: Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở
Giao Dịch 3 Hà Nội.
I. Định hướng phát triển hoạt động than toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
1. Định hướng chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Mục tiêu chung: hoạt động an toàn, quản lý được rủi ro trong giới hạn hợp
lý, phát triển mạnh và bền vững, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng với đa
lĩnh vực - đa sản phẩm - dịch vụ - tiện ích có chất lượng và ngày càng được đổi
mới, hoàn thiện.
Mô hình ngân hàng: tập đoàn tài chính - ngân hàng có nhiều nguồn lực -
tiềm lực, hoạt động đa quốc gia, đứng hàng đầu trong nước, tương xứng trong khu
vực.
Xây dựng thương hiệu: Tạo lập và thể hiện được thương hiệu - hình ảnh - vị
thế - bản sắc văn hoá doanh nghiệp BIDV trong kinh doanh theo mô hình ngân
hàng hiện đại.
Công nghệ: Công nghệ là mũi nhọn, làm bước đột phá, tạo được sức cạnh
tranh.
Nhân lực: Là chìa khoá của thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ -
kiến thức - kỹ năng và kinh nghiệm được khuyến khích bởi hệ thống động lực vật
chất – tinh thần và điều kiện làm việc phù hợp.
Mục tiêu kinh doanh của BIDV là: luôn hướng tới phục vụ tốt nhất (sản
phẩm - dịch vụ - tiện ích) các khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn,
phát triển bền vững chấp hành luật pháp, minh bạch để cùng đạt được hiệu quả
kinh doanh cao.
Phương châm hoạt động:
* Là ngân hàng hiện đại.
* Sức mạnh là thị trường
* Khách hàng là mục tiêu
* Sản phẩm dịch vụ tốt
* Văn hoá là động lực
* Công nghệ là chủ chốt
* Đột phá để cạnh tranh
* Kiểm soát tốt rủi ro
* An toàn là bền vững
* Quản lý phải hiện đại
* Nguồn nhân lực tận tâm.
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch 3 – Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như
định hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của BIDV đang chú
trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ như đã trình bày ở trên.
TTQT là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của BIDV,
do đó BIDV đã đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định. Đó là:
- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao
mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch. Cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng
bán buôn và bán lẻ toàn diện, trọn gói; đảm bảo tăng trưởng quy mô hoạt động gắn
với nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Đổi mới công tác quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mô hình hoạt
động. Hoàn thiện Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức theo khuyến nghị của Dự án
TA2 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đã tạo cơ sở cho việc đổi mới trong vận
hành và quản lý. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong chuyển đổi căn bản hoạt động
của BIDV từ phân tán theo chiều ngang sang tập trung theo chiều dọc (theo sản
phẩm và khách hàng). Triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung, chuyển
đổi thành công mô hình tổ chức quản lý hoạt động theo hệ thống
- Cùng với hệ thống BIDV góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng
cao chất lượng dịch vụ TTQT hướng tới chuẩn mực quốc tế, góp phần củng cố uy
tín, năng lực cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng trong và ngoài nước. Thực
hiện minh bạch hóa thông tin tài chính quản trị hướng tới thông lệ quốc tế, tiếp tục
thuê công ty thực hiện định hạng tín dụng. Năm 2008 cũng là năm thứ 13 liên tiếp
BIDV thực hiện kiểm toán theo cả IAS và IFRS và công bố các kết quả kiểm toán
này đồng thời trong báo cáo thường niên. BIDV cũng đã thuê tư vấn quốc tế hỗ trợ
và là ngân hàng Việt nam đầu tiên hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng hệ thống
định hạng tín dụng nội bố theo thông lệ quốc tế.
- Nỗ lực giải quyết phần lớn nợ xấu còn tồn đọng từ các năm trước bằng các
biện pháp kết hợp và làm sạch bảng cân đối đồng thời thực hiện trích lập tối đa dự
phòng rủi ro. Trong những năm vừa qua nhờ thực hiện biện pháp này BIDV đã
giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 4% theo cả tiêu chuẩn kế toán Việt nam (IAS) và tiêu
chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Ngoài ra, với việc được cấp bổ sung 3.400
tỷ VND vốn điều lệ trong năm 2007, chỉ số An toàn vốn của BIDV đã đạt mức >
6,7% theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Giữ vững và mở rộng thị phần TTQT, đẩy mạnh và nâng cao công tác
quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong
xã hội. Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực đầu
tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của Sở Giao Dịch 3 trên thị trường tài
chính; tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh ngân hàng, bảo
hiểm, ATM, POS, gia tăng đầu tư chứng khoán; đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu
thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực năng lượng,
hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản; đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.
- Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc củng cố các sản
phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng như
Factoring, Forfaiting, …mở rộng các hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, séc quốc
tế…
II. Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Sở Giao Dịch 3 –
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1. Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, mở rộng phạm vi hoạt động.
Việc ứng dụng quy trình TTQT vào hoạt động đã có tác động đáng kể, giúp
Sở Giao Dịch 3 chuyên môn hóa nghiệp vụ và giảm thiểu những sai sót trong hoạt
động TTQT. Tuy nhiên TTQT là nghiệp vụ rất phức tạp, có phạm vi liên quan rộng
lớn đến các nghiệp vụ khác như vận tải, bảo hiểm, giao nhận. Do đó đòi hỏi cán bộ
TTQT phải nắm vững quy trình và am hiểu các nghiệp vụ liên quan trong giao dịch
với khách hàng, từ đó có những cách xử lý phù hợp trong các tình huống khác
nhau. Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, áp dụng công nghê thông tin cho
các thanh toán viên; sử dụng và vận dụng tốt công nghệ ngân hàng hiện đại. Căn
cứ vào tình hình thực tế, Sở Giao Dịch 3 là một ngân hàng bán buôn và đang
chuyển dần sang họat động của một ngân hàng thương mại. Vì vậy yêu cầu sắp tới
của Sở Giao Dịch 3 là phải tuyển dụng thêm cán bộ và nhân viên mới. Để có kết
quả tốt, ngay từ đầu cần xác định chiến lược tuyển dụng, có trọng tâm trọng điểm
rõ ràng.
2. Cải tiến kỹ thuật công nghệ.
Quy trình thanh toán quốc tế là một trong sáu quy trình nghiệp vụ chính
được xây dựng và cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 1990-2000 từ
năm 2001. Việc BIDV chuẩn hóa quy trình và đổi mới các phương thức giao dịch
với khách hàng sẽ làm giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp gia tăng
thị phần trong điều kiện hiện nay.
3. Đơn giản hoá trong việc thực hiện nghiệp vụ TTQT đồng thời phối hợp chặt
chẽ với các nghiệp vụ liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.
Đảm bảo tính pháp lý cho mọi giao dịch giữa Sở Giao Dịch 3 với khách
hàng. Mọi thỏa thuận đều được thực hiện bằng văn bản chi tiết. Đơn giản hóa các
khâu nghiệp vụ, mặt khác đối với từng phương thức giao dịch cần có quy định,
phương pháp hợp lý. Trong các giao dịch với khách hàng mọi rủi ro đều có thể xảy
ra nên để mang lại hiệu quả cao, phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ TTQT thì Sở
Giao Dịch 3 cần chú trọng nâng cao công tác thẩm định, đánh giá đối với khách
hàng lớn. Công tác này không chỉ dừng lại ở lần đầu tiên khách hàng tới đặt quan
hệ với ngân hàng, mà còn cần được tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt
quá trình ngân hàng có quan hệ với khách hàng. Kiểm tra năng lực tài chính của
khách hàng, đối tượng khách hàng, năng lực pháp lý, đánh giá phẩm chất đạo đức
của khách hàng thông qua đánh giá tính đảm bảo nguyên tắc trong quan hệ vay trả,
tính trung thực trong quan hệ quốc tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ
của Nhà Nước.
4. Giữ vững mối quan hệ với khách hàng.
Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt để khuyến khích khách hàng
tham gia sử dụng dịch vụ. Cần có ưu đãi lớn đối với khách hàng giao dịch lớn và
thường xuyên với Sở Giao Dịch 3. Đưa ra biểu phí thích hợp để thu hút khách
hàng. Xúc tiến hoạt động tư vấn cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao
dịch. Ngân hàng thông qua việc hướng dẫn các quy trình, thủ tục, hồ sơ cho khách