Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giải pháp thu hút Đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.54 KB, 9 trang )

Giải pháp thu hút Đầu tư FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam
I. Về phía chính sách quản lí nhà nước trong thu hút Đầu tư nước ngoài
1. Cải thiện chính sách quản lí nhà nước về Đầu tư nước ngoài
1.1 Hoàn thiện pháp luật về đầu tư.
* Trước hết, sửa đổi bổ sung một số điều về luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam để đảm bảo môi trường đầu tư có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao hơn so
với các nước trong khu vực đó là:
Phải phù hợp với pháp luật chung của nước ngoài để tạo mặt bằng ưu đãi bình
đẳng cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Đảm bảo sự ổn định của luật pháp và chính sách đối với đầu tư nước ngoài nhằm
tạo và giữ lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
* Sửa đổi một số điều khoản trong văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư
nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp:
Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn với giá
trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn
phát triển sản xuất - kinh doanh.
Điều chỉnh mức phải chựu thuế thu nhập cao hơn cho người lao động làm việc
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để khuyến khích
người Việt Nam đảm nhận các vị trí cao, vị tri quản lý và chuyên môn cao. Đó
chính là cơ hội tốt để nâng cao trình đọ cho người lao động, để có thể tự đảm trách
nhiệm công việc có hiệu quả khi chuyển giao các doanh nghiệp có vón đầu tư nước
ngoài dưới mọi hình thức và thành phần kinh tế.
Quy định chặt chẽ hơn nữa việc ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam,
tránh những xung đột mà thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng về phía
người Việt Nam.
Tóm lại: Phải ra sức xây dựng hệ thống pháp luật đầu tư đồng bộ, hấp hẫn, điều
chỉnh quá trình đầu tư đồng thời, hoàn thiện và sửa đổi các quan hệ có liên quan
như về luật công dân, luật thương mại, luật bảo vệ môi trường, luật phá sản doanh
nghiệp, luật đất đai, luật về cạnh tranh... phải coi yếu tố pháp lý vừa là nhân tố


quan trọng vừa là cơ sở để xây dựng vững chắc quyền tự chủ kinh tế, tự chủ chính
trị của đất nước.
1.2. Xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư:
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện môi trường đầu tư hấp dẫn thông thoáng, rõ ràng,
ổn định và mang tính cạnh tranh cao.
* Đơn giản hoá công tác hành chính, thực hiện công tác hoàn thiện thủ tục tại
mỗi đầu mối, rút ngắn thủ tục hải quan, thủ tục thuế quan.
* Mở rộng thêm một số lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài,
khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với dự án công
nghệ cao, công nghệ mới, cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
* Nhanh chóng ban hành văn bản hướng đãn về việc cấp giấy phép chứng nhận
quyền sử dụng đất sổ đỏ cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công
nghiệp, khu chế xuất cần nhanh chóng sửa đổi luật đất đai cho phù hợp với những
cam kết trong hiệp định thương mại cho phép các nhà đầu tư nước ngoài và Việt
kiều về đầu tư lâu dài ở Việt Nam có thể mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất.
* Tiếp tục sửa đổi chế độ hai giá (còn ở mức khá cao) đối với người nước
ngoài và chi phí hạ tầng để tạo sự cạnh tranh: nhanh chóng điều chỉnh giá chi phí
hàng hoá và dịch vụ, từng bước tiến tới mặt bằng giá, phí thống nhất giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về giá vé máy bay,
đường sắt, điện nước, phí tư vấn thiết kế cước vận chuyển,... soát xét lại giá cho
thuê đất và bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với nhưng lĩnh
vực, khu chế xuất, khu công nghiệp cần thu hút vốn FDI.
* Tiếp tục nghiên cứu mức khởi điểm, chịu thuế thu nhập cá nhân đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thực hiện chính sách thay thế dần nhân viên người nước ngoài bằng người Việt
Nam.
* Rà soát, loại bỏ các giấy phép, quy định không cần thiết liên quan đến đầu
tư nước ngoài.

* Về cơ sở hạ tầng.
Cần tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ cả nước, cải tiến sâu sắc các hoạt
động của ngành hàng không Việt Nam trên cơ sở phải hoạch toán kinh tế, cần hiện
đại hoá sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng các
chuyến bay trong nước và quốc tế, mặt khác đảm bảo độ an toàn cho các chuyến
bay, cải thiện hệ thống giao thông đô thị và chú trọng phát triển mạng lưới giao
thông ở các vùng nông thôn, vùng xa căn cứ trong quy hoạch phát triển chi tiết của
từng địa phương; cần hợp tác với các nước láng giềng để mở rộng hệ thống giao
thông quốc tế, cụ thể mở các tuyến đường sang các nước Lào, Campuchia và
Trung Quốc; cải tạo hệ thống cảng biển, nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt các
cảng: Sài Gòn, Vũng Tầu; hệ thống đường sắt cũng cần cải tạo nâng cấp như mở
rộng độ rộng đường ray, làm mới, thay dần các tầu cũ bằng các tầu mới hiện đại
chất lượng cao; phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, lưu ý tăng số kênh
thông tin quốc tế, cần điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng
phù hợp với người sử dụng và ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới,
mở rộng mạng lưới internet trên toàn quốc, đặc biệt là những trung tâm phát triển
kinh tế; cải tạo và xây dựng mới các công trình cung cấp điện nước và đảm bảo đủ
cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời cũng phải điều chỉnh giá điện nước cho hợp lý;
Nhà nước cần xây dựng hiện đại các công trình phục vụ sản xuất, các công trình
công cộng và khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí.
1.3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và chuẩn bị
triển khai các dự án đầu tư.
* Các công tác vận động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại cần được nghiên
cứu cải tiến đổi mới về nội dung và phương pháp thực hiện, coi trọng công tác thực
hiện kế hoạch và chương trình hành động một cách cụ thể và hiệu quả hơn, coi việc
xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại là nhiệm vụ trung tâm của cơ quan TW và địa
phương:
* Nhà nước cần lập các trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tại các
Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công nghiệp, Bộ tài
chính, UBND tỉnh, thành phố, các đại sứ quán để chủ động quảng bá vận động thu

hút vốn đầu tư nước ngoài.
* Đối với các danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được phê duyệt quy hoạch
thì cần có chương trình, kế hoạch chủ động động động viên, xúc tiến đầu tư một
cách cụ thể đối với từng dự án trực tiếp với từng tập đoàn, công ty đa quốc gia, các
nhà đầu tư có tiềm năng và cả Việt kiều tại hải ngoại.
* Các chính sách vận động thu hút FDI phải hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc
điểm của từng nước, từng công ty đa quốc gia. Do vậy, các cơ quan nhà nước cần
nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, luật pháp các nước, chính sách
thu hút đầu tư của các nước để kịp thời có đối sách thích hợp.
* Định kỳ 6 tháng, 1năm, chính phủ các bộ ngành, UBND tỉnh thành liên
quan cần tổ chức cuộc họp với các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động tại Việt
Nam để lắng nghe ý kiến, trao đổi, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ và giải quyết kịp
thời các vấn đề phát sinh. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận
động đầu tư có hiệu quả và có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư mới.
* Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi trong
thời kỳ mới theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành mà
nước ta có thế mạnh về tài nguyên nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấo hạ
tầng, cụ thể là theo thứ tự ưu tiên các ngành:
- Công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
- Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu.
- Công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông.
- Công nghiệp dầu khí, điện lực.
- Công nghiệp cơ khí.
- Công nghiệp hàng điện tử.
- Xây dựng, dịch vụ XNK, dịch vụ phân phối, giải trí...
Các dự án khi được lựa chọn đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài phải
được thống nhất về chủ trương và quy hoạch. Các cơ quan hữu quan cần cụ thể
hóa thêm mục tiêu, nội dung của dự án, địa điểm và hình thức đầu tư. Danh mục
này phải định kỳ được cập nhật và mở rộng cho những lĩnh vực mà thời gian qua
các chủ trương không cấp phép hoặc hạn chế cấp phép.

*Về triển khai thực hiện dự án đầu tư:
Cần có các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, chuẩn
bị đất đai giảm chi phí, công sức và thời gian cho nhà đầu tư, cần quy định rõ ràng
thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí từng bên, vấn đề cưỡng chế di rời... để giảm
chi phí chuẩn bị dự án là một trong những biện pháp hữu hiệu huy động FDI vào
Việt Nam .

×