
2.3 Đánh giá kế hoạch phát triển hoạt động du lịch
Chƣơng 3: Ứng dụng tiêu chuẩn Quốc tế về DLBV tại VQG Bái Tử Long
16


3.1 Cơ sở ứng dụng các tiêu chuẩn Quốc tế về DLBV tại VQG Bái Tử Long
3.2 Ứng dụng tiêu chuẩn Greenpasstport (dành cho Du khách)
3.3 Ứng dụng tiêu chuẩn chƣơng trình Green Globe (dành cho doanh nghiệp)
Chƣơng 1 là những thông tin cơ bản về các tiêu chuẩn quốc tế về du lịch
bền vững để thấy đƣợc những điều cần thiết trong việc ứng dụng các tiêu chuẩn
này trong hoạt động du lịch và thực trạng hoạt động tại Việt Nam và trên thế
giới. Chƣơng 2 chỉ ra tiềm năng phát triển du lịch tại Vƣờn thông qua nghiên
cứu các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của
VQG Bái Tử Long, đồng thời thể hiện hiện trạng hoạt động du lịch tại vƣờn. Kết
quả nghiên cứu của Chƣơng 1 và Chƣơng 2 phục vụ cho Chƣơng 3, chƣơng này
là đề xuất từ việc nghiên cứu lý thuyết để ứng dụng trong việc phát triển du lịch
bền vững tại VQG và cũng là đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài.


17


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN MỘT SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ
DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1 Chƣơng trình Hộ chiếu xanh (Green passport) – dành cho Du khách
1.1.1 Khái quát chung
Chƣơng trình Hộ chiếu xanh (Green Passport) là sáng kiến của Chƣơng
trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) nhằm thúc đẩy hội nhập toàn cầu
trong hoạt động DLBV với mục đích nâng cao nhận thức của du khách trong
đóng góp vào sự phát triển bền vững bằng cách lựa chọn kỳ nghỉ có trách nhiệm.
Green passport đƣợc phát triển trong khuôn khổ của chƣơng trình đặc
trách về phát triển Phát triển du lịch bền vững quốc tế (the International Task
Force on Sustainable Tourism Development- ITF-STD) và đƣợc ra mắt tại
Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Berlin năm 2008 bởi UNEP; Bộ Phát triển Năng
lƣợng, Sinh thái, Bền vững, và Quy hoạch đô thị Pháp; Bộ Môi trƣờng và Du
lịch Brazil cùng các thành viên khác.
Dự án khuyến khích phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch bền vững
thông qua phát triển năng lực và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp du lịch,
đẩy mạnh cung cấp sản phẩm du lịch bền vững hiện có, đồng thời tăng khả
năng hiển thị đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, dự án cũng giúp nâng cao
nhận thức đóng góp cho du lịch bền vững của du khách và cộng đồng địa
phƣơng. Chiến dịch thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với tôn trọng các giá trị
môi trƣờng và văn hóa tại điểm đến, mang đến lợi ích kinh tế và xã hội cho
cộng đồng địa phƣơng.
Thông qua các hƣớng dẫn du lịch, các ứng dụng công nghệ thông minh,
các trang web và các hoạt động khác, chiến dịch giúp khách du lịch giảm thiểu
những tác động của mình bằng cách lựa chọn hình thức ít gây ô nhiễm nhất

18


trong vận chuyển và nơi lƣu trú giúp cải thiện hiệu quả năng lƣợng tại điểm
đến, giảm thiểu lƣợng khí thải carbon trong chuyến đi, và cung cấp những chỉ
dẫn mang tính bền vững để giúp nâng cao kế sinh nhai cộng đồng bản địa.
UNEP đã phát hành sách hƣớng dẫn Green passport bằng tiếng Anh, Bồ
Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha, và trang web chính của Green passport1 giúp
du khách lựa chọn bền vững từ các thông tin đƣợc cung cấp từ Trung Quốc,
Anh, Pháp, Đức và Hy Lạp. Các chiến dịch Green passport mang tầm quốc gia
đã thực hiện tại Brazil, Ecuador, Costa Rica, các vùng lãnh thổ của Pháp ở
nƣớc ngoài, và Nam Phi (nơi phát hành 100,000 quyển sách hƣớng dẫn Green
passport cho du khách trong thời gian diễn ra World cup 2010), và chiến dịch
hiện đang đƣợc bắt đầu ở Hàn Quốc và Israel.
1.1.2 Nội dung
Theo quan điểm của UNEP, để phát triển du lịch bền vững, cần thực hiện
các biện pháp để khách du lịch hƣớng tới các điểm đến bền vững trong quyết định
lựa chọn sản phẩm du lịch. Nội dung của Green Passport bao gồm 5 bƣớc mà thực
chất là quy trình khép kín từ lập kế hoạch chuyến đi đến khi kết thúc chuyến đi.
1.1.2.1 Lập kế hoạch cho chuyến du lịch
Khi các kỳ nghỉ ngày trở thành một hoạt động giải trí mang tính phổ
biến, du khách chờ đón những ngày nghỉ của mình tại các điểm đến đầy sức
hấp dẫn nhƣ các Kim Tự Tháp Ai Cập, các Taj Mahal, những hải đảo hoang sơ
với bãi biển cát trắng, đi bộ trong công viên tự nhiên hoặc trải nghiệm các nền
văn hóa khác nhau. Việc tìm hiểu thêm về điểm đến, về môi trƣờng địa
phƣơng, truyền thống và nền văn hóa địa phƣơng trƣớc khi du khách quyết
định sẽ giúp cho họ có một số sự lựa chọn thông minh không chỉ có lợi cho du
khách mà còn giúp gìn giữ môi trƣờng và phát triển con ngƣời tại điểm đến.

1


/>
19


Có nhiều cách để lên kế hoạch một chuyến đi: từ doanh nghiệp du lịch,
trung tâm thông tin, tìm kiếm trên internet, đọc hƣớng dẫn du lịch, thông tin từ
bạn bè, ngƣời thân… Khi tìm hiểu, du khách sẽ thấy có nhiều du khách tự do,
cơ quan du lịch và các doanh nghiệp khai thác tour du lịch hay sử dụng các từ và
cụm từ nhƣ “bền vững”, “trách nhiệm”, “du lịch xanh”, “sinh thái”, “du lịch
thông minh”, “du lịch chậm”, “du lịch vì ngƣời nghèo”, “du lịch công bằng
thƣơng mại” hay “đạo đức du lịch” . Ban đầu, những từ và cụm từ này có vẻ khó
hiểu, nhƣng tất cả những điều này đều hƣớng đến một mục tiêu duy nhất: cung
cấp các ngày nghỉ cho du khách gắn với bảo vệ môi trƣờng và góp phần vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng, văn hóa tại các điểm đến mà du
khách truy cập tìm kiếm.
i. Thu thập thông tin:
Trƣớc khi đi bắt đầu chuyến đi, du khách cần:
- Tìm hiểu một số từ ngữ thông dụng của địa phƣơng và chắc chắn rằng
du khách phải biết thế nào lịch sự và những điều kiêng kị trong ăn uống, và trong
cả các giá trị địa phƣơng.
- Khi lựa chọn một điểm đến, cần chú ý một số điểm đến có hạn chế về
việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ nƣớc và năng lƣợng. Trong
nhiều trƣờng hợp việc du khách tắm nƣớc nóng cũng đồng nghĩa với việc cộng
đồng địa phƣơng không có nƣớc để sử dụng
- Ƣu tiên hơn tới các điểm đến mà ở đó sự quan tâm tới ngƣời dân địa
phƣơng và môi trƣờng đƣợc chú trọng.
- Tiến hành các nghiên cứu, khảo sát nhiều nhất có thể. Có rất nhiều điểm
đến hấp dẫn trên thế giới và càng có nhiều kiến thức về một trong các điểm đã
lựa chọn cùng với những hiểu biết về dân cƣ bản địa trƣớc khi đến, du khách

chắc chắn sẽ có kỳ nghỉ tốt hơn tại điểm đến.

20


- Kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng kịp thời nhằm ngăn chặn các rủi ro
tại nơi đến.
- Tìm hiểu quy định của nƣớc sở tại/địa phƣơng liên quan tới việc nhập
khẩu một số đồ lƣu niệm có nguồn gốc hoang dã nhƣ giấy phép, hạn mức về
số lƣợng, các giấy tờ liên quan. (Danh sách tài liệu tham khảo của một số
quốc gia quy định về tác động cá nhân (bao gồm cả quà lưu niệm cho du lịch)
có sẵn trên trang web của Hiệp ước CITES)2
- Khi lựa chọn điểm đến cần dành ƣu tiên cho các điểm du lịch đã
chứng minh hoạt động du lịch có trách nhiệm, bao gồm cộng đồng địa
phƣơng, lao động du lịch; những ghi nhận trong hoạt động bảo tồn môi
trƣờng, các cam kết hòa bình,…. Du khách có thể kiểm tra thông qua Trách
nhiệm Du khách3 để biết rõ hơn thông tin
- Xem xét việc chi thêm 1 khoản tiền cho kỳ nghỉ của mình nếu việc đó
đồng nghĩa với việc ngƣời lao động trong khách sạn nơi du khách nghỉ đƣợc trả
lƣơng xứng đáng cũng nhƣ các sáng kiến bảo tồn tại cộng đồng điểm đến.
- Cần chắc chắn rằng tiền của du khách nên đƣợc chi trả cho các nhà điều
hành du lịch / khách sạn / nhà cung cấp có cam kết du lịch bền vững. Luôn luôn
đặt câu hỏi về giao thông, chỗ ở, điều kiện làm việc của nhân viên, các hoạt động
xử lý chất thải và chính sách bảo vệ môi trƣờng của nhà cung ứng dịch vụ.
- Ƣu tiên các nhà cung ứng dịch vụ lƣu trú và vận chuyển có quản lý chất
thải, năng lƣợng và nƣớc hiệu quả và bền vững.
- Ƣu tiên chọn những nhà cung ứng dịch vụ địa phƣơng hoặc đại lý hoạt
động lâu dài trong nƣớc hoặc trong khu vực có lợi nhuận trở lại trong nƣớc, do
đó tối ƣu hóa tính bền vững của phát triển. Ví dụ, các công ty du lịch là thành
viên của Dự án MAST - Nepal liên kết phần lợi nhuận du lịch của họ cho cộng

2

(trang web của Hiệp ước Thương mại Quốc tế về những loài động
thực vật hoang dã đang bị đe dọa)
3
/>21


đồng địa phƣơng bằng cách mua sản phẩm hữu cơ từ nông dân địa phƣơng, sử
dụng ngƣời dân địa phƣơng, hay đầu tƣ các chƣơng trình văn hóa.
- Tìm kiếm thông tin điểm đến trên các trang web chuyên về du lịch trách
nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch bền vững. Chỉ số sinh thái trong du lịch bền
vững của Tổ chức Liên minh rừng nhiệt đới (Rainforest Alliance4) là một ví dụ.
Các chỉ số sinh thái “Đặc tích kính doanh ở châu Mỹ Latinh và khu vực
Caribbean được cho là thân thiện với môi trường và xã hội bởi các tổ
chức/chương trình du lịch sinh thái uy tín được chứng nhận. Các trang web
được thiết kế để giúp du khách và đại lý du lịch có trách nhiệm hơn và lựa
chọn điểm đến không chỉ đẹp mà còn mang lại lợi ích cộng đồng, cho các loài
động thực vật tại điểm đến”.
- Để thực sự khám phá một đất nƣớc cách hay nhất đó là trải nghiệm
cuộc sống, văn hóa của ngƣời dân bản địa bằng cách cùng chung sống với họ.
Nhiều trang web và các đại lý du lịch cung cấp các dịch vụ trải nghiệm bằng
cách ở chung nhà với ngƣời dân địa phƣơng (home-stay). Tuy nhiên, trƣớc
khi đặt phòng, cần đảm bảo rằng một khoản đáng kể số tiền chi trả của mình
phải đƣợc đƣa trở lại cộng đồng trong khi bản thân đang thực hiện việc lƣu
trú. Nhiều tour du lịch truyền thống cũng có bao gồm một đêm lƣu trú tại nhà
dân. Ví dụ, hầu hết các tour du lịch của Peru đều bao gồm ít nhất một đêm
nghỉ tại một gia đình địa phƣơng trên những hòn đảo của Hồ Titicaca.
ii. Đóng gói hành lý
- Khi đóng gói hành lý, cần ƣu tiên lựa chọn những đồ dùng cần thiết.

Bởi một số điểm đến không có hệ thống xử lý chất thải tốt để giải quyết khi
lƣợng chất thải du khách để lại tăng lên. Một cách đơn giản nhằm giảm lƣợng
chất thải ở điểm đến là loại bỏ bao gói hành lý, lấy chai lọ dùng nhiều lần thay
vì sử dụng bao bì đựng,…

4

(Tổ chức Liên minh Rừng nhiệt đới)
22


- Các loại nƣớc rửa tay, dầu gội thân thiện môi trƣờng hiện đang rất
phổ biến. Du khách có thể lấy và sử dụng ít nhất có thể. Điều này sẽ giúp cho
các nhà cung cấp nƣớc dùng, các nguồn nƣớc giá trị nhƣ sông, suối, biển
tránh bị ô nhiễm. Cần đảm bảo du khách nhận thực tránh việc sử dụng các
loại xà phòng làm ô nhiễm nguồn nƣớc uống.
- Bất cứ nơi nào du khách mong muốn trải nghiệm đều không tránh
khỏi những sự bất tiện. Tuy nhiên, có một số cách chuẩn bị nhằm tránh làm
hỏng kỳ nghỉ của du khách nhƣ:
 Cần tìm hiểu thêm và cần thích nghi với cách ăn mặc của địa
phƣơng. Ở nhiều nơi, mặc quần áo phù hợp nhƣng lại phô trƣơng nhiều hiện
vật có giá trị có thể đƣợc coi là sự xúc phạm đối với ngƣời dân bản địa;
 Việc thể hiện phô trƣơng những trang sức lộng lẫy, những đồ
dùng công nghệ cao càng làm gia tăng khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời
nghèo, và điều này kích động việc trở thành những mục tiêu bị cƣớp giật.
Cần hiểu và quyết định mang gì theo trong chuyến đi và tránh mang theo
những vật có giá trị mà không cần thiết;
 Cần lƣu lại các bản sao các giấy tờ quan trọng của bản thân (hộ
chiếu, vé máy bay,…) cùng các số điện thoại của lãnh sự và các công ty phát
hành thẻ tín dụng trong trƣờng hợp cần thiết.

iii. Lựa chọn phƣơng tiện cho chuyến du lịch
Một xu hƣớng mới nổi hiện nay là “Du lịch chậm” – du khách có xu
hƣớng sử dụng các phƣơng tiện sử dụng nhiều thời gian hơn tại điểm đến.
Nhờ vậy, khách du lịch có thêm thời gian tìm hiểu về nơi đến tham quan, có
thời gian tiếp xúc với ngƣời dân địa phƣơng, tản bộ và khám phá sự đa dạng
phong phú của thảm động thực vật nơi đến thay vì đi nhiều điểm tham quan
trong một chuyến đi. Trong chuyến du lịch, khách du lịch có thể lựa chọn
đƣờng bộ với các phƣơng tiện nhƣ hỏa, xe bus, xe đạp hoặc thậm chí là đi bộ
23


×