Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Trung ương Cục Miền Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1969 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

LƢU THỊ MAI LIÊN

TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

LƢU THỊ MAI LIÊN

TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Quang Hiển


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo phong
trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1969 đến năm 1975” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các tƣ liệu trong luận văn đƣợc sử dụng và chú thích nguồn trung
thực.
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Lƣu Thị Mai Liên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Vũ Quang Hiển đã tận tâm định hƣớng
cho tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện luận văn. Những góp ý, chia sẻ, nhận xét
của thầy là động lực và tiền đề quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện
cho tôi cả về vật chất và tinh thần. Trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài
khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp tôi hoàn thành
khóa học. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Tác giả

Lƣu Thị Mai Liên


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ...........................................................................6
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................9
7. Bố cục luận văn .....................................................................................................10
Chƣơng 1 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1973 ...11
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam ..................11
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ...........................................................................................11
1.1.2. Chủ trương của Đảng và Trung ương Cục miền Nam ....................................12
1.2. Sự chỉ đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam với phong trào đấu tranh của
phụ nữ.......................................................................................................................17
1.2.1. Chỉ đạo đấu tranh chống chương trình “bình định” của Mỹ và chính quyền
Sài Gòn ở nông thôn..................................................................................................17
1.2.2. Chỉ đạo phong trào đấu tranh trong các đô thị miền Nam .............................20
1.2.3. Chỉ đạo phong trào binh vận, địch vận của phụ nữ miền Nam ......................25
1.2.4. Chỉ đạo phong trào đấu tranh vũ trang của phụ nữ miền Nam ......................27
1.2.5. Chỉ đạo phong trào đấu tranh của các nữ tù chính trị tại các nhà tù đế quốc .........30
1.2.6. Chỉ đạo phong trào đấu tranh ngoại giao của phụ nữ miền Nam ....................32
Tiểu kết .....................................................................................................................36
Chƣơng 2 TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ MIỀN NAM TỪ NĂM 1973
ĐẾN NĂM 1975 .......................................................................................................37
2.1. Đặc điểm tình hình và chủ trƣơng mới của Đảng .........................................37
2.1.1. Đặc điểm tình hình ..........................................................................................37



2.1.2. Chủ trương của Đảng và Trung ương Cục miền Nam ....................................38
2.2. Sự chỉ đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh
của phụ nữ................................................................................................................44
2.2.1. Chỉ đạo phong trào phụ nữ đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari ...............44
2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận của phụ nữ miền Nam .........................51
2.2.3. Chỉ đạo hoạt động ngoại giao của phụ nữ miền Nam ....................................52
2.2.4. Chỉ đạo phong trào đấu tranh vũ trang của phụ nữ miền ..............................56
2.2.5.Chỉ đạo phụ nữ miền Nam tham gia tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975 ..........................................................................................................................57
Tiểu kết .....................................................................................................................62
Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................................................63
3.1. Nhận xét ............................................................................................................63
3.1.1. Ưu điểm ...........................................................................................................63
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................................83
3.2. Kinh nghiệm lịch sử .........................................................................................88
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để giác ngộ phụ nữ về tính chất chính
nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đường lối cách mạng của
Đảng, Trung ương Cục miền Nam ............................................................................88
3.2.2. Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, tăng cường chỉ đạo phong trào đấu tranh
của phụ nữ theo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công” .......................................90
3.2.3. Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh ..............93
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo và phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng
miền Nam Việt Nam nhằm động viên, tổ chức phụ nữ tham gia đấu tranh ..............94
Tiểu kết .....................................................................................................................97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam kéo dài 21
năm (1954-1975) đã kết thúc thắng lợi vào mùa xuân 1975. Thắng lợi oanh liệt này
“mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và
trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ
XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”, nhận
định trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV (1976). Bởi vậy kể từ khi cuộc kháng chiến kết thúc,
chiến thắng vĩ đại này đã, đang và chắc chắn sẽ còn là chủ đề lớn có sức lôi cuốn
mạnh mẽ của giới chính trị, quân sự, cũng nhƣ các nhà sử học trong và ngoài nƣớc.
Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu lý do tại sao Việt
Nam – một đất nƣớc nhỏ bé, thua kém đối phƣơng về tiềm lực và sức mạnh kinh tế,
quân sự lại có thể đƣơng đầu và đánh bại ý chí xâm lƣợc của Mỹ - một cƣờng quốc
của thế kỷ XX.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam
do những nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên, nhƣng trên hết và trƣớc hết
đó là thắng lợi của trí tuệ con ngƣời Việt Nam, đội tiên phong là Đảng Cộng sản
Việt Nam với hệ tƣ tƣởng và đƣờng lối cách mạng đúng đắn, khoa học. Từ tình hình
cụ thể của cách mạng hai miền, đặc biệt là cách mạng miền Nam, Trung ƣơng Đảng
và đặc biệt là Trung ƣơng Cục miền Nam đã nhận thức rõ vai trò, vị trí của các giới,
các giai cấp, tầng lớp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Trong đó, phụ
nữ - một nửa dân số, là lực lƣợng cách mạng to lớn cần đƣợc tập hợp và tổ chức sâu
rộng. Cùng với hậu phƣơng lớn miền Bắc, trên tiền tuyến lớn anh hùng, phụ nữ
miền Nam là lực lƣợng cơ bản, là hạt nhân của đội quân chính trị hùng hậu, đã vận
dụng linh hoạt và sáng tạo phƣơng châm “hai chân”, “ba mũi”, vừa đấu tranh trực
diện với địch, vừa tranh thủ làm công tác binh vận, tạo thời cơ diệt ác, trừ gian,
tham gia tổng tiến công nổi dậy, góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của dân
tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà. Quả thật, “Đội quân tóc dài” là


1


“một nét độc đáo của cách mạng miền Nam, một lực lượng cách mạng mạnh mẽ và
hùng hậu, chứng minh khả năng vô cùng to lớn của phụ nữ nước ta. Đó là kết quả
của đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn do Đảng ta đề ra; đồng thời là
kết tinh truyền thống bất khuất của dân tộc Việt nam, của phụ nữ Việt Nam” [61,
tr.165-166].
Chính vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu để làm rõ sự lãnh đạo của Trung ƣơng
Đảng, trực tiếp là Trung ƣơng Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ
nữ miền Nam và vai trò, vị trí cũng nhƣ những đóng góp cụ của phụ nữ là một việc
làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Để góp phần nghiên cứu sâu hơn đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, Trung ƣơng
Cục miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc, tôi chọn đề tài “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phong trào đấu
tranh của phụ nữ từ năm 1969 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ của mình, nhằm
nghiên cứu kỹ hơn đƣờng lối lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam đối với
phong trào đấu tranh của phụ nữ trên các mặt trận chính trị, quân sự, binh vận và
ngoại giao từ năm 1969 đến năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bƣớc vào
giai đoạn cuối với tình thế có nhiều chuyển biến, khó khăn và phức tạp hơn trƣớc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc đƣợc xuất bản trong và ngoài nƣớc. Trong các công trình đó,
có tác phẩm nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc, có tác phẩm nghiên cứu từng vấn đề, từng thời kỳ của sự kiện lịch sử
trọng đại này. Trong các công trình nghiên cứu chung về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc, lực lƣợng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ miền Nam đƣợc đề cập đến nhƣ
một phần, một bộ phận của lực lƣợng cách mạng đông đảo của cả dân tộc.
Cụ thể, trong các tập Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Viện lịch
sử quân sự - Bộ Quốc Phòng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990 và Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội,1996, 1997; “Việt Nam những sự kiện lịch sử 1954-1975”, Viện Sử học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002… sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục
miền Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ đƣợc đề cập đến trong sự phát

2


triển chung của phong trào cách mạng Việt Nam với một số sự kiện cụ thể, những
tấm gƣơng tiêu biểu trong thực tiễn đấu tranh.
Bên cạnh đó phải kể đến một số cuốn sách chuyên khảo về phụ nữ Việt Nam
và vai trò của họ trong công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc hàng ngàn
năm lịch sử, trong đó, một phần đề cập đến vai trò của phụ nữ trong giai đoạn vẻ
vang này.
Nghiên cứu về phụ nữ nói chung, trƣớc hết phải kể đến cuốn sách “Phụ nữ
Việt Nam qua các thời đại” của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1973, với những tƣ liệu đƣợc chắt lọc, tác giả đã dựng lại quá trình tham
gia và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1968
trên tất cả các lĩnh vực. Đây là cuốn sách khảo sát về vai trò, vị trí của phụ nữ Việt
Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử, cho nên tác giả không thể trình bày sâu và đầy đủ
về những đóng góp của lực lƣợng phụ nữ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực cụ thể.
Hơn nữa, cuốn sách chỉ dừng lại ở mốc thời gian năm 1968.
Năm 1980 và năm 1981, Nxb Phụ nữ cho ra mắt bạn đọc cuốn “Lịch sử
phong trào phụ nữ Việt Nam”. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể cán bộ nữ,
do đồng chí Nguyễn Thị Thập làm chủ biên. Cuốn sách gồm hai tập đã trình bày có
hệ thống các hoạt động của phụ nữ nói chung và những phụ nữ có ảnh hƣởng nhất
định trong lịch sử nƣớc nhà. Mặc dù tập 2 của cuốn sách dành để trình bày về phong
trào phụ nữ Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc, song đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, cuốn sách
chƣa có điều kiện đi sâu khảo sát.
Đề cập tới phong trào phụ nữ ở từng địa bàn cụ thể không thể không nhắc tới

cuốn “Truyền thống cách mạng của phụ nữ Nam Bộ thành đồng” do Tổ sử phụ nữ
Nam bộ viết, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ xuất bản năm 1989. Cuốn sách trình bày khá
đầy đủ và chi tiết về truyền thống kiên cƣờng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của
phụ nữ Nam Bộ từ xƣa đến nay. Cuốn sách dành phần thứ 4 (từ trang 197 đến trang
518) để viết về phụ nữ Nam Bộ đấu tranh chống Mỹ - ngụy (1954-1975), trong đó
có nhiều trang viết về phụ nữ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đặc
biệt trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 và Tổng tiến công và nổi

3


dậy xuân 1975. Tuy nhiên, vì trình bày về phong trào phụ nữ Nam Bộ trong một
thời gian dài (từ xƣa đến 1976) nên cuốn sách chƣa tập trung nghiên cứu phong trào
đấu tranh của phụ nữ trên khắp miền Nam giai đoạn 1969-1975.
Năm 1999, Nxb Đà Nẵng cho ra mắt bạn đọc cuộc sách Phụ nữ Nam Trung
Bộ trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước (1930-1975) do Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam và tập thể các cán bộ lãnh đạo phong trào phụ nữ Khu. Công trình đã nêu
đƣợc những tấm gƣơng, những sự kiện tiêu biểu, phản ánh tƣơng đối đầy đủ về các
lĩnh vực hoạt động của phong trào phụ nữ Nam Trung Bộ từ khi thành lập Đảng
(1930) đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1975), đặc
biệt về những đóng góp to lớn của phụ nữ Nam Trung Bộ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong phần thứ ba của cuốn sách (từ
trang 221 đến trang 463) các tác giả đã đi sâu trình bày một cách tƣơng đối có hệ
thống về những hoạt động của phong trào phụ nữ các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, từ đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ,
chống “tố cộng, diệt cộng” đến cao trào “Đồng khởi”, góp phần đánh bại các chiến
lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”, và
làm nên thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Ngoài ra còn một số công trình viết về phong trào phụ nữ trên từng địa bàn
tỉnh, thành phố nhƣ “Phong trào phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh dưới ngọn cờ vẻ

vang của Đảng (1954-1985)”, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1987; “Phụ nữ Sông Bé 45
năm đấu tranh giải phóng (1930-1945)” của tác giả Cao Hùng, Nxb Tổng hợp Sông
Bé, 1991, Lịch sử phong trào phụ nữ Quảng Nam-Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, 1995;
Phụ nữ Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quy Nhơn,
tháng 4-2000; Truyền thống cách mạng của phụ nữ Cà Mau trong thời kỳ chống
Mỹ, cứu nước, Nxb Mũi Cà Mau, tháng 7-2000... do Hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh
biên soạn. Trong các cuốn sách trên, có thể tìm thấy một số sự kiện về phong trào
phụ nữ ở từng địa phƣơng trong chiến đấu bên cạnh những hoạt động sản xuất, phục
vụ chiến đấu.
Nghiên cứu về mặt mạnh nổi bật của phụ nữ miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ, đấu tranh chính trị, nhiều cuốn sách khác đã tập trung tìm hiểu phong

4


trào phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chống chƣơng trình bình định của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn nhƣ, “Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ tỉnh Trà Vinh
(1930-1975)” của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010, hay “Phong trào chống phá bình định vùng nông thôn ở Nam Bộ trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: giai đoạn 1969-1972”, Hà Minh Hồng, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000… Các tác phẩm trên đã cung cấp một số tƣ liệu
nhất định về phong trào đấu tranh chính trị, công tác binh vận của phụ nữ phục vụ
cho việc nghiên cứu nhƣng những cuốn sách trên chỉ trình bày một mảng trong
phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam, mặc dù phong trào đấu tranh chính trị
là mũi đấu tranh mạnh mẽ và tiêu biểu nhất. Về phạm vi không gian nghiên cứu, các
tác phẩm mới chỉ mới dừng lại ở 1 tỉnh (Trà Vinh), 1 vùng (Nam Bộ) nhất định.
Ngoài những cuốn sách lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc
đã đƣợc xuất bản ở Trung ƣơng và địa phƣơng nhƣ đã nêu trên, còn phải kể đến một
số bài viết đƣợc đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành nhƣ bài viết “Đội quân tóc
dài” cầm súng của tác giả Nguyễn Hữu Vị đƣợc đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự,

tháng 3-2006, “Tìm hiểu đội quân chính trị của quần chúng trong cách mạng miền
Nam 1945-1975” của tác giả Quỳnh Cƣ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
tháng 3-1980 hay “Phụ nữ miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ” của tác giả
Trần Thị Hoạt, đăng trên Tạp chí Toàn cảnh – Sự kiện – Dƣ luận, số 195-2006…
Những công trình, những bài viết trên tuy không trình bày đầy đủ và chi tiết về sự
lãnh đạo của Đảng, Trung ƣơng Cục với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ nhƣng lại đƣa ra một số những nhận định, đánh
giá có giá trị về một số mặt của phong trào phụ nữ miền Nam nói chung.
Bên cạnh những tác phẩm, những bài viết nêu trên còn có một số những công
trình nghiên cứu về phong trào phụ nữ, nhƣ luận án tiến sĩ lịch sử “Phụ nữ miền
Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”
của tác giả Vũ Thị Thúy Hiền, Hà Nội, 2004, lƣu tại Thƣ viện quốc gia Việt Nam,
hay luận án tiến sĩ “Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975)” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lâm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2001, lƣu tại Thƣ viện quốc gia Việt Nam… Các công trình trên cung cấp một

5


số tƣ liệu về phong trào đấu tranh trên một hoặc một số mặt trận đấu tranh cụ thể
nhƣ chính trị, binh vận, vũ trang của phụ nữ miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Nhƣ vậy, cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng, đầy đủ và có
hệ thống về sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, trực tiếp là Trung ƣơng Cục miền
Nam đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nƣớc giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1975. Do đó, để thực hiện luận văn, ngoài
việc tham khảo những tác phẩm, công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố và xuất
bản, tác giả luận văn còn phải sƣu tầm, tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu, khai
thác nguồn tài liệu nội bộ hiện đƣợc lƣu trữ tại bộ phận tƣ liệu thuộc Văn phòng
Trung ƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam và Thƣ
viện quốc gia Việt Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Làm sáng tỏ quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Trung
ƣơng Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đặc biệt là chủ
trƣơng trong công tác vận động, phát triển phong trào đấu tranh của phụ nữ miền
Nam Việt Nam từ năm 1969 đến năm 1975. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ những
đóng góp to lớn của phụ nữ miền Nam trong đấu tranh từ năm 1969 đến năm 1975.
3.2. Nhiệm vụ
Trình bày những chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp lãnh đạo phong trào đấu
tranh của phụ nữ miền Nam của Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam trên
mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, công tác binh vận và hoạt động
ngoại giao.
Rút ra một số nhận xét về đƣờng lối vận động, lãnh đạo, tổ chức phong trào
đấu tranh của phụ nữ của Trung ƣơng Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam từ năm
1969 đến năm 1975. Đồng thời, rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa
to lớn trong việc vận động, tổ chức phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nƣớc, từ đó vận dụng vào công tác phụ vận trong tình hình hiện nay.

6


4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.

Nguồn tài liệu

Nghiên cứu phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1969 đến năm
1975 là một vấn đề khó, để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn đã khai thác và sử
dụng các nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, của Trung ƣơng Cục miền

Nam Việt Nam, các bài viết, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà
nƣớc về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, về cách mạng miền Nam và về
phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam thời kỳ 1969 – 1975 trong các tác phẩm
“Văn kiện Đảng toàn tập” từ tập 30 đến tập 36, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia
phát hành, “Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (19541975) ” của các tác giả Trịnh Nhu, Trần Tình, Nguyễn Văn Lanh, do Nxb Chính trị
quốc gia phát hành, Hà Nội, 2008 và qua việc khảo sát báo Nhân dân từ năm 1969
đến năm 1975.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, tổng kết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc và phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam Việt Nam trong giai
đoạn 1969-1975.
- Các báo cáo tổng kết, tác phẩm, công trình nghiên cứu về phong trào đấu
tranh của phụ nữ miền Nam ở các địa phƣơng cụ thể trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nƣớc.
- Các bài báo, tạp chí viết về phong trào phụ nữ miền Nam trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc.
- Báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng (1969-1975), với nội dung
đăng tải tƣơng đối đầy đủ, độ chính xác cao về tình hình cách mạng Việt Nam. Qua
việc khảo sát báo Nhân dân, cung cấp một số lƣợng lớn tƣ liệu về vấn đề mà luận
văn đang nghiên cứu.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin,
quan điểm, đƣờng lối của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân,

7


về chiến tranh cách mạng, về vấn đề phụ nữ, giải phóng phụ nữ và công tác vận

động phụ nữ.
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử, thống kê, so sánh để
tổng hợp và trình bày có hệ thống phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ
năm 1969 đến năm 1975. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân
tích, đặc biệt là phƣơng pháp logic nhằm tìm hiểu và đƣa ra những nhận xét, đánh
giá đảm bảo tính khoa học và tính chính xác về sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng,
Trung ƣơng Cục miền Nam với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm
1969 đến năm 1975.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ
từ năm 1969 đến năm 1975” tập trung vào những đối tƣợng nghiên cứu sau:
- Đƣờng lối, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, đặc biệt là Trung ƣơng Cục
miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, về công tác vận động phụ nữ
tham gia đấu tranh trƣớc những âm mƣu và hành động xâm lƣợc của đế quốc Mỹ và
chính quyền Sài Gòn sau thất bại của chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”.
- Quá trình phụ nữ miền Nam triển khai thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng,
chính sách của Đảng, của Trung ƣơng Cục miền Nam.
- Các phong trào đấu tranh cụ thể của phụ nữ miền Nam trên mặt trận đấu
tranh chính trị, quân sự, công tác binh vận và hoạt động ngoại giao.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu, đề tài “Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo phong
trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1969 đến năm 1975” tập trung nghiên cứu:
Thứ nhất, hoàn cảnh lịch sử cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1968.
Thứ hai, những chủ trƣơng của Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam trƣớc
những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nƣớc đối với phong trào đấu
tranh của phụ nữ miền Nam.
Trung ƣơng Cục miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Trung ƣơng Đảng
Lao động Việt Nam tại chiến trƣờng miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ “căn cứ vào


8


nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ƣơng,
Bộ Chính Trị về cách mạng miền Nam mà đề ra những chủ trƣơng, chính sách,
phƣơng châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam Việt Nam”.
Thứ ba, khái quát những phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam dƣới sự
lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ƣơng Cục và Hội Liên hiệp phụ nữ Giải
phóng miền Nam Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động đấu tranh
trực tiếp của phụ nữ miền Nam trên mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang,
công tác binh vận và đấu tranh ngoại giao, không bao gồm các hoạt động sản xuất
và phục vụ chiến đấu của phụ nữ miền Nam trong kháng chiến.
Về không gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về phong trào đấu tranh của
phụ nữ miền Nam từ nam vĩ tuyến 17 kéo dài tới mũi Cà Mau.
Về thời gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về phong trào đấu tranh của phụ
nữ miền Nam từ năm 1969 đến năm 1975 - giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc, chống chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Năm
1975 là thời điểm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.
Qua nghiên cứu, tác giả tìm hiểu sự linh hoạt, nhạy bén trong đƣờng lối, chủ
trƣơng lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, đặc biệt là Trung ƣơng Cục miền Nam đối
với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trƣớc những biến đổi mau lẹ của
tình hình khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” và sau
khi Hiệp định Pari đƣợc ký kết ngày 27/1/1973 cho tới ngày cách mạng toàn thắng.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ
từ năm 1969 đến năm 1975” góp phần làm rõ đƣờng lối, chủ trƣơng vận động phụ
nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và quá trình lãnh đạo, tổ chức
phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trên mặt chính trị, quân sự, binh vận,
ngoại giao từ năm 1969 đến năm 1975 của Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục
miền Nam

Từ việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng mà trực tiếp là
Trung ƣơng Cục đối với phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ
này, luận văn bƣớc đầu có những nhận xét chung về những ƣu điểm, hạn chế trong

9


đƣờng lối vận động, tổ chức, lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam
của Trung ƣơng Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam từ năm 1969 đến năm 1975,
đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử trong việc vận động và tổ chức
phụ nữ đấu tranh, từ đó, vận dụng sáng tạo và linh hoạt vào công tác phụ vận trong
tình hình mới.
Luận văn cũng góp thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề này trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn kết
cấu gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Sự lãnh đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam đối với phong trào
đấu tranh của phụ nữ từ năm 1969 đến năm 1973
Chƣơng 2: Trung ƣơng Cục miền Nam lãnh đạo đẩy mạnh phong trào đấu
tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1973 đến năm 1975
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm

10


Chƣơng 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TRUNG ƢƠNG CỤC MIỀN NAM ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1973
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Thắng lợi của quân dân miền Nam trong năm 1968, đặc biệt là cuộc tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã đánh một đòn chí mạng vào ý chí xâm lƣợc của
đế quốc Mỹ, thất bại nặng nề về quân sự, cùng những thay đổi lực lƣợng trên thế
giới không có lợi cho Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lƣợc chiến tranh. Ngày
20/1/1969, Nichxon lên làm Tổng thống, đề ra chiến lƣợc toàn cầu mang tên “Học
thuyết Nichxon”, ở Việt Nam là chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh” là rút dần quân
Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, củng cố giữ vững ngụy quân, ngụy quyền, đủ sức
thay thế quân Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lƣợc miền Nam Việt Nam với súng
đạn, đôla của Mỹ, do Mỹ chỉ huy và vì lợi ích của nƣớc Mỹ để tránh sự thiệt hại về
sinh mạng cho thanh niên Mỹ, xoa dịu làn sóng chống chiến tranh trong lòng nƣớc
Mỹ đang dâng cao. Vừa từng bƣớc rút quân, chính quyền Nichxon vừa ra sức củng
cố, tăng cƣờng ngụy quân, ngụy quyền, vừa xuống thang chiến tranh, vừa phản
công và tiến công quyết liệt để chống lại cách mạng.
Để đạt đƣợc mục tiêu, đế quốc Mỹ đã tiến hành những biện pháp hết sức quỷ
quyệt, tàn bạo dƣới ba hình thức chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và
chiến tranh hủy diệt nhằm “bình định” nông thôn miền Nam, đánh bật lực lƣợng
cách mạng ra khỏi nông thôn, vơ vét sức ngƣời, sức của phục vụ chiến tranh.
Mỹ - ngụy sử dụng phƣơng tiện chiến tranh hiện đại, kể cả vũ khí hóa học,
chiến tranh điện tử và không quân chiến lƣợc để tiến hành chiến tranh hủy diệt ở
miền Nam, nhằm khống chế và kìm kẹp phần lớn nhân dân miền Nam, làm cho
chiến tranh cách mạng mất chỗ dựa, tiến tới bao vây, cô lập, bóp nghẹt, làm suy yếu
sức chiến đấu của nhân dân miền Nam, hạn chế hoạt động tiến công của những đơn
vị chủ lực còn bám trụ trên chiến trƣờng.

11


Trƣớc những âm mƣu và hành động của đế quốc Mỹ trong chiến lƣợc

chiến tranh mới, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
nhận định “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Mỹ Nichxon thực chất là
chính sách dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt để kéo dài chiến tranh xâm lƣợc,
thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Việc rút hết quân chiến đấu Mỹ chỉ là thủ
đoạn nhằm xoa dịu dƣ luận Mỹ, tranh thủ thời gian để tăng cƣờng ngụy quân,
củng cố ngụy quyền tiếp tục mƣu đồ xâm lƣợc miền Nam. Với chiến lƣợc “Việt
Nam hóa chiến tranh”, cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam
nói chung đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn.
1.1.2. Chủ trương của Đảng và Trung ương Cục miền Nam
Trƣớc sự chuyển biến của tình hình trong và ngoài nƣớc, Trung ƣơng Đảng
nhanh chóng đề ra những chủ trƣơng và biện pháp cụ thể, đƣa cách mạng miền Nam
bƣớc sang giai đoạn đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch.
Tháng 4/1969, Bộ chính trị xác định nhiệm vụ trƣớc mắt của cách mạng miền
Nam “tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích - tổng khởi nghĩa, đẩy mạnh 3 mũi giáp
công, kết hợp với tiến công ngoại giao, ra sức xây dựng lực lƣợng quân sự và chính
trị, phát triển tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, làm thất bại các
mục tiêu và biện pháp chiến lƣợc phòng ngự của địch; đánh bại âm mƣu “kết thúc
chiến tranh trên thế mạnh”, đánh cho Mỹ phải rút quân, ngụy phải suy sụp, giành
thắng lợi quyết định…” [55, tr.188].
Tháng 3/1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng nhấn mạnh
cần “Vận dụng đúng đắn phương châm đẩy mạnh tiến công toàn diện”,“phải
thấy cho hết những khả năng mới của tiến công quân sự, của tiến công chính trị
cũng như tiến công ngoại giao”.
Trong thƣ gửi anh Bảy Cƣờng tháng 7/1970, đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ: “phải
nắm vững quy luật kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy, làm chủ để
tiêu diệt, tiêu diệt để làm chủ, kết hợp lực lượng của quần chúng cách mạng với lực
lượng vũ trang, kết hợp những cuộc đấu tranh chính trị với những đòn tiến công
quân sự thành lực lượng tổng hợp để liên tục tiến công địch” [61, tr.256-266].

12



Riêng về đấu tranh chính trị, Nghị quyết khẳng định “Tiến công chính trị
có khả năng mới rất to lớn. Tiến công chính trị có nhiệm vụ đẩy mạnh đấu tranh từ
thấp lên cao, từ phong trào đòi dân chủ dân sinh ở thành thị, chống khủng bố, dồn
dân ở nông thôn, kết hợp với tiến công quân sự và công tác binh vận, tiến lên phát
động một cao trào cách mạng ở thành thị và nông thôn, đánh bại âm mưu của
địch... Tiến công chính trị lại có nhiệm vụ tạo điều kiện cho tiến công quân sự, mở
rộng thắng lợi quân sự” [1, tr171]. Hình thức đấu tranh chính trị rất phong phú,
đƣợc quần chúng, đặc biệt là phụ nữ vận dụng linh hoạt nhƣ “mít tinh, biểu tình, hội
thảo, làm kiến nghị, xuống đường, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ
và phản đối Mỹ - ngụy tăng cường và kéo dài chiến tranh…”
Đặc biệt, ở nông thôn, Nghị quyết hội nghị Khu ủy khu V (4/1969) khẳng
định “muốn đánh bại Việt Nam hóa chiến tranh trƣớc hết phải đánh bại chiến lƣợc
chủ yếu của địch là “bình định” ở nông thôn” [82, tr.384-385], cần “đẩy mạnh công
kích và nổi dậy kiên quyết diệt kẹp, giành dân, hƣớng chủ yếu nhằm các vùng xung
quanh thành thị, chống địch bắn phá, rải chất độc hóa học, chống biệt kích và phối
hợp với an ninh, quét sạch bọn tề, điệp ngầm, đập tan các cuộc hành quân càn quét,
các ổ “phƣợng hoàng”, các tổ chức kìm kẹp quần chúng của địch…” [7, tr.1-3].
Tại thành thị, ngày 29/11/1971, trong bức điện chỉ đạo “Nhiệm vụ của công
tác thành thị”, đồng chí Lê Duẩn đặc biệt lƣu ý “Đi đôi với mặt trận quân sự sẽ
đƣợc đẩy mạnh lên, mặt trận chính trị càng trở nên cực kỳ quan trọng, có khả năng
phát triển lớn và có tầm quan trọng quyết định đối với thắng lợi của cách mạng...
Riêng đối với Sài Gòn, phong trào đấu tranh chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng”, “phải tổ chức tập hợp lực lƣợng, xây dựng đội ngũ đấu tranh chính trị, ra
sức phấn đấu để thu hút thật đông đảo quần chúng cơ bản vào mặt trận đấu tranh”,
“đẩy phong trào phụ nữ tiến lên xứng với năng lực cách mạng to lớn của chị em, với
danh hiệu nổi tiếng là đội quân tóc dài” [70, tr.791-792].
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 20 BCH TƢ Đảng khóa III (27/1-1/2/1972)
cũng nhấn mạnh “phải động viên, tập hợp và tổ chức quần chúng rộng rãi, nhanh

chóng hình thành đội quân chính trị đông đảo, kết hợp đấu tranh cách mạng của
quần chúng với việc khoét sâu và lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch, mở rộng mặt trận

13


liên hiệp hành động chống Mỹ - Thiệu, tập trung mũi nhọn đòi quân Mỹ về nƣớc,
lật chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lƣợc, vãn hồi hòa
bình, hòa hợp dân tộc” [70, tr.792].
Trên mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang ở chiến trƣờng đồng bằng cần“gấp
rút đẩy mạnh chiến tranh du kích thật rộng và mạnh, nhằm căng địch ra và tiêu
diệt, tiêu hao địch một cách rộng rãi”. Ở chiến trƣờng thành thị “ra sức phát triển
phong trào du kích chiến tranh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược, làm cho chiến tranh
du kích trở thành một phương thức khởi nghĩa vũ trang bộ phận của quần chúng
nhằm phá lỏng và làm tan rã từng bước ách kìm kẹp của địch”.
Cùng với đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, công tác binh vận có vai trò
quan trọng đặc biệt trong việc làm suy yếu ngay trong hàng ngũ kẻ thù. Trƣớc
những thay đổi trong hàng ngũ kẻ thù, việc thay thế quân Mỹ và tăng cƣờng vai trò
của ngụy quân ngụy quyền ở chiến trƣờng miền Nam, Đảng và Trung ƣơng Cục
miền Nam xác định đối tƣợng tác chiến hiện nay vẫn là cả quân Mỹ và quân ngụy,
nhƣng do quân ngụy ngày càng trở thành một lực lƣợng nòng cốt, vì vậy, nhiệm vụ
công tác binh vận trong thời gian tới cần “đẩy mạnh tấn công dồn dập liên tục vào
ngụy quân, ngụy quyền. Kết hợp với tấn công quân sự và chính trị khoét sâu chỗ
yếu của địch, làm cho quân ngụy sụp đổ nặng về tinh thần, tan rã liên miên về tổ
chức, làm mất nguồn bổ sung của quân ngụy, làm cho chính quyền Sài Gòn ngày
càng yếu, góp phần đánh bại âm mƣu “phi Mỹ hóa chiến tranh” của Mỹ”.
Để công tác binh vận, địch vận có hiệu quả cần đƣa ra các khẩu hiệu hành
động từ thấp đến cao, nhƣ chống lệnh đi chiến đấu, bỏ ngũ, trung lập, ly khai, làm
nội ứng, đến khởi nghĩa, từ hành động lẻ tẻ đến hành động tập thể; phải phát động
và lãnh đạo phong trào nhân dân, đặc biệt đẩy mạnh phong trào phụ nữ làm binh

vận, chống bắt lính, đòi chồng con, giúp đỡ binh sĩ ngụy bỏ ngũ, làm binh biến,
phản chiến và nội ứng.
Trên mặt trận ngoại giao, Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ƣơng, ngày 27/1/1970, đƣa ra những nhận định đúng đắn và
phù hợp với tình hình cách mạng miền Nam Việt Nam trong tình hình mới. Một mặt
cần đẩy mạnh các mặt trận đấu tranh quân sự và chính trị giành thắng lợi quyết định

14


trên chiến trƣờng, mặt khác phải coi trọng việc lợi dụng những mâu thẫu, khó khăn
của Mỹ và công tác vận động dƣ luận nhân dân Mỹ”, đồng thời ra sức tăng cƣờng
sự lãnh đạo, tổ chức, vận động nhân dân Mỹ ủng cuộc đấu tranh của ta”, “khoét sâu
vào chỗ yếu cơ bản của Mỹ là về chính trị, vạch trần âm mƣu và hành động leo
thang của Mỹ, gây ra sức ép mạnh mẽ ở Mỹ và trên thế giới, chống Mỹ leo thang
chiến tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc”.
Tiến công ngoại giao có nhiệm vụ bóc trần âm mƣu ngoan cố của địch, rút
quân nhỏ rọt và kéo dài chiến tranh xâm lƣợc, bóc trần bộ mặt thối nát của ngụy
quân, ngụy quyền, tiếp tục nêu cao giải pháp toàn bộ 10 điểm của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, đòi Mỹ rút hết quân, thành lập chính phủ liên hiệp, tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ rộng rãi và ngày càng mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ trên thế giới
và cả nhân dân Mỹ. Khẩu hiệu trung tâm trên mặt trận ngoại giao là đòi hòa bình,
độc lập, dân chủ và cải thiện đời sống, đánh đổ Thiệu - Kỳ - Khiêm, lập nội các hòa
bình. Tùy theo sự phát triển của tình hình sẽ nêu lên những khẩu hiệu cao hơn nhƣ
đòi lập chính phủ liên hiệp, đòi Mỹ rút hết quân đội khỏi miền Nam, miền Nam độc
lập, dân chủ, hòa bình và trung lập”.
Quán triệt chủ trƣơng của Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam bám sát tình
hình các địa phƣơng miền Nam đề ra chủ trƣơng kịp thời, sâu sát.
Đầu năm 1969, Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục ra chỉ thị nhấn mạnh “đẩy cao

trào đấu tranh chính trị rộng lớn, phối hợp với tấn công quân sự và ngoại giao, tùy
tình hình cụ thể của từng địa phƣơng mà có hình thức đấu tranh phù hợp, cơ bản là
phải biểu dƣơng lực lƣợng và khí thế cách mạng của quần chúng, đấu tranh đòi hòa
bình, lật đổ Thiệu - Kỳ - Hƣơng, đòi các quyền dân sinh dân chủ khác. Nhân dịp tết
Kỷ Dậu, đẩy mạnh cuộc tấn công binh vận với các khẩu hiệu đòi hòa bình, nghỉ tết,
vui xuân, chấm dứt chiến tranh” [121, tr.891].
Ngày 20/2/1970, Trung ƣơng Cục miền Nam vạch rõ phải “nắm vững ba mũi
giáp công, ba vùng chiến lược, vừa tấn công vừa xây dựng, kết hợp chặt chẽ linh
hoạt giữa tấn công quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh ngoại
giao” [121, tr.87], “Nắm vững hơn nữa các yêu cầu, khẩu hiệu, nội dung, hình thức

15


đấu tranh, chỉ đạo thật kiên quyết, liên tục, sâu sát cụ thể, nhất là phong trào ở thành
phố, thị xã và vùng yếu” [121, tr.883].
Trung ƣơng Cục quán triệt phƣơng châm “ba vùng chiến lƣợc” trong đó
xác định nông thôn đồng bằng là hƣớng chiến lƣợc chủ yếu đánh bại kế hoạch bình
định của địch, chiến trƣờng biên giới và rừng núi miền Đông là hƣớng chủ yếu của
chủ lực tiêu diệt lực lƣợng cơ động của quân ngụy và quân Mỹ, chiến trƣờng đô thị
và vùng ven là trung tâm đầu não chính trị và kinh tế của địch, từ đó có những chủ
trƣơng, chính sách phù hợp với phong trào đấu tranh từng vùng miền.
Tháng 10/1970, Trung ƣơng Cục miền Nam tổ chức hội nghị quán triệt Nghị
quyết tháng 8/1970 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ chuyển hƣớng chiến lƣợc, đánh
phá bình định ở nông thôn. Hội nghị xác định “cần tăng cƣờng các đội vũ trang
công tác vào các vùng nông thôn sâu và yếu, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, diệt
ác, phát động quần chúng, phát triển lực lƣợng tại chỗ, phát triển chiến tranh du
kích, hình thành những căn cứ lõm, kết hợp ba mũi, phá lỏng thế kìm kẹp của địch,
nâng cao thế làm chủ của quần chúng, bung dân về, nơi nào có điều kiện thì giải
phóng từng ấp” [55, tr.199].

“Ở các đô thị cần phát huy hết sức khả năng đấu tranh của du kích, công an,
vũ trang, đặc công… để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và binh vận” [121,
tr.901], “Sử dụng các tổ chức của Phật giáo, nghiệp đoàn, phong trào học sinh, sinh
viên để đẩy mạnh phong trào chính trị. Vấn đề quan trọng nhất của phong trào ở đô
thị là tập hợp đƣợc đông đảo các lực lƣợng đối lập với Thiệu vào một mặt trận liên
hiệp rộng rãi” [121, tr.914]. Ở các vùng ven đô thị, đẩy mạnh hoạt động của các lực
lƣợng mũi nhọn kết hợp với các lực lƣợng huyện, du kích xã, mở rộng phong trào
và phát triển lực lƣợng tại chỗ. Ở nông thôn, yêu cầu của việc đánh phá bình định,
giành quyền làm chủ là phải sử dụng lực lƣợng du kích, an ninh, kết hợp với lực
lƣợng quần chúng nổi dậy, diệt và làm tan rã lực lƣợng kìm kẹp ở xã, ấp, đẩy mạnh
tiến công chính trị, binh vận liên tục, dùng ba mũi giáp công bao vây, uy hiếp các
đồn bốt để tiêu diệt địch” [121, tr.901-902].
Về công tác binh vận, Dự thảo nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Trung ƣơng
Cục miền Nam nhấn mạnh “lúc này phải đánh đau, đánh mạnh vào quân ngụy hơn

16


nữa, phải hết sức chú ý tiêu diệt tiêu hao và làm tan rã nặng lực lƣợng địa phƣơng
(bảo an, dân vệ, bình định...) của địch, hạn chế nguồn bổ sung, đôn quân, bắt lính”.
Đầu năm 1971, Trung ƣơng Cục họp Thƣờng vụ để nghiên cứu tình hình
thành phố và đề ra những công tác trƣớc mắt, nhằm đƣa cuộc đấu tranh của nhân
dân lên cao hơn nữa, xây dựng cho đƣợc lực lƣợng xung kích, nòng cốt trong đấu
tranh, xây dựng lực lƣợng chính trị và đấu tranh chính trị là chính, hoạt động vũ
trang (tự vệ, du kích) tiến hành trong phạm vi có thể đƣợc.
Về phƣơng hƣớng và công tác của Đảng bộ trong năm 1972, Nghị quyết Bình
Giã V nêu rõ: Mục tiêu chủ yếu của cách mạng ở Sài Gòn 1972 là thực hiện cho kỳ
đƣợc một cao trào chính trị, tiến tới một cuộc bùng nổ cách mạng, kết hợp chặt chẽ
giữa việc khẩn trƣơng đƣa phong trào lên một cách căn cơ với việc khai thác thật
nhạy bén, triệt để khi thời cơ xuất hiện.

Triển khai thực hiện chủ trƣơng, nghị quyết của Trung ƣơng Đảng và Trung
ƣơng Cục miền Nam, ngày 20/1/1969, Trung ƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ Giải
phóng miền Nam xác định: “ra sức khắc phục những khuyết điểm, nhƣợc điểm còn
tồn tại, đẩy mạnh phong trào phụ nữ tấn công địch bằng 3 mũi liên tục, đều khắp
với tinh thần khẩn trƣơng, táo bạo động viên lực lƣợng” [78, tr.3].
Nhƣ vậy, trƣớc những âm mƣu và hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ và
chính quyền Sài Gòn, Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam cùng Hội Liên
hiệp phụ nữ Giải phóng miền Nam đã kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra những chủ
trƣơng, chính sách cụ thể, linh hoạt, kịp thời nhằm kêu gọi, tập hợp quần chúng
nhân dân, đặc biệt là phụ nữ miền Nam tích cực đấu tranh. Bám sát chủ trƣơng của
Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam, phong trào đấu tranh của phụ nữ diễn ra với
nhiều nội dung và hình thức phong phú, giành nhiều thắng lợi quan trọng.
1.2. Sự chỉ đạo của Trung ƣơng Cục miền Nam với phong trào đấu
tranh của phụ nữ
1.2.1. Chỉ đạo đấu tranh chống chương trình “bình định” của Mỹ và
chính quyền Sài Gòn ở nông thôn
Thực hiện chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”, đế quốc Mỹ đẩy mạnh
thực hiện chƣơng trình “bình định” ở miền Nam nhằm tiêu diệt du kích, vô hiệu hóa
hạ tầng cơ sở của Việt cộng. Đi đôi với khủng bố, tra tấn, địch tìm mọi cách dụ dỗ,

17


mua chuộc phụ nữ, trẻ em cung cấp tình hình xóm ấp thông qua hoạt động của
những nữ gián điệp “thiên nga”, đồng thời Mỹ-ngụy còn dùng bom đạn thảm sát,
đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, ép buộc nhân dân vào sống trong
những “vùng an ninh”, ráo riết thực hiện các biện pháp quân sự hóa đối với cả phụ
nữ, để đẩy mạnh đôn quân, bắt lính” [1, tr.77].
Tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trong hai tháng 11,12/1968, Mỹ - ngụy
huy động gần 6 sƣ đoàn quân chính quy, 174 đại đội quân địa phƣơng và hàng vạn

tên “bình định” ác ôn vào việc hành quân, đốt phá xóm làng, giết hại nhân dân. Tại
các xã Bình Đào (quận Thăng Bình), Tý Sé, Phú Phong (quận Quế Sơn), 279 ngƣời,
phần lớn là trẻ em và phụ nữ đã bị tập trung lại, hành hạ, đánh đập rồi bắn chết hàng
loạt. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 12/2/1969, trong cuộc càn quét thôn Phƣơng Tân,
xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Mỹ bắt một lúc 10 cụ già từ 64
đến 77 tuổi, một phụ nữ có thai gần đến ngày sinh, dồn tất cả xuống hầm, ném lựu
đạn, phun hơi độc xuống hầm, giết chết không còn một ngƣời nào [8, tr.3].
Khắp miền Nam Việt Nam, với những cuộc ném bom rải thảm bằng máy bay
B52, việc dùng các chất độc hóa học, đế quốc Mỹ đã trở thành tội phạm chiến tranh
lớn nhất trong thời đại ngày nay.
Nhận định tình hình, Trung ƣơng Cục miền Nam xác định nông thôn hiện nay
là địa bàn chiến lƣợc trọng yếu, do đó cần tăng cƣờng hơn nữa sự chỉ đạo đối với
nông thôn, ra sức xây dựng lực lƣợng chính trị ngày càng lớn mạnh nhằm đánh bại
kế hoạch “bình định” nông thôn của địch, làm chủ đại bộ phận nông thôn.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ƣơng Cục, hàng triệu phụ nữ nông thôn miền
Nam đứng dậy đấu tranh, dƣới sự chỉ đạo của cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ Giải
phóng ở địa phƣơng, đẩy mạnh phong trào chống phá “bình định” với quy mô lớn,
diễn ra liên tục và mạnh mẽ.
Thực hiện triệt để và hiệu quả hình thức đấu tranh trực diện tại chỗ, chống
địch cào nhà, tập trung dân, cƣớp ruộng, chống hãm hiếp phụ nữ, bắn giết đồng bào,
chống bắt thanh niên đi lính, bắt phụ nữ và trẻ em vào “phòng vệ dân sự”, phá ách
kìm kẹp, bung về ruộng vƣờn cũ sản xuất, chị em với tinh thần dũng cảm, mƣu trí
và lý lẽ sắc bén cùng khả năng tự vệ đã ngăn chặn, đẩy lùi âm mƣu của địch, giành
thắng lợi trong đấu tranh.

18


Ở Bình Thuận, cuộc đấu tranh chống “bình định” quyết liệt nhất là ở Hàm
Liên, Hàm Chính, địch dùng xe ủi nhà, phá vƣờn, cƣớp lúa gạo, tài sản, biến thành

vành đai trắng bà con vẫn bám đất, bám làng, che chòi, dựng chái, sống tự do trên
nƣơng rẫy, kiên quyết không vào phòng vệ dân sự [82, tr.392].
Tại Bình Định, trong năm 1969, phụ nữ là lực lƣợng đông đảo tham gia 5204
cuộc đấu tranh chính trị, với 970.000 lƣợt ngƣời. Trong đó có 3181 cuộc đấu tranh
trực diện tại chỗ trống “bình định cấp tốc”, 320 cuộc bao vây tiến công đồn bốt, căn
cứ, quận lỵ, chi khu quân sự. Tháng 3/1969, hơn 2 vạn phụ nữ thuộc các huyện
Hoài Nhơn, Phù Mỹ đã tổ chức hàng chục cuộc mít tinh, biểu tình thị uy, biểu
dƣơng lực lƣợng, quyết tâm chống “bình định”, chống dồn dân, phá ấp chiến lƣợc,
khu tập trung, giành quyền làm chủ [82, tr.402].
Trên địa bàn Tây Nguyên, tháng 5/1969, lực lƣợng phụ nữ đã nổi dậy cùng với
nhân dân phá 300 khu dồn dân, ấp chiến lƣợc, đánh bại một bƣớc chƣơng trình “bình
định cấp tốc” của Mỹ - ngụy. Tại Gia Lai, năm 1969 có 129.250 lƣợt quần chúng đấu
tranh tại chỗ chống khủng bố, chống bắt lính nổi bật là chống gom xúc, đòi về làng cũ
[88, tr.128].
Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của các tỉnh Trung Bộ, phong trào đấu
tranh chống “bình định” của phụ nữ và nhân dân các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cũng
diễn ra mạnh mẽ. Hàng chục nghìn đồng bào các dân tộc ở Bù Gia Mập, Bù Đăng
của hai huyện Bình Long và Bến Cát (Sông Bé) bất chấp luật lệ và khủng bố, đàn áp
của địch, trực diện đấu tranh đòi đƣợc trở về làng xóm cũ, cất lại nhà cửa, chống bắt
xâu, bắt lính...
Trung ƣơng Cục nhấn mạnh, trên chiến trƣờng nông thôn đồng bằng, nhất là
đồng bằng sông Cửu Long phải đẩy mạnh chiến tranh du kích thật rộng và mạnh
nhằm căng địch ra, tiêu hao tiêu diệt địch, kết hợp với tấn công chính trị và binh vận
mà bức hàng, bức rút phần lớn đồn bốt địch, một số quận lỵ, chi khu, mở rộng từng
mảng, từng vùng.
Bám sát chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục, Tại Sóc Trăng- Bạc Liêu, năm 1971,
phụ nữ trong tỉnh đánh 1660 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 8400 tên địch, thu

19



×