Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945 : Luận án TS. Lịch sử: 62.22.54.05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 244 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VŨ TÀI

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP BẮC TRUNG KỲ TỪ 1884 ĐẾN 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN VŨ TÀI

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP BẮC TRUNG KỲ TỪ 1884 ĐẾN 1945
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại
Mã số

: 62. 22. 54. 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Khánh

HÀ NỘI - 2007



MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan

1

MỤC LỤC

2

Danh mục các chữ cái viết tắt trong luận án

4

MỞ ĐẦU

5

Chương 1. VÀI NÉT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG KỲ TRƯỚC NĂM 1884
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội Bắc Trung Kỳ

18

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

18

1.1.2. Điều kiện xã hội


25

1.2. Vài nét về kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ trước 1884

28

1.2.1. Chính sách nông nghiệp của triều Nguyễn

28

1.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất

38

1.2.3. Thực trạng canh tác nông nghiệp

43

1.2.4. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp

47

Chương 2. NHỮNG BIẾN ĐỔI BƯỚC ĐẦU TRONG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
BẮC TRUNG KỲ TỪ 1884 ĐẾN 1918

2.1. Điều kiện lịch sử mới

51


2.1.1. Thể chế chính trị mới

51

2.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

53

2.1.3. Các điều kiện và những tiền đề thúc đẩy sự chuyển biến

57

của nông nghiệp Bắc Trung Kỳ
2.1.4. Các chính sách hỗ trợ kinh tế nông nghiệp
2.2. Những biến đổi bước đầu của kinh tê nông nghiệp Bắc Trung Kỳ

63
70

2.2.1. Sự phát triển của kinh tế đồn điền

70

2.2.2. Biến đổi bước đầu về sở hữu sản xuất và tổ chức sản xuất

77

1



2.2.3. Biến đổi bước đầu về cơ cấu và canh tác nông nghiệp

82

Chương 3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG KỲTỪ 1919 ĐẾN 1945
3.1. Vài nét về chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp sau Thế chiến I

93

3.1.1. Mở rộng đầu tư khai thác thuộc địa

93

3.1.2. Phát triển hệ thống ngân hàng, tiền tệ

95

3.1.3. Phát triển hệ thống thuỷ nông

98

3.1.4. Mở rộng các trại thí nghiệm giống

101

3.1.5. Các chính sách khuyến nông

103

3.2. Kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1919 đến 1945


105

3.2.1. Chuyển biến về sở hữu ruộng đất

105

3.2.2. Chuyển biến trong quan hệ sản xuất

115

3.2.3. Chuyển biến trong cơ cấu nông nghiệp

127

3.2.4. Chuyển biến về kỹ thuật nông nghiệp

130

3.2.5. Chuyển biến trong canh tác nông nghiệp

138

Chương 4. XÃ HỘI NÔNG THÔN BẮC TRUNG KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

4.1. Sự chuyển biến của các nghề thủ công truyền thống

152


4.2. Sự biến động về dân cư và mở mang địa bàn cư trú

155

4.2.1. Sự gia tăng dân số và các luồng di dân

155

4.2.2. Mở mang địa bàn cư trú

161

4.3. Sự phân hoá giai cấp của xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ

163

4.3.1. Sự phân hoá của giai cấp nông dân

163

4.3.2. Sự phân hoá của giai cấp địa chủ

170

4.4. Đời sống của nông dân Bắc Trung Kỳ

178

2



4.4.1. Thu nhập của nông dân

178

4.4.2. Những mối đe doạ đến cuộc sống nông dân

183

KẾT LUẬN

191

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

198

TÀI LIỆU THAM KHẢO

199

PHỤ LỤC

212

3


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN


A.F.C

Nha Nông lâm thương mại

B.A.V.H

Tạp chí Những người bạn cố đô Huế

B.E.I

Tạp chí Kinh tế Đông Dương

BQ

Bình quân

CCRĐ

Cải cách ruộng đất

CTQG

Chính trị quốc gia

DT

Diện tích

DS


Dân số

G.G.I

Phủ Toàn quyền Đông Dương

Ha

Hec- ta

KHXH

Khoa học xã hội

NS

Năng suất

NXB

Nhà xuất bản

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

R.S.A

Phông Khâm sứ Trung Kỳ


ST

Sự thật

SL

Sản lượng

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TLLT

Tài liệu lưu trữ

TTLT QG

Trung tâm lưu trữ Quốc gia

TLĐC

Tài liệu địa chí

UBND

Uỷ ban nhân dân

VS Đ


Văn Sử Địa

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm cuả thực dân Pháp
trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Khi hoàn thành cuộc bình định
nước ta, giới tư bản Pháp đã chú trọng đến hai lĩnh vực là nông nghiệp và khai
mỏ. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đầu tư cho nông nghiệp được mở rộng và
chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu đầu tư của giới thực dân. Quá trình khai thác
của tư bản Pháp đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến. Kinh
tế tự nhiên, tự cung tự cấp dần tan rã, kinh tế hàng hoá phát triển. Yếu tố tư bản
chủ nghĩa (TBCN) xâm nhập vào nông nghiệp đã thúc đẩy sự chuyển biến của
xã hội nông thôn, diện mạo nông nghiệp, nông thôn có nhiều thay đổi. Nước ta
chuyển sang hình thái kinh tế thuộc địa có nhân tố TBCN. Ngoài những hạn chế
do chính sách bóc lột của giai cấp thống trị, kinh tế nông nghiệp nước ta cũng có
những đổi thay tích cực nhất định. Xem xét những chuyển biến đó để đánh giá
khách quan về quá trình thực dân hoá trở thành một hướng nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học.
1.2. Bắc Trung Kỳ (Nord - Annam) theo cách phân chia của người Pháp
gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh để phân biệt với Trung Trung Kỳ
(Centre - Annam) gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Nam Trung
Kỳ (Sud - Annam) gồm các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận. Khu vực này có
nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên - xã hội, có tiềm năng để phát triển kinh
tế nông nghiệp, có sức hấp dẫn đối với các nhà canh nông. Để hạn chế ảnh
hưởng của chính quyền Nam triều, khai thác cả vùng đất “bảo hộ”, thực dân
Pháp rất chú ý đến khu vực này. Dưới tác động khách quan của quá trình khai
thác, nông nghiệp Bắc Trung Kỳ có những chuyển biến đáng kể theo hướng

TBCN. Sự chuyển biến đó tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, làm thay đổi
diện mạo nông nghiệp, nông thôn khu vực này. Tiềm năng tự nhiên được khai
thác, nguồn lao động bị tận dụng. Bắc Trung Kỳ trở thành một khu vực mà giới
5


thực dân tập trung vơ vét hàng nông sản và bóc lột nhân công, cũng vì thế mà
nhân dân lao động bị đẩy tới tình trạng bần cùng hoá nhanh hơn và mức độ lớn
hơn. Nghiên cứu sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ giúp ta
nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn công cuộc khai thác thực dân ở một khu vực,
góp phần hiểu đầy đủ hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta.
1.3. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nông nghiệp, nông thôn Thanh Nghệ - Tĩnh có nhiều thay đổi quan trọng. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta
đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đời sống của nông dân được nâng lên rõ rệt.
Tiếp quản các cơ sở kinh doanh nông nghiệp thời thuộc Pháp, các tỉnh trong khu
vực đã xây dựng nhiều nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã kết hợp côngnông nghiệp để hình thành các vùng chuyên canh lúa, mía đường, cà phê, bông
vải... Khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, nông nghiệp các tỉnh trong khu
vực có nhiều thành tựu rõ nét. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, các
doanh nghiệp quốc doanh tỏ ra lúng túng, các hợp tác xã hoạt động kém hiệu
quả. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, qui mô hộ gia đình nhỏ bé. Cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho từng vùng, đầu ra cho nông sản đang là vấn đề khó khăn
chưa giải quyết được. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở khu vực đang
gặp nhiều trở ngại. Nếu công cuộc phát triển nền kinh tế của chúng ta hiện nay
cần đến những di sản về kinh tế của lịch sử thì việc phát triển kinh tế nông
nghiệp vùng Bắc Trung Kỳ cũ cũng cần đến những kinh nghiệm do thời kỳ cận
đại để lại. Do vậy, nghiên cứu sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc
Trung Kỳ thời thuộc Pháp là việc làm có giá trị thực tiễn sâu sắc và có ý nghĩa
thời sự.
1.4. Nghiên cứu vấn đề nông nghiệp thời thuộc địa góp phần bổ sung
mảng tư liệu về kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn này, với các tỉnh Bắc Trung
Kỳ, việc làm đó càng cần thiết bởi nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất

trong cơ cấu kinh tế khu vực. Đại bộ phận dân số ở nông thôn và chủ yếu sống
nhờ vào nông nghiệp. Những hiểu biết về nông nghiệp giúp ta nhìn nhận đầy đủ
6


hơn về tình hình kinh tế - xã hội nơi đây. Trong điều kiện tư liệu về mảng này
còn thiếu thốn, công tác nghiên cứu chưa nhiều, việc bổ sung những kiến thức về
nông nghiệp khu vực càng thêm ý nghĩa. Trên cơ sở những hiểu biết đó, chúng
ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối
với một khu vực nói riêng, cả nước nói chung. Từ đó, góp phần hiểu thêm tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp. Riêng với chúng tôi, thực hiện
đề tài này tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và giảng dạy tốt hơn phần lịch sử
địa phương Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Với tất cả những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Những chuyển
biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1945" làm đề tài
luận án tiến sĩ lịch sử .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ trước 1945 và nhất là sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc (1954)
đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế nông nghiệp
các tỉnh Bắc Trung Kỳ thời Pháp thuộc.
Dưới thời thuộc địa, một số học giả, nhà quản lý kinh tế Pháp đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng kinh tế nông nghiệp các tỉnh Bắc Trung Kỳ từ những
góc độ và chuyên môn khác nhau. Nhiều công trình khảo cứu công phu của các
học giả Pháp về kinh tế nông nghiệp Đông Dương nói chung được công bố, đáng
chú ý là Y.Henry với "Economie agricole de l'Indochine" (Kinh tế nông nghiệp
Đông Dương, Hà Nội, 1932), Paul Bernard với "Le problème économique
Indochinois" (Vấn đề kinh tế Đông Dương, Paris, 1934), P.Gourou với
"L'Utilisation du sol en Indochine Francaise" (Sử dụng ruộng đất ở Đông
Dương thuộc Pháp, Paris, 1940). Trong các công trình này, các tác giả tập trung
phân tích tình hình sở hữu ruộng đất, canh tác nông nghiệp, sử dụng nhân công

trong kinh tế nông nghiệp Đông Dương và đã đề cập tới các tỉnh Bắc Trung Kỳ.
Đó là những khảo cứu nghiêm túc dựa trên các số liệu điều tra từ nhiều nguồn
đáng tin cậy như báo cáo của Nha Nông lâm thương mại Đông Dương, báo cáo
7


kinh tế thường niên của Công sứ các tỉnh. Tuy nhiên, các số liệu được công bố
chỉ giới hạn trong những năm nhất định, thiếu đi yếu tố "động" - tức là sự biến
đổi năm này qua năm khác và sự chuyển biến giữa thời quân chủ với thời thuộc
địa, do vậy thiếu đi sự so sánh lịch đại. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận của
các tác giả chưa làm nổi bật được mối quan hệ giữa chính sách đầu tư, điều kiện
cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như tác động của nó tới xã
hội nông thôn. Một số công trình khác đã tập trung đề cập tới kinh tế Trung Kỳ
nói chung và nông nghiệp nói riêng. Hội đồng tư vấn hỗn hợp thương mại và
canh nông Trung Kỳ biên soạn cuốn sách “L'Annam” năm 1906, Tập san
“Bulletin des Amis du Vieux Hue” (Những người bạn cố đô Huế), số đặc biệt về
Trung Kỳ (số1-2, năm 1931) đã tập hợp nhiều bài viết về kinh tế khu vực. Hai
công trình này chỉ dừng lại giới thiệu khái quát kinh tế khu vực từ canh nông,
thương mại đến kinh tế đồn điền; trong đó nhấn mạnh tình hình canh tác một số
cây trồng, và khai thác ở một số đồn điền trong khu vực.
Nghiên cứu cụ thể về các tỉnh Bắc Trung Kỳ, đã có một số công trình
được công bố như “Le Thanh Hoa” (Thanh Hoá) của Ch. Robequain, “La
Province Thanh Hoa”(Tỉnh Thanh Hoá), “Le vieux An - Tĩnh” (An - Tĩnh xưa)
của H.Le Breton. Hai công trình của H.Le Breton tập trung nghiên cứu về lịch
sử - văn hoá, tác giả chỉ đề cập tới điều kiện tự nhiên của các tỉnh trong khu vực.
Riêng Ch.Robequain trong công trình của mình đã nghiên cứu tương đối hệ
thống về tỉnh Thanh Hoá dưới góc độ địa lý tự nhiên - xã hội, các ngành kinh tế
và tác động của cuộc khai thác thực dân. Tuy nhiên, trong "Le Thanh Hoa", tác
giả chỉ đề cập tới những yếu tố tích cực của công cuộc khai thác, quá đề cao
chiêu bài "khai hoá văn minh" và thiếu đi sự khách quan.

Đáng chú ý là các bài viết và công trình thực nghiệm của các nhà nghiên
cứu về nông nghiệp Bắc Trung Kỳ được đăng trên các tập san chuyên ngành
kinh tế như “Bulletin économique de l'Indochine” (Tập san kinh tế Đông
Dương), "L'Éveil économique de l'Indochine” (Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương);
8


đặc biệt là các công trình của E.M.Castagnol - Giám đốc hạt canh nông Trung
Kỳ, M.H. Gilbert và H.Cucherousset - Thanh tra nông nghiệp Trung Kỳ. Chúng
tôi tiếp cận nguồn tài liệu này thông qua bản dịch bằng tiếng Việt lưu ở Phòng
Địa chí, thư viện các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Công trình Chuyên luận về nông
nghiệp Nghệ An (M.G. Castagnol) đã giới thiệu khái quát về điệu kiện canh tác,
thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng, diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực và
hoa màu phụ ở tỉnh này. Những bài Trong những vùng đất đỏ ở miền Bắc Trung
Kỳ, Cuộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê ở Thanh Hoá (H.Cucherousset)
đã phản ánh lịch sử khai khẩn và khai thác của các đồn điền cà phê ở Thanh
Hoá. Các bài Báo cáo về việc khai hoang trong vùng Phủ Quỳ (G.M. Castagnol),
Nỗi cơ cực của Phủ Quỳ (Claudion), Tình cảnh khó khăn của Phủ Quỳ tập trung
nghiên cứu về tình hình canh tác cà phê ở Phủ Quỳ. Các bài Trồng lúa ở Yên
Định, Cây bông ở Thanh Hoá (M.H. Gilbert), Đất đai và cây trồng ở Thanh Hoá
(F.Roule và Thân Trọng Khôi) phản ánh tình hình trồng lúa, bông và một số cây
trồng khác tại Thanh Hoá. Bài Bản ghi về các thí nghiệm bèo hoa dâu trong tỉnh
Thanh Hoá (D.Kellerman), Tác dụng của phân xanh trong sản xuất bông và kết
quả thu được của Sở thí nghiệm Yên Định ghi nhận kỹ thuật làm phân xanh cho
lúa và cây trồng. Việc dẫn thuỷ nhập điền ở Bắc Trung Kỳ được phản ánh trong
một số bài như Dẫn thuỷ nhập điền ở Thanh Hoá (Peytavin), Những công trình
thuỷ nông ở Trung Kỳ (H.Cucherousset), Diễn văn của Toàn quyền Đông Dương
nhân dịp khánh thành dẫn thuỷ nhập điền ở miền Bắc Nghệ An (J.
Brévi)…Nguồn tư liệu trong các báo báo này tương đối tin cậy, đề cập tới những
vấn đề cụ thể của kinh tế nông nghiệp khu vực, nhưng nhìn nhận từ những góc

độc chuyên môn khác nhau, do vậy thiếu đi tính hệ thống về nông nghiệp Bắc
Trung Kỳ.
Ngoài ra, trong các ấn phẩm bằng chữ quốc ngữ trước năm 1945 cũng đề
cập tới tình hình kinh tế nông nghiệp và nhất là nông thôn và đời sống nông dân
ở Bắc Trung Kỳ. Công báo “Trung Kỳ bảo hộ quốc ngữ” đăng nhiều nghị định
9


của chính quyền, diễn biến kinh tế nông nghiệp khu vực. Báo “Nam Phong”,“Tri
tân”, “Thanh-Nghệ-Tĩnh tân văn” đăng nhiều bài viết về tình hình văn hoá - xã
hội Bắc Trung Kỳ nhưng theo quan điểm thực dân, đề cao công cuộc khai thác
thuộc địa. Các tờ báo “Tiếng dân”,“Sao mai”,"Thanh Nghị"…đã khách quan hơn
khi đăng tải nhiều bài viết phản ánh tình trạng bần cùng hoá và nỗi thống khổ
của người dân ở Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhất là sau 1954, nhiều công trình khảo
cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp, trong đó có đề cập đến các
tỉnh Bắc Trung Kỳ được công bố. Đáng chú ý là các công trình Lịch sử tám
mươi năm chống Pháp (Trần Huy Liệu, Hà Nội, 1957), Tìm hiểu sự phát triển xã
hội Việt Nam (Minh Tranh, Hà Nội, 1957), Những thủ đoạn bóc lột của đế quốc
Pháp ở Việt Nam (Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội, 1957), Thực trạng giới nông dân
Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm Cao Dương, Sài Gòn,1965), Chủ nghĩa
đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm
Đình Tân, Hà Nội 1959). Một số chuyên khảo về giai cấp công nhân Việt Nam
cũng có đề cập đến công nhân đồn điền của các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh như Giai
cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu, Hà Nội, 1961), Giai cấp công nhân
Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn Hoà, Dương Kinh
Quốc, Hà Nội 1978). Trong giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại của Trần Văn
Giàu, Đinh Xuân Lâm, Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam của tập thể
tác giả Viện sử học, cũng ít nhiều đề cập đến nông nghiệp của các tỉnh Bắc
Trung Kỳ. Đó là những công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Việt Nam

được thực hiện theo phương pháp luận của sử học Mác-xít, cung cấp cho chúng
tôi những hiểu biết căn bản về hình thái kinh tế - xã hội nước ta thời thuộc Pháp.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung phân tích những hạn chế của chế độ
thuộc địa mà chưa chú ý đúng mức tới những tác động động tích cực (nằm ngoài
ý muốn chủ quan) của chính sách thực dân. Theo chúng tôi, điều đó cần được bổ
sung để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta.
10


Đặc biệt, một số công trình chuyên khảo về cơ cấu kinh tế - xã hội, tình
hình nông nghiệp nông thôn thời thuộc Pháp được công bố như Phác qua tình
hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng tháng Tám (Nguyễn Kiến
Giang, Hà Nội, 1958), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân
dưới triều Nguyễn (Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang chủ biên, Huế, 1997), Cơ cấu
kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc điạ 1858 - 1945 (Nguyễn Văn Khánh, Hà
Nội, 1999, tái bản lần hai năm 2004). Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã diễn
ra cuộc thảo luận sôi nổi về nông nghiệp và đời sống nông dân thời thuộc Pháp
và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tập hợp trong ấn phẩm "Nông dân và nông
thôn Việt Nam thời cận đại, (Hà Nội,1990-1992). Một số bài viết đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử cũng đề cập ít nhiều đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu,
đáng chú ý là các bài viết về ruộng đất của các tác giả Nguyễn Đức Nghinh,
Trương Hữu Quýnh, Vũ Huy Phúc,... Một số luận án tiến sĩ đã công bố cũng
giúp chúng tôi những hiểu biết về chính sách đầu tư tín dụng đối với nông
nghiệp hay chính sách khai thác đồn điền của thực dân Pháp như Sự hiện diện tài
chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương 1858 - 1939 (Aumiphin, Hà Nội
1994), Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (Tạ Thị Thuý, Hà Nội, 1996), Lịch sử tín
dụng nông nghiệp Việt Nam 1875- 1945 (Phạm Quang Trung, Hà Nội 1997).Với
nguồn tài liệu phong phú - nhất là tài liệu lưu trữ - các công trình này đã phản
ánh tương đối trung thực và khách quan về kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp.
Kế thừa những hiểu biết về kinh tế nông nghiệp trên bình diện chung của cả

nước, chúng tôi có điều kiện so sánh và cụ thể hoá ở khu vực Bắc Trung Kỳ.
Trong một số công trình lịch sử chuyên ngành, nông nghiệp Việt Nam
qua các thời kỳ được nghiên cứu hệ thống, nông nghiệp Bắc Trung Kỳ được đề
cập nhất định. Cuốn “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” (Đường Hồng Dật chủ
biên, Hà Nội 1994) đã nghiên cứu lịch sử nông nghiệp dưới nhiều góc độ: tài
nguyên nông nghiệp, ngành trồng trọt và chăn nuôi, các cây trồng chính, kỹ
thuật nông nghiệp, tổ chức nông nghiệp. Hai cuốn “Về cơ cấu nông nghiệp Việt

11


Nam” và “Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam” (Bùi Huy Đáp, Hà
Nội 1983, 1985) đã phân tích tiềm năng nông nghiệp của từng vùng, lịch sử của
nghề trồng lúa ở nước ta. Cuốn “Sơ thảo lịch sử thuỷ nông Việt Nam” (Phan
Khánh, Hà Nội,1981) đã nghiên cứu tổng quát lịch sử thuỷ nông nước ta, có đề
cập tới hệ thống thuỷ nông ở Bắc Trung Kỳ.
Trong nhiều năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa
phương được các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh tiến hành có hiệu quả. Với
sự cộng tác của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành cùng các nhà nghiên
cứu địa phương, nhiều công trình đã được công bố. Đáng chú ý là các công trình
Lịch sử Nghệ Tĩnh (Vinh, 1984), Nghệ - Tĩnh hôm qua và hôm nay (Hà Nội,
1986) Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh (tập I, Vinh, 1987), Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (tập I, Thanh Hoá, 1991), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh
(tập I, Hà Nội,1993), Địa chí Nông Cống (Hà Nội, 1998), Địa chí Hoằng Hoá
(Hà Nội, 1998), Địa chí Thanh Hoá (Hà Nội, 2000), Địa chí Quỳnh Lưu (Vinh,
2002). Ngoài ra, lịch sử Đảng bộ các huyện trong 3 tỉnh ít nhiều có đề cập đến
tình hình kinh tế - xã hội địa phương mà chúng tôi nghiên cứu. Trong phần lịch
sử thời thuộc địa, các tác phẩm kể trên đề cập đến kinh tế nông nghiệp và đời
sống nông dân địa phương thời thuộc địa. Ở nước ngoài, vấn đề kinh tế nông
nghiệp và xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ được nghiên cứu trong những công

trình bằng tiếng Anh của Ngô Vĩnh Long, James C .Scott, Samuel Popkin,
Martin Murray…ở những năm 70 và 80 của thế kỷ trước. Gần đây, một số kỷ
yếu hội thảo khoa học đã công bố cũng phản ánh tình hình kinh tế, văn hoá,
chính trị xã hội của các tỉnh Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp. Đáng chú ý là Kỷ
yếu hội thảo về Xô viết Nghệ Tĩnh (Vinh, 2000), Kỷ yếu hội thảo Thanh Hoá thời
Nguyễn 1802 - 1930 (Thanh Hoá, 2002) đã tập hợp một số bài viết về kinh tế
nông nghiệp và đời sống nông dân các tỉnh trong khu vực.
Nhìn chung, các công trình đã công bố chỉ điểm qua tình hình kinh tế
nông nghiệp và đời sống nông dân ở các tỉnh Bắc Trung Kỳ từ những góc độ
12


khác nhau. Trong số ít công trình có tính chuyên luận, nông nghiệp Bắc Trung
Kỳ chỉ được đề cập tới một số khía cạnh, không có tính hệ thống, một số công
trình thời thuộc địa thiếu tính khách quan. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu
của nhiều người đi trước cả về tư liệu lẫn cách tiếp cận, chúng tôi hệ thống lại
một cách toàn diện và khách quan về kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ thời
thuộc Pháp; đồng thời đặt những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc
Trung Kỳ (bao gồm cả chuyển biến trong lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất,
đời sống xã hội nông thôn) trong cái nhìn so sánh lịch đại và đồng đại nhằm tái
hiện quá trình lịch sử kinh tế nông nghiệp khu vực. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có
cái nhìn khách quan hơn về tác động của cuộc khai thác thực dân ở một khu vực,
góp phần hiểu thêm về lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp.
3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ
từ 1884 đến 1945 nhằm làm sáng tỏ tác động của quá trình khai thác thuộc địa

của thực dân Pháp đến tình hình kinh tế - xã hội khu vực. Trên cơ sở so sánh
mức độ chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ thời thuộc địa với
thời điểm trước năm 1884 để rút ra những nhận xét khách quan về công cuộc
thực dân hóa ở một khu vực, góp phần hiểu thêm về chế độ thuộc địa ở nước ta.
Luận án cũng bổ sung nguồn tư liệu, góp phần nghiên cứu và giảng dạy tốt hơn
phần lịch sử địa phương; đồng thời nêu lên những bài học kinh nghiệm, đề xuất
những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Thanh - Nghệ
- Tĩnh hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Trước hết, luận án nghiên cứu chính sách khai thác thuộc địa nói chung,
chính sách đối với nông nghiệp nói riêng của thực dân Pháp ở Bắc Trung Kỳ.
Đặc thù của chính sách khai thác ở khu vực do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự
nhiên - xã hội chi phối. Luận án tập trung nghiên cứu những chuyển biến trong
13


kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ như sở hữu ruộng đất, quan hệ sản xuất,
phương thức sử dụng đất và kinh doanh nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp, kỹ
thuật nông nghiệp, tình hình canh tác nông nghiệp qua 2 lần khai thác thuộc địa.
Luận án cũng đánh giá tác động của chuyển biến kinh tế nông nghiệp đối
với xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ, kinh tế phong kiến cổ truyền chuyển sang
hình thái thuộc địa có yếu tố TBCN. Sự biến động về dân cư và địa bàn cư trú,
sự phân hoá giai cấp dẫn đến sự xuất hiện nhiều giai tầng mới trong xã hội nông
thôn. Đời sống của nông dân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh thời thuộc Pháp.
Trên cơ sở so sánh sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp thời thuộc địa
với tình hình nông nghiệp trước 1884 ở Bắc Trung Kỳ, mức độ chuyển biến của
kinh tế nông nghiệp giữa hai lần khai thác thuộc địa, từ đó luận án nêu lên đặc
điểm, đánh giá tác động của quá trình thực dân hoá ở khu vực.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian là các tỉnh Bắc Trung Kỳ gồm Thanh Hoá, Nghệ An,

Hà Tĩnh. Trong đó chúng tôi chú trọng nghiên cứu những nơi chịu nhiều tác
động của công cuộc khai thác thuộc địa - nhất là ở bộ phận kinh tế của người
Pháp. Với bộ phận kinh tế của người bản xứ, chúng tôi tập trung nghiên cứu
nông nghiệp của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du, còn nông nghiệp của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi - sự chuyển biến là không đáng kể,
thậm chí canh tác nông nghiệp ở đây nằm ngoài kiểm soát của chính quyền.
Phạm vi thời gian là giai đoạn thuộc Pháp (từ năm 1884 đến Cách mạng
tháng Tám 1945). Tất nhiên trong giai đoạn này, đến năm 1940 phát-xít Nhật
vào Đông Dương, đến 9/3/1945 chúng đảo chính Pháp, chính sách cai trị của
Nhật đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta, thể hiện rõ nét ở Bắc Kỳ.
Nhưng ở Bắc Trung Kỳ, sự thay đổi là không đáng kể, kinh tế nông nghiệp hầu
như được duy trì như trước. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thời gian từ 1884 đến
1945 (khi triều Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp bằng việc ký Hiệp
ước Patơnốt đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa ở Việt Nam). Lựa chọn phạm vi
14


thời gian này cho chúng tôi cái nhìn so sánh giữa hình thái kinh tế nông nghiệp
thời quân chủ và thời thuộc địa, từ đó nêu bật được những chuyển biến của kinh
tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ thời cận đại.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu.
4.1.1. Nguồn tài liệu thành văn.
Nguồn tài liệu lưu trữ gồm báo cáo kinh tế (Rapport économique) hàng
quý, hàng năm của Công sứ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và báo cáo
thường niên của Khâm sứ Trung Kỳ, Sở Canh nông Trung Kỳ và Nha nông lâm
thương mại, phủ Toàn quyền Đông Dương. Nguồn tài liệu này được lưu trữ ở
các phông: Phủ Toàn quyền (GGI), Nha Nông lâm thương mại (AFC), Công báo
Đông Dương tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I Hà Nội; Phông Khâm sứ Trung Kỳ
(RSA), Công báo Trung Kỳ bảo hộ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II thành phố

Hồ Chí Minh. Ngoài ra chúng tôi đã tham khảo và tập hợp số liệu từ Niên giám
thống kê Đông Dương, Niên giám kinh tế Đông Dương.
Nguồn tài liệu tham khảo gồm các giáo trình lịch sử, các công trình
nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước
ngoài đang lưu trữ ở Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện
các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thư viện các trường đại học trong cả
nước.
Nguồn tài liệu địa chí lưu ở Thư viện tỉnh, Ban nghiên cứu và biên soạn
lịch sử, Văn phòng UBND của các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau năm
1975, lãnh đạo thư viện các tỉnh đã cử cán bộ đi sưu tầm, sao chụp tài liệu về địa
phương mình ở các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc gia (nhất là ở
trung tâm lưu trữ ở Đà Lạt) trong nhiều năm. Nguồn tài liệu này chủ yếu bằng
tiếng Pháp, một phần trong số đó đã được dịch ra tiếng Việt, được phân loại và
đóng quyển lưu ở Phòng Địa chí, thư viện khoa học các tỉnh. Nguồn tài liệu này
được sao chép cẩn thận, được biên dịch công phu bởi một số dịch giả có uy tín,
15


có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ. Vì vậy,
đây là nguồn tài liệu quý hiếm và có độ tin cậy cao. Chúng tôi tiếp cận nguồn tài
liệu này chủ yếu thông qua các bản dịch. Ngoài ra, còn có nguồn tài liệu từ báo
chí và tạp chí đương thời lưu ở thư viện Quốc gia, thư viện khoa học các tỉnh.
4.1. 2. Tư liệu điền dã
Tư liệu chúng tôi điền dã một số địa phương mà thực dân Pháp đã đầu tư,
khai thác nông nghiệp. Đặc biệt là tư liệu điền dã ở một số nông trường - vốn là
các đồn điền của người Pháp trước đây như Yên Mỹ, Lam Sơn, Thống Nhất,
Vân Du, Phúc Do, Vạn Lại, Sao Vàng (Thanh Hoá), Đông Hiếu, Tây Hiếu, Cờ
đỏ, 3/2,19/5, 20/4, Sông Con (Nghệ An), Voi Bổ, Ngàn Trươi (Hà Tĩnh) và các
công trình thuỷ nông lớn được xây dựng từ thời thuộc Pháp như đập Bái
Thượng, hệ thống thuỷ nông sông Chu, đập Đô Lương, hệ thống kênh đào Bắc

Nghệ An…
4.1.3. Tư liệu hồi cố, phỏng vấn
Hồi ký, lời kể của một số người đã từng làm cai, ký, công nhân, tá điền
hoặc đã từng hoạt động cách mạng ở Thanh-Nghệ-Tĩnh thời thuộc Pháp. Tư liệu
phỏng vấn một số cụ cao niên từng sinh sống ở giai đoạn đương thời.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở của phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hình thái kinh tế xã
hội, về lịch sử kinh tế nước ta thời thuộc Pháp.
Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra, chúng tôi sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp
logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như quan sát,
phỏng vấn, thống kê xã hội học và nhất là điền dã, hồi cố lịch sử...Chúng tôi
cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đánh giá và so sánh các nguồn
sử liệu để có những kết luận khoa học.
5. Đóng góp của luận án.
16


Luận án trình bày những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung
Kỳ thời thuộc Pháp trên các mặt: chính sách khuyến nông, biện pháp kỹ thuật,
phát triển thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền, chuyển biến của quan hệ sở hữu ruộng
đất, phương thức kinh doanh và sử dụng đất, cơ cấu nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi), chuyển biến của canh tác nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản
lượng)....
Luận án cũng phân tích những tác động của quá trình khai thác thuộc địa
nói chung, của nông nghiệp nói riêng đối với tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh
Thanh - Nghệ -Tĩnh thời thuộc Pháp.
Luận án cung cấp thêm những hiểu biết về đời sống của nông dân trong
khu vực dưới chế độ thuộc địa. Bổ sung tư liệu về lịch sử địa phương, nhất là

mảng kinh tế, góp phần làm sáng tỏ tình hình kinh tế- xã hội khu vực Trung Kỳ
nói riêng, Việt Nam nói chung thời cận đại.
Luận án cũng làm rõ những đặc điểm của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung
Kỳ thời thuộc Pháp. Từ thực trạng đó, kiến giải kinh nghiệm, đề xuất giải pháp,
góp phần hoạch định chính sách để phát triển hơn nữa kinh tế nông nghiệp và
nông thôn khu vực này hiện nay.
6. Bố cục của luận án. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung
có 4 chương như sau:
Chƣơng 1:

Vài nét về tình hình kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ
trước năm 1884 .

Chƣơng 2:

Những biến đổi bước đầu của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ
từ 1884 đến 1918.

Chƣơng 3:

Kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1919 đến 1945.

Chƣơng 4:

Xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ
dưới tác động của những chuyển biến kinh tế nông nghiệp.

17



CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BẮC TRUNG KỲ TRƯỚC NĂM 1884 .

1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội Bắc Trung Kỳ .

1.1.1.

Điều kiện tự nhiên.

1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.
Bắc Trung Kỳ nằm gọn trong vùng nội chí tuyến bán cầu bắc, từ 17 053‟
đến 20030‟ độ vĩ bắc, 106002‟ đến 106030‟ độ kinh đông. Diện tích tự nhiên
khoảng 33.670 km2, phía Bắc giáp với các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình,
phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển. Trên
một miền đất rộng như vậy, địa hình Bắc Trung Kỳ rất đa dạng, có đủ rừng núi,
trung du, đồng bằng và thềm lục địa.
Miền núi chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của khu vực Bắc Trung Kỳ. Địa
hình phức tạp, rừng rậm bao bọc phần lớn địa hình từ Quan Hoá, Lang Chánh,
Mường Lát, Như Thanh, Thường Xuân (Thanh Hoá) trải qua Quế Phong, Quỳ
Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) đến Hương Sơn, Vụ Quang,
Hương Khê, Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Rừng núi có nhiều lâm sản, động vật quý hiếm.
Quế Trịnh Vạn, Quế Phong, nhân sâm Biện Thượng, long cốt Vĩnh Lộc, cánh
kiến Kỳ Sơn, Tương Dương, trầm hương ở Hương Khê...là những thứ dược liệu,
nguyên liệu có tiếng trong vùng. Xen kẽ với rừng rậm là các dãy đồi núi trùng
điệp, bao gồm núi đá vôi, đá hoa cương. Rừng núi Bắc Trung Kỳ có tiềm năng
để phát triển lâm nghiệp, trồng cây nguyên liệu và hương liệu.
Miền trung du Bắc Trung Kỳ chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không
liên tục, rõ nét như ở Bắc Kỳ; phân bố rải rác ở Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Thọ

Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống (Thanh Hoá), Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn,
Thanh Chương (Nghệ An), Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Đây là nơi có
tiềm năng để trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Miền đồng bằng Bắc Trung Kỳ gồm đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh thuộc loại lớn nhất vùng duyên hải Trung Kỳ. Đồng bằng Thanh Hoá có
18


diện tích 2.900 km2 được cấu tạo bằng phù sa hiện đại của hệ thống sông Mã bồi
đắp, trải ra trên một bề mặt rộng hơi nghiêng về biển ở phía Đông Nam. Nhiều
cánh đồng sâu, những đầm nối tiếp nhau phân bố ở các vùng Nông Cống, Đông
Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Hà Trung, Nga Sơn. Đồng
bằng Nghệ An có diện tích khoảng 1.750 km2 được cấu tạo bằng phù sa biển và
phù sa sông Cả, phân bố ở các vùng Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi
Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên. Đồng bằng Nghệ An có nhiều cát, gò đồi, lèn đá,
cồn cát xen kẽ hơn so với Thanh Hoá. Đồng bằng Hà Tĩnh là chuỗi cánh đồng
chạy dài từ Nam sông Cả đến Kỳ Anh, diện tích khoảng 1.660 km2 [80: 92-93].
Đất ít màu, dễ bị hạn, cát trắng khá nhiều. Vùng Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà,
Cẩm Xuyên có đất phù sa sét là vựa lúa quan trọng của tỉnh. Nhìn chung, đồng
bằng Bắc Trung Kỳ độ dốc khá lớn, không bằng phẳng, nhiều vùng trũng, nhiều
đồi núi xen kẽ. So với lưu vực của sông Hồng, sông Cửu Long, đồng bằng nơi
đây kém xa về độ màu mỡ nhưng là vựa lúa lớn nhất khu vực Trung Kỳ.
Biển ở Bắc TRung Kỳ có trữ lượng cá khá lớn, có tiềm năng để nuôi trồng
và khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều cửa lạch, thuận tiện cho tàu thuyền qua lại
như lạch Sung (Nga Sơn - Hậu Lộc), lạch Trường (Hậu Lộc - Hoằng Hoá), lạch
Trào (Hoằng Hóa - Quảng Xương), lạch Ghép (Quảng Xương - Tĩnh Gia), Cửa
Lò, Cửa Hội (Nghi Lộc), cửa Sót, Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên - Kỳ Anh).
Bắc Trung Kỳ nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, chung đường biên giới
với Lào, đường biển dài hàng trăm km...thuận tiện cho giao thông,thương
nghiệp.

1.1.1.2. Khí hậu
Bắc Trung Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh,
ít mưa, có sương giá, sương muối; mùa hè nóng, mưa nhiều, gió Tây khô nóng.
Khí hậu Bắc Trung Kỳ bị chi phối bởi sự tương tác giữa hoàn lưu gió mùa và
mặt biển, đồng bằng và các khối núi có hướng khác nhau. Ở đây, có hai mùa gió

19


thịnh hành: gió Bắc và Đông Bắc vào mùa đông, gió Tây và Tây Nam vào mùa
hè. Sự phức tạp của địa hình kéo theo sự thất thường của khí hậu.
Lượng mưa không đều và thay đổi từ năm này sang năm khác: 2m778 năm
1907 và 1m105 năm 1911. Sự thất thường của thời tiết giải thích tính không đều
đặn của mùa màng. Lượng mưa trong năm không đều, các tháng 1 và 2 vũ lượng
tổng cộng chỉ là 87mm - không đủ cho canh tác nông nghiệp, nhất là cấy lúa.
Trong các tháng 7,8,9 (những tháng quan trọng của vụ lúa tháng 10) lượng nước
mưa cũng không đều đặn: 55mm tháng 7 năm 1902 và 467 mm tháng 7 năm
1912, 18mm tháng 8 năm 1906 và 372 tháng 8 năm 1908, 12mm tháng 9 năm
1902 và 809mm tháng 9 năm 1910. Lượng mưa trung bình và ngày mưa trung
bình tại một số địa điểm quan trắc ở Bắc Trung Kỳ được thống kê trong bảng
1.1:
Bảng1.1: Lƣợng mƣa ở Bắc Trung Kỳ từ 1927 đến 1946 (tính bằng mm)
Địa điểm

Thời kỳ

Cao Trại
1927-1941
Thanh Hoá 1907-1946
Vinh

1907-1946

Lương
mưa TB
thấp nhất

Lượng
mưa TB
cao nhất

Lượng
mưacả
năm

Số ngày
mưa TB
thấp nhất

Số ngày
mưa TB
cao nhất

Số ngày
mưacả năm

9
28
47

329

365
428

1463
1721
1885

9
7
7

13
15
14

96
135
135

Nguồn: Dẫn theo Đỗ Đình Cương. Khí hậu Việt Nam, Sài Gòn 1964, phần phụ lục.

Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 24,4 độ (Thanh Hoá), 24,6 độ
(Vinh) nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa hai mùa nóng, lạnh. Nhiệt độ vào
mùa đông khoảng 17-18 độ và mùa hè là 29-32 độ, có khi nhiệt độ hạ xuống 8-9
độ vào mùa đông và lên tới 39-40 độ vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình ở Bắc
Trung Kỳ cao hơn ở Bắc Kỳ, do sự chênh lệch của 3 tháng nóng là tháng 5,6,7.
Trong mùa hè, Bắc Trung Kỳ phải chịu tác động của gió phơn Tây Nam (gió
Lào thổi từ lục địa, vượt qua dãy Trường Sơn, để lại hơi ẩm phía Tây, đem hơi
nóng tới phía Đông). Gió Lào thường thổi từng đợt từ tháng 5 đến tháng 6, khiến
cho cây trồng khô héo, sinh trưởng bị cản trở.


20


Bắc Trung Kỳ hàng năm phải chịu nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt.
Những cơn bão nhiệt đới từ biển thường đổ bộ vào tháng 9, tháng 10 đem theo
sức tàn phá khủng khiếp. Vùng chiêm trũng và ven biển khốn khổ vì lũ lụt, nước
mưa dâng cao kết hợp với triều cường cuốn trôi mùa màng. Vùng đất cao thì lũ
quét, lở đất luôn đe doạ đến cuộc sống và canh tác nông nghiệp của người dân.
Khí hậu Bắc Trung Kỳ có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đặc biệt là
miền núi Thanh Hoá và Nghệ An. Vào mùa đông, ở các vùng Quan Hoá, Lang
Chánh, Mường Lát, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương nhiệt độ
xuống thấp, xuất hiện sương giá, băng giá. Khí hậu cũng có sự khác nhau giữa
vùng rừng núi, đồng bằng ven biển.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều tiểu vùng khí hậu,
các tỉnh Bắc Trung Kỳ có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Bên cạnh những sản phẩm nhiệt đới, nông nghiệp ở đây còn có sản phẩm cận
nhiệt và ôn đới. Sự phân mùa và phân hoá khác nhau của khí hậu trên từng vùng
tạo khả năng hình thành một cơ cấu mùa vụ thích hợp, đem lại các sản phẩm đa
dạng cho từng mùa, từng vùng. Tuy nhiên, thời tiết ở Bắc Trung Kỳ rất khắc
nghiệt: nắng nóng, mưa không đều, gió Lào khô nóng, bão lụt, hạn hán thường
xuyên xẩy ra. Do vậy, công tác trị thuỷ, thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền có ý nghĩa
quyết định đối với sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.3. Thổ nhưỡng.
Đồng bằng Bắc Trung Kỳ có nhiều loại đất khác nhau: đất cái, đất thịt, đất
thịt pha, đất cát, đất cát pha, đát chua, đất mặn...
"Đất cáí” là thứ đất sét, chắc, dẻo, ói nước, kết thành tảng rất khó làm khi
đã khô. Loại đất này dính chặt với lưỡi cày và làm cho đường cày rất vất vả, chỉ
cày bừa được khi ngập nước, khi khô rắn thì chỉ có thể cuốc bằng tay. Lúa là loại
cây duy nhất có thể trồng trọt ở đất này. Đồng trũng, thấp hoặc có nước tưới thì

có thể làm hai vụ lúa; đồng cao không giữ được nước chỉ làm được một vụ mà

21


thôi. Đất này phân bố ở Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thiệu Hoá(Thanh Hoá), Đô
Lương, Yên Thành (Nghệ An).
"Đất thịt” là loại đất phù sa tích tụ, hàm lượng sét ít hơn đất cái, độ cứng
của đất vừa phải và việc canh tác đỡ vất vả hơn. Ngoài lúa, đất này còn có thể
trồng các loại khoai lang, thuốc lá, đậu, bông. “Đất thịt pha” còn gọi là đất màu,
là loại đất phù sa khá tốt, rất dễ cày bừa dù khô hay ngập nước. Đất này có thể
trồng lúa vào mùa thu và trồng cây hoa màu vào mùa xuân. Thích hợp với đất
này là các cây như bông, vừng, đậu, ngô, khoai lang; đặc biệt rất tốt đối với mía,
trầu không. Đất thịt, đất thịt pha chiếm diện tích chủ yếu của đồng bằng Bắc
Trung Kỳ, phân bố ở Nông Cống, Triệu Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông Sơn
(Thanh Hoá) Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam
Đàn, Hưng Nguyên (Nghệ An), Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
"Đất cát pha” còn gọi là đất bãi, các loại cát chiếm đại bộ phận. Đất đai có
nguồn gốc khác nhau, hoặc là do núi non lân cận bị bào mòn như trường hợp
cánh đồng Tân Lương ở chân núi Viên Sơn (Thanh Hoá), hoặc là do đất tích tụ
hai bên bờ các con sông. Ngoài trồng lúa, đất cát pha còn được dùng để trồng
các loại ngô, lạc, khoai, đậu, vừng. Chiếm một diện tích lớn là loại đất cát ven
biển, phân bố dọc duyên hải từ Nga Sơn (Thanh Hoá) cho đến Kỳ Anh (Hà
Tĩnh). Loại đất này nhẹ, độ màu mỡ thấp, có thể dùng để trồng lạc, khoai lang,
đỗ, kê.
Đất ngập mặn ven biển là loại đất bị bao phủ bởi nước mặn trong một thời
gian khá dài, không thể trồng cây lương thực. Người ta phải đắp đê ngăn mặn và
đắp đất bồi lên để sử dụng. Có loại cây có thể mọc rất tốt là cói; Nga Sơn, Hậu
Lộc (Thanh Hoá) là nơi trồng cói, dệt cói có tiếng trong khu vực.
Đất ở miền núi, trung du Bắc Trung Kỳ chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, có

nhiều loại đất khác nhau. Đất feralít nâu đỏ phát triển trên đá ba-zơ (đá bazan,
đá vôi...), có diện tích không lớn. Đất đỏ bazan phân bố trong khoảng 150 km

22


kéo dài từ vùng Nông Cống, Thọ Xuân (Thanh Hoá) sang tận Phủ Quỳ (Nghệ
An) là loại đất rất tốt, màu đỏ đến đỏ nâu.Tầng đất dày, giàu đạm, ka-li, tơi xốp,
dễ thoát nước. Loại đất này thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (cao su,
chè, cà-phê) và cây ăn quả (cam, chuối). Đất đỏ đá vôi có màu nâu đỏ và vàng,
được phân bố một số vùng ở Như Xuân, Nông Cống, Ngọc Lặc, Quỳnh Lưu,
Yên Thành, Diễn Châu, Kỳ Sơn, Con Cuông, Hương Khê. Tầng đất dày mỏng
khác nhau tuỳ từng nơi, địa thế phân cách, mất nước trong mùa khô. Loại đất
này có thể trồng lúa, ngô, đỗ lạc, bông, gai, thuốc lá. Đất đen mácgarít là loại
đất có khoáng vật sét, có màu đen. Đây là loại đất tốt bậc nhất, có thể trồng ngô,
lạc, đỗ, mía, thuốc lá, bông. Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá biến chất,
chiếm một diện tích lớn ở vùng trung du và miền núi thấp ở Bắc Trung Kỳ. Đất
chua, tỷ lệ hữu cơ có phần thấp hơn các loại đất khác nhưng lân kém, ka-li
nghèo. Nếu được cải tạo, đất này có thể sử dụng để trồng chè, cà-phê, các cây có
dầu hoặc cây ăn quả (cam, bưởi, mít, dứa)..
Thổ nhưỡng ở Bắc Trung Kỳ tương đối phong phú, nhiều loại đất khác
nhau ở đồng bằng, miền núi và trung du, tạo điều kiện cho việc phát triển một
nền nông nghiệp đa dạng. So với khu vực Trung Trung Kỳ và Nam Trung Kỳ,
đồng bằng ở đây được xem là rộng lớn và màu mỡ hơn cả. Đặc biệt, phía Tây
Thanh Hoá, Nghệ An có một dải đất đỏ ba-zan rất tốt, thuận lợi cho trồng cây
công nghiệp. Đó là tiềm năng để Bắc Trung Kỳ có thể hình thành những vùng
chuyên canh lúa và cây công nghiệp.
1.1.1.4. Sông ngòi.
Lượng mưa lớn, đồng bằng hẹp ngang, có nhiều đồi núi, khiến cho hệ
thống sông ngòi ở Bắc Trung Kỳ có những nét đặc thù. Phần lớn các con sông

chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua nhiều miền địa hình, chủ yếu là rừng
núi nên sông ngắn, dốc, nước chảy xiết. Lưu lượng nước không nhiều, phụ thuộc
vào chế độ mưa. Bắc Trung Kỳ có các hệ thống sông chính gồm: Sông Mã sông Chu (chảy qua Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá), sông Hoạt
23


×