Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa: Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRƯƠNG THỊ HỢP

THÔNG ĐIỆP VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

TRƯƠNG THỊ HỢP

THÔNG ĐIỆP VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI
GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Phạm Duy Đức


HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và chưa từng được công bố trong
các công trình nghiên cứu của ai khác.

Tác giả luận văn

Trương Thị Hợp


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Phạm Duy Đức - người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình về mặt khoa học
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô
giáo tại Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ mọi
khó khăn và tao mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn

Trương Thị Hợp


MỤC LỤC


MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 12
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 12
6. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 13
7. Kết cấu luận văn: ............................................................................................... 14
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP VỀ TRẺ EM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ..................................... 15
1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................... 15
1.1.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng ...................................................... 15
1.1.2. Trẻ em và quyền thông tin về trẻ em ............................................................ 17
1.1.3. Thông điệp và thông tin: ý nghĩa và tầm quan trọng của thông điệp ............. 23
1.2. Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử ............................................................. 30
1.2.1. Khái niệm và quá trình phát triển của báo điện tử ........................................ 30
1.2.2. Ưu và nhược điểm của báo điện tử trong việc truyền tải thông điệp ............. 33
1.3. Góc nhìn văn hóa đối với thông điệp trẻ em trên báo điện tử .......................... 35
1.3.1. Góc nhìn văn hóa đối với thông điệp về trẻ em ............................................ 35
1.3.2. Đặc điểm của thông điệp về trẻ em dưới góc nhìn văn hóa trên báo điện tử . 42
1.4 Tiểu kết .......................................................................................................... 45
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG ĐIỆP VỀ
TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ..................... 46
2.1. Thực trạng thông điệp về trẻ em trên báo điện tử ............................................ 46
1.1.1. Vài nét về các tờ báo lựa chọn khảo sát........................................................ 46
2.1.1.1. Báo điện tử Dân trí ( ............................................... 46

2.1.1.2. Báo điện tử Vietnamnet ( 48
2.1.1.3. Báo điện tử Tuổi trẻ ( .................................................... 50

1


2.1.2. Về số lượng và nội dung thông điệp ............................................................. 51
2.1.1.1. Trẻ có hoàn cảnh khó khăn ...................................................................... 54
2.1.1.2. Trẻ gặp tai nạn .......................................................................................... 55
2.1.1.3. Nạn bạo hành ........................................................................................... 57
2.1.1.4. Bạo lực học đường ................................................................................... 58
2.1.1.5. Trẻ bị xâm hại ........................................................................................... 59
2.1.1.6. Vấn đề Giáo dục ....................................................................................... 60
2.1.1.7. Vấn đề sức khỏe........................................................................................ 62
2.1.1.8. Trẻ vi phạm pháp luật ............................................................................... 63
2.1.2. Về hình thức thể hiện thông điệp ................................................................. 64
2.2. Đánh giá thực trạng thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn
hóa ........................................................................................................................ 70
2.2.1. Giá trị khách quan, trung thực của thông điệp .............................................. 70
2.2.2. Giá trị đạo đức của thông điệp ..................................................................... 77
2.2.3. Giá trị thẩm mỹ của thông điệp .................................................................... 83
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với thông điệp về trẻ em trên báo điện tử ................... 88
2.4 Tiểu kết ........................................................................................................... 91
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI THÔNG ĐIỆP VỀ TRẺ EM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ......................................................................................... 92
3.1. Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử và mối quan tâm của xã hội ... 92
3.1.1. Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử ............................................ 92
3.1.1.1 Xu hướng đa phương tiện và kết hợp nhiều loại hình ................................. 94
3.1.1.2 Xu hướng tương tác giữa tòa soạn và công chúng ...................................... 96
3.1.1.3 Xu hướng truyền tải thông tin thông qua điện thoại di động ....................... 98

3.1.1.4 Xu hướng kết nối với mạng xã hội ........................................................... 100
3.1.2 Dự báo về sự quan tâm của xã hội đối với thông tin về trẻ em .................... 102
3.1.2.1 Trẻ em là nạn nhân................................................................................... 103
3.1.2.2 Hình ảnh trẻ em vui vẻ, hạnh phúc ........................................................... 105
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông điệp về trẻ em trên báo
điện tử ................................................................................................................. 106
3.2.1 Giải pháp từ chính sách của Đảng, Nhà nước .............................................. 106
3.2.2 Giải pháp từ phía các cơ quan báo chí ......................................................... 110
3.2.2.1 Về đội ngũ phóng viên, biên tập viên ....................................................... 110
3.2.2.3 Về số lượng, nội dung và hình thức đưa tin .............................................. 117

2


3.3 Tiểu kết ......................................................................................................... 118
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 123
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 126
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 127
PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................ 131
PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................ 133
PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................ 135
PHỤ LỤC 7 ........................................................................................................ 136

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CRC


The United Nations Convention on the Rights of the Child
Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Học viện BC&TT

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Luật BVCS&GD TE

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Nxb

Nhà xuất bản

ĐH KHXH&NV

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Unicef

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:


Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Dân trí năm 2014. ........ 52

Bảng 2.2:

Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Vietnamnet năm 2014. . 52

Bảng 2.3:

Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Tuổi trẻ năm 2014. .......... 53

Bảng 2.4:

Tỷ lệ các nội dung về trẻ em năm 2014............................................... 54

5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thông tin được cập nhật liên tục hàng
ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này thể hiện nhu cầu
to lớn của toàn xã hội trong việc tìm hiểu thông tin ở tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, nhu cầu thông tin về trẻ em nổi lên như một mối quan
tâm đặc biệt và cần thiết cho sự phát triển xã hội. Điều này một phần xuất phát từ
những tin bài gây “sốc” như trẻ bị bạo hành tại trường mẫu giáo, việc mua bán trẻ
em, những cái chết bất thường hay số phận bi thảm của trẻ… Đây chính là “hồi
chuông” cảnh tỉnh cho toàn xã hội trong việc chăm sóc và nuôi dạy con trẻ. Điều
này đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với “người cầm bút”- về trách nhiệm

và đạo đức - trong việc truyền tải thông tin về trẻ em tới công chúng.
Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em nêu: “Trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật Quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm”. Còn Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 1991 quy định: “Trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Ở độ tuổi này trẻ em cần được chăm sóc và giáo dục đặc biệt tại gia đình, trong
nhà trường và ngoài xã hội. Bản thân trẻ em là những người dễ bị tổn thương và
khơi nguồn cho nhiều thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Chính vì vậy mong
muốn của mỗi người cũng như toàn xã hội là nắm bắt được nhiều thông tin có liên
quan đến trẻ em để từ đó có những hướng điều chỉnh phù hợp trong cuộc sống. Báo
chí với chức năng thông tin đã làm rất tốt trong việc phản ảnh các tin tức liên quan
đến trẻ em. Mỗi tin bài về trẻ em có thể nói là một bức tranh hiện thực được tái hiện
với mục đích đảm bảo các lợi ích xã hội dành cho trẻ theo tinh thần CRC. Đặc biệt
những tin tức về trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng phải luôn được
nhìn nhận dưới góc độ văn hóa để ngày càng nâng cao chất lượng và phát huy các
mặt tích cực.

6


Trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, báo điện tử là một loại
hình ra đời muộn nhất nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin hiện đại. Số lượng tin bài nhiều, tốc độ cập nhật nhanh và sự
tích hợp đa phương tiện là những ưu thế vượt trội của báo điện tử so với các loại
hình truyền thông khác. Công chúng của báo điện tử cũng ngày một đông đảo và
phát triển không ngừng. Với thế mạnh đó, những tin bài trên báo điện tử có tốc độ
lan tỏa và gây hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Những thông tin về trẻ em nổi bật trong
những năm gần đây có thể nói đều xuất phát hoặc tạo hiệu ứng dư luận từ các trang
báo điện tử như vụ tiêm vắc xin gây ra cái chết cho nhiều trẻ em, trẻ bị bạo hành ở
trường mẫu giáo, những tấm gương hi sinh thân mình để cứu bạn…

Với đề tài về trẻ em, các trang báo điện tử đã khai thác được nhiều khía cạnh mà
xã hội đang quan tâm như vấn đề giáo dục, sức khỏe, tái hiện cuộc sống hiện thực
của trẻ em ở trong nước và quốc tế, từ thành thị đến nông thôn… với nhiều hiệu quả
tích cực tác động tới xã hội. Có lẽ nhiều người trong chúng ta còn nhớ tấm gương hi
sinh của em Trần Văn Nguyên ở Quãng Ngãi đã quên mình 3 lần cứu bạn khỏi chết
đuối. Lần cuối cùng trong khi cố cứu một em bé lớp 6 bị đuối nước trên sông, em đã
không qua khỏi và ra đi ở độ tuổi 14. Hành động của em được Phó Chủ tịch nước
Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương dũng cảm. Sự kiện này đã tác động lớn
đến xã hội, dấy lên niềm thương cảm và tự hào trong mỗi con người Việt Nam.
Chính hành động đó có sức lan tỏa mạnh mẽ, khiến mọi người thấy mình nên hi
sinh nhiều hơn, nên yêu thương đùm bọc những người xung quanh nhiều hơn. Có
được điều này, một phần là do sự nhanh nhạy, kịp thời của báo chí. Ở đây trẻ em
được quan tâm đúng mực, được bảo vệ và tôn vinh dưới ngòi bút của các tờ báo,
nhà báo có tâm, có đức.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại không ít các bài báo vì mục đích “câu view”,
vì sự hiểu biết có hạn của nhà báo mà gây nên hậu quả xấu cho xã hội, làm ảnh
hưởng đến cuộc sống và tâm lý của những trẻ em được phản ánh, như nêu đích danh
và chụp rõ mặt trẻ em trong các “clip nóng”, trẻ em bị hiếp dâm, trẻ bị tự kỉ, trẻ bị
nhiễm HIV... Chính vì điều này trong những năm vừa qua, nhiều cuộc hội thảo bàn
7


về cách thông tin về trẻ em trên báo chí đã được tổ chức, góp phần nâng cao tính
chuyên nghiệp của nhà báo và nhấn mạnh tiêu chí đạo đức của người cầm bút. Đặc
biệt để tránh tình trạng nhiều tờ báo chỉ viết cái tốt, có tờ báo lại chỉ phản ánh về cái
xấu, nhất thiết cần có một cái nhìn tinh tế, tỉnh táo và toàn diện về diện mạo của trẻ
em trên báo chí.
Thông tin về trẻ em trên báo chí không chỉ lấy trẻ em làm đối tượng phản ánh
đơn thuần mà nó còn mang tính xã hội sâu sắc. Viết về đề tài trẻ em, nhà báo cần
thiết phải nghiên cứu cả trẻ em lẫn người lớn liên quan đến trẻ em vì những tin bài

đó sẽ góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của người lớn đối với việc
giải quyết các vấn đề trẻ em. Đấy chính là ý nghĩa nhân văn của những tin bài này.
Chính vì những lẽ đó tôi chọn: “Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc
nhìn văn hóa” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc
nhìn văn hóa”, tôi đã có tham khảo một số tài liệu có liên quan và nhận thấy đề tài
trẻ em trên báo chí là khá phong phú, các thông tin về báo mạng điện tử cũng đa
dạng với các tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2.1. Tài liệu trong nước
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả: Dương Xuân
Sơn – Đinh Văn Hường – Trần Quang đã khái quát hóa các vấn đề chung của báo
chí, trong đó đã chỉ rõ vai trò và vị trí của báo chí trong xã hội. Cuốn sách khẳng
định: “Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan
hệ chặt chẽ giữa Cuộc sống – Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng.” [31, tr.24]
Về chủ đề báo chí viết về trẻ em, đáng chú ý có cuốn “Báo chí với trẻ em”
của Nxb Lao động (2004) do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên. Cuốn sách này
cung cấp những thông tin, trí thức nền cần thiết có liên quan đến quyền trẻ em;
nghiên cứu công chúng – nhóm đối tượng trẻ em; diện mạo trẻ em trên báo chí và
những vấn đề đặt ra… Những nội dung tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề

8


nghiệp báo chí tham gia giải quyết vấn đề trẻ em trong cuốn sách này là những gợi
ý bổ ích để tác giả luận văn tham khảo nhằm thực hiện đề tài này.
Bên cạnh đó, cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” của đồng tác giả
đã cung cấp cho các phóng viên báo chí làm việc với trẻ em những kiến thức cơ bản
về nghiệp vụ báo chí và những vấn đề liên quan đến trẻ em. Đồng thời cũng chia sẻ
những kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động nghiệp vụ báo chí với trẻ em của

những nhà báo lâu năm làm việc cùng trẻ em, của những nhà hoạt động xã hội, của
các chuyên gia nghiên cứu báo chí với trẻ em.
Để nhìn nhận vấn đề thông tin về trẻ em theo những “lát cắt nhỏ” hơn, tôi có
tham khảo cuốn “Vấn đề Hôn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí” của tác
giả Nguyễn Thu Nguyệt. Cuốn sách này cho chúng ta thấy sự tương tác của những biến
đổi kinh tế xã hội tới những vấn đề quan hệ gia đình, trẻ em – giúp xác định những vấn
đề cần phải định hướng nghiên cứu sâu hơn, phục vụ cho chiến lược phát triển gia đình,
chăm sóc trẻ em của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
Bài nghiên cứu “Thông điệp về trẻ em trên báo hình và báo in” của PGS.TS
Mai Quỳnh Nam đăng trên tạp chí Xã hội học số 2 năm 2002 đã cho thấy sự quan
tâm của truyền thông đại chúng trong việc phản ánh các vấn đề có liên quan tới trẻ
em. Thông qua việc phân tích văn bản trên một số báo in, tác giả đưa ra những nội
dung thông điệp liên quan tới đối tượng trẻ em mà các loại hình báo chí này đăng tải.
Gần đây nhất có cuốn sách chuyên khảo “Nhà báo với trẻ em: Kiến thức và
kĩ năng” xuất bản năm 2014 của TS. Nguyễn Ngọc Oanh – Giảng viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức và kĩ năng viết
báo trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra các số liệu
nghiên cứu chuyên sâu từ khảo sát thực tế các thể loại báo chí dành cho trẻ em.
Trong năm 2014, hội thảo: “Báo chí với quyền trẻ em: Đạo đức và Kĩ năng”
do Hội Nhà báo Viêt Nam phối hợp với Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam xuất
bản Kỷ yếu Hội thảo trong đó tập hợp hơn 20 bài tham luận của các nhà báo đến từ
các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Những bài tham luận đã đề cập tới

9


sự phản ánh vấn đề trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng dưới góc độ
quyền trẻ em và nhận thức của các nhà báo trong vấn đề viết báo về trẻ em.
Ngoài ra còn có các tài liệu khóa luận, luận văn, luận án tại các trường ĐH
KHXH&NV và Học viện BC&TT có liên quan đến đề tài như luận văn “Báo in với

vấn đề quyền tham gia của trẻ em hiện nay” của tác giả Trần Thị Thúy Hảo năm 2005
tại trường ĐH KHXH&NV; khóa luận “Báo chí với vấn đề bạo hành trẻ em (Khảo sát
trên báo điện tử Dân trí từ 1/1/2008 đến 12/6/2010)” của tác giả Nguyễn Thị Hương
Duyên tại trường ĐH KHXH&NV; luận văn “Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành
niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo Thiếu niên Tiền phong và Hoa học trò năm
2005/2006)” của tác giả Trần Thị Dung năm 2006 tại trường Học viện BC&TT...
2.2. Tài liệu của nước ngoài
Đáng chú ý nhất có cuốn “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của
tác giả Helena Thorfinn, do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản vào năm 2003. Đây là
cuốn sách đúc kết những phẩm chất cần thiết của nhà báo viết về trẻ em. Cuốn sách
nghiên cứu mối quan hệ giữa trẻ em với truyền thông nhằm mục đích giảm tác hại,
tăng lợi ích của các phương tiện truyền thông đối với trẻ, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, đồng thời tập trung phân tích ba vấn đề lớn: trẻ
em có quyền tiếp nhận, có quyền cùng tham gia, vừa có quyền được bảo vệ trước
các phương tiện truyền thông.
Ngoài ra có cuốn sách tham khảo “Quyền trẻ em và phương tiện thông tin đại
chúng” của Tổ chức Radda Barnen – Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, là tập
hợp một số chuyên đề viết về mối quan hệ giữa việc thực hiện Công ước về quyền
trẻ em và trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc bảo vệ
quyền trẻ em.
Trong cuốn “Children in the News” (Trẻ em trong truyền thông) do trường Đại
học Công nghệ Singapore và Học viện Thông tin và Truyền thông châu Á phát hành
năm 2001 lại cho thấy sự thiếu thốn thông tin về trẻ em và dành cho trẻ em đã phần
nào thể hiện sự thiếu quan tâm của cộng đồng và bộ luật truyền thông nhằm đem lại
lợi ích cho trẻ em ở các nước châu Á.
10


Như vậy về đề tài báo chí, truyền thông vì trẻ em, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên các công trình này

chủ yếu tập trung nghiên cứu về quyền trẻ em trên báo chí hoặc báo chí cho trẻ em
(tức là hướng đối tượng tiếp nhận là trẻ em như các tờ báo Hoa học trò, Nhi
đồng...). Còn hướng nghiên cứu báo chí vì trẻ em (tức hướng đối tượng tiếp nhận
thông tin là người lớn) thì hầu như rất ít ỏi. Luận văn cũng sẽ đi tiên phong trong
việc khảo sát nội dung, hình thức của những thông điệp về trẻ em trên báo điện tử.
Đồng thời đánh giá chúng dưới những giá trị văn hóa như giá trị khách quan, trung
thực; giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Không những thế đề tài còn tập trung khảo
cứu thông điệp trẻ em trên báo điện tử - một loại hình thông tin điện tử mới và phát
triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Chính
vì vậy có thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài Luận văn nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ lý luận thông điệp về trẻ em trên báo điện tử từ góc nhìn
văn hóa, luận văn tập trung khảo sát và đánh giá thực trạng của việc thông tin về trẻ
em trên báo điện tử hiện nay. Tiếp theo luận văn sẽ đưa ra những dự báo về sự phát
triển của báo điện tử cũng như mối quan tâm của xã hội đối với các thông tin có liên
quan đến trẻ em. Từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan có thẩm quyền
và cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng thông điệp về trẻ em trên báo điện tử
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến thông điệp về trẻ em
trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa.
- Khảo sát thực trạng các thông điệp về trẻ em trên 3 tờ báo điện tử: Dân trí,
Tuổi trẻ, Vietnamnet trong năm 2014 trên các phương diện: số lượng tin bài, chất
lượng tin bài, nội dung tin bài; từ đó đánh giá dưới góc độ văn hóa: về mặt tích cực,
tiêu cực và tầm ảnh hưởng của những tin bài đó tới xã hội.
11



- Luận văn đưa ra những dự báo về sự phát triển của báo điện tử, về mối quan
tâm của xã hội tới vấn đề thông điệp về trẻ em cũng như các giải pháp để việc thông
tin về trẻ em trên các trang báo điện tử được thực hiện đúng đắn, có hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nghiên cứu các thông điệp liên quan tới trẻ em mà tập trung là những giá trị
văn hóa chứa đựng trong những thông điệp được thể hiện trên báo điện tử hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát những tin bài có liên quan tới trẻ em ở 3 tờ báo
điện tử Dân trí, Tuổi trẻ và Vietnamnet trong năm 2014. Đây là những tờ báo có uy
tín, có số lượng người truy cập lớn, có lượng lớn tin bài về trẻ em nằm trong các
chuyên mục riêng biệt. Khoảng thời gian khảo sát cũng chính là những thời điểm
mà nhiều sự kiện về trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng gây đươc sự
chú ý lớn từ dư luận.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm nền tảng.
Từ đó kết hợp với các nghiên cứu cụ thể để đánh giá thực trạng cũng như giải pháp
cho thông điệp về trẻ em trên báo điện tử.
5.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt
động của báo chí.
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí và trẻ em.
- Các quan điểm tiến bộ và hiện đại của thế giới hiện nay về báo chí về trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây để thực hiện mục
tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm khai thác những
tài liệu có sẵn có trên văn bản pháp luật của Việt Nam và Công ước Quốc tế về
quyền trẻ em. Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
12



trẻ em và quyền thông tin về trẻ em hiện nay trên báo chí nói chung. Ngoài ra luận
văn cũng tìm hiểu thông tin từ các báo cáo, kỷ yếu hội thảo được ban hành bởi các
cơ quan Nhà nước và một số tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Phương pháp phân tích văn bản (phân tích nội dung và hình thức): Đây là
phương pháp chính được sử dụng trong luận văn. Luận văn sẽ xác định các khái
niệm và từ khóa có liên quan như “trẻ em”, “thông điệp”, “báo điện tử”... Sau đó
phân tích những nội dung và hình thức thông điệp trong các bài báo được cố định
trong các chuyên trang, chuyên mục đó. Từ việc phân tích các bài báo nằm trong ba
tờ báo điện tử là Dân trí, Tuổi trẻ, Vietnamnet, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá
về thông điệp dưới góc nhìn văn hóa.
- Phương pháp phân tích định tính: phỏng vấn các nhà báo để tìm hiểu về
nhận thức của đối tượng đối với các quyền thông tin về trẻ em trên báo chí hiện nay
cũng như mục đích khi sáng tạo các thông điệp có liên quan tới trẻ em. Đó là nhà
báo Lâm Hoài – phóng viên báo Tuổi trẻ; nhà báo Kiên Trung – phóng viên báo
Vietnamnet và ông Nguyễn Anh Tuấn – thư kí tòa soạn báo Dân trí.
- Phương pháp thống kê: Từ việc thống kê số lượng các bài viết về các vấn đề
khác nhau ở mỗi báo, luận văn sẽ đưa ra các số liệu tổng quát về những nội dung
được đề cập trong báo như các chuyên mục có tỷ lệ tin bài về trẻ em lớn, số lượng các
tin bài về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em gặp tai nạn hay vấn đề giáo dục cho
trẻ... Từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát về số lượng bài viết mà các báo quan tâm và đánh
giá được những giá trị văn hóa của những tin bài đó.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Đây là đề tài đầu tiên khảo sát thông tin về trẻ em trên báo điện tử dưới góc
nhìn văn hóa. Đề tài không chỉ góp phần làm rõ diện mạo, nội dung và hình thức
của các tin bài về trẻ em trên báo điện tử mà còn đánh giá vai trò của nhà báo cũng
như phương thức truyền tải thông tin tới công chúng qua kênh phát: báo điện tử.


13


- Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về
những vấn đề có liên quan đến thông điệp về trẻ em trên báo chí nói chung và thông
điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về trẻ em trên báo điện tử hiện nay
cho các cá nhân cơ quan nghiên cứu và quản lý báo chí.
- Thông qua luận văn này, các cơ quan quản lý báo chí sẽ nhìn thấy được thực
trạng thông tin về trẻ em trên báo điện tử để từ đó có những biện pháp chỉ đạo thích
hợp.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng,
giảng viên và học viên ở các trường đào tạo chuyên ngành báo chí, tạo tiền đề cho
các công trình nghiên cứu tiếp theo.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, những nội dung chủ yếu
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc
nhìn văn hóa
Chương 2: Khảo sát thực trạng và đánh giá thông điệp về trẻ em trên báo điện tử
dưới góc nhìn văn hóa
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với thông điệp về trẻ em trên báo điện tử hiện nay

14


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP VỀ
TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng
Từ khi lịch sử ra đời cho đến nay, báo chí đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm và dù “bộ mặt” có thay đổi nhưng mục tiêu dường như vẫn bất biến. Mục tiêu
chính yếu nhất của báo chí là cung cấp cho công dân thông tin mà họ có để trở
thành tự do và dân chủ. Theo như James Carey, phóng viên báo Daily News của
New York: “Có lẽ đến cuối cùng, báo chí chỉ có nghĩa đơn giản là truyền tải và
phóng đại cuộc đối thoại của chính nhân dân” [2, tr. 23].
Con người vốn dĩ có khao khát tìm hiểu những gì xảy ra bên ngoài kinh
nghiệm trực tiếp của mình. Những thông tin mới cho phép con người xây dựng một
cuộc sống an toàn và phát triển toàn diện. Sự trao đổi thông tin trở thành nền tảng
cho việc tạo dựng cộng đồng, kiến tạo những mối quan hệ nhân văn. Đây là những
hoạt động tự nhiên mà sau này chúng ta gọi chung đó là “truyền thông”.
Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có
nghĩa là chung hay cộng đồng. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến nội dung,
cách thức, con đường, phương tiện... để tạo thành sợi dây liên kết giữa các cá nhân
trong xã hội, biến con người tự nhiên trở thành con người xã hội.
Trong tiếng Anh “truyền thông” là “communication” có nghĩa là sự truyền
đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông...
Trong từ điển tiếng Việt, “truyền thông” với nghĩa động từ có nghĩa là truyền
dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định. Nó cũng có thể hiểu là thông tin
và tuyên truyền, là phương tiện truyền thông.
Như vậy có thể thấy rõ bản chất của “truyền thông” gắn liền với sự phát triển
của con người và xã hội. Nó vừa “tự nhiên” lại vừa “không tự nhiên”, tức là vận
động theo ý muốn của con người hoặc không. Mặt khác tính chất của nó cũng thay
đổi tùy môi trường truyền thông ở mỗi giai đoạn lịch sử.

15



Trong cuộc sống thường ngày, khi chúng ta trò chuyện, trao đổi, điều đó có
nghĩa quá trình truyền thông đã được thực hiện. Nó đến một cách tự nhiên vì những
mục đích chung, nhu cầu chung. Tiếng nói là nền tảng quan trọng cho quá trình
hình thành phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội loài người.
Khi truyền thông gắn liền với các phương tiện truyền thông đại chúng thì tính mục
đích được thể hiện và lên kế hoạch rõ ràng.
Quá trình truyền thông khởi đầu từ những hình thức đơn giản như nói trực tiếp,
ban hành giấy tờ... và đến bây giờ đã có những sự phát triển vượt bậc là sử dụng điện
thoại, truyền hình, vệ tinh nhân tạo, internet... Các phương tiện hiện đại này trở thành
một phần không thể thiếu để đảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định.
Nghiên cứu về “truyền thông” đã có một quá trình dài và liên tục cho đến
ngày nay với sự tham gia của nhiều ngành, nghề. Điều này cho thấy sự phức tạp
cũng như cần thiết phải hiểu rõ “Truyền thông” – một yếu tố quan trọng trong tiến
trình phát triển của con người.
Trong truyền thông, người ta phân chia ra các dạng thức, loại hình khác nhau
nhằm khu biệt các mô hình, mô thức, cách thức tổ chức liên kết các yếu tố hoạt
động truyền thông. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại khác
nhau như truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm,
truyền thông đại chúng...
Truyền thông đại chúng là dạng thức truyền thông – giao tiếp với công chúng
xã hội rộng rãi, được thực hiện thông qua các phương tiện kĩ thuật và công nghệ
truyền thông. Trong truyền thông đại chúng, các loại hình báo chí như báo in, phát
thanh, báo mạng, truyền hình có vai trò quan trọng, chi phối sức mạnh, bản chất và
khuynh hướng của truyền thông đại chúng. Như vậy có thể hiểu, truyền thông đại
chúng là hệ thống các phương tiện truyền thông phát đi các thông tin nhằm chia sẻ,
lôi kéo và tập hợp đông đảo quần chúng tham gia giải quyết các vấn đề mà xã hội
đang đặt ra.
Nói về truyền thông đại chúng, điều đặc biệt quan trọng đó là tính chất “đại
chúng”. Có nghĩa đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông đảo công
16



chúng trong xã hội không phân biệt trình độ, giai cấp, giới tính... Một thông tin
được truyền đi có nghĩa là hướng tới hàng triệu người đang theo dõi. Khi quá trình
truyền thông càng mạnh thì sức ảnh hưởng của nó tới công chúng càng khổng lồ.
Điều này dẫn đến sự quy định về nội dung các thông tin được phát ra phải thỏa mãn
nhu cầu, mong muốn của đại đa số nhân dân. Thông tin phải luôn đặt lợi ích của
công chúng lên trên, vừa giúp họ mở mang tầm nhìn, lại vừa là cầu nối để họ bộc
bạch, sẻ chia tâm tư, tình cảm. Tính chất “đại chúng” không chỉ thể hiện sự đa dạng
trong đối tượng tiếp nhận mà còn là sự phong phú về đề tài thông tin sự kiện. Mỗi
cá nhân trong xã hội đều có nhu cầu riêng chính vì vậy sự đa chiều thông tin là cần
thiết. Thế nên không có gì lạ khi cùng một vấn đề, mỗi phương tiện lại tiếp cận theo
một góc độ khác nhau. Nhờ đó thông tin vừa công khai, vừa thỏa mãn được trí tò
mò của dư luận.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng cần được chú trọng như thông điệp đưa ra
phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo; quá trình truyền thông phải diễn ra liên tục và
thường xuyên; thông tin phải xuyên suốt mọi mặt của đời sống như sản xuất, giải
trí, tâm lý tình cảm...
Ngày nay khi truyền thông ngày càng phát triển, hai xu hướng đại chúng và
phi đại chúng đang đan xen và cùng phát triển. Tuy nhiên với mục đích to lớn là tác
động và làm thay đổi hành vi thái độ của công chúng, truyền thông đại chúng trở
thành vị trí trung tâm và làm nền tảng trong việc quyết định sức mạnh, bản chất và
khuynh hướng chính của truyền thông chung.
1.1.2. Trẻ em và quyền thông tin về trẻ em
Mỗi người sinh ra đều có quãng thời gian là “trẻ em” nên hơn ai hết chúng ta
thấu hiểu sự mong manh và yếu ớt của nó. Trẻ em luôn cần sự chăm sóc và bảo vệ
đặc biệt của người lớn.
Điều 1 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em nêu: “Trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm” [1, tr.12].
Các văn bản Pháp luật của Việt Nam quy định: “Những người dưới 16 tuổi gọi là

trẻ em”. “Những người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên”, “Những người từ đủ 15
tuổi trở lên có giao kết hợp đồng lao động gọi là người lao động”. [23, tr. 102]
17


Như vậy trẻ em được hiểu trước hết là một con người được hưởng mọi quyền
và mọi tự do đã được nêu ra trong các Công ước Quốc tế về quyền con người mà
“không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn
ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài
sản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác”. [1, tr.8]
Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn
CRC. Để đạt được những mục tiêu mà Chương trình hành động quốc gia và CRC
đặt ra, Việt Nam đã đầu tư nhiều vào việc bồi dưỡng năng lực và vận động xã hội.
Quyền trẻ em và việc thực hiện Quyền trẻ em đã trở thành một vấn đề chung cho
mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan và tổ chức trong cả nước, dưới sự lãnh đạo chung
của Chính phủ.
Tuy nhiên về thực tế, ở mỗi nơi trên thế giới, không phải trẻ em nào cũng
được đối xử theo đúng những quy tắc trên. Không những thế trẻ em còn là nạn nhân
của sự nghèo đói, thất học, bị bóc lột sức lao động, dịch bệnh... Vậy nên trong mối
quan tâm chung của toàn xã hội là làm thế nào để bảo vệ được trẻ em, báo chí
truyền thông không thể đứng ngoài cuộc. Không những vậy, với chức năng thông
tin, giám sát xã hội, báo chí còn được xem là yếu tố cơ bản để tiến trình đòi quyền
lợi cho trẻ em được tiến hành nhanh và có hiệu quả. Việc thông tin về trẻ em trên
báo chí chính là một phần để nước ta tiến gần hơn đến việc thực hiện đầy đủ các
Quyền trẻ em.
Trong môi trường báo chí, thông tin về “trẻ em” luôn là một vấn đề nhận
được sự quan tâm đặc biệt. Dưới góc độ là đối tượng phản ánh, trẻ em có thể là đề
tài cho hoạt động báo chí đa dạng và phong phú. Đối tượng này bao gồm trẻ sơ
sinh, nhi đồng, thiếu niên. Lấy trẻ em làm trung tâm, đặt quyền lợi của trẻ em lên
trước, tiếp cận vấn đề từ trẻ em sẽ cho ra đời những tác phẩm báo chí có giá trị, có

sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Có thể nói thông tin về trẻ em trên báo chí không
đơn thuần là sự phản ánh mà còn liên quan sâu sắc tới vấn đề nhân văn, nhân ái giữa
con người với con người trong xã hội.

18


Hiện nay trẻ em thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với một
vài chân dung lặp đi lặp lại, bao gồm trẻ em bạo lực, trẻ em nghèo, trẻ em là nạn
nhân, trẻ em và giới, trẻ em ngây thơ trong trắng... Viết về trẻ em với những đề tài
nhạy cảm như mại dâm, HIV... nếu nhà báo không có đạo đức, thiếu hiểu biết thì
đôi khi tác phẩm đó lại là nguyên nhân khiến trẻ bị xâm phạm lần thứ hai.
Vậy quyền thông tin về trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện
nay như thế nào?
Hiện nay, ngay trong Luật báo chí (bổ sung, sửa đổi năm 1999) cũng chưa có
điều khoản nào quy định trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc đảm bảo
thực thi quyền trẻ em. Và trong nhiều văn bản liên quan tới trẻ em cũng chưa có
những điều khoản nào quy định cụ thể về quyền được bảo vệ, quyền trẻ em, trách
nhiệm rõ ràng cụ thể của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong đảm bảo quyền trẻ em.
Duy chỉ có tại văn bản Luật BVCS&GD TE năm 2004, Điều 29 có quy định về
trách nhiệm của các đơn vị sản xuất thông tin khuyến cáo về những nội dung không
phù hợp với trẻ em: “Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền
hình, nghệ thuật điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông
báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng”. [23, tr. 15]
Tại nhiều nước, tự do báo chí là một quyền cơ bản. Hơn nữa các nhà báo có
trách nhiệm thường không đặt mục tiêu viết bài theo kiểu xâm phạm đến quyền con
người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên để so chiếu, đánh giá, những điều khoản trong
Công ước về Quyền trẻ em sẽ là những công cụ quan trọng đối với nhà báo trong
việc ứng xử trước những thông tin có liên quan về trẻ em.
CRC đòi hỏi trẻ em phải được nhìn nhận như những chủ thể quan trọng với

truyền thông đại chúng. Trẻ em phải được miêu tả chân thực, sâu sắc hơn trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí. Các phương tiện truyền
thông phải luôn coi trẻ em là đề tài vô tận để khai thác thông tin với ý nghĩa hướng
đến mục tiêu giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ như CRC nêu.
Nhìn chung những quy tắc ứng xử liên quan đến trẻ em trên các phương tiện
truyền thông được đặc biệt quan tâm có lẽ chỉ bắt đầu từ sau Hội nghị về Công ước
19


của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được tổ chức tại Geneva năm 1996. Dựa trên
những khuyến nghị của các thành viên tham dự, Ủy ban của Liên hợp quốc về quyền
trẻ em đã thành lập một tổ công tác tìm hiểu những vấn đề giữa trẻ em với truyền
thông, đặc biệt thúc đẩy việc thực hiện Điều 17 trong Công ước. Hiện nay CRC đang
kêu gọi việc cần thiết phải xây dựng nên những đường lối chỉ đạo để bảo vệ trẻ em
khỏi những thông tin, tài liệu gây tổn thương cho trẻ. Trong Điều 17, mục a có nhắc
đến: “Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến những thông tin và tư
liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em phù hợp với tinh thần của Điều 29”.
CRC nói một cách ngắn gọn là quy đinh việc đối xử với trẻ em như thế nào,
điều gì nên làm và không nên làm. Đối tượng chính của Công ước là các Chính phủ
và Công ước không định can thiệp vào hoạt động độc lập các phương tiện truyền
thông. Tuy nhiên Công ước cũng có những thông điệp gián tiếp đến các tổ chức báo
chí mà qua đó người ta hi vọng những vụ vi phạm các quyền của trẻ em sẽ bị nêu
công khai trên báo chí; nhân phẩm trẻ em được tôn trọng; tạo điều kiện cho các em
được tham gia vào các hoạt động của các phương tiện truyền thông và bảo vệ trẻ em
khỏi những ảnh hưởng có hại từ các phương tiện truyền thông.
Trong Điều 16 của CRC có quy định các phương tiện truyền thông phải tôn
trọng việc riêng tư của các em, phải được bảo vệ khỏi sự can thiệp từ bên ngoài.
Đây chính là vấn đề đạo đức quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông và trẻ em.
Điều này có thể hiểu như là quy định về việc không được công bố tên của các em
nếu không được phép, các em phải được mô tả một cách tôn trọng trong các bài viết

hoặc bức ảnh, cũng như quyền của các em được từ chối khi không muốn tham gia
vào các hoạt động của các phương tiện truyền thông. Rất nhiều nhà báo vì muốn thể
hiện tính trung thực và chính xác của thông tin đã vô tình để lộ tên, địa chỉ của trẻ
trong các vụ xâm hại tình dục, trẻ trộm cắp... mà không lường trước được hậu quả
nào về mặt tâm lý, xã hội có thể xảy ra cho trẻ đó.
Tháng 5/1998, các Hiệp hội báo chí của 70 nước đã thống nhất về đề cương
Bản Quy tắc ứng xử tại Hội nghị tư vấn quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Recife,
Brazin với chủ đề báo chí và quyền trẻ em. Tiếp theo đó Tổ chức từ thiện của Anh
20


là Presswise và Liên đoàn các nhà báo quốc tế đã chỉ định một điều phối viên về
Quyền trẻ em – ông Mike Jempsen làm việc tại tổ chức Presswise ở Anh. Năm
2001, bản sơ thảo được đề nghị thảo luận và điều chỉnh bổ sung để sau đó sẽ trở
thành một khuyến nghị chính thức đối với các nhà báo khi làm việc với trẻ em.
Các nhà báo và các tổ chức truyền thông sẽ đấu tranh để duy trì những tiêu
chuẩn đạo đức cao nhất khi đưa tin bài về những câu chuyện của trẻ em. Các tổ
chức truyền thông coi việc xâm phạm quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến
sự an toàn, tính riêng tư, an ninh, giáo dục, sức khỏe, phúc lợi xã hội và mọi hình
thức bóc lột kể cả những tập tục cổ truyền nguy hại, như những vấn đề quan trọng
cần tìm hiểu và tranh luận công khai. Hoạt động báo chí khi đề cập đến cuộc sống
và quyền lợi của trẻ em cần được tiến hành với một sự hiểu biết về đặc điểm dễ bị
tổn thương ở trẻ, đặc biệt là trẻ em gái.
Các phương tiện truyền thông không nên coi và đưa tin bài về điều kiện, hoàn
cảnh của trẻ với tư cách như những sự kiện, mà cần phải không ngừng đưa tin về
quá trình có khả năng dẫn tới hoặc thực sự dẫn tới những sự kiện đó.
Song song với quá trình này, Chính phủ Na Uy và Unicef tại Oslo đã có những
động thái trước lời kêu gọi ở tầm quốc tế lần đầu tiên được phát đi năm 1996 và đã
khởi xướng một quá trình dẫn đến sự ra đời của Thách thức Oslo vào ngày 20/3/1999.
Thách thức Oslo có đoạn: Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông

đứng trước nhiều thách thức, trong đó có thách thức phải làm việc một cách có đạo
đức và có thể thực hiện được những chương trình thực sự hữu ích và tránh những
khuynh hướng giật gân, rập khuôn (bao gồm cả rập khuôn về giới tính), coi nhẹ trẻ
em và quyền trẻ em.
Unicef có một cuốn sổ tay lớn trong đó mỗi điều khoản trong CRC đều được bổ
sung một bản kiểm tra đối chiếu cho người làm báo cũng như những định hướng tin
bài – tức là những đề xuất về việc tập trung đến những vấn đề thích đáng. Đây là
cuốn sổ tay được viết một cách hoàn chỉnh nhất, do chính các nhà báo viết ra và do
đó không gây đụng chạm đến các vấn đề khác, chẳng hạn như quyền tự do báo chí.

21


×