Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.6 KB, 29 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP HỢP NHẤT
VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1.Các giải pháp hoàn thiện khi thực hiện thương vụ M&A ngân hàng tại
Việt Nam
3.1.1 Thăm dò tìm kiếm đánh giá và khảo sát thận trọng mục tiêu tiềm năng
Trước khi thực hiện công việc tìm kiếm và đánh giá ngân hàng mục tiêu
ngân hàng thâu tóm phải xác định rõ tiêu chuẩn tìm kiếm mục tiêu của mình, cũng
như định hướng chiến lược dài hạn để lượng hóa các tiêu chuẩn chẳng hạn như
muốn mở rộng mạng lưới hoạt động, muốn có đội ngũ nhân sự có chất lượng tốt,
có hệ thống khách hàng đa dạng hơn hay muốn tăng vốn điều lệ…. khi đã xác định
rõ được tiêu chuẩn của mình, ngân hàng thâu tóm nên làm việc với đơn vị môi giới
và tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động M&A (công ty chứng khoán, ngân hàng đầu
tư hay các công ty môi giới có uy tín)để kí kết hợp đồng môi giới và tư vấn thâu
tóm và sáp nhập.
Các nhà môi giới và tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp ngân hàng trong suốt
quá trình thực hiện thương vụ. Từ tìm kiếm ngân hàng mục tiêu, thẩm tra đánh
giá cẩn trọng, thiết lập bản ghi nhớ, định giá, đến gặp gỡ thương lượng với Ban
lãnh đạo ngân hàng mục tiêu, hỗ trợ các vấn đề cần thiết trong quá trình thực hiện
cũng như việc tái cấu trúc ngân hàng mới sau sáp nhập. Khi có sự tham gia của
đơn vị môi giới thì công việc tìm kiếm các mục tiêu tiềm năng trở nên dễ dàng
hơn, hiệu quả hơn và mang tính khách quan hơn. Sau khi tìm kiếm được mục tiêu,
công tác đánh giá mục tiêu tiềm năng cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành
cộng hay thất bại của ngân hàng mục tiêu sau sáp nhập.
Việc khảo sát ngân hàng mục tiêu thương được thực hiện bởi các cộng ty tư
vấn môi giới. Quá trình xem xét mục tiêu tiềm năng có hai vấn đề cốt yếu mà các
ngân hàng cần thẩm định kĩ lưỡng:
+ Một là tình hình tài chính của ngân hàng mục tiêu. từ báo cáo tài chính của ngân
hang mục tiêu, ngân hàng thâu tóm sẽ xây dựng được các chỉ tiêu để đánh giá như
ROA, ROE, P\S, thu nhập của các sản phẩm dịch vụ hay thu nhập tính theo số
lượng khách hàng, thị phần huy động vốn, thị phần cho vay….. Từ đó sẽ đánh giá
được qui mô hoạt động, tình trạng nợ nần, hiệu quả của hoạt động kinh doanh….


Một trong những cở sở quan trọng để thẩm định tình hình tài chính của ngân hàng
là báo cáo kiểm toán. Ngân hàng thâu tòm nên thuê những đơn vị kiểm toán quốc
tế có năng lực trình độ và uy tín lâu năm thì độ tin cậy mới được đảm bảo.
+ Hai là tình trạng pháp lý của ngân hàng mục tiêu. Việc này nhằm mục đích tìm
hiểu về tình trạng pháp lý của các tài sản do ngân hàng nắm giữ, mức độ tuân thủ
pháp luật. hay các vấn đề pháp lý mà ngân hàng mục tiêu đối mặt. Về mặt này cần
thiêt phải có sự tham gia của các văn phòng luật sư có uy tín đẻ giúp cho ngân
hàng thâu tóm hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của ngân
hàng mục tiêu, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng đối với người lao
động, chế độ hoá đơn chứng từ, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư…..
3.1.2 Xây dựng tiêu chí lưa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực tế.
Việc xây dựng tiêu chí để lựa chọn ngân hàng mục tiêu rất cần thiết trong
quá trình thực hiện thương vụ M&A ngân hàng. Mỗi ngân hàng có những đặc
trưng riêng. Vì vậy Ban điều hành ngân hàng thâu tóm phải xác định chiến lược
phát triển dài hạn cho mình, đồng thời tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế vĩ mô,
cùng với chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để điều chỉnh các mục tiêu
phát triển phù hợp hoàn cảnh khách quan. từ chiến lược phát triển dài hạn của
mình, các ngân hàng nên sư dụng phân tích SWOT đánh giá những điểm mạnh
điểm yều cơ hội cũng như những thách thức mà ngân hàng sẽ phải đối đầu trong
tương lai qua đó xem xét tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để thực hiện thâu tóm,
sáp nhập, mua lại
Điểm
Mạnh
Điểm
Yếu
Cơ Hội
Thách
Thức
SWOT
Thông thường, ở các thị trường tài chính ngân hàng phát triển lâu đời như ở

Mỹ, Châu Âu … thì các tiêu chí ngân hàng thường lực chọn là vốn, thị phần, hệ
thống khách hàng, chiến lược sản phẩm, danh mục đầu tư…Tuy nhiên ở thị trường
việt Nam mới phát triển và hội nhập được hơn 10 năm, do vậy các tiêu chí để xây
dựng nhằm lực chọn được các ngân hàng mục tiêu sẽ khác hơn như về mạng lưới
hoạt động, nhân sự, năng lực tài chính, hệ thống khách hàng, sản phẩm hay phân
khúc thị trường…..
+ Về mạng lưới hoạt động
Đối với các ngân hàng lớn thường có mạng lưới hoạt động giao dịch rộng
khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, tuy nhiên ở những vùng nông thôn, miền núi
chỉ có rất ít chi nhánh, điểm giao dịch của các NHTM nhà nước do đó việc phát
triển các dịch vụ tín dụng, cho vay đối với hộ kinh doanh các thể, các cá nhân
không thể bằng so với khu vực thành thị. Đối với các ngân hàng nhỏ chuyển đổi từ
ngân hàng nông thôn thì đa số có mạng lưới giao dịch ở một số các địa phương như
ngân hàng TMCP Việt Nam thương tín thì hoạt động ở tỉnh Sóc Trăng, NHTMCP
Đại Dương trước khi chuyển đổi thành ngân hàng đô thị thì hoạt động chủ yếu ở
tỉnh Hải Hưng(nay la Hải Dương và Hưng Yên), NHTMCP Mỹ xuyên hoạt động
chính ở tỉnh An Giang.. Do vậy các NHTMCP lớn phát triển quá nhanh và mạnh ở
khu vực thành thị nhưng lại có ít hoặc không có thị phần ở khu vục nông thôn thì
mục tiêu nhắm đến là các NHTMCP nhỏ có mạng lưới giao dịch mà NH thâu tóm
chưa thâm nhập được thị trườngtiềm năng này.
+ Về nguồn nhân sự
Trong thời gian gần đây, nguồn nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng
đang trở nên khan hiếm đặc biệt là nguồn nhân sự trung và cao cấp thiếu trầm
trọng vì thế bài toán nguồn nhân lực thực sự là vấn đề nhức nhối của các ngân
hàng. Việc phát triển quá nhanh mạng lưới hoạt động, việc thâm nhập của các ngân
hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng tạo nên nhiều áp lực cạnh
tranh cho các NHTM Việt Nam nói chung và khối NHTMCP Việt Nam nói riêng.
Từ đó các NHTMCP đều xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, phát
triển sản phẩm mới làm cho việc tuyển dụng nhân sự càng trở nên khó khăn hơn
bao giờ hết. Vì nguồn cung nhân lực cho ngành NH-TC còn thiếu và yếu cho nên

để giải quyết bài toán nhân sự các NHTMCP thường ‘câu kéo’người của nhau hoặc
của ngân hàng TM nhà nước, nguồn nhân lực tài chính tăng lên không đáng kể mà
chủ yếu là sự dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, càng tạo nên cục
diện khó khăn hơn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do vậy mục tiêu
nguồn nhân sự có thể được các ngân hàng TMCP lớn tính đến là mục tiêu sáp nhập
khi muốn mở rộng hoạt động hoặc các ngân hàng nhỏ thiếu đội ngũ nhân tài để điều
hành ngân hàng của mình vượt qua cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì con
đường sáp nhập lại với nhau sẽ được cân nhắc đến.
+ Về năng lực tài chính
Đối với các ngân hàng việt Nam tiêu chí này rất quan trọng. Do áp lực về
việc tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định theo nghị định
141/2006/N Đ-CP thì từ năm 2008 đến năm 2010 các ngân hàng TMCP Việt Nam
đều phải tăng vốn lên rất nhiều lần so với số vốn hiện tại chẳng hạn như nhóm 27
ngân hàng nhỏ như Mỹ Xuyên, Đại Á, Bắc Á, Nam Á, Phương Nam, Kiên Long,
Gia Định…. tuy nhiên do cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng từ Mỹ lan rộng ra
toàn cầu, nhiều ngân hàng nước ngoài phải nhờ sự can thiệp của chính Phủ các
nước, thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng và TTCK Việt Nam cũng không
thể tránh khỏi xu hướng chung. Việc các ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu nhằm
tăng vốn trong thời gian tới tiếp tục khó khăn. Bởi vì bản thân các ngân hàng này
cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, hiệu quả kinh doanh giảm từ đó làm
giảm sức hấp dẫn với nhà đầu tư. Hơn nữa khi chính các ngân hàng lớn nước ngoài
còn phải chống đỡ trước cơn bão khủng hoảng nên để tham gia với vai trò là nhà
đầu tư chiến lược sẽ khó có tính khả thi. Mặt khác khi nhìn vào thực tế tình trạng
hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam cho thấy tuy phát triển nhanh trong
khoảng 5 năm trở lại đây song các ngân hàng chưa đủ mạnh năng lực quản lý còn
nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng yếu, sản phẩm, dịch vụ nghèo, chất lượng lại không
cao trong khi thiếu sự liên kết và chịu sự cạnh tranh gay gắt của khối ngân hàng
nước ngoài. Do vậy đây chính là điều kiện để cho các ngân hàng lớn thâu tóm và
sáp nhập các ngân hàng nhỏ, đồng thời cũng là cơ hội cho các ngân hàng nhỏ nên
tìm đến với ngân hàng lớn trước khi gánh chịu tổn thất cừ cuộc khủng hoảng mang

lại nhiều hơn là tự nguyện bị sáp nhập. Còn đối với ngân hàng cỡ trung bình thì áp
dụng tiêu chí này để thực hiện thương vụ M&A sẽ tạo nên ngân hàng lớn hơn, làm
tăng khă năng cạnh tranh trên thị trường tài chính việt Nam trước nguy cơ bị ngân
hàng nước ngoài giành giật thị phần.
+ Về hệ thống khách hàng
Các ngân hàng lớn tại Việt Nam chuyên cho vay những Tập Đoàn, Tổng
công ty, các doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường do vậy thị phần cho vay đối
với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất thấp. Theo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay,
khoảng 95% là nhỏ và vừa. Đây chính là phân khúc thị trường đầy tiềm năng trong
tương lai đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy các ngân hàng lớn
thường tìm kiếm các ngân hàng nhỏ có năng lực về cho vay cá nhân để khai thác
hết tiềm năng trên thị trường này. Vậy nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như
hiện nay, các ngân hàng TMCP nên lựa chọn mục tiêu là hệ thống khách hàng để
thực hiên hoạt động thâu tóm sáp nhập của mình
3.1.3 Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý.
Việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng sau sáp nhập rất quan
trọng để đàm phán giá mua. Hệ thống khách hàng của ngân hàng mục tiêu có thể
sẽ không đảm bảo tính ổn định lâu dài, chất lượng đội ngũ nhân sự của ngân hàng
có thể sẽ không phù hợp với nhu cầu phát triển…Do vậy khi đánh giá giá trị tương
lai của ngân hàng sau sáp nhập phải đảm bảo loại trừ hết các yếu tố rủi ro và có
phòng ngừa đến sự thay đổi do điều kiện hoàn cảnh khách quan và chủ quan.
Xác định giá thâu tóm một cách hợp lý tức là vừa đủ thuyết phục được các
cổ đông của ngân hàng mục tiêu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngân
hàng thực hiện thâu tóm, là điều rất khó khăn so hệ thống tài chính –ngân hàng
Việt Nam còn chịu nhiều tác động của các chính sách vĩ mô mang tính hành chính
cao. Tuy nhiên để đảm bảo đưa ra giá mua một cách hợp lý cho các cổ đông của
ngân hàng sáp nhập thì việc hoạch định và lượng hoá hết tất cả các yếu tố rủi ro
trong điều hành ngân hàng mới là rất quan trọng song chi phí lớn và tốn kém thời
gian. Do vậy, sử dụng các sản phẩm tư vấn của các tổ chức tài chính, môi giới, tư

vấn là giải pháp khá an toàn và tiết kiệm trong việc đưa ra giá thâu tóm một cách
hợp lý.
Có ba phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trong thương vụ
M&A
+ Định giá theo phương pháp giá trị tài sản thuần
Theo phương pháp này, giá trị của ngân hàng mục tiêu tính bằng tổng giá trị
thị trường của số tài sản mà nó nắm giữ.
- Căn cứ xác định
• Số liệu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị
• Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản tại thời điểm xác định giá
• Giá thị trường của các tài sản tại thời điểm tổ chức định giá
- Phương pháp xác định
Công thức tính giá trị :V
0
=V
t
-V
n
. Trong đó:
• V
0
giá trị tài sản thuần thuộc về ngân hàng
• V
t
tổng giá trị tài sản mà ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh
• V
n
giá trị các khoản nợ
- Ưu điểm: Đây là cách tính đơn giản, dễ làm
- Nhược điểm:

Phương pháp này bỏ qua rất nhiều giá trị của ngân hàng. Ngoài những tài
sản hữu hình thì ngân hàng còn có những tái sản vô hình góp phần tạo ra lợi nhuận
của ngân hàng như nhân lực, thương hiệu, uy tín đối với khách hàng…chính vì thế
mà phương pháp này chỉ có giá trị tham khảo đối với các nhà phân tích tài chính
+ Định giá ngân hàng theo phương pháp tỷ số.
Phương pháp giá trị tài sản thuần đòi hỏi nhà đầu tư phải có thể nắm giữ
được những thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp trên lại bỏ
lỡ khá nhiều giá trị tiềm năng của ngân hàng mục tiêu. Phương pháp tỷ số đánh giá
là phương pháp đơn giản có thể giúp nhà đầu tư xác định giá một cách tương đối
hiệu quả.
Một số tỷ số thường được sử dụng
- Tỷ số P/E(price/earning per share)
Tỷ số này là tỷ số được sử dụng nhiều nhất. P/E được tính bằng cách chia thị
giá của cổ phiếu cho EPS- thu nhập trên một cổ phiếu. Tỷ số này hàm ý rằng các
nhà đầu tư sẵn sang trả bao nhiêu cho một đồng lợi nhuận là ra của ngân hàng.
P/E=giá trị thị trường/thu nhập của một cổ phiếu.
Trong đó thu nhập của một cổ phiếu EPS=(lợi nhuận sau thuế-cổ tức của cổ
phiếu ưu đãi)/số cổ phiếu đang lưu hành trung bình trong kì
Về cách xác định P/E, P/E được xác định dựa trên nhiều cách khác nhau. P/E
hiện tại (Current P/E ratio) được tính toán bằng cách chia giá hiện tại của cổ phiếu
cho EPS năm gần nhất.
• P/E=thị giá/EPS năm gần nhất
P/E kì vọng là tỷ số giữa thị giá hiện tại của cổ phiếu và EPS kì vọng
• P/E=thị giá/EPS năm tới
P/E điều chỉnh là tỷ số giữa thị giá của cổ phiếu và EPS 4 quí gần nhất.
• P/E=thị giá /EPS 4 quí trước
- Tỷ số P/BV (price/ book value)
P/BV là tỷ số giá trên giá trị sổ sách. Giá trị sổ sách được hiểu là giá trị sổ
sách của vốn cổ phần
Chỉ số P/BV có thể được sư dụng trong trường hợp lợi nhuận hay dòng tiền

của ngân hàng âm. Ngân hàng thâu tóm có thể sử dụng chỉ số này để so sánh giữa
các mục tiêu với nhau hoặc so sánh với chỉ số trung bình ngành để xác định xem
ngân hàng nào được định giá cao, hay thấp hơn giá trị. Thông thường thì khi chỉ số
P/BV càng thấp thì ngân hàng đó càng đáng được đầu tư.
- Tỷ số P/S
P/S =giá thị trường/doanh thu
Tỷ số này được đề cập đến như một công cụ định giá từ những năm 1950
bởi Philip Fisher. P/S có thể sử dụng đối với các cổ phiếu tăng trưởng
• Cách sử dụng
Việc sử dụng các chỉ số này khá đơn giản., các dữ liệu đầu vào thường có
sẵn. Tuy nhiên, khi sử dụng các tỷ số này cần phải lưu ý một số điểm:
 Các tỷ số nên được so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành ngân hàng làm tham
chiếu. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu tham chiếu sẽ không phản ánh chính xác
được giá trị thực của ngân hàng mục tiêu do việc tính toán chỉ tiêu trung bình
ngành là dựa trên số liệu bình quân của toàn ngành, trong khi mỗi ngân hàng có
đặc trưng riêng với những tiềm năng riêng có. Để khác phục nhươc điểm này ta có
thể tham chiếu chỉ tiêu của ngân hàng có cùng qui mô về vốn, mạng lưới hoạt động
với ngân hàng mục tiêu hoặc các ngân hàng trong khu vực có trình độ phát triển
tương đương như các nước ở khu vực Đông Nam Á. Nhưng khi lựa chọn ngân
hàng để so sánh, ta cần lưu ý đến sự khác nhau về dòng tiền, rủi ro, và khả năng
tăng trưởng. Bởi vì những biến này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỷ số. Khi so
sánh giữa các ngân hàng mục tiêu, cần tìm hiểu xem sự khác biệt đó có phải do
những nguyên nhân kể trên không. Từ đó chúng ta mới có thể kết luân được ngân
hàng nào đang bị định giá thấp hay định giá cao.
 Chúng ta có thể so sánh các tỷ số đánh giá tại thời điểm hiện tại với quá khứ để xác
định cổ phiếu của ngân hàng nào đang bị đánh giá thấp dưới giá trị hay không?
+ Phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu
Mô hình định giá bằng phương pháp DCF dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất là
ước tính giá trị hiện tại của tất cả các luồng thu nhập tự do mà ngân hàng sẽ thu
được trong tương lai và qui chúng về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu các

luồng thu nhập này theo một mức lãi suất chiết khấu thích hợp với mức độ rủi ro
của ngân hàng đó. Thực hiện phương pháp này trên thực tế, người ta thực hiên
bằng cách chỉ xác định giá trị cụ thể của luồng thu nhập trong một giai đoạn nhất
định bắt đầu từ thời điểm định giá(thông thường giai đoạn này thấp nhất là 5 năm).
Sau giai đoạn trên, luồng thu nhập được định giá và giả định là ổn định hoặc tăng
đều theo một tỷ lệ nhất định.
Với cách phân chia luồng thu nhập của ngân hàng theo hai giai đoạn ta có
thể dễ dàng tính toán được giá trị hiện tại của chúng bằng phép tính toán học theo
nguyên tắc
Giả sử các luồng thu nhập xác định được ở giai đoạn (n năm) là FCF1….
FCFn và lãi suất chiết khấu là r thì tổng giá trị luồng thu nhập của giai đoạn này là:
1
1
2
0
2
...
(1 ) (1 ) (1 )
n
n
FCF
FCF
FCF
PV
r r r
= + + +
+ + +
Giả sử ta xác định được tính từ năm (n+1) trở đi, giá trị các luồng thu nhập
trên tăng đều theo tốc độ g thì tổng giá trị các luồn thu nhập giai đoạn hai bằng:
2

1
(1 )
( ) ( )
n n
n
FCF FCF g
PV
r g r g
+
+
= =
− −
Giá trị trên quy chế hiện tại bằng
2
2
0
(1 )
(1 ) (1 )(1 )
n n
n n
PV FCF g
PV
r g r
+
= =
+ − +
Cuối cùng, giá trị luồng thu nhập tự do của toàn bộ công ty là tổng giá trị
của cả hai giai đoạn trên:
V =
1 2

0 0
PV PV+
Tuy nhiên, để xác định được giá cổ phiếu thì ta còn phải tiến haàn thêm một
bước xác định luồng thu nhập thuộc vốn nợ. Việc xác định giá trị luồng thu nhập
này cũng phải tiến hành theo nguyên tắc trên, song đơn giản hơn nhiều. Vì vốn nợ
thường là có thời hạn nên ta có thể xác định được tất cả các luồng thu nhập thuộc
vốn nợ, chiết khấu chúng theo lãi suất chiết khấu vốn nợ để tìm ra giá trị hiện tại
của luồng thu nhập. Giá trị luồng thu nhập thuộc vốn cổ phần được xác định như
sau:
V
c
= V - V
d
Trong đó:
V: Giá trị của luồng thu nhập công ty
V
e
: Giá trị luồng thu nhập vốn cổ phần
V
d
: Giá trị luồng thu nhập vốn nợ
Giá của mỗi cổ phiếu =
Như vậy, trong phương pháp DCF có 2 thông số cơ bản nhất cần được xác
định, đó là:
(1): Luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai
(2): Mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó
Dòng tiền ước tính được tính bằng Lợi nhuận sau thuế+Khấu hao tài sản
cố định-Chi phí đầu tư tài sản cố định+Thay đổi vốn lưu động
Dòng tiền ước tính được chiết khấu về hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu bằng chi
phí sử dụng vốn bình quân của ngân hàng WACC

 Khả năng ứng dụng và những hạn chế của việc định giá theo dòng tiền chiết khấu.
Phương pháp này hạn chế ở chỗ cách tính WACC dòng tiền ước tính của
ngân hàng mục tiêu phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người tính. Nếu
khảo sát ngân hàng không kĩ, không lượng hoá hết các tác động của môi trường
khách quan đến hoạt động của các ngân hàng thì dòng tiền ước tính sẽ không phản
ánh chính xác một cách tương đối giá trị thực của các ngân hàng mục tiêu. Mặt
khác phương pháp này còn gặp khó khăn trong một số trường hợp sau cần phải có
sự điều chỉnh
- Khi ngân hàng mục tiêu đang gặp trục trặc. Khi một ngân hàng đối mặt với thu
nhập và dòng tiền âm và dự kiến sẽ còn tổn thất trong tương lai thì phương pháp
này không thực hiện tốt bởi khi ngân hàng đó có nguy cơ phá sản rất cao nên việc
dự báo dòng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn
- Các ngân hàng hoạt động theo chu kì kinh doanh:Thu nhập và dòng tiền của các
ngân hàng hoạt động theo chu kì kinh doanh có khuynh hướng đi theo sự vận động
của nền kinh tế, tăng trưởng trong thời kì kinh tế bùng nổ va giảm sút trong thời kì
suy thoái. Nếu phương pháp này được áp dụng thì dòng tiền dự kiến sẽ được làm
nhẵn, trừ khi chung ta có thể làm được một việc khó khăn hơn đó là dự báo về thời
điểm và những khoảng thời gian nền kinh tế khủng hoảng và phục hồi. Trong
những lần khủng hoảng sâu của nền kinh tế, nhiều ngân hàng chu kì có vẻ giống
như những ngân hàng đang gặp khó khăn với thu nhập và dòng tiền âm. Do vậy
việc định giá có thể gặp sai lầm
- Các ngân hàng đang trong quá trình tái cấu trúc:Một ngân hàng đang trong quá
trình tái cấu trúc thường bán đi một số tái sản, mua lại tái sản khác, thay đổi cấu
trúc vốn hay chính sách cổ tức. Mỗi sự thay đổi làm cho việc dự báo dòng tiền
tương lai trở nên khó khăn hơn và tác động đến mức đọ rủi ro của ngân hàng. Sử
dụng các dữ liệu lịch sử cho ngân hàng này có thể dẫn đến những nhầm lẫn về giá
trị của ngân hàng đó. Tuy nhiên việc định giá vẫn có thể có kết quả tốt nếu như
dòng tiền trong tương lai phản ánh những tác động mong đợi của những sự thay
đổi này và tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh để phản ánh các hoạt động kinh doanh mới
và rủi ro tài chính của ngân hàng trong tương lai.

• Kết luận :Định giá không phải là một vấn đề gì đó qua bí hiểm. Các ngân hàng
thường sai lầm khi nghĩ rằng các giá trị của các phương pháp toán học tính ra là
một con số duy nhất cho giá trị của các ngân hàng thương mại. Trên thực tế giá trị
của một ngân hàng là giá được thoả thuận giữa các bên và giá chỉ có thể nhận ra
sau khi hai bên tiến hành thoả thuận. Cho nên sẽ không tốt lắm nếu như một trong
hai bên cố gắng định giá trước cho thương vụ sáp nhập. Cho nên các ngân hàng
TMCP khi định giá nên chú ý ba điều:
- Lựa chon phương pháp định giá thích hợp
Kinh nghiêm các thương vụ M&A thế giới cho thấy dòng tiền chứ không
phải thu nhập theo kế toán quyết định giá trị. Phương phương pháp thu nhập ngân
hàng mục tiêu dựa nhiều trên thu nhập trên kế toán do đó các con số này hầu hết
không có ý nghĩa lắm
Chỉ thu nhập trong năm tới năm nay, năm trước có ý nghĩa. Chỉ mình hệ số
P/E chưa nói lên hêt toàn bộ chu trình kinh doanh. Do đó một ngân hàng có thể
làm ăn tồi trong năm nay, có thể làm ăn hiệu quả nổi bật trong năm kế tiếp.

×