Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===============

NGÔ MINH THƢƠNG

TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI
VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===============

NGÔ MINH THƢƠNG

TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN
TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI
VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Chủ tịch Hội đồng


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN

PGS.TS. TRƢƠNG QUỐC CHÍNH

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Ngô Minh Thƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án............................................. 6
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án ................................................. 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 8
7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 9

1.1. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền phƣơng
Tây thời cận đại ............................................................................................... 9
1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam ........................................................................................................ 18
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và lý luận
chung về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam .................................... 18
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về những nội dung căn bản và đặc trưng
của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam ............................................................ 21
1.3. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị tham khảo và sự vận
dụng tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền trong triết học phƣơng Tây cận đại
vào xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam. ...................................... 28
1.4. Đánh giá khái quát các công trình khoa học liên quan tới đề tài luận
án và một số vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................ 33
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 37
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC PHƢƠNG
TÂY THỜI CẬN ĐẠI ................................................................................... 38

1


2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở phƣơng Tây thời cận đại......... 38
2.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền của
các nhà triết học phƣơng Tây cận đại ......................................................... 43
2.2.1. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây thời cổ
đại .................................................................................................................... 43
2.2.2. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây thời
trung đại .......................................................................................................... 51
2.2.3. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây thời kỳ
Phục hưng ....................................................................................................... 56

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 60
CHƯƠNG 3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI ... 62
3.1. Tƣ tƣởng về pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền........................... 62
3.1.1. Về nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật với việc thừa nhận, tôn
trọng và bảo vệ các quyền con người ............................................................. 62
3.1.2. Về nội dung của pháp luật với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của
các cá nhân trong xã hội. ................................................................................ 75
3.2. Tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp quyền ... 81
3.2.1. Bản chất của việc phân quyền............................................................... 81
3.2.2. Vai trò và mối quan hệ giữa các bộ phận quyền lực ............................ 86
3.3. Tƣ tƣởng về dân chủ trong nhà nƣớc pháp quyền ............................. 94
3.4. Giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền của các
nhà triết học phƣơng Tây thời cận đại........................................................ 99
3.4.1. Giá trị của tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học
phương Tây thời cận đại ................................................................................. 99
3.4.2. Hạn chế của tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học
phương Tây thời cận đại ............................................................................... 105
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 110

2


CHƢƠNG 4. GIÁ TRỊ THAM KHẢO CỦA TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ
NƢỚC PHÁP QUYỀN PHƢƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 112
4.1. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một số
nội dung cơ bản và những vấn đề đặt ra................................................... 112
4.1.1. Một số nội dung cơ bản trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ....................................................................................... 112

4.1.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ............................................................... 128
4.2. Tham khảo những giá trị của tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền
phƣơng Tây thời cận đại vào xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................ 136
4.2.1. Quan điểm về pháp luật trong nhà nước pháp quyền của triết học phương
Tây cận đại và giá trị tham khảo của nó đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay ................... 136
4.2.2. Tư tưởng về kiểm soát, đối trọng quyền lực nhà nước trong tư tưởng
của triết học phương Tây cận đại và giá trị tham khảo của nó đối với việc
kiểm soát quyền lực trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay ....... 143
4.2.3. Tư tưởng về dân chủ trong nhà nước pháp quyền của triết học phương
Tây cận đại và giá trị tham khảo của nó đối với việc mở rộng dân chủ trong
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay .................................................. 150
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 157
KẾT LUẬN .................................................................................................. 159
DANH MỤC CÔNG TR NH

HOA HỌC CỦA T C GIẢ LI N QUAN

ĐẾN LUẬN N ........................................................................................... 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 164

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu lớn lao của nền văn
minh nhân loại. Đó là hình thức nhà nước tiến bộ vượt xa các hình thức nhà

nước đã có trong lịch sử loài người cho đến nay. Ở nhà nước đó, pháp luật giữ
vị trí thượng tôn và được xây dựng để bảo vệ các quyền, sự tự do, dân chủ của
con người. Do vậy, có rất nhiều quốc gia trên thế giới mà Việt Nam cũng
không ngoại lệ, đã lựa chọn mô hình nhà nước pháp quyền trên bước đường
phát triển của đất nước mình. Tuy nhiên, không thể có một mô hình nhà nước
pháp quyền chung cho mọi quốc gia, dân tộc. Tùy thuộc vào những điều kiện
cụ thể mà mỗi quốc gia, dân tộc sẽ xây dựng cho mình một mô hình nhà nước
pháp quyền thích hợp. Điều này tạo nên các giá trị đặc thù của nhà nước pháp
quyền. Nó góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ở các quốc gia, dân tộc theo
những mô hình nhà nước pháp quyền khác nhau, đồng thời nó cũng đặt ra yêu
cầu về việc cần có những khái quát chung về đặc trưng, bản chất cũng như tính
quy luật cho sự phát triển của mô hình nhà nước này từ phương diện triết học,
nhằm xác lập những nội dung lý luận về nhà nước pháp quyền như những giá
trị phổ biến có thể ôm trong nó những biểu hiện khác nhau của mô hình nhà
nước pháp quyền ở các quốc gia trong bối cảnh mới.
Ở Việt Nam, việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa đã được Đảng ta nhấn mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, là nội dung căn
bản của quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ không ít những ý kiến trái chiều vẫn
còn bỏ ngỏ, những khó khăn, vướng mắc cũ mới đan xen cộng hưởng cả về
mặt lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền. Vì thế, yêu cầu cấp
bách đặt ra là cần phải tổng kết thực tiễn, tư duy lại một số vấn đề và nhận
thức một cách sâu sắc hơn nữa về bản chất, đặc trưng, tính quy luật cũng như
những biểu hiện của nhà nước pháp quyền trên nền tảng kế thừa những giá trị

4


phổ quát của lý thuyết pháp quyền trong lịch sử. Trước những đòi hỏi ấy của
hiện thực thì việc nghiên cứu lý thuyết pháp quyền của các nhà triết học

phương Tây - mà đỉnh cao của nó là những tư tưởng về nhà nước pháp quyền
thời cận đại là rất cần thiết, nhằm khai thác, đào sâu hơn nữa những tầng giá
trị kết tinh trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền giai đoạn này.
Nếu thời kỳ phục hưng là quá trình khôi phục và phát triển những tư
tưởng tiến bộ, khoa học đã bị chìm lấp trong “đêm trường trung cổ” thì giai
đoạn cận đại trong lịch sử tư tưởng phương Tây là một mốc son đánh dấu sự
thăng hoa, nở rộ của các trào lưu tư tưởng về nhà nước, pháp luật, dân chủ...
được xây dựng trên một thế giới quan pháp lý mới của các nhà triết học thời
kỳ này. Với tư cách là một phương thức hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền con
người và thực thi nền dân chủ tư sản, những tư tưởng về nhà nước pháp quyền
ở phương Tây thời cận đại có giá trị khoa học và mang tính nhân văn sâu sắc.
Nó đã tạo ra những cơ sở quan trọng cho việc xác định một mô hình nhà nước
pháp quyền thích hợp ở các nước trên thế giới cả về phương diện lý luận và
thực tiễn.
Mặt khác, lâu nay, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như luật học,
chính trị học... khái niệm nhà nước pháp quyền chủ yếu được nghiên cứu,
nhấn mạnh ở tiêu chí thượng tôn pháp luật; chủ thể quyền lực và sự phân chia
quyền lực. Tuy nhiên, từ góc nhìn triết học, vấn đề đặt ra là, liệu rằng những
tiêu chí nói trên có thực sự là dấu hiệu căn bản nhất quy định sự tồn tại của
một nhà nước được gọi là nhà nước pháp quyền thực sự? bởi chỉ có thể nhận
thức được “một cách đúng thật” nhà nước pháp quyền không chỉ trong những
dấu hiệu tồn tại của nó mà phải là ở dấu hiệu căn bản nhất mà qua đó những
dấu hiệu khác tự bộc lộ ra như là hệ quả tất yếu, thì ta mới có thể xây dựng
được một nhà nước pháp quyền chân chính theo đúng tinh thần tồn tại của nó.
Khái niệm pháp quyền, ngay từ đầu đã bao hàm cả tính chủ quan và tính
khách quan, tức là sự thống nhất giữa khái niệm và hiện thực, trong hình thức

5



trừu tượng của nó, tức là hình thức chưa được phát triển của việc cụ thể hoá
những quy định nó.
Do vậy, nghiên cứu về lịch sử tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận
đại nhằm khái quát lại nội dung lý luận chung về nhà nước pháp quyền trong
điều kiện mới từ góc độ triết học, để làm sáng rõ những dấu hiệu căn bản nhất
và tính quy luật trong sự vận động, phát triển của nhà nước pháp quyền, từ đó,
tham khảo, vận dụng sáng tạo những tư tưởng ấy vào hoàn cảnh và điều kiện
cụ thể của Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tư tưởng về
nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại và giá trị tham khảo
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”cho đề tài
luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về nhà
nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại, luận án làm
rõ giá trị tham khảo của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề
luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ.
- Phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời tư tưởng về nhà nước
pháp quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về nhà nước pháp
quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại.
- Đánh giá những giá trị, hạn chế trong tư tưởng về nhà nước pháp
quyền của các nhà triết học phương Tây thời cận đại và phân tích giá trị tham

6



khảo của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, mà đặc biệt là những thành tựu về lý luận
trong thời kì đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với
các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phân tích tổng hợp, lôgic - lịch sử, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu - so sánh, tổng kết thực
tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đã nêu ra. Cụ thể là:
Luận án đã xuất phát từ lập trường duy vật để khảo cứu và đánh giá về
tư tưởng nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây cận đại. Từ
đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế của các tư tưởng nói trên. Đồng thời, làm rõ
những tư tưởng phù hợp, có giá trị tham khảo đối với thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền và quán triệt nó trong toàn bộ luận án.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong triết học phương Tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền của
một số nhà triết học tiêu biểu ở Tây Âu thời kì cận đại như: Hobbes; Locke;
Rousseau; Montesquieu; Kant; Fichte; Hegel...với những tư tưởng cơ bản: tư
tưởng về luật pháp; tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước; tư


7


tưởng về dân chủ (những tư tưởng có ý nghĩa tham khảo trong quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay).
- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu nhà nước pháp quyền
Việt Nam: Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam từ năm 1991
đến nay.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Dưới góc độ tiếp cận triết học, luận án làm rõ một số nội dung cơ bản
trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại,
với tư cách là những tiêu chí căn bản của nhà nước pháp quyền như: Tư tưởng
về pháp luật, tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và tư tưởng
về dân chủ. Từ đó, luận giải yếu tố “dân chủ” chính là tiêu chí căn bản nhất
quy định sự tồn tại của một nhà nước pháp quyền thực sự.
- Luận án đưa ra những đánh giá khoa học về nội dung và giá trị tham
khảo của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những kết quả đạt được của luận án góp phần vào việc nghiên cứu từ
góc độ triết học, lý luận chung về nhà nước pháp quyền, góp phần hoàn thiện
tư tưởng về nhà nước pháp quyền và vận dụng nó trong thực tiễn xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây nói chung và tư tưởng về
nhà nước pháp quyền nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương, 12 tiết.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN T NH H NH NGHI N CỨU
LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN N
Nhà nước pháp quyền là một trong những vấn đề có giá trị thời đại
không chỉ đối với tư tưởng mà còn cả với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp
quyền ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, cho
đến nay, có không ít các tác giả nghiên cứu về nội dung này dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án thành các
mảng vấn đề sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền phƣơng
Tây thời cận đại
Tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương Tây thời cận đại là một hệ
thống tri thức quan trọng về những giá trị tư tưởng và kinh nghiệm thực tiễn
trong quá trình nhận thức, tổ chức và xây dựng nhà nước pháp quyền ở các
nước trên thế giới. Các nhà tư tưởng tiến bộ, thông qua các trào lưu tư tưởng
của mình, đã xây dựng và tiếp tục phát triển học thuyết về nhà nước pháp
quyền dựa trên một thế giới quan pháp lý mới với những nội dung căn bản
như: vấn đề pháp luật; quyền lực nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực
nhà nước; xã hội dân sự; các quyền con người và quan niệm về dân chủ trong
nhà nước pháp quyền…
* Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Thứ nhất, trong các nghiên cứu nước ngoài về lịch sử hình thành và
phát triển của triết học phương Tây thời kỳ cận đại nói chung và những tư
tưởng về nhà nước pháp quyền nói riêng. Có thể kể đến các công trình tiêu

biểu như:
Công trình A History of Western Philosophy [140] của tác giả Bertrand
Russell (1967). Đây là công trình được đánh giá là “minh bạch và quyền lực”,

9


được toàn thế giới hoan nghênh như là một tác phẩm xuất sắc về chủ đề triết
học phương Tây. Với ba phần nội dung chính: Triết học cổ đại, triết học công
giáo và triết học hiện đại, tác giả đã cung cấp cho người đọc những kiến thức
khái quát về quá trình hình thành, phát triển, cùng những nội dung căn bản của
tư tưởng triết học phương Tây xuyên suốt các thời kì từ Socrates, Plato, đến
Hobbes, Descartes, Spinoza, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Rousseau, Kant,
Hegel, Schopenhauer, Nietzsche, Utilitarians, Marx, Bergson, James, Dewey…
Trong đó có đề cập tới tư tưởng về nhà nước, về pháp luật, về quyền lực nhà
nước, về việc phân tách quyền lực nhà nước trong tổ chức bộ máy nhà nước, về
vai trò chủ quyền nhân dân. Kế đó, là cuốn Liberty and the rule of law [139]
(Tự do và pháp quyền) của Raz (1979). Trong đó, tác giả đã làm rõ một số nội
dung chủ yếu như: Đưa ra khái niệm, phạm vi, giới hạn của những quy tắc
pháp luật cơ bản; phân tích mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp với cơ quan tư
pháp và tính độc lập tương đối giữa chúng nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực;
đề cập tới mối quan hệ giữa những quy tắc pháp luật, nhân quyền, sự phân chia
quyền lực và vấn đề luật lệ, hiến pháp và nền dân chủ.
Tác giả Anthony Kenny (2008) có công trình The Rise of Modern
Philosophy: A New History of Western Philosophy [135] (Sự trỗi dậy của triết
học hiện đại: Một lịch sử mới của triết học phương Tây). Trong công trình này,
tác giả đã tập trung nghiên cứu một số nhà triết học tiêu biểu, có sự đóng góp
quan trọng cho việc sáng lập ra nền triết học hiện đại. Điển hình là Renes
Descartes, Hobbes, Locke, Hume, Spinoza, Liebniz, Hegel, Immanuel Kant.
Trong công trình, tác giả đã đi sâu vào những nội dung chính của triết học

trong thời kỳ này như: kiến thức và sự hiểu biết, bản chất của vũ trụ vật lý,
siêu hình học, tâm trí và tâm hồn; Bản chất và nội dung của đạo đức... Đặc biệt,
phần khái quát lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây trong đó có tư tưởng về
Nhà nước pháp quyền thời kì cận đại cũng được tác giả nghiên cứu một cách hệ
thống trong công trình của mình.

10


Công trình Legal Argumentation Theory: Cross Disciplinary Perspectives [132]
(Lý thuyết luận lý pháp luật: Các quan điểm chéo) của Christian Dahlman &
Eveline Feteris (2013). Công trình đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát
về những tư tưởng phát triển gần đây trong lý thuyết lập luận về luật pháp của các
nhà tư tưởng đại diện từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm lý luận luật, triết học
luật. Nó bao gồm một số bài báo đã được trình bày trong hội thảo đặc biệt về Lập
luận Pháp lý được tổ chức tại Đại hội Thế giới IVR lần thứ 25 về Triết học Luật
và Triết học xã hội tổ chức ngày 15-20 tháng 8 năm 2011 tại Frankfurt, Đức.
Ngoài ra, những vấn đề lý luận chung về nhà nước pháp quyền và lịch sử hình
thành quan niệm về nhà nước pháp quyền còn được đề cập đến ở một số công
trình nghiên cứu: Theory of valuation (Lý thuyết giá trị) của John Deway (1939);
A History of Modern Political Thought : Major Political Thinkers from Hobbes to
Marx [138] (Lịch sử tư tưởng chính trị hiện đại: Những nhà tư tưởng chính trị lớn
từ Hobbes đến Marx), của Iain Hampsher Monk (1993).
Thứ hai, các tác phẩm của một số nhà triết học tiêu biểu ở phương Tây
thời cận đại với những nội dung cơ bản trong quan niệm về nhà nước pháp
quyền như: Khảo luận thứ hai về chính quyền, chính quyền dân sự [58] của
nhà triết học duy vật người Anh Locke do Lê Tuấn Huy dịch (2007); Tinh
thần pháp luật [73] của nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu do
Hoàng Thanh Đạm dịch (1996); Bàn về khế ước xã hội [89] của Rousseau do
Hoàng Thanh Đạm dịch (1992)... Đây được coi là những tác phẩm kinh điển

chứa đựng những tư tưởng tiên phong và căn bản về lý thuyết phân quyền,
cách mạng dân chủ, xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Theo
đó, trong tác phẩm của mình, Locke đã đưa ra học thuyết về nhà nước trên
nền tảng về quyền tự nhiên và khế ước xã hội, nhấn mạnh nguồn gốc, mục
đích của quyền lực nhà nước là xuất phát từ sự ủy quyền của nhân dân và
được nhà nước sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân, ông được xem
là người đặt nền móng cho học thuyết phân quyền. Trên cơ sở kế thừa, bổ

11


sung phát triển tư tưởng của Locke và thực tiễn nước Anh thời kì cận đại,
Montesquieu đã xây dựng nên học thuyết “Tam quyền phân lập” và đề cao
các quyền tự do, bình đẳng của con người trong việc tổ chức quyền lực nhà
nước. Kế đó, Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội đã đưa ra những tư tưởng
tiến bộ về nhà nước pháp quyền trên nền tảng dân chủ.
Nghiên cứu về triết học cổ điển Đức nói chung và triết học pháp quyền
của Hegel nói riêng có các công trình sau:
Lịch sử triết học: Triết học cổ điển Đức [130] nằm trong bộ lịch sử triết
học của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (1962), các tác giả đã khái quát, đánh
giá một cách sâu sắc và toàn diện về những quan niệm trong triết học pháp
quyền của Hegel.
Bàn về xã hội dân sự trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền trong
lịch sử tư tưởng phương Tây cận đại có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu nước ngoài như: Công trình Civil society and state structures in creative
tension: Ferguson, Hegel, Gramsci [134] (Xã hội dân sự và cấu trúc nhà nước
trong sức sáng tạo: Fergusion, Hegel, Gramsci) của Franco Ferrarotti (1984).
Tác giả đã làm rõ quan niệm về nhà nước của các nhà triết học phương Tây
như: Aristotle, Hobbes, Max Weber. Đặc biệt, trong công trình này, tác giả đã
nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ferguson đối với Hegel trong quan niệm về xã

hội dân sự. Franco Ferrarotti nhận định: “Hegel chắc chắn bị ảnh hưởng bởi
Ferguson trong việc xây dựng khái niệm xã hội dân sự của ông” [134, tr. 16].
Bên cạnh đó, là cuốn Democracy and Civil Society [136] (Dân chủ và Xã hội
Dân sự) của John Keane (1988), và bài viết A Conceptual History of Civil
Society: From Greek Beginnings to the end of Marx [133] (Lịch sử khái niệm
xã hội dân sự: Từ Hy Lạp đến sự kết thúc ở Marx) của Boiris Dewiel (1997).
Trong hai công trình này, bằng việc phân tích các quan niệm về xã hội dân sự
từ thời cổ đại đến Marx, các tác giả đã khái quát được quá trình hình thành và
phát triển của khái niệm xã hội dân sự trong lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp
quyền phương Tây.

12


Nghiên cứu triết học Hegel, không thể không nhắc tới công trình Các
nguyên lý của triết học pháp quyền [92] của Hegel do Bùi Văn Nam Sơn dịch
và chú giải (2010). Đây là một trong những tác phẩm kinh điển có sức ảnh
hưởng rất lớn trong lịch sử tư tưởng chính trị. Ngoài phần nội dung về “Pháp
quyền trừu tượng” và “Luân lý”, Hegel đã dành hai chương trong phần ba:
“Đời sống đạo đức” để nghiên cứu về xã hội dân sự và nhà nước. Trong phần
mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch, giới thiệu về triết học pháp quyền
của Hegel, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn viết:
“Triết học pháp quyền”là tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành
cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề: “Các nguyên lý
của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie des
Rechts) và “Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà
nước”(Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của
Hegel sau khi tác giả của nó đã qua đời. Từ đó, tên gọi ngắn gọn
ấy mặc nhiên trở thành danh xưng cho một trong số không nhiều
lắm những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử của

triết học chính trị. Nó nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ những
tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này, bên cạnh“Cộng hòa”
(Politeia) của Platon,“Chính trị học” của Aristoteles, “Leviathan”của
Thomas Hobbes, “Siêu hình học về đức lý”(Metaphysik der Sitten)
của Immanuel Kant. Có thể nói, đây là nỗ lực sau cùng của một
thứ Philosophia practica universalis trong lịch sử triết học, thực
sự bao trùm hầu hết mọi chủ đề liên quan đến đời sống thực hành
của con người [92, tr.19].
Ngoài ra, còn rất nhiều những công trình và bài viết trên các báo, tạp chí
ở nước ngoài nghiên cứu về những vấn đề nêu trên như: Công trình Seperation
of power in practice [131] (Sự phân chia quyền lực trong thực tiễn) của Tom
Campbell (1869); The sources of social power [137] (Nguồn gốc quyền lực xã
hội) của Michael Mann (2012)...

13


* Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, cho đến nay, đã có rất nhiều cuốn sách chuyên khảo, luận
án, bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng nhà nước
pháp quyền phương Tây cận đại. Đáng chú ý, là một số quan điểm của các
nhà khoa học với các công trình sau:
Tác giả Đào Trí Úc với một loạt các công trình như: Tìm hiểu về nhà
nước pháp quyền [121]. Đây là một trong những công trình sớm nhất viết về
nhà nước pháp quyền ở nước ta, trong đó, tác giả đã trình bày một cách khái
quát các nghiên cứu về nhà nước pháp quyền tại một số nước Châu Âu và đưa
ra hệ thống lý luận chung về nhà nước pháp quyền; Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [124]. Công trình này nghiên cứu quan niệm
về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng ở cả phương Đông và phương
Tây, phân tích nguồn gốc và sự phát triển nội hàm của khái niệm nhà nước

pháp quyền trong lịch sử, từ đó xác lập nên nội dung chủ yếu của khái niệm
nhà nước pháp quyền; Giáo trình nhà nước pháp quyền [127] của tác giả Đào
Trí Úc là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, sâu sắc và toàn diện về
nhà nước pháp quyền. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, lý giải khoa học
về các vấn đề cơ bản của nhà nước pháp quyền như: Tính phổ quát và tính đặc
thù của nhà nước pháp quyền, đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền,
vấn đề quyền lực nhà nước, mối liên hệ giữa nhà nước pháp quyền với kinh tế
thị trường và xã hội dân sự, các mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới…
Tác giả đã dành một dung lượng kiến thức tương đối lớn trong hai chương
thuộc phần thứ nhất của cuốn sách để khái quát quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng nhà nước pháp quyền từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Trong
phần nhận xét chung về tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại, tác giả
Đào Trí Úc viết:
“Học thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản từng bước hình thành.
nhà nước tư sản cũng từng bước được thiết kế theo mô hình nhà

14


nước pháp quyền dựa trên cơ sở thế giới quan mới của giai cấp tư
sản đang lên - thế giới quan pháp lý như nhận xét của Engels. Đó là
sự phục hồi, kế thừa các giá trị tư tưởng pháp quyền thời cổ đại và
trung đại, đưa các giá trị đó lên tầm cao hơn, phù hợp với sự đòi hỏi
mới của lịch sử” [127, tr.35].
Tác giả Trần Hậu Thành với những công trình như: Khái quát lịch sử
tư tưởng và học thuyết nhà nước pháp quyền [97] năm 1993; Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân [100] năm 2005. Trong hai công trình này, ngoài việc
làm rõ những quan điểm hiện nay về nhà nước pháp quyền, thực tiễn tổ chức
nhà nước pháp quyền trên thế giới và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền

ở Việt Nam thì tác giả Trần Hậu Thành đã trình bày khái quát quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tiến trình lịch sử nhân
loại, đặc biệt là tư tưởng về nhà nước pháp quyền của các nhà triết học
phương Tây thời cận đại: Từ những mầm mống tư tưởng về nhà nước pháp
quyền đến quá trình hình thành học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản và mô
hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...
Nghiên cứu những tư tưởng cơ bản về nhà nước pháp quyền của các
nhà triết học phương Tây cận đại còn có một số công trình sau:
Tác giả Nguyễn Thị Hồi (2005) có cuốn Tư tưởng phân chia quyền lực
nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [45]. Với ba nội
dung chính: Phần 1: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử;
Phần 2: Sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy
nhà nước ở một số nước tư bản; Phần 3: Sự thể hiện tư tưởng phân quyền
trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản hiến pháp. Thông qua
việc khái quát lịch sử của tư tưởng phân quyền và sự áp dụng tư tưởng phân
quyền ấy ở một số nước tiêu biểu trên thế giới hiện nay, tác giả đã cung cấp
cho người đọc những tri thức rất quan trọng, sâu sắc về tư tưởng phân chia
quyền lực nhà nước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

15


Kế đó, phải kể đến công trình Triết học chính trị Montesquieu với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam [47] của Lê Tuấn Huy (2006).
Ngoài phần khái quát về triết học chính trị phương Tây trong mối quan hệ
chặt chẽ với khoa học chính trị và triết học xã hội, dưới góc nhìn của triết học
chính trị, tác giả đã tập trung phân tích và luận giải những vấn đề cơ bản trong
học thuyết chính trị của Montesquieu như: Quyền lực nhà nước, phân quyền,
chính thể, và các phạm trù về bình đẳng, tự do, dân chủ... Trong đó, tác giả
đặc biệt chú ý đến những dấu ấn trong bước phát triển mới của triết học chính

trị do Montesquieu mang lại. Theo đó, bước chuyển từ nhà nước “nhân
quyền” sang nhà nước pháp quyền, từ cơ cấu nhất quyền truyền thống sang cơ
cấu tam quyền hiện đại đã tạo nên một cuộc cách mạng trong tư tưởng về
quyền lực nhà nước của nền triết học chính trị. Với những nội dung kể trên,
công trình này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, còn có một số luận án, bài viết nghiên cứu về quyền lực
nhà nước như: Công trình Triết học chính trị J.J.Rousseau và ý nghĩa của nó
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [59] của
Nguyễn Thị Châu Loan (2014). Đây là một trong những công trình nghiên có
tính hệ thống về triết học chính trị Rousseau. Trong luận án, tác giả đã khái
quát những điều kiện và tiền đề ra đời các tư tưởng triết học chính trị
Rousseau và phân tích một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của triết
học chính trị Rousseau trong các tác phẩm của ông như: Bàn về khế ước xã
hội, Luận về sự bất bình đẳng, Luận về khoa học và nghệ thuật, Về kinh tế
chính trị. Với việc nghiên cứu, luận giải về những nội dung chủ yếu của nhà
nước pháp quyền như: Vấn đề bất bình đẳng xã hội; về con người và các
quyền tự nhiên của con người; về ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã
hội; về phương thức tổ chức, phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước, luận
án đã đánh giá một số giá trị, hạn chế và ý nghĩa của triết học chính trị

16


Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, tác giả Vũ Duy Tú (2016)
trong công trình Lý thuyết phân quyền: Giá trị tham khảo trong xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay [115], cũng đã
tập trung làm rõ nội dung và các giá trị của lý thuyết phân quyền về tổ chức
bộ máy nhà nước; Khái quát kinh nghiệm áp dụng lý thuyết phân quyền trong

tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước trên thế giới; Đánh giá thực trạng và
xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp cho việc xây dựng và hoàn
thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tham khảo những giá
trị hợp lý của lý thuyết phân quyền...
Nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền trong triết học cổ điển Đức
nói chung và quan niệm của Hegel về nhà nước và xã hội dân sự nói riêng, có
các công trình tiêu biểu: Triết học pháp quyền của Hegel [7] của Nguyễn
Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp (2002). Đây là một trong những công trình
đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách chuyên sâu và có tính hệ thống về
triết học pháp quyền Hegel. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát về
sự hình thành và phát triển quan điểm chính trị của Hegel, phân tích những
nội dung căn bản trong triết học pháp quyền của Hegel như: Xã hội dân sự,
bản chất của nhà nước, mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước, vấn đề
con người... Qua đó, các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp cho
rằng, mặc dù các quan niệm của Hegel về xã hội dân sự có tính chất duy tâm,
thần bí, nhưng nó vẫn mô tả được các mâu thuẫn hiện thực của xã hội tư sản.
Trong công trình Triết học chính trị - xã hội của I. Kant, J.G. Fichte và
G.W.F.Hegel [48], tác giả Nguyễn Quang Hưng (2013) cũng đã đề cập đến
những vấn đề chủ yếu trong triết học pháp quyền của Hegel. Đặc biệt, tác giả
đã luận giải và phân biệt giữa tồn tại với hiện thực trong luận điểm nổi tiếng
của Hegel: Cái gì hợp lý tính thì là hiện thực, và cái gì là hiện thực thì hợp lý
tính; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo; Đưa ra nhận xét

17


về những giá trị và hạn chế trong triết học pháp quyền của Hegel... Ngoài ra,
còn một số bài viết khác có liên quan đến vấn đề này như: “Tư tưởng về nhà
nước pháp quyền của Hegel” [51] của Phạm Chiến Khu (2002);“Tư tưởng về
nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng trước Marx” [38] của Hoàng Thị

Hạnh (2008);“Quan niệm của Hegel về xã hội công dân” [119] của Nguyễn
Đình Tường (2009)... và nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí khác.
Các công trình trên đã trình bày những nội dung căn bản trong hệ thống
lý luận chung về nhà nước pháp quyền; Khái quát được lịch sử phát triển và
những nội dung căn bản trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền nói chung và
tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại nói riêng. Từ đó, góp phần bổ
sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền và nâng cao hiệu quả
vận dụng hệ thống lý luận ấy trong thực tiễn. Nó đã cung cấp những tư liệu quý
báu cho việc nghiên cứu về nhà nước pháp quyền trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay.
1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam
Nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền trong thực tiễn là một
trong những vấn đề cấp bách, cần thiết và mang tính chiến lược của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy, mảng nội dung này đã thu hút được sự quan tâm của
đông đảo các nhà nghiên cứu ở nước ta.
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển và lý luận
chung về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Trước hết, là nhóm công trình: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn [78] của tác giả Nguyễn Văn Niên
(1996); Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân [106] của
Nguyễn Trọng Thóc (2005); Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [100]
của tác giả Trần Hậu Thành (2005)... Đây là những công trình xuất hiện khá

18


sớm trong nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Trong các
công trình trên, các tác giả đã khẳng định tính tất yếu, làm rõ cơ sở lý luận và

thực tiễn của sự hình thành, phát triển quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền;
Trình bày một số vấn đề chủ yếu của lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam như: Khái niệm, đặc trưng, chức năng của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Thanh (2006) trong công trình Bước đầu tìm
hiểu vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam [94], đã khái quát lịch
sử hình thành, phát triển và phân tích nội hàm của khái niệm nhà nước pháp
quyền. Từ đó, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn Một số vấn
đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta [102], tác giả
Trần Thành (2009) cũng đã phân tích tính tất yếu, các nội dung căn bản và
những vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, có một số công trình nổi bật sau: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - sự hình thành và phát triển [40]
của Hoàng Văn Hảo (1995); Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
về chính trị: Trích dẫn từ C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh [57] của nhóm tác giả Trần Ngọc Linh, Mai Trung Hậu, Lê Khắc Thành
(1999)… Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu hệ thống quan
điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lênin về nhà nước pháp quyền, từ đó làm rõ sự
ảnh hưởng của những quan điểm ấy đối với sự hình thành và phát triển quan
niệm về nhà nước pháp quyền kiểu mới trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta; Đồng thời những nội dung mang tính then chốt của lý luận xây dựng
nhà nước pháp quyền cũng đã được đề cập đến trong các công trình kể trên.

19



Tiếp đó, nhấn mạnh các cách tiếp cận khái niệm nhà nước pháp quyền,
có một số công trình đáng chú ý sau: Tác giả Nguyễn Duy Quý (1992) trong
bài viết: “Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta” [84] đã đưa ra và
phân tích nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền, đó là: Sự thừa nhận,
tôn trọng tính tối cao của luật pháp; Sự phân định và mối quan hệ giữa quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp; Sự đảm bảo quyền cơ bản của công dân trong
nhà nước; Và việc thực hiện các cam kết quốc tế. Đây là một trong những
nghiên cứu sớm nhất có giá trị nền tảng lý luận về quan niệm nhà nước pháp
quyền ở nước ta. Bên cạnh đó, tác giả Đào Trí Úc (1997) trong cuốn Nhà
nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới [122], đã nhấn
mạnh rằng, nhà nước pháp quyền trên bình diện học thuyết, quan niệm, tư
tưởng phải được hiểu như là những đòi hỏi dân chủ và phương thức thực
hiện quyền lực.
Bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc độ triết học, có bài viết:
“Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học”[56] của Trần Ngọc
Liêu (2009). Trong đó, tác giả từ góc nhìn triết học đã làm rõ những vấn đề
chủ yếu trong khái niệm nhà nước pháp quyền như: Định nghĩa, nội dung, bản
chất, tính khách quan, tính phổ biến và đặc thù của nhà nước pháp quyền.
Cùng khuynh hướng nghiên cứu đó, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân (2013) có
bài viết: “Khái niệm nhà nước pháp quyền từ cách tiếp cận triết học” [128].
Ở bài viết này, tác giả đã xuất phát từ cách tiếp cận triết học để đi sâu vào
việc phân tích nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền, làm rõ và chỉ ra dấu
hiệu căn bản nhất, quy định sự tồn tại của nhà nước pháp quyền - đó chính là
vấn đề dân chủ. Với cách tiếp cận khá mới mẻ và sâu sắc, bài viết đã đưa lại
cho chúng ta một cái nhìn trực diện, xuyên thấu tới cái bản chất, cái giá trị
đích thực của nhà nước pháp quyền là dân chủ. Từ đó, góp phần bổ sung vào
hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Đây cũng là một trong những nội dung được tác giả luận án kế thừa trong quá
trình triển khai nghiên cứu.


20


Nhìn chung, các công trình kể trên, đã cung cấp cho người đọc những
kiến thức cần thiết về cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Những cách tiếp cận khác
nhau và nội dung căn bản của khái niệm nhà nước pháp quyền; Nền tảng cơ
bản của nhà nước pháp quyền để từ đó có sự nhận thức đúng đắn và vận dụng
hiệu quả trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về những nội dung căn bản và đặc trưng
của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Có thể tóm lược nội dung chủ yếu và những đặc trưng căn bản của tiến
trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay thành một số vấn
đề chính sau: Phát huy dân chủ; Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; Xây dựng, ban hành, tôn trọng và bảo vệ hiến pháp; Đảm bảo
các quyền con người và quyền cơ bản của công dân; Hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu về xây dựng, ban hành hiến pháp và đổi mới hệ thống chính
trị ở nước ta, có thể kể đến một số công trình đáng chú ý sau: Công trình Xây
dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [87] của Lê Minh Quân (2003).
Đây là công trình nghiên cứu về việc đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa
hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, bằng việc phân tích sự hình
thành, phát triển và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tòa hành chính ở nước ta,
tác giả đã đề xuất những giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của tòa hành
chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kế đó, là công trình Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020 [43] của tác giả Trần Đình Hoan (2008).
Trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và tổng kết thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong những năm qua, các tác giả đã

21


phân tích, khẳng định tính tất yếu của việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt
Nam, đưa ra các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và phương hướng đổi mới hệ
thống chính trị ở nước ta trong gia đoạn 2005 - 2020. Cũng trong công trình
này, thông qua việc phân tích quan điểm nhất quán của Đảng về đổi mới hệ
thống chính trị từ đại hội VI đến đại hội X, tác giả đã khẳng định một trong
những nội dung căn bản của đổi mới hệ thống chính trị là vấn đề phát huy dân
chủ, nó tạo ra động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước... Với tính cách đó,
công trình của tác giả Trần Đình Hoan có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp
những nội dung khoa học thiết thực trong nhận thức và thực tiễn đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, các tác giả Đào Trí Úc và Phạm Hữu Nghị (2009) trong
công trình Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [126], đã phân tích, lý
giải và đưa ra những định hướng lớn về xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Đổi mới nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; Đổi mới vai trò, chức năng
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh kinh tế thị trường;
Vấn đề dân chủ, xã hội dân sự… và nhiều vấn đề cơ bản khác của nhà nước
pháp quyền Việt Nam cũng được đề cập trong công trình này.
Viết về vấn đề dân chủ trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay, có thể điểm qua các công trình: Xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền [81] của tác giả Đỗ Nguyên Phương và
Trần Ngọc Đường (1992). Đây là một trong những nghiên cứu về xây dựng
nền dân chủ xuất hiện khá sớm ở nước ta. Nổi bật trong công trình này là hệ
thống lý luận chung về nhà nước pháp quyền và những quan điểm, định hướng

cơ bản cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Tiếp đó, trong bài viết “Xây dựng nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa
xã hội ở nước ta hiện nay” [37], Tác giả Lương Đình Hải (2006) đã khẳng

22


×