Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015 = NinhBinh Provincial Party Committee took charge of preserving historical relics from 2006 to 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ HOA BAN

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
LÃNH ĐẠO BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ HOA BAN

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
LÃNH ĐẠO BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Lê Văn Thịnh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



PGS.TS Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................12
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................13
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................13
7. Bố cục của luận văn........................................................................................13
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH
BÌNH VỀ BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ...
...................................................................................................................................... 15
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ .....................................15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác bảo tồn các di tích
lịch sử ở Ninh Bình trước năm 2006 ......................................................................15
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ..............................................................................29
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ..................................................................................32
1.2.1. Chỉ đạo kiểm kê, xếp hạng các di tích ...........................................................32
1.2.2. Chỉ đạo tôn tạo, tu bổ, phục hồi các di tích ...................................................34
1.2.3. Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử ....................39
1.2.4. Chỉ đạo bảo tàng hiện vật, tư liệu lịch sử .....................................................47
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................51
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH VỀ BẢO TỒN
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 .................................52

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ ................................................53
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................53
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ ..............................................................................59
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ..................................................................................62
2.2.1. Chỉ đạo kiểm kê, phân loại, xếp hạng các di tích..........................................61
2.2.2. Chỉ đạo tu bổ, tôn tạo, phục dựng các di tích ............................................66

1


2.2.3. Chỉ đạo phát triển các nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử ...................70
2.2.4. Chỉ đạo bảo tàng hiện vật, tư liệu lịch sử .....................................................80
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................83
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................................ 85
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ ...........................................................85
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................85
3.1.2. Hạn chế .........................................................................................................91
3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................................92
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................102
KẾT LUẬN ..................................................................................................................104
PHỤ LỤC .....................................................................................................................117

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành


BVHTT

Bộ Văn hóa – Thông tin

BVHTTDL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT


Bảng số

Nội dung bảng biểu

1

2.1

Phân loại di tích theo địa bàn

64

2

2.2

Phân loại di tích theo loại hình

65

3

2.3

Kinh phí dự kiến của Nhà nước cho tu bổ, tôn tạo

72

Trang


di tích từ năm 2012 – 2014
4

2.4

Định mức chi phí lập đồ án quy hoạch hệ thống

72

di tích
5

2.5

Định mức chi phí lập đồ án quy hoạch tổng thể
di tích

4

72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục con ngƣời
nhằm mục đích trang bị những tri thức nền tảng về lịch sử văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó,
bảo tồn các di tích lịch sử còn có nhiều giá trị khác nhƣ thông qua hoạt động khai thác du
lịch, tổ chức lễ hội truyền thống, trao đổi và nghiên cứu khoa học nhằm giới thiệu đến bạn

bè quốc tế những hình ảnh ấn tƣợng tốt đẹp về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.
Ninh Bình là vùng đất cổ, nằm ở cửa ngõ cực Nam của tam giác châu thổ sông
Hồng và miền Bắc. Vùng đất này còn nhiều dấu tích liên quan trực tiếp đến các nền văn
minh cổ ở Việt Nam nhƣ văn hóa Tràng An, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đa Bút, văn hóa
Đông Sơn. Do có vị trí chiến lƣợc quan trọng, Ninh Bình là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của Nhà nƣớc Đại Cồ Việt, cố đô Hoa Lƣ - kinh đô của ba Triều đại nhà
Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và vùng núi ở Ninh Bình trở thành căn cứ quân sự của các Triều
đại nhà Trần và Tây Sơn. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, phòng tuyến Tam
Điệp, chiến khu Quỳnh Lƣu, hành cung Vũ Lâm là địa bàn trọng yếu của chiến dịch Hà Nam - Ninh lịch sử. Những đặc điểm về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và con ngƣời đã tạo
cho vùng đất Ninh Bình một hệ thống di tích phong phú và đa dạng góp phần phát triển
ngành du lịch Ninh Bình. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm rất nhiều di tích với
những giá trị nổi bật về thiên nhiên và văn hóa đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế
giới hỗn hợp. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, việc bảo tồn các di tích lịch sử đã đạt
đƣợc nhiều kết quả tích cực nhƣng cũng còn có những mặt hạn chế, bất cập. Việc tổng kết
sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phƣơng trong lĩnh vực này để từ đó rút ra kinh nghiệm, bài
học là rất cần thiết.
Khái niệm “bảo tồn” có nghĩa là giữ nguyên vẹn nhƣ vốn có, không để mất đi
[118, tr. 110]. “Di tích” đƣợc hiểu là dấu vết của quá khứ còn lƣu lại trong lòng đất hoặc
trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa [70, tr. 254]. Nhƣ vậy, có thể hiểu “di
tích” là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu
tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn
của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hóa của đất nƣớc, đồng thời,
có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại. Di
tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn, nếu bị mất đi không chỉ đơn thuần là mất đi tài

5


sản vật chất, mà còn mất đi những giá trị tinh thần lớn lao. Di tích còn mang ý nghĩa là
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Di tích lịch sử có thể đƣợc hiểu khái

quát là di tích liên quan tới các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có đóng góp, ảnh hƣởng tới
sự tiến bộ của lịch sử dân tộc.
Di tích lịch sử và di tích văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Di tích lịch sử
nào cũng có yếu tố văn hóa và di tích văn hóa luôn hàm chứa trong đó yếu tố lịch sử. Ví dụ,
Hoa Lƣ là kinh đô của nhà nƣớc Đại Cồ Việt trong 42 năm, dƣới 3 vƣơng triều: triều Đinh
12 năm, triều Tiền Lê 29 năm và 1 năm khởi nghiệp vƣơng triều Lý. Sau khi vua Lý Thái
Tổ dời đô, Hoa Lƣ trở thành đất cố đô. Vậy Cố đô Hoa Lƣ trƣớc hết là một di tích lịch sử.
Hàng năm, nhân dân địa phƣơng tổ chức Lễ hội Hoa Lƣ để tôn vinh vị anh hùng dân tộc
Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng Kinh đô Hoa Lƣ, lập ra nhà nƣớc Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ
độc lập, thống nhất lâu dài của ngƣời Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Do vậy, đền
thờ vua Đinh - vua Lê còn là một di tích văn hóa. Nhƣ vậy, thật khó để phân biệt tách bạch
giữa di tích lịch sử và di tích văn hóa.
Bảo tồn di tích là những hoạt động bảo quản kết cấu một địa điểm, công trình xây
dựng ở hiện trạng và kìm hãm sự xuống cấp của di tích, có những hoạt động chuyên môn
nhằm giữ gìn, phát huy giá trị của di tích. Nhƣ vậy, hiểu một cách khái quát: Bảo tồn di
tích lịch sử là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử
dụng và phát huy giá trị của di tích đó.
Bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó, việc bảo tồn các di tích lịch
sử là lĩnh vực hoạt động quan trọng nhƣng đầy khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, lĩnh vực
này thƣờng xuyên đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân quan tâm. Bên cạnh đó, hoạt động
bảo tồn các di tích lịch sử vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa mang tính thực tiễn sinh
động, đồng thời mang tính xã hội cao. Do đó, công tác bảo tồn các di tích lịch sử là việc
làm cấp bách và cần phải có giải pháp hợp lý, kịp thời để bảo vệ di tích.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử ở địa phƣơng.
Trong khoảng 10 năm (2006 - 2015), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có những chủ trƣơng và
biện pháp cụ thể, đạt đƣợc những kết quả quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
của các di tích đó. Xuất phát từ những lý do trên học viên đã lựa chọn đề tài: “Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015” làm
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


6


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác bảo tồn các di tích lịch sử không chỉ có ý nghĩa về mặt giáo dục truyền
thống, tri ân các thế hệ cách mạng mà còn phục vụ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
Ninh Bình. Vì vậy, đây là nội dung đƣợc quan tâm và đề cập trong nhiều công trình
nghiên cứu với các góc độ khác nhau:
Những nghiên cứu về Ninh Bình
Cuốn “Địa chí Ninh Bình” đƣợc tổ chức biên soạn bởi Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công trình đã trình bày chi
tiết, đầy đủ các lĩnh vực: Địa lý, Lịch sử, Kinh tế, Văn hóa, Hệ thống chính trị, Quốc
phòng, an ninh và các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh. Ngoài những kiến thức
quan trọng và cần thiết về địa lý của tỉnh, cuốn sách cũng đã khái quát về tiến trình lịch sử
hình thành, phát triển của vùng đất và con ngƣời Ninh Bình. Trong lịch sử dựng nƣớc và
giữ nƣớc của dân tộc, vùng đất Ninh Bình luôn giữ một vị trí chiến lƣợc quan trọng.
Tác giả Lã Đăng Bật với nhiều công trình tiêu biểu nhƣ:
Cuốn “Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm
2007 đã giới thiệu một cách khái quát về địa lý, lịch sử, con ngƣời, phong tục tập quán,
danh lam thắng cảnh cùng các di tích lịch sử của miền đất Ninh Bình.
Cuốn “7 Di tích - Danh thắng Ninh Bình nổi tiếng” do Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, Hà Nội năm 2013. Tác phẩm đã nghiên cứu và trình bày 7 di tích, danh thắng
nổi tiếng ở Ninh Bình đó là: Cố đô Hoa Lƣ; Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Đền thờ vua
Lê Đại Hành; Khu du lịch sinh thái Tràng An; Chùa Bái Đính - Khu tâm linh lớn nhất
Việt Nam; Tam Cốc - Bích Động; Non nƣớc Vân Long; Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng;
Nhà thờ đá Phát Diệm. Ở mỗi di tích, địa danh, tác giả đã mô tả rất kỹ về quá trình hình
thành, các giai đoạn phát triển, các địa danh lịch sử và các giá trị tiêu biểu của các di tích,
đồng thời, tác giả còn đề ra những hƣớng phát huy và phát triển các di tích, danh thắng
này trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc.
Cuốn “Cố đô Hoa Lư - Lịch sử và danh thắng” do Nhà xuất bản Thanh niên phát

hành năm 1998 đã giới thiệu về Cố đô Hoa Lƣ và các danh thắng gắn liền với Cố đô vừa
có tính hệ thống, vừa có những phát hiện mới từ các nguồn tƣ liệu tin cậy và kết quả quan
sát thực tế. Cuốn sách cung cấp cho tác giả luận văn nguồn tài liệu đầy đủ và sâu rộng về
một vùng đất lịch sử, văn hiến gắn liền với những nhân vật lịch sử đã có công lao lớn
trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.

7


Nhân dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 1000 năm Vua Lý Thái
Tổ dời đô từ Hoa Lƣ ra Thăng Long (1010 - 2010), tác giả Lã Đăng Bật tiếp tục cho ra
mắt cuốn “Kinh đô Hoa Lư Xưa và nay”, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm
2009. Cuốn sách trình bày chi tiết về quá trình hình thành, các di tích lịch sử qua mốc thời
gian xƣa và nay giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng thể về lịch sử của Cố đô, đây là nguồn tài
liệu quý báu để nghiên cứu về các di tích lịch sử thuộc hệ thống Cố đô Hoa Lƣ.
Bên cạnh đó, tác giả Lã Đăng Bật cùng tác giả Nguyễn Thị Kim Khánh cũng đã
cùng biên soạn cuốn sách “Nho Quan miền đất cổ”, đƣợc xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin. Đây là công trình đƣợc các tác giả quan tâm viết về những địa danh, danh
nhân từ cổ chí kim có tinh thần yêu nƣớc chống giặc, dẹp yên bờ cõi, các danh nhân là
những chiến sỹ cộng sản đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, công trình còn trình bày
về tên gọi, địa lý, lịch sử, văn hóa đến các di tích lịch sử, danh thắng của vùng đất cổ Nho
Quan.
Cuốn “Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên” của tác giả Nguyễn Tử Mẫn do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2001. Tác phẩm là công trình khảo cứu địa chí
Ninh Bình đƣợc tác giả dày công tìm tòi, tổng hợp nhiều thông tin, kiến thức thuộc các
lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lý của quê hƣơng Ninh Bình. Ông đã khảo cứu rất công phu
về tổng thể Ninh Bình và đi sâu vào từng phủ, huyện, tổng, xã từ địa phận, khí hậu, sông
núi đến các nhân vật, các chế độ kinh tế - xã hội qua các triều đại. Công trình là nguồn tài
liệu phong phú có giá trị nghiên cứu Ninh Bình về nhiều mặt: địa lý, lịch sử, văn hóa
truyền thống và văn hóa dân gian.

Cuốn “Địa danh ở tỉnh Ninh Bình” đƣợc biên soạn bởi nhóm tác giả Đô Danh Gia
và Hoàng Linh, do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2010. Tác phẩm đã đề cập
tƣơng đối rộng rãi, từ: các làng, xã, tổng, huyện, phủ, tỉnh cho đến núi, sông, gò, đống; từ
các đền, đình, chùa, tháp, miếu, phủ cho đến các từ đƣờng, nhà thờ tôn giáo, các di tích
lịch sử, di tích khảo cổ học...Ở mỗi địa danh, nhóm tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, giới
thiệu những giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa truyền thống xƣa và nay, nhất là những địa
danh cổ còn lƣu trữ trên đất Ninh Bình. Đặc biệt, đối với các địa danh là di tích lịch sử,
các tác giả đã giới thiệu đầy đủ, trung thực những giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa truyền
thống của các địa danh này.
Góp phần tìm hiểu di tích lịch sử và danh thắng quan trọng của tỉnh, tác giả Đặng
Công Nga đã biên soạn cuốn “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền, Lê” do Sở Văn hóa

8


Thông tin Ninh Bình xuất bản năm 2002. Cuốn sách đã tập hợp những hiểu biết, những
nguồn tƣ liệu từ cổ chí kim có liên quan nhằm tìm hiểu về vị trí, quy mô, diện mạo, bố
cục, cấu trúc của Kinh đô Hoa Lƣ thời Đinh - Tiền Lê. Đây là một công trình có tính khoa
học cao, tầm quan trọng và tính cấp thiết của công trình này còn là quá trình tìm hiểu con
đƣờng văn hóa – văn minh từ Hoa Lƣ đến Thăng Long.
Tác giả Nguyễn Văn Trò với các công trình:
“Ninh Bình theo dòng lịch sử, văn hóa” do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất
bản năm 2004. Trong công trình nghiên cứu, ở mỗi di tích lịch sử, danh thắng, tác giả đã
giới thiệu về lịch sử, khảo tả không gian từ kiến trúc đến các chi tiết trang trí, các hình
thức lễ hội rất tỉ mỉ và công phu. Cuốn sách đã cung cấp một nguồn tài liệu về các di tích
lịch sử, danh thắng tiêu biểu của một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Công trình giúp cho
ngƣời đọc có thể nhận diện đƣợc gƣơng mặt văn hóa - lịch sử của non nƣớc Ninh Bình,
đồng thời tìm hiểu về các giá trị lịch sử của các di tích ở Ninh Bình.
“Di tích lịch sử - văn hóa về hai triều Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình” do Nhà xuất
bản Văn hóa xuất bản năm 2007. Nội dung của công trình, tác giả trình bày 3 nội dung

chính đó là: vị trí của hai triều Đinh - Tiền Lê trong tiến trình lịch sử dân tộc; 28 di tích về
hai triều Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình và vài nét về di tích lịch sử, văn hóa của hai triều
Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả luận văn có cái nhìn hệ
thống và chi tiết về các di tích lịch sử của Ninh Bình, đồng thời hiểu sâu hơn về giá trị của
các di tích này.
Nghiên cứu về bảo tồn di tích
Các bài nghiên cứu đƣợc đăng trên Tạp chí Di sản văn hóa:
Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa là hoạt động
có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí di sản văn hóa. Đoàn Bá Cử (2006), “Đôi điều về
tu bổ di tích trong thời gian qua”, Tạp chí di sản văn hóa. Nguyễn Quốc Hùng (2006),
Bảo tồn, phát huy giá trị các Di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển ở
nước ta, Tạp chí Di sản văn hóa. Nguyễn Quốc Hùng (2007), Một vài biện pháp bảo tồn
và phát huy giá trị di sản làng truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Di sản văn hóa.
Nguyễn Quốc Hùng (2012), Di tích cách mạng - bằng chứng của sự thay đổi, Tạp chí Di
sản văn hóa. Nguyễn Quốc Hùng (2015), Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa, tạp chí Di sản văn hóa. Nguyễn Quốc Hùng (2008), Đôi điều
về việc bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Di sản

9


văn hóa Bùi Hoài Sơn (2013), Tính chân thực của di sản văn hóa và câu chuyện lễ hội
truyền thống ở Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa.
Bài nghiên cứu của tác giả Hà Văn Tấn (2005), Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa
trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam. Tác giả Đinh Trung Kiên (2003), Di tích lịch sử và tư liệu lịch sử với việc phát triển
du lịch Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân
văn…
Các nghiên cứu trên đã cung cấp cho học viên một bức tranh tổng quát về vai trò,
thực trạng cũng nhƣ giải pháp trƣớc mắt và lâu dài cho việc bảo tồn các di tích lịch sử trên

phạm vi cả nƣớc. Từ đó, học viên có cái nhìn khách quan đối với công tác bảo tồn các di
tích lịch sử của Ninh Bình.
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cũng nhƣ các Đảng bộ khác là một mắt xích quan trọng
trong việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến từng địa phƣơng.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu về Đảng bộ đã đƣợc quan tâm và đánh giá trong những năm gần
đây.
Trần Thị Lan, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 –
2008), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung
tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lƣơng Thị Nhuận, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ
năm 2001 đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Các công trình nghiên cứu trên đã khai thác đƣợc yếu tố phát triển du lịch thông
qua các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là một nguồn tài liệu cung cấp cho luận
văn những tƣ liệu về tiềm năng và lợi thế, giá trị của các di tích trong việc bảo tồn các di
tích lịch sử của Ninh Bình.
Lê Thị Ngọc Thùy, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng và phát triển đời
sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên Lý luận chính trị,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình đã trình nghiên cứu, làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình trong lãnh đạo, thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về xây dựng và phát
triển đời sống văn hóa của tỉnh từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm góp phần xây dựng nền

10


văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Đặc biệt, một trong những hoạt động chủ yếu của
công tác xây dựng đời sống văn hóa là hoạt động giáo dục truyền thống và bảo vệ di tích
lịch sử. Với chủ trƣơng bảo tồn những di tích lịch sử, những địa điểm, hiện vật khảo cổ

học quan trọng của ngành văn hóa, đây là hoạt động nhằm giáo dục truyền thống văn hóa,
lịch sử và cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội.
Phạm Thị Hồng Nhung, Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình, Luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Công trình đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về mặt cấu tạo và ý
nghĩa của địa danh cƣ trú Ninh Bình, thông qua đó, góp phần tìm hiểu về mối liên hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa của tỉnh. Công trình cũng là nguồn tài liệu tham khảo khi nghiên cứu
về các địa danh của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử.
Đào Thị Tính (2018), Quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình, Luận văn Thạc
sĩ, Chuyên ngành Quản lý văn hóa, Trƣờng Đại học sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng.
Công trình đã tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động của Bảo tàng Ninh Bình và đề
ra phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo tàng tỉnh. Bảo tàng
Ninh Bình là một thiết chế văn hóa cấp tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Ninh Bình.
Từ ngày đƣợc thành lập, Bảo tàng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong sự nghiệp
bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa, lịch sử và tự nhiên của tỉnh. Chính vì vậy, đây
là một nguồn tài liệu quý báu đối với học viên trong quá trình viết luận văn.
Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập đến một phần về giá trị kinh tế, địa
danh của các di tích lịch sử, văn hóa, chƣa có công trình nào đề cập cụ thể đến những chủ
trƣơng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc bảo tồn các di tích lịch sử, những kết quả
đã đạt đƣợc và hạn chế của công tác đó. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề
này là một nội dung cần đƣợc bổ sung để từ đó tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt
đƣợc và từng bƣớc khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác bảo tồn các di tích
lịch sử.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã trình bày, thống kê, xác lập hệ
thống di tích lịch sử nổi bật của tỉnh, đồng thời, bƣớc đầu trình bày về thực trạng, vai trò,
giá trị của các di tích lịch sử và công tác bảo tồn các di tích lịch sử ở địa phƣơng. Ngoài
ra, các công trình còn cung cấp tƣ liệu về tiềm năng và lợi thế từ việc bảo tồn các di tích
lịch sử của Ninh Bình. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khảo


11


cứu, thống kê, giới thiệu, mô tả các di tích lịch sử nhƣng chƣa đề cập cụ thể đến những
chủ chƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc bảo tồn các di tích lịch
sử trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015 với những thành quả bƣớc đầu cũng nhƣ
những hạn chế còn tồn tại trong công tác này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong việc bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015; từ đó, tổng kết một
số kinh nghiệm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong điều kiện hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
đối với việc bảo tồn các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2015.
Hai là, trình bày và phân tích các chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình về bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015.
Ba là, nhận xét những ƣu điểm và hạn chế về chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh về bảo tồn các di tích lịch sử ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến năm 2015, qua đó
rút ra những kinh nghiệm để phục vụ bảo tồn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ trƣơng và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn
các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ:
- Những yếu tố tác động đến chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (Điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn di tích lịch sử của Ninh Bình trƣớc năm 2006…)
- Chủ trƣơng và quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo việc bảo tồn các di tích
lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015.

Phạm vi không gian: Gồm 2 thành phố là Ninh Bình, Tam Điệp và 6 huyện: Gia
Viễn, Hoa Lƣ, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lƣ.
Phạm vi thời gian: 10 năm từ năm 2006 đến năm 2015. Đây là khoảng thời gian
ghi nhận những nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, các ban ngành và nhân dân Ninh Bình trong
việc bảo tồn các di tích lịch sử, đồng thời đây cũng là khoảng thời gian của hai nhiệm kỳ

12


Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX và XX của tỉnh. Qua đó thấy đƣợc sự quyết tâm
và quá trình trƣởng thành cũng nhƣ năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và những nỗ lực của
toàn thể nhân dân trong việc bảo tồn các di tích lịch sử.
Do tỉnh Ninh Bình có rất nhiều di tích lịch sử, nên luận văn chỉ có thể đề cập đến
một số di tích lớn của địa phƣơng nhƣ: Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ, đền thờ vua
Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ vua Lê Đại Hành, Đền Thái Vi, Hành cung Vũ Lâm, Chùa
Nhất trụ, khu căn cứ cách mạng Quỳnh lƣu, khu di tích phòng tuyến Tam Điệp – Biện
Sơn (Tam Điệp) …
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu nghiên cứu
Một là, các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng của Đảng Cộng sản Việt
Nam; Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử.
Hai là, các báo cáo, Quy chế, Kế hoạch, Chƣơng trình, Dự án về đầu tƣ, bảo tồn,
trùng tu các di tích lịch sử của các tổ chức có liên quan.
Ba là, các công trình là luận văn, luận án về quản lý Bảo tàng, bảo tồn di tích lịch
sử gắn với văn hóa, truyền thống của tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùng các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ: phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp logic, phƣơng pháp mô tả, ngoài ra còn có những phƣơng pháp khác nhƣ,
thống kê, tổng hợp, so sánh, …
6. Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình tiếp thu đƣờng lối
chủ trƣơng của Đảng, vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng để lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện việc bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015.
Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc các tài liệu liên quan đến vấn đề này, do vậy có thể
dùng làm tƣ liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo
tồn các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn
đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn
các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2010.

13


Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn các di tích lịch
sử từ năm 2011 đến năm 2015.
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm.

14


Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH VỀ
BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác bảo tồn các di tích lịch
sử ở Ninh Bình trước năm 2006
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với tam giác châu
thổ Bắc Bộ. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam làm ranh giới tự

nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm (Hà Nam)
với chiều dài 15 km; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thủy và Lạc Thủy (Hòa Bình) với
chiều dài là 66 km; phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Thạch Thành, Hà Trung và Nga
Sơn (Thanh Hóa) với tổng chiều dài là 87km; phía Nam là vịnh Bắc Bộ có chiều dài 16,5
km; phía Đông và Đông Bắc giáp hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hƣng (Nam Định) lấy sông
Đáy là ranh giới.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa
với mùa đông lạnh ít mƣa và mùa hè nóng, mƣa nhiều. Thời tiết hàng năm chia thành 4
mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm là 230C. Số lƣợng giờ nắng
trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lƣợng mƣa trung bình/năm đạt 1.800 mm. Đặc trƣng
khí hậu này sẽ tác động, ảnh hƣởng trực tiếp làm cho các di tích dễ bị hƣ hỏng, mối mọt.
Do nằm ở vị trí đặc biệt, Ninh Bình có các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa
dạng, độc đáo, mang tính chuyển tiếp của các hệ thống tự nhiên: đồng bằng sông Hồng,
vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa Bình - Thanh Hóa và vùng Biển Đông [49, tr. 563].
Một trong những dạng tài nguyên du lịch chiếm vị trí quan trọng đó là tài nguyên hang
động - tài nguyên đặc thù của Ninh Bình. Vẻ đẹp của các hang động ở Ninh Bình hài hòa
với môi trƣờng thiên nhiên và vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của một miền đất cố đô Hoa Lƣ.
Đặc biệt, nhiều hang động ở Ninh Bình không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng mà
còn in đậm dấu ấn lịch sử và đƣợc Nhà nƣớc công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Tài
nguyên du lịch ở núi đá vôi Ninh Bình đƣợc phân bố tập trung ở một số khu vực chính
nhƣ Cố đô Hoa Lƣ, Tam Cốc – Bích Động, Cúc Phƣơng. Đây là cơ sở tài nguyên quan
trọng cho việc nghiên cứu khoa học, về lịch sử của một vùng đất linh thiêng và góp phần
đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh.

15


Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỉ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị
vua thuộc ba triều đại Đinh – Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh
Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lƣợc ra

Bắc vào Nam, vùng đất đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu
tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, từng ngọn núi, con sông. Theo “Ninh
Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên” của tác giả Nguyễn Tử Mẫn, từ cổ xƣa vùng đất này
thuộc trấn Nam Giao, nhà Tần thuộc Tƣợng Quận, nhà Hán gọi nơi đây là Giao Chỉ. Trải
qua nhiều lần biến đổi về địa danh, đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829), trấn Ninh Bình ra
đời, đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Ninh Bình đƣợc đổi tên thành tỉnh Ninh
Bình [97, tr. 10].
Tỉnh Ninh bình có 2 thành phố và 6 huyện bao gồm: Thành phố Ninh Bình (với 11
phƣờng và 3 xã), thành phố Tam Điệp (6 phƣờng và 3 xã), huyện Gia Viễn (1 thị trấn và
20 xã), huyện Hoa Lƣ (1 thị trấn và 10 xã), huyện Kim Sơn (2 thị trấn và 25 xã), huyện
Nho Quan (1 thị trấn và 26 xã), huyện Yên Khánh (1 thị trấn và 18 xã), huyện Yên Mô (1
thị trấn và 16 xã) [36, tr.45].
Nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo của Ninh Bình. Ngoài trồng lúa nƣớc, ngƣời
dân còn trồng thêm nhiều loại cây lƣơng thực và hoa màu, cây ăn quả và các loại cây công
nghiệp khác. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, yêu cầu đƣợc đặt ra cho lãnh đạo, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh
Ninh Bình cần phải năng động và linh hoạt, đẩy mạnh việc bảo tồn các di tích lịch sử trên
địa bàn toàn tỉnh nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh. Đây là một chủ trƣơng quan trọng có
ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Ninh Bình nhất là trong
hoạt động phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh - du lịch bền vững.
Ninh Bình là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Nhiều di chỉ khảo cổ học cho
thấy dấu vết của ngƣời Việt Cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Trải qua những thăng
trầm của lịch sử, ngƣời dân Ninh Bình đƣợc hun đúc tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tinh
thần đoàn kết, truyền thống hiếu học, lòng nhân ái cao cả, sự cần cù, sáng tạo trong lao
động, kiên cƣờng, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lƣợc, bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc.
Ninh Bình – một vùng đất chứa đựng bao dấu ấn, huyền thoại trong lịch sử dân
tộc. Đƣợc sự ƣu đãi của thiên nhiên, vùng đất Ninh Bình có sơn thanh, thủy tú, là một
trong những nơi có sự hội tụ của khí thiêng sông núi. Nơi đây đã sinh ra những ngƣời con


16


kiệt xuất, có vai trò và ảnh hƣởng to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam nhƣ: anh hùng
dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, danh nhân văn hóa Trƣơng Hán Siêu, bảng nhãn Vũ Duy Thanh,
quốc sƣ Nguyễn Minh Không…., tiêu biểu nhất là Đinh Tiên Hoàng – vị Hoàng đế đầu
tiên thiết lập chế độ phong kiến tập quyền, mở đầu thời kỳ phong kiến độc lập, tự chủ của
dân tộc Việt Nam. Ninh Bình còn có những địa danh ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân
tộc – Kinh đô Hoa Lƣ (Cố đô Hoa Lƣ). Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng
đế, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn vùng đất Hoa Lƣ làm Kinh đô nhằm đảm bảo cho sự ổn định để
xây dựng đất nƣớc.
Là địa bàn có nhiều núi đá, rừng và biển, ngƣời dân Ninh Bình đã tạo dựng nhiều
làng nghề độc đáo. Những nghệ nhân dân gian điêu khắc gỗ, đá ở các làng nghề góp phần
dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo nhƣ: Nhà thờ đá Phát Diệm, đền vua Đinh –
vua Lê, Đình Trùng Hạ, Đình Trùng Thƣợng …
Ninh Bình là địa danh có bề dày truyền thống cách mạng, nhiều di tích lịch sử và
danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật. Với những truyền thống lịch sử, văn hóa
lâu đời, những ngƣời con của vùng đất này đã hình thành đƣợc bản lĩnh, trí tuệ và sức
mạnh tinh thần to lớn không chỉ ở trong lịch sử xa xƣa, trong công cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm mà còn đối với công cuộc xây dựng và phát triển quê hƣơng, đất nƣớc
ngày nay. Trong dòng chảy không ngừng của thời gian, với bề dày truyền thống và lịch
sử, Ninh Bình đã, đang và sẽ tiếp tục viết nên những trang sử mới hào hùng, cùng với
nhân dân cả nƣớc xây dựng một nƣớc Việt Nam giàu đẹp, văn minh.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao.
Khi đó, các hoạt động nhƣ du lịch hay tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với các di tích
lịch sử trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con ngƣời. Trong xu hƣớng
hiện nay, khách du lịch thƣờng tìm đến những tour du lịch hay những lễ hội gắn liền với
tự nhiên, lịch sử, tìm hiểu về văn hóa, cội nguồn dân tộc.
Ninh Bình là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều cảnh đẹp và địa hình
phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa,

lịch sử lâu đời, có hàng trăm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Tính đến hết năm
2010, toàn tỉnh có 238 di tích đƣợc xếp hạng [35, tr. 334] trong đó có 160 di tích cấp tỉnh
và 78 di tích cấp quốc gia. Riêng di tích Cố đô Hoa Lƣ và quần thể danh thắng Tràng An
là di tích quốc gia đặc biệt, đƣợc UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa, Thiên nhiên Thế

17


giới. Với nguồn tài nguyên văn hóa to lớn và đặc sắc, Ninh Bình đã thu hút rất nhiều
khách đến tham quan.
Di tích lịch sử và danh thắng của địa phƣơng là nguồn tài nguyên du lịch có vai trò
quan trọng trong việc phát triển du lịch của quốc gia nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói
riêng. Năm 2010, Ninh Bình đón trên 1 triệu lƣợt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch
năm 2010 đạt 122 tỷ đồng. Sự tăng trƣởng của “ngành công nghiệp không khói” đã có tác
động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
địa phƣơng theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, du lịch - dịch vụ, tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch làm ảnh hƣởng trực tiếp tới tình trạng bảo quản di
tích. Các nhà kinh doanh du lịch đã khai thác một cách bừa bãi các di tích hoặc phá hỏng
không gian cảnh quan di tích để xây dựng các công trình phục vụ dịch vụ du lịch. Các cơ
sở phục vụ du khách đƣợc xây dựng tràn lan, làm thay đổi diện mạo của di tích, danh
thắng, làm biến mất vùng cảnh quan, vốn là nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Do nhận thức của các bên tham gia vào hoạt động du lịch gồm cơ quan quản lý, doanh
nghiệp và ngƣời dân địa phƣơng về giá trị của di tích lịch sử còn hạn chế, vì vậy, để phát
triển du lịch bền vững cần phải quan tâm đến yếu tố bảo tồn trong khi khai thác các di tích
lịch sử.
Bên cạnh việc khai thác tài nguyên về du lịch, hoạt động tổ chức các lễ hội truyền
thống gắn với các di tích lịch sử nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đồng thời,
đây là hoạt động tâm linh thu hút đông đảo nhân dân ở các địa phƣơng và du khách nƣớc
ngoài. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và các ban, ngành có liên quan, Đảng bộ

tỉnh Ninh Bình đã quan tâm và chỉ đạo sát sao đến công tác tổ chức lễ hội gắn với các di
tích lịch sử. Chỉ thị số 02/2008/CT-UBND ngày 28/5/2008 về việc tổ chức lễ hội trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình nhằm chấn chỉnh những hạn chế trong hoạt động lễ hội, đảm bảo tổ
chức lễ hội đúng pháp luật và hoạt động lễ hội thực sự là sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng
lành mạnh của nhân dân.
Trong hoạt động tổ chức lễ hội, các địa phƣơng đã thành lập Ban tổ chức lễ hội,
các tiểu ban hoạt động lễ hội, phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban tổ
chức lễ hội, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phƣơng có nhiệm vụ tổ chức, thực
hiện các nội dung hoạt động của lễ hội. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức lễ hội gắn với
các di tích cũng còn có những hạn chế nhƣ hiện tƣợng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi

18


trƣờng quanh di tích, hiện tƣợng xâm lấn di tích, ý thức của du khách thập phƣơng chƣa
cao trong việc gìn giữ các hiện vật trong di tích mặc dù đã đƣợc hƣớng dẫn…
Nhìn nhận vào thực tế, thông qua quá trình khai thác các di tích lịch sử gắn với
hoạt động du lịch và tổ chức lễ hội truyền thống, có thể thấy: việc khai thác, phát huy giá
trị của các di tích lịch sử đặt ra yêu cầu cần phải bảo tồn tốt các di tích này. Mặt khác,
trong quá trình khai thác, phát huy giá trị của các di tích lịch sử cũng xuất hiện những bất
cập và tồn tại trong việc bảo tồn các di tích. Đó là tình trạng xuống cấp, suy thoái của một
số di tích; việc trùng tu, sửa chữa chƣa khoa học, làm biến dạng không gian và bản thân
chính di tích đó; đó cũng là tình trạng biến dạng của một số lễ hội và sinh hoạt văn hóa,
lạm dụng nghi lễ, nghi thức tôn giáo, sự thƣơng mại hóa; gây quá tải tại một số khu di
tích, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng quanh di tích. Chính những hoạt động khai thác du
lịch, tổ chức lễ hội này đã tác động ngƣợc trở lại đến các di tích, do đó, cần phải bảo tồn
để giữ nguyên bản các di tích, giúp các di tích có thể phát huy đƣợc giá trị của nó.
Đặc điểm nổi bật của di tích lịch sử ở Ninh Bình là rất đa dạng, phong phú về mặt
loại hình (đình, đền, chùa, miếu, nhà cổ, di tích cách mạng, kháng chiến…) và chất liệu
(gạch, đá, gỗ, tre, nứa, lá,…), trong đó, đa số là chất liệu hữu cơ, rất dễ bị biến dạng, nấm

mốc, mối mọt, hƣ hỏng, xuống cấp, sụp đổ do thời tiết, độ ẩm, mƣa bão, lũ lụt, đặc biệt là
sự biến đổi khí hậu trong nhiều năm gần đây. Chính vì vậy, ngoài yếu tố về mặt chủ quan
là hoạt động của con ngƣời, về mặt khách quan, khí hậu và tự nhiên cũng là những yếu tố
có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự xuống cấp của các di tích.
1.1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo tồn các di tích lịch sử
Di tích lịch sử là một một loại hình tài sản, chứa đựng những giá trị của một giai
đoạn lịch sử nhất định, của một cộng đồng, dân tộc, một vùng miền, đất nƣớc. Di sản văn
hóa nói chung và hệ thống di tích lịch sử nói riêng là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng, là
cốt lõi của bản sắc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lƣu văn hóa. Di tích lịch
sử là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh
dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của
dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hoá của vùng miền đất nƣớc và
do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời hiện đại.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng về vai trò cũng nhƣ ý nghĩa to lớn của các di tích
lịch sử, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm và đƣa ra các chủ trƣơng về bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử trong từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nƣớc.

19


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) tiếp tục
khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đƣợc
nêu lên trong những văn kiện trƣớc và nhấn mạnh tƣ tƣởng phát triển văn hóa, nền tảng
tinh thần của xã hội, là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân. “Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa…Tiếp tục đầu tƣ cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng
chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật,
ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng và các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn
hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các
hoạt động phát triển kinh tế du lịch” [44, tr. 107]. Nhƣ vậy, trong quan điểm cụ thể này,

Đảng đã khẳng định vai trò và mục đích của việc phát huy, bảo tồn các giá trị di sản văn
hóa, đồng thời gắn việc phát triển văn hóa, bảo tồn các di tích lịch sử với phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế du lịch.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 – 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt ngày 31/7/2007 theo Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg đã đƣa ra
mục tiêu tổng quát là: Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành; huy động sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển văn hóa, để văn hóa
thực sự là nền tảng tinh thần, là động lực, là nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 – 2010 có mục đích
ngăn chặn nguy cơ xuống cấp các di tích lịch sử, thắng cảnh và sự hủy hoại của di sản văn
hóa phi vật thể. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi
vật thể để trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền
thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn xã hội
nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.
Chƣơng trình cũng đã đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể trong bảo tồn và phát huy các
giá trị tiêu biểu của dân tộc nhƣ: đầu tƣ tu bổ, tôn tạo 70% di tích lịch sử cách mạng, 80%
di tích kiến trúc nghệ thuật, danh thắng đƣợc công nhận di tích cấp quốc gia; hỗ trợ xuống
cấp khoảng 1.200 di tích khác đƣợc công nhận di tích cấp Quốc gia.
Ngày 06/5/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê
duyệt “Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020”. Ban hành theo quyết định này, Thủ
tƣớng Chính phủ đã đƣa ra chi tiết “Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020”. Chiến

20


lƣợc đề ra nhiệm vụ quan trọng: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ
then chốt của chiến lƣợc văn hóa. Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sƣu tầm, bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể; các loại hình nghệ
thuật cổ truyền đặc sắc…Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Điều tra, sƣu tầm, xây dựng ngân
hàng dữ liệu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Đầu tƣ trang thiết bị kỹ
thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lƣu
trữ tƣ liệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ở Trung ƣơng và địa phƣơng…” [91, tr. 18].
Về lĩnh vực bảo tàng, Chiến lƣợc khẳng định: “Tất cả các hoạt động bảo tàng đều
phải dựa trên các bộ sƣu tập hiện vật gốc có giá trị tiêu biểu về các mặt lịch sử, văn hoá và
khoa học; thƣờng xuyên bổ sung tài liệu, hiện vật mới cho bảo tàng bằng nhiều hình thức
khác nhau, kể cả việc mua các hiện vật, tài liệu quý hiếm. Ứng dụng một cách hợp lý và
có hiệu quả các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới trong trƣng bày và bảo
quản tài liệu, hiện vật bảo tàng; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và
thông tin tƣ liệu bảo tàng; nối mạng các bảo tàng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Chú
trọng tính khoa học, tính hệ thống trong việc xây dựng “ngân hàng dữ liệu” về tài liệu,
hiện vật bảo tàng. Phấn đấu 50 - 70% số tài liệu, hiện vật quý hiếm trong bảo tàng tỉnh, 70
- 100% tài liệu, hiện vật quý hiếm trong bảo tàng quốc gia đƣợc tin học hoá đến năm 2015
và năm 2020” [91, tr. 26].
Về lĩnh vực di tích, Chiến lƣợc đƣa ra nhiệm vụ: “Đầu tƣ đồng bộ bảo tồn, tôn tạo
các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trở thành những di sản có chất lƣợng cao về khoa
học bảo tồn và môi trƣờng văn hoá, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du
lịch. Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hoà,
bền vững giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hoá với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ cho việc bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt (đến năm 2015,
100% di tích đƣợc tu bổ, tôn tạo), di tích quốc gia (70% đến năm 2015 và 80% đến năm
2020) và làng, bản có những đặc trƣng văn hoá tiêu biểu. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động
bảo tồn di tích; tạo cơ chế huy động các nguồn lực cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá
trị di tích”. Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, làm biến dạng môi trƣờng cảnh quan, mất cắp
cổ vật; tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh tại các di tích. Tiếp tục lựa chọn những di tích
lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn
cầu để làm hồ sơ trình UNESCO đƣa vào Danh mục Di sản Thế giới [91, tr. 26, 27].

21



Chỉ thị số 73/CT – BVHTTDL ngày 19/5/2009 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch về việc tăng cƣờng các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích. Để tăng cƣờng công tác quản lý di tích và nâng cao chất lƣợng các hoạt
động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng thực hiện 06 nhiệm vụ. Trong đó, nhiệm
vụ trọng tâm là tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm của chính
quyền, các đoàn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; hƣớng dẫn
để những ngƣời hảo tâm cung tiến những đồ thờ phù hợp, không tiếp nhận các đồ thờ trái
với tính chất của di tích. Tăng cƣờng giám sát chuyên môn để nâng cao chất lƣợng các dự
án tu bổ di tích. (Xem Phụ lục 1)
Ngoài ra, Chỉ thị còn quy định trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đặc biệt, đối với Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm: Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; tăng cƣờng kiểm tra
công tác quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích và hoạt động tu bổ di tích trên cả nƣớc;
chỉ đạo, hƣớng dẫn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phƣơng thực hiện tốt công
tác quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; phối hợp với các cơ
quan có chức năng tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ về lập, triển khai các dự án bảo
quản, tu bổ và phục hồi di tích để giúp địa phƣơng nâng cao trình độ cán bộ thực hiện các
dự án tu bổ di tích; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cƣờng tuyên truyền
phổ biến, giáo dục về di sản văn hóa và hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị di sản văn hóa, cũng nhƣ hiểu biết về
việc bảo vệ, giữ gìn các yếu tố gốc cấu thành di tích…
Năm 2009, Luật Di sản văn hóa đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh. Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Chỉ thị số 16/CT – BVHTTDL ngày 03/02/2010 về việc tăng cƣờng công tác chỉ
đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng tại di tích. Nhằm tăng cƣờng công tác chỉ đạo,
quản lý hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng tại di tích, Chỉ thị đƣa ra 04 nội dung quan trọng,

trong đó cần chú ý đến việc giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc có chức năng
nhiệm vụ quản lý di tích trên địa bàn (Phòng Quản lý di sản văn hóa, Bảo tàng, Ban quản
lý di tích, Thanh tra) tăng cƣờng công tác quản lý di tích (Xem Phụ lục 2).

22


Nhƣ vậy, chiến lƣợc phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định rõ
nhiệm vụ bảo tồn cũng nhƣ phát huy giá trị các di tích lịch sử và việc gắn kết việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch. Đó
là cơ sở cho các ngành, các cấp liên quan có định hƣớng đúng trong việc bảo tồn và
phát triển văn hóa.
1.1.1.3. Hoạt động bảo tồn di tích lịch sử ở tỉnh Ninh Bình trước năm 2006
Bảo tồn các di tích lịch sử là nội dung quan trọng, luôn nhận đƣợc sự quan tâm của
Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực văn hóa, nhất là từ sau khi Việt Nam bƣớc vào công
cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc. Do tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn còn
để lại nhiều hậu quả, mặc dù đã đƣợc Nhà nƣớc dành nhiều sự quan tâm đến việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, tuy nhiên, đời sống vật chất của nhân dân chƣa đƣợc đảm bảo vì
vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung đặc biệt là hệ thống các di tích lịch
sử còn nhiều hạn chế so với ý nghĩa và giá trị mà nó mang lại.
Thấm nhuần các Nghị quyết của Trung ƣơng trong lĩnh vực văn hóa nói chung, từ
khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, việc xây dựng văn hóa, con ngƣời Ninh Bình,
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong đó có các di tích lịch sử luôn
đƣợc chú trọng, thể hiện ở nội dung văn kiện các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ngày 18/12/2001, Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số
03-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2010. Nghị quyết đã khẳng định Ninh Bình là
một tỉnh có tiềm năng về du lịch với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng nhƣ: Khu
Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lƣ, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, Vƣờn quốc gia
Cúc Phƣơng, Động Hoa Lƣ, Vân Trình, khu Vân Long...
Thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ,

UBND tỉnh, hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn,
bƣớc đầu nâng cấp cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; sửa chữa, tôn tạo di tích, danh thắng
phục vụ du lịch. Ngành du lịch và mạng lƣới du lịch đƣợc hình thành. Hoạt động du lịch
đạt đƣợc những hiệu quả bƣớc đầu về kinh tế - xã hội. Khách đến tham quan du lịch ngày
một đông, doanh thu ngày một tăng; có đóng góp cho ngân sách. Tuy vậy, kết quả hoạt
động du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chƣa đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ; ngành du lịch và các hoạt động du lịch phát triển chậm, lúng túng trong
phƣơng hƣớng và tổ chức hoạt động kinh doanh, phục vụ, hiệu quả thấp; trật tự, vệ sinh
môi trƣờng ở các khu du lịch chƣa đƣợc giải quyết tốt.

23


×