Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

An ninh của xã hội dân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa : Luận án TS. Triết học: 62 22 03 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TRẦN VIỆT HÀ

AN NINH CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TRẦN VIỆT HÀ

AN NINH CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Chuyên ngành

: CNDVBC & CNDVLS

Mã số

: 62.22.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THÁI VIỆT



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.

Tác giả luận án

Trần Việt Hà


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH CỦA
XÃ HỘI DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8


1.1. Những công trình nghiên cứu về xã hội dân sự trong bối cảnh
toàn cầu hóa
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.2. Những công trình nghiên cứu về nguy cơ mất an ninh của xã

9
9
13

hội dân sự
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

20
20

1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.3. Những công trình nghiên cứu về an ninh toàn cầu

24
25

1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

25

1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

30


Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ AN NINH CỦA XÃ
HỘI DÂN SỰ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

35

2.1. Khái lược về xã hội dân sự
2.1.1. Các quan điểm trong lịch sử về xã hội dân sự
2.1.2. Khái niệm xã hội dân sự và các chức năng của xã hội dân
sự
2.2. An ninh của xã hội dân sự

35
35

2.2.1. Khái niệm "An ninh của xã hội dân sự"
2.2.2. An ninh truyền thống
2.3. Toàn cầu hóa - khái niệm và đặc trưng
2.3.1. Khái niệm toàn cầu hóa
2.3.2. Các đặc trưng của toàn cầu hóa

47
51
51
55
60
60
63



Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của xã hội dân sự trong
bối cảnh toàn cầu hóa
3.1.1. Các yếu tố bên trong xã hội dân sự
3.1.2. Các yếu tố bên ngoài: nhà nước và thị trường
3.2. Những điểm mới trong "An ninh của xã hội dân sự"

68
68
68
70
74

3.2.1. Vấn đề "chủ thể" đảm bảo/cung cấp an ninh
3.2.2. Vấn đề "thước đo an ninh": an ninh con người
3.3. "An ninh của xã hội dân sự" dưới nhãn quan "An ninh phi truyền
thống"
3.3.1. "Xã hội rủi ro" - cơ sở thực tiễn của lý thuyết "An ninh

74
78

phi truyền thống"
3.3.2. "An ninh phi truyền thống" và "An ninh của xã hội dân
sự"

81


3.3.3. Một số mối đe dọa đang nổi lên hiện nay
Chương 4: KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG BÀI HỌC THAM KHẢO
4.1. "An ninh con người" của một số nước trên thế giới
4.1.1. Trường hợp Canada
4.1.2. Trường hợp Brazil
4.2. Một số bài học tham khảo đối với Việt Nam
4.2.1. Phòng chống các hoạt động lợi dụng vấn đề “xã hội
dân sự” xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay
4.2.2. Đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

89
93
103
103
103
106
108
108
117
125
129
130



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANQG

:

An ninh quốc gia

ANPTT

:

An ninh phi truyền thống

CIVICUS

:

Liên minh Thế giới vì sự tham gia của công dân

CSO

:

Tổ chức xã hội dân sự

CSOs

:


Các tổ chức xã hội dân sự

CTQG

:

Chính trị quốc gia

KTTT

:

Kinh tế thị trường

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

NGO

:

Tổ chức phi chính phủ

NGOs

:


Các tổ chức phi chính phủ

NNPQ

:

Nhà nước pháp quyền

NPOs

:

Các tổ chức phi lợi nhuận

SNV

:

Các tổ chức phát triển của Hà Lan tại Việt Nam

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

UNDP

:


Chương trình phát triển Liên hợp quốc

VIDS

:

Viện những vấn đề phát triển Việt Nam

XHCD

:

Xã hội công dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XHDS

:

Xã hội dân sự


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới tác động của toàn cầu hoá, xã hội dân sự (XHDS) của nhiều nước

trên thế giới đang trải qua những biến động lớn. Một trong những hệ quả mà
toàn cầu hóa đang gây ra là những ảnh hưởng mang tính xuyên biên giới
khiến chính phủ của nhiều nước gặp khó khăn trong việc kiểm soát các tác
động bất lợi đối với nhân dân của họ.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, quan niệm về một XHDS được đóng
khung trong biên giới quốc gia - hiện đang gặp phải những thách thức đáng kể,
vì các đường biên đang bị “bào mòn” và “đục thủng” - bởi các dòng di cư, các
luồng vật chất và tinh thần đang chu chuyển xuyên qua các rào cản biên giới.
Những khái niệm mới như “biên giới mềm”, “không gian ảo”, “đời
sống xuyên quốc gia”, “các tác nhân xuyên biên giới”... ngày xuất hiện một
nhiều. Sự xuất hiện của những khái niệm này đã phản ánh một thực tế là:
cộng đồng cư dân trong mỗi quốc gia đang gặp phải nhiều xáo trộn về mặt
cấu trúc do không gian sinh hoạt bị thay đổi; thành phần dân cư trở nên phức
tạp hơn bởi các dòng người nhập cư. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư của mỗi
quốc gia hiện nay đều phải chịu những tác động khó kiểm soát đến từ bên
ngoài, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính, bệnh dịch, chất thải...
Tất cả những hiệu ứng mới như vậy, bất kể là "tốt" hay "xấu" đều có
chung đặc tính là "khó đoán định" và "chính phủ không thể đứng ra giải quyết
một cách đơn phương". Đặc biệt là những hiệu ứng như vậy xuất hiện ngày
càng nhiều. Giới nghiên cứu đã gọi hiện tượng này là "sự gia tăng các rủi ro
mang tính xuyên biên giới"; và gọi những xã hội đang nếm trải hiệu ứng nói
trên là "xã hội rủi ro" [166].
Đối mặt với những rủi ro mới này, các giải pháp an ninh truyền thống
mà các quốc gia đã từng áp dụng trở nên kém hiệu quả; đòi hỏi phải có sự
thay đổi về nhận thức cũng như hành động.
1


Chỉ khi có được nhận thức về những vấn đề nói trên, các quốc gia mới có
thể đưa ra những đối sách thích hợp nhằm đảm bảo an ninh cho cư dân của mình.

Do hứng chịu những tác động khó kiểm soát đến từ toàn cầu hóa, nên
XHDS - một khái niệm phản ánh các sinh hoạt phi chính trị và phi kinh tế của
người dân trong phạm vi một quốc gia - cũng đang phải đối mặt với những
thách thức mới, đe dọa sự ổn định và thịnh vượng của nó.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, việc mở rộng không gian của XHDS vượt ra biên giới quốc gia là một
xu hướng khá rõ nét. Để minh chứng cho luận điểm này, họ thường viện đến
sự bùng nổ hiện nay của các phong trào xã hội toàn cầu, của các tổ chức phi
chính phủ, của các phong trào dân sự xuyên quốc gia nhằm chống lại ảnh
hưởng tiêu cực của toàn cầu hoá.
Trong toàn cầu hóa, sự an toàn của người dân không chỉ bị chi phối bởi
quốc gia - nơi họ đang sống; mà còn bị chi phối bởi những lực lượng đến từ
toàn cầu hóa. Nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến từ các lực
lượng toàn cầu - người dân của các quốc gia buộc phải liên kết lại với nhau.
Quá trình liên kết này được hình dung như hành vi tạo ra một "XHDS toàn
cầu" để đối trọng lại "các lực lượng toàn cầu".
Có thể coi nhận định như vậy là một loại dự báo, song không phải là
không có cơ sở. Người ta không thể phủ nhận sự thật là XHDS của mỗi quốc
gia hiện nay đều phải chịu những tác động đến từ thị trường toàn cầu và đến
từ chính sách của các quốc gia bên ngoài.
Trên thực tế, mỗi quốc gia xây dựng cho mình những tiêu chí an ninh
cụ thể, và dĩ nhiên là không giống nhau hoàn toàn - điều này tùy vào vị thế và
thực lực của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Ở hoàn cảnh cụ thể và xác định, một quốc gia có thể đặt mục tiêu an
ninh biên giới lãnh thổ lên hàng đầu; trong khi đối với quốc gia khác lại là an
ninh lương thực hay an ninh năng lượng.v.v… Tuy nhiên, có một sự thật là 2


đối với người dân ở khắp nơi trên thế giới, bất kể họ là công dân của nước
nào; khát vọng về một trạng thái an toàn thân thể, thịnh vượng về vật chất,

phong phú về tinh thần; khát vọng về một môi trường mà ở đó các quyền cơ
bản được tuân thủ - luôn là nguyện vọng chung.
Việc lấy mức độ thực thi nguyện vọng chung này làm thước đo an ninh
là phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi các yếu tố gây ảnh hưởng trở nên
đa dạng và phức tạp hơn. Chẳng hạn, trong vòng thập kỷ trở lại đây, việc các
nước phát triển đầu tư vào nghiên cứu chất đốt hữu cơ từ ngũ cốc nhằm bảo
vệ môi trường - lại đe dọa đến an ninh lương thực của những nước đói nghèo.
Điều đó đã chỉ ra rằng, các giải pháp an ninh đơn lẻ của từng quốc gia
có thể dẫn đến hệ quả không mong muốn cho người dân của quốc gia khác.
Bởi vậy, để đánh giá đúng hiệu quả của các giải pháp an ninh, người ta cần
quy chiếu về mức độ phụng sự con người của giải pháp an ninh đó, xét trong
tổng thể. Theo đó "an ninh con người" trở thành "thước đo" của an ninh (nói
chung) và an ninh XHDS (nói riêng).
Với cách tiếp cận trên, việc "đảm bảo an ninh quốc gia" buộc phải hàm
chứa "đảm bảo an ninh con người" như một yêu cầu đầu tiên và tất yếu. Sẽ
không có quốc gia nào có được an ninh thật sự, khi người dân của nó rơi vào
tình trạng đói nghèo và bị truy bức. Những chính phủ độc tài có thể đem lại cho
đất nước của chúng trạng thái ổn định (theo nghĩa là không có chiến tranh), song
mạng sống của người dân lại luôn bị đặt trong tình trạng bị đe dọa. Do đó, sẽ
không thể có an ninh đúng nghĩa trong những hoàn cảnh như vậy.
Đảm bảo an ninh con người nghĩa là tạo ra hệ thống các điều kiện, môi
trường, phương thức để con người lao động, cải tạo xã hội một cách tự giác
và biến xã hội thành nơi con người thoả mãn những chân giá trị.
Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào đời sống
khu vực và quốc tế, nên việc nhận thức về an ninh trong tình hình mới, để trên
cơ sở đó có những hành động phù hợp - là việc làm cấp thiết hiện nay.
3


Điều này càng trở nên cần thiết hơn khi lộ trình xây dựng "cộng đồng

văn hóa - xã hội" ASEAN kết thúc vào năm 2015. Thực chất của "cộng đồng
văn hóa - xã hội" mà ASEAN đang theo đuổi chính là việc hình thành nên
một XHDS vượt ra khỏi biên giới của mỗi thành viên.
Trong bối cảnh như vậy, việc trù tính sự kiện các dòng người dịch
chuyển xuyên biên giới, trù tính sự kiện mở rộng và đan lồng không gian hoạt
động của người dân thuộc các quốc gia thành viên - sẽ dẫn đến những hệ quả
gì và làm thế nào kiểm soát được chúng - thực sự là một việc làm cần thiết đối
với lý luận cũng như thực tiễn an ninh của chúng ta.
Theo đó, xu hướng tiến triển an ninh của XHDS trong bối cảnh hội
nhập và toàn cầu hóa là rất đáng được quan tâm nghiên cứu, nhất là khi quá
trình hội nhập toàn diện vào đời sống quốc tế của Việt Nam ngày càng trở
nên sâu rộng hơn.
Xét ở chiều cạnh an ninh, hàng loạt vấn đề đang được đặt ra, cụ thể
như: liệu có xuất hiện những rủi ro khó lường tính và khó kiểm soát, do
những tác động xuyên biên giới gây ra? Liệu các XHDS có kịp thích nghi
trước những biến đổi và sự xáo trộn cấu trúc? Liệu mối quan hệ giữa người
dân và nhà nước của họ có thay đổi? Và nếu có, thì thay đổi diễn ra theo chiều
hướng nào? Từ đó, nhà nước cần phải hành động như thế nào để giải quyết
những vấn đề bất ổn và rủi ro hiện nay - một cách hiệu quả?... Những vấn đề
thuộc loại như vậy, trên thực tế, hiện đang thu hút được sự quan tâm sâu sắc
của giới nghiên cứu và giới chính khách trong cũng như ngoài nước.
Do vậy, rất cần thiết phải đi sâu nghiên cứu để làm rõ các hiệu ứng do
toàn cầu hóa gây ra cho an ninh của XHDS; cũng như nghiên cứu các đối án
tương thích - nhằm thực hiện mục tiêu tối thượng là "an ninh con người".
Chỉ có trên cơ sở nhận thức thấu đáo về những biến đổi của XHDS
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chính phủ của các nước mới có cơ sở đề
4


ra những giải pháp thích hợp nhằm duy trì trạng thái ổn định, hòa bình, phúc

lợi của XHDS trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Với những lý do nêu trên, đề tài “An ninh của xã hội dân sự trong bối
cảnh toàn cầu hóa” đã chứng tỏ là một đề tài nghiên cứu cần thiết và có ý
nghĩa, không chỉ xét trên phương diện lý luận mà còn cả thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích của luận án là:
Làm rõ những biến đổi về nội dung “An ninh của XHDS” trong bối
cảnh toàn cầu hóa; và những thay đổi tương ứng liên quan đến phương thức
quản trị an ninh. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị góp phần
bảo đảm an ninh của chúng ta hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án là:
+ Làm rõ khái niệm “xã hội dân sự”, “an ninh”, “an ninh con người”,
“an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống”, “toàn cầu hóa”, “rủi ro”,
trên cơ sở đó, xác lập nội dung khái niệm “an ninh của XHDS”.
+ Nghiên cứu "toàn cầu hóa" để chỉ ra ảnh hưởng của nó đối với “an
ninh của XHDS”.
+ Xác định những điểm mới trong nội dung “an ninh của XHDS” khi
đặt vào bối cảnh toàn cầu hoá.
+ Luận chứng cho tính hợp lý của việc sử dụng "An ninh con người"
làm thước đo cho “an ninh của XHDS” trong điều kiện toàn cầu hóa.
+ Phân tích, khảo sát một số thực tiễn áp dụng thước đo nói trên, nhằm
rút ra bài học tham khảo và các khuyến nghị đối cho bảo đảm an ninh con
người của Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
An ninh của XHDS và những hiểm họa đe dọa nó trong bối cảnh toàn
cầu hóa.
5



- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án tập trung vào nội dung an ninh của xã hội dân sự trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Luận án giới hạn việc khảo sát thực tiễn một số đối án như: Canada,
Brazil nhằm luận chứng cho cho tính hợp lý của việc sử dụng "An ninh con
người" làm thước đo cho “an ninh của XHDS”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận án vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phát triển và
tiến bộ xã hội, về con người và phát triển con người.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử Mácxít, kết hợp với các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử
và các phương pháp khác. Luận án cũng sử dụng một số phương pháp phù
hợp với đối tượng nghiên cứu như: phương pháp phân tích tài liệu, nghiên
cứu trường hợp, phân tích định tính và định lượng... Đồng thời, có kế thừa các
kết quả, công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả, nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước.
5. Đóng góp của luận án
- Góp phần làm rõ các khái niệm: “Xã hội dân sự”, “An ninh”, “An
ninh của xã hội dân sự”, “An ninh con người”.
- Làm rõ những điểm mới trong nội dung khái niệm "an ninh của xã hội
dân sự" khi đặt vào bối cảnh toàn cầu hóa.
- Chứng minh rằng, toàn cầu hóa làm tăng các yếu tố “bất định” và “rủi
ro” và đó chính là những thách thức mới đối với an ninh của XHDS.
- Góp phần làm rõ tính tất yếu của sự chuyển dịch từ an ninh “truyền
thống” sang “phi truyền thống”.
6



- Rút ra một số bài học nhằm bảo đảm an ninh con người và an ninh
của xã hội dân sự trong quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và
nghiên cứu các vấn đề như: nhà nước, xã hội dân sự, an ninh của XHDS, toàn
cầu hoá, phục vụ cho cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến
đề tài của luận án.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN NINH
CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong những năm gần đây, xã hội dân sự là đối tượng được quan tâm
đặc biệt trong các nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khoa học, nhà quản lý và
hoạch định chính sách ở cấp độ toàn cầu. Điều đó cho thấy tính vấn đề và sức
“nóng” mà XHDS mang lại cho chính trị quốc tế nói chung, nền chính trị khu
vực và của mỗi quốc gia nói riêng.
Nhất là, những xung đột, bất ổn, bất định của đời sống quốc tế và
những vấn đề liên quan đến XHDS trong những năm gần đây càng thúc đẩy
sự quan tâm của các nhà khoa học.
Đề tài về XHDS và các tổ chức XHDS không phải là hướng nghiên cứu
mới, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao về những vấn đề cơ bản
của XHDS như: bản chất của XHDS là gì? Xã hội dân sự và XHCD là hai cấu

trúc - chức năng khác nhau hay chúng là một? Những mặt tích cực và hạn chế
của XHDS là gì?...
Nguồn gốc của thuật ngữ này xuất hiện ở phương Tây với nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau này là do trong những không - thời
gian khác nhau, sự tham gia, tương tác của các cá nhân với cá nhân, cá nhân
với xã hội khác nhau sẽ dẫn đến những dấu hiệu đặc trưng của nó (XHDS)
được bộc lộ ra bên ngoài là khác nhau.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về XHDS trong lịch sử, nên luận án
không tham vọng đưa ra cách tiếp cận mới về XHDS mà chỉ dựa trên những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong nghiên cứu về XHDS, để rút ra từ
đó những dấu hiệu đặc trưng, bản chất của XHDS, vốn đã được đa phần các
học giả chấp nhận.
8


Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu, luận án phân chia các tài
liệu có được theo 3 nội dung sau: Những công trình nghiên cứu về XHDS
trong bối cảnh toàn cầu hóa; Những công trình nghiên cứu về nguy cơ mất an
ninh của XHDS; Những công trình nghiên cứu về an ninh toàn cầu.
1.1. Những công trình nghiên cứu về xã hội dân sự trong bối cảnh
toàn cầu hóa
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Tư tưởng về XHDS đã được đặt nền móng từ thời kỳ cổ đại với những
triết gia tiêu biểu như Platon trong tác phẩm Cộng hòa, Aristotle trong tác
phẩm Chính trị luận. Nếu Platon đề cập đến quyền con người, quyền công
dân và đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng; thì Aristotle lại cho rằng, sẽ chẳng
thể nào có được mô hình nhà nước lý tưởng ấy, nhưng con người vẫn có thể
xây dựng được một nhà nước tốt nhất có thể - Đó là mô hình nhà nước trung
dung thỏa hiệp giữa dân chủ và quý tộc.
Tư tưởng của hai ông được tiếp nối đến thời kỳ Trung cổ bởi các nhà

thần học, triết học như: St.Augustine, Aquinas. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi thần học và thần quyền, nên Augustine, Aquinas cho rằng Nước
Trần gian bị chi phối bởi Nước Chúa.
Cho đến thời Khai Sáng và hiện đại, tư tưởng về XHDS được cụ thể
hóa hơn trong các cách tiếp cận của các nhà tư tưởng như: Hobbes, J.Locke,
Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau, Hume, Kant [42], Machiavelli, Hegel,
C.Mác, A.Tocqueville…
Tinh thần pháp luật của Montesquieu, Bàn về khế ước xã hội của JeanJacques Rousseau, Nền dân trị Mỹ của A.Tocqueville là ba trong số những công
trình đưa lại cách tiếp cận theo thuyết tự do và thuyết tân tự do [36, tr. 32-38].
Từ Hume đến Kant, Hegel là một bước tiến dài trong cách tiếp cận và
đưa ra định nghĩa về XHDS. Trong Các nguyên lý của triết học pháp quyền
9


Hegel là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về XHDS. Theo Hegel, xã hội dân
sự là cấp độ của sự dị biệt giữa gia đình và nhà nước… ra đời sau nhà nước và
cần có nhà nước định hướng [29, tr.543].
Ở một cách tiếp cận ngược lại với Hegel, Mác cho rằng XHDS là nơi
để Nhà nước buộc phải điều chỉnh chức năng của nó [51, tr.312-315].
Đến thời kỳ hiện đại, thời kỳ mà thế giới đang được làm phẳng
(T.Friedmand) bởi các nhân tố cơ bản của toàn cầu hóa thì những nghiên cứu
về XHDS lại nhấn mạnh đến vai trò, chức năng của XHDS đối với các nhà
nước và cộng đồng.
Chịu sự tác động của toàn cầu hóa, xã hội dân sự nhận được cả hai
mặt: tích cực và tiêu cực. Các phân tích của giới học giả hiện đại cũng đi
theo 2 đường hướng này (phân tích mặt tích cực và tiêu cực do toàn cầu hóa
đem lại cho XHDS).
Trước hết, phải kể đến những công trình nghiên cứu về những cơ sở lý
thuyết và thực tiễn của XHDS như: Xã hội dân sự (1996) của C.M.Hann và
Elizabeth Dunn; “Khám phá xã hội dân sự” (2004) của Marlies Glasius,

David Lewis, Hakan Seckinelgin; “Xã hội dân sự toàn cầu” (2005) của
David Chandler.v.v..
Trong các tác phẩm đó, khái niệm XHDS không chỉ được nghiên cứu
tách biệt và đối lập với nhà nước, mà được hiểu rộng hơn, bao gồm những
hoạt động xã hội, các quan hệ quyền lực phức tạp và hệ thống đạo đức kết nối
cộng đồng lại với nhau.
Các tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng của XHDS đối với nền chính trị
trên toàn thế giới, đồng thời phân tích những thay đổi mang tính cách mạng
trong nền chính trị thế giới khi ngày càng xuất hiện nhiều các chủ thể quan hệ
quốc tế phi quốc gia như các tổ chức quốc tế, các tổ chức không biên giới, các
NGOs quốc tế, các phong trào quốc tế…
10


Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, làm sáng tỏ những điểm cơ bản của
quá trình hình thành, phát triển XHDS ở các nước trên thế giới, đặc biệt là
những nước đang trong quá trình chuyển đổi nền chính trị và kinh tế như “Xã
hội dân sự trong quá trình dân chủ hóa” của Peter Burnell và Peter Calvert
(2004), “Xã hội dân sự và phát triển” của Jude Howell (2004)…
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả tập trung phân tích vai trò của
XHDS trong phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra kết luận về quan hệ biện
chứng giữa phát triển XHDS với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và
quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị. Từ đó, so sánh giữa XHDS với chính
trị xã hội, giữa quá trình phát triển XHDS ở một số quốc gia Châu Mỹ Latinh,
Châu Phi, Châu Á và một số quốc gia Đông Âu trong quá trình dân chủ hóa
đất nước; đồng thời chỉ ra sự tham gia của các tổ chức tài trợ vào XHDS. Các
ông cũng phân tích những quan niệm có tính chất quy phạm của chính các tổ
chức đó về mối quan hệ giữa XHDS, sự phát triển và dân chủ hóa, và việc
quan niệm đó được áp dụng vào hoạt động thực tiễn như thế nào nhằm củng
cố XHDS.

David C.Schak và Wayne Hudson trong cuốn sách “Xã hội dân sự ở
Châu Á” đã tập trung nghiên cứu bản chất của XHDS ở một số nước Châu Á;
chỉ ra các đặc điểm phân biệt XHDS và các dạng XHDS khác nhau ở Châu Á;
đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa XHDS với tính chất một mô hình
hoàn chỉnh và quá trình dân chủ hóa ở các nước này; mối quan hệ giữa XHDS
và đổi mới về chính trị; vai trò của các NGOs trong việc xây dựng XHDS.
Cuốn sách cũng phân tích sự đổi mới của XHDS ở một số nước và nghiên cứu
một số tổ chức trong XHDS ở các nước đó.
Liên quan đến vai trò của các NGOs trong XHDS, cuốn sách “Xã hội
dân sự, toàn cầu hóa và sự thay đổi chính trị ở Châu Á” do Robert P Weller
chủ biên cho thấy rằng, các viện sĩ và các nhà hoạch định chính sách quan
11


tâm nhiều hơn đến việc các NGOs góp phần khuyến khích sự điều hành nhà
nước tốt hơn, nhằm hướng tới một nền chính trị dân chủ và mục đích cuối
cùng là một XHDS toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà phê bình của các tổ chức trên
cho thấy rằng, các NGOs có khuynh hướng không dân chủ trong chính tổ
chức của nó. Những tổ chức đó nói lên tiếng nói của những nhóm người mà
họ phải chịu ơn qua các cuộc bầu cử hoặc qua việc nhận sự giúp đỡ về mặt tài
chính, và chúng thường đại diện cho lợi ích của những người ở những nước
giàu mà quên đi những người ở các nước nghèo.
Trong cuốn sách “Xã hội dân sự ở Đông Nam Á” do Hock Guaan Lee
chủ biên, bao gồm các bài viết về XHDS ở Đông Nam Á của các tác giả từ
nhiều nước. Cuốn sách đề cập đến mối liên quan giữa XHDS với việc trao
quyền cho nhân dân, quản lý nhà nước có hiệu quả và làm sâu sắc thêm nền
dân chủ. Các tác giả đề cập đến vấn đề trên bằng việc nghiên cứu những hoạt
động và sự tham gia xã hội của những NGOs vào các lĩnh vực tôn giáo, sắc
tộc, giới tính và môi trường ở các nước Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu chỉ số XHDS CSI nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của XHDS đã được tiến

hành tại hơn 50 quốc gia trên phạm vi thế giới. Việc đánh giá được thực hiện
theo một phương pháp luận chung do CIVICUS (Liên minh Thế giới vì sự
tham gia của công dân - một NGO đóng tại Nam Phi) xây dựng thông qua
việc nghiên cứu thí điểm tại một số nước. Công trình nghiên cứu CSI đánh giá
4 bình diện quan trọng nhằm tạo ra một viễn cảnh rộng rãi và rõ ràng về
XHDS, bao gồm: cấu trúc XHDS; môi trường kinh tế - xã hội đối với XHDS;
các giá trị của XHDS và tác động của các hoạt động do XHDS mang lại.
Từ những liệt kê trên cho thấy, vấn đề XHDS được giới nghiên cứu lý
luận ngoài nước đặc biệt quan tâm, chú ý. Mặc dù nội dung, phạm vi và các
yếu tố cấu thành của XHDS hiện vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi, nhưng
12


nhìn chung, xã hội dân sự được hình dung dưới dạng một khu vực “phi nhà
nước”, bao gồm các liên hiệp, hiệp hội, hội, tổ chức cộng đồng, nhóm tình
nguyện, tổ chức phi chính phủ,… thực hiện các chức năng, vai trò xã hội hoặc
mục đích nghề nghiệp, từ thiện, nhân đạo… nhất định; hoạt động chủ yếu dựa
trên tính tự chủ về tài chính, tự quản trong tổ chức quản lý và sự tự nguyện
của các thành viên, hội viên với mục tiêu phi lợi nhuận, đa dạng về hình thức
tổ chức, phong phú về mục tiêu cụ thể.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, tư tưởng về XHDS còn khá mới mẻ và mới chỉ được bắt
đầu vào những năm 90 của thế kỷ XX. Gần đây, đã xuất hiện một số công
trình nghiên cứu về XHDS ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cần phải kể đến bao gồm:
Quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam lịch sử và hiện đại
của GS.TS. Lê Văn Quang, TS. Văn Đức Thanh (Đồng chủ biên), Nxb Chính
trị quốc gia (2003); Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc của Vũ Duy Phú
(Chủ biên), Đặng Ngọc Dinh, Trần Chí Đức, Nguyễn Vi Khải, Nxb Tri thức
(2008), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam của GS.TS. Dương Xuân Ngọc,

Nxb Chính trị - Hành chính (2009), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam của GS.TS.
Lê Hữu Nghĩa, GS.TS. Hoàng Chí Bảo, PGS.TS. Bùi Đình Bôn (Đồng chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia (2008), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ
pháp quyền (Sách tham khảo) của TS. Hồ Bá Thâm - CN. Nguyễn Tôn Thị
Tường Vân (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia (2009), Vấn đề phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong quan hệ nhà nước - thị trường xã hội công dân (Trong Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, 2010) của
PGS.TS. Đỗ Minh Hợp.
13


Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh thuật ngữ
XHCD và XHDS. Trong các công trình nghiên cứu, có người dùng thuật ngữ
XHCD, có người dùng thuật ngữ XHDS. Tuy nhiên, trong phần lớn các
trường hợp, nội hàm của chúng được hiểu như tương tự nhau.
Trong những công trình nghiên cứu về XHDS của các học giả trong
nước, đặc biệt phải kể đến những nghiên cứu sau:“Xã hội dân sự: Khái niệm
và các vấn đề”, T/C Triết học (2) của tác giả Bùi Quang Dũng (2007). Trong
bài viết này tác giả khảo sát, liệt kê một số quan điểm nổi bật trong lịch sử tư
tưởng về XHDS từ đó chỉ ra dấu hiệu đặc trưng cơ bản của XHDS là tính phi
lợi nhuận và thành tố này tạo thành XHDS.
Thứ nữa, là nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng (2009) với Một số mô hình
tiếp cận trong nghiên cứu xã hội dân sự, T/C Quản lý kinh tế (1+2). Không
chỉ đưa ra một cách định nghĩa về XHDS, nghiên cứu còn chỉ ra 5 mô hình
tiếp cận nghiên cứu XHDS nhằm làm sáng tỏ vai trò, vị trí và mối quan hệ
giữa XHDS với con người và với xã hội ở những nước đang phát triển, như
Việt Nam. Năm mô hình tiếp cận đó là: 1) tiếp cận theo thuyết tự do, 2)
thuyết tân tự do, 3) tiếp cận theo thuyết chức năng - cấu trúc, 4) tiếp cận hậu
hiện đại, 5) tiếp cận quan hệ con người và xã hội. Đây là một trong những

nghiên cứu trong nước có giá trị về XHDS, là căn cứ cho các học giả, nhà
hoạch định chính sách lựa chọn cách tiếp cận hợp lôgic nhằm đưa ra giải pháp
để hiểu hiện tượng mang tên XHDS.
Trên một trục nghiên cứu về XHDS, Nguyễn Quý Nghị và Nguyễn
Quý Thanh (2011) đã nghiên cứu Sự tham gia của xã hội dân sự trong phát
triển xã hội: từ thực tiễn đến gợi ý chính sách, T/C Xã hội học (2). Trong đó
các tác giả điểm lại một số mô hình phát triển xã hội có sự tham gia của khu
vực XHDS ở Việt Nam, đồng thời gợi mở một số chính sách nhằm nâng cao
vai trò của khu vực này trong quá trình phát triển.
14


Liệt kê các quan điểm về XHDS từ thời kỳ cổ đại đến cận, hiện đại,
cùng điểm xuất phát với Lê Ngọc Hùng, là tác giả Trần Hữu Quang đã thống
kê được bốn nhóm quan niệm khác nhau về XHDS. Đó là: quan niệm đồng
hóa XHDS với nhà nước/quốc gia; quan niệm XHDS là xã hội thị trường;
quan niệm XHDS tách khỏi nhà nước; quan niệm XHDS là xã hội thị dân hay
xã hội tư sản. Đây là căn cứ quan trọng để luận án tiếp cận và kế thừa để rút
ra những dấu hiệu đặc trưng, bản chất khác của XHDS.
Ngoài những công trình đã liệt kê trên, đặc biệt phải kể đến tư tưởng về
XHDS của một nhà nghiên cứu, giáo sư người Đức Gerd Mutz. Trong Xã hội
dân sự ở Việt Nam: Trách nhiệm và tiềm năng xã hội, Gerd Mutz đã tiếp cận
XHDS từ góc độ xã hội học. Cách tiếp cận này đã mở lối cho một sự xem xét
bao quát về XHDS từ các chiều cạnh của biến đổi xã hội cũng như từ các tiến
trình của hội nhập xã hội. Theo đó, ông khẳng định, xã hội dân sự là khái
niệm mang tính tương đối. Nếu có hai cách diễn giải về XHDS: theo quan
điểm tự do - dân chủ Mỹ, xã hội dân sự được nhìn nhận như một thực thể độc
lập và có phần đối nghịch với nhà nước; mặt khác, xã hội dân sự theo quan
điểm cộng đồng châu Âu, xã hội dân sự và nhà nước là hai thực thể không đối
nghịch mà liên kết, gắn kết với nhau thông qua những thể chế xác định. Gerd

Mutz đã chọn cách tiếp cận theo kiểu châu Âu để phân tích mẫu nghiệm
XHDS ở Việt Nam [59, tr.386-396].
Hướng nghiên cứu thứ hai về XHDS là mối quan hệ giữa Nhà nước
pháp quyền và XHDS. Trong đó phải kể đến các công trình: Mối quan hệ
pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước (1994) của Trần Ngọc ĐườngChu Văn Thành, Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam, lịch sử
và hiện đại (2004) của Lê Văn Quang, Mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội
dân sự và vấn đề cải cách hành chính (2004) của Đào Trí Úc, Xây dựng nhà
nước pháp quyền từ sự hình thành xã hội công dân (2004) của Nguyễn Thanh
15


Bình, Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với đời
sống xã hội dân sự (2004) của Văn Đức Thanh, Một số vấn đề lý luận về quan
hệ nhà nước, xã hội và công dân trong nhà nước pháp quyền (2005) của Trần
Hậu Thành.v.v..
Các công trình này chủ yếu trình bày những vấn đề cơ bản về quyền
con người, về NNPQ và quan hệ giữa xây dựng NNPQ với hình thành XHDS
ở nước ta. Trong một cơ cấu xã hội ngày càng hoàn thiện - tức XHDS, nhà
nước ngày càng có xu hướng trở thành NNPQ, một bộ phận hữu cơ của xã
hội, nhưng không đứng trên xã hội. Đi sâu phân tích nội dung, bản chất
XHDS, bản chất NNPQ, mối tương tác biện chứng giữa NNPQ và XHDS, các
tác giả chỉ rõ: Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở dân chủ là một
bộ phận của XHDS, xã hội dân sự đòi hỏi phải có NNPQ. Việc xây dựng
XHDS và NNPQ phải được tiến hành song song, đồng thời với nhau. Đồng
thời, một số công trình cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém cùng
những nguyên nhân của nó trong quá trình tiến hành xây dựng NNPQ ở nước
ta hiện nay.
Trên phương diện xem xét XHDS như một đối trọng không thể thiếu
của bộ ba quan hệ: Nhà nước - Thị trường - Xã hội dân sự, tác giả Đào Thế
Tuấn (1997), trong Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội đã

đưa ra 9 tiêu chí để phân biệt XHDS với Nhà nước và Thị trường. Đó là tiêu
chí: cơ chế, nguyên tắc hành động, nguyên tắc tổ chức, ai ra quyết định,
hướng dẫn ứng xử, cách ứng xử, tiêu chuẩn quyết định, trừng phạt, kiểm soát
hoạt động.
Trong một số nghiên cứu khác, vai trò, vị trí của các hội, đoàn thể ở
Việt Nam cũng được chú trọng. Đó là vai trò của các NGOs trong thập kỷ 90
và đưa ra những dự báo đối với Việt Nam. Vai trò của các đoàn thể nhân dân
trong nền kinh tế thị trường; vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở nước ta;
16


nhìn nhận lại vai trò của các NGOs quốc tế tại Việt Nam; một số quy định
pháp luật về quản lý, tổ chức và hoạt động của các hội và đoàn thể xã hội; các
đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay; vai trò của các
hội trong đổi mới và phát triển đất nước v.v…
Qua phân tích sự khác biệt và nét chung giữa khái niệm XHCD trong
xã hội TBCN và thiết chế tương tự trong xã hội XHCN, có học giả kiến nghị:
cần đổi mới tư duy, tăng cường vị thế độc lập của XHCD đối với nhà nước
nhằm nâng cao vai trò của XHCD trong việc xây dựng NNPQ ở nước ta,
trong đó nhấn mạnh: vấn đề cơ bản là phải bảo đảm tính độc lập thật sự, đồng
thời là sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội
trong quan hệ với Nhà nước: Vũ Thư (2003): Vai trò của xã hội công dân với
xây dựng nhà nước pháp quyền, T/C Nghiên cứu lập pháp, số 9.
Tác giả Phạm Hồng Thái trong Bàn về xã hội công dân, T/C Dân chủ
và pháp luật, số 11 (2004) lại phân tích quan niệm XHCD, khái quát tư tưởng
về XHCD trong lịch sử và dừng lại ở quan niệm của Mác về XHCD. Tác giả
chỉ ra 9 đặc trưng của XHCD: xã hội dân chủ của những người tự do; mọi thể
chế xã hội, thể chế nhà nước phải được công khai; mọi thành viên trong xã
hội bình đẳng; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân... Bài báo
cũng trình bày vai trò của nhà nước đối với XHCD và phân tích vấn đề xây

dựng XHCD ở nước ta.
Bùi Việt Hương (2012) với Xã hội công dân trong trong việc đảm bảo
và phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh) đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của XHCD,
dân chủ và đánh giá ảnh hưởng của XHCD đối với dân chủ trên một số
phương diện. Tác giả khẳng định: Xã hội công dân không hạn chế quyền lực
của nhà nước mà làm cho quyền lực nhà nước có tính chính đáng khi quyền
lực đó dựa trên các đạo luật và được sự thừa nhận của các công dân.
17


Gần đây, một số nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về thuật ngữ “định
chế xã hội” - liên quan trực tiếp đến nghiên cứu XHDS ở nước ta. Tiêu biểu
như Văn Đức Thanh trong: Quan niệm “chế định xã hội”- vấn đề lý luận cần
thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tác giả cho rằng, về thực
chất, “định chế xã hội” là tổng hòa giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với
hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức xã
hội tương ứng. Với tư cách là định chế xã hội đặc biệt, Nhà nước pháp quyền
XHCN cần tạo cho mọi thành viên trong từng định chế xã hội thói quen sống,
làm việc và quan hệ theo đúng Hiến pháp và pháp luật.
Dương Xuân Ngọc trong Về cách tiếp cận xã hội dân sự và xây dựng
xã hội dân sự ở Việt Nam (2006) đã khẳng định, từ những năm 90 của thế kỷ
XX, trên phạm vi toàn cầu, vai trò của các tổ chức XHDS ngày càng được
khẳng định. Tác giả cho rằng, ở nước ta, chỉ có thể xây dựng được NNPQ khi
có XHDS thực sự. Ngược lại, nếu không hoặc chưa có XHDS phát triển thực
sự thì nhất định không thể có nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và
vì dân.
Học giả Cao Huy Thuần trên cơ sở nghiên cứu về những biểu hiện của
XHDS trên thế giới, tiêu biểu là các nước: Trung Quốc, Đông Âu, Trung Á,
các nước Hồi giáo (đặc biệt là Inđônêxia)... đã đi đến kết luận: không thể có

XHDS nếu không có nhà nước ổn định, vững chắc. Dân chủ hoá phải là một
sự cộng tác thực lòng giữa nhà nước và XHDS. Chỉ một nhà nước dân chủ
mới tạo ra được một XHDS dân chủ; chỉ một XHDS dân chủ mới tạo ra được
một nhà nước dân chủ: Xã hội dân sự? T/C Thời đại mới, số 3 (2004).
Ở trên bình diện khác, học giả Phạm Thái Việt tiếp cận XHDS không
chỉ xem xét trong quan hệ với nhà nước, mà còn đặt XHDS trong sự tương tác
với toàn cầu hóa, từ đó đặt ra vấn đề, nhà nước phải củng cố và tạo dựng thể
chế nhằm nâng cao năng lực và tính hiệu quả của bản thân; đồng thời cho
18


phép những tác nhân phi nhà nước (Xã hội dân sự) chia sẻ gánh nặng phát
triển và công bằng xã hội. Tác giả nhấn mạnh, làm như vậy cũng có nghĩa là
nhà nước phải xác định lại vị thế của mình trong mối quan hệ với thị trường
và xã hội dân sự: Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới
tác động của toàn cầu hóa (2008), Nxb Khoa học xã hội.
Tác giả Nguyễn Minh Phương với Vai trò của xã hội dân sự ở Việt
Nam hiện nay, T/C Triết học, số 2 (2006) đã trình bày về vai trò ngày càng
tăng của XHDS trong giai đoạn hiện nay đối với sự phát triển đất nước, chức
năng của XHDS, đồng thời chỉ ra những hạn chế của XHDS, trên cơ sở đó đề
xuất phương hướng và biện pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của XHDS
ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2005, Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam (VIDS) được sự hỗ
trợ của UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc), SNV (Các tổ chức
phát triển của Hà Lan tại Việt Nam), CIVICUS (Liên minh thế giới về sự
tham gia của người dân) đã thực hiện dự án nghiên cứu về XHDS ở nước ta.
Kết quả nghiên cứu gần đây nhất được công bố trong công trình Đánh giá ban
đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam (2006). Trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch
sử của XHDS, hoạt động của các tổ chức, nhóm nghiên cứu đã phân tích
XHDS theo 4 bình diện: cấu trúc, môi trường, các giá trị, tác động. Các tác

giả đánh giá những điểm mạnh của XHDS Việt Nam, đó là: xã hội dân sự có
nhiều tổ chức ở tất cả các cấp và hoạt động trên khắp đất nước; các tổ chức xã
hội có nhiều nỗ lực và thực hiện nhiều hoạt động tập trung vào giảm nghèo,
hỗ trợ những người nghèo và người bất hạnh trong nhiều mặt; có sự hợp tác
khá tích cực giữa XHDS với Nhà nước...
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra, XHDS có những điểm yếu như: môi
trường chính trị - xã hội chưa cho phép các tổ chức phát triển đầy đủ; môi
trường pháp lý còn thiếu; nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc lập
19


×