Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.6 KB, 4 trang )

Ban Giám Đốc
Chi nhánhVọng ThêChi nhánhPhú Hoà
Phòng Kế toán - ngân quỹ
Phòng Hành chính-nhân sự
Phòng Tín dụng
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THOẠI SƠN
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHN
0
HUYỆN THOẠI SƠN.
Chi nhánh NHN
0
huyện Thoại Sơn là 1 trong 12 chi nhánh thuộc NHN
0
tỉnh An Giang, là đơn
vị kinh doanh trực thuộc được thành lập vào tháng 08/1988 ( trước là chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước huyện Thoại Sơn) có trụ sở chính tại đường Nguyễn Huệ - thị trấn Núi Sập, huyện Thoại
Sơn. Từ khi thành lập đến nay, trãi qua gần 20 năm hoạt động chi nhánh gặp không ít khó khăn,
nhất là trong thời kỳ đầu, nhưng ngân hàng đã từng bước khắc phục và vượt qua. Đến nay, gần 20
năm chi nhánh đã đóng góp không ít vào công cuộc phát triển kinh tế của huyện nhà, góp phần cải
tạo và nâng cao đời sống cho người dân, …có thể chia làm hai giai đoạn sau:
3.1.1 Giai đoạn từ 8/1988 đến 1992.
Sau khi chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, đây là giai đoạn ngân hàng củng cố và
tìm hướng đi thích hợp để hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do còn bị ảnh hưởng nặng nề của
thời bao cấp nên hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở phân tích đánh giá những khuyết điểm và quyết tâm khắc phục khó khăn, chi
nhánh đã đề ra hàng loạt biện pháp đổi mới như: sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên
( CBCNV), đổi mới đầu tư tín dụng, xác định hướng đi mới là: hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân.


3.1.2 Giai đoạn từ năm 1993 đến nay.
Đây là giai đoạn chi nhánh thực hiện chiến lược của một Ngân hàng thương mại quốc
doanh (nay gọi là Ngân hàng thương mại nhà nước – NHTMNN) đó là mở rộng và đổi mới tất cả
hoạt động từ tổ chức mạng lưới, nhân sự, huy động vốn, cho vay…đồng thời nâng cao đoàn kết
nội bộ, tăng cường quan hệ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. Với phương châm “
Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh”.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHN
0
huyện Thoại Sơn
3.2.1 Ban Giám đốc.
Bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Giám đốc: là người được NHN
0
tỉnh bổ nhiệm, là lãnh đạo cao nhất của NHN
0
huyện.
Giám đốc có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, ký duyệt các hợp
đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bão lãnh theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Giám
đốc cấp trên và pháp luật về quyết định của mình. Được uỷ quyền cho Phó Giám đốc, Giám đốc
chi nhánh cấp 3 ký kết hợp đồng tín dụng, cầm cố, thế chấp bằng tài sản đối với dự án cho vay vốn
trong phạm vi được ủy quyền. Tiếp cận các chỉ thị và phổ biến cho CBCNV ngân hàng.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phụ trách trực tiếp bộ phận tín dụng. Chịu trách
nhiệm trong việc phân công, bố trí cán bộ tín dụng, ký hồ sơ cho vay và xử lý các khoản nợ. Tham
mưu và xin ý kiến Giám đốc về công tác tín dụng, chỉ đạo điều hành ngân hàng khi Giám đốc đi
vắng có uỷ quyền lại.
- Phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân quỹ: trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán - ngân
quỹ, theo dõi tình hình và cân đối lượng tiền nhằm đảm bảo thu, chi tài chính của đơn vị và tham
mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính kịp thời, chính xác để đưa ra quyết định.
3.2.2 Phòng Tín dụng.

- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ
theo quy định. Thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án tín dụng tối ưu.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng, thu nợ và xử
lý nợ vay.
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kế hoạch, lập báo cáo nghiệp vụ kinh doanh.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại doanh
nghiệp và báo cáo chuyên đề.
- Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro.
3.2.3 Phòng Kế toán - ngân quỹ.
- Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền
gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, …
- Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý
thông tin.
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở.
- Kiểm tra chuyên đề kiểm toán, ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
- Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và quyết định
về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Tín dụng chuyển sang
theo chế độ qui định.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo qui định của
Nhà nước và ngành ngân hàng.
3.2.4 Phòng Hành chính - nhân sự.
- Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp; trực tiếp giải quyết các
vấn đề có liên quan đế mức lương, hưu trí.
- Lập chương trình đào tạo cán bộ nhân viên, theo dõi nhân viên trong tác phong làm việc
và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và
công cụ lao động.
3.2.5 Các chi nhánh cấp 3 ( Phú Hoà, Vọng Thê).

Hiện nay NHN
0
huyện Thoại Sơn có 2 chi nhánh cấp 3 tại thị trấn Phú Hòa và xã Vọng
Thê là những đơn vị giao dịch trực thuộc, mọi hoạt động được thực hiện theo sự uỷ quyền của
Giám đốc NHN
0
huyện. Chi nhánh cấp 3 có trách nhiệm huy động vốn; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
vay vốn và phê duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền, nếu vượt quá phạm vi đó phải trình
NHN
0
huyện xem xét, phê duyệt.
3.3 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHN
0
HUYỆN THOẠI SƠN.
3.3.1 Chức năng.
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện Thoại
Sơn.
- Huy động vốn ngắn hạn và trung hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình
thức tiền gửi bằng nội tệ và ngoại tệ.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế, hộ sản xuất và cá nhân.
- Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế.
- Là đơn vị nhận khoán tài chính theo quy chế khóan hiện hành, được phân giao chỉ tiêu,
thanh toán, xét duyệt và hưởng lương theo kết quả kinh doanh của đơn vị.
3.3.2 Vai trò.
- Tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả
- Tổ chức công tác thông tin, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu có liên quan đến hoạt
động tín dụng, tiền tệ, để tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện nhà.
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM ( 2005 – 2007).
3.4.1 Tình hình huy động vốn:

- Hoạt động huy động vốn là hoạt động không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng
mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội; bởi vì nó sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và
cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu gởi tiền của người dân và vay vốn tại
chỗ thuận lợi, an toàn.
- Đến nay, trãi qua hơn 20 năm hoạt động, Chi nhánh NHN
0
huyện Thoại Sơn vẫn luôn
quán triệt phương châm “đi vay để cho vay” và xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “sống
còn” để giúp hoạt động Ngân hàng ngày càng mở rộng và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng
khác. Để đảm bảo nguồn vốn cho vay bên cạnh nguồn vốn cấp trên, Chi nhánh cũng đã đấy mạnh
công tác huy động vốn với nhiều hình thức, kỳ hạn khác nhau. Nhờ đó đã thu hút một phần vốn
nhàn rỗi từ các gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân, đoàn thể,…Kết quả nguồn vốn huy động trong
những năm qua đạt được như sau:
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2005 – 2007).
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền % Số tiền %
TGTK không kỳ
hạn
14,959 16,302 20,567 1,343 8.98 4,265 26.16
TGTK có kỳ hạn
dưới 12 tháng
26,227 26,082 36,786 -145 -0.55 10,704 41.01
TGTK có kỳ hạn
trên 12 tháng
10,296 22,822 29,543 12,526 121.66 6,721 29.45
Tổng cộng 51,482 65,206 86,896 13,724 26.66 21,690 36.26
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN
0

huyện Thoại Sơn

×