Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU NHÀN

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học với đề tài
“Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng
đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)”
ngoài sự nỗ lực của bản thân, Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn
thiện luận văn.
Trước tiên Tôi xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, giảng
viên khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dạy dỗ và giúp đỡ Tôi rất nhiều trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa
Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Những người đã
dạy dỗ, giúp đỡ Tôi trong những năm qua, cho Tôi kiến thức để Tôi có thể
hoàn thành luận văn này.


Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn ở bên giúp đỡ và động viên Tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ quý báu
của tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2016

Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thu Nhàn


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đồng kính gửi: Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp khoa Xã hội học.
Tôi tên là: Nguyễn Thị Thu Nhàn, học viên chuyên ngành Xã hội
học QH2014.
Trong quá trình thực hiện Luận văn Tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà,
điều đó thực sự đã trở thành động lực giúp Tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp đúng thời hạn. Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi luôn đề cao tính
trung thực và nghiêm túc của người làm nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả luận văn là trung thực và xuất
phát từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu. Nếu có dấu hiệu của việc sao
chép, vi phạm nghiên cứu của người khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày


tháng 12 năm 2016

Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thu Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................................. 3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 10
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 11
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 11
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 12
8. Khung phân tích .................................................................................................................. 14
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT
TẠI CỘNG ĐỒNG............................................................................................................... 15
1.1. Khái niệm công cụ ......................................................................................................... 15
1.1.1. Chính sách xã hội và hoạt động thực hiện chính sách xã hội .................. 15
1.1.2. Người khuyết tật .......................................................................................................... 19
1.1.3. Cộng đồng ..................................................................................................................... 20
1.2. Lý thuyết áp dụng ........................................................................................................... 21
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow .............................................................................. 21
1.2.2. Lý thuyết cấu trúc – chức năng ............................................................................. 24
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà Nước và chính sách xã hội đối với người
khuyết tật tại cộng đồng........................................................................................................ 26
1.4. Khái lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 32

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TẢN LĨNH - HUYỆN BA VÌ – TP HÀ NỘI........................................................... 35


2.1. Khái quát chung về người khuyết tật ở cộng đồng trên địa bàn xã Tản
Lĩnh ............................................................................................................................................... 35
2.1.1. Tình hình người khuyết tật ...................................................................................... 35
2.1.2. Nguyên nhân khuyết tật ............................................................................................ 41
2.1.3. Điều kiện sống ............................................................................................................. 42
2.2. Đội ngũ thực hiện chính sách xã hội ...................................................................... 43
2.2.1. Nhiệm vụ cán bộ lao động thương binh xã hội xã Tản Lĩnh ..................... 43
2.2.2. Mối quan hệ giữa cán bộ lao động thương binh xã hội xã Tản Lĩnh với
Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Ba Vì trong việc thực hiện chính
sách ............................................................................................................................................... 46
2.2.3.Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội ......................... 48
2.3. Hoạt động cụ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại
cộng đồng trên địa bàn xã Tản Lĩnh ................................................................................ 51
2.3.1. Quy trình thực hiện chính sách xã hội ............................................................... 51
2.3.2. Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng .......................................... 58
2.3.3. Thực hiện chính sách trợ giúp về y tế: ............................................................... 60
2.3.4. Thực hiện chính sách trợ giúp về giáo dục ...................................................... 62
2.3.5. Thực hiện chính sách về học nghề, việc làm ................................................... 64
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢN LĨNH ................................................................................. 67
3.1. Hiệu quả của việc thực hiện chính sách xã hội qua ý kiến của NKT ........ 67
3.1.1. Tăng thu nhập .............................................................................................................. 67
3.1.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe .......................................................... 70
3.1.3. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục ................................................................. 72

3.1.4. Tăng cơ hội tạo việc làm ......................................................................................... 73


3.2. Một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách và mong muốn tiếp theo
của NKT về thực hiện chính sách ..................................................................................... 75
3.2.1. Một số hạn chế ............................................................................................................. 75
3.2.2. Mong muốn tiếp theo của NKT về thực hiện chính sách ............................ 77
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xã
hội .................................................................................................................................................. 78
3.3.1. Nhóm giải pháp về truyền thông .......................................................................... 78
3.3.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chính sách .......................................................... 81
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 89
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NKT: người khuyết tật
CSXH: chính sách xã hội
BHYT: bảo hiểm y tế
UBND: ủy ban nhân dân
LĐTBXH: lao động thương binh xã hội
TBXH: thương binh xã hội
THCS: trung học cơ sở
THPT: trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

1.


Danh mục các bảng

Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội ................................................................................................................... 38
Bảng 2.2: Các kênh thông tin NKT biết về chính sách xã hội ....................... 52
Bảng 2.3: Số lượng NKT đúng quy định thụ hưởng chính sách tại xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội……………………………………….57
Bảng 2.4: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội ...................................................................................... 59

2.

Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ NKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (%) ............................................................... 36
Biểu đồ 2.2: Số lượng NKT phân chia theo các dạng khuyết tật tại xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Người) .............................................. 37
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giới của NKT tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội (%) ...................................................................................................... 39
Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội (%) ...................................................................................................... 40
Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân khuyết tật của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội (Người) ............................................................................ 411
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội về tác
động của chính sách trợ cấp xã hội tới thu nhập của gia đình (Người) .......... 68
Biểu đồ 3.2: Mong muốn của NKT về chính sách xã hội (Lượt người)…….78



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với toàn thế giới trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, đặc
biệt chú trọng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi con
người sống trong cuộc sống này đều có những số phận khác nhau. Cuộc sống
vốn không có sự hoàn hảo toàn vẹn, có người giàu, người nghèo, người hạnh
phúc, người bất hạnh, đó là bức tranh toàn cảnh về xã hội. Con người ai cũng
có những mong ước, điều mong ước giản dị nhất là có một cuộc sống bình
thường như những người bình thường khác. Có những người suốt cả cuộc đời
không thể bước đi trên đôi chân của mình, có những người ao ước được một
lần nhìn thấy ánh sáng…Đó là phần không may mắn mà người khuyết tật
(NKT) đang phải gánh chịu.
Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ của dân số thế giới, trong
bất kỳ một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu
chiến tranh hay không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận
người khuyết tật. Việt Nam là một đất nước nghèo, trải qua mấy chục năm
chiến tranh, vì thế bộ phận người khuyết tật là một phần của dân số nước ta.
Chính vì thế, người khuyết tật là những người cần được đặc biệt quan
tâm, chăm sóc từ cộng đồng trong xã hội, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhà
nước cần phải có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ người khuyết tật để họ được
tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp họ hòa nhập với cộng
đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Người khuyết tật luôn cảm thấy
mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết của mình, cuộc sống của họ bị bó hẹp trong
một không gian nhất định, sống thu hẹp, ngại giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
Vì vậy, việc thực hiện an sinh xã hội rất quan trọng, đặc biệt cho người
khuyết tật trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển ngày nay. Đó thể hiện tinh

1



thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp người khuyết tật vươn lên
trong cuộc sống, làm chủ bản thân, hòa nhập với cộng đồng, xã hội.
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới những bộ phận yếu thế trong xã hội,
trong đó có người khuyết tật. Chính sách xã hội dành cho người khuyết tật đã
được hình thành cùng với những chính sách xã hội cho các đối tượng khác.
Hiện nay, có rất nhiều chính sách xã hội dành cho người khuyết tật. Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản Luật, Nghị định liên quan đến người khuyết tật
như: Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày
10/4/2012 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
người khuyết tật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội….Các văn bản đã
quy định rất rõ những chính sách xã hội dành cho người khuyết tật, nhưng vẫn
chưa đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người khuyết tật, hiệu quả thực
hiện chính sách chưa cao.
Hiện nay, có rất nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới đời sống
người khuyết tật, các chính sách, trợ cấp từ Nhà nước không được triển khai
hoặc thực hiện thực sự chưa hiệu quả, còn có nhiều người khuyết tật không hề
biết về các chính sách, quyền lợi mà họ đáng được hưởng. Vì vậy, để các
chính sách an sinh xã hội đến được với người dân thì vai trò của các cấp chính
quyền là rất quan trọng, cũng như vai trò của cán bộ thực hiện chính sách
trong việc triển khai, thực hiện chính sách an sinh xã hội đến được với người
dân, đặc biệt là người khuyết tật.
Xã Tản Lĩnh là một trong 7 xã thuộc vùng dân tộc, vùng khó khăn trên
địa bàn huyện Ba Vì. Xã nằm cách xa trung tâm Huyện khoảng 20km, là một
xã nghèo, kinh tế khó khăn, làm ruộng, nương là chủ yếu. Xã Tản Lĩnh cũng
như các xã khác của huyện Ba Vì cũng có người khuyết tật, họ cũng mong
muốn được hưởng các chế độ chính sách của Nhà Nước để cải thiện cuộc

2



sống, hòa nhập với cộng đồng, nên việc thực hiện chính sách xã hội kịp thời
là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xã hội chưa đầy đủ, chưa
bao trùm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật. Những tồn tại,
hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác
nhau. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn và cần được Nhà Nước tiếp tục
quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đúng đắn, kịp thời.
Do đó, đã hướng cho học viên đề tài nghiên cứu “ Hoạt động thực hiện
chính sách xã hội đối với ngƣời khuyết tật tại cộng đồng’’ (Nghiên cứu
trƣờng hợp xã Tản Lĩnh - huyện Ba Vì – TP Hà Nội).
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về chính sách xã hội cho người khuyết
tật ở cộng đồng, các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư đặc biệt là Luật người
khuyết tật ngày 17/6/2010, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật,
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; đề tài hệ thống hóa các khái niệm,
quan điểm liên quan tới chính sách xã hội cho người khuyết tật ở cộng đồng,
chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của việc áp dụng chính sách và thực hiện chính
sách xã hội. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngành xã
hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin về thực trạng việc thực
hiện chính sách xã hội cho người khuyết tật ở cộng đồng trên địa bàn xã Tản
Lĩnh - huyện Ba Vì – TP Hà Nội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ


3


xã hội, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Qua đó, đánh giá
hiệu quả của việc thực hiện chính sách và những tồn tại, hạn chế của hoạt
động thực hiện chính sách hiện nay. Bên cạnh đó tìm hiểu vai trò của cán bộ
thực hiện chính sách trong việc thực hiện chính sách xã hội dành cho người
khuyết tật ở cộng đồng và mong muốn của NKT về việc thực hiện chính sách.
Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
chính sách.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài về người khuyết tật không phải là đề tài mới lạ, trong
nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về an sinh xã hội
nói chung và người khuyết tật nói riêng.
Năm 2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành báo cáo
tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật
liên quan. Báo cáo đã chỉ rõ thực trạng người tàn tật và những kết quả thực
hiện chính sách chế độ liên quan. Ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người
khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng,
chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29,% khuyết tật vận động,
17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ
và 17% các dạng tật khác. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm
sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động.
Thực hiện chính sách chăm sóc đời sống người khuyết tật, tính đến năm 2008,
đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 395.962 người khuyết tật nghèo và
8.599 hộ có từ hai người khuyết tật, nuôi dưỡng tập trung 9.798 người khuyết
tật trong 300 cơ sở bảo trợ xã hội. Theo báo cáo, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
100% người khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, thưc hiện chỉnh hình phục
hồi chức năng và cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí cho khoảng 300 ngàn


4


người khuyết tật; cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy, chân tay
giả cho trên 100 ngàn người; phẫu thuật chỉnh hình và trợ giúp phục hồi chức
năng cho hàng trăm ngàn trẻ em khuyết tật. Trong cả nước có 260 cơ sở dạy
nghề đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố, trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và
205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật. Theo khảo sát năm
2008, có trên 50% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong
đó chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp (trên 70%). Thực hiện các
chính sách giải pháp tạo việc làm người khuyết tật, cả nước có hơn 400 cơ sở
sản xuất, kinh doanh của thương binh và người khuyết tật, tạo việc làm ổn
định cho 15.000 lao động là người khuyết tật, khoảng 65% số hộ có người
khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, như: miễn
giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất...Tuy nhiên, báo cáo
cũng đã chỉ rõ một số khó khăn, còn tồn tại sau khi thực hiện pháp lệnh người
tàn tật: một bộ phận người khuyết tật nặng chưa được hưởng chính sách trợ
giúp xã hội do quy định của Pháp lệnh là đối tượng thuộc diện hưởng chính
sách phải là người khuyết tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi
nương tựa; mức trợ cấp xã hội hàng tháng còn quá thấp so với mặt bằng mức
sống dân cư (mới chỉ bằng 60% chuẩn nghèo), chưa bảo đảm được những nhu
cầu sống tối thiểu của người khuyết tật. Người khuyết tật vẫn khó khăn trong
tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhất là người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa khó
khăn, điều kiện đi lại không thuận tiện. Nhiều địa phương do điều kiên khó
khăn nên công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng chưa đuợc quan tâm thực
hiện. Như vậy, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của
người khuyết tật trong xã hội được cải thiện một bước. Tuy nhiên qua quá
trình thực hiện cho thấy hệ thống các văn bản chưa thật sự đồng bộ, tính khả
thi của một số chính sách chưa cao, công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát


5


thực hiện chưa thường xuyên, nguồn lực về tài chính và nhân lực cũng chưa
đáp đòi hỏi của thực tiễn.
Theo con số của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có
khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt
nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58% người khuyết tật là nữ,
28,3% người khuyết tật là trẻ em, 10,2% người khuyết tật là người cao tuổi,
khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, quá trình tổ chức thực hiện Luật Người khuyết tật trong những năm
qua cho thấy, Nhà nước, gia đình và xã hội đã nỗ lực cho mục tiêu bảo đảm
quyền bình đẳng về cơ hội cũng như những quyền, lợi ích đặc thù của người
khuyết tật trên nhiều mặt: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm,
bảo đảm điều kiện tiếp cận trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao,
giải trí, du lịch, nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ
thông tin và truyền thông… nhằm khắc phục một phần khó khăn cho người
khuyết tật trong hòa nhập cuộc sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm thiểu
dần những rào cản hòa nhập xã hội đối với người khuyết tật…Tuy nhiên vẫn
còn những chính sách thực hiện còn hạn chế như chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng, dạy nghề, việc làm, thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công
trình công cộng… bảo đảm tiếp cận đối với người khuyết tật.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và đánh giá giữa
kỳ Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 -2020 của Cục Bảo trợ xã
hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ rõ: từ năm 2010, số NKT
được hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Người khuyết
tật hàng năm ngày càng tăng lên. Năm 2010, số NKT được hưởng trợ cấp
hàng tháng tại cộng đồng là 395 nghìn người, năm 2012, tăng lên 576 nghìn
người, năm 2014 là 796.521 người. Số người (hộ gia đình) được hưởng trợ
cấp chăm sóc NKT hàng tháng tại cộng đồng cũng tăng lên, năm 2011 có trên


6


8.000 hộ, đến năm 2012 tăng lên trên 9.500 hộ, năm 2013 là 11.000 hộ. Trong
công tác chăm sóc sức khỏe, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản triển khai
công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa,
giảm thiểu khuyết tật, hướng dẫn NKT phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc
sức khỏe và phục hồi chức năng. Hiện có trên 78 nghìn trẻ khuyết tật có khả
năng học tập đang đi học, chủ yếu là học hòa nhập ở các trường mầm non và
phổ thông. Về công tác dạy nghề, việc làm, sau 5 năm, mạng lưới cơ sở dạy
nghề cho NKT đã gia tăng đáng kể, từ 850 cơ sở (năm 2010) lên 1.130 cơ sở
(năm 2014), trong đó có 225 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Giai đoạn 2010 –
2014, cả nước có khoảng 120 nghìn NKT được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo đã chỉ ra một số hạn chế còn
tồn tại: Về công tác bảo trợ, hiện mới chỉ có 2 nhóm đối tượng NKT nặng và
đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp bảo trợ hàng tháng và các chính sách khác,
còn đối với nhóm khuyết tật bình thường vẫn chưa được cấp thẻ, gây khó
khăn trong việc học nghề, tìm việc làm của đối tượng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội xuất bản
cuốn „Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội (2000)‟‟, NXB Lao
động – xã hội. Cuốn sách hệ thống hóa các chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành về bảo trợ xã hội tại Việt Nam. Trong đó, hệ thống các
chính sách xã hội cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được nêu rõ và đầy
đủ. Đây là tài liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách xã hội cho đối
tượng bảo trợ xã hội được chính xác, đầy đủ.
Tiến sĩ Đàm Hữu Đắc – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH với “ NKT Việt Nam
ngày càng hòa nhập cộng đồng”, trong đó tác giả nói rõ: Nhờ sự hỗ trợ vật
chất và nhiều văn bản, quy định, hướng dẫn ưu tiên, người khuyết tật luôn
luôn vươn lên tật nguyền để sống cuộc sống bình đẳng, độc lập, đóng góp trên


7


nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao trong nước và
quốc tế”.
Cũng theo tiến sĩ Đàm Hữu Đắc có ba yếu tố: Đảng, Nhà nước – cộng
đồng, Xã hội – bản thân và gia đình người khuyết tật phấn đấu vươn lên tự
khẳng định mình là thế kiềng vững chắc để “khuôn khổ hành động thiên niên
kỷ Biwako” được thực hiện thành công tại Việt Nam.
Năm 2007, Nguyễn Hải Hữu, chủ biên cuốn „Giáo trình nhập môn an
sinh xã hội‟‟, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. Tác giả có quan điểm cho
rằng, trợ giúp xã hội là trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã
hội và trợ giúp khẩn cấp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng trong việc nghiên
cứu các chính sách và hoạt động trợ giúp cho nhóm đối tượng yếu thế trong
xã hội.
Tác giả Nguyễn Đình Liêu năm 2002 có bài viết „„Trợ cấp xã hội trong
hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam‟‟ trên tạp chí Kinh tế Luật (số 1), Đại học
Quốc gia Hà Nội. Tác giả nêu lên vai trò của trợ cấp xã hội trong hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam. Trợ cấp xã hội được nghiên cứu chi tiết, cụ thể từ đó
thấy được ý nghĩa, vai trò trong hệ thống an sinh xã hội. Đó là một bộ phận
cấu thành, mắt xích quan trọng không thể thiếu được trong việc đảm bảo an
sinh xã hội.
Luận án tiến sĩ „„Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng tại
Việt Nam‟‟ năm 2010 của Nguyễn Ngọc Toản đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực
tiễn về chính sách xã hội ở cộng đồng tại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra thực
trạng và nhu cầu của các nhóm đối tượng BTXH trong đó có NKT, đánh giá
kết quả và hạn chế của chính sách đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn
thiện chinh sách. Gần 80% NKT không có khả năng lao động, không có thu
nhập ổn định phải nhờ vào sự giúp giúp đỡ của gia đình và xã hội. Đa phần

những hộ gia đình có NKT là những hộ khó khăn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ

8


ra có 58,34% NKT có khó khăn về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ;
42,73% có khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày ; 42,1% NKT có khó khăn
vốn sản xuất, kinh doanh ; 25,44% khó khăn việc làm ; 20% khó khăn tiếp
cận thông tin, truyền thông, công trình giao thông. Nguyện vọng của NKT:
73,67% NKT có mong muốn được trợ giúp khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe ; 56,48% được trợ cấp xã hội ; 43,1% được trợ giúp chỉnh hình, phục hồi
chức năng ; 25,7% được trợ giúp việc làm.
Luận văn thạc sĩ „Chính sách bảo trợ xã hội đối với một số đối tượng yếu
thế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay‟‟ năm 2011 của tác giả Phạm Đại
Đồng đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách bảo trợ xã
hội đối với những người yếu thế, đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo
trợ xã hội đối với một số đối tượng yếu thế ở nước ta trong thời gian qua. Từ
đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo trợ
xã hội đối với đối tượng yếu thế ở nước ra trong thời gian tới.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có một số công trình nghiên
cứu liên quan tới vấn đề trợ giúp xã hội cho NKT như: „Đánh giá việc thực
hiện Bộ luật lao động đối với lao động là người tàn tật và pháp lệnh người tàn
tật‟‟ của tác giả Nguyễn Diệu Hồng – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Báo cáo kết quả „Thực hiện pháp lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp người
khuyết tật giai đoạn 2006-2010‟‟ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
năm 2008…
Những công trình, bài viết trên đây đã nghiên cứu tổng quát về an sinh
xã hội, chính sách xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội một cách đầy đủ song
chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu nghiên cứu chính sách xã hội cho
người khuyết tật ở cộng đồng tại một huyện miền núi cụ thể là xã Tản Lĩnh huyện Ba Vì – TP Hà Nội. Đặc biệt, các nghiên cứu tập trung vào các chính

sách cho người khuyết tật theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, mà hiện nay NĐ

9


67/2007/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013. Chính vì vậy, trong luận văn này học viên tập trung nghiên cứu
chính sách xã hội cho người khuyết tật ở cộng đồng theo Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 về
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết
tật. Từ đó, tìm ra thực trạng người khuyết tật được hưởng các chế độ chính
sách xã hội ở cộng đồng, đề xuất các kiến nghị giải pháp tăng cường hiệu quả
việc thưc hiện chính sách xã hội cho NKT.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động và hiệu quả việc thực hiện chính sách xã hội đối với
người khuyết tật tại cộng đồng trên địa bàn xã Tản Lĩnh - huyện Ba Vì – TP
Hà Nội; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những mong muốn tiếp theo của NKT;
từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả đặc điểm NKT tại cộng đồng trên địa bàn xã Tản Lĩnh.
Phân tích các hoạt động thực hiện chính sách xã hội trên 5 lĩnh vực: quy
trình thực hiện chính sách; trợ cấp xã hội hàng tháng; y tế; giáo dục; học
nghề-việc làm và đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách xã hội đối với
NKT tại cộng đồng.
Chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xã hội
cũng như tìm hiểu những mong muốn tiếp theo của NKT trong hoạt động
thực hiện chính sách.

Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách xã hội

10


5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại
cộng đồng.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ thực hiện chính sách, NKT (đối tượng thụ hưởng chính sách) và
người chăm sóc nuôi dưỡng NKT.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi chính sách được thực hiện:
Việc thực hiện chính sách xã hội trong đề tài này tập trung vào 5 lĩnh
vực: quy trình thực hiện chính sách, chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng,
chính sách trợ giúp về y tế, chính sách trợ giúp về giáo dục, chính sách về học
nghề - việc làm.
Không gian nghiên cứu: xã Tản Lĩnh - huyện Ba Vì - TP Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: năm 2015.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh có những đặc điểm gì?
Việc thực hiện chính sách xã hội cho NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh như
thế nào và hiệu quả ra sao?
Có những hạn chế gì trong việc thực hiện chính sách xã hội và mong
muốn tiếp theo của NKT là gì?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh rất đa dạng ở các dạng tật, mức độ khuyết

tật, nguyên nhân khuyết tật; nhìn chung đời sống của họ rất khó khăn.
Hầu hết những chính sách xã hội của Nhà nước dành cho người khuyết
tật tại cộng đồng đều được thực hiện trên địa bàn xã Tản Lĩnh, trong đó có

11


chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp về y tế, chính sách
trợ giúp về giáo dục, chính sách hỗ trợ học nghề việc làm. Việc thực hiện
chính sách xã hội cho NKT góp phần tăng thu nhập cho NKT là chủ yếu.
Việc thực hiện chính sách xã hội cho NKT tại cộng đồng vẫn còn một số
tồn tại, hạn chế và NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh mong muốn nâng cao mức
trợ cấp, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phân tích tài liệu
Tác giả phân tích, tổng hợp và tìm hiểu các tài liệu liên quan tới chính
sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng nhằm mang lại cái nhìn
tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu đó như : Công ước quốc tế
về quyền của người khuyết tật, Luật người khuyết tật, Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012
về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người
khuyết tật, Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT
ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng
xác định mức độ khuyết tật thực hiện, các báo cáo của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội Hà Nội, huyện Ba Vì liên quan tới người khuyết
tật…Từ đó làm rõ việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật
ở cộng đồng đến đâu.
7.2. Phiếu trưng cầu ý kiến
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý

kiến đối với 121 người khuyết tật thuộc các dạng tật khác nhau đang được
hưởng và không được hưởng các chính sách xã hội của Nhà Nước.
- Nội dung thu thập thông tin:

12


Đối với người khuyết tật nhẹ, không được hưởng các chính sách xã hội
của Nhà Nước: lý do vì sao họ không được hưởng hoặc chưa được hưởng;
mong muốn, nguyện vọng của họ về chính sách xã hội.
Đối với người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng đang được hưởng
chính sách xã hội của Nhà Nước: Dạng tật, mức độ khuyết tật, nguyên nhân
khuyết tật, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, các chính sách đang thụ hưởng,
quy trình làm hồ sơ để được hưởng chính sách, nhu cầu mong muốn, tác động
của chính sách mang lại.
7.3. Phỏng vấn sâu
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 trường hợp người khuyết tật; cán bộ
thực hiện chính sách xã hội. Trong đó: lãnh đạo phòng LĐTBXH huyện (1),
lãnh đạo xã phụ trách khối văn xã (1), cán bộ thực hiện chính sách xã(1);
người khuyết tật hoặc người chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật (7).
- Nội dung thu thập thông tin:
Các thông tin liên quan tới người được hỏi: vài nét về cá nhân, nghề
nghiệp, thu nhập…
Sự hiểu biết của người khuyết tật hoặc người chăm sóc nuôi dưỡng
người khuyết tật về các chính sách xã hội cho người khuyết tật ở cộng đồng.
Đánh giá của người khuyết tật hoặc người chăm sóc nuôi dưỡng người
khuyết tật về hiệu quả các chính sách đó.
Mong muốn về nâng cao hiệu quả của chính sách xã hội của NKT.
7.4. Quan sát
- Quan sát dạng tật, hoàn cảnh sống, mức độ khuyết tật.

- Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ thực hiện chính sách đối với người
khuyết tật ở cộng đồng trong công tác thực hiện chính sách.

13


8. Khung phân tích
Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội xã Tản
Lĩnh – huyện Ba Vì – TP Hà Nội
Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối
với người khuyết tật tại cộng đồng

Khái
quát
chung về
người
khuyết
tật

Đội ngũ
thực hiện
chính
sách

Quy trình
thực hiện
chính
sách

Các CS

được
thực hiện
và hiệu
quả của
việc thực
hiện CS

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách xã hội

14

Những
hạn chế
và mong
muốn
tiếp theo
của NKT


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT
TẠI CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Chính sách xã hội và hoạt động thực hiện chính sách xã hội
Theo nhiều nhà nghiên cứu, “chính sách” là hình thức tác động qua lại
giữa các nhóm, tập đòan xã hội gắn trực tiếp họăc gián tiếp với tổ chức, hoạt
động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống
chính trị nhằm thực hiện các lợi ích, các mục tiêu, nhiệm vụ của các nhóm,

tập đoàn xã hội ấy.Chính sách thường được thể chế hóa trong các quyết
định, hệ thống pháp luật, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác.
(Tác giả Nguyễn Đình Tấn).
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà
quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của
mình.( Tác giả Lê Chi Mai).
Từ khi con người sinh sống thành cộng đồng thì các mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với cộng đồng được hình thành và
phát triển ngày càng phức tạp và đa dạng. Trong quá trình phát sinh và phát
triển các mối quan hệ xã hội này, làm nảy sinh các vấn đề xã hội cần được
quan tâm giải quyết. Có những vấn đề phát sinh và phát triển theo từng chế độ
chính trị xã hội, nhưng cũng có các vấn đề cần tồn tại ở các chế độ chính trị
xã hội khác nhau. Có những vấn đề có tính chất riêng, có những vấn đề xã hội
lại có tính toàn cầu, đòi hỏi toàn nhân loại phải giải quyết. Mỗi chế độ, thời
đại đều phải tiếp tục giải quyết các vấn đề xã hội của chế độ trước, của thời

15


đại trước để lại, đồng thời phải đối phó với những vấn đề mới nảy sinh trong
hiện tại cũng như sẽ phát sinh trong tương lai.
Để giải quyết những vấn đề xã hội, một trong những nhiệm vụ cơ bản
của một quốc gia là phải xây dựng những chính sách xã hội.
Chính sách xã hội là vấn đề rất rộng lớn, do vậy có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, chẳng hạn:
- Theo nhà xã hội học Xô Viết V.Z.Rogovin: “Với tính cách là một bộ
môn khoa học, chính sách xã hội là một lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên
cứu hệ thống về các quá trình xã hội quyết định hoạt động sống của con người
trong xã hội, xét theo khả năng tác động quản lý đến các quá trình đó. Có đầy
đủ cơ sở để coi chính sách xã hội như là sự hòa quyện của khoa học và thực

tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã
hội và sự vận dụng thực tiễn những tri thức thu thập được nhằm mục đích
quản lý các quá trình và các quan hệ ấy” (V.Z.Rogovin – Chính sách xã hội
trong XHCN phát triển – Matxcova, 1980).
- Theo giáo sư Bùi Đình Thanh, để hiểu được chính sách xã hội phải trả
lời được 4 câu hỏi: Ai đặt ra chính sách xã hội? Đặt ra chính sách xã hội để
cho ai? Nội dung mục đích gì? Từ đó ông đưa ra khái niệm về chính sách xã
hội như sau: “Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật
những đường lối, chủ trương, những biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội
dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với
bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng
đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao
nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống, vật chất, văn hóa
tinh thần của người dân” (Bùi Đình Thanh – Chính sách xã hội: Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 1993).

16


Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) Đảng ta coi chính sách xã
hội là chính sách bao trùm lên mọi mặt cuộc sống của con người, điều kiện
lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai
cấp, quan hệ dân tộc… Coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con
người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Chính sách xã hội lần đầu
tiên được đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta.
Từ góc độ quản lý, chính sách xã hội là sự cụ thể hóa và thể chế hóa
của Nhà nước các đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về việc giải
quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến con người, nhóm người, hoặc toàn
thể cộng đồng dân cư, nhằm trực tiếp tác động vào quan hệ con người, thành

viên xã hội, để điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa họ, bảo đảm phát triển con
người, thiết lập sự công bằng xã hội, trật tự an toàn xã hội, phát triển và tiến
bộ xã hội.
Chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước đề cập và giải quyết các
vấn đề xã hội tức là giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quan hệ xã hội, liên
quan đến lợi ích và sự phát triển con người, cộng đồng dân cư, đó là những
vấn đề có ý nghĩa chính trị cốt lõi của mỗi quốc gia. Do đó, chính sách xã hội
phải dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời các quan điểm,
chủ trương đó được thể chế hoá để tác động vào các quan hệ xã hội nhằm giải
quyết những vấn đề xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ và
phát triển con người.
Chính sách xã hội là tổng hợp các phương thức, các biện pháp của nhà
nước, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, góp phần thực
hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

17


×