Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải) : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………….

PHÙNG THỊ HỒNG THẮM

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN
THỜ

ĐỔI MỚI

(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội- 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………….

PHÙNG THỊ HỒNG THẮM

TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÝ HOÀI THU

Hà Nội- 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................8
5. Cấu trúc ..................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG BỐI
CẢNH VĂN HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI ...............................................................11
1.1. Đổi mới tư duy tiểu thuyết.................................................................................11
1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đổi
mới ...........................................................................................................................14
CHƯƠNG 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT ........20
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn .........................................................20
2.1.1. Những vùng quê nghèo khó........ ....................................................................20
2.1.2. Một nông thôn “đất lề quê thói”........ ............................................................25
2.1.3. Những làng quê “đang trải qua khoảnh khắc cuối của đêm dài trước bình
minh” .......................................................................................................................31
2.2. Thế giới nhân vật ..............................................................................................35
2.2.1. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, có mối quan hệ nhiều chiều.............36
2.2.2. Thế giới nhân vật hiện thân cho những hệ tư tưởng đối lập nhau..................41

1



CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN .............................................................................47
3.1. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật:...........................................................................47
3.1.1. Xây dựng những chi tiết ngoại hình: ..............................................................47
3.1.2. Khắc hoạ nội tâm nhân vật ...........................................................................53
3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật ..........................................................................55
3.2. Ngôn ngữ ...........................................................................................................58
3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện): .......................................58
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật: ……………………………………………....................62
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật.……………..............................................64
3.3.1. Không gian nghệ thuật………………............................................................65
3. 3.2. Thời gian nghệ thuật : ……………………………………….......................68
3.4. Kết cấu. .............................................................................................................70
KẾT LUẬN …………………………………………….........................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………....................77

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Trong văn học Việt Nam, nông thôn vẫn là đề tài lớn mang tính truyền
thống, là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Nguyễn Trãi,
Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... là những bậc thầy
của văn học về thiên nhiên, phong tục ở làng quê Việt Nam. Đối với một nước đi
lên từ nông nghiệp, hiện nay số đông dân số nước ta sống trong khu vực nông thôn,
gắn bó với công việc đồng ruộng thì đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân
vẫn luôn là những mảng đề tài lớn cho giới văn nghệ sĩ. Vấn đề đó cũng luôn được
Đảng và chính phủ quan tâm đặt lên hàng đầu, đã và đang là vấn đề thuộc định
hướng An sinh xã hội.

1.2. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin truyền hình của Việt
Nam công chiếu hàng loạt những bộ phim dài tập về đề tài nông thôn. Đó là những
cuốn phim được các nhà biên kịch chuyển thể từ tiểu thuyết của các nhà văn. Những
“Chuyện làng Nhô”, “Đất và người”, “Ma làng”, “Gió làng Kình”… đã trở nên
quen thuộc và hấp dẫn với người xem. Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến là
người có nhiều say mê và thành công ở mảng đề tài này, ông cho rằng: “Đất nước ta
là nông thôn. Chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có
những tính chất riêng biệt, điển hình, sinh sắc. Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa
vào tác phẩm. Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề về nhân sinh, đổi đời, băng
hoại đạo đức...”. Góp một phần lớn làm nên sự thành công cho các cuốn phim ấy là
những trang văn đầy tâm huyết của các nhà văn khi xây dựng nhân vật người nông
dân cùng hiện thực đời sống nông thôn Việt Nam.
1.3. Trong hàng loạt những tác phẩm văn xuôi viết từ sau đổi mới về đề tài
nông thôn Việt Nam, Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng
Minh Tường) và Dòng sông mía (Đào Thắng) là những tác phẩm tiểu biểu, đặc sắc.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm ấy đã được khẳng định bằng

3


Giải thưởng của Hội nhà văn. Đề tài Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới
(qua một số tác phẩm đoạt giải) cho phép chúng tôi đánh giá những đóng góp của
các cây bút đó từ góc độ đặc trưng thể loại tiểu thuyết. Chúng tôi hi vọng đề tài
được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào định hướng chung của nền văn hóa
nghệ thuật nước nhà, thêm một sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng với vấn
đề nông thôn Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nông thôn là một trong những đề tài lớn được quan tâm hàng đầu của đời

sống văn học trước 1945. Có hàng loạt những cây bút lớn mà tên tuổi của họ gắn
với những tác phẩm viết về đề tài nông thôn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan... Văn học hiện thực 1930- 1945 đã phản ánh sâu sắc, “ám ảnh” về một
giai đoạn lịch sử đầy nhọc nhằn, nhiều đau thương của nhân dân Việt Nam, đặc biệt
là người nông dân. Cùng với đó, rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài
phê bình, tiểu luận về đề tài này đã ra đời. Với mỗi tác giả lớn của văn học hiện
thực 1930- 1945 như đã kể trên đều có những Tuyển tập tác gia- tác phẩm. Đó là
những cuốn sách tuyển chọn những bài viết tiêu biểu của các nhà nghiên cứu phê
bình về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, về giá trị trên tất cả mọi bình diện của
một hay một nhóm tác phẩm cụ thể. Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn
Đức, Trần Đăng Xuyền, Phạm Xuân Nguyên, Bích Thu, Nguyễn Đăng Mạnh... đã
có nhiều gắn bó với hiện tượng văn học này. Những vấn đề xung quanh cuộc đời
con người tác giả, tác phẩm trong sự tiếp nhận và thưởng thức, phong cách nghệ
thuật nhà văn đều được quan tâm làm rõ. Hiện thực đã chứng minh văn xuôi viết về
nông thôn giai đoạn 1930- 1945 là hiện tượng văn học lớn, đã được giới nghiên cứu,
phê bình văn học tìm hiểu sâu sắc, kĩ lưỡng trên nhiều bình diện khác nhau.
Giai đoạn từ 1945 đến nửa đầu những năm 80, vấn đề nông thôn vẫn tiếp tục
được quan tâm nhưng không phải là đề tài hàng đầu. Trong giai đoạn này, một số
nhà văn vẫn miệt mài với hậu phương, nông thôn như Kim Lân với truyện ngắn
Làng, Đào Vũ với tiểu thuyết Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Con đường mòn ấy,
Nguyễn Khải cùng tiểu thuyết Xung đột, tập truyện ngắn Mùa lạc, Nguyễn Kiên-

4


“nhà văn cày sâu cuốc bẫm trong mảng đề tài nông thôn” với nhiều thành quả như:
Vùng quê yên tĩnh, Một cảnh đời, Vụ mùa chưa gặt, Nguyễn Thị Ngọc Tú với tiểu
thuyết Đất làng, Hạt mùa sau, Ảo ảnh trắng... Đó là những hậu phương rộn rã
thông tin chiến đấu, tràn ngập tinh thần cách mạng và yêu nước; đó là những nông
thôn đầy hăng say trong công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa mới... Tuy

nhiên, đây là giai đoạn cả nước đặt lên hàng đầu nhiệm vụ kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ, bởi thế văn xuôi chiến tranh cách mạng trở thành đối
tượng hàng đầu của đời sống văn học. Những tác giả, tác phẩm viết về nông thôn
trong giai đoạn này chưa thực sự được quan tâm đào sâu và trở thành ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung khái quát lại lịch sử nghiên cứu về
vấn đề nông thôn trong những tác phẩm từ sau 1986- cái mốc đánh dấu sự đổi mới
toàn diện mọi mặt đời sống xã hội. Sự ra đời của khá nhiều tác phẩm ở nhiều thể
loại (truyện ngắn, tiểu thuyết) về đề tài nói trên, đã thu hút sự quan tâm của những
người thích đọc, hay đọc, đặc biệt những người hoạt động trong lĩnh vực văn xuôi
đương đại. Tuy nhiên, đó hầu hết là các bài viết có qui mô nhỏ, đăng trên các báo,
tạp chí, mạng internet... Vấn đề chung nhất các bài viết chỉ ra là: văn xuôi viết về
nông thôn thời kì đổi mới tập trung nhận thức lại thực tại xã hội đã qua (giai đoạn từ
1954 đến trước 1986).
Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu xuất bản năm 1986 thì ngay trên Tạp
chí văn học số 5- 1987 có đăng bài Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một “Thời
xa vắng” của tác giả Nguyễn Văn Lưu. Trong bài tác giả có viết: “Tiểu thuyết Thời
xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong
cách nhìn nhận, đánh giá thực tại. Ở đây không đơn thuần là một bi kịch tình yêu
của anh nông dân Sài nào đó mà còn là những vấn đề tâm lý- xã hội chung của thời
đại bộc lộ ra trên đường đời của anh thanh niên nông thôn đi vào cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa đầy nhiệt tình hăm hở nhưng chỉ có, chỉ đem theo, chỉ trang bị
bằng hành trang tinh thần và đạo đức của người nông dân nên không tránh khỏi vấp
váp và trả giá…”. Vấn đề mà tác giả nhiều bài viết nhận thấy trong Thời xa vắng là

5


sự bất cập của việc đặt nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu cá nhân. Bi kịch cuộc
đời nhân vật Sài với triền miên những chịu đựng bộc lộ được tình trạng căng thẳng

của một bộ phận quần chúng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Tác giả Thuỵ Khê trong bài “Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật” viết rằng:
có một “khuynh hướng văn học đấu tranh, phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm
quá khứ, như Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng...”
(Nguồn: www.Geocities.com/lynguyen27do/taduyanh-thuykhue.htm). Ở những tiểu
thuyết ấy, các nhà văn xây dựng câu chuyện xung quanh chủ đề lời nguyền và thù
hận. Và từ đó những bi kịch của cá nhân con người, bi kịch của gia đình, dòng họ
và hơn hết là bi kịch của cả một xã hội trong một thời kì lịch sử đã qua được đặt ra
đầy đau đớn, ám ảnh.
Dòng sông mía của Đào Thắng là tác phẩm ra đời muộn hơn cả so với những
cuốn tiểu thuyết cùng đề tài nói trên song thực sự đã mang lại cho người đọc những
trang viết thú vị về nông thôn Việt Nam. Với PGS. TS Lí Hoài Thu, “Dòng sông
mía” là “một không gian tiểu thuyết vừa quen thuộc vừa mới mẻ” (tên bài viết). Tác
giả bài viết đã đi từ nét quen thuộc: quen thuộc từ hình ảnh dòng sông, cùng “bức
tranh thu nhỏ của một vùng dân cư có nghề chính là trồng mía, làm đường” để chỉ
ra những nét “mới mẻ”, độc đáo của Dòng sông mía. Tác giả Lí Hoài Thu đã chỉ ra
sự sáng tạo của Đào Thắng về giá trị nội dung, và những phương thức biểu hiện của
tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, điểm
nhìn trần thuật để từ đó khẳng định: “đặc tính nổi bật nhất của Dòng sông mía... là
sự khác lạ độc đáo”. Tác phẩm thực sự đã mở ra những hướng tiếp cận mang ý
nghĩa cách tân về mặt thể loại.
Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí, internet... đều thể hiện những ấn
tượng chung nhất, khái quát nhất về một tác phẩm hay một nhóm tác phẩm có cùng
đề tài. Trong khuôn khổ còn nhỏ hẹp ấy, tác giả chưa thể phân tích và thể hiện hết
được tính hệ thống, sự sâu sắc của những vấn đề đặt ra trong tác phẩm trong mảng
đề tài viết về nông thôn.

6



Xung quanh đề tài này có một số công trình nghiên cứu khoa học: khoá luận
tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ... Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn với đề tài
Văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu
của tác giả Lã Duy Lan là công trình khoa học lớn và có tính hệ thống nhất về đề tài
nông thôn trong văn xuôi đổi mới. Trong công trình của mình, tác giả đã khái quát
và đánh giá về nông thôn trong suốt quá trình phát triển từ trước năm 1986 với
những thành tựu, hạn chế và hiện thực phản ánh. Tác giả tập trung đánh giá những
“đặc trưng sáng tạo về nội dung” của văn xuôi về nông thôn thời đổi mới qua sự
chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao quát hiện thực, và cách thể hiện nhân vật; đồng
thời cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về nghệ thuật: ngôn ngữ, thể loại,
phong cách chung và giọng điệu.
Đề tài nông thôn là một đề tài lớn. Đề tài của chúng tôi tập trung vào một số
tác phẩm với mục đích đi sâu phân tích, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật
đồng thời triển khai cụ thể bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam và những
phương thức nghệ thuật biểu hiện qua nhóm tác phẩm được lựa chọn. So với các
công trình ra đời trước, luận văn của chúng tôi tiếp cận ở phạm vi nhỏ hơn và đi sâu
khai thác về nội dung và nghệ thuật tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại tiểu
thuyết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài nông thôn trong năm tiểu thuyết
đoạt giải (viết từ sau 1986- cái mốc của sự đổi mới toàn diện đời sống xã hội): Thời
xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Dòng sông
mía (Đào Thắng). Đây đều là những tiểu thuyết được Hội nhà văn trao giải thưởng
thường niên. Tuy thời điểm sáng tác của mỗi tác giả không trùng lặp, nhưng tác
phẩm của họ lại gặp nhau ở ý tưởng tái hiện lại gương mặt nông thôn một thời đã
qua với những cái “có thật”, để thế hệ sau có thể biết- có thể hiểu- có thể so sánh


7


làng quê xưa và nay có đặc điểm gì đã biến chuyển, có đặc trưng gì vẫn bảo tồn bền
vững trở thành hồn cốt của nông thôn Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hướng tiếp cận của đề tài xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết. “Trong
mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh
toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi” [32,
tr. 189]. Bằng hướng tiếp cận đó, chúng tôi đi sâu khai thác bức tranh hiện thực và
thế giới nhân vật được thể hiện trong mỗi tác phẩm. Sự thành công của một tác
phẩm là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Tìm
hiểu các tác phẩm này gắn với nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của mỗi cây
bút, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn hình tượng người nông dân và bức tranh nông
thôn Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân
loại. Thao tác thống kê mang lại rất nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thông qua
các giai đoạn, làm cơ sở cho bước so sánh trong quá trình triển khai nội dung. Thao
tác phân loại rất quan trọng để lựa chọn ra một nhóm tác phẩm phù hợp với đối
tượng và mục đích của đề tài, và kết quả đã tìm ra được năm tiểu thuyết như đã giới
thuyết ở trên.
Phân tích, tổng hợp là phương pháp quan trọng và đặc biệt cần thiết để đi sâu
tìm hiểu, khai thác hình tượng nông thôn trong năm tiểu thuyết. Việc phân tích mỗi
tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại tiểu thuyết cho thấy những đặc điểm cụ thể
của nông thôn Việt Nam cũng như những phương tiện nghệ thuật biểu hiện cho hiện
thực ấy. Phương pháp tổng hợp giúp xâu chuỗi các đặc điểm chung của nông thôn
Việt Nam trong năm tiểu thuyết, đồng thời thấy được sự gặp gỡ cũng như nét riêng

sáng tạo của từng ngòi bút.
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu. Đề tài nông thôn là đề tài lớn mang tính truyền thống trong văn học
Việt Nam, đặc biệt văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều giai đoạn văn học đã ghi dấu

8


những thành tựu lớn của văn xuôi viết về nông thôn, như 1930- 1945, 1954- 1965...
So sánh, đối chiếu những tác phẩm có cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau sẽ thấy
được điểm chung của nông thôn Việt Nam truyền thống, và điểm riêng của hiện
thực nông thôn trong mỗi giai đoạn lịch sử. Và ở mỗi thời kì ấy, trong những hoàn
cảnh khác nhau, với những quan niệm nghệ thuật không giống nhau, nên cách phản
ánh hiện thực chắc chắn có những khác biệt. Giá trị của những tiểu thuyết về nông
thôn viết trong thời kì đổi mới sẽ được làm sáng tỏ qua phương pháp so sánh này.

5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai thành
3 chương:
Chương 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH VĂN
HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI.
Chương 1 là chương mang tính chất lí luận và khái quát vấn đề. Xuất phát từ
phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau 1986,
chúng tôi nhận thấy cần đưa nhận thức được về sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, để
thấy được tư duy ấy đã chi phối đến quan niệm của các nhà văn về hiện thực cuộc
sống và thế giới con người như thế nào. Đồng thời, cần đặt nhóm tiểu thuyết viết về
nông thôn trong tổng thể tiểu thuyết thời kì đổi mới để thấy được cái riêng, nổi trội
của đề tài so với những đề tài khác.
Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
Chương 2 cụ thể hóa nội dung được phản ánh trong năm tiểu thuyết, trong đó

có hai phần minh bạch là hiện thực cuộc sống và thế giới nhân vật. Người đọc tìm
thấy trong đó những vùng quê nghèo khó, một nông thôn còn nặng “đất lề quê thói”,
và một nông thôn vẫn đang trong khoảnh khắc cuối của đêm dài trước bình minh.
Trong bức tranh làng quê ấy có một thế giới nhân vật hết sức phong phú, phức tạp,
với những mối quan hệ nhiều chiều và đối lập nhau về tư tưởng giữa các thế hệ.
Một nông thôn vừa cũ, vừa mới; vừa bình yên, vừa rối loạn... hiện lên chân thực,
sinh động qua từng trang viết.

9


Chương 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Chương 3 đi vào khai thác những phương thức biểu hiện nổi bật của năm tiểu
thuyết. Hướng nghiên cứu của đề tài xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết, bởi
thế bên cạnh phần nội dung hiện thực thì những vấn đề về hình thức nghệ thuật
cũng hết sức quan trọng. Hình thức đóng vai trò chuyển tải hiệu quả nội dung của
văn bản. Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi đã đề cập đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật, yếu tố ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật và kết cấu.
Chúng tôi cho rằng đó là những phương diện cơ bản và góp phần đắc lực làm nên
thành công của năm bộ tiểu thuyết.

10


CHƯƠNG 1:
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN
TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1. Đổi mới tư duy tiểu thuyết.
Luồng sinh khí thông thoáng của thời kì đổi mới đã mở ra hướng đi mới cho

sự phát triển và sáng tạo của văn học nghệ thuật. Yêu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết
trong thời đại mới là nhu cầu có tính cấp thiết và tất yếu.
Khái niệm “tư duy tiểu thuyết” quả thật không phải là một khái niệm dễ giải
thích một cách thật sự tường minh. Có hai vấn đề cần làm rõ trong khái niệm này:
“thế nào là tiểu thuyết”, và “tư duy tiểu thuyết là gì”. Nhà văn Nguyên Ngọc trong
bài viết Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách trăn trở “thế nào là tiểu thuyết?”.
Trích dẫn ý kiến của M. Kundera về vấn đề này, ông cho rằng: tiểu thuyết không chỉ
là một thể loại, mà là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của
con người về thế giới. Và tư duy tiểu thuyết được hiểu trên các biểu hiện đối lập với
tư duy sử thi. Nếu như tư duy sử thi khẳng định “sự tất định” tức là không thể tách
biệt giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa xấu và tốt... thì tư duy tiểu thuyết khẳng
định “sự bất định”- không thể lường trước những biến động của cuộc đời, đặc biệt
những biến thái trong cõi lòng con người”. Bởi thế, tư duy tiểu thuyết luôn nhìn
hiện thực, con người trong sự biện chứng, trong sự thật như nó vốn có. Cùng với
một đối tượng, nhưng mỗi nhà văn với cách nhận thức riêng lại thể hiện đối tượng
ấy từ những góc độ khác nhau với đầy những phát hiện mới mẻ. Như vậy trong bản
thân “tư duy tiểu thuyết” đã có những đổi mới rõ rệt, phù hợp và cần thiết cho một
xã hội hiện đại.
Vậy đổi mới tư duy tiểu thuyết là đổi mới gì? Khi xã hội bước sang một thời
đại mới, với những thay đổi toàn diện về cả chính sách và quan niệm, thì văn
chương cần có một cách viết mới, hướng tới một đối tượng rộng hơn so với trước.
“Văn học là nhân học”, đối tượng muôn đời của văn học là con người, nhưng tư duy

11


của con người hiện đại đã thay đổi. Vậy nhà văn cũng phải đổi mới tư duy cho phù
hợp, làm sao để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động, chân thực con người hiện
thực trong bối cảnh xã hội mới. Hoàng Quốc Hải trong bài Lại bàn về đổi mới tư
duy (Bài viết tham dự Hội thảo về “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”- họp ngày

07/11/2002 tại Đại Lải) cho rằng: Đổi mới tư duy tiểu thuyết trước hết là “đổi mới
nhận thức của nhà văn trước những biến thái xã hội của thế giới...”, nghĩa là “Nhà
văn cứ viết, viết không phụ thuộc vào hình thức biểu hiện, không phụ thuộc vào sự
cho phép hay không cho phép của bất cứ ai...”. Đó là quan niệm hướng tới phản ánh
sự thật theo chính sách đổi mới toàn diện của Đảng, nhà nước. Nhưng dù đổi mới
bằng cách nào, thì văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn phải đạt tới chuẩn
mực về sự hấp dẫn, nhân văn và nhân đạo.
Như đã nói ở trên, đổi mới tư duy tiểu thuyết không gì khác chính là sự thay
đổi quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn. Trước 1975, các nhà văn
nhận thức và thể hiện hiện thực gắn với hai cuộc chiến tranh vệ quốc dân tộc. Hiện
thực cuộc sống và con người được miêu tả mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn. Hiện thực ấy được lý tưởng hoá, biểu dương tô đậm sức mạnh tinh
thần con người Việt Nam, với giọng điệu ngợi ca là nổi bật. Nguyễn Khải viết
truyện ngắn Mùa lạc năm 1960- những năm đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở Miền Bắc. Với niềm tin lạc quan vào cuộc sống mới, vào những đổi thay tốt
đẹp cho cuộc sống của nhân dân, vào mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tác
giả đã xây dựng nên một khung cảnh hết sức thanh bình mà đầy sức sống nơi chiến
trường Điện Biên hoang tàn đầy dấu tích bom đạn và dây thép gai. Một bức tranh
đời sống thay đổi rõ rệt từng ngày, với màu xanh bãi trồng lạc mênh mông, tiếng
máy tuốt lạc chạy rào rào, tiếng cười nói nô đùa, tiếng trẻ con khóc... Ở đó, người ta
hăng say làm việc, người ta tha thiết yêu nhau. Sau bao đau thương của chiến tranh,
nhân dân rất cần tinh thần lạc quan ấy để bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
Sau 1975, đề tài chiến tranh, những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc
được thay thế bằng đề tài thế sự và đời tư. Cảm hứng sử thi, ngợi ca tô hồng của
thời kì trước nhường chỗ cho cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trong sự

12


chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Trong sáng tác mười năm sau hòa bình vẫn thấy

dấu ấn của chiến tranh song hình tượng con người không được bao bọc bởi giọng
điệu ngợi ca như trước, không chỉ được khắc họa trong ánh hào quang của những
chiến công anh hùng mà đi vào cuộc sống thực của họ với những gian khổ, những
khát khao rất “người” nữa.
Công cuộc đổi mới từ 1986 với chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã mở ra đường hướng rõ ràng và thông thoáng cho
ngòi bút của các nhà văn. Văn chương hướng về phản ánh và biểu hiện mặt “suồng
sã, thô thám, xô lệch của hiện thực”. Bức tranh đời sống với mọi góc khuất sâu kín
được đưa vào trong văn học đầy trăn trở, phức tạp. Những sáng tạo văn học trở về
với qui luật vĩnh hằng của đời sống, coi tính chân thật là phẩm chất quan trọng của
văn chương nghệ thuật. Mỗi trang văn không chỉ có không khí hào hùng của những
cuộc đấu tranh, với những chiến sĩ anh dũng hi sinh hoặc chiến thắng vẻ vang; mà
có cả những ngõ cùng xóm nhỏ, những làng quê nghèo khó với những cuộc vật lộn
sinh tồn, ghen ghét đố kị, những con người rất bình thường với suy nghĩ, những
khao khát đời thường... Có những điều nhỏ bé tưởng chừng chẳng có gì để nói,
chẳng có gì đáng nói lại được những ngòi bút tài năng tái hiện trên những trang viết
đầy sinh động và ám ảnh.
Tư duy sử thi khẳng định “sự tất định”, khẳng định một chân lí đúng độc tôn
là con người hoặc là hoàn toàn tốt, hoặc là hoàn toàn xấu. Được “sự chỉ đạo” bởi tư
duy ấy, cho nên con người trong văn học chiến tranh là con người biểu dương cho
lý tưởng, mọi chuẩn mực đạo đức đều được soi chiếu dưới lí tưởng cách mạng, luôn
mạch lạc rạch ròi giữa thiện- ác, cao cả- thấp hèn... Tư duy tiểu thuyết lại khẳng
định sự không ổn định, không cố định, không tuyệt đối của bất kì sự vật, con người
nào. Trong mỗi khoảnh khắc, mỗi hoàn cảnh, mỗi thời điểm, cuộc đời, con người có
thể thay đổi, chuyển biến như những biến thái của kiếp hiện sinh. Bởi thế, con
người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới là con người được hình dung từ nhiều chiều,
không nguyên phiến. Con người ấy được tái hiện với đầy đủ những cung bậc cảm
xúc, đan xen cái tốt- cái xấu, biết khao khát, biết yêu thương, biết căm thù, biết sợ

13



hãi, biết lừa lọc, biết dối trá, biết hận thù,... Con người không phải là phương tiện để
chuyên chở đạo đức, lý tưởng mà luôn vận động trong hành động và nội tâm. Đó là
con người luôn biết đấu tranh giữa đúng- sai, bị giằng xé giữa thiện- ác, được - mất,
hạnh phúc- khổ đau. Bên trong và bên cạnh con người lí trí là con người bản năng,
con người tự do.

1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh
tiểu thuyết thời kì đổi mới.
Hiện thực đời sống của xã hội khi bước vào thời kì đổi mới thực sự là mảnh
đất tiềm năng cho sự phát triển và sáng tạo thể loại tiểu thuyết. “Nếu thừa nhận cảm
hứng về con người với những bước thăng trầm của số phận là đặc trưng nổi bật của
tiểu thuyết thì rõ ràng, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã khơi đúng, khơi sâu vào mạch
chính của thể loại” [31, tr.176]. Nửa sau thập niên 80, thập niên 90 của thế kỷ XX,
đời sống văn học xuất hiện một loạt tiểu thuyết “làm cho văn đàn sôi động và sóng
gió”. Tác giả Bùi Việt Thắng thống kê, sau 1975 “đã xuất hiện hàng loạt nhà văn
chuyên tâm viết tiểu thuyết và có nhiều thành công đáng kể như: Chu Lai (11 tiểu
thuyết), Lê Lựu (7 tiểu thuyết), Nguyễn Khải (7 tiểu thuyết), Ma Văn Kháng (8 tiểu
thuyết)...” [21, tr. 183].
Khi chiến tranh đã lùi xa, con người bắt đầu làm quen với cuộc sống đời
thường, thì một số nhà văn vẫn hồi ức về chiến tranh, về những năm tháng ác liệt đã
qua. Đó là Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh (1991), Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng
(1992), và Nguyễn Quang Lập với Những mảnh đời đen trắng... Song đó là một bộ
mặt chiến tranh khác so với trước, khi các nhà văn dám viết về những mất mát đau
thương đầy bi lụy đằng sau mỗi chiến thắng, viết về những khao khát, những suy
nghĩ thực của những chiến sĩ trong chiến đấu, có thể là những toan tính, có thể là
những sợ hãi, và có cả những tình yêu rất mãnh liệt... Đó không chỉ là cuộc chiến
tranh được “tô hồng” đầy lý tưởng của giai đoạn trước nữa mà là quá khứ được tái
hiện lại trong quan niệm và nhận thức mới.

Hình tượng người trí thức cũng xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết thời kì đổi
mới. Đối tượng này đã có mặt trong mọi giai đoạn của văn học hiện đại từ những

14


năm đầu thế kỉ XX, những năm 1930- 1945, giai đoạn kháng chiến chống Pháp,
kháng chiến chống Mĩ. Và đến thời kì đổi mới, hình tượng người trí thức được thể
hiện trong nhiều xu hướng mới khác so với trước: “xu hướng khai thác lịch sử, xu
hướng nhập cuộc hiện tại, xu hướng phê phán và hoài nghi”1
Một vài tác giả khai thác đề tài mới lạ hơn, “cập nhật” với thị hiếu của người
hiện đại: Đề tài trinh thám. Thành quả của đề tài là Đêm yên tĩnh (Hữu Mai), Một
thời dang dở (Vũ Huy Anh), Một thế giới không có đàn bà (Bùi Anh Tuấn)...
Góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới là
hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn- một đề tài đã trở thành truyền thống lớn của
một nước đi lên từ nông nghiệp như nước ta. Xin kể ra đây tên của rất nhiều tác giả
và tác phẩm: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở
đáy sông (1994), Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990),
Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007), Ngô Ngọc
Bội với Ác mộng (1990), Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992), Đào Thắng với Dòng
sông mía (2004),, Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002), Hoàng Minh Tường với
bộ tiểu thuyết Gia phả của đất, gồm: Thuỷ hoả đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ, và
tiểu thuyết Thời của Thánh Thần, Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau
đổi thành Gió làng Kình)...
Nhìn vào sự thống kê (tuy còn tương đối) ở trên có thể thấy đề tài nông thôn
là đề tài có sức hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu được nhiều thành tựu hơn cả
trong giai đoạn này. Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến đã công nhận rằng:
“chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách riêng
biệt, điển hình, sinh sắc. Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Đề tài
nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo

đức...”. Vấn đề không mới, song giá trị và sức hấp dẫn nằm trong sự khám phá của
mỗi nhà văn.
Sự nổi trội của đề tài nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí số
lượng mà còn khẳng định bằng chất lượng nghệ thuật. Giá trị thực tế đã được khẳng
1

Xem thêm: Dương Khánh Toàn. Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới. Luận
văn thạc sĩ 2004.

15


định với khá nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng, đặc biệt với năm tác phẩm đoạt giải
thưởng của Hội nhà văn. Thời xa vắng với anh nông dân Sài đã làm rạng danh Lê
Lựu từ những năm đầu đổi mới. Năm 1991 có ba tiểu thuyết đoạt giải thì có hai tiểu
thuyết viết về nông thôn là Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng; sau
nhiều năm không có tiểu thuyết đoạt giải thì năm 1997 Thuỷ hoả đạo tặc lại giành
được Giải thưởng lớn đó. Tiểu thuyết Dòng sông mía (Đào Thắng) là hiện tượng
văn học đáng chú ý nhất năm 2004.
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và trong
tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau 1986 thể hiện trên nhiều phương diện: đề
tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Đề tài chiến tranh, lịch sử, dân tộc của giai đoạn
trước giải phóng được thay thế bằng đề tài thế sự, đời tư. Nếu như văn học hiện
thực giai đoạn 1930- 1945 tái hiện bức tranh hiện thực đời sống tối tăm, ngột ngạt
bởi sự tồn tại của những mâu thuẫn mang tính thời đại như mâu thuẫn giai cấp giữa
địa chủ và nông dân mâu thuẫn giữa kẻ giàu người nghèo, ở đó người nông dân
sống thân phận nghèo khổ của con sâu cái kiến, không có quyền tự chủ trong lao
động, và trong sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày; nếu như thời kì đất
nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, với mục tiêu được đặt lên hàng đầu là
khích lệ niềm tin vào chế độ mới tốt đẹp, các nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn

Kiên, Đào Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Tú lại tập trung tái hiện một gương mặt nông thôn
trong hăng say lao động và sản xuất thì tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết trong
thời kì đổi mới đã tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội nơi
thôn quê đầy biến động trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước: cải
cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã, thời kì
bao cấp... Trong mỗi biến động chính trị lớn ấy, làng quê Việt Nam không còn
không gian bình yên từ ngàn đời xưa, mà náo động, rối ren. Cái mới chưa được xây
dựng tạo nên nền tảng vững chắc mặc dù đó là cái cần của cuộc sống nông thôn
ngày hôm nay thì cái cũ- những dấu vết của thế chế phong kiến như: xung đột dòng
họ vì hôn nhân, quyền lực; xung đột giữa những tư tưởng cũ và mới trong tình yêu
hạnh phúc, trong quản lý xã hội... vẫn chưa thể xoá bỏ. Tiểu thuyết thời kì này

16


không tập trung vào mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn văn học trước 1945 mà đã chỉ
ra rất nhiều mâu thuẫn khác nảy sinh trong xã hội nông thôn: mâu thuẫn giữa các
dòng họ, mẫu thuẫn giữa các thế hệ và thậm chí mâu thuẫn xảy ra trong bản thân
mỗi con người. Và trong mỗi trang tiểu thuyết, người đọc không chỉ thấy niềm tin
yêu và quá đỗi lạc quan của nhà văn như giai đoạn trước đó mà còn đầy ắp sự trăn
trở, suy nghĩ về hiện thực đời sống nhiều phức tạp. Xã hội nông thôn phản ánh
những bước đi chính trị của dân tộc có mạnh, có yếu, có ưu, có khuyết.
Trên cái nền hiện thực cuộc sống hàng ngày ấy, các nhà văn thời đổi mới còn
quan tâm đến vấn đề về thân phận và cuộc đời con người; chỉ ra những “bi kịch”
mang tính chất nhân sinh. Nguyễn Khải viết Mùa lạc vào năm 1960- tác phẩm nằm
trong cảm hứng lạc quan chung của văn học đương thời vốn tràn đầy niềm tin yêu
cuộc sống và con người mới. Nhân vật trung tâm tác phẩm- cô Đào- được xây dựng
bằng chính niềm lạc quan và có phần lí tưởng về cuộc đời của tác giả. Trước khi
đến với “miền đất mới”, cuộc đời của người phụ nữ 28 tuổi này đầy bất hạnh khi bị
cơn lốc cuộc đời càn quét mất hết chồng con, nhà cửa, nhan sắc... Cánh cửa cuộc

đời tưởng như đã đóng chặt với con người ấy. Vậy mà nông trường Điện Biên- cuộc
sống tươi vui, nhân ái và tình yêu thương của con người nơi đây đã gọi thức niềm
vui và cảm xúc trong chị. Như vậy, việc nhà văn tái hiện cuộc đời số phận nhân vật
Đào là một cách để ca ngợi cuộc sống mới, tương lai mới tốt đẹp của dân tộc, đất
nước. Các nhà văn thời đổi mới không có được niềm lạc quan toàn vẹn ấy. Họ nhìn
thấy và phản ánh về con người và cuộc sống trong cái nhìn chân thực, từ đó phát
hiện không ít những bi kịch xót xa. Thân phận của Giang Minh Sài trong Thời xa
vắng (Lê Lựu) là thân phận mang tính bi kịch khi cả cuộc đời phải sống vì người
khác, không dám vượt thoát những qui định truyền thống để nắm giữ lấy tình yêuhạnh phúc thực sự cho cuộc đời mình.
Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết thể hiện rõ qua phương diện cốt truyện. “Cốt
truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diến biến các mối quan hệ và phát
triển tính cách nhân vật” [29, tr.226]. Tiểu thuyết thời kì đổi mới phong phú hơn
tiểu thuyết ra đời trước đó về cách xây dựng cốt truyện. Một số tiểu thuyết (như các

17


tiểu thuyết hồi ức về chiến tranh) lựa chọn cốt truyện giàu tâm trạng, thì các nhà văn
viết về nông thôn về cơ bản vẫn lựa chọn cốt truyện mang tính kế thừa truyền thống:
cốt truyện sự kiện giàu kịch tính. Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy
Anh), Dòng sông mía (Đào Thắng), Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường)... đều
là những tiểu thuyết mà cốt truyện khá rõ ràng với mở đầu, phát triển, kịch tính, kết
thúc. Người đọc có thể dựa vào những sự kiện ấy mà kể lại cho người nghe về nội
dung câu chuyện. Tuy nhiên trong một số tiểu thuyết có sử dụng kết hợp thủ pháp
đồng hiện: từ hiện tại hồi nhớ về quá khứ đã qua. Bằng con đường ấy, người đọc có
điều kiện hiểu rõ hơn về cuộc đời nhân vật trong tác phẩm.
Nếu như quan niệm con người trong văn học trước 1975 là quan niệm con
người cá nhân hòa nhập trong tập thể, con người quần chúng thì sau 1975, đặc biệt
từ sau đổi mới là quan niệm con người cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ với

cộng đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tôn trọng đời tư nhân vật. Đồng thời với việc
tái hiện bức tranh đời sống nông thôn đầy phức tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm
đến cuộc sống, thân phận con người. Trong mỗi tiểu thuyết, người đọc đều tìm thấy
một hoặc một số nhân vật có thân phận, có tính cách rất đặc biệt. Tính cách và thân
phận ấy có mối quan hệ tương tác từ hoàn cảnh xã hội. Sự lầm lì, cam chịu của Sài
trong Thời xa vắng của Lê Lựu chẳng phải có căn nguyên từ những qui định, những
áp đặt từ gia đình, cơ quan hay sao? Song ẩn sâu bên trong bề ngoài ấy, người ta
nhận thấy có một cõi lòng muốn vượt thoát đi tìm hạnh phúc thực sự, song chưa đủ
quyết tâm và mạnh mẽ để vượt qua và vứt bỏ tất cả những cái được coi là danh dự,
là sự nghiệp. Cuộc đời Hạnh (Bến không chồng- Dương Hướng) phải chịu bao xô
đẩy, áp lực từ những “lề thói, hủ tục” để rồi hạnh phúc tan vỡ trong đau khổ... Có
thể thấy rất rõ, số đông nhân vật trong các tiểu thuyết về đề tài nông thôn mang đầy
đủ cái mộc mạc, cùng sự toan tính thực dụng rất nông dân. Nhưng ở họ ta cũng bắt
gặp vẻ đẹp những tâm hồn thuần phác, trong lành, vẫn còn nguyên vẹn nền tảng đạo
đức từ ngàn xưa. Một thế giới phong phú con người sinh sống và làm việc ở nông
thôn được tái hiện sinh động trên từng trang viết.

18


Ngôn ngữ là đặc điểm khác biệt quan trọng giữa con người ở làng quê và
thành thị. Trình độ văn hóa, suy nghĩ, lối sinh hoạt tạo cho người dân sống nơi thôn
dã có lời ăn tiếng nói rất đặc biệt. Để xây dựng thành công thế giới phong phú và
sinh động đó, các nhà văn phải dung nạp vào trang văn của mình tất cả ngôn ngữ
của người dân nông thôn: từ địa phương, khẩu ngữ,... Bằng con đường đó, ngôn ngữ
nhân vật được cá thể hóa rõ rệt.
Trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đổi mới, nông thôn là đề tài
trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Khi khai thác về một đối tượng
không mới trong truyền thống văn học, các nhà văn vẫn khẳng định được tài năng
sáng tạo của mình bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật thông qua việc lựa chọn đề

tài, xây dựng cốt truyện, nhân vật và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Nông thôn Việt
Nam vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa cũ vừa mới, vừa bình yên vừa phức tạp
hiện lên sinh động, hấp dẫn trong từng trang viết.

19


CHƯƠNG 2:
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn
Hiện thực cuộc sống là nơi bắt đầu cũng là nơi đi đến của nhưng sáng tạo
văn chương. Viết về nông thôn Việt Nam dù ở thời kì nào cũng nhận thấy rất rõ
hiện thực làng quê qua cái nhìn rất riêng của mỗi nhà văn. Cái làng quê đã trở thành
máu thịt cội nguồn trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam, qua mỗi giai đoạn
văn học lại hiện lên phong phú lắm màu vẻ.
Điểm tương đồng của những tiểu thuyết đoạt giải viết về nông thôn thời kì
đổi mới là khắc họa một hiện thực nông thôn nghèo khổ lam lũ, một nông thôn nặng
nề hủ tục “đất lề quê thói”, một nông thôn đang trong “khoảnh khắc cuối cùng của
đêm dài trước bình minh”. Những điểm tương đồng ấy lại được khai thác trên
những mảng hiện thực khác nhau, với những chi tiết thú vị và độc đáo đã tạo nên
sức hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm.
2.1.1. Những vùng quê nghèo khó.
Đi lên từ đồng đất, những vùng quê nông thôn Việt Nam dường như chỉ dựa
vào sức lao động của con người làm tiềm năng lớn nhất tạo nên sự thay đổi. Cái
nghèo vì thế trở thành cái “duyên ngầm” của thôn quê. Những tác phẩm viết về làng
quê không làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh về sự nghèo khó, nhọc nhằn.
Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, người đọc thấy lại ở đó một nông thôn chưa
thật xa. Sự nghèo khó hằn vào nếp nghĩ khiến hình thành những cung cách làm ăn
không giống ở đâu: “Không hiểu từ đời nào làng chỉ quen đi làm thuê. Miếng cơm
thiên hạ bao giờ cũng ngon... Những người khỏe mạnh có nghề trong tay, dường

như mục đích cao cả và sự sung sướng hồi hộp của họ cũng chỉ là kiếm được miếng
ăn giữa tháng ba ngày tám, sau đấy vợ chồng con cái lại dắt díu nhau về cày bừa vội
vã để lại bồng bế ra đi... Đến mùa thu hoạch lại về. Hết mùa lại đi. Cứ thế. Khi về
lại nhớ cơm thiên hạ. Khi đi lại cồn cào thương nhớ từ gốc cau, bụi chuối. Họ

20


không yêu thiết tha đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ những gì quen thuộc từ
thuở cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng gọi là quê hương” [18, tr. 22]. Lối làm ăn
thụ động ỉ nại ấy vẫn duy trì không hề bị xóa bỏ ngay cả khi làng xóm đã được giải
phóng, nhân dân đã giành được chính quyền. Đó là một kiểu “du canh” trong lao
động sản xuất. Cái nghèo truyền kiếp cứ bám riết lấy làng Hạ Vị này. Niềm mong
mỏi của người dân Hạ Vị thật là giản dị, chỉ một bữa no cho mình và người thân để
đắp đổi qua ngày. Làng Hạ Vị luẩn quẩn trong cái nghèo giam hãm những mảnh đời
trong vòng tròn không lối ra. Sự ít học, cái nghèo khó và thói quen đã ràng buộc
con người trong những suy nghĩ cũ. Bởi thế, khi có chủ trương thay đổi cung cách
làm ăn, buộc người dân không được đi làm thuê mà phải canh tác trên chính mảnh
đất quê hương mình thì họ lại “ấm ức”, họ sợ “gia đình chết đói thì ai chịu trách
nhiệm”. Cuộc sống đã thay đổi, đã độc lập tự do nhưng người dân làng Hạ Vị
dường như chưa thấy đó là cơ hội cho sự đổi đời. Căn nguyên của tất cả những lo sợ
ấy là để duy trì miếng cơm manh áo cho mỗi người trong gia đình, bởi thế thay đổi
họ cũng thật đơn giản: “Thành ra đầu cuộc họp là nỗi khổ, ấm ức, cuối cuộc họp đã
là sự sung sướng thỏa mãn... Nếu được một lẻ gạo người nông dân có thể cho một
thúng lời khen, huống hồ ngày mai mỗi nhân khẩu ít nhất cũng được mười cân thóc
thì có thức suốt đêm nay mà khen ông chủ tịch có thấm gì” [18, tr. 35]. Người nông
dân với những tính toán rất chân thật như thế thật đáng thương, đáng trọng.
Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,
sự nghèo đói được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của xóm Giếng Chùa. Cái
đói giáp hạt nhảy xổ cả vào xóm vốn “đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã” khiến

“nhiều nhà phải nấu cháo trộn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm
muối”. Người ta “sáng chế” ra bánh mạt ngô, cháo cám, bánh cám đồ cách thủy...
Họ duy trì cuộc sống bằng tất cả những thức ăn có thể, cầm cự cái đói qua ngày và
chưa biết ngày sau sẽ ra sao. Nếu giọng kể chuyện của nhà văn không có đôi chỗ
hóm hỉnh thì cảnh đói xóm Giếng Chùa sẽ thật thê thảm, bi đát: “Những người hao
gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì hết,
cứ ra vào quẩn quanh với cái bụng sôi èo èo!” [34, tr. 9]. Cái đói đến cùng kiệt, báo

21


động sự tiếp diễn của nạn đói năm Ất Dậu ngày nào đang bao trùm lên không gian
trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường khiến không chỉ con người mà
dường như cả quanh cảnh làng quê với tre vàng, ngõ vắng cũng trở nên tiêu điều xơ
xác. Người ta đâu thể nghĩ tới bất cứ điều gì khác khi trong bụng không ngừng thúc
giục miếng ăn. Tác giả của Mảnh đất lắm người nhiều ma không lí giải cho người
đọc nguyên nhân của cái đói bao trùm xóm làng này, và không thấy những trang
miêu tả đồng ruộng được cày xới vun trồng canh tác. Chỉ biết rằng xóm Giếng Chùa
của Nguyễn Khắc Trường, cũng như làng Hạ Vị của Lê Lựu, cũng như bao làng quê
khác trên mảnh đất Việt Nam nhiều nhọc nhằn này còn thật nhiều gian khó, vất vả
chưa dám nghĩ đến chuyện “ăn no mặc đẹp”. Và những không gian ấy, những cảnh
ngộ ấy lại nhắc nhớ về cái nghèo đói đến rã rời, đến cùng kiệt sức lực con người
trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân)...
Các nhà văn thời kì đổi mới đã rất thực tế khi nhìn thấy và chỉ ra trong mỗi
trang, mỗi cuốn tiểu thuyết của mình cái nghèo đói không chỉ làm cho người ta khổ,
mà còn tác động rất lớn đến số phận, nhân cách các nhân vật. Chính sự nghèo đói đã
sinh ra một người dị thường như lão Quyềnh. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã xây
dựng trong tiểu thuyết của mình một con người sù sì mà ngây thộn, làm công việc
hết sức nặng nhọc: thửa đá ong: “Lão lại thửa mai thình thịch như một cái máy
khoan. Rồi lão gánh gấp rưỡi vợ chồng Ích, như một con lừa thồ” [34, tr. 49].

Quyềnh có thể làm bất cứ việc gì người ta thuê lão mà không cần tính đến cao thấp
về công cán, chỉ cần được bữa ăn. Cái nghèo đã khiến con người sống tạm bợ dật dờ
như chính kiếp người của mình. Lão Quyềnh chết thật bất ngờ, và đau lòng thay cái
chết ấy lại được cắt nghĩa thật đơn giản: “vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc nặng
ngay”. Chi tiết này làm gợi nhớ đến truyện ngắn Một bữa no của nhà văn Nam Cao,
để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh, xót xa về sự khốn khổ của bao kiếp người
trong cuộc đời. Trước Cách mạng, Nam Cao viết Nửa đêm cũng vẫn với mong
muốn thể hiện rõ hơn tình cảnh của người nông dân. Đói nghèo làm cho bức tranh
hiện thực trở nên đen tối. Những kiếp người “vật hóa’ trở nên thú tính vì bao sự khổ
ải trong đó có cái đói. Ám ảnh hơn là cái đói được diễn tả trong Thằng ăn cắp, cái

22


nghèo trong Người ngựa, ngựa người của Nguyễn Công Hoan. Không phải cái nhìn
hiện thực của các nhà văn Việt Nam u tối và ảm đạm, mà tự thân hiện thực đã định
hướng cách nhìn ấy. Khác chăng, trước cách mạng, phông nền hiện thực kia là nơi
hướng đến của sự miêu tả mà trên đó bao kiếp người đã sống, bế tắc rồi tuyệt vọng
cho đến chết thì trong các cuốn tiểu thuyết viết trong thời kì đổi mới, hiện thực một
nông thôn nghèo khó lam lũ chỉ được miêu tả lướt qua để điểm dừng của những cây
bút hướng đến là một nông thôn đầy biến đổi. Dù chỉ là những chi tiết thoáng qua
nhưng ấn tượng vẫn thật mạnh mẽ. Dù trước bao biến động nông thôn ấy vẫn thật
quen thuộc như tự nghìn đời. Đó là những làng quê lam lũ nhọc nhằn để khi gặp nó
lại nhân lên niềm thương hơn với những kiếp người!
Hiện thực nông thôn ấy bắt gặp lại nơi Dòng sông mía của Đào Thắng càng
thấy rõ sức tàn phá của đói nghèo, cơ hàn. “Bấy giờ làng xóm đang đói quay đói
quắt. Thằng Khuê cuốc thêm cụm củ đao non, bới mấy gốc sắn tầu... Cây đao còn
non, chưa xuống củ nên củ bằng ngón chân, sượng sưng sỉa, chưa có tí bột nào. Gốc
sắn tầu trồng ven bờ dậu còn non cây... đào lên mới chỉ có rễ to, chưa có ai dám gọi
là củ, dài thõng thượt, cắn vào mồm nhai sồn sột như ăn thân chuối” [25, tr. 254].

Sự đói khổ ấy khiến người đọc nhận ra thật rõ nỗi cơ cực của đời người. Mẹ con chị
Cả Thuần phải sống nhờ vào những thứ tưởng chỉ để nuôi bò, nuôi lợn mà chống
chọi với cái ác, bất công. Dòng sông Châu Giang vỗ về một vùng đất mật phù sa
cho những con người nơi đây vị ngọt của mía đường không đâu sánh kịp, vậy mà
người ta vẫn không thể sống nổi với nghề. Như cu Lẹp sinh ra đã ăn sống những
con trai tanh nhớt nhát để cầm chừng. Khi mất đôi cánh tay tháo vát bởi vòng
nghiến của “ông hàng, bà hàng” nơi lò mía nhà ông Quĩ Nhất, nó mưu sinh dựa hẳn
vào dòng sông Châu. Lẹp giống thuỷ tộc hơn giống người. Cái nghèo đói cùng sự
ám ảnh thân phận kẻ ăn người ở đã rút cạn dòng máu người ở Lẹp. Những con trai
nơi đáy sông Châu đã sinh dưỡng trong đứa con hoang này một dòng máu mới- máu
lạnh. Dòng sông mía là một khúc đoạn lịch sử chuyển dòng từ thời Tây thực dân,
qua cách mạng, kháng chiến, hòa bình, cải cách ruộng đất, chống Mĩ, hòa bình và
cuối cùng đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Lịch sử chuyển mình nhưng sự

23


×