Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí tại Thư viện Tỉnh Thanh hóa: thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa và ngoài khoa Thông tin
– Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã giảng dạy và
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp những kiến thức khoa học, những kĩ năng
cơ bản trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị
Trang Nhung đã tận tình hướng dẫn, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường cũng như trong quá trình thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới GĐ Thư viện Tỉnh Thanh Hóa và các
Cán bộ Thư viện Tỉnh Thanh Hóa, đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trong quá
trình tìm hiểu cà khảo sát thực tế tại Trung tâm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song điều kiện
thời gian và khả năng có hạn nên Khóa luận chắc không tránh khởi những
thiếu sót. Vì vậy rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn cùng
chuyên ngành để được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Hải Yến

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
1



Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBTV

Cán bộ thư viện

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐKCB

Đăng kí cá biệt

GS


Giáo sư

KHXH

Khoa học xã hội

KHTH

Khoa học tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

TVTH

Thư viện Thanh Hóa

TS

Tiến sỹ

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
2


Khóa luận tốt nghiệp:


Vũ Thị Hải Yến

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
5. Đóng góp thực tiễn của đề tài ...........................................................................3
6. Cấu trúc của khóa luận .....................................................................................3
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA VÀ CÔNG TÁC
ĐỊA CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA ......................... 4
1.1. Khái quát về Thƣ viện Tỉnh Thanh Hóa ......................................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thư viện Tỉnh Thanh Hóa ............4
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Thanh Hóa ................................5
1.1.2.1. Chức năng ...........................................................................................5
1.1.2.2. Nhiệm vụ .............................................................................................5
1.1.3.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện tỉnh Thanh Hóa ..........6
1.1.4. Nguồn lực thông tin của Thư viện tỉnh Thanh Hóa ...............................7
1.2. Một số tác động về điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Thanh Hóa tới công
tác địa chí................................................................................................................8
1.3. Vai trò của công tác địa chí trong hoạt động Thƣ viện tỉnh Thanh Hóa 10
1.3.1. Những vấn đề chung về Công tác địa chí ..............................................10
1.3.2. Vai trò của công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí trong
hoạt động Thư viện Tỉnh Thanh Hóa..............................................................12
CHƢƠNG 2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHO TÀI LIỆU ĐỊA
CHÍ TẠI THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA .................................................................... 15
2.1. Nguồn tƣ liệu địa chí ....................................................................................15
2.2. Đối tƣợng sử dụng tài liệu địa chí ...............................................................18

2.3. Hoạt động của công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí ..............20
2.3.1. Tiêu chí lựa chọn tài liệu .......................................................................21
2.3.2. Công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí ............................................23
2.3.3. Xử lý tài liệu địa chí ................................................................................27

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
3


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

2.3.4. Tổ chức, sắp xếp kho tài liệu địa chí .....................................................32
2.3.5. Biện pháp bảo quản kho tài liệu địa chí ................................................34
2.3.6. Tổ chức bộ máy tra cứu ..........................................................................35
2.3.6.1. Xây dựng hệ thống mục lục và hộp phích địa chí .............................36
2.3.6.2. Kho tài liệu tra cứu địa chí ...............................................................43
2.3.6.3.Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chí ..........................................................44
2.3.7. Phục vụ thông tin địa chí .......................................................................45
2.3.7.1. Phục vụ đọc tại chỗ tài liệu địa chí...................................................45
2.3.7.2. Phục vụ thông tin - thư mục địa chí ..................................................46
2.3.7.3. Các hình thức tuyền truyền, giới thiệu tài liệu địa chí .....................50
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ TẠI TỈNH THANH HÓA.......................................................... 53
3.1. Nhận xét, đánh giá ........................................................................................53
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................53
3.1.2. Nhược điểm .............................................................................................54

3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác địa chí tại thƣ viện tỉnh Thanh Hóa ...... 55
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập, bổ sung tài liệu địa chí .............56
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin địa chí ........................................57
3.2.3. Tăng cường Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác địa chí ....57
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực .........................................................................59
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí .................................59
3.2.6. Phối hợp trong việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu địa chí ...............60
3.2.7. Tăng cường hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin ................................60
3.2.8. Tiến hành số hóa và dịch thuật tư liệu địa chí Hán Nôm trong kho tài
liệu địa chí .........................................................................................................61
3.2.9. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí .............................61
3.2.10. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí ...........................61
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 64

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
4


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu vùng, địa phương đã trở thành mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới hiện nay. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Việt Nam, mỗi vùng, địa phương giữ một vị trí chiến lược kinh tế, văn hóa xã

hội và an ninh quốc phòng. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và mở
rộng giao lưu với các nước trên thế giới; tiếp thu những giá trị tinh hoa văn
hóa tốt đẹp của nhân loại. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc những
giá trị phù hợp với văn hóa và truyền thống của dân tộc mình. Để làm được
điều này, đòi hỏi các vùng, miền, địa phương cần bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa riêng của mình. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho các Thư viện Tỉnh, Thành
phố trong cả nước. Bởi Thư viện Tỉnh, Thành phố là trung tâm văn hóa của
một vùng, là nơi tàng trữ, thu thập và phục vụ thông tin cho nhân dân; góp
phần nâng cao trình độ dân trí; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước; góp
phần phát triển văn hóa – kinh tế - xã hội. Công tác địa chí có nhiệm vụ cung
cấp đầy đủ thông tin để giải quyết những công việc đó.Có thể khẳng định rằng
công tác địa chí là một hoạt động đặc trưng, tiêu biểu của thư viện tỉnh, thành
phố, thể hiện sự khác biệt của nó với các loại hình thư viện khác.
Nếu không có công tác địa chí thì mọi công tác tổ chức của thư viện sẽ
không hoàn chỉnh. Gần đây, ngày càng có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về một địa phương nhất định (toàn diện, hoặc từng mặt), những hoạt động
đó rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu, khai thác và phát huy tiềm năng nhiều
mặt của địa phương. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng tài liệu địa chí
về địa phương đã chứng minh vai trò: công tác địa chí trong hoạt động của
thư viện là cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.
Thanh Hóa là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống lịch
sử, văn hóa lâu đời nên việc thực hiện tốt công tác địa chí sẽ góp phần bảo tồn
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
1


Khóa luận tốt nghiệp:


Vũ Thị Hải Yến

và phát huy các giá trị văn hóa, tiềm lực kinh tế - chính trị của địa phương. Đó
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thư viện Tỉnh. Nhận thấy tầm
quan trọng của công tác địa chí trong Thư viện, Thư viện Tỉnh Thanh Hóa từ
lâu đã xây dựng và quan tâm phát triển kho tài liệu địa chí, coi công tác địa
chí là hoạt đông cơ bản của thư viện.
Nghiên cứu về mảng công tác địa chí ở Thư viện Tỉnh, thành phố tuy
không còn mới mẻ nhưng vẫn mang tính thời sự và được nhiều người quan
tâm. Xuất phát từ những lý do nêu trên, thông qua quá trình khảo sát thực tiễn
về kho tài liệu địa chí tại TVTH, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xây dựng và
phát triển kho tài liệu địa chí tại Thư viện Tỉnh Thanh hóa: thực trạng và
giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Khóa luận dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa nói chung và về công tác
thông tin – thư viện nói riêng.
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế tại Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp thống kê.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu: Kho tài liệu địa chí Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
* Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu
địa chí tại Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện


Trường: ĐHKHXH&NV
2


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu
địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác địa chí tại thư viện tỉnh
Thanh Hóa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giới thiệu khái quát về TVTH.
- Làm sáng tỏ vai trò của công tác địa chí trong hoạt động của TVTH.
- Nghiên cứu công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí tại
TVTH.
- Đưa ra được ưu điểm, nhược điểm và giải pháp để nâng cao công tác
địa chí tại TVTH.
5. Đóng góp thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác xây dựng và phát triện kho tài liệu địa chí TVTH.
- Khóa luận đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng của công tác
địa chí tại TVTH.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 phần:
Chƣơng 1: Khái quát về Thư viện Tỉnh Thanh Hóa và Công tác địa chí

trong hoạt động thông tin thư viện Tỉnh Thanh Hóa.
Chƣơng 2: Công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí tại Thư
viện Tỉnh Thanh Hóa.
Chƣơng 3: Nhận xét, đánh giá và một số giải pháp nâng cao công tác
địa chí tại Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
3


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA
VÀ CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG
THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA

1.1. Khái quát về Thƣ viện Tỉnh Thanh Hóa
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Thư viện Tỉnh Thanh Hóa
Năm 1956, sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc đang trong thời kỳ khôi
phục, cải tạo và phát triển kinh tế thì Thư viện tỉnh Thanh Hóa được thành lập
05/03/1956. Ban đầu, với 3000 bản sách, 3 cán bộ chuyên trách, trụ sở chưa
có được xếp chung với phòng thể dục thể thao thị xã Thanh Hóa, đóng cạnh
Hồ máy đèn (cửa hàng tổng hợp bờ hồ ngày nay). Các hoạt động tuyên
truyền, giới thiệu sách báo bắt đầu được triển khai, thu hút được số lượng bạn
đọc tham gia khá đông.
Năm 1960, Tỉnh ủy Thanh Hóa ra chỉ thị 41/TU nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động của Thư viện và vận động phong trào sách báo trong toàn
tỉnh. Thực hiện mục tiêu trên, Thư viện đã phát động phong trào tìm hiểu về
sách báo và tổ chức xây dựng thư viện kết nghĩa Thanh Hóa – Quảng Nam.
Đến năm 1964, kho sách của Thư viện đã lên tới 50.000 bản, thu hút nhiều
bạn đọc đến với Thư viện. Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo
được đẩy mạnh, không khí hoạt động ở Thư viện sôi nổi, mạnh mẽ.
Năm 1970, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 178/CP công
tác Thư viện. Theo đó năm 1971, Ủy ban hành chính Tỉnh Thanh Hóa ra
Quyết định chuyển Thư viện Thanh Hóa từ “Thư viện đại chúng” lên “Thư
viện Khoa học Tổng hợp”. Vì vậy, Thư viện đã tiến hành bổ sung kho sách và
tăng cường thêm phòng địa chí, nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh. Đồng thời, mở các lớp đào tạo trung cấp nghiệp vụ Thư viện để
cung cấp cán bộ chuyên môn.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
4


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 21/01/1976, Thường vụ
Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Nghị quyết 01/TU về việc phát triển sự nghiệp
văn hóa – văn nghệ trong giai đoạn mới. Biến Nghị quyết thành hiện thực,
Thư viện KHTH Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với phòng văn hóa quần chúng
(Ty văn hóa), phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng với các cấp, các ngành, dấy
lên phong trào đọc sách báo và xây dựng Thư viện xã.

Trong những năm 1990, cùng với cả nước chuyển đổi cơ chế mới, Thư
viện Thanh Hóa đã chú trọng phát triển các hoạt động tuyên truyền phổ biến
như triển lãm, tổ chức đêm thơ…nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát triển mới.
Từ năm 1996 đến nay, thư viện đã có 23 vạn bản sách, có trụ sở chính tại số 5
– Hàm Đồng – Thành phố Thanh Hóa, với cơ sở vật chất khang trang, ổn định
về tổ chức và hoạt động. Năm 1996, Thư viện KHTH Thanh Hóa vinh dự
được Chủ tịch nước Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng Ba.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Thanh Hóa
1.1.2.1. Chức năng
Thư viện Thanh Hóa là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch Tỉnh có chức năng tàng trữ, thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử
dụng các tài liệu xuất bản tại Tỉnh và nói về Tỉnh.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức phục vụ bạn đọc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc
sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về
nhà hoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy Thư viện.
- Tuyên truyền giới thiệu tài liệu bằng các hình thức thông tin – thư mục
và hướng dẫn tra cứu, phát huy triệt để nội dung vốn sách báo phục vụ các
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của địa phương.
- Phục vụ một cách cụ thể và kịp thời những tổ chức nghiên cứu hay sản
xuất, tích cực đưa sách báo đến phục vụ kinh tế mới.
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
5


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến


- Là trung tâm tàng trữ sách báo của địa phương, Thư viện Tỉnh có
nhiệm vụ: thu thập và tàng trữ các loại sách báo, tài liệu đáp ứng yêu cầu của
địa phương về các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, sự nghiệp giáo dục và phục vụ
lãnh đạo.
- Bổ sung các sách báo, tài liệu có liên quan đến ngành kinh tế, đến đặc
điểm và yêu cầu của địa phương.
- Thu thập đầy đủ và tàng trữ lâu dài các loại tài liệu địa chí bao gồm các
loại tài liệu in, viết tay, các tài liệu Hán Nôm có liên quan đến địa phương.
- Bổ sung có chọn lọc những sách báo của nước ngoài có nội dung phù
hợp với địa phương, đặc biệt là những sách báo về khoa học kỹ thuật, tài liệu
về nông – lâm – ngư nghiệp.
1.1.3.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Thư viện tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, Thư viện có tổng số 26 cán bộ, có 24 biên chế chính thức, 2
hợp đồng. Trong đó:
- Trình độ cán bộ: 100% cán bộ có trình độ Đại học (trong đó tốt nghiệp
Đại học 12 người, các Đại học khác 14 người)
- Trình độ ngoại ngữ: 30% biết sử dụng tiếng Pháp, 45% biết sử dụng
tiếng Nga, 65% biết sử dụng tiếng Anh.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
6


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến


Sơ đồ cơ cấu tổ chức thư viện tỉnh Thanh Hóa
BAN GIÁM ĐỐC

Bộ phận nghiệp vụ

Bộ phận hành chính

Bộ phận phục vụ

- Bổ sung biên mục

- Kế toán – tài vụ

- Phòng đọc tại chỗ

- Xử lý kỹ thuật

- Kho quỹ

- Phòng mượn về nhà

- Công tác địa chí

- Hành chính

- Phòng đọc báo, tạp chí

- Tuyên truyền

- Tạp vụ


- Phòng đọc tài liệu địa chí

- Phong trào cơ sở

- Phòng đọc thiếu nhi

- Phòng máy

- Phòng tra cứu ngoại văn

-

1.1.4. Nguồn lực thông tin của Thư viện tỉnh Thanh Hóa
Từ vốn sách ít ỏi khi mới thành lập, cho tới nay Thư viện Tỉnh Thanh

Hóa có 335.000 bản sách, 270 loại báo và tạp chí. Cơ cấu vốn tài liệu trong
thư viện hết sức phong phú với nhiều môn loại khoa học và các loại hình ngôn
ngữ như: Việt văn, Nga văn, Pháp văn, Anh văn, Hán Nôm…Vốn tài liệu tại
thư viện không chỉ đơn thuần là sách, báo, tạp chí mà còn là các sản phẩm
công nghệ thông tin như băng từ, đĩa từ, đĩa CD – ROM, Microfilm, đĩa
quang…
- Sách tiếng Việt: có khoảng 19 vạn bản với khoảng 42. 857 tên sách.
Được phân chia thành các môn loại sau: Xã hội chính trị (8571 tên sách);
Ngoại ngữ (943 tên sách); Khoa học tự nhiên (4285 tên sách); Khoa học kỹ
thuật (3857 tên sách); Y học (900 tên sách); Nông nghiệp (686 tên sách);
Khoa học xã hội (6514 tên sách); Địa chí (473 tên sách); Tác phẩm văn học
(12857 tên sách); Thiếu nhi (3771 tên sách).

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện


Trường: ĐHKHXH&NV
7


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

- Sách nƣớc ngoài: có khoảng 3000 cuốn, trong đó chủ yếu là tiếng
Anh (600 cuốn), tiếng Nga (300 cuốn), tiếng Pháp (300 cuốn).
- Tài liệu địa chí: có khoảng 6.600 cuốn sách.
- Báo, tạp chí: có hơn 200 loại báo, tạp chí. Trong đó, có khoảng 60
loại báo và 145 loại tạp chí.
- Tài liệu điện tử: trên 200 ấn phẩm điện tử, gần 40.000 CSDL được
cập nhật trên máy tính; 300 đĩa CD và các phần mềm hỗ trợ học tập, sách điện
tử.
1.2.

Một số tác động về điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Thanh

Hóa tới công tác địa chí
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Thanh
Hóa có tổng diện tích 11.168km2 và thềm lục địa 18000km2. Phía Bắc giáp
Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp Nghệ An , phía Tây giáp Lào,
Phía Đông giáp Biển Đông. Thanh Hóa có đường Quốc lộ 1A dài 92km,
đường sắt Bắc Nam dài 95km, có cảng Lễ Môn, cảng Nghi Sơn [6, tr.2].
Thanh Hóa có các tài nguyên sau:
 Tài nguyên đất: 1.116.800ha, trong đó đất nông nghiệp 236.740ha,
đất lâm nghiệp 375.439ha, đất chuyên dùng 55.304, đất ở 19.543ha, đất chưa

sử dụng 42.984ha. Trong đó, 60% đất thuận lợi trong lương thực [ 6, tr.4].
 Tài nguyên rừng: 405.700ha chiếm 36% tổng diện tích. Trong đó
rừng tự nhiên 322.000 ha chiếm 28%, rừng trồng 83.700ha chiếm 7%. Rừng ở
đây mang nhiều nét thảm thực vật, tổng trữ lượng gỗ 15,1 triệu m3; luồng 173
triệu cây; tre, nứa vầu 21.300 triệu cây. Rừng còn đang ở dạng tiềm năng
chưa được khai thác, sử dụng hợp lý [ 6, tr.7].
 Tài nguyên thủy sản: Vùng biển có diện tích khoảng 17.000km2
bằng 1,5 lần đất nổi của Thanh Hóa. Biển có nhiều bãi cá chứa tiềm năng về
khai thác. Tổng trữ lượng khai thác hải sản 100 tấn/ năm, khả năng khai thác
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
8


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

40 tấn/ năm. Ngoài ra, trữ lượng tôm biển lớn khoảng 2000 với khả năng khai
thác 1200 tấn/ năm. Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 9.593ha. Có
tổng diện tích đồng muối 344ha [6, tr.11].
 Tài nguyên khoáng sản: Phong phú và đa dạng gồm: quặng mỏ
cromit, sét cao lanh, quặng Canxi, đá ốp lát, đá quý. Tuy nhiên, công tác tìm
kiếm thăm dò chưa được nghiên cứu khai thác nên chưa thể đánh giá được
đầy đủ tiềm năng khoáng sản [6, tr.15].
 Về nhân lực: Thanh Hóa có số dân 3.467.609 người trong đó số
người ở độ tuổi lao động là: 1.652.000 người. Trình độ Đại học, Cao đẳng
chiếm 1,67%, thiếu trình độ công nhân kỹ thuật [Ủy ban dân tộc, 2010].
 Về nhân văn: Thanh Hóa là một trong những cái nôi của dân tộc

Việt Nam. Nơi đầu tiên của người Việt cổ - chứa nhiều di tích là của người
tiền sử như núi Đọ ( Thiệu Hóa), các công cụ đồ đá ở Quan Yên ( Yên Định),
Đa Bút (Vĩnh Lộc)…và nhiều di tích lịch sử như Lam Kinh, Thành nhà Hồ,
Đền Bà Triệu…Tỉnh Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều triều đại phong
kiến, nhiều bậc đế vương, anh hùng hào kiệt, danh nho võ tướng, nhân lực dồi
dào của cuộc kháng chiến, quê hương Thanh Hóa sản sinh ra nhiều anh hùng
dân tộc như: Lê Lợi, Lê Hoàn, Triệu Thị Trinh…những nhà văn hóa lớn: Đào
Duy Từ, Lê Văn Hưu…[6, tr.53]. Đồng thời nơi đây cũng đã sáng tạo ra một
kho tàng văn hóa dân gian giàu có, những tác phẩm nghệ thuật bám sâu trong
cuộc sống người lao động và đấu tranh của nhân dân…Những dấu ấn ấy ngày
nay xứng đáng đứng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.
Với điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, địa lý, kinh tế, lịch sử, văn hóa
cũng như con người Thanh Hóa đây chính là nguồn tư liệu địa chí quý báu
cần được thu thập, bảo quản, lưu giữ để phục vụ cho nghiên cứu, tìm hiểu,
nâng cao sự hiểu biết của về địa phương, thúc đẩu cho sự phát triển của địa
phương.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
9


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

1.3. Vai trò của công tác địa chí trong hoạt động Thƣ viện tỉnh
Thanh Hóa
1.3.1. Những vấn đề chung về Công tác địa chí

 Khái niệm Địa chí – địa phƣơng:
Khái niệm địa chí với nội dung và ý nghĩa khoa học của nó, được các
cuốn từ điển, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giải thích như sau:
Theo “Từ điển Từ nguyên” do Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc)
xuất bản năm 1914 thì địa chí là sách ghi chép về địa dư bao gồm hình thể,
núi sông, phong tục, sản vật của một vùng đất.
Theo “Giản yếu Hán Việt từ điển”, GS. Đào Duy Anh, quan niệm:
“địa” là đất, một khu vực trên mặt đất, miền, nơi chốn, địa phương. “Chí” là
ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật, ghi chép. “ Địa chí là sách
biên chép dân phong, sản vật, địa thế các địa phương”.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì địa chí là sách ghi chép, biên
soạn về địa dư, phong tục, nhân vật, sản vật hoặc giới thiệu địa lý, địa lý lịch
sử, văn hóa của một địa phương. Ngày nay địa chí được hiểu rộng ra là sách
chuyên khảo về địa lý, lịch sử kinh tế, văn hoá của một địa phương.
Theo GS. Trần Quốc Vượng, địa chí là một loại chuyên khảo về một
vùng có lãnh thổ và bản sắc văn hóa xác định.
Địa phương: là một phần nhất định của đất nước, được phân chia theo
khu vực hành chính – lãnh thổ hiện tại (tỉnh, thành phố)
 Tài liệu địa chí:
Tài liệu nghiệp vụ do thư viện Quốc gia biên soạn và xuất bản trong
“Công tác địa chí của Thư viện Tỉnh có đưa ra khái niệm về nay là thuật ngữ
“ tư liệu địa chí”: Tư liệu địa chí có nội dung đề cập đến lịch sử, hiện trình
thuộc lĩnh vực của địa phương, các nhân vật lỗi lạc của địa phương và những
triển vọng phát triển của nó.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
10



Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

Trong “Cẩm nang nghề thư viện” của TS. Lê Văn Viết định nghĩa tài
liệu địa chí: đó là tất cả các ấn phẩm tài liệu không công bố ( viết tay, đánh
máy, đồ họa), các tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc máy (băng từ, đĩa
compac…) hoàn toàn nói về địa phương, vung đất hoặc có nhiều tin tức (theo
khối lượng tri thức) về vùng đó, không phụ thuộc vào loại hình và phương
pháp in ấn (sản xuất), số lượng bản, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạm,
xu hướng chính trị và tư tưởng.
Tại hội nghị công tác địa chí thư viện Tỉnh, thành phố trong thời kỳ đổi
mới được tổ chức tại Phú Yên hai ngày 25 – 26/6, Thư viện Quốc gia Việt
Nam có thông báo kết quả hội nghị, trong đó nhắc lại quan điểm thống nhất
về tài liệu địa chí là: Tài liệu viết về đất nước con người của địa phương được
xuất bản bất cứ đâu trong đất nước và trên thế giới.
Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về tài liệu địa chí vẫn chưa được
thống nhất. Tóm lại, có thể hiểu tài liệu địa chí là: những tài liệu (xuất bản
phẩm) có nội dung nói về địa phương hoặc liên quan đến địa phương, không
kể chúng do ai viết, được xuất bản, công bố ở đâu, thời kỳ nào, bằng ngôn
ngữ gì.
 Khái niệm Công tác địa chí
 Theo nghĩa rộng:
Công tác địa chí là nghiên cứu toàn diện về địa phương, vùng, khu vực
của quốc gia, bao gồm các khâu như: Biên soạn và xuất bản những tài liệu có
nội dung liên quan đến địa phương; sưu tầm bổ sung, tập hợp, xử lý, tổ chức,
bảo quản và khai thác tài liệu địa chí phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu địa
phương; tuyên truyền, phổ biến những kiến thức địa phương cho người dân.
Mục đích của nghiên cứu địa phương là tìm ra nét riêng, đặc thù và độc đáo

của mỗi vùng đất. Công tác nghiên cứu địa phương chí cho người dân. Mục
đích của nghiên cứu địa phương là tìm ra nét riêng, đặc thù của mỗi vùng đất.
Công tác nghiên cứu của địa phương không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà cả
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
11


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

quốc tế, vì thông qua hoạt động này, các địa phương có thể quảng bá về đất
nước, quê hương của mình đến với bạn bè khắp thế giới [13, 11.tr ].
 Theo nghĩa hẹp:
Công tác địa chí trong thư viện là một bộ phận của công tác địa chí,
được hình thành dựa trên hoạt động địa chí và công tác thư viện, có nhiệm vụ
phát hiện, sưu tầm, thu thập, xử lý, tổ chức và phổ biến rộng rãi vốn tài liệu
địa chí và xuất bản phẩm địa phương, khai thác, sử dụng và phổ biến rộng rãi
vốn tài liệu này tới các đối tượng bạn đọc, tuyên truyền kiến thức về địa
phương thông qua các phương tiện thư viện – thư mục,nghiên cứu khoa học
và hướng dẫn phương pháp công tác địa chí cho thư viện địa phương
[13, 12.tr].
1.3.2. Vai trò của công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí
trong hoạt động Thư viện Tỉnh Thanh Hóa
Tài liệu địa chí là loại tài liệu qúy giá, ghi chép và khắc họa diện mạo
các vùng, các địa phương, phản ánh đa dạng các yếu tố về tự nhiên, kinh tế,
khoa học, phong tục, tập quán và các truyền thống văn hóa quý báu của địa
phương. Tài liệu địa chí là cơ sở để chúng ta kiểm tra, khảo sát, quy hoạch,

phân vùng kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế, văn hóa của địa
phương. Vì vậy, tài liệu địa chí chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt
động của Thư viện Tỉnh, Thành phố. Đồng thời, tài liệu này cũng tạo ra sự
gắn bó giữa thư viện với địa phương, khẳng định vị trí quan trọng của thư
viện địa phương.
Chính vì vậy, ngay từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Thư viện Tỉnh
Thanh Hóa đã ý thức tạo dựng kho sách địa chí độc lập, phục vụ nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội lâu dài của địa phương, đồng thời xác định:
đẩy mạnh công tác địa chí chính là phát triển kinh tế, văn hóa địa phương.
Công tác địa chí được bắt đầu, duy trì và phát triển chính là thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của sự nghiệp thư viện trong phạm vi từng địa phương.
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
12


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

Công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí tại Thư viện Tỉnh
Thanh Hóa đã góp phần phục vụ cho cán bộ nghiên cứu và nhân dân trong
Tỉnh, góp phần giải quyết những yêu cầu và nhiệm vụ do hoạt động kinh tế,
văn hóa – xã hội của Tỉnh đặt ra. Cụ thể:
- Đóng vai trò phục vụ cho các chƣơng trình xây dựng và phát triển
kinh tế, văn hóa – xã hội, nghệ thuật ở địa phƣơng nhƣ: phân vùng quy
hoạch kinh tế, nhận biết và khai thác đúng mức những tiềm năng thiên nhiên,
đất nước, con người, bảo vệ môi trường…Cung cấp các tư liệu quý giá về địa
phương cho các nhà nghiên cứu, cho học viên cao học, sinh viện, học sinh

thực hiện các đề tài khoa hoc. Nhiều đề tài xoay quanh các vấn đề lịch sử đã
được thực hiện như:“ truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh
Hóa”, “Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt xứ Thanh…
- Góp phần cho việc xây dựng, bảo tồn và khai thác các di sản văn
hóa địa phƣơng: qua các tài liệu địa chí các nhà nghiên cứu về văn hóa, tín
ngưỡng dân gian sẽ có căn cứ để định ra giá trị văn hóa, giúp cho việc công
nhận “di tích lịch sử văn hóa” ở mỗi địa phương, hướng con người về với cội
nguồn văn hóa. Nhiều đề tài đã được thực hiện đóng góp cho địa phương như:
đề: “Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh
Hóa”(Nguyễn Hùng Vương, Học viên Cao học K18, Đại học Vinh); “Đặc
điểm ca dao xứ Thanh” (Vũ Thị Thanh Nhàn, Học viên Cao học K19,
ĐHSPHN); các công trình nghiên cứu: “Ca dao Thanh Hóa” và “ Mường
Thanh Hóa”…Gần đây nhất, nguồn tư liệu ít ỏi, quý giá tại thư viện Tỉnh
Thanh Hóa về “Thành Nhà Hồ” đã góp phần cung cấp cho nước ta hoàn
thành hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận “Thành Nhà Hồ” là di sản văn
hóa thế giới…
- Giáo dục truyền thống địa phƣơng, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc,
trách nhiệm nghĩa vụ đối với non sông, với Tổ quốc: Công tác này đã được
đẩy mạnh thông qua các cuộc triển làm sách như: “Thanh Hóa với chiến
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
13


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

thắng Hàm Rồng”, “Kỉ niệm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa”… các cuộc thi tìm

hiểu về truyền thống của Tỉnh, noi gương các anh hùng lịch sử, có thể kể đến
các cuộc thi: “ Chào mừng đại hội Đảng”, “Bác Hồ với Thanh Hóa”, “Tuổi
nhỏ anh hùng”…Các cuộc thi, triểm lãm sách đã góp phần cho nhân dân địa
phương hiểu hơn về truyền thống lịch sử của địa phương cũng như khơi dậy
lòng tự hào trong nhân dân.
Việc xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí tại Thư viện Tỉnh
Thanh Hóa đã góp phần giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội
mà Tỉnh đã đặt ra. Đồng thời giáo dục cho nhân dân trong Tỉnh truyền thống
văn hóa, tình yêu quê hương, đất nước, trau dồi nhân cách, nuôi dưỡng tâm
hồn, là động lực đẩy mạnh các công tác nghiên cứu về địa phương. Vì vậy,
cần chú trọng xây dựng, phát triển nguồn tài liệu địa chí – địa phương, để thúc
đẩy phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội để phục vụ đắc lực cho công cuộc
“Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” ở địa phương cũng như trong cả nước.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
14


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến
CHƢƠNG 2

CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHO TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ
TẠI THƢ VIỆN TỈNH THANH HÓA

2.1. Nguồn tƣ liệu địa chí
Thanh Hóa là một tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiề dân tộc sống

chung từ xưa tới nay. Ngoài dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số, có các dân tộc
an em: Mường, Thái, Thổ, Dao, Khơ Mú, H.Mông. Diện mạo và sắc thái đều
chứa trong một kho tài liệu phong phú về địa chí. Từ trước tới nay, Sở Văn
hóa Thông tin Thanh Hóa đã có chủ trương sưu tầm, khai thác và phát huy
vốn tài liệu qua các đời đưa vào kho sách địa chí. Song so với nhu cầu thực tế
và nhu cầu tìm hiểu, sử dụng tài liệu của bạn đọc, cán bộ nghiên cứu thì sự cố
gắng nỗ lực Thư viện Tỉnh Thanh Hóa mới chỉ tái hiện được một phần nhỏ.
Kho tài liệu địa chí của Thư viện Tỉnh Thanh Hóa được hình thành từ
năm 1970 đến nay số lượng tài liệu có trên 15.000 bản, có nhiều dạng như:
sách, báo, tạp chí, bản rập văn bia, thư tịch Hán Nôm, tranh ảnh, bản đồ, nhân
vật địa phương, xuất bản phẩm địa phương…song số lượng tài liệu địa chí
vẫn còn nghèo so với thực tế.
 Sách tiếng Việt: 8000 bản sách, với 4000 đầu sách.
Sách tiếng Viết chiếm phần lớn trong kho tài liệu địa chí, có thể nói số
lượng sách chưa phải là nhiều, nhưng có thể nói đây là một kho tài liệu quý
giá, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của bạn đọc. Sách tiếng Việt
bao gồm: tài liệu chỉ đạo, tài liệu tra cứu, sách địa lý, văn học, nghệ thuật, lịch
sử, y tế…
 Sách ngoại văn: có khoảng 400 tên sách.
Sách ngoại văn trong kho tài liệu địa chí TVTH chủ yếu có Pháp văn.
Sách Pháp có những tác phẩm như: Irrigations Thanh Hoa (re’seau du Song
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
15


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến


Chu), Darcheologie du Tonkin Fouilles de Dong Son, Notersurle prechis
torique indoihenois…
 Sách Hán – Nôm: có 400 tên, khoảng 700 bản.
Trong đó có nhiều tài liệu Hán – Nôm quý hiếm khảo cứu về địa lý,
lịch sử, các nghề truyền thống, phong tục, tập quán…
 Bản đồ, ảnh:
- Bao gồm Ảnh tư liệu về Tỉnh Thanh Hóa nhưng số lượng trong kho
rất ít.
- Bản đồ có khảng 10 loại như: “bản đồ Hồng Đức”; “bản đồ Hành
chính Tỉnh Thanh Hóa”…
 Báo, tạp chí địa phƣơng: Báo Thanh Hóa, Báo văn hóa thể thao,
tạp chí Khoa học Kỹ thuật, tạp chí văn nghệ xứ Thanh
 Thƣ tịch cổ: bao gồm có văn bia, sắc phong, hương ước, gia phả,
thần tích thần sắc…
- Văn bia: Trên 20 văn bia dập mang về để lưu trữ tại thư viện.
Văn bia giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu phong tục tập quán, vai trò
của nhân tài trí thức, truyền thống tôn trọng hiền tài quốc gia, lịch sử chống
ngoại xâm: đó là truyền thống anh hùng, nhớ ơn với những người có công với
nước, với dân, ca ngợi tình cảm thiêng liêng hào hùng đối với dân tộc, quê
hương, đất nước, các văn bia có nội dung ca ngợi công xây dựng đất nước của
các vị vua, các văn bia của đình chùa Việt Nam.
- Sắc phong: có 120 cái như: tập sắc phong – văn cúng – của dòng họ
Lê Thế…
- Thần tích – thần sắc: có khoảng 10 cái.
Thanh Hóa là vùng đất “ địa linh sinh kiệt”, giàu truyền thống yêu
nước, anh dũng kiên cường. Khi nhớ về tổ tiên, người dân lại không quên
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV

16


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

những người anh hùng đã anh dũng hy sinh, chiến đấu vì sự bình yên của họ.
Để thỏa nãm nhu cầu đó, nhân dân nhớ công ơn họ bằng việc xây dựng những
ngôi đình, ngồi đền, để thờ cúng họ. Thần tích là văn bia ghi chép lại sự tích
các thần linh, cùng với ngội đình làng thì đây chính là bằng chứng của tín
ngưỡng dân gian. Thần tích – thần sắc có trong kho tài liệu địa chí như: tập
thần Quản Gia Đô Bác Trịnh ra Quân khổ thời Cao Biền (Sưu tầm ở Vĩnh
Ninh – Vĩnh Lộc); tập thần phả sự tích cổ truyền ở trang Chân Lỡ - Sau đổi
Tân Ngữ (Sưu tầm ở Quán Láo, Huyện Yên Định )…
- Gia phả - tộc phả: có 30 bản.
Đây là một loại hình thư tịch có giá trị: nghiên cứu các nhân vật xưa, là
nguồn sử liệu quan trọng, nghiên cứu chế độ tông tộc…Gia phả - tộc phả là
hình thái thư tịch đặc biệt dùng hình thức biểu phả để ghi chép sự phông diễn
thân thế hệ và sự tích nhân vật quan trọng của một gia tộc lấy quan hệ huyết
thống là sợi dây xuyên suốt. Hiện nay kho tài liệu địa chí có gia phả của các
dòng họ: Nguyễn tộc, đại tộc, tiểu tong, trưởng thứ (gia phả dòng tộc ông
Thái úy Dương); Mai tộc gia phả: gia tộc họ Mai (ở xã Thọ Hải, huyện thọ
Xuân, Thanh Hóa – bản chép tay)…
* Nhìn chung, cơ cấu thành phần kho tài liệu địa chí bao gồm:
- Sách lịch sử chiếm khoảng: 20%.
- Sách văn học chiếm khoảng: 32%.
- Sách Chính trị - Xã hội chiếm khoảng: 28%.
- Sách Kinh tế chiếm khoảng: 28%.
- Các loại tài liệu khác chiếm khoảng: 10%.


Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
17


Khóa luận tốt nghiệp:

10%

Vũ Thị Hải Yến

20%

10%

28%

sách lịch sử
sách văn học
sách CT-XH
sách kinh tế
các loại sách khác
32%

Hình 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần kho tài địa chí.
Qua hơn 40 năm hoạt động và từ hướng đi đúng đắn ban đầu đến nay,
kho tài liệu địa chí Thư viện Tỉnh Thanh Hóa đã có một bước tiến dài: Nguồn
kinh phí bổ sung được ưu tiên, kho địa chí có 11 giá, 1 tủ phích mục lục, 1

phòng đọc có hơn 20 chỗ ngồi đọc, có trang bị điều hòa. Thường thì mỗi năm
có 100 - 120 bạn đọc đăng ký đọc và nghiên cứu, tài liệu đa phần là sinh viên
các trường đại học, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu từ trung ương đến
địa phương và nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
2.2. Đối tƣợng sử dụng tài liệu địa chí
Để có thể phục vụ tốt và đáp ứng được nhu cầu tin của người dùng tin,
thư viện tỉnh Thanh Hóa phân loại bạn đọc kho tài liệu địa chí thư viện tỉnh
Thanh Hóa có thể chia thành bốn nhóm cơ bản như sau:
 Đối tƣợng làm công tác lãnh đạo, quản lý của tỉnh:
Đối tượng người dùng tin sử dụng tài liệu địa chí làm công tác lãnh đạo,
quản lý ở địa phương muốn đưa ra một quyết định đúng đắn phải nắm được
các thông tin địa chí – địa phương. Bởi mỗi một con người, một địa phương
có phong tục, tập quán riêng.
Đối tượng nhóm này gồm: các cán bộ lãnh đạo địa phương, các nhà
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các nhà đầu tư, các
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
18


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

doanh nhân. Đối tượng bạn đọc thuộc nhóm này cần tìm hiểu về địa phương,
những yếu tố liên quan đến địa phương và các vùng lân cận như: địa lý kinh
tế, văn hóa, xã hội…Họ cần các thông tin chiến lược có tính dự báo, đầy đủ,
cụ thể cũng như những biến động đang diễn ra tại Thanh Hóa.
Đối tượng nhóm này quan tâm đến: kết quả của các công trình nghiên

cứu khoa học, các đề tài đã và đang tiến hành, các công trình nghiên cứu
chuyên ngành hoặc các chuyên ngành liên quan. Đòi hỏi thông tin tài liệu địa
chí được cung cấp phải có nội dung phản ánh toàn diện, đầy đủ, chính xác, cụ
thể và kịp thời.
 Đối tƣợng làm công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy,
học sinh, sinh viên:
Đối tượng bạn đọc nhóm này có trình độ học vấn cao, khả năng khai thác
thông tin và sử dụng thư viện cao. Họ thường tìm đọc những tài liệu, vấn đề
liên quan đến các vấn đề về Thanh Hóa: văn hóa, xã hội, lịch sử…
Nhu cầu thông tin của nhóm bạn đọc này thường tìm hiểu về đề tài
nghiên cứu cụ thể ở những lĩnh vực khác nhau về Thanh Hóa, nhu cầu của họ
rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực mà họ quan tâm. Đặc biệt tài liệu hồi cố
về địa phương có giá trị rất lớn đối với những người tham gia các đề tài cấp
Bộ, cấp Nhà nước về địa phương và với người nghiên cứu khoa học xã hội và
nhân văn. Tài liệu xám là một trong những tài liệu họ rất cần, để kế thừa và
tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu.
 Nhân dân trong Tỉnh:
Đối tượng người dùng tin là nhân dân trong tỉnh có nhu cầu thông tin
địa chí phổ thông, chủ yếu để nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết và giải
trí của mình. Bao gồm: nông dân, học sinh, sinh viên, bộ đội, cán bộ hưu trí…
Trình độ văn hóa ở mức độ trung bình.

Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
19


Khóa luận tốt nghiệp:


Vũ Thị Hải Yến

Nhu cầu sử dụng tài liệu địa chỉ của học rất đa dạng, không ổn định, họ
có thể đọc tất cả những tài liệu về mọi lĩnh vực nào của địa phương, nhưng
không chuyên sâu, thường là những thông tin mang tính chất phổ thông.
Nhằm mục đích chủ yếu mở mang tri thức và những vấn đề về địa phương
mình đang sống như: sự kiện diễn ra hang ngày trong đời sống xã hội địa
phương, những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, điểm du lịch tại Thanh
Hóa. Cán bộ địa chí cần theo dõi, nắm bắt nhu cầu tin của họ để có thể điều
chỉnh, định hướng cho đối tượng bạn đọc này nâng cao trách nhiệm với địa
phương.
 Nhà nghiên cứu địa phƣơng:
Đối tượng người dùng tin nghiên cứu địa phương là những chuyên gia
muốn nghiên cứu sâu về địa phương hoặc nghiên cứu để có kế hoạch đầu tư
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh. Các nhà nghiên cứu địa phương
đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả vốn tài liệu địa chí.
Số lượng bạn đọc nhóm này sẽ quyết định đến số lượng sản phẩm địa chí của
địa phương.
 Đối tƣợng ngoại tỉnh và một số ít bạn đọc nƣớc ngoài:
Những tài liệu mà họ sử dụng có thể là những tài liệu tổng quát về tỉnh
Thanh Hóa nhằm giúp họ tăng thêm sự hiểu biết về Thanh Hóa. Đối tượng
ngoại tỉnh và người nước ngoài chủ yếu là: sinh viên các trường đại học,
nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trung ương và người nước ngoài như:
Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhu cầu tin của bạn đọc đối tượng này cũng
khá phong phú và đa dạng bao quát tất cả các lĩnh vực như: phong tục, tập
quán, lễ hội dân gian truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…
2.3. Hoạt động của công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí
Nói đến Thanh Hóa, tiến sỹ người Pháp tên là Charles Robequain (1938)
đã từng viết: “ Thanh Hóa không phải một tỉnh, đó là một xứ” và cái tên xứ
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện


Trường: ĐHKHXH&NV
20


Khóa luận tốt nghiệp:

Vũ Thị Hải Yến

Thanh đã đi sâu vào tiềm thức của muôn triệu người dân Thanh Hóa. Nói đến
Thanh Hóa, chúng ta nghĩ ngay đến một vùng đất ở đầu phía Bắc miền Trung,
vùng đất “địa linh sinh người hào kiệt” vốn có truyền thống lịch sử văn hóa
lâu đời, gắn với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ngay từ buổi đầu dựng nước.
Không những như vậy, nhắc đến xứ Thanh, người ta nhớ ngay đến quê
hương của nhiều bậc đế vương trong các triều đại lịch sử: tiền Lê, hậu Lê,
chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Đồng thời, Thanh Hóa còn là cái nôi sản sinh ra
nhiều bậc anh tài hào kiệt như: Lệ Hải bà vương Bà Triệu, Khương Công Phụ,
Trần Khát Trân… Góp phần tô sắc thắm cho những trang sử hào hùng của
dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ những thập niên 70 của thế kỷ XX, thư viện
tỉnh Thanh Hóa đã ý thức tạo dựng kho sách địa chí độc lập phục vụ nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội lâu dài của địa phương, đồng thời xác định:
đẩy mạng công tác địa chí là để phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.
Khi mới bắt tay vào xây dựng kho tài địa chí của Thư viện Tỉnh Thanh
Hóa vốn sách báo tư liệu địa phương còn rất ít ỏi, số cán bộ chỉ có 1 người.
Đến nay Thư viện Tỉnh đã mạnh dạn tổ chức tiến hành sưu tầm, quyên góp,
bổ sung và dịch thuật các tài liệu Hán Nôm, tài liệu tiếng Pháp, tạo nên kho
sách phong phú, nhằm phục vụ các đối tượng nghiên cứu khác nhau về một
Thanh Hóa cội nguồn, tiềm năng.
2.3.1. Tiêu chí lựa chọn tài liệu
Dưới đây là một số tiêu chí được căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí chung

lựa chọn tài liệu của kho tài liệu địa chí:
 Theo ngôn ngữ và loại hình tài liệu: Tất cả các ngôn ngữ và loại
hình tài liệu có đề cập viết về Thanh Hóa.
 Theo ranh giới địa lý:
Khi lựa chọn tài liệu địa chí, lấy ranh giới địa lý – hành chính toàn bộ
nội dung nói về Thanh Hóa. Những tài liệu có liên quan đến Thanh Hóa đã
Lớp: K53 Thông tin – Thư viện

Trường: ĐHKHXH&NV
21


×