Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐẢM BẢO GIAO THÔNG VẬN TẢI CHI VIỆN TIỀN TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU IV GIAI ĐOẠN 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.21 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRƢƠNG CÔNG HỮU




ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐẢM BẢO
GIAO THÔNG VẬN TẢI CHI VIỆN TIỀN TUYẾN TRÊN ĐỊA
BÀN QUÂN KHU IV GIAI ĐOẠN 1965-1975


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ





HÀ NỘI – 2014
Công trình được hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Đại học Quốc gia Hà Nội





Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Vũ Quang Hiển




Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:



Luận án sẽ được bảo vệ trược Hội đồng cấp cơ sở chấm luận án Tiến
sĩ họp tại
vào hồi …… giờ …….ngày …… tháng……. năm






Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Quân khu 4 là địa bàn có vị trí
vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, đây đã từng được coi là “phên, dậu” của
đất nước; là căn cứ địa quan trọng, là nơi phát khởi của biết bao cuộc
khởi nghĩa anh hùng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Quân khu 4 đã luôn hoàn thành nhiệm vụ của một hậu phương trung
thành, hết lòng vì tiền tuyến. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ, Quân khu 4 trở thành khu vực trọng yếu, có vai trò chi phối cả cục
diện chung, quyết định công tác hậu cần trên chiến trường miền Nam. Có
thể nói từ sau năm 1954, Quân khu 4 lại trở về với đúng vai trò là “thành
lũy, phên dậu” che chắn cho miền Bắc. Đây là khu vực tiếp giáp với
địch, bị địch tấn cống sớm nhất và kết thúc sau cùng. Đối với miền Nam,
Quân khu 4 là hậu phương gần nhất và chi viện trực tiếp nhất cho cuộc
chiến tranh cách mạng chống lại kẻ thù xâm lược; nơi đây đã chi viện
cho cách mạng miền Nam hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, hàng triệu tấn
hàng hóa, vũ khí, quân nhu. Đối với bạn bè quốc tế, Quân khu 4 vừa là
cửa ngõ quan trọng, vừa là nơi chi viện, tiếp tế cho cách mạng Lào và
Campuchia
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận
tải ở địa bàn Quân khu 4 những năm chống chiến tranh phá hoại của kẻ
thù chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, hiểu rõ hơn những
sáng tạo của từng địa phương, qua đó góp phần tái hiện đầy đủ, sinh
động hơn những trang sử hào hùng của dân tộc. Cũng qua việc nghiên
cứu chúng ta sẽ thấy rõ quá trình hình thành, hoàn thiện những chủ
trương chiến lược, các giải pháp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, của các cấp bộ Đảng, các địa phương… trên mặt trận gay
go, ác liệt này; quan trọng hơn nữa, qua nghiên cứu chúng ta có thể rút ra
được bài học kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công cuộc xây dựng và

2
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Như vậy, có thể nói đây là

một vấn đề vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn. Với những lý do
trên tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng lãnh đạo công tác đảm bảo
giao thông vận tải chi viện tiền tuyến trên địa bàn Quân khu 4 giai
đoạn 1965 - 1975” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
- Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác đảm bảo
giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất.
- Làm rõ tính khốc liệt của cuộc chiến đấu trên mặt trận giao
thông vận tải thời kỳ 1965 - 1975.
- Làm rõ tinh thần anh dũng, kiên cường và sự sáng tạo của quân và
dân Quân khu IV trên mặt trận giao thông vận tải chi viện tiền tuyến.
- Nêu lên một số kết quả, rút ra một số kinh nghiệm về quá
trình lãnh đạo và tổ chức của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở
địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1965-1975.
* Nhiệm vụ
- Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, đường lối của
Trung ương Đảng, các đảng bộ địa phương trên địa bàn Quân khu 4, các
đảng bộ ngành… về công tác đảm bảo giao thông vận tải trong thời kỳ
1965 - 1975.
- Trình bày quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện các chủ
trương, sự chỉ đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải.
- Tổng kết kinh nghiệm quá trình lãnh đạo đảm bảo giao thông
vận tải trên địa bàn Quân khu 4.
- Đưa ra một số nhận xét về việc Đảng lãnh đạo công tác đảm
bảo giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 gia đoạn 1965 - 1975.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu


3
- Nghiên cứu những chủ trương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
trên mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu 4 thời kỳ 1965-1975.
- Nghiên cứu quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện những
chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác đảm bảo giao thông vận
tải thời kỳ 1965-1975.
* Phạm vi nghiên cứu
- Công tác đảm bảo giao thông vận tải trong kháng chiến chống
Mỹ là một vấn đề rộng lớn, tuy vậy trong khuôn khổ luận án tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông
vận tải trên bộ ở địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1965 - 1975.
- Địa bàn Quân khu IV ở từng thời kỳ khác nhau được hiểu
không đồng nhất với nhau; tuy vậy trong công trình này Quân khu IV
được hiểu gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và
Vĩnh Linh.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
* Nguồn tư liệu
- Một số tác phẩm của Hồ Chí Minh về công tác đảm bảo giao
thông vận tải.
- Các văn kiện, nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam, Tổng quân ủy Trung ương… về công tác đảm bảo giao thông vận
tải trong thời kỳ 1965 - 1975
- Các văn kiện, nghị quyết của các Đảng bộ địa phương trên địa
bàn Quân khu 4, Đảng bộ ngành Giao thông vận tải, các văn bản của
Đoàn 559 và một số đơn vị vũ trang
- Các công trình nghiên cứu, sách tham khảo của các nhà khoa
học các viện nghiên cứu, và các cơ quan Đảng, Chính phủ…
* Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận, phương pháp luận


4
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối
của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác giao thông vận tải.
- Luận án kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, trong chừng mực nhất định, luận văn còn sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
5. Đóng góp của luận án
- Hệ thống hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đảm
bảo giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 thời kỳ 1965- 1975.
- Làm rõ quá trình quân và dân Quân khu 4 thực hiện công tác
đảm bảo giao thông vận tải, làm nổi bật tinh thần anh hùng, bất khuất
của nhân dân Quân khu 4.
- Bước đầu đưa ra được một số nhận xét về công tác đảm bảo
giao thông vận tải ở Quân khu 4 thời kỳ 1965- 1975; rút ra được một số
kinh nghiệm về công tác đảm bảo giao thông, vận tải trong điều kiện có
chiến tranh.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể tham khảo trong giảng
dạy và nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Luận án gồm có ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Đảng lãnh đạo mặt trận giao thông vận tải chi viện
tiền tuyến trên địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1965 - 1968 (46 trang)
Chương 2: Đảng lãnh đạo mặt trận giao thông vận tải chi viện
tiền tuyến trên địa bàn Quân khu IV giai đoạn 1969 - 1975 (55 trang)
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. (20 trang)
Ngoài ra luận án còn có phần Mở đầu (5 trang); tổng quan tình
hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (14 trang); kết luận (3 trang); danh
mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang);
danh mục tài liệu tham khảo (21 trang) và phụ lục (18 trang).


5
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Các sách tham khảo
Liên quan đến công tác đảm bảo giao thông vận tải chi viện tiền
tuyến trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ có khá nhiều
sách tham khảo, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như sau:
- Bộ Tổng tham mưu, Chuyên đề Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ,
chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn quân
khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1946-1975
(2001), NXB Quân đội nhân dân.
- Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
(2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài
học, Nxb. Chính trị quốc gia.
- Bộ Giao thông vận tải, Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam,
(2005) NXB Giao thông vận tải.
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975: Những sự
kiện quân sự (1980) NXB Quân đội nhân dân
- Hoàng Phương, Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam,
(1997) NXB Quân đội nhân dân.
- Hồ Sĩ Hưu, Chu Thái, Thế Kỷ, Lịch sử quân chủng phòng
không, tập 2 (1993) NXB Quân đội nhân dân.
- Lịch sử Đoàn 559 bộ đội Trường sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội 1999.
- Quân đội nhân nhân Việt Nam, Tổng cục Hậu cần. Vận tải
quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống
Mỹ. 1988
- Võ Văn Minh (chủ biên), Quân khu IV Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (1945 - 1975), NXB. Quân đội nhân dân, HN 1994.
- Lê Văn Hựu, Nguyễn Sơn Cao, Phan Minh Châu… Chiến


6
tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975) - Chuyên đề: Phát huy vai trò dân quân tự vệ trong chiến
tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ trên
địa bàn Quân khu 4, (1997) NXB Quân đội nhân dân.
- Văn Tiến Dũng, Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh
phá hoại của Đế Quốc Mỹ (1968). NXB Quân đội nhân dân
- Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa. Năm mươi năm xây dựng -
chiến đấu- trưởng thành giao thông vận tải Thanh Hóa, (1995) NXB
Giao thông vận tải.
- Sở Giao thông vận tải Nghệ An, Lịch sử giao thông, vận tải
Nghệ An 1945- 1995, (1996) Nxb. Giao thông vận tải.
- Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, Lịch sử giao thông vận tải
tỉnh Quảng Bình 1885-1999, (1999) Nxb. Giao thông vận tải.
- Philíp B. Davitson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Mắc Namara, Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịchvà những bài
học về Việt Nam(1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- George C. Heering (1988), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của
nước Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Các chuyên đề nghiên cứu và các bài hội thảo khoa học
Có nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu 4 nhưng tiểu biểu nhất là Hội
thảo khoa học chủ đề “Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu
4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước” do Bộ Quốc phòng, Tổng cục
Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Viện lịch sử quân sự Việt Nam
phối hợp tổ chức, kỷ yếu khoa học của hội thảo có các bài viết tiêu biểu
sau:


7
Thượng tướng Phạm Văn Trà: Bảo đảm mạch máu giao thông
trên vùng tuyến lửa Khu 4 - biểu tượng và ý chí của quyết tâm giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Đại tướng Văn Tiến Dũng: Bản anh hùng ca đảm bảo mạch máu
giao thông trên tuyến lửa Quân khu 4.
Đồng Sỹ Nguyên: Mấy vấn đề về tổ chức, chỉ đạo bảo đảm giao
thông vận tải ở địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.
Lê Ngọc Hoàn: Ngành Giao thông vận tải với nhiệm vụ bảo đảm
giao thông trên địa bàn Quân khu 4 thời đánh Mỹ.
Trung tướng, TS. Lê Huy Hiệu: Bảo đảm giao thông vận tải trên
địa bàn Quân khu 4 - sức mạnh phi thường của hậu phương lớn miền
Bắc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trung tướng Nguyễn Khắc Dương: Quân khu 4 - địa bàn chiến
lược trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ tổ quốc.
Thiếu tướng Phùng Khắc Đăng: 26 năm nhìn lại nguồn sức
mạnh toàn đân đảm bảo giao thông vận tải trên tuyến lửa Khu 4 trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đại tá, PGS, TS: Trịnh Vương Hồng: Mặt trận giao thông vận
tải trên địa bàn Quân khu 4 với sự phát triển của kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Thiếu tướng Phạm Hồng Minh: Một số nhân tố cơ bản đảm bảo
giành thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu 4 thời kỳ
đánh Mỹ.
Đại tá, TS. Lê Đình Sỹ: Khu 4 - Vị trí địa lý quân sự trọng yếu
và truyền thống chống ngoại xâm anh hùng.

8
Đại tá Nguyễn Văn Minh: Đảm bảo giao thông vận tải trên địa

bàn Quân khu 4 - một nội dung lớn về chỉ đạo chiến lược của Đảng
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
TS. Hoàng Trang: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm giao
thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4.
Thượng tá Lê Văn Thái: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quân và dân
Quân khu 4 trong những năm chống Mỹ, cứu nước.
Thượng tá, TS. Hồ Khang: Quân khu 4 với việc chuyển từ thời
bình sang thời chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - Thượng tá, ThS. Trần Tiến Hoạt:
Về chiến dịch vận chuyển “500” trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trung tướng, PGS Nguyễn Đình Ước: Một mặt trân xung yếu
của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Đại tá Trần Bích: Động viên chính trị - tinh thần - một nhân tố
tạo nên sức mạnh tổng hợp trên mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn
Quân khu 4.
Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dũng: Phát huy nhân tố con
người trên mặt trận đảm bảo giao thông vận tải ở địa bàn Quân khu 4
trong thời kỳ chống Mỹ.
Thượng tá, TS. Nguyễn Minh Đức - Trung úy Lê Quý Thi:
Những nẻo đường xưa vào miền Hoan, Ái.
Trung tá, ThS: Nguyễn Xuân Năng: “Vùng cán xoong” trong
âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam.
Nguyễn Hoàng Huyến: Về công tác đảm bảo giao thông của
Thanh Hóa trong những năm chống chiến tranh phá hoại
3. Các tác phẩm nghiên cứu khác

9
- Hồ Khang (1998), Vài nét về mặt trận giao thông vận tải thời kì
đầu chống chiến tranh phá hoại 1964 - 1967, Tạp chí Lịch sử quân sự.

- Bùi Thu Hương, Bảo đảm giao thông vận tải ở Ngã ba Đồng Lộc
trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất cuả đế quốc Mỹ. Tạp chí
Lịch sử Quân sự số 7/2007
- Phan Xuyến Thanh Đồng, Quân khu IV chia lửa với mặt trận
Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972 Tạp chí Lịch sử Quân sự số
12/2007
- Kim Ngọc Thu Trang, Góp phần tìm hiểu về mặt trận bảo đảm
giao thông vận tải đường bộ trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của
đế quốc Mỹ. Tạp chí Lịch sử Quân sự số 11/2007
- Xuân Trung, Những con đường chi viện tiền tệ cho chiến
trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tạp chí Lịch sử
Quân sự số 3/2008
- Dương Hồng Anh, Ngụy trang, nghi binh trên tuyến vận tải
chiến lược Trường Sơn. Tạp chí Lịch sử Quân sự số 6/2009
- Nguyễn Chương (1994), Chiến tranh phá hoại và chống chiến
tranh phá hoại qua tư liệu phương Tây, Tạp chí Lịch sử quân sự.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Thuận tại Đại học sư phạm
Huế: Chiến đấu đảm bảo giao thông vận tải ở Hà Tĩnh trong kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1973, với nội dung cơ bản là mô tả và
phân tích cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Tĩnh trên mặt trân giao
thông vận tải chi viện tiền tuyến trên trong những năm 1965 – 1973.
- Luận văn thạc sỹ của Kim Ngọc Thu Trang tại Đại học Thái
Nguyên: Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975. Nội dung cơ bản là giới thiệu hệ

10
thống giao thông vận tải đường bộ trong những năm đầu sau Hiệp định
Giơnevơ (1954-1960); trình bày quá trình xây dựng hệ thống giao thông
vận tải đường bộ trong những năm 1961 - 1965, trình bày quá trình phát
triển hệ thống giao thông đường bộ trong những năm 1965 - 1975.

- Luận án của Lê Tố Anh tại Viện Khoa học xã hội: Bảo đảm
hậu cần của mặt trận Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước từ năm 1964 - 1975. Luận án nghiên cứu về công tác đảm bảo
hậu cần của mặt trận Tây Nguyên từ khi thành lập và trong thời kỳ chống
chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ (1964- 1968). Bảo đảm hậu cần
của mặt trận Tây Nguyên trong thời kỳ chống chiến lược Việt Nam hóa
chiến tranh của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969 – 1975).
Cuối cùng, luận án đưa ra một số nhận xét chung và một số kinh nghiệm
chủ yếu về đảm bảo hậu cần của mặt trận Tây Nguyên trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
- Luận án của Đồng Xuân Quách tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh: Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo quân dân địa phương đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ nhất (1965-1968).
Với nội dung cơ bản: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Lĩnh (Quảng Trị)
lãnh đạo nhân dân chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1954-1964, đảm bảo
giao thông vận tải chi viện cho tiền tuyến miền Nam giai đoạn 1965-
1968; một số bài học kinh nghiệm về lãnh đạo chống chiến tranh phá
hoại của Đảng bộ Vĩnh Linh

Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO MẶT TRẬN GIAO THÔNG VẬN TẢI CHI
VIỆN TIỀN TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU IV GIAI ĐOẠN
1965 - 1968
1.1 Quân khu IV - một địa bàn chiến lƣợc

11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và con người Quân khu IV
* Điều kiện tự nhiên của Quân khu 4
Quân khu 4 là một dải đất dài và hẹp, một bên chạy dọc ven biển
miền Trung một bên chạy dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ. Dải đất này kéo

dài suốt từ Thanh Hoá vào đến tận Quảng Trị; phía Bắc giáp các tỉnh
Hoà Bình, Ninh Bình, Sơn La; phía Tây giáp các tỉnh Sầm Nưa, Xiêng
Quảng, Bulikhămxay, Khăm Muộn và một phần tỉnh Xavanakhẹt của
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quân
khu 4 là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng. Đây là nơi tiếp xúc với
tiền tuyến, nơi tập kết lực lượng để chi viện cho chiến trường miền Nam,
nơi kết thúc tuyến vận tải hậu phương và là điểm bắt đầu của tuyến vận
tải của Đoàn 559.
* Truyền thống anh hùng của quân và dân Quân khu 4.
Nhân dân Quân khu 4 có truyền thống yêu nước từ lâu đời,
truyền thống đó được cha truyền con nối, được dìn giữ và phát huy. Mỗi
khi tổ quốc lâm nguy thì nhân dân Quân khu 4 là lực lượng đóng vai trò
quan trọng để bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng,
truyền thống anh hùng đó được nhân lên gấp bội và đó cũng là một nhân
tố quan trọng để chúng ta dành chiến thắng trên mặt trận giao thông vận
tải sau này.
1.1.2. Tính chiến lược của địa bàn Quân khu IV
Quân khu 4 là một địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt, có ý
nghĩa chiến lược, là địa bàn mang tính sống còn của cách mạng Việt
Nam Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là thành luỹ để
che chắn cho miền Bắc, là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, là cửa ngõ
của chiến trường Đông Dương. Quân khu 4 là điểm chốt quan trọng
trong hệ thống mạch máu giao thông vận tải của nước ta, là địa bàn
mang tính chiến lược trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất

12
đất nước.
1.2 Tình hình giao thông, vận tải trên địa bàn Quân khu IV
trƣớc chiến tranh phá hoại (1954- 1964)

1.2.1 Thực trạng hệ thống giao thông vận tải ở Quân khu IV
sau năm 1954
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như nhiều địa phương
khác trên cả nước hệ thống giao thông, vận tải ở Quân khu 4 bị hư hỏng
nặng nề, không đáp ứng được nhu cầu đi lại cũng như yêu cầu phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân. Hệ thống đường sá nơi đây vốn
đã lạc hậu lại lâu ngày không được tu sửa nên việc đi lại rất khó khăn.
Phương tiện đi lại của nhân dân chủ yếu là đi bộ hoặc xe thô sơ, chỉ cơ
quan cấp tỉnh, các đơn vị quân đội hay cơ quan Trung ương mới có xe cơ
giới, khả năng vận tải rất kém.
1.2.2 Chủ trương của Đảng về công tác giao thông vận tải
trong điều kiện hòa bình
Đường lối chỉ đạo chung nhất của Đảng về công tác đảm bảo
giao thông, vận tải thời kỳ này là kết hợp nhu cầu phát triển kinh tế với
nhu cầu quốc phòng. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn, cùng lúc
giải quyết được cả vấn đề trước mắt và vấn đề lâu dài. Nhờ có chính sách
này nên quân và dân Quân khu 4 đã từng bước khôi phục lại được hệ
thống giao thông vận tải, vấn đề đi lại được đảm bảo.
1.2.3. Quá trình thực hiện sự chỉ đạo của Đảng trên mặt trận
giao thông, vận tải ở Quân khu 4 thời kỳ 1954 - 1964
Chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ các cấp, quân và dân các địa phương trên địa bàn Quân khu
4 đã khắc phục gian khổ, khó khăn, ổn định đời sống, phục hồi sức sản
xuất, phục hồi và từng bước xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông vận tải.
Ngày 5 tháng 5 năm 1959, Tổng Quân uỷ đã quyết định thành
lập tuyến vận tải quân sự Trường Sơn, lấy tên là Đoàn 559. Sau khi nhận

13
nhiệm vụ với Tổng Quân uỷ, cán bộ của Đoàn 559 đều xác định Quân
khu 4 là địa bàn hoạt động quan trọng của đơn vị.

1.3 Sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận giao thông vận tải ở
Quân khu IV giai đoạn 1965 - 1968
1.3.1 Âm mưu và thủ đoạn của địch
Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn ra miền Bắc với
âm mưu: Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn
nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi viện từ miền Bắc
vào miền Nam, uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước
của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước; buộc ta phải chấm dứt chiến
tranh theo điều kiện của Mỹ.
1.3.2 Nhận thức và những chủ trương chỉ đạo của Đảng trên
mặt trận giao thông vận tải cả nước nói chung và ở Quân khu IV nói
riêng trong điều kiện có chiến tranh phá hoại
Nhận thức đúng vai trò của vấn đề giao thông, ngày 19/12/1966,
trước tình hình đế quốc Mỹ đánh phá ngày càng ác liệt, Ban bí thư đã ra
chỉ thị số 138-CT/TW với nội dung chỉ đạo miền Bắc phải “đối phó có
hiệu quả hơn nữa với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nỗ lực
vươn lên giành những thắng lợi mới trên mặt trận giao thông, vận tải,
nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống và bảo đảm
vận chuyển trên các tuyến đường chính để phục vụ tốt cho yêu cầu chiến
đấu, sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là yêu cầu của B, C và
của các tỉnh thuộc khu IV cũ”.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Đảng chỉ đạo tất cả các địa
phương, đặc biệt là các tỉnh thuộc Quân khu 4 phải tích cực, chủ động
hơn nữa trong việc đối phó với chiến tranh phá hoại. Toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta phải thực sự coi vấn đề đảm bảo giao thông, vận tải
là nhiệm vụ trung tâm, chiến lược. Bên cạnh đó, Đảng còn đề ra nhiều
phương pháp cụ thể, hữu hiệu để giải quyết khó khăn cho công tác giao

14
thông, vận tải.

Năm 1965, Bộ Giao thông vận tải đã mở hội nghị đại biểu các
tỉnh thành toàn miền bắc. Xác định nhiệm vụ cao nhất của toàn ngành là
phải luôn đảm bảo giao thông, vận tải trong bất kỳ tình huống nào.
Nhiệm vụ đó được khái quát thành khẩu hiệu “địch phá ta sửa ta đi, địch
lại phá ta lại sửa ta đi”.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt, Ban Bí
thư đã ra chỉ thị số 138-CT/TW về việc tăng cường và tập trung hơn nữa
sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác giao thông vận tải. Chỉ thị nêu rõ :
“Trung ương Đảng và chính phủ đã đề ra công tác giao thông, vận tải
hiện nay là công tác trung tâm đột xuất, có tính chất chiến lược của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta”. Đây là tư tưởng chỉ đạo lớn nhất, chung
nhất của Đảng về công tác đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện có
chiến tranh phá hoại. Nội dung chỉ đạo này mang tính chiến lược, là định
hướng lớn cho quân và dân ta trong việc đảm bảo thông suốt tuyến vận
tải Bắc - Nam.
Cùng với Đảng bộ ngành giao thông vận tải và Bộ tư lệnh Quân
khu 4, các Đảng bộ tỉnh nhanh chóng tổ chức việc tuyên truyền các chủ
trương về đảm bảo giao thông vận tải cho nhân dân. Nội dung cơ bản của
công tác đảm bảo giao thông vận tải mà các Đảng bộ tập trung tuyên
truyền là làm cho mọi người dân hiểu tầm quan trọng của công tác giao
thông vận tải chi viện tiền tuyến, sẵn sàng tập trung mọi nguồn lực cho
công tác đó.
1.3.3 Chỉ đạo tiến hành những biện pháp cụ thể để đảm bảo
giao thông, vận tải trong điều kiện có chiến tranh
Trên cơ sở xác định rõ ràng những chủ trương chiến lược, Đảng
ta đã chỉ đạo quân và dân trên địa bàn Quân khu 4 nhanh chóng, tích cực
thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm giữ vững hệ thống giao thông,
vận tải, đảm bảo chi viện cho miền Nam.

15

Các công tác chính được tiến hành là: xây dựng lực lượng; tăng
cường hệ thống phương tiện; cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
công tác đảm bảo giao thông; tăng cường công tác tuyền truyền; tăng
cường phòng không, bảo vệ…
Như vậy, khi có chiến tranh phá hoại, ngoài việc chỉ đạo ở tầm
vĩ mô, chiến lược, Đảng ta đã vạch ra một loạt các biện pháp cụ thể để
quân và dân ta giữ vững được hệ thống giao thông, vận tải trên địa bàn
Quân khu 4, đảm bảo sức chi viện ngày càng tăng cho chiến trường miền
Nam.
1.3.4 Quân và dân Quân khu IV thực hiện công tác đảm bảo
giao thông, vận tải
* Nhân dân Quân khu 4 trên mặt trận giao thông vận tải
Quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Đảng, ngay từ những ngày đầu
của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, quân và dân
Quân khu 4 đã xác định giao thông, vận tải là nhiệm vụ số một, có tính
quyết định đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam. Trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ, nhận thức đúng tầm quan trọng
của công tác đảm bảo giao thông, vận tải, quân và dân các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh đã ra sức
làm công tác giao thông, vận tải. Công tác đảm bảo giao thông, vận tải
được thể hiện trên 3 mặt trận cơ bản là ứng cứu sửa chữa mặt đường, vận
chuyển hàng hoá và rà phá bom mìn tránh thiệt hại cho lực lượng giao
thông, vận tải và nhân dân.
* Hoạt động của Đoàn 559 trên mặt trận giao thông, vận tải ở
Quân khu 4 trong thời kỳ 1965-1968
Đoàn 559 là đơn vị vũ trang đóng vai trò chủ lực trong việc đảm
bảo chi viện từ Bắc vào Nam. Đoàn có ba lực lượng chính là: lực lượng
mở đường mới, lực lượng giữ kho và lực lượng bảo vệ. Ngoài ra còn có
các bộ phận đảm bảo các vấn đề khác như thông tin liên lạc, khám chữa


16
bệnh, sửa chữa phương tiện Quân khu 4 là địa bàn hoạt động chính của
Đoàn 559 trong những ngày đầu hoạt động.
Chƣơng 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO MẶT TRẬN GIAO THÔNG VẬN TẢI CHI
VIỆN TIỀN TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU IV GIAI ĐOẠN
1969 - 1975
2.1 Tranh thủ hòa bình khôi phục hệ thống giao thông vận
tải, sẵn sàng đối phó với tình hình mới
2.1.1 Chủ trương khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau
chiến tranh phá hoại
Bị chúng ta tấn công mạnh mẽ ở miền Nam, sau Mậu thân
1968, đế quốc Mỹ đã buộc phải tuyên bố ném ngừng ném bom. Mỹ
không còn tổ chức các chiến dịch oanh kích ồ ạt như trước nữa mà chỉ
dùng các loại máy bay nhỏ tiến hành đánh vào một số điểm quan
trọng trên tuyến giao thông ở Quân khu 4. Tranh thủ khoảng thời gian
địch giảm cường độ đánh phá, chúng ta lập tức tiến hành sửa chữa,
cải tạo hệ thống giao thông vận tải, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ
bản để luôn duy trì tốt tuyến chi viện chiến lược vào miền Nam.
2.1.2 Quá trình khôi phục hệ thống giao thông, duy trì công
tác vận tải chi viện sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
Thực hiện đường lối chỉ đạo của Trung ương Đảng, các tỉnh trên
địa bàn Quân khu 4 đã nhanh chóng tiến hành nhiều biện pháp cụ thể để
khôi phục và củng cố hệ thống giao thông vận tải.
Các địa phương từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh đã đồng loạt ra
quân khôi phục hệ thống giao thông vận tải các tuyến đường sắt,
đường bộ, đường sông đều được tập trung khôi phục. Từ năm 1069 đến
1971 là quãng thời gian quan và dân Quân khu 4 kịp thời khôi phục hệ
thống giao thông vận tải sẵn sàng cho công tác chi viện tiền tuyến. Đây
là bước chuẩn bị quan trọng, là một trong những yếu tố giúp chúng ta


17
giành thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải trong cuộc chiến tranh
phá hoại lần thứ hai.
2.2 Chủ trƣơng của Đảng về đảm bảo thông vận tải chi viện tiền
tuyến trên địa bàn Quân khu IV trong chiến tranh phá hoại lần thứ 2
2.2.1 Chủ trương đẩy mạnh công tác giao thông vận tải trong
chiến tranh phá hoại lần thứ 2
Năm 1970, trước tình hình bị ta tấn công mạnh ở miền Nam đế
quốc Mỹ đã bắt đầu cho máy bay dần tiến hành trở lại các cuộc không
kích nhằm vào các bến bãi, kho tàng, các tuyến giao thông của ta ở khu
vực Quân khu IV. Để đối phó với kẻ địch, ngày 12 tháng 5 năm 1970
Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 178-CT/TW, để chỉ đạo những công tác cấp
bách trong tình hình mới. Chỉ thị chỉ đạo: Do tình hình chiến sự ở chiến
trường đang diễn biến khẩn trương nên có thể địch sẽ tiến hành đánh phá
ác liệt vào những khu vực quan trọng nhằm cắt đứt chi viện, bởi vậy ta
phải ra sức đề phòng.
Ngày 2 tháng 7 năm 1970 Bộ Chính trị đã ra nghị quyết Số 200-
NQ/TW về việc thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến ở Trung ương. Chỉ thị
này còn khẳng định: Riêng ở Quân khu IV, nhất là ở những trọng điểm địch
có thể đánh phá, tùy theo tình hình, khi cần thiết thì tổ chức ra lực lượng trực
chiến, tổ chức và kiện toàn các tổ đội chuyên môn… luôn luôn sẵn sàng chủ
động, kịp thời đánh địch trong bất cứ tình huống nào.
Ngày 6 tháng 12 năm 1970 Ban Bí thư đã ra Chỉ thị Số 183-
CT/TW, với nội dung cơ bản là kiên quyết chiến đấu, tăng cường sẵn
sàng chiến đấu tiêu diệt địch, đập tan mọi âm mưu chiến tranh của đế
quốc Mỹ đối với miền Bắc. Đối với Quân khu 4, bản chỉ thị khẳng định:
Bất kể địch đánh phá bằng hình thức nào, thời gian nào, với quy mô và
lực lượng như thế nào, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
là kiên quyết tiêu diệt địch khi chúng đến, giữ vững giao thông thông

suốt để bảo đảm kịp thời và đầy đủ công tác chi viện chiến trường
Ngày 30 tháng 12 năm 1971 Ban Bí thư đã ra Chỉ thị Số 193-

18
CT/TW với nội dung: Tăng cường sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành
động chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.
Bản Chỉ thị nêu rõ: Các tỉnh Quân khu 4 phải khẩn trương làm tốt mọi
công tác chuẩn bị chiến đấu, đưa các lực lượng vũ trang vào tư thế sẵn
sàng chiến đấu cao để chủ động, kịp thời đánh bại những cuộc tập kích
bằng không quân… giữ vững giao thông thông suốt để bảo đảm chi viện
kịp thời và đầy đủ mọi nhu cầu của chiến trường.
Ngày 1 tháng 6 năm 1972, Bộ Chính trị đã họp và ra nghị quyết
Số 220-NQ/TW. Trong phần Nhiệm vụ của miền Bắc, Nghị quyết Số
220-NQ/TW khẳng định: “Tập trung sức bảo vệ và bảo đảm giao thông
vận tải là nhiệm vụ đột xuất số một hiện nay”
Ngày 9 tháng 12 năm 1972 Ban Bí thư ra bức điện số 569 gửi các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khu ủy Vĩnh Linh và
Quân khu uỷ Quân khu IV với nội dung chấn chỉnh hệ thống giao thông
vận tải chi viện tiền tuyến trên địa bàn, bức điện nêu rõ: “Địch còn tiếp tục
đánh phá Quân khu IV ác liệt hơn. Chúng có thể mở rộng đánh phá vùng
bắc vĩ tuyến 20. Ta lại phải cảnh giác đề phòng địch tập kích, biệt kích nhỏ
và cũng có thể liều lĩnh dùng bộ binh đánh ra nam Khu IV”.
2.2.2 Quân và dân Quân khu IV trên mặt trận giao thông vận
tải trong chiến tranh phá hoại lần thứ 2
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, trước và ngay khi đế quốc Mỹ tiến hành
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai quân và dân Quân khu 4 đã tiến hành
một loạt biện pháp đồng bộ, chính xác để bắt đầu cuộc chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Các địa phương từ Thanh Hóa đến
Vĩnh Linh đã nhanh chóng thực hiện sự chỉ đạo của đảng, tất cả các công tác
xây dựng lực lượng, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất, phòng không, tuyên

truyền đường lối… đều được tiến hành đồng bộ, hiệu quả và đạt được nhiều
thắng lợi to lớn, Những kết quả đó là nhân tố giúp chúng ta đảm bảo giao
thông vận tải chi viện tiền tuyến.
2.3 Công tác giao thông vận tải chi viện miền Nam trên địa

19
bàn Quân khu IV giai đoạn 1973 -1975
2.3.1 Chủ trương hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục
đảm bảo chi viện chiến trường
Ngày 25 tháng 6 năm 1973, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ khôi
phục và phát triển kinh tế năm 1973-1975 với nội dung cơ bản là ra sức
hàn gắn vết thương chiến tranh; đối với công tác giao thông vận tải Bộ
Chính trị yêu cầu:Việc khôi phục và phát triển giao thông vận tải có tầm
quan trọng chiến lược. Phải chuẩn bị rất tích cực cơ sở vật chất, cân đối
các phương tiện Bảo đảm vận chuyển cho B, C đồng thời bảo đảm cân
đối vận chuyển phục vụ kinh tế ở miền Bắc. Trong việc khôi phục và
phát triển giao thông vận tải, phải tính đến nhu cầu quốc phòng trước
mắt và lâu dài.
Sau chiến tranh phá hoại lần thứ hai, công tác khôi phục hệ
thống giao thông vận tải, tiếp tục đảm bảo chi viện cho chiến trường là
một dung được Trung ương Đảng hết sức quan tâm. Nội dung chỉ đạo
chủ yếu của giai đoạn này là phải nhanh chóng khôi phục hệ thống cơ sở
vật chất; quá trình xây dựng, khôi phục phải gắn liền mục đích kinh tế
với mục đích quốc phòng, luôn sẵn đẩy mạnh công tác chi viện miền
Nam khi cần thiết.
2.3.2 Mặt trận giao thông vận tải ở Quân khu 4 giai đoạn
1973 - 1975
Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, thực hiện sự chỉ đạo của
Trung ương, cả miền Bắc dồn hàng cho Quân Khu 4, nhất là vào các tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh, nhằm tạo chân hàng dồi

dào để vận chuyển bổ sung kịp thời cho các chiến trường.
Chƣơng 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
3.1. Nhận xét
3.1.1. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao

20
thông, vận tải giai đoạn 1965-1975 là nhân tố quyết định sự thành công
của công tác chi viện cho chiến trường miền Nam
3.1.2. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao
thông, vận tải giai đoạn 1965-1975 đã chứng minh sự chỉ đạo đúng đắn
của Đảng
3.1.3. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao
thông, vận tải giai đoạn 1965 - 1975 một lần nữa chứng ta đã chứng
minh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
3.1.4. Thắng lợi trên mặt trận giao thông, vận tải giai đoạn 1965-
1975 minh chứng cho truyền thống anh hùng, bất khuất của quân và dân
Quân khu 4
3.1.5. Thắng lợi của quân và dân Quân khu 4 trên mặt trận giao
thông, vận tải giai đoạn 1965-1975 chứng minh cho sức mạnh của chính
nghĩa, sự ưu việt của chế độ chính trị ở miền Bắc
3.1.6. Trong điều kiện hòa bình hiện nay Quân khu 4 là một địa bàn
quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử
3.2.1. Kinh nghiệm về quán triệt đường lối của Đảng tới từng
chiến sỹ, người dân; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng
3.2.2. Kinh nghiệm về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy
động trí tuệ và công sức của nhân dân
3.2.3. Kinh nghiệm tổ chức vận tải một cách linh hoạt, kết hợp
các phương thức vận chuyển, binh chủng một cách hợp lý

3.2.4. Kinh nghiệm về chủ động xây dựng lực lượng, phương
tiện vận tải, phán đoán đúng âm mưu của địch
3.2.5. Kinh nghiệm về chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không
đủ mạnh, vũ trang toàn dân để chiến đấu, bảo vệ hệ thống giao thông vận
tải

21
KẾT LUẬN
Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến tranh
nhân dân chống chiến tranh phá hoại để đảm bảo giao thông, vận tải trên
địa bàn Quân khu 4 có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm từ
1965-1975 mặt trận giao thông, vận tải đã trở thành nơi đấu sức, đấu trí
giữa ta và địch, đã trở thành tuyến lửa, nơi thử thách bản lĩnh của quân
và dân Quân khu 4 .
Như đã nói ở trên, Quân khu 4 là vùng đất có vị trí địa lý chiến
lược hết sức quan trọng, trong lịch sử, vùng đất này đã nhiều lần là căn
cứ kháng chiến. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quân khu 4 trở
thành phên dậu của miền Bắc, và khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh
phá hoại thì vùng đất này vừa là hậu phương cũng vừa là chiến trường để
chống lại không quân và hải quân Mỹ. Sớm nhận ra vai trò quan trọng
của Quân khu 4, ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã
nhanh chóng lãnh đạo quân và dân Quân khu 4 bắt tay vào khôi phục
kinh tế xã hội. Cũng trong thời kỳ này Đảng ta xác định Quân khu 4
chính là “cửa ngõ”, là “chân hàng” để chúng ta chi viện cho cách mạng
miền Nam. Nhận thức rõ vị trí chiến lược của Quân khu 4, ngay từ cuối
những năm 50 Đảng ta đã hết sức chú ý đến việc khôi phục và xây dựng
hệ thống giao thông, vận tải. Công tác khôi phục giao thông, vận tải
được các Đảng bộ địa phương đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện rất
tốt với phương châm kết hợp kinh tế với quốc phòng, các tuyến đường
phải phục vụ tốt đời sống dân sinh nhưng khi có chiến tranh nổ ra thì

đường sá, cầu phà phải đảm bảo được sự thông suốt, đảm bảo chi viện
cho miền Nam. Thời kỳ này Đảng đã lãnh đạo quân và dân Quân khu 4
xây dựng được một số tuyến đường mới và những tuyến đường này đóng
một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại sau này. Tuy vậy, trong thời kỳ 1954-1964 công tác khôi
phục hệ thống giao thông, vận tải ở một vài địa phương vẫn còn diễn ra

22
chậm chạp, lý do của vấn đề này là trong thời gian này có một bộ phận
nhân dân vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác giao thông, vận
tải, vẫn có tâm lý ỷ lại vào nhà nước.
Bước sang thời kỳ 1965-1975, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đế
quốc Mỹ đã huy động một lực lượng không quân mạnh tập trung đánh
phá để ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, trọng điểm đánh phá
không đâu khác chính là Quân khu 4. Để đánh phá hệ thống giao thông,
vận tải của Quân khu 4 đế quốc Mỹ đã dùng đến những loại vũ khí, máy
bay có sức huỷ diệt lớn gây cho chúng ta nhiều tổn thất. Trước tình hình
đó Đảng ta đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân Quân khu 4 chuyển
hướng sản xuất, tổ chức chiến đấu bảo vệ quê hương. Để công tác giao
thông, vận tải được tổ chức tốt, Đảng ta chủ trương làm cho mọi người
hiểu rõ đảm bảo giao thông, vận tải là nhiệm vụ cách mạng cấp bách.
Nội dung chỉ đạo bao trùm của thời kỳ này là huy động toàn dân làm
công tác giao thông, vận tải, coi đó là nhiệm vụ cách mạng của toàn quân
và dân. Đảng còn chỉ rõ công tác đảm bảo giao thông, vận tải là công tác
trung tâm đột xuất có tính chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta. Như vậy, trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, Đảng ta đã nhanh
chóng lãnh đạo quân và dân Quân khu 4 tập trung cao độ huy động tối đa
lực lượng để đảm bảo cho được vấn đề chi viện vào Nam. Ngoài việc
lãnh đạo ở tầm vĩ mô, chiến lược Đảng ta còn chỉ đạo một số biện pháp
cụ thể để đảm bảo giao thông, vận tải cả nước nói chung và ở Quân khu

4 nói riêng. Các biện pháp đó là: Đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho mọi
người dân hiểu rằng giao thông, vận tải là vấn đề đặc biệt quan trọng,
ảnh hưởng tới sự sống còn của cách mạng miền Nam; tăng cường lực
lượng giao thông, vận tải và phòng không cho các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh; chỉ đạo đầu tư, cải tạo
cơ sở vật chất cho Quân khu 4, đặc biệt chú trọng đến các tuyến đường
chính; tổ chức các đội bốc xếp hàng hoá nhanh chóng để tránh ách tắc,
đình trệ, dễ bị kẻ thù đánh phá, rà phá bom mìn

23
Như vậy, từ 1965-1975 Đảng ta đã chỉ đạo quân và dân Quân
khu 4 tiến hành một loạt các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo giao thông,
vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam. Những thành tựu chúng ta
đạt được trong thời kỳ này hết sức to lớn; hàng hoá, bộ đội được đưa vào
miền Nam với số lượng ngày một tăng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
chiến trường. Chúng ta có thể khẳng định rằng công tác đảm bảo giao
thông, vận tải trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, và
khu vực Vĩnh Linh giai đoạn 1965-1975 đã góp phần quan trọng vào
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy vậy, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, công tác đảm bảo giao thông, vận tải ở
Quân khu 4 thời kỳ 1965-1975 cũng còn một số hạn chế cần phải khắc
phục, cụ thể là trên một số đoạn đường, phà xung yếu chúng ta vẫn còn
bị thiệt hại nhiều khi địch ném bom, lý do là công tác bốc xếp, giải toả,
nguỵ trang của chúng ta chưa tốt. Trên một số đoạn đường, do chúng ta
chủ quan, đánh giá thấp khả năng của địch nên công tác phòng không
còn sơ sài, khi địch tấn công đã không đủ khả năng tự vệ Tất nhiên
những hạn chế trên là khó tránh khỏi và những thiếu sót trên không phổ
biến, còn về cơ bản chúng ta hoàn thành tốt công tác chi viện cho miền
Nam, đảm bảo cho miền Nam tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân.

Qua việc lãnh công tác đạo đảm bảo giao thông, vận tải ở Quân
khu 4 giai đoạn 1965-1975 chúng ta lại một lần nữa thấy được vị trí
chiến lược và sự anh dũng, kiên cường của nhân dân các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đặc khu Vĩnh Linh. Trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ngày nay Quân khu 4 vẫn có vị trí quan
trọng, vẫn là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, là điểm giữa của hai trung
tâm kinh tế, chính trị lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long. Đặc biệt, đây còn là khu vực có đường bờ biển dài nên có thể
phát triển kinh tế biển làm giàu cho đất nước và cũng vì có đường bờ
biển dài nên Quân khu 4 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh

×