Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật Bà Quan Âm : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 90

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

TRỊNH THỊ DUNG
(Thích Đàm Thanh)

BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
QUA HÌNH TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

TRỊNH THỊ DUNG
(Thích Đàm Thanh)

BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
QUA HÌNH TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Quốc Tuấn


Hà Nội - 2010


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo có mặt tại Việt Nam hơn 2000 năm dù trải qua nhiều thời
kỳ biến động và thăng trầm lịch sử nhưng nó đã được khẳng định như một
thành tố không thể tách rời của văn hóa dân tộc. Khi vào nước ta, Phật
giáo, do bản chất nhân văn cao độ, với tư tưởng truyền giáo “tùy duyên bất
biến”, “khế cơ khế lý” đã được nhân dân Việt Nam chấp nhận và phát triển
ngày một rộng rãi, từ yếu tố ngoại lai trở thành bản địa, từ cái xa lạ thành
cái thân thuộc với mọi người. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình
truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, góp phần quan trọng trong việc
xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống
của nhân dân.
Tuy nhiên, mặc dù tiếp nhận, hòa nhập vào đời sống văn hóa tinh
thần và tâm linh của người Việt Nam, nhưng ngay từ rất sớm, Phật giáo ở
Việt Nam đã tạo nên một bản sắc khác với Phật giáo ở các nước phương
Đông xung quanh, mang đậm sắc thái dân tộc tính Việt Nam, gắn bó với
cuộc đời mỗi con người, tạo ra những yếu tố tích cực trong phong cách
riêng của nền văn minh nông nghiệp Việt Nam: nền văn minh lúa nước.
Trong nền văn minh đó, vai trò của người phụ nữ là điều không thể bác bỏ
và được đề cao ngay cả trên bình diện tâm linh.
Vì vậy, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo cũng đề cao người phụ
nữ. Đây chính là nét khác biệt của Phật giáo Việt Nam so với các nước có
truyền thống Phật giáo khác. Điều này được thể hiện trước hết qua hình
tượng Man Nương trong câu chuyện sản sinh ra Phật điện Tứ pháp thờ bốn
“bà” Phật: “Pháp Vân Phật, Pháp Vũ Phật, Pháp Lôi Phật, Pháp Điện Phật.

Là Phật chứ không là Bồ Tát. Cũng như sau đó Ỷ Lan cũng được phong


2

Quan Âm Phật. Và một phụ nữ khác cũng nghiễm nhiên vào chùa chiếm
một gian thờ riêng: Mẫu. Thờ Quan Âm tại gia rất phổ biến” [29; 792].
Pháp Vân tục gọi là Bà Dâu, Pháp Vũ tục gọi là Bà Đậu, Pháp Lôi tục gọi
là Bà Tướng, Pháp Điện tục gọi là Bà Dàn. Từ “Bà” trong bốn cặp từ này
trong tiếng Việt xưa có nghĩa là “Thần, Nữ Thần”. Nó đăng đối với từ
“Ông” để chỉ Nam Thần (Chẳng hạn như Ông Đùng Bà Đà, cặp đôi khởi
nguyên theo tàn tích thần thoại cổ của người Việt ta).
Như vậy, có thể thấy rằng nếu như ở nguyên gốc, các vị Phật Ấn Độ
thường mang tính “nam, đàn ông”, thì khi du nhập Việt Nam, Phật giáo
Việt Nam hình thành cả “Ông Phật" và “Bà Phật”. Rõ nhất là trong hình
tượng Quán Thế Âm Bồ tát, từ nguyên gốc Ấn Độ đã trở thành Quan Âm
Bồ tát, thành Phật bà Quan Âm, trong đó người Việt Nam lại còn tạo thêm
Phật bà cho riêng mình như Quan Âm Thị Kính chẳng hạn.
Nghiên cứu đề tài “Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt
Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm” nhằm khẳng định nét đặc sắc,
tiêu biểu và khác biệt của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản.., thấy được sự hội nhập của Phật giáo với văn hóa dân tộc.
Khẳng định “cái riêng” của Phật giáo Việt cũng chính là thể hiện “cái
riêng” của nền văn hóa Việt Nam. Đó cũng là một thành phần quan trọng
trong tiến trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo
đúng tinh thần của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: “Mọi hoạt động
văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”[17; 110].
2. Tình hình nghiên cứu
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới và Việt Nam

nên luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nước. Có thể kể đến các công trình khoa học trong nước tiêu biểu


3

như: Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận” (2 tập); Thích Mật
Thể với “Việt Nam Phật giáo sử lược”, Lê Mạnh Thát với “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam” (mới chỉ xuất bản 3 tập); Viện Triết học với “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nguyễn Duy Hinh với “Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam”; “Triết học Phật giáo Việt Nam”; hay Viện
Khoa học xã hội - Viện Nghiên cứu Tôn giáo với “Phật giáo với văn hóa xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Nguyễn Hồng
Dương và Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên…
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí trên các tạp chí chuyên nghiên
cứu về Phật học như: Tạp chí Khuông Việt; Tạp chí Giác Ngộ, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo… đề cập đến học thuật
Phật học, vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội nhân loại nói chung,
Việt Nam nói riêng.
Nghiên cứu về Phật giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam có thể kể đến
các bài báo tiêu biểu như: “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào
nền văn hóa Việt Nam” của Minh Chi trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
4 năm 2004; Vũ Khiêu với “Triết học và nghệ thuật Việt Nam trong quá
trình tiếp thu tư tưởng Phật giáo” trên Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 52006; Trần Văn Bình với “Tìm hiểu những đặc trưng của Phật giáo trong
quá trình hội nhập với văn hóa Việt Nam ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật
học…v.v.v
Nghiên cứu về Quan Âm có một số công trình, bài báo như: “Ý nghĩa
biểu trưng tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay” của tác giả Thái
Nam Thắng đăng trên Tạp chí Văn hóa Phật giáo; “Hình tượng Đức Quan
Âm trong lòng người dân Việt” của tác giả Ommani Padmehum đăng trong
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 - 2003; Tác giả Trang Thanh Hiền với



4

“Hình tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở Việt Nam”, Nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin năm 2005;…
Đặc biệt đầy đủ hơn cả là công trình “Bồ tát Quan Thế Âm trong các
chùa vùng đồng bằng sông Hồng” do Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo ấn hành năm 2004. Đây là công trình
nghiên cứu đề cập đến các vấn đề: Bồ tát Quán Thế Âm - Lịch sử nghiên
cứu vấn đề; Kinh bản về Bồ Tát Quan Thế Âm và cách tụng; Bồ tát Quán
Thế Âm trong đời sống tâm linh của người Việt; Chùa Hương - Điểm hẹn
của các cuộc hành hương về chốn tổ; Đi tìm mô thức tượng Quan Âm của
người Việt; Bồ Tát Quan Thế Âm: Nội hàm và nghệ thuật. Nhìn chung,
công trình này nghiên cứu khá đầy đủ về lịch sử, vai trò của Quan Âm
trong kinh điển Phật giáo, các hình tướng của Quan Âm và một số mô thức
tượng Quan Âm của người Việt. Đây là công trình nghiên cứu được giới
học thuật đánh giá cao.
Tuy nhiên, những công trình trên chỉ nghiên cứu về lịch sử, lai lịch
và các thần tướng của Quan Thế Âm hoặc các kiểu tượng Quan Âm trong
kinh điển Phật giáo và kiểu tượng Quan Âm Việt Nam mà chưa công trình
nào nghiên cứu chuyên biệt về biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt
Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm. Có một số công trình nghiên cứu,
bài báo trên các tạp chí có đề cập tới vấn đề nhưng chỉ đứng trên phương
diện, góc độ tiếp cận là hội nhập giữa Phật giáo với văn hóa dân tộc, chưa
trình bày một cách chi tiết và diễn biến liên tục về biểu hiện của yếu tố nữ
trong Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm để thấy được
nét riêng, “tính trội” của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam, thấy được
một trong những nhân tố quan trong góp phần tạo nên nét đặc sắc của Phật
giáo Việt Nam.



5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn tìm hiểu biểu hiện của yếu tố nữ
trong Phật giáo Việt Nam thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm. Qua đó
thấy được một trong những yếu tố cơ bản nhất tạo nên Phật giáo Việt Nam
mang đậm tính chất văn hóa Việt Nam - tính trội của yếu tố nữ. Khẳng định
những giá trị văn hóa khác biệt của Phật giáo Việt Nam với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có
nhiệm vụ:
Thứ nhất: Luận văn phân tích một số vấn đề lý luận chung về Phật bà
Quan Âm và Phật giáo Việt Nam .
Thứ hai: Phân tích những biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo
Việt Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên các lĩnh vực tư tưởng, văn
học, nghệ thuật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo
Việt Nam thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những biểu hiện của
yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên
một số lĩnh vực tiêu biểu như: tư tưởng, văn học, nghệ thuật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng các
nguyên lý, quan điểm mác xít như: quan điểm duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử.



6

Luận văn kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước về Phật giáo và hình tượng Phật bà Quan Âm trong Phật
giáo Việt Nam .
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp
chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
yếu sử dụng phương pháp thống nhất giữa lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, đối chiếu và so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích tổng quan chung về Phật giáo, quá trình du nhập
và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, những biểu hiện của yếu tố nữ trong
Phật giáo Việt Nam thông qua hình tượng Phật bà Quan Âm trên một số
lĩnh vực tiêu biểu như: tư tưởng, văn học, nghệ thuật. Luận văn cũng chỉ ra
một trong những đặc trưng tiêu biểu góp phần tạo nên sự khác biệt giữa
Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích
những biểu hiện của yếu tố nữ trong Phật giáo Việt Nam thông qua hình
tượng Phật bà Quan Âm trên một số lĩnh vực cụ thể: tư tưởng, văn học,
nghệ thuật một cách có hệ thống.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,
cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.


7


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT BÀ QUAN ÂM
VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo Việt Nam
1.1.1. Quá trình du nhập - phát triển của Phật giáo Việt Nam
Theo đường biển, các vị sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu
công nguyên [53;23]. Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một
trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, với hoạt động truyền giáo của
Khâu-đà-la (Ksudra, đến Luy Lâu trong khoảng các năm 168-189), đã xuất
hiện truyền thuyết Phật giáo Việt Nam đầu tiên với Thạch Quang Phật
và Man Nương Phật Mẫu [66;45-53].
Từ trung tâm Phật giáo Luy Lâu, đã có những vị sư Ấn Độ như MaHa-Kỳ-Vực (Mahajivaka) hoặc những người như Khương Tăng Hội
(nguồn gốc Trung Á), sau khi xuất gia tu hành theo Phật giáo, đã đi sâu vào
lãnh thổ Trung Hoa truyền đạo. Một trong những người được Khương
Tăng Hội truyền đạo chính là Ngô Tôn Quyền. Có nhiều khả năng là từ
Luy Lâu, Phật giáo đã truyền sang Bành Thành (kinh đô của nước Sở ở hạ
lưu sông Trường Giang thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), rồi từ Bành Thành
đến Lạc Dương (kinh đô nhà Đông Hán xây dựng trên bờ sông Lạc, phía
Nam sông Hoàng Hà, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay), tạo nên ba trung tâm
Phật giáo lớn của đế chế Hán đầu công nguyên [66;27-28]. Sau này, có lần
khi trả lời vua Lương Vũ Đế về tình hình Phật giáo xứ Giao Châu, nhà sư
Trung Quốc Đàm Thiên (người gốc Trung Á) đã tâu rằng: “Xứ Giao Châu
có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa
phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu hơn 20 Bảo tháp, độ
được hơn 500 vị Tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo


8


Phật trước ta” (chuyện này được Quốc sư Thông Biện thuật lại cho Thái
hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) nghe khi bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật Việt Nam
vào dịp các cao Tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (ngày nay là
chùa Trấn Quốc, Thăng Long) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096). Đến thời
Tam Quốc, mẹ Ngô Tôn Quyền là Ngô Quốc Thái từng cho mời các nhà sư
từ Luy Lâu sang Kiến Nghiệp (thủ phủ nước Ngô) thuyết giảng.
Tại Giao Châu, một người Trung Hoa tên là Mâu Bác (sinh khoảng
165-170) theo mẹ chạy tới đây lánh nạn, sau khi tiếp xúc với Phật giáo đã
bỏ đạo Nho, đạo Lão mà tu theo đạo Phật. Cuốn sách Lý hoặc Luận (bàn
luận về cách xử lý những điều còn lầm lẫn, mê hoặc) do ông viết tại Giao
Châu đã trở thành cuốn sách đầu tiên giới thiệu về Phật giáo bằng tiếng
Hán. Sách viết dạng Hỏi - Đáp gồm 37 câu, nội dung cho thấy rõ Phật giáo
đã du nhập vào Giao Châu trực tiếp từ Ấn Độ nên có cách trang phục, giao
tiếp khác hẳn, khiến cho người Trung Hoa thắc mắc (như Tăng sĩ Giao Châu
mặc áo cà sa đỏ, khi giao tiếp không quỳ), và tác giả đã có cái nhìn khách
quan trong việc đánh giá quan hệ của văn hóa Trung Hoa với các dân tộc
xung quanh. “Điều 14 hỏi đáp, so sánh Phật giáo với Khổng giáo, biện bác
về Di Địch và Chư Hạ”. [29;210]. Chẳng hạn, câu hỏi số 14 nêu: “Tôi nghe
dùng người Hạ (= Trung Hoa) để cải hóa giống người Di, Địch, chứ chưa
từng nghe dùng người Di, Địch để cải hóa người Hạ bao giờ?”. Tác giả trả
lời: Vì không đi đâu không biết nên tự cho mình là nhất thiên hạ, “cũng
giống như một người chỉ mới thấy sông suối mà chưa thấy biển, mới thấy
ánh sáng đuốc mà chưa thấy ánh mặt trời”. “Đạo Phật giống như mặt trời;
Khổng, Lão chỉ là ngọn đuốc”. Cũng do Phật giáo đã được truyền bá trực
tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên nên từ “Buddha”
(bậc Giác ngộ) đã được phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn sang tiếng Việt
thành Bụt. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam



9

tông, và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt được hình
dung như một vị thần dân dã toàn năng có mặt ở khắp nơi, luôn sẵn sàng
xuất hiện để cứu giúp dân lành và trừng trị kẻ xấu. Sau này, đến thế kỷ IV-V
lại có thêm luồng ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn
vào. Chẳng mấy chốc, nó đã lấn át và thay thế luồng Nam Tông có từ trước đó.
Từ “Buddha” từ tiếng Phạn nhập vào tiếng Hán được phiên âm thành Phật Đà,
Phật Đồ; Rồi Phật Đà, Phật Đồ vào tiếng Việt dần dần rút gọn lại còn Phật, từ
đây từ “Phật” dần dần thay thế hẳn cho từ “Bụt”. Từ Bụt với nghĩa là
“Người sáng lập ra Phật giáo” chỉ còn giới hạn trong các thành ngữ, tục
ngữ mà nghĩa của nó đã trở thành cố định (Ví dụ: Gần chùa gọi Bụt bằng
anh). Trong ngôn ngữ thường ngày “Bụt” được chuyển nghĩa thành “ông
Tiên”; ông Bụt hiền từ là nhân vật phổ biến trong các truyện dân gian Việt
Nam (Như truyện Tấm Cám).
Từ thế kỷ thứ 6, theo Thiền Uyển Tập Anh, cuốn sử Phật giáo cổ xưa
nhất hiện được biết, đã có sự du nhập các truyền phái Phật giáo từ Trung
Hoa vào Việt Nam (Giao Châu) mang dấu ấn của Mật tông, Tịnh độ tông
và Thiền tông Trung Quốc. Thiền tông là tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn
Độ Bồ-đề-đạt-ma (Boddhidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế
kỷ VI. “Thiền” (rút gọn của Thiền-na), là dạng phiên âm của Dhyana (tiếng
Sanscrit có nghĩa là “tĩnh tâm”), chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ
(thiền) để tự mình tìm ra chân lý của đạo Phật. Tu theo Thiền tông đòi hỏi
phải dành toàn bộ thời gian công sức và phải có khả năng trí tuệ, những
người bình dân khả năng trí tuệ hạn chế và còn phải lo cơm áo gạo tiền nên
khó lòng có thể tu theo Thiền tông được. Do vậy, Thiền tông chủ yếu chỉ
phổ biến ở tầng lớp trí thức và giai cấp thượng lưu, cũng chính nhờ họ có
điều kiện ghi chép lại mà nay, trong số ba truyền phái Phật giáo Đại thừa ở
Việt Nam ta biết được về lịch sử Thiền tông ở Việt Nam rõ ràng hơn cả.



10

Truyền phái thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam là do nhà sư
Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, đi qua Trung
Hoa, được Tổ thứ ba Thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán khuyên nên “mau
đi về phương Nam mà tiếp xúc với thiên hạ”. Ông đến Việt Nam vào năm
580, tu ở chùa Pháp Vân, tục gọi là chùa Dâu và truyền cho Tổ thứ hai là
Pháp Hiền. Dòng Thiền này truyền được 19 thế hệ.
Truyền phái thứ hai do một người ở Quảng Châu (Trung Quốc) có
đạo hiệu là Vô Ngôn Thông lập ra. Ông đến Việt Nam vào năm 820, tu ở
chùa Kiến Sơ (làng Phù Đổng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Người
kế nghiệp ông là Cảm Thành. Dòng Thiền này truyền được 17 đời.
Truyền phái thứ ba ở thời Lý, có nhà sư Thảo Đường (người Trung
Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông (ở
ngôi 1054-1072) giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tràng tại chùa
Khai Quốc (Thăng Long) vào năm 1069. Đệ tử theo học rất đông, trong số
đó có cả chính vua Lý Thánh Tông, truyền được 6 đời.
Thời Trần có vua Trần Nhân Tông (sinh năm 1258, ở ngôi từ 12791293, mất năm 1308), Người từng nghiên cứu Phật pháp dưới sự hướng
dẫn của Thiền sư lỗi lạc Tuệ Trung Thượng Sĩ (Tuệ Trung Thượng Sĩ tên
thật là Trần Tung, là con Trần Liễu, bác của Trần Nhân Tông). Sau khi
xuất gia vào năm 1299, đã lên tu ở trên núi Yên Tử (huyện Đông Triều,
Quảng Ninh) và tại đây lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Các sư Pháp Loa và
Huyền Quang là Tổ thứ hai và thứ ba của phái này. Với việc lập ra phái
Trúc Lâm, thực chất là Trần Nhân Tông đã thống nhất được các truyền phái
tồn tại trước đó và thống nhất toàn bộ các giáo nghĩa và truyền phái Phật
giáo Việt Nam về một mối.
Những giai đoạn sau này còn tiếp tục xuất hiện thêm một số thiền phái
khác như phái Tào Động thời Trịnh - Nguyễn, phái Liên Tôn (thế kỷ XVII-



11

XIX) có trụ sở ở chùa Bà Đá và chùa Liên Phái (Hà Nội), phái Liễu Quán phổ
biến ở miền Trung vào thế kỷ XVII-XVIII, phái Lâm Tế xuất hiện ở miền
Trung vào thời Nguyễn và rất phổ biến ở miền Nam sau này.
Phật giáo Việt Nam từ thời đại nhà Lý, Trần rất đề cao phạm trù Tâm:
Phật tại tâm, tâm là Niết Bàn, tâm tứ Phật Phật. Quốc sư núi Yên Tử nói với
Trần Thái Tông: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng
suốt ấy là chân Phật”. Trần Nhân Tông viết:
“Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa,
Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền”.
Khác với Thiền tông, Tịnh độ tông chủ trương phải dựa vào tha lực
(sự giúp đỡ từ bên ngoài). Thực ra thì Thiền tông hay Tịnh độ tông cũng
chỉ là những biện pháp tu thích hợp cho những đối tượng khác nhau và đều
từ Đức Phật mà ra: Bản thân Phật Thích Ca đã nhờ tự lực suy nghĩ mà giác
ngộ; nhưng để mọi người cùng giác ngộ thì cần phải hết sức giúp đỡ họ. Sự
giúp đỡ từ bên ngoài này rất quan trọng, Phật Thích Ca có lần thuyết giảng
rằng: “Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm,
nhưng một hòn đá dù to đến mấy nếu đặt trên bè thì nó vẫn nổi”. Thiền
tông là phái dành cho những người có trình độ cao, có khả năng và điều
kiện tự tu tự chứng.
Còn Tịnh Độ tông là phái dành cho giới bình dân cần được giúp đỡ
để tu. Sự giúp đỡ từ bên ngoài cho tín đồ Tịnh Độ tông là gợi cho họ hy
vọng về một cõi Niết Bàn cụ thể gọi là cõi Tịnh Độ (yên tĩnh, trong sáng),
được hình dung như một nơi cực lạc, nơi này do Đức Phật A Di Đà (A Di
Đà là tên phiên âm từ tiếng Phạn Amitabha nghĩa là “Vô lượng quang”) cai
quản. Người mà theo kinh Phật, đã xuất hiện từ vô số kiếp về trước. Sự giúp
đỡ còn thực hiện thông qua việc bản thân họ cần thường xuyên đi chùa dâng
hương hoa trước tượng Phật, thường xuyên tụng niệm danh hiệu Phật A Di



12

Đà. Hình dung cụ thể về Niết bàn là để có đích mà hướng tới. Dâng hương
hoa trước tượng Phật và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ đến những
lời dạy của Ngài mà ráng sức làm theo. Hòa thượng Thích Thanh Từ giải
thích: “Mục đích đi chùa không phải để cúng lạy, mà để học hỏi chính pháp,
tập tu đức hạnh... Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban
ân, chỉ vì quý kính... Lạy Phật để thấy mình còn thấp nhỏ..., Quý kính gương
cao cả của Phật để mình noi theo”[54;370-373]. Nói theo, làm theo Phật thì
chính là đã thành Phật, đã đạt đến Niết Bàn ngay ở cõi nhân gian này rồi.
Vai trò “công cụ” này của tượng Phật, của tên Phật,… được người Việt Nam
nhận thức khá rõ. Nói về tượng Phật, tục ngữ Việt Nam có câu: “Để là hòn
đất, cất lên ông Bụt”. Nhờ cách thức tu đơn giản như vậy, Tịnh độ tông là
tông phái phổ biến khắp Việt Nam. Đi đâu ta cũng gặp người dân tụng
niệm câu: “Nam mô A Di Đà Phật” (nghĩa là nguyện quy theo Đức Phật A
Di Đà). Tượng A Di Đà cũng là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và đã xuất
hiện từ rất lâu đời.
Trong khi đó, Mật tông chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí
(bí mật) như dùng linh phù, mật chú, ấn khuyết… để mau chóng đạt đến
giác ngộ và giải thoát. Tương truyền Mật giáo (Tantrism) do Đức Phật Đại
Nhật (Mahavairocana) chủ xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là Kinh
Đại Nhật và Kinh Kim Cương. Vào Việt Nam, Mật tông không còn tồn tại
độc lập như một “tông phái” riêng mà dường như nhanh chóng tìm được vị
trí đồng hành cùng với tín ngưỡng truyền thống, hay về sau lại thu nạp một
số phương pháp tâm linh khác như hầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trừ tà
ma, chữa bệnh…
Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo
đã phổ biến rộng khắp. Nội một việc là Lý Bí sau khi đánh đuổi quân nhà

Lương, lên ngôi xưng là Lý Nam Đế vào năm 544, đã cho dựng chùa Khai


13

Quốc (tiền thân của chùa Trấn Quốc, Hà Nội), đồng thời một người trong
họ và là tướng của Lý Nam Đế có tên là Lý Phật Tử… cũng cho thấy ảnh
hưởng của Phật giáo thời này như thế nào. Các vua Đường từng nhiều lần
mời các nhà sư An Nam sang kinh đô Trung Hoa thuyết pháp giảng kinh.
Sách vở Trung Hoa viết khá nhiều về Phật giáo Giao Châu thời kỳ này.
Nhiều quan lại và sĩ phu Trung Hoa đến trị nhậm và thăm thú chùa Việt
Nam đã làm thơ ca ngợi các nhà sư ở đây. Các cao tăng Giao Châu được
mời sang kinh đô Trung Hoa thuyết pháp cũng được vua chúa và các thi sĩ
Trung Hoa hết sức mến mộ. Thi sĩ Dương Cự Nguyên có bài Tống Phụng
Đình Pháp Sư Quy An Nam (tiễn Pháp sư Phụng Đình về An Nam), lời lẽ
rất chân thành tha thiết. Thi sĩ Cổ Đào trong bài thơ Tống An Nam Duy
Giám Pháp Sư (Tiễn Pháp sư Duy Giám người An Nam) có đoạn cho thấy
nhà sư Việt Nam đã giảng kinh riêng cho vua nghe:
"Giảng kinh xuân điện lý,
Hoa nhiễu ngự sàng phi,
Nam Hải kỷ hồi quá,
Cựu sơn lâm lão quy.
Dịch:
Giảng kinh trong xuân điện,
Hoa thơm quấn giường vua,
Đường Nam hải lỗi cũ,
Trở về ngọn núi xưa" [76;391-369].
Đến thời Lý-Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển đến mức cực thịnh.
Vào thời Trần, nhà nho Lê Quát, học trò của Chu Văn An, đã từng lấy làm
tức giận vì thấy dân ít theo Nho mà toàn theo Phật: “Phật chỉ lấy điều làm

phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy? Trên là


14

Vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về việc Phật thì hết cả
gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền của để làm chùa, xây tháp
thì hớn hở vui vẻ, như trong tay đã cầm được cái biên lai để ngày sau đi
nhận số tiền trả báo lại. Cho nên, trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ,
đường cùng, ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin; hễ chỗ nào
có nhà ở thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”[54;24].
Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được
xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích (Tiên Sơn, Bắc Ninh),
chùa Dạm (Quế Võ, Bắc Ninh), chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột, Thăng
Long), chùa Phổ Minh (xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định), chùa Bối
Khê (Thanh Oai, Hà Tây), chùa Trăm Gian (tên chữ là chùa Quảng
Nghiêm, Hoài Đức, Hà Tây), chùa Hương Lãng (Văn Lâm, Hưng Yên,
năm 1954 đã bị Pháp phá hủy hoàn toàn), chùa Thái Lạc (tên chữ là chùa
Pháp Vân, Mỹ Văn, Hưng Yên), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng
Ninh), hệ thống chùa Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), tháp Bình Sơn ở
chùa Vĩnh Khánh (tức chùa Then, Lập Thạch, Vĩnh Phúc),…
Khâm phục những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời LýTrần, sách vở Trung Hoa thời Minh truyền tụng rất nhiều về bốn công trình
nghệ thuật lớn của Đại Việt mà họ gọi là “An Nam tứ đại khí”. Bốn công
trình nghệ thuật lớn đó là:
Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm: Chùa Quỳnh Lâm ở huyện Đông
Triều (Quảng Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di
Lặc đúc bằng đồng mà theo văn bia nay vẫn còn giữ được, trong chùa thì
tượng cao 6 trượng (khoảng 24m) đặt trong một toà điện Phật cao 7 trượng
(khoảng 30m). Đứng từ bến đò Đông Triều cách xa 10 dặm, vẫn nhìn thấy
nóc điện.



15

Tháp Báo Thiên: Tên chữ là “Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp”, là
một công trình kiến trúc đồ sộ do vua Lý Thánh Tông cho xây dựng ở
Thăng Long (cùng với chùa Báo Ân) vào năm 1057, sau khi đại thắng quân
Tống lễ tạ ơn trời Phật. Tháp tọa lạc trên gò bên bờ phía Tây hồ Lục Thủy
(tức Hồ Gươm, Hà Nội ngày nay). Tháp được xây bằng đá, riêng một số
tầng trên và chóp tháp được đúc bằng đồng. Theo Việt Sử Lược, tháp gồm
30 tầng, cao vài chục trượng (khoảng gần 70m). Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
cho biết tháp Báo Thiên tồn tại 325 năm, đến năm 1322 thì bị sét đánh sạt
mất góc phía Đông của hai tầng tháp đồng trên cùng. Nhiều sử sách đã ca
ngợi về sự to lớn vượt bậc của công trình có một không hai này. Nhà thơ
danh tiếng đời Trần là Phạm Sư Mạnh đã làm bài thơ chữ Hán ca ngợi tháp
như sau (trích dịch):
Trấn áp Đông Tây vững đế kỳ,
Vọt cao một tháp đứng uy nghi,
Cột chống trời Nam, sông núi lặng,
Tháp vững bao đời vẫn chẳng suy,
Gió thổi, chuông ngân, vang ứng đáp,
Đêm sao, đèn đuốc, ánh lưu ly…
Năm 1414 giặc Minh bị Lê Lợi vây hãm trong thành Đông Quan, đã
phá các tầng trên của Tháp để lấy đồng đúc súng đạn. Đến năm 1434, vua Lê
Thái Tông đã cho chọn thợ khéo sửa chữa. Tháp và chùa Báo Thiên đã tiếp
tục tồn tại 9 thế kỷ. Năm 1884, sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2, Pháp
đã cho phá tháp và chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Josep (tức nhà thờ lớn
Hà Nội ngày nay).
Chuông Quy Điền: Để tôn tạo chùa Diên Hựu, năm 1101, vua Lý
Nhân Tông cho xuất kho hàng vạn kilôgam đồng để đúc chuông và dự định



16

treo nó tại khuôn viên chùa, trong một tòa tháp chuông (phương đình) bằng
đá xanh cao 8 trượng (khoảng 32m). Chuông sau khi đúc xong quá to:
tương truyền miệng chuông có đường kính 1,5 trượng (khoảng 6m), cao 3
trượng (khoảng 12m), nặng tới vài vạn cân. Bởi vậy, mà không treo lên nổi
nên đành phải để ở ngoài ruộng. Mùa nước ngập, rùa bò ra bò vào nên dân
gian gọi là chuông Quy Điền, có nghĩa là “Ruộng Rùa”. Quả chuông này
đã bị giặc Minh phá hủy để lấy đồng đúc súng đạn vào năm 1414.
Vạc Phổ Minh: Đúc bằng đồng vào đời Trần Nhân Tông (12791293), đặt tại sân chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại
thành Nam Định). Vạc sâu 4 thước (khoảng 1,6m), rộng 10 thước (khoảng
4m), nặng trên 7 tấn. Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng:
trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay trước sân chùa
Phổ Minh vẫn còn ba trụ đá kê chân vạc.
Sang thời Lê, Mạc nhà nước đề cao Nho giáo, Phật giáo dần dần mất
đi vai trò ưu trội, nhưng không vì thế mà bi suy thoái. Nhìn tình hình trong
cả nước, kể cả lúc chia thành Đàng Ngoài và Đàng Trong, thì Phật giáo vẫn
có một vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là Phật giáo ở Đàng Trong
lại có những bước phát triển vượt bậc, có những đột phá mới trên các vùng
đất mới thu về. Thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã rất quan tâm chấn hưng
Phật giáo, xuống chiếu chỉnh đốn việc xây cất chùa, cho xây các chùa lớn
đẹp, chọn các Tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song vì vua
mất sớm nên việc này ít thu được kết quả[39;142]. Đến thời Nguyễn, đối
với các vua đầu triều vẫn coi trọng Phật giáo, xã hội lại càng như vậy,
nhưng vì nửa cuối triều Nguyễn đất nước rơi vào cảnh nô lệ của thực dân
Pháp, Phật giáo cũng chịu chung số phận cùng dân tộc, nó bị suy thoái trầm
trọng, nhất là ở những nơi thực dân chiếm đóng và dung dưỡng Công giáo.
Tuy nhiên, Phật giáo không vì thế mà trút hơi thở cuối cùng, nó vẫn được



17

các vị cao tăng và nhân dân dung dưỡng, duy trì và chuẩn bị cho công cuộc
chấn hưng vào thế kỷ XX.
Đầu thế kỷ XX, đứng trước trào lưu Âu hóa và những biến động về
mọi mặt của đất nước do sự giao lưu với phương Tây mang lại, phong trào
chấn hưng Phật giáo được dấy lên, khởi đầu từ mảnh đất Nam Bộ và Sài
Gòn - Gia Định, với vai trò quan trọng nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu,
rồi sau đó lan ra cả nước. Vào những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam Kỳ,
Trung Kỳ và Bắc Kỳ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng. Các
cuộc tranh luận về tư tưởng Phật giáo về những vấn đề chính ở thời kỳ này
là: thái độ Phật tử là xuất thế hay nhập thế, Phật giáo là vô thần hay hữu
thần, có linh hồn hay không và quan hệ của nó với thể xác như thế nào?...
đã diễn ra trên báo chí hết sức sôi nổi. Đỉnh cao của phong trào chấn hưng
Phật giáo là sự thành lập Tổng Liên hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 tại
chùa Từ Đàm, thống nhất Phật giáo Việt Nam trong mái nhà chung lần đầu
tiên dưới một hình thái tổ chức mới, rất khác với truyền thống trước đó.
Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất, có số
lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam. Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính
phủ thì số lượng tín đồ Phật tử xuất gia và tại gia thường xuyên đến chùa
tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, còn số chịu ảnh hưởng của
Phật giáo khoảng vài chục triệu người[2;105].
Đạo Phật gần gũi và thân thiết với người Việt Nam đến nỗi dường
như một người Việt Nam bất kỳ, nếu không theo một tôn giáo nào khác thì
ắt là theo Phật hoặc chí ít cũng là có cảm tình với đạo Phật. Pho tượng
đồng lớn nhất được đúc trong thời hiện đại cũng là tượng Phật - đó là pho
tượng Phật A Di Đà cao 4m, trọng lượng tính cả tòa sen là 14 tấn, do
phường đúc đồng Ngũ Xã thực hiện trong 3 năm 1949-1952 hiện đặt tại

chùa Thần Quang ở làng Ngũ Xã (Hà Nội). Ảnh hưởng của đạo Phật


18

thường trực tới mức cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình
công cộng quan trọng ở mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu lỡ độ đường đều
có thể ghé vào chùa xin ăn hoặc xin nghỉ tạm qua đêm. Thành ngữ "của
chùa" có nghĩa là “của công”. Từ đó mà sinh ra các lối nói: Làm chùa
(không được trả công); ăn chùa, học chùa (không trả tiền)… Người Việt
Nam nhìn thấy cái gì cũng có thể liên tưởng đến Bụt, Phật: Người hiền lành
thì ví là "hiền như Bụt", chỗ trơn nhẵn thì ví là "nhẵn như đít Bụt", một loại
cây mọc ven hồ ao có rễ dài rủ xuống trông giống tượng Phật được đặt tên là
cây Bụt mọc, một loại trái cây hiếm quý đuôi tẽ làm nhiều nhánh múp míp
được đặt tên là quả Phật thủ…
1.1.2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất
của Phật giáo Việt Nam .
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng
truyền thống của dân tộc. Do vậy, đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với
chúng. Hệ thống chùa “Tứ pháp” tuy gọi là “chùa”, nhưng thực ra vẫn xuất
phát từ những đền thờ các vị thần tự nhiên truyền thống Mây-Mưa-SấmChớp và thờ đá. Về sau, lối kiến trúc phổ biến của chùa chiền Việt Nam là
kết hợp giữa thờ Phật và thờ Thần với việc đưa các Thần, các Thánh, các
Mẫu, các vị Thành Hoàng thổ địa, các anh hùng dân tộc… vào thờ ở trong
chùa. Ngày nay, chùa thờ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hậu Tổ [32;176]. Hầu
như không chùa nào là không để bia ký hậu, bát nhang cho các vong hồn đã
khuất.
Phật giáo Việt Nam là sự tổng hợp của các tông phái với
nhau. Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy
Thiền tông có chủ trương bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các Thiền

sư đã để lại khá nhiều trước tác có giá trị. Dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi


19

thì pha trộn với Mật giáo. Nhiều Thiền sư, nhất là những vị sống vào thời
Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không… đều nổi tiếng là
giỏi pháp thuật, có tài thần thông biến hóa. Phật giáo Việt Nam cũng dung
hợp chặt chẽ con đường giải thoát bằng tự lực với con đường giải thoát
bằng tha lực phối hợp Thiền tông với Tịnh Độ tông (niệm Phật A Di Đà và
cầu Bồ Tát cứu vớt).
Chùa miền Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy
chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau. Riêng
tượng Phật Thích Ca sơ sinh (thường gọi là Cửu Long, do tích khi sinh có 9
con rồng đến phun nước cho Ngài tắm). Tuyết Sơn (Thích Ca thời kỳ tu
khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn), Thích Ca đang thuyết pháp, Thích Ca ngồi tòa
sen (tượng phổ biến nhất) và Thích Ca nhập Niết bàn (lúc sắp mất).
Ở phía Nam, đã xuất hiện một hệ phái Phật giáo trộn lẫn Bắc tông và
Nam tông là Khất sĩ.
Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với cả các tôn giáo khác: Phật
với Nho, với Đạo. Kết hợp chặt chẽ việc Đạo với việc Đời. Tuy là tôn giáo
xuất thế, nhưng ở Việt Nam, Phật giáo lại rất nhập thế: Các cao Tăng
thường được triều đình mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ
trọng. Năm 971, vua Đinh phong cho Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu
làm Tăng thống. Thời Tiền Lê, đại sư Không Việt và pháp sư Đỗ Thuận
được giao việc tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất binh đánh quân Tống
xâm lược, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến sư Vạn Hạnh. Thời Lý, Thiền sư
Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lý Thái Tổ. Bài kệ của vua
Lý Nhân Tông truy tán sư Vạn Hạnh viết:
“Học rộng lầu ba cõi,

Lời in tiếng sấm ca.
Quê làng tên Cổ Pháp,
Dựng gậy vững kinh vua”


20

Cũng trong thời Lý, các nhà sư Đa Bảo, Viên Thông… đều tham gia
chính sự, sự gắn bó giữa Đạo với Đời mật thiết tới mức không chỉ có các nhà
sư tham gia vào chính sự mà vào các thời Lý còn có khá nhiều vua quan quý
tộc đi tu (đặc biệt là ở Thiền phái Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử). Trong
sáu thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới chín người là vua quan
đương nhiệm (Các vua là đệ tử phái Thảo Đường gồm: Lý Thánh Tông (ở
ngôi 1054-1072), Lý Anh Tông (ở ngôi 1138-1175), Lý Cao Tông (ở ngôi
1176-1210)).
Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần
lại dựng chiếc vạc đồng lớn tượng trưng cho quyền lực (một trong bốn bảo
vật) của “An Nam Tứ Khí”. Đó là hình ảnh điển hình nhất của sự kết hợp
chặt chẽ giữa vương quyền với thần quyền).
Vẫn với truyền thống gắn bó Đạo với Đời, Phật tử Việt Nam thường
hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội. Đầu thế kỷ XX, Phật tử là lực
lượng rất tích cực trong cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám
tang Phan Chu Trinh. Thời Diệm-Thiệu, Phật tử miền Nam nhiều lần
xuống đường tham gia vào phong trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập
dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử đấu tranh phản đối nền độc tài chuyên
chế của gia đình họ Ngô mà đỉnh cao là vụ Hoà thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu tại Sài Gòn tháng 6-1963.
Đặc tính nổi bật thứ hai của Phật giáo Việt Nam là xu hướng hài
hòa âm dương có phần thiên về nữ tính. Đặc trưng bản chất của văn hóa
nông nghiệp.

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là thượng lưu nhưng vị Phật người
nam giới, sang Việt Nam biến thành Phật ông, Phật bà. Có những chùa
Mường còn giữ những tên gọi rất nguyên sơ: Bụt đực - Bụt cái [3;41]. Phật
bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) trở thành vị thần hộ


21

mệnh của cư dân khắp vùng sông nước vốn là địa bàn của văn hóa Việt
Nam, (nên Phật Bà còn được gọi là “Quan Âm Nam Hải”). Người Việt
Nam còn có những “Phật Bà” riêng của mình, do mình tạo ra như: Đứa con
gái của nàng Man Nương, tương truyền sinh vào ngày 8-4, được xem là
Phật tổ Việt Nam. Bản thân nàng Man Nương thì trở thành Phật Mẫu. Rồi
còn những vị Phật Bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính (Tượng bà trong
các chùa thường gọi là Quan Âm tống tử), Phật Bà chùa Hương (tức bà
Chúa Ba, hay Quan Âm Diệu Thiện). Lại còn rất nhiều các Phật bà, Bồ Tát
bà vô danh như Bà Trắng chùa Dâu. Thậm chí ngay cả Đức Phật Thích Ca
là đàn ông có danh tính hẳn hoi, thân thế hẳn hoi mà trong các bức tranh
dân gian vẫn cứ được hình dung như Phật Bà.
Việt Nam có khá nhiều chùa mang tên các bà: Hệ thống Tứ Pháp với
các chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn có ở nhiều
nơi. Riêng Hà Nội, có sáu chùa mang tên các bà: Chùa Bà Đá (số 3 phố
Nhà Thờ, Hoàn Kiếm), chùa Bà Đanh (khu vực trường Chu Văn An, Ba
Đình), chùa Bà Nành (số 154 Nguyễn Khuyến, Đống Đa), chùa Bà Ngô
(128 Nguyễn Khuyến, Đống Đa), chùa Bà Già (làng Phú Gia, phường Phú
Thượng, Tây Hồ), chùa Bà Móc (27 Nguyễn Thiệp)… Tuyệt đại bộ phận
Phật tử tại gia là các bà “trẻ vui nhà, già vui chùa” là câu tục ngữ nói đến
các bà.
Chùa hoà nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu
tình. Thành ngữ, tục ngữ có các câu như: "Đất vua, chùa làng, phong cảnh

Bụt" hay "vui như chẩy hội chùa"… Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa
chùa rộng mở, cho nên chùa cũng là nơi chở che cho bao đôi gái trai tình
tự: " Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy” (tục
ngữ). Truyện thơ nôm lục bát Phan Trần dài gần nghìn câu kể về mối tình
đắm say của một đôi trai gái dưới mái chùa (thư sinh Phan Tất Chánh với ni


22

cô Trần Kiều Liên, pháp danh Diệu Thường); Mối tình lại được sư cô thông
cảm giúp đỡ. Ca dao Việt Nam có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần, Đàn bà
chớ kể thầy Vân, Thuý Kiều”.
Tính tổng hợp, tính hài hoà âm dương có thiên về nữ tính là những
biểu hiện đa dạng của truyền thống văn hóa nông nghiệp. Bên cạnh đó,
truyền thống văn hóa nông nghiệp còn có tính linh hoạt. Tính linh hoạt này
đã khiến cho khi vào Việt Nam, Phật giáo đã bị Việt Nam hóa một cách
mạnh mẽ.
Ngay khi Phật giáo vừa đặt chân đến Việt Nam, người Việt Nam đã
tạo ra một lịch sử Phật giáo riêng cho mình: Nàng Man, cô gái làng Dâu-Hà
Bắc, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật Mẫu Việt
Nam; đứa con gái của nàng hoá thân vào đá để thành Phật tổ với ngày sinh là
ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thực tế, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức
trung thực hơn là đi chùa: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu
chùa", "Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người"
(ca dao). Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ ông bà hơn là thờ Phật: "Tu
đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu" (ca dao); đồng nhất
cha mẹ với Phật: "Phật trong nhà không thờ, thờ Thích Ca ngoài đường"
(tục ngữ).
Vào Việt Nam, Đức Phật được đồng nhất với những vị vua trong tín

ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người dân (không chỉ Phật
tử) thoát khỏi mọi tai họa: "Nghiêng vai vái Phật, lạy trời, đương cơn hoạn
nạn độ người trầm luân" (ca dao); làm nền mây, mưa, sấm, chớp để mùa
màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ Pháp); ban cho người hiếm muộn có con
(tục đi chùa cầu tự): "Tay bưng quả nếp vô chùa, thắp nhang lạy Phật xin
bùa cho em" (ca dao); ban lộc cho người bình dân để quanh năm làm ăn


23

phát đạt (tục đi chùa lễ Phật và hái lộc vào lúc giao thừa); cứu độ cho người
chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới tụng kinh và làm lễ tiễn đưa
người chết).
Muốn giữ cho Phật giáo ở mãi bên mình, người Việt Nam nhiều khi
phá cả giới luật. Có những địa phương nghèo, do muốn buộc ông sư gắn bó
với làng mình để giữ chùa, cúng lễ, dân làng đã tổ chức cưới vợ cho sư,
khiến cho ngôi chùa trở thành một gia đình [54;66].
Muốn hiểu điều này, không thể dừng lại ở hình thức của sự kiện, mà
đi vào nội dung. Việc các tôn giáo thường cấm kỵ các “cán bộ chuyên
trách” của mình xây dựng gia đình chẳng qua là để nhằm mục đích buộc họ
toàn tâm toàn ý phụng sự việc đưa tôn giáo đến với quần chúng được tốt hơn.
Trường hợp “cưới vợ cho sư” ở đây tuy về hình thức thì trái với giới luật,
nhưng trớ trêu thay, lại chính nhờ vậy mà đạt được mục đích, đúng với nội
dung là giúp dân làng gắn bó hơn với tôn giáo này. Đây chính là một biểu
hiện của tính linh hoạt trong Phật giáo Việt Nam .
Người Việt Nam giao tiếp theo nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn” cho
nên các vị Bồ Tát mà người Việt Nam quý trọng đều được tôn là Phật cả:
Phật Bà Quan Âm (vốn là Bồ Tát), Phật Di Lặc. Tượng Phật Việt Nam
mang dáng dấp hiền hòa của người Việt với những tên gọi rất dân dã: ông
Bụt ốc (tượng Thích Ca tóc trên đầu có hình xoáy trôn ốc), ông nhịn ăn mà

mặc (Ngài Tuyết Sơn gầy ốm), ông nhịn mặc mà ăn (Ngài Di Lặc to béo).
Phật Di Lặc Việt Nam không chỉ độc đáo ở danh hiệu “nhịn mặc mà ăn”
mà còn được hình dung như một người ông hiền từ với đàn trẻ thơ bá vai,
bá cổ. Nhiều pho tượng Phật tạc theo lối ngồi chân co chân duỗi rất giản dị,
thoải mái như tượng Tuyết Sơn, tượng Phật Bà Chùa Hương. Trên đầu Phật
Bà chùa Hương còn lấp ló cả lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam. Hay tượng Bà Chúa Mía (chùa Mía - Hà Nội) mang đậm


×