Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

HÀ NỘI – 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

MỘT SỐ TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học: GS. Mai Ngọc Chừ

HÀ NỘI - 2013



2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………..

1

1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………...

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………………

2

3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………

6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………

7

5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………..

7

6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………


8

7. Cấu trúc của luận văn ……………………………………………...

8

PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………..

9

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

9

1.1. Tín hiệu thẩm mỹ ………………………………………………...

9

1.1.1. Tín hiệu ……………………………………………………..

9

1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ ………………………………………….

10

1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ …………………………………………..

15


1.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn …………………………………...

17

1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn …………….

17

1.2.1.1. Khái niệm tục ngữ ……………………………………

17

1.2.1.2. Khái niệm thành ngữ ………………………………….

18

1.2.2. Nguồn gốc và tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ ……...

19

1.2.2.1. Nguồn gốc của thành ngữ, tục ngữ …………………….

19

1.2.2.2. Tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ ……………….

20

1.2.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn ……………………..


21

1.2.3.1. Phân loại tục ngữ ………………………………………

21

1.2.3.1.1. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa giáo huấn …………..

21

1.2.3.1.2. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ ……………….

21

1.2.3.1.3. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ ……………….

22

4


1.2.3.2. Phân loại thành ngữ ……………………………………...

23

1.2.3.2.1. Thành ngữ truyền thống (thành ngữ thuần Hàn) …..

23


1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mượn phương Tây ………………...

24

Tiểu kết ……………………………………………………………….

24

Chương 2: CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU

26

THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN …….
2.1. Nhóm chất liệu tự nhiên ………………………………………

26

2.1.1 Hình ảnh “nước” …………………………………………….

27

2.1.2. Hình ảnh “lửa” ……………………………………………...

30

2.1.3. Hình ảnh “đá” ………………………………………………

31

2.1.4. Hình ảnh “núi” ……………………………………………..


32

2.1.5. Hình ảnh “gió” ……………………………………………..

32

2.2. Nhóm chất liệu thực vật ……………………………………….

34

2.2.1. Hình ảnh “đậu” ……………………………………………..

36

2.2.2 Hình ảnh “cây” (cành, lá, rễ) ……………………………….

39

2.2.3. Hình ảnh “hoa” …………………………………………….

41

2.2.4. Hình ảnh “bầu, bí” ………………………………………….

43

2.2.5. Hình ảnh “gạo” (thóc, lúa, mạ) ……………………………

44


2.3. Nhóm chất liệu động vật ………………………………………

45

2.3.1. Hình ảnh “bò” ……………………………………………….

47

2.3.2. Hình ảnh “ngựa” …………………………………………….

48

2.3.3 Hình ảnh “hổ, báo” …………………………………………..

50

2.3.4. Hình ảnh “gà” ……………………………………………….

51

2.3.5. Hình ảnh “chuột” ……………………………………………

53

2.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo ……………………………....

54

2.4.1. Hình ảnh “quần, áo, váy” ………………………………….


56

2.4.2. Hình ảnh “dao” …………………………………………….

57

5


2.4.3. Hình ảnh “cửa, cổng” ……………………………………...

58

2.4.4. Hình ảnh “bát, đĩa” ………………………………………...

59

2.4.5. Hình ảnh “cái kim” ………………………………………...

60

2.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người …………………………

61

2.5.1. Bộ phận “mắt” ……………………………………………...

62


2.5.2. Bộ phận “chân” …………………………………………….

65

2.5.3. Bộ phận “tay” ………………………………………………

67

2.5.4. Bộ phận “miệng” …………………………………………...

69

2.5.5. Bộ phận “lòng, bụng, dạ” …………………………………..

70

Tiểu kết ………………………………………………………………

71

Chương 3: DẤU ẤN VĂN HÓA – DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA

74

CHẤT LIỆU CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN (CÓ LIÊN HỆ, SO SÁNH VỚI
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT) ..........................................
3.1. Nhóm chất liệu tự nhiên ………………………………………

75


3.2. Nhóm chất liệu thực vật ………………………………………

80

3.3. Nhóm chất liệu động vật ………………………………………

84

3.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo ………………………………

92

3.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người …………………………

96

Tiểu kết ……………………………………………………………….

101

PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………..

105

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu tự nhiên của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.2: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu thực vật của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.3: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu động vật của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 2.4: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu vật thể nhân tạo của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ
tiếng Việt
Bảng 2.5: Bảng đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất trong
nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục
ngữ tiếng Việt
Bảng 2.6: Bảng thống kê, đối chiếu 5 hình ảnh xuất hiện với tần số nhiều nhất
trong 5 nhóm chất liệu của tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng
Việt
Bảng 3.1: Bảng thống kê, đối chiếu các đối tượng so sánh trong tục ngữ,
thành ngữ tiếng Hàn và tục ngữ tiếng Việt

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thành ngữ, tục ngữ là biểu hiện đặc trưng trong ngôn ngữ của mỗi
một đất nước, do đó người học ngoại ngữ muốn đạt đến năng lực ngôn ngữ

gần như người bản ngữ thì hiểu và sử dụng thành ngữ là một yêu cầu không
thể không được đặt ra. Thành ngữ, tục ngữ ra đời từ rất sớm. Nó là sản phẩm
của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những
triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy, vừa không kém phần nghệ thuật,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, hiểu về thành ngữ và
tục ngữ chính là con đường ngắn nhất để những người học ngoại ngữ hiểu về
văn hóa xã hội của một đất nước và dễ dàng tìm cách hòa nhập với xã hội đó.
1.2. Trong mấy năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hàn
ngày càng tăng, do đó mối quan tâm về Hàn Quốc cũng ngày càng tăng mạnh.
Mặt khác, Hàn Quốc cũng là một đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam,
đồng thời là một quốc gia có số lượng những gia đình đa văn hóa đang ngày
càng tăng lên. Dự kiến đến năm 2014, tiếng Việt sẽ được chọn là ngoại ngữ
hai trong kỳ thi vào các trường đại học tại Hàn Quốc. Những điều đó cho thấy
quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực
dẫn đến mối quan tâm, tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc cũng
không ngừng tăng lên. Do đó, với những người học ngoại ngữ, việc tìm hiểu
về mảng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ đó là điều hết sức cần thiết.
1.3. Từ lâu, thành ngữ, tục ngữ đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau và góc độ nào cũng đem đến những điều thú vị. Thế nhưng theo
chúng tôi, việc tìm hiểu các loại hình ảnh, các chất liệu làm nên thành ngữ,
tục ngữ, tìm hiểu về ý nghĩa biểu trưng, về tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ,
tục ngữ, đặc biệt là trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn đòi hỏi phải có những

8


công trình nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn của những người học tập và
nghiên cứu chuyên sâu về Hàn Quốc và Hàn Quốc học.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ

tiếng Việt
Thuật ngữ tín hiệu thẩm mỹ (hay ký hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với
khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm
giữa thế kỷ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỷ
trước qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep [12], M.B.
Khrapchenkô [4], các công trình, bài viết của Hoàng Tuệ [16], Hoàng Trinh
[15], Đỗ Hữu Châu [1], Nguyễn Lai [6], Trần Đình Sử [13] ... Đáng chú ý
nhất là bài viết Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện
văn học của Đỗ Hữu Châu trên Ngôn ngữ số 2/1990 [1]. Có thể nói đó là công
trình đầu tiên ở nước ta đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về khái
niệm, những đặc trưng của tín hiệu thẩm mỹ (THTM) cùng cách tiếp cận
ngôn ngữ - THTM trong tác phẩm văn học.
THTM là một khái niệm có tính liên ngành, có thể khảo sát từ nhiều
góc độ: lý thuyết thông tin - điều khiển học, mỹ học, lý luận văn học, thi pháp
học, ngôn ngữ học... Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hình
thức thẩm mỹ cụ thể của văn học như: những "mẫu đề" (môtíp), những biểu
tượng, biểu trưng, những ẩn dụ, hoán dụ...
Nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là một mảng nghiên cứu khá phổ biến
trong thơ ca, văn chương. Cụ thể có thể kể đến như: “ Một số tín hiệu thẩm
mỹ trong thơ Tố Hữu” của Trần Thị Thái; “Tín hiệu thẩm mỹ trong “Ngồi
buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Thanh Tuấn; “ Một số tín hiệu thẩm mỹ
trong thơ Dương Thuấn” của Trần Thị Thu Phương .v.v...

9


Tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ cũng đã được các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam bàn đến từ lâu. Ví dụ như trong phần tiểu luận quyển
“ Tục ngữ Việt Nam” của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang,
Phương Tri; “Tục ngữ Việt Nam – cấu trúc và thi pháp” của Nguyễn Thái

Hòa, trong “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Thị Đào;
“Khảo luận về tục ngữ người Việt” của Triều Nguyên; “Biểu trưng trong tục
ngữ người Việt” của Nguyễn Văn Nở và ở khá nhiều bài viết của Nguyễn
Đức Dân cùng các nhà nghiên cứu khác.
2.2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
Ở Hàn Quốc, bản thân thuật ngữ “thành ngữ” đã được triển khai hết sức
đa dạng bởi nhiều nhà nghiên cứu. Đầu tiên là các nhà nghiên cứu như: Kim
Jong-thaek (1971), Kim Seung-ho (1981), Park Jin-su (1986), Heo Seok
(1989) đã đưa ra thuật ngữ là “quán ngữ”. Thứ hai là Kim Min-su (1964) và
Lee Thaek-hoe (1984) với thuật ngữ “quán dụng ngữ”; Kim Kyu-seon (1978)
với thuật ngữ “quán dụng cú”. Thứ ba là Kim Mun-chang (1974), Sim Jae-gi
(1986), An Kyong-hoa (1986) với thuật ngữ “thành ngữ”. Thứ tư là Hwang
Hee-yong (1978) đưa ra cách gọi là “những lời nói quen thuộc”; Yang Thaesik (1984) và Yun So-hee (1986) với thuật ngữ “lời nói thường xuyên sử
dụng”.
Theo dòng chảy của thời gian, chúng ta có thể thấy trước những năm
70 của thế kỷ 20, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ ở Hàn Quốc vẫn chưa
được công nhận là một đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về thành ngữ
trước những năm 70 đơn thuần xuất phát từ nhận thức về những cách biểu đạt
của thành ngữ và dừng lại ở những nghiên cứu mang tính phổ quát nhưng đó
có thể coi như là khởi nguồn của việc tiếp cận thành ngữ mang tính học thuật.
Những học giả xuất hiện trong thời kỳ này có thể kể đến như: Noh Su-yeon

10


(1936), Choi Bong-su (1954), Lee Yang-ha (1958), Lee Gi-mun (1962), Kim
Min-su (1964) .v.v...
Bước vào những năm 70, nghiên cứu về thành ngữ tập trung vào phê
phán nghiên cứu của Hockket và xu hướng chủ yếu thiên về phân loại thành
ngữ. Kim Jong Thaek đã dịch những câu tương ứng trong thành ngữ tiếng

Anh sang thành ngữ tiếng Hàn. Những học giả tiêu biểu cho thời kỳ này là
Kim Jong-thaek, Kim Mun-chang, Kim Kyu-seon, Hwang Hee-yong .v.v...
Tiếp đó đến những năm 1980, lý thuyết về thành ngữ dần được hoàn
thiện. Một bộ phận các học giả giới thiệu lý thuyết nước ngoài vào trong nước
và chủ trương nghiên cứu sâu thêm lý thuyết về thành ngữ. Vào thời kỳ này,
những nghiên cứu tổng hợp về ý nghĩa của thành ngữ được tiến hành hết sức
sôi nổi. Kim Min-su (1981) đã giới thiệu về nghiên cứu của Fraser (1970)
trong nước.
Nội dung chính của lý thuyết đó là có 7 giai đoạn theo từng mức độ hóa
thạch của thành ngữ. Nếu trải qua thời gian càng dài thì mức độ hóa thạch
càng lớn và càng khó để cho phép sáng tạo ra những cái mới xét trên phương
diện cú pháp. Im Kyong-sun (1979) đã giới thiệu vào trong nước lý thuyết của
Chafe (1970: 40-50). Chafe quan tâm đến sự khác nhau giữa cấu tạo về mặt ý
nghĩa của thành ngữ và cấu tạo bề mặt. Ông chủ trương thông qua những cấu
tạo hậu ý nghĩa giữa cấu tạo ý nghĩa và cấu tạo bề mặt để giải thích những
vấn đề của thành ngữ. Những nghiên cứu đã được mở rộng xét trên cả phương
diện ý nghĩa và ngữ dụng học của thành ngữ. Những học giả tiêu biểu của
thời kỳ này là Kim Seung-ho, Park Yong-sun, Sim Jae-gi.v.v...
Bước vào những năm 1990, chủ yếu xuất hiện những xu hướng nghiên
cứu lý thuyết tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu trước đây và mang tính
hệ thống, tính đa diện. Những học giả tiêu biểu của thời kỳ này là Kang Uy-

11


kyu, Kim Hye-suk, Choe Kyong-bong, Kim Kwang-hae, Hwang Su-mi, Park
Dong-keun, Mun Keum-hyon .v.v...
Từ giữa những năm 1990 bắt đầu tiến hành những nghiên cứu về việc
xác định lại về lý thuyết thành ngữ. Mun Keum-hyon (1996) trong nghiên cứu
về cách biểu đạt quán dụng của tiếng quốc ngữ đã chỉ ra nếu xét về mặt từ

vựng thì cần phải quan sát sự hình thành mang tính chất hệ thống của các từ
vựng cấu thành; xét về mặt ý nghĩa cần phải xét đến đặc tính ngữ nghĩa cơ
bản và đặc tính ngữ nghĩa thứ hai và mối tương quan giữa chúng. Về mặt ngữ
dụng, ông đã xem xét phương thức biểu đạt được thực hiện trong giao tiếp và
phương thức ý nghĩa, ông đã chỉ ra được phương thức thay đổi theo tình
huống và sự khác nhau của người nói. Ông cũng đã khảo sát trên phương diện
cú pháp và từ điển học để mở rộng phạm vi nghiên cứu. Trong thời kỳ này, từ
điển quán ngữ của Park Yong-jun và Choi Kyong-bong đã được biên soạn
cho thấy các thành quả nghiên cứu về thành ngữ của các học giả thời kỳ đó.
Thành ngữ, tục ngữ là một mảnh đất màu mỡ, có nhiều khía cạnh để
khai thác mà các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã dày công vun xới. Có thể kể
đến những công trình nghiên cứu lớn về thành ngữ, tục ngữ ở Hàn Quốc như:
“ Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản ánh qua tục ngữ”1 của
Yu In-chang (1981); “ Nghiên cứu yếu tố ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn”2 của
Kim Chung-hyo (1983); “ Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng
Hàn”3 của Kim Ji-man (1986); “ Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ

„ 속담에 나타난 한국인의 생활관‟, 유인창, 1981. (“Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản
ánh qua tục ngữ”, Yu In-chang, 1981)
1

„ 한국 속담의 의미소 연구‟, 김충효, 1983. (“Nghiên cứu yếu tố ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn”, Kim
Chung-hyo, 1983)
2

„ 한국 속담의 의미 기능에 관한 고찰‟, 김지만, 1986. (“Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng
Hàn”, Kim Ji-man, 1986)
3

12



tiếng Hàn”4 của Jo Jae-yun (1986); “ Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ chỉ
động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên
quan đến “chó”5 của Choi Sang-jin (2010) .v.v...
Tại Việt Nam, các bài nghiên cứu, khảo sát, luận văn liên quan đến đề
tài thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn cũng hết sức phong phú. Trong đó có thể kể
đến “Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc thông qua ca dao
tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại” của PGS.TS Đỗ Thu Hà đăng
trên Kỉ yếu Hội thảo “Những vấn đề văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc”.
Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002; “ Hình ảnh đôi mắt trong tục
ngữ, thành ngữ Hàn Quốc” của Phan Hoàng My Thương; “ So sánh, đối chiếu
các thành ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể” của Choi
Hyo Ju, 2012 .v.v... Những năm qua, thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn vẫn tiếp
tục là đề tài nghiên cứu của rất nhiều báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp
và luận văn thạc sỹ. Những nghiên cứu này chủ yếu đi sâu vào chất liệu tạo
nên thành ngữ, tục ngữ như: các thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể; thành
ngữ, tục ngữ chỉ động vật; thành ngữ, tục ngữ chứa các từ thuộc trường nghĩa
chất liệu tự nhiên .v.v... Tuy nhiên chưa hề có một đề tài riêng biệt nghiên cứu
một cách có hệ thống về chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ,
tục ngữ tiếng Hàn bao gồm: nhóm chất liệu là tự nhiên; nhóm chất liệu là thực
vật; nhóm chất liệu là động vật; nhóm chất liệu là vật thể nhân tạo; nhóm chất
liệu là bộ phận cơ thể người.
Trên cơ sở những đề tài nghiên cứu có tính chất gợi mở của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hàn để tìm thấy một hướng nghiên cứu mới, có hệ thống
„ 한국 속담의 구조 분석 연구‟, 조재윤, 1988. (“Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ tiếng Hàn”, Jo
Jae-yun, 1986)
4


„ 한-중 동물 속담 비교 연구: „개‟에 관한 속담을 중심으로‟, 최상진, 2010. (“Nghiên cứu so sánh tục
ngữ có từ chỉ động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên quan đến “chó”, Choi
Sang-jin, 2010)
5

13


về các chất liệu biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và ý nghĩa của
một số tín hiệu thẩm mỹ đó.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc khảo sát, phân tích, tổng hợp các số liệu, mục tiêu của đề tài
nhằm thống kê một cách có hệ thống, chính xác về các chất liệu của các tín
hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (bao gồm 05 nhóm chất
liệu). Qua đó phân tích ý nghĩa của một số tín hiệu thẩm mỹ, có so sánh, đối
chiếu với thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt để thấy được sự giống và khác nhau
trong lối tư duy cũng như đặc trưng văn hóa giữa hai quốc gia. Tiến thêm một
bước nữa, chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu này có thể được vận dụng
trong giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa sau này. Đặc biệt, chúng tôi tin là thành
ngữ, tục ngữ có thể đóng vai trò quan trọng và phát huy tính tích cực trong
lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất liệu của các tín hiệu thẩm
mỹ trong 4.577 câu thành ngữ và 9.603 câu tục ngữ Hàn Quốc được đăng tải
trên trang chủ của Viện ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc ( www.korean.go.kr).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các chất liệu cấu thành thành ngữ, tục ngữ có phạm vi rất đa dạng và
phong phú. Chúng tôi sắp xếp chúng vào 5 nhóm chất liệu chính phân theo
nguồn gốc cấu tạo cho tiện khảo sát:

1. Nhóm chất liệu là tự nhiên
2. Nhóm chất liệu là thực vật
3. Nhóm chất liệu là động vật
4. Nhóm chất liệu là vật thể nhân tạo
5. Nhóm chất liệu là bộ phận cơ thể người

14


Phạm vi nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi xoay quanh 5 nhóm chất
liệu này.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các chất liệu biểu
trưng trên tổng số 9603 câu tục ngữ và 4577 câu thành ngữ tiếng Hàn,
sau đó phân loại thành 05 nhóm chất liệu (tự nhiên, thực vật, động vật,
vật thể nhân tạo, bộ phận cơ thể người).
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh để đưa ra nội dung chính
xác của các câu thành ngữ, tục ngữ căn cứ theo ngữ cảnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và
thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị
biệt trong cách sử dụng các chất liệu biểu trưng, ý nghĩa của các tín
hiệu thẩm mỹ.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có những đóng góp như sau:
- Thống kê và phân loại một cách có hệ thống các tín hiệu thẩm mỹ trong
thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn.
- Phát hiện những ý nghĩa biểu trưng mới trong cách sử dụng tín hiệu
thẩm mỹ của người Hàn Quốc, có nét gì khác so với quan niệm văn hóa

của người Việt Nam. Từ đó cho thấy những nét tương đồng và dị biệt
trong phong cách tư duy, lối sinh hoạt, trong đặc trưng văn hóa giữa hai
nước Hàn Quốc và Việt Nam.

15


- Luận văn hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những
người quan tâm đến tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cũng như các sinh
viên chuyên ngành tiếng Hàn Quốc.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Chất liệu và ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành
ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
Chương 3: Dấu ấn văn hóa – dân tộc thể hiện qua chất liệu của các tín
hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (có liên hệ, so sánh với
thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt)

16


Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tín hiệu thẩm mỹ
1.1.1. Tín hiệu
Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và
sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại
tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).

Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau
đối với tín hiệu. Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra quan niệm về tín hiệu
như sau:
“Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng)
kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và
lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.”6
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một
tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới
sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.
Vậy, một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau
đây:
1. Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác
quan của con người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật
6

“ Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Nxb Giáo dục,
1997, trang 20-21

17


thể,... Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của
con người và con người cảm nhận được.
2. Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó.
Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn
đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ
không hề trùng nhau. Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa
nó với "cái mà nó chỉ ra" được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết
liên hội nó với cái gì.

3. Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác
định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, cái đèn
đỏ vừa nói bên trên là một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa vào chùm
đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có
nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được
xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào sự đối lập quy ước giữa chúng
với nhau.
Còn trong cuốn “ Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, Đỗ Hữu Châu đã nêu
ra định nghĩa về tín hiệu của Piar Guiraud : “ Một tín hiệu là một kích thích
mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích
khác”.7 Và Đỗ Hữu Châu cũng đã chỉ ra những điều kiện cần cho một sự vật
(hay thuộc tính vật chất, hiện tượng) trở thành tín hiệu:
1. Nó phải được cảm nhận bằng các giác quan (phải có một hình thức cảm
tính – cái biểu hiện).
2. Đại diện cho cái gì đó khác với chính nó ( phải có một “ý nghĩa” – cái
được biểu hiện).
3. Nó phải được thừa nhận, lĩnh hội bởi một chủ thể.
7

“ Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, Đỗ Hữu Châu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987

18


4. Nó phải nằm trong một hệ thống nhất định.

1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Theo Ferdinand de Saussure “ Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một
không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh
và âm thanh”.8 Nó là một thực thể tâm lý có hai mặt: cái biểu hiện và cái được

biểu hiện. Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu hiện, còn hình ảnh
âm thanh được gọi là cái biểu hiện. Hai mặt đó gắn bó mật thiết trong một ý
niệm, không thể có mặt này mà không có mặt kia.
Trong cuốn “ Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra
rằng: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất
khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể
nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
thể hiện ở những điểm sau:
1.

Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị

đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống
tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với
hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà
do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư
tưởng nào đó.
2.

Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp

giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn
8

“ Học thuyết của Ferdinand de Saussure”, Đái Xuân Ninh, Nxb KHXH, 1984.

19


ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng

biểu thị.
3.

Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được

biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có
mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ
sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt được biểu thị bằng âm [anh],
nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat], trong tiếng Hàn được
biểu thị bằng âm [opa] hay [hyong]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh],
[brat], [opa] hay [hyong] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập
thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
4.

Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan

trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy
và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản
chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng
muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của
nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độ đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như
nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó
khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay
thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà
thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực
không phải là tín hiệu.
Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình
bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín
hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong

hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng –

20


chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đỏ, màu vàng, màu xanh tự nó
không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn
là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện (màu sắc) và
cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán. Và tất nhiên, chỉ đặt trong hệ
thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể
dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ "sự cấm đi", các sắc độ khác
nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh
để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau.
Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là
quan trọng.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt cùng là hệ thống tín hiệu, ngôn
ngữ khác với các hệ thống tín hiệu khác ở những đặc điểm sau:
1.

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng

loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín
hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân
hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại. Chẳng
hạn, hệ thống đèn giao thông chỉ gồm ba yếu tố là đèn đỏ, đèn xanh và đèn
vàng và tính chất của chúng là hoàn toàn như nhau. Ngôn ngữ có nhiều loại
đơn vị khác nhau: âm vị khác với hình vị, hình vị khác với từ, từ khác với câu.
Số lượng từ và câu trong một ngôn ngữ là vô số. Không ai có thể biết tất cả
các từ của ngay tiếng mẹ đẻ của mình, bởi vì nó quá nhiều, lại thường xuyên
được phát triển, bổ sung thêm.

2.

Vì ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra

nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau. Mỗi hệ thống con như vậy bao
gồm những yếu tố tương đối đồng loại. Chẳng hạn, hệ thống âm vị bao gồm
tất cả các âm vị, hệ thống từ vựng bao gồm tất cả các từ và đơn vị tương

21


đương với từ, hệ thống hình vị bao gồm tất cả các hình vị v.v… Hệ thống âm
vị lại có thể chia ra hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm, hệ thống hình vị
có thể chia ra hệ thống hình vị thực và hệ thống hình vị hư, hệ thống từ vựng
có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ ghép v.v…
3.

Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau. Khi nghiên

cứu, người ta thường chia các yếu tố của ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau.
Cấp độ là một trong những giai đoạn nghiên cứu của ngôn ngữ được quy định
bởi những thuộc tính của những đơn vị được phân xuất trong khi phân tách
chuỗi lời nói một cách liên tục từ những đơn vị bậc cao đến những đơn vị bậc
thấp9. Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ tôn ti, tức là các đơn vị
bậc thấp "nằm trong" các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao "bao gồm" các
đơn vị bậc thấp. Thí dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị
bao gồm các âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ,
từ nằm trong câu. Vì vậy, âm vị, hình vị, từ và câu là những cấp độ khác nhau.
Khái niệm cấp độ gắn liền với tổng thể các yếu tố đồng loại, nhưng không
phải bất cứ tập hợp các yếu tố đồng loại nào cũng tạo thành một cấp độ. Chẳng

hạn, hình vị thực và hình vị hư, từ đơn và từ ghép không tạo thành những cấp
độ khác nhau, bởi vì ở đấy không tìm thấy quan hệ "nằm trong" và "bao gồm".
Có khi sự khác nhau bên ngoài của những đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau
giảm tới zero, nhưng chúng vẫn khác nhau về chất, bởi vì chức năng của chúng
không đồng nhất. Ví dụ: Một đứa trẻ thấy mẹ về reo lên: - U! Có thể coi đây là
một câu, nhưng câu này chỉ gồm một từ, từ này lại chỉ gồm một hình vị, và
cuối cùng, hình vị U cũng là một âm vị. Trong ngôn ngữ học, có khi người ta
gọi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp hoặc ngữ âm và ngữ nghĩa là các cấp độ.

9

“Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nxb Giáo dục, 1998, tr.55-59.

22


Thực ra, đây chỉ là những mặt, những lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ mà
thôi.
4.

Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ. Trong các hệ thống tín hiệu khác,

mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đơn trị, nghĩa
là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện. Ở ngôn ngữ
không hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng
với nhiều cái được biểu hiện khác nhau, chẳng hạn, các từ đa nghĩa và đồng âm,
có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện,
chẳng hạn, các từ đồng nghĩa. Mặt khác, vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện
giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện tình cảm, cho
nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện cả

các sắc thái tình cảm của con người nữa.
5.

Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu nhân tạo

khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận của một số người, do đó hoàn
toàn có thể thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính
chất xã hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn
của cá nhân. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn
có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định.
Chính vì vậy, người ta nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.
6.

Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ. Các hệ thống tín hiệu

nhân tạo chỉ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào
đó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng
đại vừa có giá trị lịch đại. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của quá khứ
để lại. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người
cũng thời mà còn là phương tiện giao tiếp và tư duy của những người thuộc các
thời đại khác nhau, các giai đoạn lịch sử khác nhau.

23


1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ
Thuật ngữ tín hiệu thẩm mỹ (hay ký hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với
khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm
giữa thế kỷ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỷ
trước qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep, M.B. Khrapchenkô,

các công trình, bài viết của Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn
Lai, Trần Đình Sử...
THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật.
Đó là "những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác
động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả
năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta..."10, là "cái được tác
giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra"11... Có thể
hiểu, THTM là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết của sự vật,
hiện tượng trong đời sống (các hình ảnh tự nhiên, động - thực vật, vật thể
nhân tạo, bộ phận cơ thể người) được đưa vào thành ngữ, tục ngữ nhằm mục
đích tạo cho người tiếp nhận một sự liên tưởng gần gũi đến các triết lý nhân
sinh quan, giá trị quan trong cuộc sống.
Tín hiệu thẩm mỹ bao giờ cũng phải có hình thức vật chất của nó, đó là
hình thức ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mỹ phân biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự
nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ chỉ dừng ở phạm vi tái tạo hiện
thực mà phải là một khái quát nghệ thuật về tư tưởng. Trong tín hiệu ngôn
ngữ tự nhiên quan hệ giữa “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện” có thể là võ

10

Iu. A. Philipiep (1971), Những tín hiệu của thông tin thẩm mỹ, Nxb Khoa học, M. (Bản dịch và đánh máy
Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội).
11

Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Ngôn ngữ, số

2

24



đoán. Nhưng trong tín hiệu thẩm mỹ, nó luôn có lý do. Chính lý do đó khiến
cho các hình tượng, sự vật được đề cập đến trong tục ngữ luôn thoát khỏi
những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sức khái
quát lớn về mặt nội dung tư tưởng.
1.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn
1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn
1.2.1.1. Khái niệm tục ngữ
Trong tiếng Hàn, khái niệm tục ngữ được định nghĩa như sau: “Tục ngữ
có thể được coi là di sản văn hóa tuyệt vời, trong đó cô đọng, hàm súc những
lời giáo huấn, những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, là nghệ thuật
ngôn từ của toàn thể dân tộc được truyền khẩu từ đời này sang đời khác”.12
Trong tiếng Việt, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tục ngữ:
- “ Tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức,
kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm
thúy vừa không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác”.13
-

“ Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen trong thế tục, nhiều câu
nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là
ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn; tục ngữ hay tục ngạn thì
nghĩa cũng gần giống nhau”. 14

-

“ Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán”.15

Dù ở bất cứ một quốc gia nào thì tục ngữ luôn là một hiện tượng văn

hóa đa diện, đa dạng. Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư
12

Im Dong Kwon, “Từ điển tục ngữ”, NXB Dân tộc, 2002.
Nguyễn Văn Nở, “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
14
Dẫn theo Chu Xuân Diên – Lương Văn Đang – Phương Tri 1975. Tục ngữ Việt Nam. Hà Nội.
15
Vũ Ngọc Phan, “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, 1998.
13

25


duy và văn học dân gian. Từ lâu, tục ngữ đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau và góc độ nào cũng đem đến những điều thú vị. Thế nhưng việc
tìm hiểu những loại hình ảnh, những chất liệu làm nên tục ngữ, các tín hiệu
thẩm mỹ thì vẫn có thể nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn nữa.
1.2.1.2. Khái niệm thành ngữ
Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn không thể định nghĩa một cách dễ
dàng. Xét nghĩa hẹp thì thành ngữ là cụm từ hoặc từ có cấu tạo hoặc mang ý
nghĩa đặc biệt khác với phương thức diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ.
Xét theo nghĩa rộng thì thành ngữ là tất cả hệ thống đặc trưng mang tính chất
tương đối giữa một ngôn ngữ nào đó với một ngôn ngữ khác. Nếu xét theo
nghĩa rộng thì có thể thấy bản thân ngôn ngữ đã là thành ngữ. Phạm vi của
thành ngữ đa dạng và rộng lớn như thế nhưng ngược lại, bản thân thuật ngữ
diễn tả nó còn rất mơ hồ, do đó khái niệm và phạm trù thành ngữ khác nhau
theo từng học giả. Những từ tương đương với từ “thành ngữ” của phương Tây
được dịch ra với nhiều hình thái đa dạng và không thống nhất như: thành ngữ,
quán ngữ, quán dụng cú, ngữ quán dụng, cách biểu đạt quán dụng, những lời

nói quen thuộc hay lời nói thường xuyên sử dụng .v.v... Có thể phân biệt
thành ngữ với các khái niệm khác như sau:
Tiếng Hàn
Từ đa nghĩa và
thành ngữ

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Thường có nghĩa dị

Có những từ đa nghĩa có
nghĩa chính và các nghĩa phụ

biệt.

Khó có thể đoán được nhưng vẫn không tách rời hẳn
khỏi nghĩa cơ bản.
nghĩa của nó nếu chỉ dựa
Có những từ đa nghĩa chỉ
vào nghĩa đen nhìn thấy
trên bề mặt câu chữ.

26

cần phân tích theo nghĩa đen



×