Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Những sự kiện hoạt động của trung ương cục miền nam trong kháng chiến chống mỹ cứu nước 1961 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 288 trang )


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
********
ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NHỮNG SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG ƢƠNG
CỤC MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƢỚC

1961-1975
Cơ quan chủ trì : VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG
Chủ nhiệm đề tài : PGS.PTS TRỊNH NHU
Tập thể tác giả

: NGUYỄN VĂN KHANG, NGUYỄN KIM VỸ,

NGUYỄN DANH LỢI, NGUYỄN THỊ TÂM. NGUYỄN BÌNH,
LÊ XUÂN AN

HÀ NỘI – 1998


1

NĂM 1961
Ngày 23 tháng 1
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (Khoa III) quy định tổ chức
và nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) đề ra hai nhiệm vụ chiến lược cách
mạng xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Do yêu cầu cấp bách về chỉ đạo
cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam và tình hình giao thông liên lạc giữa hai miền có


nhiều khó khăn, Đại hội thấy cần phải tăng cường sự lãnh đạo về các chủ trương chính sách
và tổ chức thực hiện đối với các Đảng bộ miền Nam. Căn cứ vào điều 24, Điều lệ Đảng sửa
đổi tại Đại hội đã quy định: "Ban chấp hành Trung ương được thành lập Tung ương Cục phụ
trách chỉ đạo công tác Đảng ở những Đảng bộ đặc biệt trọng yếu", vì vậy, Hội nghị BCHTƯ
Đảng lần thứ 3 (Khoá III), ngày 23-1-1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền
Nam(1) với những quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng .
Theo quy định của Trung ương Đảng, về tổ chức, Trung ương Cục miền Nam là một
bộ phận của BCHTƯ, gồm một số đồng chí ủy viên Trung ương đươc BCHTƯ cử ra và ủy
nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam. Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự
lãnh đạo của BCHTƯ, do Bộ Chính trị thường xuyên thay mặt Trung ương trực tiếp chỉ đạo.
Trung ương Cục miền Nam có một bí thư, một hoặc hai phó bí thư do BCHTƯ chỉ
định và Ban Thường vụ do Hội nghị Trung ương Cục bầu cử. Ngoài ra, tuỳ theo tình hình và
yêu cầu công tác, Trung ương Cục miền Nam sẽ tổ chức các cơ quan giúp việc như Ban Quân
sự, An Ninh, Hành chính, Tuyên huấn, Hậu cần v.v... Trung ương Cục thường lệ 6 tháng họp
một lần. Tuy tình hình cụ thể, Trung ương Cục có thể họp sớm hơn hoặc muộn hơn.

(1)

Tháng 9-1954, do tình hình cụ thể của miền Nam, Bộ Chính trị đã quyết định giải thể Trung ương
Cục miền Nam, tái lập Xứ ủy Nam Bộ.


2

Về nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam, B C H T Ư Đảng quy định:
- Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và những chỉ thị, nghị quyết của
BCH Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách,
phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở miền Nam. Đối với những vấn
đề có quan hệ đến toàn quốc và kế hoạch chung toàn miền Nam thì phải xin chỉ thị của Trung
ương và Bộ Chính trị. Trong trường hợp đặc biệt cấp bách không kịp xin chỉ thị của Trung

ương Trung ương Cục có quyền đề ra những chủ trương chính sách lớn để đối phó kịp thời với
tình hình, nhưng phải báo cáo ngay với Trung ương và Bộ Chính trị.
- Chấp hành cương lĩnh và những quy định cụ thể về điều lệ Đảng ở miền Nam, căn
cứ vào điều lệ Đảng và những quy định cụ thể của Trung ương đối với Đảng bộ miền Nam
mà tổ chức ra Đảng bộ các cấp ở miền Nam và lãnh đạo các Đảng bộ đó hoạt động.
Ngoài ra Trung ương Cục miền Nam còn thay mặt BCH Trung ương Đảng quản lý và
phân phối cán bộ của Đảng ở miền Nam, thành lập các đảng đoàn trong các tổ chức quần
chúng, quản lý và phân phối tài chính của Đảng ở miền Nam...".
Quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương đúng đắn của
Đảng ta, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của cuộc kháng chiến đang chuyển từ khởi nghĩa
từng phần sang chiến tranh cách mạng. Trong nhiều năm liền, nhiều chủ trương, quyết sách
của Đảng và Bác Hồ đã được Trung ương Cục cụ thể hoá và chỉ đạo thực hiện để thúc đẩy sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ tới thắng lợi
Cuối tháng 1
Thành lập Trung ương Cục miền Nam
Thực hiện quyết định của Hội nghị lần thứ 3 (Khoá III) của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về việc thành lập Trung ương


3

Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ cũ, Cuối tháng 1-1961, lễ thành lập Trung
ương Cục được tổ chức trọng thể tại Mã Đà (Chiến khu Đ).
Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tức Mười Cúc), Uỷ viên BCH Trung ương Đảng được
cử làm Bí thư Trung ương Cục. Các đồng chí uỷ viên gồm có:
- Võ Chí Công (tức Năm Công)
- Võ Văn Kiệt (tức Sáu Dân)
- Hoàng Văn Thái (tức Tám Thành hoặc Mười Khang)
- Trần Lương (tức Trần Nam Trung)
- Trần Văn Quang (tức Bảy Tiến)

- Phan Văn Đáng (tức Hai Văn)
- Phạm Thái Bường (tức Ba Bường)
- Phạm Văn Xô (tức Hai Già)
Lúc đầu Trung ương Cục miền Nam được Trung ương giao nhiệm vụ lãnh đạo phong
trào cách mạng từ Liên khu 5 trở vào, do đó Trung ương Cục chọn chiến khu Đ mở rộng khu
A - căn cứ nối liền phía Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ làm nơi đặt cơ quan lãnh
đạo của Trung ương Cục. Đại bản doanh của Trung ương Cục - còn gọi là "R". Do hoàn cảnh
chiến tranh, các cơ quan của Trung ương Cục đã di chuyển nhiều nơi, có thời kỳ chuyển sang
Căm-pu-chia. Nhưng địa bàn đóng lâu nhất là khu rừng rậm Chàng Riệc, Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh, giáp biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia.
Trung ương Cục miền Nam được thành lập đã giúp các Đảng bộ địa phương củng cố
về tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng miền Nam. Cùng với sự ra
đời của MTDTGP miền Nam (20-12-1960), Quân giải phóng (15-2-1961), việc thành lập
Trung ương Cục miền Nam là 3 sự kiện quan trọng đặc biệt, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách
của cuộc kháng chiến đang chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng.


4

Tháng 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự kiến về tình hình miền Nam
Trong phiên họp Bộ Chính trị cuối tháng 1-1961, sau khi phân tích tình hình chính trị
ở miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến về một cuộc đảo chính và chỉ rõ: "Ta phải dự
kiến mấy khả năng để tránh bị động. Ta làm sao quần chúng hiểu và phải chỉ thị ngay cho
anh em".
Về vấn đề thời cơ, Người nêu rõ: "Cần phân tích chỗ yếu cho mạnh của địch, tuy hoàn
cảnh để hành động, phải đề phòng nổi dậy non, chủ quan, nhưng cũng tránh bỏ lỡ cơ hội.
Trong xây dựng lực lượng phải chú trọng vấn đề ăn, "thực túc binh cường" nên phải xem
trọng sản xuất phải hết sức coi trọng công tác địch vận để đỡ hao tốn xương máu. Trước tình
hình này phải chú ý vũ trang nhưng "phải coi trọng hàng đầu là công tác xây dựng Đảng".

--------------------Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử Tập 8, tr.21.
Ngày 31 tháng 1
Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị về phương hướng, nhiệm vụ và tăng
cường các cơ quan chỉ đạo các cấp của Đảng ở miền Nam.
Sau thắng lợi của phong trào đồng khởi, cách mạng miền Nam phát triển ngày càng
mạnh. Để đưa cách mạng miền Nam tiến lên một bước mới, ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị đã
ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam.
Chỉ thị của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: đến nay Cách mạng miền Nam đang phát triển theo
con đường tiến lên tổng khởi nghĩa với


5

những đặc điểm mới và khả năng hòa bình phát triển của cách mạng miền Nam gần như
không còn nữa.
Phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam là: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh
chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị.
Để chỉ đạo phương châm hoạt động thích hợp với đặc điểm của ta và địch ở từng
vùng, Bộ Chính trị đã nêu ra phương châm công tác ở 3 vùng khác nhau. Vùng rừng núi lấy
đấu tranh quân sự là chủ yếu. Vùng đồng bằng, đấu tranh quân sự và chính trị ngang nhau.
Vùng đô thị thì lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ rõ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam là:
ra sức xây dựng lực lượng của ta về hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng
cách mạng ương mặt trận dân tộc giải phóng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát
triển lực lượng của ta, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây
dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo điều kiện và nắm mọi thời cơ chuẩn
bị đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam.
Về vấn đề thống nhất cơ quan chỉ đạo cách mạng ở miền Nam và tăng cường các cơ
quan chỉ đạo các cấp của Đảng, Bộ Chính trị đã nêu lên một số việc làm cụ thể như bổ sung
thêm số uỷ viên, chỉ định một số uỷ viên dự khuyết cho Trung ương Cục và tăng cường cán

bộ cho các cơ quan của Trung ương Cục, tăng cường các khu uỷ và cơ quan khu uỷ đủ sức
chỉ đạo công tác cách mạng ở từng chiến trường. Nơi nào quan trọng phải phân công uỷ viên
Trung ương phụ trách. Đồng thời phải ra sức nắm vững, củng cố và mờ rộng giao thông Liên
lạc từ Trung ương đến Trung ương Cục, từ Trung ương Cục đến các địa phương.
Với những nhận định đúng đắn về tình hình, với việc đề ra phương châm và nhiệm vụ
đấu tranh mới, chỉ thị tháng 1-1961 của Bộ Chính trị đã chỉ đạo kịp thời phong trào cách
mạng trước bước ngoặt mới nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh ở miền Nam tiến lên giai đoạn
mới giai đoạn đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị. đánh bại chiến lược
"chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ.


6

Ngày 15 tháng 2
Thống nhất các lực lượng vũ trang giải phóng và thành lập Ban quân sự trực
thuộc Trung ương Cục miền Nam
Ngày 15-2-1961, tại căn cứ chiến khu Đ, Trung ương Cục đã triệu tập hội nghị quân
sự để thống nhất các lực lượng vũ trang ương toàn miền Nam thành Quân giải phóng miền
Nam Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục đã đọc nhật lệnh thống
nhất các lực lượng vũ trang. Đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã trao cho quân
giải phóng quân kỳ mang dòng chữ: "Giải phóng quân anh dũng chiến thắng".
Cùng với việc thống nhất các lực lượng vũ trang, Ban quân sự trực thuộc Trung ương
Cục cũng được thành lập (sau này gọi là Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền
Nam) để thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Ban quân sự Miền
là cơ quan giúp Trung ương Cục chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng ở chiến
trường Nam Bộ và cục Nam Trung Bộ. Hệ thống chỉ huy quân sự được xây dựng từ Miền đến
tỉnh - huyện - xã. Bộ tư lệnh các Quân khu 1 (Đông Nam Bộ), Quân khu 2 (Trung Nam Bộ),
Quân khu 3 (Tây Nam Bộ), Quân khu 4 (Sài Gòn- Gia Định), Quân khu 6 (Nam Trung Bộ)
cũng dược thành lập. Thiếu tướng Trần Lương, Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ
nhiệm Tổng cục chính trị làm Trưởng ban quân sự Miền. Đồng chí Phạm Thái Bường, uỷ

viên Trung ương Cục là Chính uỷ đầu tiên của quân giải phóng và đồng chí Nguyễn Hữu
Xuyến làm Tư lệnh.
Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam có những thay đổi theo thời gian như sau:
Năm 1962, đồng chí Trần Lương làm Chính uỷ, Trần Văn Quang (Bảy Tiến) làm Tư lệnh.
Tháng 10-1964, đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Chính uỷ, Trần Văn Trà làm Tư lệnh. Cuối
năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Chính uỷ, Hoàng Văn Thái làm Tư lệnh v.v...
Các tướng Lê Đức Anh, Lê Quốc Sản, Hoàng Cầm, Trần Hải Phụng, Trần Văn Danh, Trần
Độ... giữ các cương vị phó Tư lệnh, phó Chính uỷ, hoặc Tư lệnh, phó Tư lệnh các quân khu
Việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ tư lệnh các lực lượng vũ
trang giải phóng đã đánh dấu một bước phát


7

triển mới về mọi mặt của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đưa vai trò của đấu tranh
vũ trang song song với đấu tranh chính trị, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của đấu tranh trong
giai đoạn mới.
Tháng 2
Trung ương Cục chỉ đạo thành lập Bộ tư lệnh quân khu miền Đông (II)
Tháng 1-1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp và nhận định. Thời kỳ tạm ổn
của Mỹ Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu...
Phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam là: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị
đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng
cả hai mặt chính trị và quân sự". Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị và Trung ương Cục,
tháng 2-1961 Bộ tư lệnh quân khu miền Đông (T1) quyết định thành lập tiểu đoàn 800 chủ
lực tập trung của Khu. Tiểu đoàn này gồm 600 quân với 3 đại đội bộ binh (C1, C2, C3) một
đại đội pháo, một đại đội trinh sát.
Đây là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí Đặng Ngọc Sĩ (Hai
Sĩ) tiểu đoàn trường, đồng chí Nguyễn Ngọc Tâm (Bảy Tâm) chính trị viên.
Tháng 3-1961 tiểu đoàn đã tổ chức 3 mũi tiến công vào chi khu Hiếu Liêm (An Lạc),

một mặt tiến công quân sự, mặt khác vũ trang tuyên truyền hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy
diệt ác phá kìm giải phóng một mảng lớn ở phía Tây Nam.
Tháng 3
Trung ương Cục miền Nam chủ trương củng cố căn cứ địa chiến khu Đ và xây
dựng căn cứ khu A
Ngay sau khi thành lập, Trung ương Cục miền Nam đã chủ trương giao cho Khu uỷ
miền Đông (T1) nhiệm vụ xây dựng căn cứ khu A (gồm chiến khu Đ cũ mở rộng đến đông
quốc lộ 13, mang phiên hiệu C150). Đảng uỷ Khu A gồm các đồng chí Lâm Quốc Đáng


8

(Bí thư), Sáu Chuộng, Hồng Sơn, Năm Minh, sau đó bổ sung đồng chí Mười Bi.
- Tháng 9-1961 Căn cứ khu A đổi phiên hiệu M50 do đồng chí Hoàng Minh Khanh
(Đào Sơn Tây) làm Bí thư Đảng uỷ.
Khu căn cứ có nhiệm vụ:
- Xây dựng Khu A thành một căn cứ địa hoàn chỉnh.
- Mở rộng diện tích sản xuất trong căn cứ, dự trữ vật chất để đón cán bộ, chiến sĩ từ
Trung ương vào miền Nam.
- Xây dựng lực lượng vũ trang cơ động từ 1 đến 2 tiểu đoàn. Tổ chức du kích gắn liền
với lực lượng bảo vệ sản xuất, bảo vệ đường dây giao liên.
- Tổ chức đường dây liên lạc nối liền Trường Sơn với các tỉnh đường dây trong căn
cứ từ đường 14 Đồng Xoài xuống Vĩnh An Cây Gáo.
- Vận động đồng bào dân tộc tham gia kháng chiến sản xuất bảo vệ căn cứ.
Trong căn cứ, một xưởng quân giới được xây dựng ở Bàu Sắn, cách đường Trần Lệ
Xuân 14 km về phía Tây Nam gồm 30 người do đồng chí Bá phụ trách. Một bệnh xá K24 do
đồng chí Đỗ Quang Thanh và y sĩ Thanh phụ trách.
Từ đây, chiến khu Đ ngày càng phát triển toàn diện nối liền hậu phương lớn miền Bắc
qua đường Trường Sơn với vùng căn cứ các tỉnh miền Đông, tạo thành thế căn cứ liên hoàn một hậu phương chiến lược ở miền Đông Nam Bộ.
Ngày 20 tháng 4

Đồng chí Lê Duẩn gửi thư cho đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) và các đồng
chí Trung ương Cục về chỉ đạo phong trào đấu tranh ở nông thôn miền Nam.
Thắng lợi của phong trào đồng khởi trong các vùng nông thôn miền Nam, đã mở ra
bước ngoặt phát triển đối với phong trào cách


9

mạng từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. Với kinh nghiệm thực tiễn và
là người nắm vững và trực tiếp theo dõi diễn biến của cách mạng miền Nam, ngày 20-4-1961,
trong thư: "gửi anh Mười Cúc và Trung ương Cục", đồng chí Lê Duẩn đã có nhiều ý kiến chỉ
đạo quan trọng đối với phong trào đấu tranh trong các vùng nông thôn miền Nam như sau:
Về nhận định phong trào Đồng khởi ở nông thôn những năm qua, đồng chí Lê Duẩn
viết: "Ta đã thực hiện được chủ trương bóc dần lực lượng của địch và trên thực tế đã bóc
được một lớp đầu nên. Đây chỉ là bước đầu nhưng là một bước rất cơ bản vì nó làm tan rã
từng mảng lớn chính quyền cơ sở, một bộ phận quan trọng trong bộ máy cai trị của địch". Để
giữ vững những thành quả cách mạng, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, đồng chí đã chỉ rõ
nhiệm vụ cấp bách hiện nay là: "Triển khai đấu tranh chính trị và quân sự ở rừng địa phương,
phối hợp với cuộc đấu tranh chung trên toàn miền nhằm phá cho được âm mưu địch lập lại
chính quyền của chúng... Tiếp tục xây dựng và mở rộng căn cứ địa, đảm bảo cho lực lượng
vũ trang của ta đứng chân ngày càng vững chắc và có thể hoạt động ngày càng cơ động".
Đồng chí cũng nhấn mạnh muốn tránh âm mưu của địch nhằm bao vây kinh tế và tách lực
lượng vũ trang của ta ra khỏi quần chúng thì ở các xã gần đồn bốt địch và các trục giao thông
trong khi phối họp chiến đấu, phải tìm mọi cách giữ thế hợp pháp càng khôn khéo bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu.
Những ý kiến chỉ đạo sát sao, phù hợp với thực tiễn phong trào đấu tranh ở các vùng
nông thôn miền Nam của đồng chí Lê Duẩn đã thúc đẩy và mở ra hướng đi đúng đắn đối với
phong trào cách mạng miền Nam.
Ngày 5 tháng 5
Đoàn cán bộ quản sự, chính trị miền Bắc tăng cường cho miền Nam.

Đầu năm 1961, Trung ương Đảng đã tập hợp đoàn cán bộ quân sự, chính trị tăng
cường cho cách mạng miền Nam nhằm góp phần


10

tăng cường bộ máy chỉ huy cho các cơ quan của Trung ương Cục và Ban quân sự Miền các
quân khu ở miền Nam". Đoàn gồm 500 người hầu hết là cán bộ cao cấp do thiếu tướng Trần
Văn Quang - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng dẫn
đầu. Trước khi đoàn lên đường, đồng chí Lê Duẩn và đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến căn
dặn, chỉ đạo các nguyên tắc cần phải bám dẫn và tiến hành chiến tranh nhân dân với trình độ
cao hơn.
Ngày 5-5-1961, đoàn xuất phát từ Xuân Mai (Hòa Bình) theo đường Tây Trường Sơn
vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đoàn lên đường vào lúc Liên Xô phóng thành
công tàu "Phương Đông" đưa anh hùng Ga-ga-rin - người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ
trụ nên đặt tên là đoàn "Phương Đông". Ngày 20-7-1961, đoàn vào đến vị trí tập kết - đồi 300
(Bình Long). Đây không phải là đoàn đầu tiên và cũng không phải là đoàn cuối cùng, nhưng
đây là đoàn cán bộ cao cấp thuộc quy mô lớn lúc đó để tăng cường cho cách mạng miền
Nam.
Ngày 22 tháng 7
Trung ương Cục miền Nam ra Chỉ thị khắc phục kịp thời những lệch lạc để đưa
phong trào tiến lên.
Trước những bước phát triển không ngừng của cách mạng miền Nam. Từ sau phong
trào đồng khởi, đồng thời đề phòng tư tưởng lệch lạc, trước khó khăn mới xuất hiện, Trung
ương Cục chủ trương chống tư tưởng tả khuynh chủ quan, nóng vội phiến diện và cục bộ
đang nảy nở ở một số cơ sở Đảng. Sự nguy hại của tư tưởng ấy được Trung ương Cục phân
tích rõ: Nó biểu hiện trong khuynh hướng coi như "Tổng khởi nghĩa đã tới nơi", "Cách mạng
không gặp trở ngại khó khăn", "Chính quyền miền Nam đã suy yếu không còn sức đề kháng",
"can thiệp của Mỹ chỉ là hà hơi tiếp sức cho Diệm, không có tác dụng gì" v.v. Vì vậy tư
tưởng chủ quan nóng vội rất nguy hiểm, làm cho phong trào bung rộng ra mà thiếu củng cố

vững chắc, đảng viên và quần chúng phấn khởi nhưng thiếu bền bỉ chịu đựng. Phong trào dễ
bị tổn thất bi quan, thiếu tin tưởng. Tư tưởng đó còn là nguồn gốc của nhiều lệch lạc trong
nhiều mặt công tác.


11

- Nhiều nơi chủ quan đến nỗi không chú ý đặc điểm và phương châm đấu tranh 3
vùng, máy móc áp dụng phương pháp công tác ở nông thôn và thành thị, mạo hiểm tiến công
giải phóng đô thị.
- Có nơi thiếu hẳn việc giáo dục trong Đảng cũng như ngoài quần chúng ý thức đấu
tranh lâu dài, gian khổ gay go phức tạp nhưng nhất định thắng lợi. Trung ương Cục chỉ rõ cần
tiếp tục đề cao tác phong tích cực, khẩn trương mạnh dạn trong mọi công tác, nhưng phải
kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh, hời hợt thoát ly quần chúng.
Vì vậy các Đảng bộ cần phải nghiêm khắc kiểm tra và bài trừ khỏi Đảng các tác
phong xấu xa này và tăng cường giáo dục tác phong làm việc theo đường lối quần chúng,
luôn luôn quan tâm tới lợi ích thiết thân của quần chúng, phát huy sáng kiến của quần chúng.
Để đánh giá đúng âm mưu của địch Trung ương Cục miền Nam nhấn mạnh cần phải đánh giá
cho đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch.
Đánh giá địch quá cao và khả năng phong trào cách mạng quá thấp là nguồn gốc nảy
sinh tư tương bi quan hữu khuynh cố thủ. Ngược lại đánh giá địch quá chấp, phong trào cách
mạng quá thuận lợi sẽ nảy sinh tư tưởng tả khuynh chủ quan, nóng vội, phiến diện và cục bộ,
sinh ra tác phong quan liêu, mệnh lệnh xa rời quần chúng.
Sau vụ đảo chính tháng 11-1960, Trung ương Đảng ta đã nhận định tình hình hết sức
đứng đắn là: "Thời kỳ tạm ổn định của Mỹ Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp suy
sụp, nghiêm trọng của Mỹ Diệm đã bắt đầu,... Hình thái du kích cục bộ và khởi nghĩa từng
phần đã xuất hiện, thời kỳ khủng hoảng chính trị kéo dài đã bắt đầu... Một cuộc tổng khủng
khoảng chung và toàn diện của chính quyền Mỹ Diệm sẽ xuất hiện, cuộc tổng khởi nghĩa,
tổng công kích của nhân dân sẽ bùng nổ". Nhưng địch vẫn còn mạnh vì: "Chúng còn nắm
được bộ máy cai trị của chúng từ trung ương đến tỉnh, quận và một số xã... mặt khác chúng

vẫn được đế quốc Mỹ ráo riết tăng cường bảo vệ và duy trì".
Để làm tốt vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng, Trung ương Cục yêu cầu:


12

Tăng cường công tác tư tưởng trong Đảng bộ ra sức sửa chữa những nhận thức, tư
tưởng, tác phong sai lầm trong Đảng bộ hiện nay là một yêu cầu bức thiết then chốt nhất của
công tác giáo dục xây dựng Đảng. Phải làm cho toàn Đảng bộ nắm vững đường lối và nhiệm
vụ, phương châm lâu dài cũng như hiện tại. Trước hết phải làm cho toàn Đảng bộ nhận thức
cho đúng tính chất và nhiệm vụ của giai đoạn hiện nay, đánh giá cho đúng tương quan lực
lượng của ta và địch, gạt bỏ những nhận thức lệch lạc, sai lầm. Phải tăng cường công tác lãnh
đạo tư tưởng trong nội bộ hơn nữa.
Tháng 7
Các Trung đoàn chủ lực đầu tiên ở miền Nam lần lượt được thành lập.
Tháng 7-1961, Trung ương Cục và Ban quân sự Miền, quyết định thành lập trung,
đoàn đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Nam, mật danh là Q761 (Trung đoàn 1) với số
quân và trang bị theo biên chế trên cơ sở quân tuyển tại chỗ và khung cán bộ từ miền Bắc
vào. Nhưng sau đó do một số khó khăn, việc thành lập trung đoàn tạm hoãn. Ngày 2-9-1961,
hai tiểu đoàn 1 và 2 làm lễ ra mắt tại Tây Ninh và chiến khu Đ. Mỗi tiểu đoàn biên chế 126
cán bộ chiến sĩ.
Ngày 22-12-1961, Quân uỷ Trung ương và Bộ quốc phòng quyết định thành lập đoàn
bộ binh 2 và điều ngay Trung đoàn vào chiến trường. Ngày 13-3-1962, trung đoàn vào đến
Mã Đà, chiến khu Đ.
Ngày 9-2-1962, thực hiện quyết định của Trung ương Cục và Quân uỷ Miền, trung
đoàn bộ binh 1 chính thức làm lễ ra mắt tại Trảng Dài (Tây Ninh) (mật danh lữ Q761 hoặc
C56). Các đồng chí Tăng Thiên Kim (Hoàng Đình Chương) làm Trung đoàn trưởng, Lê Văn
Nhỏ (Hai Lâm) làm Chính uỷ.
Tháng 6-1962, Trung đoàn 2, mật danh là Q762 làm lễ ra mắt tại chiến khu Đ. Các
đồng chí Nguyễn Văn Công trung đoàn trường Nguyễn Văn Bảy chính uỷ, Tạ Minh Khâm,

trung đoàn phó, tham mưu trưởng. Sau khi ra mắt, trung đoàn 1 ở khu B (Tây quốc lộ số 13),
trung đoàn 2 ở khu A (Đông quốc lộ 13).


13

Ngày 2 tháng 9
Thành lập tiểu đoàn 1 v à 2 quân chủ lực Miền
Hai tiểu đoàn 1 và 2 chủ lực Miền làm lễ thành lập tại chiến khu Dương Minh Châu
(Đông Nam Bộ). Tiểu đoàn 1 do đồng chí Bùi Thanh Vân (Út Liêm) làm tiểu đoàn trường,
đồng chí Đặng Văn Thượng làm chính trị viên. Tiểu đoàn 2 do đồng chí Huỳnh Leo làm tiểu
đoàn trường, đồng chí Hải (Bảy Trượt) làm chính trị viên. Mỗi tiểu đoàn biên chế hơn 120
cán bộ, chiến sĩ. Đây là hai tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta trên chiến
trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch đoàn chủ tịch
Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam căn dặn: "Nước ta vốn
nghèo, dân ta đang bị áp bức bóc lột, nên người và vũ khí hiện chỉ có bấy nhiêu. Các đồng chí
hãy lấy đó làm vốn rồi liên hệ với địa phương xin thêm người, tổ chức và huấn luyện cho tốt
để gấp rút ra chiến đấu hỗ trợ phong trào"
Ngày 14 tháng 9
Hội nghị thông tin đầu tiên của Trung ương Cục miền nam và căn cứ chiến khu Đ
Hội nghị thông tin đầu tiên của B2 đã được tổ chức tại đồi Cối Xay (Mã Đà) mật danh
đồi A1. Hội nghị đã thống nhất xây dựng ban thông tin quân sự Miền và các tiểu ban thông
tin quân khu. Phụ trách ban thông tin quân sự Miền là đồng chí Lê Văn Xai (Tám Nam). Ban
gồm có 3 tổ vô tuyến huấn luvện và hữu tuyến.
Năm 1962, khi Trung ương Cục miền Nam chuyển về khu B (Bắc Tây Ninh) đường
giao liên chuyển giao cho Ban giao liên Khu uỷ miền Đông. Từ giữa năm 1961, Ban giao liên
Khu uỷ đón tại Suối Hồng Hoàng, cách bến Cây Chanh (Sông Bé) nửa ngày đường. Từ 1962,
đường dây giao lưu của Khu từ khu Q về TƯC về các tỉnh được xây dựng thông suốt.
Từ tổng phát hành ở Hồng Hoàng (bắc Sông Bé) tới trạm Suối Ngang (Phước Thành),
vượt qua lộ 14 qua trạm Bông Trang (xã Chánh Phú Hoà tình Bình Dương), qua lộ 13 tới

trạm Hóc Măng ( x ã


14

Long Nguyên) từ đó vượt qua lộ số 7 qua sông Sài Gòn về trạm Bời Lời (Tây Ninh). Về phía
Đông tới trạm Bàu Hàm (Biên Hoà), từ đó xuống rừng xác về Bà Rịa, Vũng Tàu.
Việc xây dựng tương đối toàn diện căn cứ Khu A đã bảo đảm việc tiếp nhận nguồn
chi viện lớn của Trung ương cho miền Nam, đồng thời tạo điều kiện vật chất, địa bàn đứng
chân để các lực lượng vũ trang tiến công địch.
Tháng 9
Trung ương Cục quyết định thành lập kho quân giới và đơn vị hậu cần ở chiến
khu Đ
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, kho quân giới đầu tiên của Miền
được xây dựng ở căn cứ khu A lấy phiêu hiệu el50, đóng quân trên đồi 150 Suối Dài, do đồng
chí Lê Phương làm đại đội trưởng. Đây là kho cất giấu bảo quản vũ khí, chất nổ do hậu
phương chi viện cho miền Nam. Trung ương Cục đã chỉ đạo xây dựng một xưởng quân giới ở
khu A với đội ngũ cán bộ kỹ thuật 20 người được tăng cường từ xưởng B8 ở khu B Tây Ninh.
Xưởng do đồng chí Phạm Anh Tuấn làm xưởng trưởng, đến 1963 xưởng được đặt tên là Z24
gồm 60 cán bộ công nhân.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ, tháng 9-1961,
Trung ương Cục quyết định chuyển đơn vị C150 thành đơn vị đảm nhiệm công tác hậu cần
và xây dựng căn cứ địa tại khu A (chiến khu Đ mở rộng) lấy phiên hiệu là U50.
Ban chỉ huy gồm các đồng chí Đào Sơn Tây (Tư Khanh), Trần Công An, Năm Ninh,
Mười Bộ...
Đơn vị có 500 chiến sĩ phần lớn là thanh niên bổ sung từ miền Đông Nam Bộ, miền
Tây, và cán bộ từ Trung ương tăng cường. Đơn vị đóng tại trung tâm căn cứ Hiếu Liêm - Mã
Đà. U50 tổ chức 4 trung đội làm nhiệm vụ sản xuất và bảo vệ Trung ương Cục, Bộ tư lệnh
T 1 và Khu uỷ.
Từ 1962 U50 ngày càng phát triển. Đến 1964, đơn vị lên tới 5000 người. Diện tích

sản xuất hơn 1000 ha ở Mã Đà Suối Đạt, Bà


15

Tré, Bàu Đá. Ngoài nhiệm vụ sản xuất, đơn vị còn bổ sung quân số cho quân chủ lực. 121964 đơn vị U50 chuyển thành đoàn hậu cần khu vực 81 thuộc cục hậu cần Miền do đồng chí
Mười Thiện làm chỉ huy.
Hành lang giao liên đưọc U50 tổ chức gồm 2 đường dây: từ căn cứ Mã Đà đi Bù Téc
qua Bù Khiên đến Bù Nà đi Bù Cháy nối liền vùng căn cứ Nam Tây Nguyên.
Đường thứ 2 từ Mã Đà đi Suối Rạt, An Long, An Tịnh, sang phía tây đường số 13 với
khu C (Long Nguyên Bến Cát). Khu B (Tây Ninh) để về miền Tây Nam bộ.
- Cuối 1965, Trung ương Cục đã hình thành 5 khu căn cứ tương ứng với việc thành
lập 5 đoàn hậu cần khu vực 81, 82, 83, 84, 85. Đoàn Hậu cần 81 đứng chân ở chiến khu Đ với
đường liên lạc và tuyến tải hoàn chỉnh nối liền các khu vực hậu cần khác xuống Đồng Tháp
Mười và cực Nam Trung bộ.
23-9-1965 Trung ương Cục thành lập tổng đội thanh niên xung phong phục vụ các
yêu cầu của chiến trường, chủ yếu là chiến trường miền Đông Nam bộ.
Phòng Hậu cần quân khu thành lập đại đội vận tải có 60 cán bộ đội quân bưu bảo đảm
đường giao liên vận tải chuyển từ căn cứ đi Tân Uyên, Châu Thành. Phú Giáo lên lộ 13, 14,
nối liền chiến khu Dương Minh Châu.
Phạm vi chiến khu Đ đã mở rộng lên hướng bắc giáp quốc lộ 14 thực sự là một hậu
phương kháng chiến và bàn đạp uy hiếp địch ở phía Đông và Đông bắc Sài Gòn.
Ngày 2 tháng 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp hội nghị Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam.
Trong phiên họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: "Nói đến miền Nam, cần nhận định thêm tình hình quốc tế để có chính sách đối phó
cho khéo, cần phải


16


nhìn sự phát triển của tình hình sau Nghị quyết 15. Trước mắt, phải phá được kế hoạch mới
của địch, bàn thêm về phương châm quân sự, vấn đề mặt trận của Đảng.
Nếu giả định bọn Mỹ làm đảo chính bọn Diệm, ta nên tranh thủ thời cơ vì tình hình sẽ
rối ren hơn trước. Miền Nam đối với Mỹ rất quan trọng nên nó dốc sức làm. Trước nó nói
"Bắc tiến", nay nói "Nam trị" nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu "Bắc tiến". Nó phá hoại miền
Bắc. Nó sợ mình đánh nó. Địch quân sự mạnh nhưng chính trị yếu. Ta chính trị mạnh nhưng
quân sự yếu. Nếu lấy sức đọ sức để tiêu hao thì không có lợi. Ta không lấy đấm chọi đấm mà
lấy mẹo diệt nó, trừ bọn ác đi để bảo vệ cơ sở, phong trào dần sẽ lên. Địch công thành ta công
tâm, phải lấy cho được lòng dân.
Tổ chức du kích cho đều, dễ hoạt động, giúp được dân và phân tán địch. Đồng thời ta
phải có một vài cú đấm, đánh rồi ta luồn đi. Ta không để lộ lực lượng, phải tự lực cánh sinh,
hoạt động dẻo dai, không phải chỉ có đấu tranh chính trị. Hoạt động sản xuất văn hoá cũng
cần kịp thời chuyển hướng.
Tình hình thế giới đang chú ý việc Mặt trận miền Nam lâu nay không kêu gọi hòa
bình thống nhất. Đảng nên chọn ngay một cái tên cho có lợi"
Ngày 2 tháng 10
Trung ương Cục chỉ thị về việc thành lập tòa án cách mạng
Để tiếp tục tiến công bọn phản cách mạng, làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng
vào đường lối, chính sách của Đảng, mặt trận và nhằm thống nhất cách tổ chức, xét xử,
Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã ra chỉ thị về việc tổ chức tòa án cách mạng nhân
dân. Chỉ thị nêu lên 4 vấn đề sau đây:
1. Đặc điểm của tòa án cách mạng


17

Tòa án cách mạng của nhân dân hiện nay không phải là tổ chức tư pháp, thành viên
của cơ quan tư pháp trong một quốc gia có chính quyền đầy đủ mà là tổ chức của nhân dân
được uỷ nhiệm bất thường dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc giải

phóng miền Nam. Thành phần của toà án là sự tập hợp các đại biểu của các cơ quan, đoàn
thể, đơn vị vũ trang dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của tòa án
Nhiệm vụ của tòa án là tiến công tiêu diệt ý thức tư tưởng và tổ chức chính trị phản
cách mạng giáo dục cải tạo người lầm đường lạc lối, phân hoá, cô lập, nghiêm trị bọn ngoan
cố. Tòa án cách mạng nhân dân còn có tác dụng làm cho nhân dân thông qua việc xét xử mà
giáo dục, động viên quần chúng tham gia cách mạng, vạch trần âm mưu Thủ đoạn của địch.
3. Chính sách trong việc xét xử.
Chính sách của Đảng trong việc xét xử là: "Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị
kết hợp với giáo dục cải tạo". Nội dung cụ thể chính sách đó là: Nghiêm trị bọn chủ mưu, đầu
sỏ, ác ôn, có "nhiều nợ máu, bọn ngoan cố, không ăn năn hối cải, bọn che đấu tội phạm, cố
tình phá hoại cách mạng. Khoan hồng với trẻ lầm đường lạc lối, bị mua chuộc, bị ép buộc,
người biết ăn năn hối cải. Giảm hay tha tội với kẻ lập công chuộc tội.
Để tiến công chính trị với bọn địch và nêu cao ảnh hưởng cách mạng, cần có chính
sách nhân đạo cách mạng ương một số trường hợp như: Đối với phạm nhân nữ mang thai,
nuôi con nhỏ, trẻ em dưới 18 tuổi V.V..
4. Mấy vấn đề cụ thể về tổ chức toà án cách mạng.
Thành phần tòa án gồm có:
- Chủ tịch đoàn gồm 3 cán bộ: 1 cấp uỷ viên, 1 cán bộ mặt trận, 1 cán bộ đơn vị vũ
trang.
- Đại diện an ninh luận tội.
- Thư ký toà án.


18

- Đại diện đoàn thể bào chữa cho phạm nhân.
-Về thủ tục xét xử phải xây dựng hồ sơ đề nghị truy tố và có các bước nghiên cứu hồ
sơ, chuẩn bị phiên toà, tiến hành phiên toà. Hình thức phiên toà phải trang nghiêm (ăn mặc,
trang trí, nghi thức), chu đáo, bảo đảm an toàn cho quần chúng và cán bộ.

Sau mỗi phiên toà xét xử, toà án cần họp kiểm điểm rút kinh nghiệm về nội dung,
hình thức, kết quả ảnh hưởng chính trị vùng ta và vùng địch, và báo cáo về ban an ninh.
Tháng 10
Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam bàn về phương hướng và nhiệm
vụ của cách mạng miền Nam.
Để đánh bại âm mưu của địch trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tháng 10-1961,
Trung ương Cục miền Nam đã họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ nhất, bàn về phương hướng,
nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.
Căn cứ vào Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 31-1-1961 Hội nghị đã phân tích tình hình
mọi mặt trong 2 năm qua, xác định phương hướng, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền
Nam.
Về phương hướng tiến lên của cách mạng miền Nam, Nghị quyết của Hội nghị đã
khẳng định: "Con đường đúng đắn mà Đảng ta chủ trương hiện nay là con đường tổng khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.... đó là con đường có lợi nhất và có nhiều khả năng
thực hiện". Hội nghị đã đi sâu nghiên cứu phương châm đấu tranh do Trung ương Đảng đề ra:
"đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song
với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự".
Hội nghị hoàn toàn nhất trí với chỉ thị của Bộ Chính trị và chủ trương động viên toàn
Đảng, toàn dân ra sức thực hiện đúng những nhiệm vụ và phương châm đó, quyết tâm vượt
qua mọi khó khăn, đập tan mọi âm mưu của địch, không ngừng tiến công địch, mở rộng
phong trào khẩn trương xây dựng và phát triển lực lượng, làm thay


19

đổi lực lương so sánh giữa ta và địch, tích cực chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa, sẵn sàng
chớp thời cơ giành những thắng lợi lớn.
Hội nghị đã nêu lên 10 công tác cụ thể và nội dung yêu cầu phương châm của mỗi
công tác đó.
1) Đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng rộng khắp 3 vùng.

2) Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang phối hợp với đấu tranh chính trị, phá tan kế hoạch
Xta-lây - Tay-lo của địch, chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa và đối phó với những âm
mưu mới của địch.
3) Tăng cường vận động binh lính và sĩ quan trong quân đội địch, đây là công tác có
tính chiến lược cần quán triệt trong quá trình cách mạng.
4) Đẩy mạnh công tác mặt trận và dân vận, tập hợp mọi lực lượng, mọi khả năng
chống Mỹ-Diệm.
5) Tiếp tục xây dựng và mở rộng căn cứ địa.
6) Cố gắng làm tốt công tác chính quyền ở vùng giải phóng .
7) Đẩy mạnh công tác kinh tế, tài chính nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, đáp
ứng nhu cầu to lớn của cách mạng.
8) Xây dựng và mở rộng cơ sở cách mạng ở thành thị.
9) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục.
10) Củng cố xây dựng phát triển Đảng và Đoàn.
Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Cục miền Nam (tháng 10-1961) đã cụ thể hoá
và phát triển chỉ thị của Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng
miền Nam, góp phần đưa cách mạng miền Nam tiến lên trong giai đoạn mới chống chiến
tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ.


20

NĂM 1962
Ngày 1 tháng 1
Đảng bộ miền Nam lấy tên là Đảng nhân dân cách mạng miền Nam.
Đảng ta luôn luôn là một Đảng thống nhất, lãnh đạo toàn bộ cách mạng Việt Nam từ
Bắc đến Nam. Khi cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách
mạng, trong hoạt động thực tế, Đảng ra gặp một số trở ngại trong việc tuyên truyền, tập hợp
quần chúng ở miền Nam.
Trước yêu cầu mới của cách mạng, tiếng nói của Đảng phải được thường xuyên thâm

nhập vào quần chúng làm cho quần chúng không những chỉ biết có Mặt trận mà còn thấy
rằng cách mạng miền Nam do Đảng lãnh đạo, nhằm hoàn thành, sự nghiệp giải phóng dân tộc
thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Đảng bộ miền Nam phải có danh nghĩa công khai để tham gia và
lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo cách mạng miền Nam, làm thất bại âm mưu xuyên tạc của kẻ thù.
Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn cách mạng và đề nghị của Đảng bộ miền Nam, Trung
ương Đảng đã quyết định Đảng bộ miền Nam lấy tên là Đảng nhân dân cách mạng miền
Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1-1-1962, Đảng bộ miền Nam lấy tên công khai là
Đảng nhân dân cách mạng miền Nam và tuyên bố rõ cương lĩnh của Đảng.
Sự kiện trên là một sách lược có ý nghĩa quan trong có tác dụng cổ vũ tinh thần cách
mạng của quần chúng, tranh thu được rộng rãi các tầng lớp và cá nhân vào Mặt trận dân tộc
thống nhất cô lập thêm đế quốc Mỹ và tay sai. Sách lược này cũng có tác dụng tranh thủ một
số chính phủ các nước trên thế giới đồng tình với cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm giải
phóng miền Nam.


21

Ngày 14 tháng 1
Trung ương Cục miền Nam chỉ thị về mấy đặc điểm trong âm mưu của địch và yêu
cầu đối phó của ta.
Trực tiếp theo dõi những diễn biến trong âm mưu mới của địch, Thường vụ Trung
ương Cục miền Nam ra chỉ thị nêu rõ: Đế quốc Mỹ đang cố gắng rất lớn trong việc tăng
cường viện trợ quân sự và xúc tiến việc cải tổ chính phủ Diệm nhằm âm mưu tập hợp các lực
lượng phản động tích cực "chống cộng" ở miền Nam. Chúng nhằm tạo cho chính quyền miền
Nam một thế chính trị và quân sự đủ sức sử dụng viện trợ Mỹ đẩy lùi cách mạng miền Nam,
đồng thời chuẩn bị cho cuộc vũ trang can thiệp quy mô lớn của Mỹ và chư hầu vào miền
Nam. Mặc dù kế hoạch Stalay-Taylo đã thi hành được 7 tháng, nhưng trước phong trào cách
mạng miền Nam, thế kìm kẹp của địch ở nông thôn xã bị thu hẹp, lực lượng phân tán ra bị
tiêu hao, hậu phương bị mất dần thế an toàn. Nên buộc địch phải có thay đổi về phương thức
hoạt động. Từ chỗ đóng quân khắp các vùng với đơn vị nhỏ và tập trung quân càn quét sâu

vào vùng nông thôn, rừng núi của ta, chúng phải rất bớt các đồn bốt bị cô lập. Miền Trung rút
35 đồn bốt, miền Đông rút 16 đồn bốt, miền Tây rút 34 đồn bốt, rừng núi Liên Khu 5. Khu 6
rút 18 đồn bốt. Mục đích của chúng nhằm bỏ bớt các vùng thưa dân, quay về củng cố, đóng
thêm đồn bốt ở vùng ngoại vi đô thị và các trục giao thông. Khi có chỗ đứng chân được vững
chắc, có lúc lượng tăng cường, chúng lại mở rộng đánh chiếm vào các vùng ta làm chủ. Nếu
ta không thấy hết âm mưu ấy, và không có kế hoạch chủ động tấn công địch làm cho địch
ngày càng bị động, thì chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc củng cố và mở rộng phong trào,
chúng ta rất dễ bị động khi địch bung ra. Do đó Trung ương Cục miền Nam nhấn mạnh yếu
cầu đối phó của ta trong lúc này là: không chủ quan, mất cảnh giác, kiên quyết phá tan kế
hoạch Stalay- Taylo, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và chính trị khắp các vùng, làm cho địch
ngày càng bị động hơn.
- Ở các vùng còn bị địch kìm kẹp, các tỉnh uỷ, huyện ủy cần tăng cường theo dõi chỉ
đạo, cần rút kinh nghiệm vận dụng phương châm xây dựng cơ sở và đấu Tranh cho phù hợp
từng vùng. Nắm vùng phương châm đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ


22

trang tuyên truyền nhằm diệt ác ôn, hỗ trợ quần chúng, nhưng phải là lực lượng từ bên ngoài.
Phải bảo vệ cơ sở tồn tại lâu dài tránh bộc lộ.
- Ở các vùng sâu, vùng đã phá thế kìm kẹp, vùng giải phóng cần phổ biến âm mưu
mới của địch, không thoả mãn, mất cảnh giác, tích cực phòng gian, truy quét gián điệp, sẵn
sàng chống lại mọi hình thức đánh phá của địch (phi pháo, biệt kích, càn quét, gom dân), ra
sức xây dựng củng cố Đảng, Đoàn và các đoàn thể cách mạng, các lực lượng du kích, chiến
đấu đi đối với sản xuất, bảo vệ mùa màng, chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt làm thất bại âm mưu
mới của địch ngày từ đầu...".
Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã kết luận: "Nếu chúng ta chỉ đạo đúng và
kịp thời, phối hợp chặt chẽ giữa chính trị và vũ trang, giữa các địa phương, giữa vùng yếu và
vùng mạnh thì rất có khả năng đẩy mạnh toàn bộ phong trào tiến lên làm thất bại các âm mưu
mới của địch, làm cho địch vào thế tan rã, suy sụp nghiêm trọng hơn nữa".

Tháng 1
Trung ương Cục Miền Nam chỉ thị về công tác Mặt trận, dân vận, ruộng đất và
quản lý nông thôn.
Để giúp các tổ chức cơ sở Đảng ở miền Nam nắm vững và vận dụng đường lối chính
sách cho phù hợp, đầu năm 1962 Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã ra Chỉ thị về
công tác mặt trận, dân vận, ruộng đất và quản lý nông thôn. Chỉ thị nhận định những nội dụng
chính như sau:
1) V ề công tác mặt trận: Đây là công tác rất phức tạp cần phải nghiên cứu vận động
bằng nhiều cách mới có kết quả. So với khả năng và yêu cầu chính trị của cách mạng, Mặt
trận vẫn chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng yêu nước của các tầng lớp trên hoặc các
lực lượng giáo phái ít nhiều chống Mỹ - Diệm. Vì vậy sắp tới, Mặt trận phải lấy công nông
làm cơ sở, đoàn kết chặt chẽ với tầng lớp trí thức, học sinh, tranh thủ lôi kéo các tầng lớp
trên, đặc biệt là giới công thương và lôi kéo cả địa chủ yêu nước, tăng cường đoàn kết với các
dân tộc anh em. Khẩu hiệu của Mặt trận đề ra cũng phải nhằm tập hợp thật rộng rãi lực lượng
chống Mỹ-Diệm.


23

2) Công tác củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng: Phải tận dụng hết khả
năng để phát triển và củng cố các tổ chức quần chúng một cách rộng rãi; phát triển đi đôi với
củng cố, củng cố lấy giáo dục là chính. Cần gấp rút xây dựng các Ban chấp hành các đoàn thể
quần chúng ở các cấp để mỗi đoàn thể có thể đi sâu hướng dẫn công tác của giới mình. Nông
hội là tổ chức cơ bản ở nông thôn phải được xây dựng với tính chất của một tổ chức giai cấp.
Nông hội phải bao gồm cả nam nữ từ 13 tuổi trở lên theo điều lệ quy định. Hội phụ nữ và
thanh niên giải phóng ở nông thôn phải bố trí sinh hoạt sao cho thật hợp lý, tránh dẫm chân
lên nhau. Cần lấy sinh hoạt tổ Nông hội làm chính yếu, còn sinh hoạt phụ nữ, thanh niên phải
bàn bạc thảo luận sao cho hợp lý, thiết thực. Ngoài sinh hoạt đoàn thể, nên thường xuyên tổ
chức các cuộc đại hội nhân dân ở xóm ấp nhằm nâng cao giác ngộ cho quần chúng ngoài tổ
chức. v.v…

3) Vấn đề ruộng đất: Các cấp đã quan tâm nhiều đến vấn đề ruộng đất và lãnh đạo
nông dân đấu tranh giành được nhiều quyền lợi. Nhưng đồng thời cũng xảy ra nhiều lệch lạc
đáng chú ý như:
- Có nơi lấy bớt ruộng của trung nông đem trang trải cho bần cố nông, có nơi có
khuynh hướng xoá hẳn việc nộp tô cho địa chủ, có nơi coi phú nông như địa chủ. Nhiều
trường hợp cụ thể về ruộng đất của nông dân chưa được nghiên cứu giải quyết thích đáng,
hoặc giải quyết lệch lạc v.v... Vì vậy cần phải tổ chức học tập chính sách ruộng đất của Đảng.
Cần phải bảo đảm các chính sách ruộng đất của trung nông, phú nông. Cùng với việc chấp
hành đúng chính sách ruộng đất cần phải tổ chức, động viên nông dân tham gia sản xuất, thực
hiện tiết kiệm, bảo vệ các quyền lợi đã giành được.
4) Công tác quản lý nông chôn: Để củng cố vùng ra mới giải phóng thật vững chắc,
làm cơ sở phá thế kìm kẹp trong các vùng khác, công tác quản lý nông thôn cần được tiến
hành tốt để xây dựng các mặt chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế. Ở vùng giải phóng miền
núi cần lập ra " Ủy ban tự trị" kiêm luôn hình thức nhân dân tự quản. Ở vùng đồng bằng thì
dùng danh nghĩa mặt trận do Đảng lãnh đạo để quản lý. Việc lãnh đạo do chi uỷ xã phân công
cho các đoàn thể như nông hội phụ trách kinh tế, tài chính. Thanh niên phụ trách văn hóa phụ
nữ cứu tế xã hội, quân sự bảo vệ an ninh do chi uỷ trục tiếp nắm. Chi uỷ hoặc xã uỷ phải
quản lý nông thôn thông qua đảng viên nắm


×