Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Long ( 1965 - 1975) : Luận án TS. Lịch sử: 62 22 56 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG CÔNG HỮU

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN
VĨNH LINH (1965 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG CÔNG HỮU

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN
VĨNH LINH (1965 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Quang Hiển

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận
án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của Phó giáo sƣ, Tiến sỹ sử học Vũ
Quang Hiển.
Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, bảo
đảm khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án

Trƣơng Công Hữu


MỤC LỤC
Trang bìa phụ

Trang

Lời cam đoan
Mở đầu

1

Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

7

Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐẢM BẢO GIAO
THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN VĨNH

LINH GIAI ĐOẠN 1965 - 1968
1.1. Tình hình giao thông vận tải từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
trƣớc năm 1965
1.1.1. Các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh - một địa bàn
trọng yếu trên mặt trận giao thông vận tải
1.1.2. Thực trạng và chủ trƣơng khôi phục hệ thống giao thông vận tải
từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1954 - 1964
1.2. Đảng lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh (1965 - 1968)

22

22
22
26
41

1.2.1. Âm mƣu, thủ đoạn của địch và chủ trƣơng của Đảng

41

1.2.2. Chỉ đạo tiến hành công tác đảm bảo giao thông vận tải

53

* Tiểu kết chƣơng 1

66

Chƣơng 2 LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH ĐẢM BẢO GIAO THÔNG

VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỪ THANH HÓA ĐẾN VĨNH LINH
TRONG THỜI GIAN 1969 - 1975
2.1. Lãnh đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải, tích cực chi
viện cho tiền tuyến (1969 - 1971)
2.1.1. Chủ trƣơng khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến
tranh phá hoại
2.1.2. Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất
2.2. Đảm bảo giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại lần thứ
hai (1972)

69

69
69
74
83

2.2.1. Chủ trƣơng đẩy mạnh đảm bảo giao thông vận tải

83

2.2.2. Chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải

97


2.3. Đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh trong giai đoạn 1973-1975
2.3.1. Chủ trƣơng hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục mạng

lƣới giao thông vận tải

108
108

2.3.2. Chỉ đạo khôi phục hệ thống giao thông vận tải, chi viện tiền tuyến

110

* Tiểu kết chƣơng 2

113

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

116

3.1. Một số nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng

116

3.1.1. Ƣu điểm

116

3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân

131

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử


133

3.2.1. Lãnh đạo đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến
tranh phá hoại phải linh hoạt, sáng tạo, kết hợp khéo léo các loại hình
vận tải.
3.2.2. Đảm bảo giao thông vận tải trong chiến tranh phá hoại phải chú
trọng xây dựng cả lực lƣợng vận tải, lực lƣợng phòng không và lực lƣợng
an ninh để đảm bảo an toàn cho hành lang giao thông và hàng hóa.
3.2.3. Tổ chức đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có chiến
tranh phá hoại, bên cạnh yếu tố kỹ thuật còn cần phải coi trọng yếu tố
con ngƣời.
3.2.4. Quá trình chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giao
thông vận tải trong thời bình cần phải kết hợp nhu cầu phát triển kinh

133

136

140

142

tế - xã hội với nhiệm vụ quốc phòng.
Kết luận

146

Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án


149

Danh mục tài liệu tham khảo

150

Phụ lục

164


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh
Linh là địa bàn có vị trí vô cùng quan trọng. Từ xa xƣa, đây đã từng đƣợc coi
là “phên, dậu” của đất nƣớc; là căn cứ địa quan trọng, là nơi phát khởi của biết
bao cuộc khởi nghĩa anh hùng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, nơi đây đã luôn hoàn thành nhiệm vụ của một hậu phƣơng trung thành,
hết lòng vì tiền tuyến. Bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, khu vực từ
Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trở thành địa bàn trọng yếu, có vai trò chi phối cả
cục diện chung, quyết định công tác hậu cần trên chiến trƣờng miền Nam. Có
thể khẳng định rằng từ sau năm 1954 địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh lại
trở về với vai trò là “thành lũy, phên dậu” che chắn cho miền Bắc. Đây là khu
vực tiếp giáp với địch, thƣờng xuyên chịu sự tấn công, phá hoại. Đối với miền
Nam, đây là hậu phƣơng gần nhất và chi viện trực tiếp nhất cho cuộc chiến
tranh cách mạng; các địa phƣơng nơi đây đã chi viện cho cách mạng miền Nam
hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, hàng triệu tấn hàng hóa, vũ khí, quân nhu. Đối
với bạn bè quốc tế, nơi đây vừa là cửa ngõ quan trọng, vừa là nơi chi viện, tiếp
tế cho cách mạng Lào và Campuchia
Nhƣ vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Địa bàn

từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh có vai trò hết sức quan trọng. Vai trò quan
trọng đó bắt nguồn từ vị trí địa lý trung tâm của địa bàn này. Đây là vùng
đất nằm giữa hậu phƣơng lớn miền Bắc, tiền tuyến lớn miền Nam và chiến
trƣờng Lào, Campuchia. Tất cả công tác chi viện cho chiến trƣờng đều phải
đi qua khu vực này. Vì vậy nên trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc mặt trận giao thông vận tải ở ở khu vực này luôn có vị trí trọng yếu; đó
là con đƣờng huyết mạch nối liền hậu phƣơng lớn miền Bắc với tiền tuyến
lớn miền Nam.

1


Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc thì
mặt trận giao thông vận tải ở Địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trở nên vô
cùng nóng bỏng, khốc liệt. Để ngăn chặn sự chi viện từ hậu phƣơng miền Bắc
vào tiền tuyến miền Nam, cũng nhƣ để khủng bố tinh thần kháng chiến của nhân
dân, đế quốc Mỹ đã dội xuống đất nƣớc ta một lƣợng bom đạn khổng lồ mà
trọng tâm là khu vực này. Trong cuộc chiến đó, đế quốc Mỹ đã sử dụng những
loại vũ khí tối tân nhất nhƣ máy bay B52, các thiết bị điện tử hiện đại, các loại
bom lade, bom từ trƣờng, súng đạn công nghệ cao. Nếu nhƣ toàn miền Bắc, tính
trung bình mỗi mét vuông đất phải chịu 6 tấn bom, mỗi ngƣời dân phải chịu
45,5kg bom đạn, thì tại vùng trọng điểm Quảng Bình, Vĩnh Linh còn số này là
86,5 tấn/m2 , và 1.435kg/một ngƣời [45, tr.12]
Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh
trở thành trọng điểm đánh phá vô cùng dữ dội, ác liệt của không quân, hải quân
Mỹ; nơi đây trở thành tuyến lửa thử thách ý chí, nghị lực, thành nơi đọ sức, đọ lực
giữa quân và dân miền Bắc với đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trong cuộc chiến đấu này,
dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân các địa phƣơng nơi đây đã nêu cao tinh
thần anh hùng cách mạng, vƣợt qua muôn vàn gian khổ, thử thách, hi sinh để đánh
thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Với quyết tâm “đánh địch mà đi,

mở đƣờng mà tiến”, “sống bám trụ cầu đƣờng, chết kiên cƣờng dũng cảm”, “xe
chƣa qua, nhà không tiếc”… quân và dân nơi đây đã bám trụ kiên cƣờng nơi tuyến
lửa, quyết giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục
cho chiến trƣờng miền Nam.
Nhìn lại những năm tháng oanh liệt, có thể khẳng định rằng mặt trận giao
thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã đi vào lịch sử nhƣ
một bản anh hùng ca, nhƣ một biểu tƣợng tinh thần dũng cảm của ngƣời Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Cùng với tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân và dân các địa
phƣơng từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh thì sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có ý
2


nghĩa quyết định để chiến thắng đế quốc Mỹ trên mặt trận ác liệt này. Nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở địa bàn này trong
những năm chống chiến tranh phá hoại chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò lãnh đạo
của Đảng, hiểu rõ hơn những sáng tạo của từng địa phƣơng, qua đó góp phần tái
hiện đầy đủ, sinh động hơn những trang sử hào hùng của dân tộc. Cũng qua việc
nghiên cứu chúng ta sẽ thấy rõ quá trình hình thành, hoàn thiện những chủ
trƣơng chiến lƣợc, các giải pháp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng, của các cấp bộ Đảng, các địa phƣơng… trên mặt trận gay go, ác liệt này;
quan trọng hơn nữa, qua nghiên cứu chúng ta có thể rút ra đƣợc bài học kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa ngày nay. Nhƣ vậy, có thể nói đây là một vấn đề vừa có tính khoa học,
vừa có tính thực tiễn.
Với những lý do trên nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Đảng lãnh
đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
(1965- 1975)” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong việc đảm bảo giao thông vận tải
trên chi viện tiền tuyến địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh từ năm 1965 đến
năm 1975; từ đó rút ra một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các nhân tố tác động đến công tác đảm bảo giao thông vận tải
trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
- Trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng, đƣờng lối của Trung
ƣơng Đảng, các đảng bộ địa phƣơng về đảm bảo giao thông vận tải.

3


- Trình bày quá trình quân và dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh thực hiện các chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao
thông vận tải.
- Phân tích những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng lãnh đạo đảm
bảo giao thông vận tải và nguyên nhân những hạn chế đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng trên mặt trận giao thông vận
tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1965 - 1975.
- Những hoạt động của quân và dân các địa phƣơng từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 1965 đến năm 1975, tức là từ khi Mỹ tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Băc đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên để làm rõ tình hình giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh luận án cũng đề cập đến quá trình khôi phục hệ thống giao thông vận
tải trƣớc năm 1965.

- Về không gian: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình và đặc khu Vĩnh Linh.
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những chủ trƣơng, biện pháp của
Trung ƣơng Đảng và các đảng bộ địa phƣơng nhằm đảm bảo giao thông vận tải
chi viện tiền tuyến trên mặt trận giao thông vận tải đƣờng bộ và đƣờng sông.
Những điều kiện khó khăn và thuận lợi đối với đảm bảo giao thông vận
tải, gồm đặc điểm địa lý tự nhiên, cƣ dân, truyền thống; những âm mƣu, thủ
đoạn đánh phá của Mỹ trên các tuyến giao thông.
Những hoạt động của các lực lƣợng tham gia đảm bảo giao thông vận tải.

4


4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tư liệu
- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo của Đảng,
Nhà nƣớc về giao thông vận tải.
- Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng, các Đảng bộ địa phƣơng, Đảng bộ
ngành Giao thông vận tải và các đơn vị vũ trang về công tác giao thông vận tải.
- Các công trình nghiên cứu, sách đã xuất bản của các nhà khoa học các
viện nghiên cứu, và các cơ quan Đảng, Chính phủ…
- Một số tài liệu lƣu trữ của các cơ quan Nhà nƣớc và các đơn vị quân đội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án đƣợc tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giao thông vận tải.
- Luận án kết hợp sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic là chủ
yếu; trong chừng mực nhất định, luận án còn sử dụng phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, điền dã thực tế để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
5. Đóng góp của luận án

- Luận án phục dựng lại quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo giao thông
vận tải chi viện tiền tuyến trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian
1965-1975.
- Tái hiện quá trình quân và dân các địa phƣơng nơi đây thực hiện công
tác đảm bảo giao thông vận tải dƣới sự lãnh đạo của Đảng, cung cấp thêm một
tài liệu tham khảo có hệ thống để nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống
Mỹ, lịch sử giao thông vận tải.
- Từ những ƣu điểm, hạn chế và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng,
luận án còn có giá trị thực tiễn đối với việc tổ chức mạng lƣới giao thông vận tải
trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

5


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài (15 trang), Kết luận (3 trang), Danh mục công trình khoa học
của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Danh mục tài liệu tham khảo (16
trang) và Phụ lục (20 trang), luận án gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1:Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải trên địa
bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh giai đoạn 1965 - 1968 (45 trang)
Chƣơng 2: Lãnh đạo đẩy mạnh đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ
Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1969 - 1975 (44 trang)
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử (30 trang)

6


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Liên quan đến công tác đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh
Hóa đến Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ có khá nhiều công trình nghiên
cứu, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại
Nghiên cứu về vấn đề này có một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ Chiến tranh
nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ của tác giả Văn
Tiến Dũng (1968). NXB Quân đội nhân dân, tác phẩm có nội dung chính là tổng
kết về cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, phần
nổi bật nhất của tác phẩm này là những kinh nghiệm về phát huy sức mạnh
chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền
Bắc. công tác chỉ đạo dân quân tự vệ vừa chiến đấu, vừa sản xuất và công tác
vận tải trong chiến tranh
Tác phẩm Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân địa phương tác giả
là Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (1973), NXB Quân đội nhân dân. Nội dung chính
của tác phẩm nói về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng CSVN về
vấn đề vũ trang quần chúng, đi sâu phân tích vị trí, vai trò của chiến tranh nhân
dân ở các địa phƣơng trong sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc. Tác phẩm làm nổi bật
vai trò quan trọng, mang tính quyết định của nhân dân trong các cuộc đấu tranh
bảo vệ đất nƣớc, chứng minh vai trò đó qua thực tiễn chiến tranh cách mạng ở
nƣớc ta qua các thời kỳ lịch sử.
Phân tích về cuộc chiến tranh nhân dân, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
có tác phẩm Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mĩ, tập 1 xuất bản năm 1982, tập 2 xuất bản năm 1983 (NXB Quân đội nhân
dân). Hai tập sách này trình bày những tƣ liệu lịch sử phong phú về thắng lợi
7


của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, khái quát

một số bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh của Đảng. Ngoài ra tác phẩm
còn phân tích những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh nhân dân, xây
dựng lực lƣợng vũ tranh trong chiến tranh, bảo đảm giao thông vận tải, chuyển
hƣớng nền kinh tế khi có chiến tranh phá hoại... để đánh thắng chiến tranh phá
hoại, bảo vệ hậu phƣơng, đảm bảo chi viện cho tiền tuyến
Nghiên cứu về lịch sử của binh chủng Pháo binh, một lực lƣợng quan
trọng chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại có tác phẩm Lịch sử
Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam (1945 - 1975) của các tác giả Nguyễn
Đình Thạch, Đào Dũng Trí, Nguyễn Khắc Tính xuất bản năm 1991 với nội dung
cơ bản là trình bày quá trình hình thành và phát triển pháo binh quân đội nhân
dân Việt Nam; những thành tích binh chủng pháo binh đạt đƣợc qua các chiến
dịch, phƣơng hƣớng xây dựng binh chủng pháo binh theo phƣơng hƣớng chính
quy hiện đại.
Năm 1993, NXB Chính trị quốc gia xuất bản tác phẩm Về Chiến tranh
nhân dân Việt Nam, tác giả là Tổng Bí thƣ Lê Duẩn, cuốn sách là bản tập hợp
những bức thƣ, những bài phát biểu và một số bài viết của Tổng Bí thƣ Lê Duẩn
về tình hình chiến sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc
chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Các tác giả Hồ Sĩ Hƣu, Chu Thái, Thế Kỷ có tác phẩm Lịch sử quân
chủng phòng không, xuất bản năm 1993, NXB Quân đội nhân dân. Tác phẩm có
dung lƣợng 430 trang, nội dung cơ bản là trình bày những sự kiện của quân
chủng phòng không trong hai cuộc chiến tranh nhân dân đánh tan chiến tranh
phá hoại của Mỹ (1965-1972) để bảo vệ các thành phố lớn, bảo vệ tuyến giao
thông vận tải chi viện cho miền Nam và chiến đấu phối hợp giữa các binh chủng
tại các chiến dịch Đƣờng 9 - Nam Lào, Đƣờng 9 - Khe Sanh, cánh đồng Chum Xiêng Khoảng
Tác giả Hoàng Phƣơng có tác phẩm Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam, (1997) NXB Quân đội nhân dân. Tác phẩm có dung lƣợng 352 trang,
8



do Hoàng Phƣơng làm chủ biên ngoài ra còn có các tác giả Hồ Khang, Trịnh
Vƣơng Hồng, Vũ Tang Bồng tham gia. Nội dung cơ bản của tác phẩm là điểm
qua các chủ trƣơng lớn của ta về công tác hậu phƣơng trong kháng chiến chống
Pháp - Mỹ; trình bày quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu
phƣơng trong hai cuộc kháng chiến từ 1945-1975. Công bố nhiều số liệu quan
trọng về công tác hậu cần nói chung và công tác đảm bảo giao thông vận tải nói
riêng trên địa bàn cả nƣớc trong hai cuộc kháng chiến.
Bộ Tƣ lệnh công binh (1999), Lịch sử công binh 559 Đường Trường Sơn,
NXB Quân đội nhân dân. Tác phẩm giới thiệu hệ thống các sự kiện về quá trình
khảo sát, thi công mở các tuyến đƣờng chi viện tiền tuyến; quá trình xây dựng
và phát triển của lực lƣợng công binh Đoàn 559 bộ đội đƣờng Trƣờng Sơn từ
tháng 5 năm 1959 đến tháng 4 năm 1975
Năm 2000, Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã
cho ra mắt tác phẩm Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và
bài học, NXB. Chính trị quốc gia. Tác phẩm có dung lƣợng 601 trang, với nội
dung cơ bản gồm 4 phần chính. Phần thứ nhất nghiên cứu cuộc chiến tranh Việt
Nam với tính chất cuộc đụng đầu lịch sử, nguyên nhân chiến tranh, diến biến
cuộc chiến. Phần thứ hai phân tích sáu bài học lớn về lãnh đạo chiến tranh cách
mạng Việt Nam. Phần thứ ba phân tích thắng lợi mang tầm vóc thời đại của
nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Phần phụ lục
trình bày hệ thống bảng biểu, sơ đồ với nhiều số liệu của hai cuộc khang chiến.
Đây là một tác phẩm tổng kết công phu, có giá trị tra cứu cao.
Nhóm công trình nghiên cứu về giao thông vận tải chi viện tiền tuyến
Năm 1988 Tổng cục Hậu cần phát hành tác phẩm Vận tải quân sự chiến
lược trên đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là ấn phẩm lƣu
hành trong nội bộ quân đội, dung lƣợng 467 trang. Tác phẩm có các nội dung
chính sau:Phần một: Khái quát hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản của
tuyến vận tải quân sự chiến lƣợc 559. Phần hai: Quá trình hoạt động và phát
triển của tuyến vận tải quân sự chiến lƣợc 559. Phần ba: Những kinh nghiệm
9



chủ yếu về tổ chức lãnh đạo công tác vận tải quân sự chiến lƣợc trên đƣờng Hồ
Chí Minh
Năm 1999 NXB Quân đội nhân dân xuất bản tác phẩm Lịch sử Đoàn 559
bộ đội Trường sơn đường Hồ Chí Minh. Đây là ấn phẩm của quân đội, có dung
lƣợng 706 trang, đƣợc bố cục thành năm phần lớn với 12 chƣơng trình bày cụ
thể, tỉ mỉ về lịch sử Đoàn 559 từ lúc khảo sát thực tế, lên phƣơng án thành lập,
quá trình Đoàn ra đời, chức năng của Đoàn, các mốc phát triển qua từng giai
đoạn cho đến tận quá trình xây dựng tổ quốc sau năm 1975.
Bộ Tƣ lệnh Binh đoàn 12, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam năm 1999 xuất
bản tác phẩm Đường Hồ Chí Minh, một sáng tạo chiến lược của Đảng. Đây là
kỷ yếu Hội thảo khoa học tập hợp 40 bản tham luận khoa học viết về lịch sử xây
dựng và hoạt động của Đƣờng Hồ Chí Minh, chứng minh Đƣờng Hồ Chí Minh
là một sáng tạo chiến lƣợc của Đảng, góp phần quan trọng vào chiến thắng
chung của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Tác giả Đồng Sĩ Nguyên năm 1999 có tác phẩm Đường xuyên Trường
Sơn, NXB Quân đội nhân dân. Tác phẩm là hồi ký ghi chép về chặng đƣờng 11
năm chiến đấu, công tác ở Trƣờng Sơn thời đánh Mỹ của tác giả và của một số
đồng đội cùng chiến đấu
Trên một số tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết về mặt trận giao
thông vận tải trong thời kỳ chống Mỹ nhƣ: Tác giả Hồ Khang có bài Vài nét về
mặt trận giao thông vận tải thời kì đầu chống chiến tranh phá hoại 1964 - 1967,
Tạp chí Lịch sử quân sự (1998); tác giả Kim Ngọc Thu Trang có bài Góp phần
tìm hiểu về mặt trận bảo đảm giao thông vận tải đường bộ trong chiến tranh
phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Tạp chí Lịch sử Quân sự số 11/2007; tác
giả Xuân Trung có bài Những con đường chi viện tiền tệ cho chiến trường miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tạp chí Lịch sử Quân sự số 3/2008…
Tác giả Kim Ngọc Thu Trang ở Đại học Thái Nguyên có luận văn thạc sỹ:
Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

10


cứu nước 1954 - 1975. Nội dung cơ bản là giới thiệu hệ thống giao thông vận tải
đƣờng bộ trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954-1960); trình bày
quá trình xây dựng hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ trong những năm 1961
- 1965, trình bày quá trình phát triển hệ thống giao thông đƣờng bộ trong những
năm 1965 - 1975.
Bộ Giao thông vận tải có tác phẩm Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam,
NXB Giao thông vận tải (2005). Đây là một công trình khoa học đƣợc biên soạn
rất đồ sộ, với dung lƣợng 1444 trang, nội dung phong phú, tập hợp nhiều sử liệu
quan trọng về ngành GTVT, đƣợc hệ thống hoá qua từng thời kỳ, có viết về
công tác giao thông vận tải của từng địa phƣơng, có tổng kết rút ra những bài
học kinh nghiệm quý báu. Qua từng tác phẩm, ngƣời đọc thấy rõ công sức đóng
góp của những ngƣời làm công tác giao thông vận tải, thấy rõ những tấm gƣơng
chiến đấu hy sinh, lao động quên mình, trí thông minh sáng tạo, tuyệt vời của
nhân dân, dù dƣới mƣa bom bão đạn vẫn đảm bảo cho mạch máu giao thông
thông suốt. Tác phẩm còn thể hiện sự cảm phục và tự hào trƣớc sức lao động
cần cù, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân ngành giao thông vận tải trong
sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nƣớc hôm nay.
Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc chiến đấu trên mặt trận giao
thông vận tải ở các địa phương
Ngay từ năm 1965, từ thực tiễn của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại trên đất Nghệ An, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã xuất bản tập tài liệu
Kinh nghiệm Nghệ An chiến thắng máy bay Mĩ của tác giả Nguyễn Văn Ca. Đây
là công trình nghiên cứu trong khoảng thời gian ngắn, không gian trong phạm vi
tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, với tính điển hình của một địa phƣơng lập chiến công
bắn rơi 136 máy bay Mĩ trong năm 1965 và có lực lƣợng dân quân tự vệ sử dụng
súng bộ binh bắn rơi máy bay Mĩ đầu tiên ở miền Bắc, tác giả đã rút ra và chia
sẻ một số bài học kinh nghiệm trong việc đánh máy bay Mỹ ở Nghệ An.

Năm 1972, đế quốc Mĩ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với
miền Bắc Việt Nam, địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tiếp tục là mục tiêu
11


đánh phá ác liệt. Trong bài Chiến tranh nhân dân ở Vĩnh Linh trong tình hình
mới của đồng chí Trần Đồng Bí thƣ Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh, đăng trên Tạp
chí Quân đội nhân dân (tháng 6 năm 1972), đã chỉ ra vị trí chiến lƣợc của khu
vực Vĩnh Linh là tuyến đầu của hậu phƣơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với
tiền tuyến lớn miền Nam. Ở vào vị trí đó, khu vực Vĩnh Linh sớm đƣơng đầu
với những hoạt động chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mĩ. Bài viết đi sâu
phân tích sự hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ở khu vực Vĩnh Linh nhằm
chống lại hoạt động chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
Năm 1980, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã biên
soạn và xuất bản công trình nghiên cứu Hàm Rồng chiến thắng. Trên cơ sở
nguồn tƣ liệu phong phú, bao gồm cả thành văn, nhân chứng, điền dã, Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa đã dựng lại quá trình tổ chức lực lƣợng
phòng không, bố trí trận địa hỏa lực nhiều tầng của quân và dân Thanh Hóa
trong quá trình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bảo vệ cầu Hàm Rồng.
Trƣớc sức mạnh của không lực Hoa Kỳ, quân và dân Thanh Hóa đã quyết tâm
bảo vệ cầu Hàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông vận tải Bắc - Nam.
Công trình nghiên cứu là bức tranh sinh động thể hiện rõ nét thế trận chiến tranh
nhân dân của quân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc.
Tác giả Võ Văn Minh có tác phẩm Quân khu IV Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1945 - 1975), NXB. Quân đội nhân dân (1994). Đây là ấn phẩm
do Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ đạo nội dung và đƣợc tập thể tác giả là
cán bộ của Quân khu biên soạn. Với dung lƣợng 515 trang, ngoài phần Lời giới
thiệu, lời nói đầu, phụ lục, bản đồ… cuốn sách có các nội dung cơ bản là mô tả
quá trình xây dựng lực lƣợng, chiến đấu của nhân dân Khu 4 và mở rộng nghiên
cứu cả một số chiến dịch ở trung Lào, hạ Lào và Campuchia. Khu 4 trong tác

phẩm này đƣợc hiểu theo địa giới từ thời chống Pháp nên không chỉ nghiên cứu
từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh mà còn đi sâu trình bày cả diễn biến trên chiến
trƣờng Quảng Trị và Thừa Thiên.

12


Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa có tác phẩm Năm mươi năm xây dựng chiến đấu - trưởng thành giao thông vận tải Thanh Hóa, (1995) NXB Giao thông
vận tải. Đây là tác phẩm viết về ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa từ năm
1945 đến năm 1995 với các nội dung cơ bản gồm 5 phầm, chủ yếu giới thiệu
tình hình giao thông vận tải Thanh Hóa sau ngày độc lập; quá trình xây dựng,
phát triển ngành giao thông trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, đặc biệt tác phẩm còn trình bày quá trình quân và dân tỉnh Thanh
Hóa tham gia mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến trong hai cuộc
kháng chiến. Tác phẩm cũng nói về những thành tích của giao thông vận tải
Thanh Hóa trong quá trình xây dựng tổ quốc sau ngày thống nhất.
Sở Giao thông vận tải Nghệ An có tác phẩm Lịch sử giao thông, vận tải
Nghệ An 1945- 1995, (1996) NXB. Giao thông vận tải. Tác phẩm có dung lƣợng
269 trang, với bố cục gồm 5 phần chính, gồm: Phần một giới thiệu về tự nhiên
và con ngƣời Nghệ An. Phần hai giới thiệu về tình hình giao thông vận tải trên
địa bàn Tỉnh giai đoạn 1945 - 1954. Phần ba nói về quá trình khôi phục hệ thống
giao thông vận tải sau kháng chiến chống thực dân Pháp. Phần bốn nói về Quân
và dân Nghệ An trên mặt trận giao thông vận tải trong kháng chiến chống đế
quốc Mỹ. Phần năm nói về tình hình giao thông vận tải Nghệ An trong nhƣng
năm 1975 - 1995.
Các tác giả Lê Văn Hựu, Nguyễn Sơn Cao, Phan Minh Châu có tác phẩm
Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (19541975) - Chuyên đề: Phát huy vai trò dân quân tự vệ trong chiến tranh nhân dân
đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ trên địa bàn Quân khu 4,
(1997) NXB Quân đội nhân dân. Tác phẩm có dung lƣợng 96 trang, là một phần
của hệ thống tác phẩm bàn về vai trò của chiến tranh nhân dân địa phƣơng trong

kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm có nội dung bàn về một số đặc điểm tình hình
có liên quan đến việc chỉ đạo xây dựng, hoạt động của lực lƣợng dân quân tự vệ
trên địa bàn Quân khu 4 trong những năm 1954 - 1975. Quá trình chỉ đạo phát
huy vai trò chiến lƣợc của dân quân tự vệ trong các thời kỳ chống chiến tranh
13


phá hoại; Các bài học kinh nghiệm về nắm vững vị trí chiến lƣợc, phát huy vai
trò dân quân tự vệ trong chiến đấu.
Sở Giao thông vận tải Quảng Bình có tác phẩm Lịch sử giao thông vận tải
tỉnh Quảng Bình 1885-1999, (1999) NXB. Giao thông vận tải. Tác phẩm có
dung lƣợng 364 trang, gồm các nội dung cơ bản sau: Phần mở đầu giáo thiệu về
mảnh đất và con ngƣời Quảng Bình. Phần thứ hai nghiên cứu về giao thông vận
tải Quảng Bình trƣớc cách mạng Tháng 8. Phần ba nghiên cứu về giao thông vận
tải Quảng Bình trong kháng chiến chống Pháp. Phần thứ tƣ nghiên cứu về giao
thông vận tải Quảng Bình giai đoan 1954 - 1964. Phần thứ năm nghiên cứu về
giao thông vận tải Quảng Bình phục vụ công tác chi viện tiền tuyến trong hai
cuộc chiến tranh phá hoại. Các phần còn lại nghiên cứu về quá trình xây dựng và
phát triển giao thông vận tải Quảng Bình sau ngày giải phóng.
Năm 2001 Bộ Tƣ lệnh Quân khu 4 và Viện lịch sử quân sự Việt Nam đã
cùng tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Mặt trận giao thông vận tải trên
địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Kỷ yếu Hội thảo
đã đƣợc NXB Quân đội nhân dân xuất bản thành sách tham khảo. Đây là ấn
phẩm đƣợc xuất bản trên cơ sở hơn 50 báo cáo của Hội thảo khoa học, có
dung lƣợng 595 trang. Các bài viết trong ấn phẩm này đề cập đến hầu hết các
vấn đề của công tác giao thông vận tải chi viện tiền tuyến trên địa bàn từ
Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ, các tác giả chủ yếu
tiếp cận vấn đề dƣới góc độ thông sử. Đây là một tài liệu có nội dung nghiên
cứu rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, giúp tác giả tìm hiểu nhiều vấn đề trong
quá trình làm luận án.

Năm 2002, NXB. Hà Tĩnh xuất bản cuốn Ngã ba Đồng Lộc - Ngã ba anh
hùng do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh biên soạn. Cuốn
sách đã tái hiện lại chiến công của 10 cô gái trong Tiểu đội nữ thanh niên xung
phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đƣờng, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an
toàn cho xe và ngƣời qua Ngã ba Đồng Lộc.

14


Tác giả Bùi Thu Hƣơng có bài Bảo đảm giao thông vận tải ở Ngã ba Đồng
Lộc trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất cuả đế quốc Mỹ. Tạp chí
Lịch sử Quân sự số 7/2007. Nội dung chính là mô tả và đánh giá tình hình đảm
bảo giao thông vận tải ở điểm xung yếu Ngã ba Đồng Lộc trong những năm
1965 - 1968.
Tác giả Phan Xuyến Thanh Đồng có bài Quân khu IV chia lửa với mặt trận
Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 Tạp chí Lịch sử Quân sự số 12/2007.
Nội dung cơ bản là mô tả và đánh giá cuộc chiến đấu của quân và dân Quân khu
4 chống lại không quân Mỹ trong những ngày cuối năm 1972. Phân tích vai trò
cuộc chiến đấu đó trong việc hỗ trợ cuộc chiến đấu tại Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Thuận tại Đại học sƣ phạm Huế: Chiến
đấu đảm bảo giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ giai
đoạn 1965-1973, với nội dung cơ bản là mô tả và phân tích cuộc chiến đấu của
quân và dân Hà Tĩnh trên mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến trên
trong những năm 1965 - 1973, rút ra một số kinh nghiệm trong việc đảm bảo
giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong điều kiện có chiến tranh.
Luận án của Lê Tố Anh tại Viện Khoa học xã hội: Bảo đảm hậu cần của mặt
trận Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1964 - 1975.
Luận án gồm ba chƣơng với nội dung cơ bản là Giới thiệu mặt trận Tây Nguyên
thành lập và nhu cầu hậu cần của mặt trận Tây Nguyên. Công tác đảm bảo hậu cần
của mặt trận Tây Nguyên từ khi thành lập và trong thời kỳ chống chiến lƣợc Chiến

tranh cục bộ của Mỹ (1964- 1968). Bảo đảm hậu cần của mặt trận Tây Nguyên
trong thời kỳ chống chiến lƣợc Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giải phóng hoàn
toàn miền Nam (1969 – 1975). Cuối cùng, luận án đƣa ra một số nhận xét chung và
một số kinh nghiệm chủ yếu về đảm bảo hậu cần của mặt trận Tây Nguyên trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.
Năm 2008 Nhà xuất bản Nghệ An xuất bản cuốn Truông Bồn - chiến công
và huyền thoại. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu về địa danh Truông Bồn; khái
quát toàn cảnh cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên
15


mảnh đất Nghệ An nói chung và Truông Bồn nói riêng. Cuốn sách còn giới
thiệu các bài viết về công tác chỉ huy đảm bảo giao thông, về những tấm gƣơng
chiến đấu, hy sinh anh dũng của các tập thể, cá nhân tại mảnh đất Truông Bồn,
trong đó nổi bật nhất là sự hy sinh của 13 liệt sỹ thanh niên xung phong khi làm
nhiệm vụ đảm bảo giao thông vận tải trên đƣờng 15A.
Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc
đảm bảo giao thông vận tải chi viện tiền tuyến
Năm 2001 Bộ Tổng tham mƣu có Chuyên đề Vai trò lãnh đạo của Đảng
bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn Quân
khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1946-1975, NXB
Quân đội nhân dân. Tác phẩm có dung lƣợng 227 trang, với nội dung cơ bản là
tổng kết đánh giá vai trò của Đảng bộ, chính quyền và cơ quan quân sự trong
hoạt động thực tiễn tiến hành chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa
phƣơng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (19451975). Tác phẩm cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến công tác sơ tán,
phòng không để bảo vệ tính mạng nhân dân và tài sản.
Luận án của Đồng Xuân Quách tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh: Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo quân dân địa phương đánh thắng chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất (1965-1968). Với nội dung cơ bản: Sự lãnh
đạo của Đảng bộ Vĩnh Lĩnh lãnh đạo nhân dân chống đế quốc Mỹ giai đoạn 19541964, đảm bảo giao thông vận tải chi viện cho tiền tuyến miền Nam giai đoạn

1965-1968; một số bài học kinh nghiệm về lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại
của Đảng bộ Vĩnh Linh
Luận văn thạc sỹ lịch sử của tác giả Nguyễn Văn Quang: Đảng lãnh đạo
xây dựng và bảo vệ hậu phương trên địa bàn Quân khu 4 từ 1964 đến 1973
(2006), tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tìm hiểu sự lãnh đạo
của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng, Đảng ủy Quân khu 4 đối
với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phƣơng chiến lƣợc Quân khu 4 trong
những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Trên cơ sở đánh giá
16


những thành công, hạn chế của quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phƣơng, tác
giả luận văn đã rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng về xây dựng và bảo
vệ hậu phƣơng Quân khu 4, từ đó vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Mấy vấn đề chỉ
đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945-1975 NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội. Nội dung cơ bản của tác tác này là nghiên cứu sự chỉ đạo của
Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Phân
tích nghệ thuật chỉ đạo tiến hành kháng chiến, cách phát động cuộc chiến tranh
nhân dân chống lại chiến tranh xâm lƣợc của kẻ thù.
Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc
nhìn của người nước ngoài
Việt Nam Thông tấn xã phát hành tác phẩm: Về cuộc chiến tranh xâm lược ở
miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta: Hồi ký của Linđơn
Giônxơn (1972). Tác phẩm có các nội dung cơ bản trích từ hồi kí của Tổng thống
Mỹ Giônxơn nói về chiến tranh Việt Nam cùng những bức thƣ và những văn kiện
liên quan đến Việt Nam, bình luận các sự kiện "bảo vệ Nam Việt Nam", đánh phá
miền Bắc Việt Nam, tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam…
Tác phẩm Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm (1979) của Cục Chính trị Tổng cục xây dựng kinh tế biên soạn và phát hành. Tác phẩm có dung lƣợng

654 trang, là tài liệu nghiên cứu nội bộ của quân đội, với nội dung cơ bản là giới
thiệu những tài liệu đƣợc trích dịch từ các sách báo của nƣớc ngoài nói về đƣờng
mòn Hồ Chí Minh, chủ yếu là của chính giới Mỹ, gồm các báo cáo của các cơ
quan có trách nhiệm ở Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đối với chiến tranh Việt Nam,
các báo của tƣớng tá Mỹ, các nhà viết sử, nhà chiến lƣợc, giáo sƣ ở các trƣờng
đại học của Mỹ, Nhật, Pháp… Tài liệu này có góc nhìn khách quan về cuộc
chiến tranh Việt Nam.

17


George C. Heering (1988), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ,
NXB. Chính trị quốc gia. Tác phẩm có dung lƣợng 360 trang, với nội dung tình
bày các giai đoạn của cuộc chiến tranh của nƣớc Mỹ tại Việt Nam từ 1950-1975,
những thất bại và hậu quả của nó
Tác giả Nguyễn Chƣơng có bài Chiến tranh phá hoại và chống chiến tranh
phá hoại qua tư liệu phương Tây, Tạp chí Lịch sử quân sự năm 1994. Bài viết
đƣa ra một số tƣ liệu, quan điểm của các nhà quân sự, các học giả phƣơng Tây
về cuộc chiến tránh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam và góc nhìn của
ngƣời phƣơng Tây về cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của
Việt Nam.
Tác giả Philíp B. Davitson (1995) có tác phẩm Những bí mật của cuộc
chiến tranh Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia. Tác phẩm có dung lƣợng 323
trang, với nội dung nhìn nhận, đánh giá lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
từ quan điểm của một ngƣời tham gia trực tiếp với cƣơng vị là một ngƣời chỉ
huy quân báo tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu chiến lƣợc chiến tranh cách
mạng của nhân dân của Việt Nam, cuộc tấn công Mậu Thân 1968, công bố sức
mạnh của quân đội Mỹ. Ngoài ra tác giả còn phân tích nguyên nhân thất bại của
Mỹ và giả thiết những điều Mỹ cần làm để có đƣợc chiến thắng.
Mắc Namara, Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt

Nam (1995), NXB Chính trị quốc gia. Tác phẩm có dung lƣợng 388 trang, đây là
hồi ký của bộ trƣởng bộ quốc phòng Mỹ Robert S. Mc Namara qua cuộc chiến
tranh ở Việt Nam. Tác phẩm nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam dƣới con mắt
một lãnh đạo cao cấp của Mỹ với những bài học và kinh nghiệm về tổ chức và
triển khai chiến tranh.
Năm 2007, Nhà xuất bản Công an nhân dân đã xuất bản cuốn Hồ sơ chiến
tranh Việt Nam - Tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời Nixon của tác giả
Jeffrey Kimball. Đây là cuốn sách đƣợc coi là tập ký sự “Bạch cung bí sử” thời
Richard M. Nixon làm chủ Nhà Trắng. Nội dung của cuốn sách đƣợc tác giả
biên tập dựa trên nguồn tài liệu lƣu trữ, bao gồm tài liệu thành văn và bản ghi
18


âm của Nhà Trắng từ giữa những năm 1970 và năm 1998. Liên quan đến cuộc
chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam của Mĩ, tác giả phân tích và đánh giá dƣới thời
Richard M. Nixon, cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam đã đƣa lên mức độ tàn
khốc nhất ở cả hai miền Nam - Bắc.
2. Kết quả các công trình nghiên cứu
Vấn đề giao thông vận tải trong kháng chiến chống Mỹ đã đƣợc nhiều tác
giả nghiên cứu, nhiều ấn phẩm, bài viết đã đƣợc phát hành. Có thể khẳng định
đây là một vấn đề có nhiều tƣ liệu. Thậm chí đã có những hội thảo khoa học
đƣợc tổ chức để nghiên cứu về vấn đề này. Điều đó chứng tỏ mặt trận giao
thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong kháng chiến chống
Mỹ là một vấn đề đƣợc nhiều học giả quan tâm. Có thể liệt kê một số kết quả mà
các công trình nêu trên đã nghiên cứu nhƣ sau:
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu sâu về cuộc chiến
tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại. Nhiều tác phẩm đã mô tả chi tiết quá
trình quân và dân Việt Nam nói chung cũng nhƣ quân và dân các địa phƣơng từ
Thanh Hóa đến Vĩnh Linh tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân để bảo vệ miền
Bắc và bảo vệ hệ thống giao thông vận tải chi viện miền Nam. Nhiều tác phẩm

đã tái hiện rõ tinh thần bất khuất, anh hùng của quân và dân các địa phƣơng từ
Thanh Hóa đến Vĩnh Linh cũng nhƣ sự tàn khốc, ác liệt của cuộc chiến tranh
phá hoại do đế quốc Mỹ tiến hành.
Thứ hai: Một số công trình nghiên cứu sâu về hệ thống giao thông vận tải
miền Bắc nói chung và công tác tổ chức giao thông chi viện tiền tuyến nói riêng;
nhiều công trình nghiên cứu sâu về công tác giao thông trên địa bàn Quân khu 4
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Các công trình này nghiên cứu chi tiết quá
trình khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau kháng chiến chống Pháp, quá
trình cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ công tác chi viện tiền
tuyến. Một số tác phẩm còn nghiên cứu về quá trình phát triển lực lƣợng giao
thông vận tải trong kháng chiến chống Mỹ
19


Thứ ba: Có một số tác phẩm nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng
trong việc đảm bảo giao thông vận tải ở một số địa phƣơng miền Bắc, bƣớc đầu
khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông. Tuy vậy các
công trình này không nhiều và chủ yếu nghiên cứu đơn lẻ ở một vài địa phƣơng
bị đối phƣơng coi là trọng điểm đánh phá, giới hạn nghiên cứu trong khoảng
thời gian ngắn trên một địa bàn hẹp, có khi chỉ một tỉnh, thậm chí một huyện.
Thứ tƣ: Có nhiều tác phẩm nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức vận tải chi
viện miền Nam; kinh nghiệm tổ chức lực lƣợng vận tải, kinh nghiệm phòng
không, sơ tán, bảo mật, phòng gian… để bảo vệ ngƣời và hàng hóa. Có nhiều tác
phẩm của các đơn vị quân đội nghiên cứu sâu về các phƣơng thức vận tải, phối
hợp binh chủng để đảm bảo giao thông chi viện tiền tuyến.
Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu mặt trận giao thông vận tải
trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh giai đoạn 1965 - 1975 cho thấy các tác
phẩm đã ấn hành chủ yếu tập trung nghiên cứu mặt trận giao thông vận tải ở miền
Bắc nói chung và khu vực từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh nói riêng trong kháng
chiến chống Mỹ dƣới góc độ thông sử. Quá trình nghiên cứu đó cho ta thấy đƣợc

vai trò quan trọng của giao thông vận tải ở địa bàn này trong kháng chiến chống
Mỹ. Tuy vậy, chƣa có tác phẩm nào chuyên khảo về đƣờng lối lãnh đạo của
Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh
trong những năm 1965 - 1975.
3. Những nội dung luận án nghiên cứu
Với lịch sử vấn đề nhƣ trên, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu những chủ trƣơng, biện pháp của Đảng trên mặt trận giao thông
vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong thời gian 1965 - 1975.
- Nghiên cứu những thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm lãnh đạo
của Đảng
Mục tiêu của luận án là làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong việc đảm
bảo giao thông vận tải trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh trong hai cuộc
20


×