ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ NGỌC
TÍNH SÁNG TẠO TRONG KỊCH BẢN
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP VÀ CẦU TRUYỀN HÌNH
Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.
Luận văn Thạc Báo chí học
Hà Nội - 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ THỊ NGỌC
TÍNH SÁNG TẠO TRONG KỊCH BẢN
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP VÀ CẦU TRUYỀN HÌNH
Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn
Hà Nội – 2013
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN
HÌNH ........................................................................................................................14
1.1. Kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh ........... 14
1.1.1. Kịch bản ......................................................................................... 14
1.1.2. Kịch bản văn học ............................................................................ 14
1.1.3. Kịch bản sân khấu .......................................................................... 17
1.1.4. Kịch bản điện ảnh ........................................................................... 18
1.2. Kịch bản truyền hình ............................................................................ 21
1.3. Tính sáng tạo trong kịch bản truyền hình của các chương trình
truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài THVN ................................ 33
1.3.1. Khái niệm sáng tạo ......................................................................... 33
1.3.2. Sáng tạo kịch bản và nguyên tắc DOIT ........................................ 37
1.3.3. Truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp ........................ 42
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 50
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRONG SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH ......................................................................................52
2.1. Khái quát kênh VTV1, VTV3, VT6 của Đài Truyền hình Việt Nam ......... 52
2.1.1. Kênh VTV1 .................................................................................... 52
2.1.2. Kênh VTV3 .................................................................................... 52
2.1.3. Kênh VTV6 .................................................................................... 53
2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch bản
truyền hình sang ngôn ngữ báo hình. .......................................................... 59
2.2.1. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch
bản truyền hình sang ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV1. ......................... 59
2.2.2. Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch
bản truyền hình lên ngôn ngữ báo hình ở kênh VTV3, VTV6. ............... 71
Tiểu kết chương 2: ....................................................................................... 90
5
Chƣơng 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH .....................92
3.1. Kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp tích cực. ...................................... 92
3.1.1 Khuyến khích biên tập viên, phóng viên suy nghĩ và sáng tạo
kịch bản .................................................................................................... 92
3.1.2 Xác định đề tài, chủ đề, ý tưởng, bố cục: ........................................ 93
3.1.3 Xây dựng kịch bản văn học và kịch bản truyền hình phải song
song với nhau. .......................................................................................... 97
3.1.4 Xác định địa điểm tường thuật trực tiếp và cầu truyền hình. ......... 98
3.1.5. Lên phương án dự phòng và khả năng ứng biến. ......................... 102
3.1.6. Bàn bạc với ekip làm việc ............................................................ 104
3.1.7. Phải chạy kịch bản nhiều lần trước khi lên sóng trực tiếp và
cầu truyền hình ....................................................................................... 106
3.1.8. Lãnh đạo phải quan tâm đến việc "sáng tạo kịch bản" và phải
có môi trường để kích thích sự sáng tạo ................................................ 107
3.2. Kinh nghiệm thực tiễn và những lỗi không lặp lại. ........................... 113
3.2.1 Xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng kịch bản ............................... 113
3.2.2. Lựa chọn địa điểm tổ chức. .......................................................... 115
3.2.3. Ý tưởng phải phù hợp với thực tế ................................................ 117
3.2.4. Thời gian và thời lượng ................................................................ 120
3.2.5. Nguyên tắc chạy kịch bản và tổng duyệt ..................................... 124
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 126
KẾT LUẬN ............................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................129
PHỤ LỤC
6
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
THVN : Truyền hình Việt Nam
THTT : Truyền hình trực tiếp.
TH
: Truyền hình
BTV
: Biên tập viên
PV
: Phóng viên
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền hình là loại hình báo chí ra đời sau phát thanh, báo in tuy nhiên
lại có sự phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX, XXI. Với thời đại bùng nổ thông
tin, truyền hình đang chứng kiến sự thay đổi kịch bản ở nhiều chương trình do
người Việt Nam sáng tạo cũng như sự đổ bộ của nhiều chương trình truyền
hình thực tế mua bản quyền. Chương trình Bước nhảy hoàn vũ là phiên bản
Dancing with the stars ở Mỹ. Chương trình Hợp ca tranh tài là phiên bản
Clash of the choirs của Thụy Điển. Chương trình Việt Nam Idol phiên bản Pop
Idol (Anh) do Simon Fuller sáng lập và lên sóng lần đầu năm 2001, nhưng
phiên bản tại Việt Nam chủ yếu thực hiện theo định dạng của phiên bản nổi
tiếng nhất thế giới là American Idol. Chương trình Vietnam's got talen thực
hiện theo phiên bản Got Talent của Mỹ. Chương trình Vietnam next top model
cũng là phiên bản chương trình Top model của Mỹ của siêu mẫu Tyra Banks.
Bên cạnh đó, các chương trình có kịch bản do người Việt Nam sáng tạo
thực sự không thu hút được khán giả xem truyền hình. Ví dụ trước kia cũng là
chương trình SV dành cho đối tượng khán giả là các bạn sinh viên, nhưng
chương trình SV 96 là một trong những chương trình thành công của Đài
Truyền hình Việt Nam những năm 90, kịch bản do người Việt Nam sáng tạo
và xây dựng, cách sản xuất sân khấu, âm thanh, ánh sáng cũng do người Việt
Nam sáng tạo. Tuy nhiên đến SV 2012 thì chương trình này không còn thu hút
lực lượng khán giả như thời SV 96, vẫn là những con người đó xây dựng kịch
bản và xây dựng chương trình, tại sao vẫn không thu hút được khán giả. Sự
nỗ lực của những người làm truyền hình đang ngày đêm gom góp ý tưởng của
cá nhân để xây dựng kịch bản truyền hình mang tính thuần Việt nhưng thực tế
cũng phải thừa nhận một điều, kịch bản truyền hình Việt Nam không thể cạnh
tranh nổi với kịch bản các chương trình nước ngoài. Những người làm truyền
hình Việt Nam vẫn đang phải chứng kiến "con cá mập khổng lồ" là truyền
hình nước ngoài ồ ạt tấn công và chiếm ngự các kênh sóng của Đài Truyền
7
hình Việt Nam, và vẫn trăn trở để xây dựng kịch bản Việt Nam nhưng có yếu
tố tiếp thu, học hỏi kịch bản các chương trình nước ngoài.
Câu hỏi thứ ba mà tác giả luận văn luôn suy nghĩ và trăn trở, tại sao
hiện nay ngoài kịch bản hay và hấp dẫn thì các chương trình đang thu hút
nhiều khán giả quan tâm thường là các chương trình trực tiếp và cầu truyền
hình trực tiếp. Phải chăng nhu cầu xem của khán giả truyền hình ngày càng
cao, khán giả nhận thấy rằng cách tiếp cận với phương thức truyền hình trực
tiếp hay cầu truyền hình truyền hình trực tiếp sẽ là tiếp cận nhanh nhất, trung
trực nhất và có những thông tin nóng hổi nhất. Đi cùng với truyền hình trực
tiếp là tính thực tế, chân thực. Khán giả sẽ được thấy hình ảnh các ca sĩ như
Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh, Hồng Nhung đời thường
hơn và chân thực hơn trong vai trò giám khảo chương trình Giọng hát Việt.
Khán giả được tận mắt chứng kiến hành trình biến đổi của các thí sinh từ lúc
còn bỡ ngỡ, lơ ngơ cho đến khi trở thành các người mẫu chuyên nghiệp trong
chương trình Vietnam next top model. Trong chương trình "Đầu bếp Việt",
khán giả sẽ được chứng kiến và hòa mình vào quá trình nấu ăn của thí sinh.
Trong thực tế chưa có nhiều tiểu luận, khóa luận, luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về kịch bản cũng như tính sáng tạo của kịch bản trong các chương
trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình nên tác giả luận văn mong muốn
được tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này.
Đó là bốn lý do, tác giả luận văn nghiên cứu lựa chọn đề tài "Tính sáng
tạo trong kịch bản ở chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình
Việt Nam" để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân - Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã có nhiều bài tiểu luận, luận văn đại học, luận văn cao
học đã nghiên cứu về truyền hình ở nhiều khía cạnh như:
- Luận văn của nhà báo Vũ Thanh Hường (Phó trưởng phòng trò chơi
và gặp gỡ truyền hình 1 – Ban thể thao giải trí và thông tin kinh tế) nghiên
8
cứu về qui trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình. Nhà báo Vũ
Thanh Hường đã đưa ra qui trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền
hình như: Bảy sắc cầu vồng, Trò chơi liên tỉnh, Ở nhà chủ nhật. Luận văn đã
đưa ra qui trình sản xuất và những phát sinh phải giải quyết ngoài qui trình
sản xuất thông thường. Luận văn bước đầu đưa ra cho sinh viên theo học môn
báo chí truyền hình những kiến thức cơ bản trong thực tế sản xuất chương
trình trò chơi truyền hình ở Đài Truyền hình Việt Nam.
- Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ học viên Trịnh Thị Thu Nga nghiên
cứu về đề tài: "Đài Truyền hình Việt Nam với việc định hướng và phát triển
kiến thức cho giới trẻ hiện nay". Luận văn đã nghiên cứu khái niệm truyền
hình, lịch sử truyền hình. Định hướng và giáo dục trên truyền hình là tất yếu.
Nghiên cứu về thanh thiếu niên và đặc điểm của thanh thiếu niên, nghiên cứu
về các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên và các kênh truyền
hình dành cho thanh thiếu niên. Luận văn cũng đã khảo sát thông tin truyền
tải ở các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và thực trạng đáp
ứng nhu cầu xem truyền hình trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Từ đó đưa
ra kết luận việc ra đời kênh VTV6 - kênh truyền hình dành cho giới trẻ là nhu
cầu tất yếu của giới trẻ, từ định hướng của Đảng và Nhà nước, từ nhu cầu của
Đài Truyền hình Việt Nam.
- Năm 2001, sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu khóa luận
"Kịch bản - vai trò của kịch bản đối với chuẩn bị và thực hiện một chương
trình phỏng vấn". Ở khóa luận, sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang đã nghiên
cứu: đặc điểm báo hình, các chương trình dạng phỏng vấn trong thể loại
truyền hình như phỏng vấn và các chương trình dạng phỏng vấn. Ở chương 2,
sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang đã nghiên cứu bước đầu về nguồn gốc, khái
niệm, đặc trưng kịch bản. Đồng thời đã tìm hiểu đặc trưng, vai trò kịch bản
truyền hình. Ở chương 3, sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang đã nghiên cứu và
chỉ ra những vấn đề thực tiễn trong việc viết kịch bản cho các chương trình
dạng phỏng vấn của Đài Truyền hình Việt Nam. Khóa luận cũng đã giải quyết
9
nội dung: cho đến nay vẫn chưa có những qui tắc chuẩn mực trong việc soạn
thảo kịch bản phỏng vấn truyền hình nhưng trong mỗi chương trình, kịch bản
vẫn luôn là nền tảng cơ bản để người PV, BTV có thể phát huy tài năng sáng
tạo của mình nhằm đạt hiệu quả phỏng vấn như mong muốn.
- Năm 2003 sinh viên Tạ Thị Nghĩa Thục có nghiên cứu đề tài:
"Chương trình cầu truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam". Khóa luận mang
tính sơ bộ khái quát về cầu truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam. Sinh
viên Tạ Thị Nghĩa Thục đã nghiên cứu phương thức truyền hình trực tiếp,
nguyên lý cầu truyền hình nhiều chiều, chương trình cầu truyền hình của Đài
Truyền hình Việt Nam. Sinh viên Tạ Thị Nghĩa Thục cũng đã khảo sát ở một
số chương trình cầu truyền hình: Chương trình cầu truyền hình chào đón giao
thừa năm 1999, chương trình cầu truyền hình chào đón thiên niên kỷ mới
2000, chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh ... và chỉ ra nhược điểm tồn tại về hình thức thể hiện chương trình
cầu truyền hình như: chi phí sản xuất chương trình cầu truyền hình là rất lớn,
diện phủ sóng của truyền hình thấp do vậy ở một số địa phương không thực
hiện được cầu truyền hình. Tuy nhiên đây chỉ là khóa luận tốt nghiệp nên nội
dung nghiên cứu đang còn sơ sài.
- Năm 2006, trong tiểu luận sinh viên Bạch Thị Thanh nghiên cứu
“Kịch bản và vai trò kịch bản trong sản xuất tác phẩm truyền hình”. Tiểu luận
này cũng mới dừng lại ở việc đưa ra khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng của kịch
bản và kịch bản truyền hình. Phần vai trò của kịch bản do sinh viên Bạch Thị
Thanh nghiên cứu thiên về phần lý thuyết, thiếu tính thực tế khi chưa đưa vào
các dẫn chứng từ các kịch bản thực tế.
Chính vì thế, tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu đề tài: "Tính
sáng tạo trong kịch bản truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài Truyền
hình Việt Nam". Nhận thấy yếu tố sáng tạo kịch bản rất quan trọng đối với
các chương trình truyền hình nói chung và chương trình tường thuật trực tiếp
hay cầu truyền hình trực tiếp nói riêng là thể loại khó nên tôi mong muốn
10
nghiên cứu đề tài này. Kịch bản được coi là yếu tố quan trọng nhất, là xương
sống của bất kỳ một chương trình nào không chỉ là chương trình truyền hình,
và ở chương trình tường thuật trực tiếp hoặc cầu truyền hình trực tiếp, kịch
bản còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu kịch bản không khoa học thì các
bộ phận liên quan như âm thanh, ánh sáng, khách mời, đạo diễn… không thể
sản xuất được chương trình, thậm chí dẫn đến “thủng sóng” trên truyền hình.
Nếu kịch bản không có tính sáng tạo thì các chương trình truyền hình sẽ
không thu hút khán giả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn là nghiên cứu, khảo sát, tổng kết yếu tố kịch
bản hệ thống lý luận về kịch bản và kịch bản truyền hình trong các chương
trình tường thuật trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp. Đồng thời đưa ra các
nguyên tắc viết kịch bản một cách sáng tạo. Qua đó rút ra những qui trình xây
dựng kịch bản và yếu tố sáng tạo kịch bản đối với chương trình tường thuật
trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp, từ đó đưa ra kinh nghiệm và các giải
pháp để có thể xây dựng được những kịch bản truyền hình chất lượng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích và đánh giá chất lượng, hiệu quả kịch
bản các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình để từ đó thấy
được tính sáng tạo của kịch bản truyền hình hiện nay như thế nào?
- Đưa ra được một mô hình và chu trình viết kịch bản truyền hình trong
chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình.
- Đưa ra kinh nghiệm và giải pháp để nâng cao chất lượng sáng tạo kịch
truyền hình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các tài liệu nghiên cứu về truyền hình, kịch bản truyền hình.
11
+ Kịch bản các chương trình truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình trên
các kênh VTV1, VTV3, VT6.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Kịch bản các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình
của Đài THVN từ tháng 1 năm 2005 đến tháng năm 2013.
+ Chương trình trực tiếp: chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi (Đồ
rê mí), chương trình thời sự 19h, chương trình "Cuộc sống thường nhật",
chương trình “Điểm hẹn văn hóa”.
+ Chương trình cầu truyền hình trực tiếp: Chương trình dành kiến thức
dành cho học sinh phổ thông Olympia, Chương trình kỷ niệm 120 năm ngày
sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Hành trình theo chân Bác”, chương trình giao
lưu Việt Trung, chương trình “Quảng Trị - sáng mãi niềm tin chiến thắng”.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp
luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta; các kiến
thức lý luận báo chí.
- Cơ sở thực tế: luận văn được thực hiện với phương pháp phân tích tư
liệu dựa trên nghiên cứu kịch bản và thực tiễn các chương trình truyền hình và
cầu truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam. Trong đó phương pháp được
sử là điều tra xã hội học: phỏng vấn sâu, phương pháp anket (phát phiếu),
tổng hợp, phân tích, so sánh.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài.
- Qua nghiên cứu đề tài, giúp cho BTV, PV truyền hình thấy được vai
trò kịch bản và tính sáng tạo trong quá trình sản xuất kịch bản đối với các
chương trình truyền hình, giúp cho những BTV, PV- những người làm thực
tiễn tìm ra biện pháp tối ưu trong quá trình thực hiện.
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo để giảng dạy của các thầy cô giáo
cũng như làm tài liệu đối với sinh viên theo học ngành truyền hình.
12
- Luận văn cũng là tài liệu đối với người quản lý trong lĩnh vực truyền
hình để tìm ra cách thức triển khai kịch bản - khâu đầu tiên trong qui trính sản
xuất các chương trình truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình trực tiếp.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương.
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH
1.1 Kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh
1.2 Kịch bản truyền hình
1.3 Tính sáng tạo trong kịch bản dành cho chương trình truyền hình
trực tiếp và cầu truyền hình ở Đài THVN.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRONG CÁC
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP VÀ CẦU TRUYỀN HÌNH Ở ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1. VTV1, VTV3, VTV6 trong tổng quan các kênh khác của Đài
Truyền hình Việt Nam.
2.2 Quá trình chuyển hóa từ ngữ từ ngôn ngữ văn học của kịch bản
truyền hình sang ngôn ngữ báo hình.
Chƣơng 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SÁNG TẠO KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH
13
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH
1.1. Kịch bản, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh
1.1.1. Kịch bản
"Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh senario, có nghĩa là văn bản kịch
hoặc văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan
trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình".
Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học
xã hội định nghĩa: “Kịch bản- đó là vở kịch ở dạng văn bản”.
Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác
thảo, mô hình hoá, trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến
từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập
thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình.
Theo nhóm tác giả G.V. Cudonhetnhop, V.L.Xvich, A.Ia.Iuropxki thì
"Kịch bản - đó là việc ghi chép giải pháp tạo hình và âm thanh về một thông
tin màn ảnh".
PGS. TS Dương Xuân Sơn cũng đã viết rằng: " Kịch bản là một vở kịch
, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hóa trên văn bản
với tư cách là một đề cương hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ, tùy theo yêu
cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho "tập thể tác giả" làm nên, hoàn
thiện tác phẩm của mình" ".
1.1.2. Kịch bản văn học
Khái niệm kịch bản đã tồn tại từ thời xa xưa. Người ta gọi kịch bản là
một bản đề cương, một bản ghi tóm tắt các tác phẩm nghệ thuật, đó là sự mô
tả vắn tắt cảnh diễn và trật tự các nhân vật phía sau sân khấu để hướng dẫn
cho các diễn viên biết thời gian họ bước lên sân khấu và đi từ phía nào lên sân
khấu, đồng thời người đó còn theo dỡi việc kịp thời đưa vào vận hành đủ loại
thủ pháp sân khấu.
14
"Kịch thường được hiểu theo nghĩa là một loại hình nghệ thuật sân
khấu, vừa có nghĩa là một kịch bản văn học". Như vậy với định nghĩa này có
thể hiểu nguồn gốc của kịch bản là kịch bản văn học. Người viết kịch bản văn
học thai nghén và sáng tạo ra kịch bản. Nhưng kịch bản văn học đó muốn
phát triển rộng rãi, đến được với số đông công chúng thì sẽ có một đội ngũ
như diễn viên, nhạc sỹ, họa sỹ ... sẽ tái hiện sinh động trên sàn diễn
Những tìm tòi về một sự ghi chép hoàn hảo hơn của kịch bản phim tài
liệu thì cho đến nay vẫn được tiếp tục. Vì kịch bản là tác phẩm văn học dành
cho màn ảnh, cho nên hình thức bên ngoài của nó phải hết sức đa dạng, như
chính của thế giới thông tin tài liệu. Mỗi chủ đề, mỗi tư tưởng, mỗi tài liệu
đều đòi hỏi phải có 1 hình thức thể hiện trên màn ảnh. Do đó hình thức viết
kịch bản đòi hỏi phải phù hợp: cô đọng hay là mở rộng, mang tính cảm xúc,
cởi mở hay là kìm nén, chính xác hay là tự do.
. Có một số tác phẩm văn học không có khả năng tái hiện trên sân khấu
mà chỉ ở dạng văn bản giấy. Thực ra việc thưởng thức tác phẩm văn học bằng
văn bản cũng là một cách tiếp cận vì kịch bản văn học đã có đầy đủ những
đặc trưng riêng về ngôn ngữ.
Kịch bản có thể coi là một khung giới hạn cho nội dung tác phẩm định
đề cập. Nó vạch ra đường đi nước bước để xây dựng và hoàn thiện những sản
phẩm tinh thần phục vụ cho công chúng. Để viết được kịch bản, tác giả phải
hiểu rõ những đặc trưng sau:
- Xung đột kịch: nhà phê bình Bêlinxki đã viết: "Tính kịch được bộc lộ
bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và
thù địch nhau". Tính kịch bộc lộ qua những đột mang sắc thái thẩm mĩ khác
nhau. Tác phẩm văn học phải có tính kịch, muốn có tính kịch phải tạo ra xung
đột kịch. Các xung đột kịch chi phối cốt truyện, cấu trúc tác phẩm. Nét chủ
đạo của kịch là kịch tính. Kịch tính được tạo ra do mâu thuẫn và xung đột một
khi đã xảy ra liền liên tục phát triển, không gián đoạn theo chiều hướng mỗi
lúc một căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải giải quyết bằng một kết cục
15
nào đó. Thiếu xung đột thì tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng cơ bản của thể loại và
không thể là một kịch bản văn học.
Xét theo ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba loại kịch: bi kịch, hài
kịch, chính kịch.
+) Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa các nhân vật tươi
sáng, cao thượng, có phẩm chất đẹp, có tinh thần hướng tới cái tiến bộ với
những thế lực đen tối, hiểm ác.
+) Hài kịch là vở diễn phản ánh xung đột ở các nhân vật ở mức độ
không quá trầm trọng, phần lớn là từ các tình huống hiểu nhầm hoặc các nhân
vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo nên tiếng cười vui vẻ, thoải mái.
+) Chính kịch dùng để chỉ vở diễn trung gian giữa bi kịch và hài kịch
trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày
nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc phủ định nào đó.
- Hành động kịch: quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể
hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của
kịch phẩm. Không phải ngẫu nhiên khái niệm kịch drama trong tiếng Hy Lạp
cũng có nghĩa là hành động. Đó là sự tổ chức các tình tiết sự kiện, biến cố
trong cốt truyện theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất quán, chi phối bởi
một qui luật nhất định mà qua đó công chúng có thể tiếp nhận được mâu
thuẫn, xung đột trong đời sống mà tác giả muốn truyền tải. Hành động kịch
được thể hiện bằng các nhân vật và mối quan hệ giữa hành động kịch và nhân
vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Nhân vật kịch luôn
khẳng định bản chất của mình bằng hành động. Và những xung đột giằng xé
dữ dội của nhân vật tạo ra những hành động kịch. Hành động kịch được thực
hiện bởi các nhân vật kịch. Trong kịch, các nhân vật tự xây dựng nên tính
cách riêng biệt của mình qua ngôn ngữ mà nó thể hiện.
- Ngôn ngữ kịch: có 3 loại
+) Ngôn ngữ đối thoại: tức là các nhân vật đối đáp với nhau.
16
+) Ngôn ngữ độc thoại: tức là nhân vật tự đối thoại với chính mình tự
bộc lộ tâm tư, tình cảm.
+) Ngôn ngữ bằng lời thoại: ngôn ngữ nhân vật nói riêng với khán giả.
Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc họa tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc
điểm phẩm chất của nhân vật. M. Gorki đã viết: "Các nhân vật kịch hình thành là
do lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi". Ngôn ngữ mang
tính hành động, tức là ngôn ngữ mang tính tranh luận, tác động trực tiếp và mang
tính mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch tính với những sắc thái tấn công,
phản công, thăm dò lảng tránh, chất vấn, chối cãi, đe dọa, coi thường.
Văn học với vốn từ vựng phong phú, giàu hình tượng, có khả năng
phản ánh những cái lắt léo, những điều thầm kín nhất của đời sống xã hội.
Những hình ảnh tưởng tượng trên những trang viết lần lượt hiện lên trong đầu
ta, rõ nét hay mờ nhạt còn tùy thuộc vào trí tưởng tượng, vào trình đội kiến
thức và sự từng trải của mỗi người.
1.1.3. Kịch bản sân khấu
Tuy nhiên có thể khẳng định việc gắn kết giữa kịch bản văn học và bộ
môn nghệ thuật sân khấu luôn đem lại thành công bởi vì môn nghệ thuật sân
khấu giúp cho kịch bản văn học thăng hoa và ngược lại. Người xem thay vì
chỉ đọc văn bản thì họ được chứng kiến và hòa cùng cảm xúc với nhân vật.
Điều đầu tiên là phải có một kịch bản văn học, đạo diễn sân khấu dùng
thủ pháp sân khấu để "chuyển ngữ" cho tác phẩm văn học thành tác phẩm sân
khấu. Quá trình "chuyển ngữ" đó chính là sáng tạo.
Điển hình là vở kịch Hamlet của nhà soạn nhạc vĩ đại người Anh
William Shakespeare. Cốt truyện của tác phẩm có nguồn gốc từ thể loại Saga
thời đại Trung cổ. Nhưng sau khi tác phẩm văn học được chuyển thể trên
nhiều sân khấu của nước Anh thì khán giả được biết đến sự bát nháo của xã
hội nhà tù, "phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện, vẫn
lóe lên những hạt vàng của chủ nghĩa nhân văn với nhân vật Hamlet không
chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn đến phẩm
17
giá, lẽ sống và lối sống con người. Hamlet dù là kịch bản văn học hay kịch
bản sân khấu vẫn xứng đáng là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của
lịch sử sân khấu thế giới.
Một thành công nữa trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang loại
hình sân khấu chính là các vở kịch của nhà viết kịch Tây Ban Nha Jose
Echegaray Eizaguirre. Rất nhiều vở kịch của ông sau này được chuyển thể thành
tác phẩm sân khấu. Vở kịch nổi tiếng đầu tiên của ông là "Điên khùng hay thần
thánh" viết năm 1874 được dịch sang tiếng Anh và đem lại tiếng tăm cho ông.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là "Galeoto vĩ đại" viết năm 1881, viết về sức
tàn phá của những tin đồn thổi khiến những người vô tội trở thành nạn nhân.
Ông được xem là mắt xích kết nối kịch cổ điển và hiện đại Tây Ban Nha.
Ở Mĩ có nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể thành tác phẩm sân
khấu. Điển hình là vở kịch "Tất cả đều là con tôi" của nhà viết kịch lớn nước
Mỹ là Arthur Miller. Vở kịch này được Arthur Miller viết năm 1947 với nội
dung nói về gia đình Joe Keller - chủ một xí nghiệp chế tạo bộ phận động cơ
máy bay, vì chạy theo lợi nhuận đã giao hàng thiếu phẩm chất khiến nhiều phi
công thiệt mạng. Con trai của Keller cũng là một phi công. Khi nghe tin con
trai chết trong một tai nạn, Keller tin rằng đó chỉ là một sự nhầm lẫn. Keller
không hề biết rằng, khi tìm hiểu ra sự thật về tội lỗi cha mình, con trai Keller
đã tự vẫn. Tác phẩm văn học này đã được dàn dựng ở nhiều quốc gia khác
nhau. Tại Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động của chương trình "Đại sứ
văn hóa" mang tên "Nâng cao kỹ năng diễn xuất cho diễn viên trẻ", đạo diễn
người Mỹ Neil Fleckman đã dựng lại trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ.
1.1.4. Kịch bản điện ảnh
Từ sân khấu, từ "kịch bản" được chuyển vào điện ảnh. Điện ảnh ra đời
năm 1859 với bộ phim của anh em Luymier người Pháp. Thế kỉ XIX chẳng
những mở rộng rất nhiều ranh giới của thế giới mà còn đem lại cho loài người
những phương tiện đầy hiệu lực để nhận thức thực tiễn quanh họ một cách
đầy khoa học. Tuy nhiên việc nắm bắt thế giới trên cơ sở khoa học đã không
18
xác định được một cách chính xác trước sự phát triển nhanh chóng của nghệ
thuật cũng như nhận thức về nghệ thuật. Người nghệ sĩ luôn nhận thấy những
thiếu sót của các phương tiện mà họ sử dụng và cố gắng tìm cách khắc phục
những hạn chế do kĩ thuật dành cho loại hình nghệ thuật đó gây nên. Chính
việc khắc phục những trở ngại ấy đã làm nảy sinh những tác phẩm nghệ thuật
chân chính. Thế kỉ XIX đã mở ra cho con người những triển vọng phát triển
mới và những chân trời mới thể hiện sự mong muốn từ lâu của con người
nhằm tạo ra những nghệ thuật có thể truyền đạt sự phong phú và tính đa dạng
của thế giới một cách đầy đủ và rõ ràng hơn bất cứ lúc nào trước đây.
Thời kỳ điện ảnh còn chưa ra khỏi chức năng giải trí, thì người ta gọi
kịch bản là tờ giấy ghi lại những thời điểm các diễn viên bước ra trước máy
quay phim. Phát triển chậm chạp và từ từ cùng điện ảnh, kịch bản từ chỗ là
ghi chép các "hồi" trong một vở kịch đã biến thành một tác phẩm văn học. Ở
dạng ban đầu, kịch bản chỉ là một bản tóm tắt, một tờ ghi lại sơ lược những
động tác diễn xuất. Với thời gian sự mô tả diễn xuất trở nên ngày càng chi tiết
hơn. Người bắt đầu biến kịch bản thành một bản mô tả bộ phim tương lai.
Tuy nhiên một số luận điểm, lý thuyết lại hạ thấp vai trò kịch bản. Chẳng hạn,
người ta cho rằng đối với phim tài liệu thì nói chung hoàn toàn không cần đến
kịch bản, rằng bộ phim tự nó ra đời - tại trường quay và tại bàn dựng.
Vào đầu những năm 1920 đã tồn tại quan điểm cho rằng kịch bản là sự
liệt kê các cảnh quay, cái gọi là "kịch bản đánh số" hoặc "kịch bản sắt". Vào
cuối những năm 20 quan điểm này được thay thế bằng thuyết về kịch bản
"cảm xúc" mà người ta cho rằng "sứ mạng" của nó là khơi dậy những cảm
xúc sáng tạo, loại ra khỏi kịch bản việc mô tả cụ thể những gì phải diễn ra
trước ống kính máy quay phim.
Kịch bản điện ảnh chính là một kịch bản văn học dành cho một bộ
phim và dùng thủ pháp điện ảnh, ngôn ngữ điện ảnh để chuyển ngữ sang loại
hình điện ảnh. Ví dụ từ kịch bản văn học, anh em nhà Luymie đã thể hiện
thành tác phẩm điện ảnh với các thước phim thể hiện "cuộc sống như chính
19
nó có trong thực tế". Người xem cảm thấy được tính tự nhiên của hình tượng
trên màn ảnh.
So với văn học, sân khấu thì điện ảnh gần gũi với cuộc sống hơn cả.
Tính chất này đòi hỏi phim từ diễn xuất tới bối cảnh, đạo cụ, từ lời thoại đến
tiếng động, màu sắc, phục trang, hóa trang đều phải thực. Khán giả khó chấp
nhận một bối cảnh giả, ước lệ như trong sân khấu. Tuy điện ảnh gần gũi với
cuộc sống không có nghĩa là sao chép cuộc sống. Cũng giống như văn học,
những mảnh đời, những tính cách, những hoàn cảnh trái ngược được người
biên tập kịch tập hợp lại, chọn lọc tạo nên những tính cách điển hình, những
hoàn cảnh điển hình mang tầm khái quát cao. Nội dung của kịch bản điện ảnh
được thể hiện qua lời bình và tiếng, đó chính là ưu thế của điện ảnh. Điện ảnh
là loại hình nghệ thuật thứ 7 nên ít nhiều mang tính ước lệ. Cảnh chị Dậu chạy
khỏi nhà Quan Cụ trong một đêm giông tố sấm sét là cảnh được nâng lên ở
mức hình tượng bao hàm ý sâu và gây xúc động mạnh.
Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, nó tiếp tục các phương pháp thể hiện
của các bộ môn nghệ thuật khác. Nó tổng hợp những kinh nghiệm sáng tạo
của tất cả các nghệ thuật ra đời trước nó như sân khấu, văn xuôi, thơ ca, hội
họa, âm nhạc, kiến trúc ... Nó sử dụng khả năng biểu cảm trực tiếp của các
nghệ thuật ra đời trước nó
Về mặt này điện ảnh gắn với sân khấu. Sân khấu có sự tổng hợp những
phương tiện biểu đạt của văn chương, hội họa, âm nhạc và hòa tan chúng vào
diễn xuất của diễn viên. Nhưng cũng có những thứ không thể hòa tan được đó
là không gian ước lệ như các bộ môn sân khấu khác. Tính tổng hợp của điện
ảnh cao hơn hẳn. Điện ảnh tồn tại trong cả không gian và thời gian , sự tổng
hợp của không gian và thời gain là thực chất của điện ảnh.
Bằng các phương tiện kỹ thuật, thủ pháp điện ảnh, kịch bản văn học
dành cho một bộ phim đã được "chuyển ngữ" sang loại hình điện ảnh. Quá
trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học sang kịch bản điện ảnh là quá trình
sáng tạo của cả một tập thể làm phim đó là đạo diễn, diễn viên, biên kịch, hóa
trang, phụ trách ánh sáng, quay phim...
20
Vai trò của mỗi thành viên trong tập thể này đều quan trọng nhất là
người biên kịch - tác giả kịch bản - cơ sở chính của tác phẩm điện ảnh và
người đạo diễn - người khai phá và sáng tạo lại một lần nữa kịch bản, thể hiện
kịch bản bằng những thước phim, những hình ảnh sáng tạo, đầy ý nghĩa.
Đạo diễn là tác giả chính của bộ phim. Người đạo diễn chỉ huy, hướng
dẫn sự thống nhất mọi hoạt động của diễn viên, quay phim, họa sỹ, làm sao
cho thực hiện đúng với kịch bản.
Đạo diễn phải có tư chất của người viết, biết cách xử lý kịch bản. Công
việc đầu tiên của người đạo diễn là nhận thức, phân tích kịch bản văn học và
phải "chuyển ngữ" sang ngôn ngữ điện ảnh.
Để nhận thức, phân tích, xử lý kịch bản, người đạo diễn cần phải có:
khả năng cảm nhận kịch bản văn hòa, tri thức, kinh nghiệm, vốn sống để
"chuyển ngữ" và phải có nghề nghiệp để "xử lý" kịch bản văn học.
So với các loại hình báo chí khác như báo in, báo phát thanh thì ưu thế
của truyền hình chính là hình ảnh. Khán giả không chỉ được nghe (như phát
thanh), mà còn có thể chứng kiến những sự kiện đang diễn ra trung thực, nóng
hổi. Khán giả có thể xem cảnh phụ huynh ngồi đội mưa, đội gió để nộp được
hồ sơ cho con vào các trường mầm non hay cảnh phụ huynh lớp 1 đạp đổ
cổng trường thực nghiệm để xin cho con vào trường điểm. Khán giả cũng có
thể chứng kiến những con đường lụt lội của Hà Nội ở nhiều tuyến phố như
Thái Hà, Thái Thịnh ... mỗi khi Hà Nội có một cơn mưa to....
Hình ảnh phát sóng của truyền hình còn có khả năng vươn tới những
vùng cao, vùng xa một cách nhanh chóng với nhiều ngôn ngữ do đó khán giả
ở mọi nơi có thể tiếp cận một cách tường tận.
1.2. Kịch bản truyền hình
Kịch bản truyền hình chính là kịch bản văn học dành cho truyền hình
sử dụng ngôn ngữ và thủ pháp truyền hình để tạo thành loại hình tương ứng.
Quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình chính
là tính sáng tạo của người làm kịch bản truyền hình.
21
Đối với lĩnh vực truyền hình, kịch bản chính là đường dây, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt để các bộ phận như đạo diễn hình ảnh, đạo diễn hiện trường, phụ
trách âm thanh, phụ trách màn hình, phụ trách ánh sáng, phụ trách khách mời,
phụ trách đạo cụ, phụ trách người chơi .... làm theo dưới sự chỉ đạo của đạo diễn.
Xây dựng kịch bản là công việc đầu tiên sau khi xác định đề tài, chủ đề,
việc xây dựng kịch bản chính là sự xác định và thống nhất hành động đối với việc
làm của những thành viên nói trên thông qua các bước quay dựng và viết lời bình.
Ví dụ trong kịch bản chương trình truyền hình trực tiếp "Hành trình
theo chân Bác" nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người, quá trình
"chuyển ngữ" từ kịch bản văn học sang kịch bản truyền hình được thực hiện
như sau:
STT
1
Thời
gian
20:20
Kịch bản văn học
Kịch bản truyền hình
Bài hát: Dấu chân phía Hát tại sân khấu, (chuyển cảnh từ
trước
clip sang sân khấu bằng hình bức
tượng Nguyễn Tất Thành)
ST: Phạm Minh Tuấn
BD: Anh Bằng & hợp Clip đoạn 1 của bài hát - 45": (bắt
đầu vào từ hơhơhơ..)
xướng (đoạn 1)
_ Bác làm đầu bếp, thợ ảnh, quét
tuyết, viên gạch Bác sưởi, các căn
nhà Bác ở,…
_ Bản đồ hành trình của Bác (phim
Thái Lan)
2
20h22
Bài hát: Dấu chân phía
trước
ST: Phạm Minh Tuấn
BD: Anh Bằng & hợp
xướng (đoạn live )Hát tại
sân khấu, chú ý lấy hình
bức tượng của Bác
22
3
20h23
Bài hát: Dấu chân phía Clip đoạn 2 của bài hát (dùng để
trước
kết bài hát, không kết bằng sân
ST: Phạm Minh Tuấn
khấu).
BD: Anh Bằng & hợp _ Các hoạt động của Bác ở nước
xướng (đoạn 2)
ngoài (tham gia Đảng Cộng sản
Pháp, Quốc tế Cộng sản, Nga)
_ Hành trình của Bác: sang Nga
*) Chuyển cảnh bằng đoàn tàu hỏa
+ sóng + tàu thủy trong tư liệu +
bản đồ (chồng mờ với các nước mà
Bác đã đi qua).
Như vậy, quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học là bài hát "Dấu
chân phía trước" của ca sĩ Anh Bằng khi dùng ngôn ngữ truyền hình kết hợp
với hoạt động và hành trình của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một sản
phẩm truyền hình vừa sử dụng nghệ thuật là bài hát vừa kết hợp với tư liệu
lịch sử, có thủ pháp truyền hình là máy quay, kỹ thuật xử lý hình ảnh đã đưa
đến hình ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh khi bác tham gia các hoạt động ở nước
ngoài như Đảng Cộng sản Pháp, Quốc tế Cộng Sản. Khi đến câu hát: " Khi tôi
còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa. Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã
lên tàu đi xa" thì ngôn ngữ truyền hình và thủ pháp truyền hình sử dụng là
máy quay chồng mờ từ hình ảnh live ở sân khấu sang tư liệu tàu hỏa, sóng,
tàu thủy với những quốc gia mà Bác đã đi qua.
Truyền hình là sự kế thừa của các loại hình sân khấu, điện ảnh. Để thấy
được quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học dành cho truyền hình cũng
như quá trình "chuyển ngữ" từ kịch bản văn học dành cho sân khấu, cho điện
ảnh như thế nào, tác giả luận văn đi vào phân tích các điểm giống và khác
nhau của truyền hình so với sân khấu và điện ảnh.
23
* Truyền hình và sân khấu:
Giả sử trong một vở kịch nào đó có các nhân vật là hai nhà du hành nổi
tiếng và một phóng viên phỏng vấn họ. Đâu là điểm khác nhau giữa cuộc
phỏng vấn sân khấu với phỏng vấn trên truyền hình. Sự giống nhau là ở chỗ,
người xem trong nhà hát và người xem trực tiếp chương trình truyền hình đều
hiện diện cùng một lúc với nhân vật tham gia phỏng vấn. Nói cách khác, khán
giả trong nhà hát và khán giả truyền hình đều có mặt khi diễn ra sự việc, nhìn
thấy sự việc cùng một lúc, cùng khoảnh khắc khi sự việc ấy diễn ra - vào cùng
một thời điểm vật lý đích thực và trong cùng một không gian. Điều này rất
quan trọng và rất hấp dẫn đối với người xem.
Ngoài ra truyền hình và sân khấu còn có một nét giống nhau đó là khả
năng nhìn thấy được. Khi ngồi trước sân khấu cũng như khi ngồi trước màn
hình, chúng ta nhìn thấy và nghe thấy những gì đang diễn ra, chứ không chỉ
nghe như phát thanh. Nghĩa là truyền hình trực tiếp thu ở sân khấu (thoạt đầu
là màn ảnh điện ảnh, sau đó là màn ảnh truyền hình), khía cạnh nhìn thấy
được của cảnh diễn: trang phục, đạo cụ, hóa trang, ánh sáng... Truyền hình
cũng tiếp thu của sân khấu cả con người nhìn thấy được: diễn viên, lời nói của
diễn viên và dĩ nhiên là kịch bản của vở diễn.
Cả trên sân khấu, cả trên màn ảnh truyền hình đều có sự tổng hợp các
phương tiện tác động lên người xem: đó là các phương tiện trang trí, là lời
thoại văn học và nghệ thuật diễn xuất.
Tuy nhiên, trên góc độ những người soạn thảo kịch bản chương trình
truyền hình thì có một loạt luận điểm nữa đưa sân khấu gần với truyền hình.
Trước hết đó là tính chuẩn xác của thời gian và không gian. Tại nhà hát và
trên truyền hình trực tiếp khác với điện ảnh, thời gian phát hình diễn ra cùng
lúc với thời gian trình chiếu của cảnh diễn. Tính chất đồng thời của cảnh diễn
và của việc các camera truyền hfinh trực tiếp đã không cho phép "thu gọn lại"
hay "kéo dài ra" thời gian và không gian của cảnh diễn.
24
Nhà soạn kịch của nhà hát có thể rút ngắn thời gian của cảnh diễn, bằng
cách nhờ cậy vào trí tưởng tượng của người xem, vì người xem chấp nhận một
loạt các ước lệ trên khấu nhà hát. Ví dụ nếu trên sân khấu bắt đầu giờ học ở trường
mà mọi người xem trong nhà hát đều biết nó kéo dài 45 phút, thì nhà viết kịch có
thể sử dụng khả năng của người xem tin vào sự ước lệ, để 15 phút sau khi bài học
bắt đầu nhà viết kịch ấy có thể buộc người ta reo chuông báo hết giờ học.
Trong trường hợp truyền hình trực tiếp về giờ học thực sự ở trường,
nếu ai đó đưa ra áp dụng sự ước lệ ấy thì việc cắt giảm thời gian sẽ làm mất
lòng tin của khán giả truyền hình đối với tính chất xác thực của những gì đang
diễn ra. Do vậy người viết kịch bản truyền hình không được sử dụng phương
pháp ước lệ.
Tính chất liên tục về không gian và thời gian là nhân tố công nghệ
chung - nếu có thể nói được như thế - của sân khấu và của truyền hình trực
tiếp. Truyền hình có những khả năng về kỹ thuật lớn hơn nhiều so với sân
khấu trong việc xử lý thời gian và không gian, cảnh diễn có thể xảy ra cùng
một lúc ở nhiều địa điểm.
Bên cạnh những nét khác nhau, truyền hình và sân khấu cũng có nhiều
điểm khác biệt điều này ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo kịch bản của sân
khấu và truyền hình. Trước hết khi ngồi trong nhà hát, chúng ta nhìn thấy
không gian thực tế, không gian khối của sân khấu, những con người thực,
những đồ vật thực, trong khi đó trên màn hình của ti vi chúng ta chỉ thấy được
hình ảnh của những con người, đồ vật được hiện lên dưới sự kết hợp ánh
sáng, bóng tối, không phải là môi trường vật chất giống như ta thấy ở trong
nhà hát. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa nhất đối với người xem truyền hình trực
tiếp là khi mở ti vi người xem biết rằng mình sẽ nhìn thấy hình ảnh chính con
người mà vào thời điểm đó đang đứng trước máy quay truyền hình. Nhưng dù
sao trước mặt người xem cũng không phải là con người thực, mà chỉ là hiệu
ứng quang học. Trước mặt người xem là tấm kính của màn hình, chứ không
phải là không gian thực của sân khấu.
25
Ngoài ra yếu tố khán giả của sân khấu nhà hát và của truyền hình cũng
có sự khác biệt. Ở sân khấu, khán giả có thể tham gia vào vở diễn , nhiều lúc
buộc diễn viên tuân theo tiếng cười, tiếng huýt sáo của họ. Trong truyền hình
có hai đối tượng khán giả: nếu ở chương trình truyền hình trực tiếp hoặc cầu
truyền hình khán giả cũng bị chi phối theo kịch bản người làm truyền hình và
đối tượng khán giả ngồi trước ti vi hoặc xem hoặc tắt ti vi. Sự khác biệt trong
tính chất công chúng giữa sân khấu và truyền hình là rất lớn. Nếu ở sân khấu,
trạng thái cảm xúc của công chúng này hoàn toàn khác, việc đến xem kịch luôn
đưa đến cho khán giả những xúc cảm đặc biệt khác với xúc cảm hằng ngày.
Còn với truyền hình khán giả chỉ được xem lại những gì mà camera quay.
Một nhân tố nữa để thấy sân khấu khác truyền hình chính là camera
truyền hình có khả năng "bứt ra" một phần không gian.
Thứ nhất, chúng ta luôn nhìn thấy ba người trên sân khấu luôn luôn ở
cùng một cự ly, cùng ở một tầm. Thứ hai, họ luôn luôn ở một điểm hội tụ, từ
một góc nhìn. Nhưng ba người hiện diện trước camera truyền hình lại không
phải theo cách ấy trên màn ảnh. Đạo diễn thay đổi việc phát sóng camera,
thay đổi góc quay và cự ly ghi hình, thì đã cho thấy khán giả lúc thì nhìn thấy
người này lúc thì nhìn thấy người khác, lúc thì nhìn thấy một người, lúc thì
nhìn thấy ba người.
Trên sân khấu, tác giả nhìn thấy toàn bộ không gian trên sân khấu. Còn
trên màn ảnh, khán giả chỉ có thể nhìn thấy một phần không gian do phần
không gian mà camera tách ra được và bị khung của màn hình hạn chế.
Camera có khả năng tiến lại gần hoặc tách ra xa một người hay một vật
nào đó, trình chiếu cho khán giả thấy một chi tiết nhỏ nhưng với kích thước
rất lớn và quan trọng đối với cảnh diễn, ví dụ như bản đồ hoặc một chiếc kim.
Camera có thể quay một người ở phía trước hoặc ở phía sườn, từ phía trên
xuống hoặc từ phía dưới lên. Bằng cách di chuyển camera người ta có thể
trình chiếu trên màn ảnh những gì không thể thấy trên sân khấu.
26