Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213 KB, 29 trang )

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tình hình phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Thừa Thiên Huế
2.1.1.1 Tăng trưởng doanh nghiệp
Dưới tác động của chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong những năm qua kinh tế
tư nhân tỉnh Thừa Thiên Huế đang tăng nhanh về số lượng, vốn kinh doanh,
thu hút lao động, nhất là loại hình doanh nghiệp, công ty. Kinh tế tư nhân phát
triển rộng khắp trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Các doanh
nghiệp này đã tạo ra mức tăng trưởng khá cao, đóng góp không nhỏ vào tốc
độ phát triển kinh tế của tỉnh.
Doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký kinh doanh từ khi có Luật
công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Năm 1992, toàn tỉnh mới chỉ có 5
doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nhưng đến nay con số này đã lên đến
1.529 doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
STT Thời gian
Số DN KTTN đăng ký kinh
doanh
Sô vốn đăng ký (triệu
đồng)
1 Giai đoạn 1992-1999 181 52.278
2 Giai đoạn 2000- 2006 1.021 1.825.632
Trong đó năm 2006 283 594.444
3 Năm 2007 327 850.708
Cộng 1.529 2.728.618
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2007)
Qua bảng 2.1 cho ta thấy giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, bình quân mỗi năm có 23 doanh
nghiệp được thành lập (gần 2 doanh nghiệp/tháng). Giai đoạn 2000 – 2006,


thực hiện theo Luật Doanh nghiệp năm 2000 bình quân mỗi năm có 170
1
1
doanh nghiệp được thành lập mới (14 doanh nghiệp/tháng), gấp 7 lần so với
bình quân giai đoạn 1992 – 1999, và đặc biệt thời gian thực hiện Luật doanh
nghiệp 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006 chỉ trong vòng 01 năm 2007 đã có 327
doanh nghiệp mới thành lập, bình quân mỗi tháng có 27 doanh nghiệp được
thành lập mới gần gấp 2 lần giai đoạn thực hiện Luật doanh nghiệp 2000.
Cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp thì qui mô vốn của loại
hình kinh tế này cũng có sự phát triển một cách nhanh chóng. Từ lượng vốn
chỉ khoảng 715 triệu đồng vào năm 1992 đến nay tổng lượng vốn của toàn bộ
khu vực kinh tế này đã lên đến 2.728.618 triệu đồng, bình quân vốn trên một
doanh nghiệp đạt 1,785 tỷ đồng. Số vốn bình quân 01 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh năm 2007 tăng 501 triệu đồng so với số vốn đăng ký kinh doanh
bình quân năm 2006. Rõ ràng qui mô loại hình khu vực kinh tế tư nhân tỉnh
Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp kinh tế tư nhân thuộc các lĩnh vực
kinh doanh có trên địa bàn TT Huế (tính đến 31/12/2007)
Lĩnh vực
KD
Xây dựng
Thương mại-
dịch vụ
SX-CB CN Tổng
Loại
hình DN
Số
lượng
(DN)


cấu
(%)
Số
lượng
(DN)

cấu
(%)
Số
lượng
(DN)

cấu
(%)
Số
lượng
(DN)

cấu
(%)
DNTN 139 14,45 713 74,12 110 11,43 962 62,92
TNHH 128 28,01 272 59,52 57 12,47 457 29,89
CTCP 33 30 57 51,82 20 18,18 110 7,19
Tổng 300 19,62 1.042 68,15 187 12,23 1.529 100
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2007)
Qua bảng 2.2 cho thấy số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động tập
trung cao ở ngành thương mại, dịch vụ: 1.042 doanh nghiệp chiếm 68,15%;
xây dựng 300 doanh nghiệp chiếm 19,62%; sản xuất, chế biến công nghiệp
187 doanh nghiệp chiếm 12,23% . Điều này chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân
chủ yếu tập trung đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ.

2
2
Trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chiếm
tỷ trọng lớn nhất 62,92% (962 doanh nghiệp), Công ty TNHH chiếm 29,89%
( 457 doanh nghiệp), Công ty cổ phần chiếm 7,17% (110 doanh nghiệp). Tỉnh
Thừa Thiên Huế chưa có loại hình công ty hợp danh.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp
Khu vực KTTN tại tỉnh TT Huế đã bước đầu tạo môi trường kinh
doanh, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động hội nhập trong nước và
thế giới. Ngoài ra, KTTN đã thu hút nhiều nguồn lực quan trọng cho đầu tư
phát triển trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, .v.v.
Sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh
doanh, cơ cấu ngành nghề và lao động cho thấy đối tượng thuộc diện tham gia
BHXH của khu vực KTTN tỉnh Thừa Thiên Huế rất lớn và gia tăng, khả năng
tham gia BHXH ngày càng tăng, đây là khu vực có nhiều tiềm năng trong việc
mở rộng và khai thác thu BHXH. Như vậy, việc tăng cường quản lý thu BHXH
đối với khu vực KTTN tại tỉnh Thừa Thiên Huế là tất yếu và khách quan.
2.1.1.2 Quy mô lao động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
Quy mô của doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa. Có 692 doanh nghiệp
dưới 10 lao động chiếm 45,27%, tương ứng có 4.261 lao động chiếm 15,94%
trong tổng số lao động; Có 762 doanh nghiệp từ 10 đến dưới 50 lao động
chiếm 49,85% tương ứng có 15.002 lao động chiếm 56,11%; Có 54 doanh
3
3
nghiệp từ 50 đến dưới 100 lao động chiếm 3,5% tương ứng với 4.212 lao
động chiếm 15,75%; Có 21 doanh nghiệp trên 100 lao động chiếm 1,38%
tương ứng có 3.264 lao động chiếm 12,21%. Chứng tỏ quy mô sử dụng lao
động còn nhỏ. Do vậy việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH thuộc các
doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động là một chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi một bộ phân không nhỏ người lao

động tại các doanh nghiệp này. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng
làm cho số thu BHXH tăng lên đáng kể và chắc chắn rằng quy luật số đông bù
số ít trong bảo hiểm sẽ phát huy tác dụng.
Bảng 2.3: Quy mô lao động doanh nghiệp khu vực KTTN
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Tổng số
Dưới 10
lao động
10- dưới 50
lao động
50- dưới
100 lao
động
Trên 100
lao động
Số doanh nghiệp 1.529
692 762 54 21
Tỷ trọng % 100
45,27 49,85 3,5 1,38
Số lao động người 26.739
4.261 15.002 4.212 3.264
Tỷ trọng % 100
15,94 56,11 15,75 12,21
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007)
2.1.1.3 Đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng sản phẩm trong tỉnh của doanh nghiệp khu vực KTTN nhìn chung
tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2004 GDP doanh nghiệp
khu vực KTTN đạt 443 tỷ đồng, đến năm 2007 lên 1.151 tỷ đồng, tăng bình

quân 39,09%/năm. Tương ứng GDP của hộ kinh doanh cá thể từ 2.111 tỷ
đồng năm 2004 lên 3.685 tỷ đồng năm 2007, tăng bình quân 18,48%. Tốc độ
tăng trưởng khu vực KTTN bình quân giai đoạn 2004-2007 gấp 02 lần so với
tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng GDP của khu vực KTTN
4
4
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm 2007 B.quân
4 năm
GDP toàn tỉnh tỷ.đ 5.854 7.131 8.519 10.261
Tăng so với năm trước % 17,73 21,81 19,46 20,44 19,86
Doanh nghiệp KTTN tỷ.đ 443 628 852 1.151
Tăng so với năm trước % 43,83 41,76 35,66 35,09 39,09
Tỷ trọng % 7,56 8,80 10,00 11,21 9,36
Hộ kinh doanh cá thể tỷ.đ 2.111 2.617 3.074 3.685
Tăng so với năm trước % 12,64 23,96 17,46 19,87 18,48
Tỷ trọng % 36,06 36,69 36,08 35,91 36,18
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007)
Doanh nghiệp khu vực KTTN ngày càng chiếm tỷ trọng GDP toàn tỉnh
có xu hướng tăng dần, nếu như năm 2004 chiếm 7,56% GDP toàn tỉnh, đến
năm 2007 chiếm 11,21% GDP toàn tỉnh. Bình quân giai đoạn 2004-2007

chiếm 9,36 GDP toàn tỉnh.
Đóng góp vào ngân sách của khu vực KTTN tỉnh Thừa Thiên Huế có
xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 nộp được 117,5 tỷ đồng, chiếm 9,5%
tổng thu ngân sách, tăng 27,6% so với năm 2005. Năm 2007 thu từ khu vực
KTTN đạt 165,6 tỷ đồng, chiếm 13% tổng thu ngân sách và tăng 40,3% so
với năm 2006.
Những chuyển biến nêu trên tác động đến xu hướng chuyển dịch cơ
cấu lao động và giao thương hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ ngày càng
phát triển ở mức độ cao hơn. Thêm vào đó khi việc gia nhập vào tổ chức
thương mại quốc tế (WTO) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công
nghiệp, thúc đẩy quá trình lưu thông mở rộng thị trường. Đây là một lợi thế
quan trọng cho sự phát triển nhiều thành phần kinh tế trong đó có sự phát
triển khu vực KTTN, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, góp phần vào sự
phát triển kinh tế của tỉnh TT Huế.
2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển
5
5
Thực hiện Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, ngày
15/06/1995, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập trên cơ sở tiếp nhận cả
phần sự nghiệp BHXH do Liên đoàn lao động và nhiệm vụ thu BHXH từ
ngành tài chính và thuế chuyển sang. Từ đó, mọi hoạt động về BHXH đã hoàn
toàn tập trung thống nhất vào một đầu mối là Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa
Thiên Huế với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện BHXH theo Bộ Luật
Lao động trên cơ sở Điều lệ BHXH được ban hành kèm theo Nghị định 12/CP
ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
Thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận toàn bộ chức năng
nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và tài chính của BHYT Thừa Thiên Huế chuyển

sang. Từ năm 2003, BHXH tỉnh Thừa Huế tổ chức thực hiện cả phần nghiệp
vụ BHYT theo quy định tại Điều lệ BHYT được ban hành kèm theo Nghị
định số 58/1998/NĐ-CP ngày 24/8/1998 của Chính Phủ.
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế
2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bảo hiểm xã hội tỉnh, là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh,
nằm trong hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám
đốc quản lý quỹ BHXH ở trên địa bàn tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản
lý trực tiếp, toàn diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành
chính Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của UBND tỉnh. BHXH tỉnh có các
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện Luật BHXH, Điều lệ BHYT
trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, cấp sổ BHXH và quản lý hồ sơ các đối
tượng hưởng BHXH theo quy định chung và hướng dẫn của BHXH Việt
6
6
Nam. Tổ chức khai thác, phát triển đối tượng tham gia đóng BHXH, BHYT
bắt buộc và tự nguyện theo quy định của Luật BHXH, Điều lệ BHYT.
- Lập dự toán, quyết toán và quản lý thu, chi BHXH; tổ chức thực hiện
việc thu, chi trả BHXH; kiểm tra việc thu, chi BHXH trên địa bàn tỉnh theo
chế độ tài chính hiện hành và các quy định của BHXH VN. Tổ chức quản lý
công tác khám chữa bệnh BHYT, giám định chi phí y tế phục vụ thanh quyết
toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Pháp luật;
- Thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí chi bộ máy quản lý và hướng dẫn
BHXH huyện quản lý, sử dụng khoản kinh phí nói trên theo chế độ quản lý tài
chính của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Tổ chức thực hiện
phương án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH được Tổng Giám đốc
BHXH VN duyệt.
- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền giải về chế độ BHXH,

BHYT; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người tham gia BHXH,
BHYT trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Quản lý tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, tài sản, tài chính
thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện
BHXH huyện là đơn vị trực thuộc, nằm trong hệ thống BHXH Việt
Nam. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh, chịu
sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn của UBND huyện. BHXH
huyện có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hướng dẫn và tổ chức thu BHXH, BHYT trên địa bàn theo phân cấp.
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách chi trả và tổ chức chi trả BHXH,
BHYT cho các đối tượng trên địa bàn, tổ chức công tác khám chữa bệnh cho
đối tượng có thẻ BHYT.
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện
theo phân cấp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.
Hiện nay BHXH Thừa Thiên Huế đang quản lý các đơn vị BHXH
huyện như sau:
7
7
+ Bảo hiểm xã hội thành phố Huế.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Hương Trà.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Hương Thuỷ.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Phú Vang.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Điền.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Phong Điền.
+ Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đông.
+ Bảo hiểm xã hội huyện A Lưới.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội TT Huế
2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bảo hiểm xã hội tỉnh là đơn vị thực hiện các nhiệm vụ về BHXH trên
địa bàn tỉnh theo quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Đơn vị do
một Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu
trách hiện điều hành toàn diện và quản lý mọi hoạt động của BHXH tỉnh để
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh theo quy định tại Điều 2,
Quyết định số 149 BHXH/TCCB ngày 03/10/1995 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam về những nhiệm vụ được giao.
8
8
GIÁM ĐỐC
BHXH TỈNH
Phòng
Thu
Phòng
Tiếp nhận hồ sơ
Phòng
Kế hoạch tài chính
Phòng
Chế độ chính sách
Phòng
Cấp và quản lý sổ thẻ
Giám đốc BHXH huyện
Phó Giám đốc BHXH huyện
- Cán bộ phụ trách công tác thu BHXH, BHYT
- Cán bộ phụ trách công tác Kế toán
- Cán bộ phụ trách công nghệ thông tin
- Cán bộ Giám định Y tế
- Cán bộ phụ trách công tác chế độ chính sách
- Thủ quỹ, khác….

Phòng
Giám định Y tế
Phòng
Công nghệ thông tin
9
9
Phòng
Tổ chức-Hành chính
Phòng
Kiểm tra
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
10
10
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH Thừa Thiên Huế
11
47
11

×