Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII : Luận văn ThS. Khu vực học: 60 31 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 135 trang )

FĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Hà Nội-2013

1


FĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG
VIỆT NAM – NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII

Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Văn Kim



Hà Nội-2013

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
Chƣơng 1.......................................................................................................................... 10
LỊCH SỬ QUAN HỆ GIAO THƢƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN ............................. 10
1.1. Những mối liên hệ truyền thống Việt Nam - Nhật Bản ............................................ 10
1.1.1. Những mối liên hệ thời cổ trung đại .............................................................. 10
1.1.2. Những mối liên hệ thời cận thế ....................................................................... 12
1.2. Bối cảnh chung về kinh tế xã hội hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản ........................... 16
1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII .............................................. 17
1.2.2. Bối cảnh kinh tế xã hội Nhật Bản thế kỷ XVII ............................................... 20
1.3. Khái quát về hoạt động thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII .................. 22
Chƣơng 2.......................................................................................................................... 29
SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC TRƢNG GỐM SỨ VIỆT NAM - NHẬT BẢN.............. 29
2.1. Gốm sứ Việt Nam ..................................................................................................... 29
2.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử gốm sứ Việt Nam và các dòng gốm sứ tiêu biểu .............. 29
2.1.2. Đặc trƣng của gốm sứ Việt Nam .................................................................... 36
2.1.3. Gốm sứ Việt Nam tìm thấy ở Nhật Bản.......................................................... 39
2.2. Gốm sứ Nhật Bản ..................................................................................................... 44
2.2.1. Gốm sứ Nhật Bản - lịch sử phát triển và những đặc trƣng ............................. 44
2.2.2. Đặc trƣng căn bản của gốm sứ Nhật Bản........................................................ 53
2.2.3. Gốm sứ Nhật Bản tìm thấy ở Việt Nam.......................................................... 58
Chƣơng 3.......................................................................................................................... 61
GỐM SỨ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MẬU DỊCH ĐÔNG Á... 61
3.1. Gốm sứ Việt Nam trong hoạt động giao thƣơng quốc tế....................................... 61

3.2. Gốm sứ Nhật Bản trong hoạt động giao thƣơng quốc tế ........................................ 65
3.3. Gốm sứ trong bối cảnh quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản ....................... 68

3


3.3.1. Đánh giá mối tƣơng quan trong quan hệ thƣơng mại gốm sứ........................ 68
3.3.2. Triển vọng về con đƣờng phát triển thƣơng mại gốm sứ Việt Nam qua tham
chiếu với thƣơng mại gốm sứ Nhật Bản ................................................................... 95
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 108
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 121
Phụ lục 1 : Sơ lƣợc về lịch sử gốm sứ Nhật Bản ........................................................... 121
Phụ lục 2 : Bản đồ gốm sứ Nhật Bản ............................................................................ 121
Phụ lục 3 : Gốm sứ Việt Nam tìm thấy ở Nhật Bản ..................................................... 121
Phụ lục 4 : Gốm Hizen xuất khẩu sang Đông Nam Á (nửa cuối thế kỷ XVII) ............. 127
Phụ lục 5: Tình hình xuất nhập khẩu gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản ............................ 128
Phụ lục 6: Mô hình phân tích SWOT ........................................................................... 132

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Một phần bức tranh Giao chỉ độ hải đồ .......................................................... 16
Hình 1.2: Di cảo bức thư có tựa đề “An nam phó đô đường phúc nghĩa hầu Nguyễn” . 24
Hình 1.3: Mật độ thương thuyền Nhật Bản đến Việt Nam thời kỳ Châu ấn thuyền ........ 26
Hình 2.1: Gốm hoa nâu thời Lý - Trần ............................................................................ 30
Hình 2.2: Hiện vật gốm sứ từ con tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm ............................ 33
Hình 2.3: Gốm Bát Tràng thế kỷ XVII ............................................................................. 36
Hình 2.4: Gốm Yayoi và Jomon ....................................................................................... 45
Hình 2.5 : Các dòng gốm sứ tiêu biểu của Nhật Bản thế kỷ XVII : 1.Nabeshima,

2.Kakiemon, 3.Kutani, 4.Imari ........................................................................................ 53
Hình 2.6: Một số hiện vật bát sứ Hizen khai quật tại Hội An ......................................... 59
Hình 3.1: Các mặt hàng gốm sứ Nhật do VOC xuất khẩu từ Nhật Bản đến Đàng Ngoài 72
Hình 3.2 : Sứ Hizen xuất khẩu sang châu Âu nửa cuối thế kỷ XVII .............................. 73
Hình 3.3 :

Bản đồ hải trình của thuyền mành (tousen) ................................................ 74

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc khảo cứu, kết hợp điều tra điền dã và xâu chuỗi các thành tựu nghiên
cứu hiện có về lịch sử hính thành, kỹ thuật sản xuất, mô hính phát triển của gốm sứ
Việt Nam - Nhật Bản, tác giả mong muốn phân tìch một cách chọn lọc các vấn đề trọng
yếu trong thương mại gốm sứ hai nước nhằm đem đến một cách đánh giá mới trên cơ
sở những lý thuyết hiện đại về kinh tế, quản trị để nhín nhận mối quan hệ giao lưu
thương mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Từ các kết quả đó, ta sẽ có thêm những
khẳng định khoa học cho thành tựu thương mại gốm sứ song phương và đa phương
trong bối cảnh kinh tế, xã hội thế kỷ XVII, tiến tới tham chiếu và vận dụng đến những
vấn đề có ý nghĩa trong quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai.
Ý nghĩa của đề tài:
Không giống như bất kỳ một loại hính sản phẩm nào, gốm sứ mang lại những
thông điệp chình xác và khoa học và là những tư liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu.
“Từ buổi bính minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không

tự biểu hiện trong một loại nào đó của tác phẩm đồ gốm” [60]. Gốm sứ luôn là thực thể
quan trọng trong đời sống con người cũng như trong tiến trính lịch sử phát triển chung
của nhân loại. Ví vậy, nghiên cứu về gốm sứ, đặc biệt là gốm sứ trong quan hệ giao
thương Việt Nam - Nhật Bản sẽ có rất nhiều ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hội nhập
và phát triển ngày nay. Chình ví vậy, ở luận văn này tác giả không có ý định so sánh
hơn kém về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật gốm sứ giữa hai nước Việt Nam - Nhật
Bản mà chỉ xác định đối tượng nghiên cứu là gốm sứ thương mại thế kỷ XVII và mong
muốn làm sáng tỏ phần nào vai trò của gốm sứ trong mối quan hệ giao thương Việt
Nam Nhật Bản thế kỷ XVII.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài gốm sứ cũng như thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản đã nhận được sự
quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước đề cập trong các
công trính khoa học, trong các hội thảo quốc tế, trên các tạp chì nghiên cứu chuyên ngành
trong thời gian qua. Hàng loạt các hội thảo quốc tế, tọa đàm trao đổi học thuật được diễn ra
sôi nổi trong suốt những năm từ 1998~2010 về các vấn đề liên quan đến lịch sử giao thương
giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Bên cạnh đó, hàng loạt các công trính khảo cổ, khảo
2.

6


cứu tại các địa điểm nổi bật ở cả hai nước đã đem lại nguồn tri thức mới rất dồi dào, mở ra
những hướng phát triển nghiên cứu chuyên sâu và mới mẻ.
Tác giả luận văn đặc biệt tiếp cận tới các công trính nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu người Nhật Bản như Sakurai Kiyohiro, Kukuchi Seiichi, Aoiki Michio,
Uchida Kusuo, Yoshida Yasuko… và các nhà nghiên cứu người Việt Nam như Phan
Huy Lê, Vũ Minh Giang, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Thừa Hỷ, Phan Hải Linh, Lâm
Mỹ Dung, Phạm Quốc Quân, Bùi Minh Trì, Hà Văn Cẩn… Các nhà nghiên cứu trên đã
làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề học thuật liên quan đến tri thức về lịch sử hính thành và
phát triển gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản, về những di chỉ khảo cổ mang dấu ấn quan hệ

ngoại giao thương mại Việt Nam - Nhật Bản, về bằng chứng xác thực mang tình định
lượng để đánh giá các hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại gốm sứ, cũng như
những nhận định sâu sắc mang tình định hướng và mở ra triển vọng mới cho mối quan
hệ chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Tuy nhiên, chưa nhiều các công trính nghiên cứu có tình chất tham chiếu cụ thể
về mối tương quan trong quan hệ thương mại gốm sứ nói chung và quan hệ giao
thương Việt Nam - Nhật Bản nói riêng, nếu có thí các dữ liệu thường chưa đầy đủ và
mang tình chất định tình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản chế tác vào thế kỷ XVII được tím thấy từ các di
tìch khảo cổ và mối quan hệ thương mại gốm sứ giữa hai nước vào thời kỳ này. Tuy
nhiên, do còn nhiều tranh luận về khái niệm, cách phân loại gốm và sứ nên nhằm
hướng tới đối tượng nghiên cứu chình là quan hệ thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật
Bản, tác giả sử dụng chung khái niệm gốm sứ cho cả gốm và sứ. Đã có nhiều nghiên
cứu trính bày những quan niệm, những cách gọi xung quanh các thuật ngữ của nghề
gốm (gốm, đất nung, sành, sứ…), những tiêu chì về việc phân loại cũng như quan niệm
về thẩm mỹ, về công dụng của gốm sứ khác nhau và tác giả đôi chỗ khi đưa ra ý kiến
của mính cũng ủng hộ quan điểm này hay quan điểm khác. So với nhiều loại hính nghệ
thuật và nhiều loại hính sản phẩm đã từng tồn tại, gốm/đồ gốm có một niên đại sớm
(thậm chì rất sớm) với một chặng đường phát triển khá dài và hầu như không bị đứt
đoạn [107]. Mỗi một giai đoạn trong lịch sử, chúng đều có một dấu ấn riêng và có thể
định vị một tên gọi, một phong cách riêng. Sự phong phú, đa dạng các loại hính trong
lịch trính phát triển chình là nguyên nhân dẫn đến sự “chưa thể thống nhất” những quan
niệm về gốm sứ. Trong khi trính bày, tác giả cố gắng lược thuật những ý kiến, những
7


quan điểm của các học giả với mục đìch đưa ra một mặt bằng tổng quan về lịch sử giao
thương và những đặc trưng của gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản qua từng thời kỳ lịch sử.

Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ thời gian và khả năng có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
dựa trên nguồn dữ liệu được tập hợp từ các công trính nghiên cứu về gốm sứ và hoạt
động thương mại gốm sứ của các nhà khoa học trong và ngoài nước đăng trên các tạp
chì, hội thảo và các nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội của
Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Bài viết cũng không đề cập sâu tới các kiến thức về
kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như giá trị của các loại cổ vật gốm sứ mà chỉ đi sâu vào đánh
giá giá trị thương phẩm của gốm sứ với tư cách là một loại hàng hóa thương mại từ đó
chứng minh thêm về những mối liên hệ truyền thống và nền tảng cho quan hệ giao
thương giữa hai nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Về thời gian: Luận văn chọn bối cảnh thế kỷ XVII bởi lẽ với cả Việt Nam và Nhật Bản,
giai đoạn ghi nhận những bước thăng trầm đặc biệt trong lịch sử hính thành và phát
triển gốm sứ và thương mại gốm sứ. Luận văn cũng tập trung vào thế kỷ XVII được coi
là kỷ nguyên vàng của thương mại Đông Á và là thế kỷ nhiều biến động trong lịch sử
nhân loại với sự phát triển đột phá của hoạt động ngoại thương nhằm tìch lũy tư bản và
tạo tiền đề tiên quyết cho sự thăng hoa của các cường quốc “tương lai” sau này.
Về không gian: Quan hệ thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản và bối cảnh quốc tế
cũng như khu vực chi phối tính hính hoạt động này của hai nước trong thế kỷ XVII.
Về lĩnh vực: Luận văn sẽ đi sâu vào phân tìch sự tồn tại và phát triển của gốm sứ Việt
Nam trong tham chiếu với gốm sứ Nhật Bản từ sản phẩm thủ công phục vụ sinh hoạt
hàng ngày đến những bước tiến trở thành một loại mặt hàng thương phẩm có giá trị
quan trọng trong cán cân thương mại hai nước vào thế kỷ XVII. Ví vậy, luận văn sẽ đề
cập trước nhất là lĩnh vực thương mại, sau đó là lĩnh vực kinh tế, xã hội và mỹ thuật.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn xuất phát từ cơ sở lý luận của một số lý thuyết về kinh tế chình trị như
lý thuyết về hàng hóa và thuộc tình của hàng hóa, lý thuyết về chiến lược kinh doanh,
lý thuyết về thương hiệu và chuỗi giá trị toàn cầu, lý thuyết về marketing thông qua quá
trính thu thập tài liệu từ các dữ liệu lịch sử được các nhà khoa học cung cấp trên các bài
viết trên các tạp chì khoa học và các hội thảo quốc tế, từ các nghiên cứu chuyên sâu về
lịch sử và văn hóa của các chuyên gia về Nhật Bản học, Việt Nam học, từ thư viện, báo

chì, internet… bằng tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Pháp. Tác giả đồng thời
cũng cố gắng tiếp cận các kiến thức về mỹ thuật và kỹ thuật chế tác gốm sứ và khảo sát
4.

8


thực tế từ các bộ sưu tập tại các bảo tàng và bộ sưu tập cá nhân nhằm làm luận văn
thêm phong phú và sinh động. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so
sánh, phân tìch các số liệu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu kết hợp với việc khảo sát
thực tiễn để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan nhất. Trong luận văn,
tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp giữa những kiến thức
về lịch sử, văn hóa và kiến thức vể triết học, kinh tế, mỹ thuật bằng cả hai phương pháp
định tình và định lượng nhằm đưa ra một góc nhín mới cho vấn đề nghiên cứu.
5.

Đóng góp mới của luận văn
Trước đây có khá nhiều công trính nghiên cứu về lĩnh vực gốm sứ cũng như quan

hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII. Tuy nhiên, tác giả vẫn kỳ vọng bằng
một số phương pháp tiếp cận mới minh chứng một cách sáng tỏ và rõ ràng hơn những
nghiên cứu nhận định của các học giả về hoạt động thương mại gốm sứ Đông Á mà
Nhật Bản và Việt Nam là hai thực thể đóng vai trò quan trọng. Có một thực tế thông
qua việc khai thác các cứ liệu lịch sử theo phương cách mới sẽ mang lại cái nhín nhiều
chiều phong phú hơn về cách thức “ứng xử” của người xưa trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Luận văn cũng mong muốn được đóng góp thêm trong việc lý giải về cách thức
tồn tại và phát triển của hoạt động thương mại gốm sứ hai nước trong đó nêu bật giai
đoạn phát triển trong thế kỷ XVII, giai đoạn mang tình bước ngoặt của lịch sử giao
thương Đông Á. Thời kỳ này đã ghi nhận những bước thăng trầm trong lịch sử phát
triển thương mại gốm sứ cũng như nền kinh tế, xã hội, chình trị của hai nước; nó cũng

là tiền đề có tình quyết định cho những chuyển biến trong tương lai. Với những gí nhín
nhận từ đây, ta có thể có lời giải đáp cho những gí chưa được biết đến trong quan hệ
Việt - Nhật bắt đầu từ khi mới hính thành và phát triển trở thành đối tác chiến lược như
ngày nay. Từ những tham chiếu với thương mại gốm sứ Nhật Bản, chúng ta có thể
mạnh dạn đưa ra suy nghĩ, nhận định và đưa ra phương hướng phát triển cho nền
thương mại gốm sứ Việt đang tím điểm tựa để bước tới trong tương lai.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 03
chương:
Chương 1: Lịch sử giao thương Việt Nam - Nhật Bản
Chương 2: Sự hính thành và đặc trưng của gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản
Chương 3: Gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mậu dịch Đông Á

9


Chƣơng 1
LỊCH SỬ QUAN HỆ GIAO THƢƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.1. Những mối liên hệ truyền thống Việt Nam - Nhật Bản
1.1.1. Những mối liên hệ thời cổ trung đại
Sự phát triển quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là về thương mại giữa Việt Nam và Nhật
Bản hiện nay đã được khởi nguyên từ mối liên hệ nhiều chiều trong lịch sử. Cụ thể trong
lĩnh vực văn hoá, mối liên hệ này đã được giới nghiên cứu khẳng định một cách khoa học
và có hệ thống. Trong khuôn khổ của chương này, tác giả muốn khu biệt phạm vi nghiên
cứu ở những mối liên hệ ìt được biết đến, từ thời kỳ cổ trung đại tới thời cận thế đánh dấu
bằng sự kết thúc của Mạc phủ Edo và sự khủng hoảng của vương triều Nguyễn. Mặc dù
không nhằm mục đìch đối chiếu, so sánh giữa hai nền văn hoá nhưng việc nghiên cứu
những mối liên hệ truyền thống cũng sẽ giúp nhín nhận và đánh giá đúng đắn hơn về
những điểm tương đồng hay dị biệt giữa hai dân tộc.
Ngay từ thời đá cũ, con người đã sinh sống trên lãnh thổ Nhật Bản. Thời bấy giờ, vào

thế Pleistocene, thời kỳ băng hà đạt đến mức độ tối đa, Nhật Bản vẫn là một bộ phận gắn
liền với đại lục châu Á. Đến thời hậu Pleistocene, cách đây khoảng 18.000~12.000 năm,
Nhật Bản mới tách dần ra khỏi lục địa và tới thời Holocene thí hoàn toàn trở thành một
quần đảo đơn biệt với các 4 đảo chình như ngày nay Như vậy từ thời tiền sử, con người
vẫn có thể vượt qua đảo Tsushima để đến Triều Tiên, và từ Ryukyu, cư dân ở đây vẫn dựa
vào chuỗi đảo trải dài xuống phìa Nam để vừa truyền tải, vừa duy trí những mạch nguồn
văn hoá với khu vực Đông Nam Á…1
Dựa vào những kết quả nghiên cứu, nhà khảo cổ học người Nga P.I.Boriskovki đã cho
rằng: Vào “sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở miền Trung nước Nhật thể hiện những mối liên hệ với
nền Văn hoá Hoà Bính, Bắc Sơn ở Việt Nam. Trong thời đại đồ đá mới ở Nhật Bản, cũng
như ở bán đảo Sakhalin và quần đảo Kurile, có những loại ríu mặt bằng hính bầu dục được
mài qua loa ở lưỡi. Những chiếc ríu này giống như những chiếc ríu của nền Văn hoá Hoà
Bính I - III. Loại ríu và thạch bôn được mài một mặt giống như những chiếc ríu ở Bắc Sơn
II”.[107]
Mặc dù khả năng ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Hoà Bình đến Nhật Bản vẫn
chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng những dấu vết rõ nét của văn hoá
Hoà Bình cũng đã được tím thấy ở Indonesia. Rất có thể từ đây, văn hoá Hoà Bình
đã ảnh hưởng xuống phương Nam, tới châu Úc rồi thông qua quần đảo Phillipines,
1

Trìch theo Nguyễn Văn Kim [10]

10


qua nền văn hoá đá mới nổi tiếng này đã truyền đến Đài Loan, Ryukyu và Nhật
Bản. Khi viết về Đông Nam Á, nhà khảo cổ học người Mỹ W.G.Solheim II đã cho
rằng: “Người Hoà Bính đã biết làm gốm vặn thừng cách đây một vạn năm. Các văn hoá
đá mới ở Trung Quốc như Ngưỡng Thiều, Long Sơn đều bắt nguồn từ tiểu Văn hoá
Hoà Bính và di động từ Nam lên Bắc. Người Đông Nam Á đã dùng thuyền vượt biển từ

10.000 năm TCN đến Đài Loan và Nhật Bản, mang đến Nhật nghề trồng taro và các
giống cây trồng khác”2.
Khi nghiên cứu văn hoá Jomon - nền văn hoá đến nay vẫn đang được coi là thời
đại văn hoá tạo dựng những cơ sở hết sức quan trọng cho sự phát triển của văn hoá
Nhật Bản từ 10.000 TCN đến 300 TCN, không ìt các nhà khoa học cho rằng, người
Jomon có ngôn ngữ và văn hoá gần với khu vực Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.
Kế thừa truyền thống văn hoá Jomon, đến thời Yayoi (từ 300 TCN đến năm 250)
một số kiểu dáng mộ chum của thời kỳ này cũng chứng tỏ sự gần gũi với kiểu dáng và
môtìp trang trì như các mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh - Nam Trung Bộ Việt Nam.
Mô tìp trang trì rất đa dạng: dạng hính trụ, hính trứng, hính cầu; giữa trụ và trứng, được
trang trì nhiều loại hoa văn, có chum trang trì văn đập xung quanh vai, có chum trang
trì vặn thừng toàn thân, đa số các chum để trơn phần thân và đáy. Cách thức bài trì trên
nắp, quanh vai và thân mộ chum thường đặt đồ gốm như nồi bính niên, bát đèn; bên
trong là đồ trang sức như khuyên tai hính bông hoa rau muống, hính đầu thú...
Tuy nhiên cũng có những bằng chứng xác thực để nhiều nhà khoa học ủng hộ
quan điểm về sự thiên di của một số nhóm người thời tiền sử Đông Nam Á đến Nhật
Bản qua Đài Loan và Ryukyu. Nội dung và cách luận giải trong một số truyện thần
thoại, tập quán xã hội và kiến trúc cổ Đông Nam Á hiện vẫn được bảo tồn ở Nhật Bản.
Có thể thấy ở văn hóa Jomon mang nhiều đặc tình của văn hoá Đông Nam Á mà tục lệ
cà răng, nhuộm răng, ở nhà sàn là tiêu biểu. Ở Okinawa, các nhà khảo cổ cũng đã khai
quật được những mảnh gốm và ríu được chế tác từ ốc biển (loại ốc mặt trăng turbo)
giống những hệ gốm - ríu của nền văn hoá Xóm Cồn (Cam Ranh, Khánh Hoà) hay
những hiện vật tương tự tím thấy ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Hẳn là từ vài ngàn năm
trước đã từng tồn tại “một dải văn hoá của cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở ven biển và
các đảo gần bờ biển thuộc biển Đông và vùng biển Tây – Nam Thái Bính Dương”[2]
Sự chia cắt tự nhiên của các vùng địa lý Nhật Bản, môi trường sống cũng như khả
năng giao hoà với các nền văn hoá khu vực cũng tạo nên sự đa diện của văn hoá Jomon
2

Trìch theo Nguyễn Văn Kim [44, tr.319]


11


và các thời đại văn hoá tiếp theo. Cùng với việc đi sâu nghiên cứu về mặt nhân chủng
cùng các yếu tố môi trường, văn hoá và các thành tố liên quan khác, ngôn ngữ cũng là
một đối tượng có vai trò quan trọng được tình đến. Nhật ngữ là một ngôn ngữ đa âm
tiết, có nhiều dạng biến cách, gắn với tiếng Triều Tiên, Altai. Theo các chuyên gia,
Nhật ngữ cũng được định hính từ sớm nên về sau mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của
Hàn ngữ, Hán ngữ và cả một số ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á nhưng nó vẫn là một
ngôn ngữ riêng biệt, có cấu trúc, đặc tình ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của người Ryukyu
với Nhật ngữ được coi là cùng một ngữ hệ trong khi đó tiếng Ainu lại khác biệt căn bản
với Nhật ngữ. Các nhà nghiên cứu cũng thấy tình chất đa dạng trong sự pha trộn của
tiếng Nhật. Ngoài việc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hán ngữ và Hàn ngữ thí Nhật ngữ
cũng đồng thời tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ của một số dân tộc khác ở cả hai khu
vực Bắc Á và Đông Nam Á. Gần đây trong công trính “Sự hính thành tiếng Nhật” trên
cơ sở nghiên cứu so sánh tiếng Tamil cổ với các tác phẩm văn học của Nhật Bản, giáo
sư ngôn ngữ học Ono Susumi cho rằng: “Tiếng Nhật có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng
rất gần với tiếng Tamil cổ. Cũng theo giáo sư Ono, con đường truyền bá ngôn ngữ đó
cũng đồng thời là con đường lan toả của cây lúa nước từ miền Nam Ấn Độ đến Nhật
Bản”. Những cứ liệu lịch sử cho thấy, các dòng thiên di lớn đến Nhật Bản đã kéo dài
đến tận thời Kofun và vào khoảng thế kỷ VIII thí sự thống nhất về ngôn ngữ và chủng
tộc đã hoàn thành. [2]
Điều đó khẳng định rằng, những thành tố văn hoá của các dân tộc phương Nam đã
có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Nhật Bản
giàu bản sắc từ thời cổ trung đại.
1.1.2. Những mối liên hệ thời cận thế
Thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ mà mối liên hệ văn hoá giữa Việt Nam và Nhật
Bản đến nay còn ìt được biết đến. Điều này cũng dễ hiểu, ví đồng thời với sự đô hộ của
phong kiến phương Bắc tại Việt Nam thí đây cũng là thời kỳ mà Nhật Bản chịu những

ảnh hưởng Hán hoá sâu sắc nhất. Cái bóng quá lớn của Trung Hoa và Ấn Độ đã khiến
cho mối liên hệ này dường như mờ nhạt đi. Tuy nhiên, sử sách cũng đã ghi lại rằng:
Giữa thế kỷ VIII, các nhà sư từ vùng Lâm Ấp (nay thuộc tỉnh Quảng Bính đến Quảng
Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay) cũng đã sang Nhật Bản truyền đạo, biểu diễn
âm nhạc tôn giáo… [19]
Trong những buổi đầu bính minh của chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Lý đã
thực hiện nhiều chình sách kinh tế tìch cực và một chủ trương đối ngoại khá rộng mở
với các nước trong khu vực và với Nhật Bản nói riêng. Ví vậy, nhiều thuyền buôn nước
12


ngoài đã thường xuyên đến cảng của Đại Việt để giao thương. Ngoài thương thuyền
Trung Quốc, chắc chắn đã có nhiều thuyền Đông Nam Á và khoảng từ cuối thế kỷ XIV
đầu thế kỷ XV, nhiều khả năng, thuyền buôn của vương quốc Ryukyu, một số bộ phận
của lãnh thổ Nhật Bản ngày nay, cũng đến trao đổi hàng hoá tại Vân Đồn và một số
thương cảng khác của Việt Nam.
Thực tế cho thấy sự giao lưu kinh tế và văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản là
xuyên suốt trong lịch sử nhưng đặc biệt hưng thịnh vào thế kỷ XV-XVII.
Trong hành trính mậu dịch Đông Á, khu vực Đông Nam Á là nơi chuyển tiếp
quan trọng trong nền thương mại hàng hải giữa Trung Hoa và vùng Tây Á. Từ thế kỷ
thứ III và IV, con đường thương mại hàng hải quốc tế nối liền Trung Hoa và thế giới
Ấn độ, Tây Á chạy từ các hải cảng ở vịnh Ba Tư và Hồng Hải đến bờ biển Ấn Độ, tới
Sri Lanka, vịnh Bengal và bán đảo Mã Lai. Hàng hóa sau đó được trao đổi ở một số địa
điểm dọc theo eo đất Kra và chuyên chở qua bờ biển phìa đông của bán đảo Mã Lai.
Hàng hóa Tây Á từ đó tiếp tục cuộc hành trính đến Trung Hoa qua vịnh Thái Lan và bờ
biển Phù Nam trên những thuyền Mã Lai. Phù Nam là một trạm dừng chân quan trọng
trên đường đến Nam Trung Hoa và là một nơi buôn bán sầm uất phát đạt, quy tụ nhiều
thương gia quốc tế. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, có một sự đột biến quan trọng là sự
chuyển hàng qua bán đảo Mã Lai lần lần được bãi bỏ, thay vào đó là con đường qua eo
biển Malacca tới biển Java rồi thẳng lên Trung Quốc. Chặng dừng chân cho các thuyền

buôn là vùng Đông Nam đảo Sumatra và từ đó phát triển ra đế chế Srivijaya hùng mạnh,
phát đạt nhờ sự buôn bán với Trung Hoa đời Đường. Đến đầu thế kỷ 11, Srivijaya yếu
dần ví sự cạnh tranh của các vương quốc mới ở đất liền như Angkor và Pagan, hai nền
văn minh rực rỡ trong giai đoạn này.
Trải qua thời gian, đến đầu thế kỷ XVII, bên cạnh các thương nhân Trung Hoa,
thương nhân Nhật Bản trên các con thuyền châu ấn cũng đã đến Thăng Long - Kẻ Chợ.
Sau khi lệnh tỏa quốc, một số kiều dân Nhật Bản đã ở lại làm nghề môi giới, phiên dịch,
hoa tiêu, thợ thủ công và diễn viên ca múa. Nổi tiếng nhất là người phụ nữ tên là Ouru
San có nhiều ảnh hưởng qua các hoạt động trung gian giới thiệu các nhân vật người
nước ngoài với triều đính.
Sau này, vào thế kỷ XV - XVII khi cuộc chiến tranh giành quyền lực và đất đai
giữa các lãnh chúa diễn ra căng thẳng và quyết liệt nhưng kinh tế Nhật Bản lại có
những chuyển biến rõ rệt. Khởi đầu là vai trò của Ryukyu với tư cách là một bộ phận
đại diện của lãnh thổ Nhật Bản ngày nay, đã mở rộng quan hệ ngoại thương đến các
nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo lịch sử Trung Quốc thời Minh ghi lại,
13


do phải cùng chịu sự thần thuộc với Trung Quốc và Nhật Bản. Ryukyu đã cử các đoàn
thuyền tới hai nước này để truyền cống hàng năm và đồng thời cũng cử tới “An Nam”
89 thuyền (tình tới cuối thế kỷ XV) để thu mua tơ, vải thô, lụa đamát, lô hội, gỗ trầm
hương, da cá mập, đường phổi, mật ong, tiêu, vàng, song mây…[17]
Cũng từ cuối thế kỷ XVII, do mối quan hệ buôn bán với Đông Nam Á ngày càng
phát triển rộng mở nên nhiều cộng đồng người Nhật sống định cư ở nước bản địa và lập
nên các khu phố Nhật, cảng Nhật. Các tài liệu ghi chép về quan hệ thương mại Nhật
Bản đã cho thấy, trong khoảng 30 năm (từ năm 1604 ~ 1634) Mạc phủ đã cấp tổng
cộng 331 giấy phép (Châu ấn thuyền) cho thuyền buôn đi đến các nước Đông Nam Á.
Số thuyền buôn đến các cảng thuộc lãnh thổ Việt Nam là khoảng 130, chiếm 36,61%.
Thuyền đến Đàng ngoài là 51 chiếc trong đó đến An Nam (nay thuộc Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An) là 14 chiếc, Tonkin (Bắc Bộ) là 37 chiếc, chiếm 39,23%; thuyền Nhật

đến Đàng trong (Hội An) là 79 chiếc, chiếm 60,76% trong tổng số thuyền đã đến Việt
Nam. Hàng hoá thuyền buôn Nhật thu mua gồm: Hàng đem đến bán: đồng, lưu huỳnh,
gươm giáo, áo giáp, sơn…[1]
Hiện nay ở Nhật còn lưu giữ một tài liệu lịch sử hết sức quý giá về quan hệ quốc
tế của Nhật Bản thời Edo tên là Ngoại phiên thông thư (外蕃通書

Gaiban Tsusho).

Trong phần An Nam quốc thư có nội dung 56 bức thư của chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và
chúa Nguyễn (Đàng Trong) gửi cho Mạc phủ Edo cùng với thư trả lời. Có thể thấy rõ
qua nội dung những bức thư và những nguồn sử liệu khác sự coi trọng rõ rệt mối quan
hệ với Nhật Bản, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền buôn nước này đến giao
thương của chình quyền phong kiến Việt Nam.[10]
Về phần mính, Mạc phủ cũng thể hiện thiện chì bằng việc gửi thư thông báo về
chế độ Châu ấn thuyền, gửi tặng vũ khì và sản vật cho vua chúa Đàng Trong và Đàng
Ngoài. Mối quan hệ càng được thắt chặt hơn bởi những chình sách đối ngoại “kết thân”
do chúa Nguyễn chủ động, như việc năm 1619, Nguyễn Phúc Nguyên gả con cho Araki
Soutarou, một thương nhân ở Nagasaki. Sự giao hảo đặc biệt của chình quyền hai xứ thông qua các thương nhân đã dẫn đến nhiều hiệp nghị quan trọng bên cạnh mục đìch
phát triển kinh tế. Chúa Nguyễn cũng cho phép thương nhân Nhật chọn địa điểm làm
nơi cư trú buôn bán. Vào giữa thế kỷ XVII, ở Hội An, khu phố dành cho người Nhật có
chừng 60 gia đính sinh sống. Khu phố Nhật có luật lệ, phong tục riêng có quan cai trị
riêng và sống theo tập tục riêng. Ngoài giao lưu về kinh tế đương nhiên còn có sự giao
lưu tự nhiên về văn hoá, phong tục tập quán. Tác giả Greets đã viết những mô tả như
sau về Hội An, “Có những làng có nhiều người gốc Nhật sinh sống, họ cho biết tổ tiên
14


của họ từ Nhật đến nhưng bây giờ họ không còn nói tiếng Nhật nữa. Những làng này
chuyên sản xuất ra loại gốm sứ hoa lam trông rất giống gốm sứ Hizen sản xuất tại Nhật
Bản”[1]. Hiện nay tại Bảo tàng quốc gia Nhật Bản vẫn còn lưu giữ nhiều đồ gốm quý

được sản xuất tại Việt Nam gọi là “gốm Cauchi” (Giao Chỉ) hay “gốm An Nam”. Đồ
gốm Nhật Bản mang phong cách “Cauchi” rất được ưa chuộng trong nghi lễ trà đạo của
Nhật Bản. Loại vải bông dệt bằng phương pháp thủ công truyền thống đang được khôi
phục ở Matsuzakada (tỉnh Mie) gọi là Liễu điều bồ tương truyền cũng có nguồn gốc từ
Việt Nam thế kỷ XVII. Đặc biệt trong những nét đẹp văn hoá khiến Hội An được
phong tặng là di sản văn hoá thế giới chình là nét đẹp của Chùa Cầu - công trính được
các kiến trúc sư Nhật Bản xây dựng vào thế kỷ XVI.[4]
Bước sang thế kỷ XVIII - XIX, do chình sách đóng cửa của Mạc phủ và chình
sách bế quan toả cảng của triều đính nhà Nguyễn, quan hệ Việt - Nhật có phần bị gián
đoạn nhưng những mối liện hệ về kinh tế, văn hoá vẫn tiếp tục được duy trí. Đó chình
là cơ sở xác lập truyền thống hữu nghị giữa hai nước để tạo nên nền tảng thiết yếu cho
sự phát triển quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong thời kỳ cận - hiện đại.
Tại đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), 3 ngôi mộ cổ của các thương gia Nhật Bản
niên đại hơn 400 năm hiện còn nguyên vẹn là một di sản minh chứng cho quá trính giao
thương, buôn bán và giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa người Việt và người Nhật vào
một thời kỳ sầm uất, phồn thịnh của thương cảng Hội An. Những di tìch này là bằng
chứng về mối quan hệ tốt đẹp giữa thương nhân Nhật với cư dân Hội An vào giai đoạn
thương cảng Hội An phát triển sầm uất đầu thế kỷ XVII.[49].
Qua công tác khảo cổ học, người ta tím thấy nhiều mảnh vỡ của các lọ cắm hóa,
bính đựng rượu, chân đèn... là gốm sứ Hizen xuất đi từ miền Arita - Nhật Bản. Ngược
lại, trong danh mục gốm sứ Việt Nam tím thấy ở Nhật Bản có một vài loại mang dáng
dấp gốm Thanh Hà - Hội An. Một số lượng lớn tiền đồng Nhật Bản thời Khoan Vĩnh thế kỷ XVII cũng được tím thấy ở Hội An... Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ,
trước hết về quan hệ mậu dịch, dẫn đến giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản - Việt
Nam.Các nhà khảo cổ Nhật Bản còn cho biết, sau những chuyến hải trính, tàu buôn
Nhật Bản còn tím thấy những mẫu vật đặc trưng miền Trung Việt Nam là những đồ
sành trong một số di tìch khảo cổ tại Nhật Bản. [26]
Khá thú vị là trong kho tàng nghệ thuật của Nhật Bản có một bức tranh cuộn tại
chùa Jyomyo có tên là Giao Chỉ Quốc mậu dịch hải đồ của Mạc Phủ tả cảnh thuyền
buôn châu ấn của Nhật cập cảng Hội An thế kỷ XVII. Người ta còn thấy cảnh thuyền
có khá nhiều mái chèo, thuyền buồm no gió chở những kiện hàng to lớn, lầu cao dựng

15


bên bờ biển để quan sát cả một vùng biển mênh mông, cảnh người nông phu mải cày
bằng trâu, người cưỡi voi.
Hình 1.1: Một phần bức tranh Giao chỉ độ hải đồ

(Nguồn: [49,tr.7])
Nghệ nhân vẽ tranh còn đặc tả một số người mặc áo dài, đội nón lá, bên cạnh một
số dù lọng được cắm ven bờ biển, chắc là người dân Hội An thời đó. Bức tranh hiếm
hoi và độc đáo này còn vẽ một con trâu đang đằm mính dưới một dòng sông nhỏ, trên
sừng trâu còn có một con chim đang đậu khá hữu tính. Dường như khung cảnh của một
miền biển xứ Quảng thời đó được mô tả khá sinh động từ con người đến cảnh vật. Đó
thực sự còn là tài liệu lịch sử quý giá để tím hiểu nước ta vào thế kỷ XVII.
Như vậy, mặc dù Việt Nam và Nhật Bản nằm ở hai khu vực văn hoá khác nhau.
Nhật Bản là một nước Đông Bắc Á còn Việt Nam thuộc Đông Nam Á. Tuy nhiên việc
chia tách các khu vực văn hoá thực chất chỉ là biện pháp của các nhà khoa học trong
quá trính nghiên cứu nhằm phân lập và tím ra những đặc điểm chung nổi bật của một
thực thể văn hoá nào đó chứ hoàn toàn không có nghĩa chia cắt chúng một cách tuyệt
đối. Bởi cùng chung những hằng số tự nhiên và chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của hoàn cảnh lịch sử thí mối liên hệ văn hoá là hệ quả tất yếu giữa hai dân tộc. Thực tế
các kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giao lưu văn hoá giữa Nhật Bản và các
nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam luôn là dòng chảy đa chiều.
1.2. Bối cảnh chung về kinh tế xã hội hai nƣớc Việt Nam - Nhật Bản
Thế kỷ XVII là một trong những thế kỷ bước ngoặt trong mối quan hệ lịch sử
Đông - Tây. Ở thời kỳ này, kinh tế các nước Đông Á vẫn phát triển dựa trên nền tảng
kinh tế nông nghiệp kết hợp thủ công nghiệp và thương nghiệp nhưng đã đạt đến một
nền kinh tế hàng hóa với trính độ nhất định. Sự phát triển của các đô thị với quy mô lớn,
vai trò của các thương cảng quốc tế, sự lớn mạnh của tầng lớp thị dân và sự xuất hiện
16



thường xuyên của giới thương nhân nước ngoài cùng với sự phát triển của các loại mặt
hàng mang tình thương phẩm cao đã làm nên diện mạo của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ
của các nước nói riêng và khu vực Đông Á nói chung. Ví vậy mặc dù vẫn nằm trong
phạm trù của chế độ phong kiến nhưng nhiều nước trong khu vực đã có những bước
tiến phát triển của giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa.
Trong khi đó, ở phương Tây, thế kỷ này cũng đang là đỉnh cao phát triển và
thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là thời kỳ của những phát kiến hàng hải ghi
dấu bước chân của người phương Tây trên khắp thế giới, cùng với đó là sự bành trướng
của chủ nghĩa tư bản, mở ra Thời đại thương mại (thời đại hính thành và phát triển của
hệ thống thương mại thế giới).
Mặt khác chình sách hải cấm của Trung Quốc qua hai triều đại Minh, Thanh cũng
đã ảnh hưởng trực tiếp tới diện mạo của quan hệ giao thương tại Đông Á. Nó đưa lại hệ
quả tiêu cực cho sự tham gia tự do của nền kinh tế Trung Hoa vào hoạt động mậu dịch
quốc tế nhưng mặt khác lại kìch thìch nền mậu dịch của các nước khác trong khu vực
phát triển, tạo điều kiện để các nước mở rộng quan hệ buôn bán mà không bị hàng
Trung Quốc cạnh tranh. Từ đó, hàng hóa bản địa được mở rộng phạm vi và quy mô
phân phối, trở thành hàng hóa quốc tế. [31]
Trước những thay đổi mang tình cách mạng của thời đại vừa mang lại cơ hội cũng
như thách thức, nhiều nước Đông Á đã có những diễn biến khác nhau trong đời sống
kinh tế và xã hội nhằm thìch ứng hay đối phó với thời cuộc. Trong bối cảnh chung của
thế kỷ XVII, Việt Nam và Nhật Bản cũng không nằm ngoài những diễn biến đó.
1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII
Thế kỷ XVII cũng là một giai đoạn có nhiều biến động với nền kinh tế xã hội của
Việt Nam. Từ thế kỷ XV, sau khởi nghĩa Lam Sơn, Việt Nam đã là một nước độc lập
và phát triển cường thịnh ở Đông Nam Á. Kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành thủ công
nghiệp như gốm sứ đã xuất hiện nhiều trung tâm sản xuất nổi tiếng như Bát Tràng, Thổ
Hà, Phù Lãng. Các thương cảng bắt đầu được hính thành và phát triển như Vân Đồn,
Vạn Ninh, Hội Triều, Càn Hải, Hội Thống… Đến thế kỷ XVI, triều Mạc mặc dù không

ổn định và thống nhất về hành chình nhưng lại có chình sách kinh tế cởi mở nên thương
nghiệp vẫn có điều kiện phát triển. Sang đến thế kỷ XVII, sự phân chia chình quyền
Đàng Trong - Đàng Ngoài gây tính trạng nội chiến nhưng cũng chình trong nhu cầu
cạnh tranh, gây dựng lực lượng, chình quyền lại phải chú tâm chăm lo phát triển kinh tế

17


và tranh thủ thúc đẩy ngoại thương để tìch lũy tư bản, mua sắm vũ khì, củng cố sức
mạnh quân sự và sự giúp đỡ của nước ngoài.
Vào thời Mạc, tính hính kinh tế xã hội Đại Việt có nhiều biến chuyển. Vào thời kỳ
này, hầu như phần lớn các quan hệ kinh tế thời Lê sơ đều bị phá vỡ, tạo nên một xu thế
phát triển tự do trong các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp… Với chình sách kinh tế rộng mở, nhà Mạc không chủ trương “trọng nông ức
thương” hay “bế quan tỏa cảng”, nhờ đó, cho ngoại thương nước ta trong thế kỷ XVI
có những chuyển biến rất tìch cực. [1]
Có nhiều giả thuyết về sự hưng thịnh của ngoại thương thế kỷ này, có thể do
chình sách thả nổi về kinh tế của nhà Mạc, do sự quản lý lỏng lẻo, sự chú trọng chưa
đầy đủ trong các chình sách kinh tế của nhà nước hay do sự thay đổi tư tưởng trong
quan niệm vượt ra khỏi khuôn khổ Nho giáo. Tuy nhiên có một thực tế lịch sử cho thấy
rằng: trong giai đoạn giằng co về mặt quyền lực giữa hai thế lực Lê - Mạc, cả hai tập
đoàn phong kiến này đều tím cách củng cố sức mạnh quân sự, tổ chức phòng thủ và tấn
công nhau mỗi khi có điều kiện. Bên cạnh đó, bối cảnh chung của thế giới và khu vực
cũng có nhiều thuận lợi để nước ta tham gia vào các hoạt động mậu dịch hàng hải khu
vực Đông Á. Thế kỷ XVI - XVII là thời kỳ châu Âu bước vào các cuộc phát kiến và
cạnh tranh quyết liệt về hàng hải. Phương Đông với nguồn tài nguyên giàu có vừa trở
thành nơi cung cấp nguồn sản vật dồi dào, vừa là thị trường lý tưởng tiêu thụ thương
phẩm. Nhín sang nước láng giềng Trung Quốc, ta thấy ngày từ thời Minh (1368 - 1644)
Minh Thành Tổ đã nhiều lần phái Trịnh Hòa đưa các đoàn thuyền xuống vùng biển
Đông Nam Á, Tây Á thậm chì đi rất xa tới lục địa châu Phi [31]. Điều đó cho thấy đây

là giai đoạn hết sức thuận lời để nước ta khi đó có cơ hội nhín ra bên ngoài và hướng về
phìa biển.
Bằng việc mở rộng thông thương với nước ngoài qua con đường mậu dịch mà nền
thủ công nghiệp của nước ta cũng ví đó mà phát triển. Việc nhập khẩu hàng hóa cũng là
cách nhập khẩu các kỹ nghệ mới và tranh thủ học hỏi bì quyết nghề nghiệp. Đặc biệt
trong nghề thủ công gốm sứ, nghề dệt… Cùng với các nền tảng kỹ thuật và mỹ thuật
sẵn có ở bản địa, chúng ta cũng tạo dựng được nền sản xuất với những đặc trưng riêng
và ìt nhiều đã tạo dựng được chỗ đứng. Chình sách cấm tư nhân buôn bán với nước
ngoài của triều Minh trong suốt gần 2 thế kỷ đã tạo thêm cơ hội thuận lợi để gốm sứ
Việt Nam có mặt ở Đông Nam Á và phương Tây. Ngay từ đầu thế kỷ XV, XVI, nghề
gốm nước ta đã phát triển mạnh mẽ với vai trò của các trung tâm như Chu Đậu, Hợp Lễ,
Bát Tràng… ngoài việc cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, đồ cống phẩm,
18


còn có một số lượng lớn mặt hàng cao cấp dùng để xuất khẩu. Chình từ đây, dòng gốm
thương mại đã có điều kiện phát triển mạnh.
Tuy nhiên, Đại Việt khi đó cũng chỉ mới “nhín về biển” còn việc ra biển lớn thí
còn rất nhiều hạn chế. Tiến bộ về cách nhín nhận thương mại biển nhưng nhà Mạc cũng
chỉ mới tìch cực đón các thương thuyền nước ngoài tới làm ăn buôn bán còn việc cử
thương thuyền Đại Việt đi ra nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế, có chăng chỉ là thuyền
buôn ven bờ từ vịnh biển này sang vịnh biển khác.
Ngoài ra trong thời kỳ này, cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều có những biến
chuyển to lớn về chế độ ruộng đất. Ở Đàng Ngoài, chình quyền trung ương suy yếu và
nhất là do hoàn cảnh chiến tranh, luật quân điền dần mất hiệu lực, ruộng đất tư hữu
phát triển tương đối tự do đã làm thu hẹp đáng kể ruộng đất công làng xã. Đến thế kỷ
XVII không ìt những địa chủ giàu có sở hữu hàng trăm, hàng nghín mẫu ruộng, thậm
chì còn hính thành hàng loạt trang trại tư nhân lớn khiến chình quyền hết sức lo ngại.
Sở hữu tư nhân về ruộng đất còn đặc biệt phát triển ở Đàng Trong do chình sách
mở rộng công cuộc khai khẩn đất hoang của chúa Nguyễn. Triều Nguyễn không chỉ

khuyến khìch mọi người đi khai phá và còn cho phép chiếm làm ruộng đất tư, điều đó
còn tạo nên sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất ở quy mô lớn, tạo điều kiện để có
quỹ đất phát triển nền sản xuất lớn tập trung phục vụ cho kinh tế hàng hóa. Ví vậy từ
cuối thế kỷ XVI, Đàng Trong đã có những bước tiến to lớn và ở một số mặt còn vượt
cả Đàng Ngoài.
Do ruộng đất còn ìt, việc theo đuổi nền kinh tế nông nghiệp không đủ sức nuôi
sống lực lượng lao động dồi dào, các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ đã gặp phải những
bế tắc khi bó buộc trong khuôn khổ làng xã nhỏ hẹp. Ví thế, họ đồng thời phải phát
triển các nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp. Khắp nơi nổi lên những làng nghề
thủ công chuyên nghiệp với nhiều loại hính sản xuất phục vụ cho thông thương trong
vùng và xuất khẩu. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự phân rã
của quan hệ làng xã truyền thống, ở đồng bằng Bắc Bộ cũng đã xuất hiện một loại hính
làng đặc biệt “làng buôn” - cư dân sinh sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề đi buôn
bán. Ở Đàng Trong, nền sản xuất được tư nhân hóa rộng rãi đến mức Nhà nước chỉ đúc
tiền, đóng tàu chiến và đúc súng, còn các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày đều
do phường thủ công trong dân đảm nhiệm.
Trong kỷ nguyên cát cứ và cạnh tranh đó, nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam đã có
những bước phát triển to lớn với sự ra đời của nhiều làng nghề thủ công, sự mở rộng
của mạng lưới chợ và phồn vinh của nhiều đô thị như Thăng Long - Kẻ Chợ, Phố Hiến,
19


Thanh Hà, Hội An, Vũng Lấm, Gia Định, Đồng Nai, Mỹ Tho, Hà Tiên… Thủ công
nghiệp và hoạt động thương mại trong nước càng trở nên sôi động khi Việt Nam bị
cuốn vào những hoạt động thương mại quốc tế đang hết sức nhộn nhịp trên biển Đông
thời bấy giờ. Nhiều thương thuyền trung gian (Hà Lan, Trung Quốc, Đông Nam Á…)
đã đến Việt Nam để buôn bán, thiết lập thương điếm và duy trí mối liên hệ thương mại
giữa Việt Nam với khu vực và thế giới
Từ sự phát triển khá mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa đó, trong thế kỷ XVII
Việt Nam cũng trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt xã hội. Những quan niệm chuẩn

mực của Nho giáo không còn thức thời nữa, trong đó quan niệm về vị thế của tầng lớp
công, thương trong tứ dân đã có nhiều thay đổi. Các đại thương nhân được chình quyền
sủng ái, nhận được đặc ân và nhín nhận với vị thế cao trong xã hội. Đối với thương
nhân nước ngoài, chình quyền cũng áp dụng chình sách cởi mở hơn rất nhiều, đặc biệt
là các thương nhân Nhật Bản.
Bối cảnh kinh tế xã hội đó đã đưa Việt Nam đứng trước cơ hội gia nhập hệ thống
thương mại Đông Á, mở rộng quan hệ thông thương với thế giới.
1.2.2. Bối cảnh kinh tế xã hội Nhật Bản thế kỷ XVII
Thế kỷ XVII cũng là một thế kỷ phát triển hết sức đặc biệt của lịch sử Nhật Bản.
Đây là thế kỷ mở đầu cho sự thống trị của Mạc phủ cũng là giai đoạn cuối cùng và cao
nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản, thời kỳ của những chuyển mính mạnh mẽ của
Nhật Bản trên mọi phương diện, đặc biệt là kinh tế và xã hội.
Dưới một thể chế chình trị quân sự mang tình chất quân phiệt, Nhật Bản thời kỳ
này tồn tại cơ chế vận động song song: Mạc phủ đứng đầu là tướng quân ở Edo thay
mặt Thiên Hoàng cai trị đất nước và các lãnh chúa cai trị khoảng 265 lãnh địa. Các lãnh
địa này đối với chình quyền và các phiên lân cận vừa là mối quan hệ phụ thuộc vừa là
quan hệ đối trọng. Tùy theo việc bị phân loại dựa vào mức độ thân cận với chình quyền
trung ương mà các lãnh địa sẽ nhận được những chình sách đối xử khác nhau về việc
ban cấp lãnh địa, tài sản, hính thức nghi lễ nghĩa vụ đóng góp… Các lãnh địa, đặc biệt
là các các phiên ở phìa Tây (外様大名

tozama daimyo) thực chất đã buộc phải phát

triển trong một cơ chế thống nhất từ trung ương nhưng vẫn phải tranh thủ củng cố kinh
tế, quân sự của mính trong tương quan với Mạc phủ và các lãnh địa thân tìn với Mạc
phủ.
Chế độ Mạc phiên thể chế (幕藩体制 bakuhan taisei) được Mạc phủ ngày càng
siết chặt thời kỳ này đã để lại những hệ quả sâu sắc về kinh tế và xã hội Nhật Bản. Việc
20



luân phiên trính diện của các lãnh chúa khắp miền đất nước về Edo đã khiến phần lớn
của cải của họ trải trên con đường duyên hải phìa Đông (東海道 - tokkaido) và dinh thự
thứ hai ở Edo đã khiến Edo và nhiều thành thị vốn là trạm nghỉ khác trở thành những
địa điểm tập trung dân cư với số lượng lớn [79]. Điều đó đã là phát sinh ra thứ văn hóa
thị dân rất sớm trong lòng xã hội Nhật Bản, là tiền đề cho sự đồng nhất về văn hóa, tri
thức và tư tưởng ở Nhật Bản từ giai đoạn này và về sau.
Văn hóa thị dân phát triển mạnh mẽ cũng khiến cho tầng lớp thị dân chủ yếu là
thương nhân và thợ thủ công ngày càng có tiếng nói ảnh hưởng trong xã hội. Đẳng cấp
samurai ngày càng mất đi vai trò cũng như vị thế trong xã hội.
Để duy trí sự hòa bính và ổn định của đất nước, năm 1635, chình quyền Edo đã đã
tiến hành chình sách tỏa quốc. Chỉ có một số tàu buôn của Hà Lan, Trung Quốc, Triều
Tiên và Đông Nam Á được phép buôn bán với Nhật Bản, các giao dịch khác với bên
ngoài bị hạn chế. Chình sách đó thực chất không hoàn toàn tiêu cực mà là một biện
pháp nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc, duy trí sự thống trị của Mạc phủ, khuyến khìch
phát triển một nền kinh tế hướng nội, tránh những thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề.
Việc phát triển một nền kinh tế hướng nội còn xuất phát từ nhu cầu bức thiết xây
dựng cơ sở kinh tế lãnh địa vững mạnh để chu cấp cho chế độ sankin kotai và duy trí
thế lực đã khiến Nhật Bản có những bước chuyển biến đáng kể về kinh tế nông nghiệp.
Ngay từ thế kỷ này đã xuất hiện những dấu hiệu của nền sản xuất nông nghiệp thâm
canh, chuyên canh và quy mô lớn. Kinh tế nông nghiệp đã vượt ra khỏi việc tự cung, tự
cấp để tham gia vào thị trường hàng hóa. Một bộ phận nông dân trở nên giàu có có
khuynh hướng tách khỏi nông nghiệp đơn thuần, chuyển sang các ngành phi nông
nghiệp như thủ công nghiệp hoặc thương nghiệp. Bộ phận khác không có ruộng đất
phải di cư về thành thị để tím kiếm việc làm cũng bổ sung vào thành phần thị dân tại đó.
Sự bùng nổ dân số tại các thành thị đã khiến sức ép dân số lên sản xuất nông nghiệp
ngày càng lớn buộc phải mở rộng phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, thương
nghiệp. Mặt khác, trong thời kỳ hòa bính, đẳng cấp samurai ở thành thị được biết thành
các công chức hành chình được chình quyền giao cho quản lý, phụ trách các ngành sản
xuất, buôn bán… Nhờ có được kinh nghiệm và lợi nhuận, lớp người này dần trở thành

những thương nhân chuyên nghiệp có lợi ìch gắn với chình quyền Edo. Bộ phận này
được chình quyền nâng đỡ, bảo trợ về chình trị… Không chỉ hạn chế trong lĩnh vực đối
nội mà còn được ưu ái trong quan hệ bang giao và buôn bán quốc tế. Chình ví vậy các
thương thuyền Nhật Bản đã có một thời kỳ hoạt động nhộn nhịp tại các thương cảng
châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
21


Những biến chuyển kinh tế nêu trên đã gây nên những chấn động lớn về mặt xã
hội. Quan niệm về đẳng cấp sĩ, nông, công, thương không còn được coi trọng do những
khuynh hướng phân hóa tự nhiên. Vai trò của đồng tiền và những lợi ìch kinh tế chi
phối toàn bộ đời sống xã hội, gieo trong lòng nó những mầm mống của một xã hội tiền
tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển trong bối cảnh lịch sử khu
vực và quốc tế như vậy, trong đó có quan hệ giao thương gốm sứ, bắt đầu mạnh mẽ từ
cuối thế kỷ XVI và đạt đến phồn thịnh trong thế kỷ XVII, nhất là nửa đầu thế kỷ XVII.
Trong quan hệ thương mại đó không thể không kể đến vai trò của Hoa thương, thương
nhân một số nước trong khu vực và các tập đoàn buôn bán phương Tây trong quá trính
phân phối.
1.3. Khái quát về hoạt động thƣơng mại Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII
Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được bắt nguồn từ khá
sớm. Tuy nhiên một cách chình thức về sự có mặt của thương thuyền Nhật Bản tại các
vùng biển của Việt Nam được ghi lại trong sử sách là từ sự kiện năm 1578 thuyền nhà
buôn Trung Quốc chở đồ đồng, sắt, đồ gốm đến Quảng Nam thí bị hải tặc Nhật bắt và
kéo về Nhật Bản.Tiếp đó, trong Đại Nam thực lục tiền biên có ghi lại sự kiện năm 1585,
Shirahama Kenki kéo theo 5 chiếc thuyền lớn đến cướp bóc tại cửa Việt bị thủy quân
của chúa Nguyễn tấn công tiêu diệt. Sau này, tới năm 1601, trong bức thư gửi
Tokugawa Ieyasu, chúa Nguyễn Hoàng đã có ý thanh minh và bày tỏ mong muốn tạo
dựng quan hệ thông thương giữa hai nước. Thực tế theo ghi chép của Noël Peri, năm
1583 đã có một tàu Nhật Bản đến Đà Nẵng (Torone). Đến năm 1592 có hai thuyền

buôn của Suetsugu và Funamoto đã đến Đàng Trong. Dưới thời Toyotomi Hideyoshi,
từ năm 1592 đến năm 1598, chỉ riêng cảng Satsuma đã có 3 thuyền được cấp shuinjo
đến “Giao Chỉ”. Mặc dù đây là những thống kê chưa đầy đủ nhưng đã phản ảnh sự có
mặt của không ìt thương thuyền Nhật Bản đến Việt Nam trước thế kỷ XVII. [17]
Quan hệ giao thương giữa Nhật Bản và vương quốc Ryukyu với Việt Nam đã phát
triển từ những thế kỷ XV - XVI. Ryukyu với vị trì thuận lợi về địa lý, trong gần hai thế
kỷ trên đã giữ vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa giữa khu vực Đông
Bắc Á và Đông Nam Á nói chung, giữa Nhật Bản và Đại Việt thời bấy giờ nói riêng.
Tàu buôn của nước này đã đến các cảng Việt Nam để mua tơ sống, lụa điều, gốm sứ,
hương liệu… Còn tàu buôn Nhật Bản lại cập cảng Naha, trung tâm thương mại quốc tế
của Ryukyu để mua về những sản vật của Đông Nam Á. Chỉ đến sau này trước sự cạnh

22


tranh và uy hiếp bằng vũ lực của các đoàn thuyền buôn phương Tây, vai trò của
Ryukyu mới bị suy giảm. Giai đoạn sau đó khi có nhiều biến động về chình trị trong
nước, lợi dụng tính trạng chình quyền trung ương không thể kiểm soát được an ninh,
cướp biển Nhật Bản cũng đã tranh thủ mở rộng phạm vi hoạt động xuống khu vực
Đông Nam Á. Tới thế kỷ XVII, vào thời đại Châu ấn thuyền, để phá vỡ thế độc quyền
của thương nhân phương Tây và Trung Quốc trên thị trường, Nhật Bản đã khuyến
khìch nhiều đoàn thuyền buôn đến Việt Nam để thiết lập quan hệ thương mại. Thậm chì,
do quan hệ buôn bán rộng mở, cộng đồng người Nhật đã lập nên phố Nhật Bản để sống
định cư và thuận lợi cho công việc. Trong khoảng 30 năm (1604 - 1634), Mạc phủ cấp
tổng cộng 355 giấy phép cho thuyền buôn Nhật Bản đã ra nước ngoài, trong đó có 331
là những địa điểm thuộc Đông Nam Á. Số thuyền buôn đến Việt Nam là 130 (36,61%).
Thuyền đến Đàng Ngoài là 51 chiếc, trong đó 14 chiếc đến An Nam (Hưng Nguyên,
Nghệ An), 37 chiếc đến Tonkin; đến Đàng Trong (Hội An) là 79 chiếc. [44]
Trong Ngoại phiên thông thư có viết về quan hệ quốc tế của Nhật Bản thời Edo,
có ghi chép lại 56 bức thư của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng

Trong gửi cho Mạc phủ từ năm 1601 đến năm 1694. Điều ấy cho thấy sự coi trọng của
chình quyền phong kiến với mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản “thông qua thương
nghiệp để nối tính hữu nghị giữa hai nước”[9]. Vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ
XVII, trong xu hướng mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, nhiều thương gia Nhật Bản
đã đến Việt Nam để buôn bán. Chủ yếu tập trung ở Phố Hiến (Đàng Ngoài) và Hội An
(Đàng Trong). Thậm chì, có thể trong thời gian đó, một số thương thuyền từ Việt Nam
cũng đã đến Nhật Bản và trực tiếp mua bán, trao đổi hàng hóa.
Có thể nói dù bằng hính thức chình ngạch hay tiểu ngạch, Nhật Bản đã duy trí
mối quan hệ giao thương với Việt Nam một cách thường xuyên và liên tục. Một trong
số những cứ liệu quan trọng minh chứng cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản vào thế kỷ
XVII là thông qua những bức văn thư ngoại giao chình thức giữa hai nước.
Qua xem xét những bức thư ngoại giao giữa Chúa Nguyễn và Mạc phủ đều thấy
rõ một điểm quan trọng là cả hai bên đều rất quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ
thương mại giữa hai bên. Tuy mở đầu là xung đột đáng tiếc do Shirahama Akitaka bị
nghi ngờ là hải tặc ở Cửa Việt năm 1600 và bị quân đội Chúa Nguyễn tấn công nhưng
sau khi Chúa Nguyễn viết thư hòa giải với lời lẽ rất khôn khéo, trọng thị và Mạc phủ
Tokugawa Ieyasu cũng sáng suốt dẹp tan hiềm khìch để bắt tay cùng Chúa Nguyễn mở
cửa cho thương thuyền Nhật Bản đến vùng Thuận Quảng buôn bán. Chình sự kiện này
đã tạo điều kiện cho Châu ấn thuyền từ Nhật Bản đến Đàng Trong sau đó. Chình các
23


văn thư ngoại giao này đã mở đường cho thời kỳ phát triển cực thịnh trong quan hệ
ngoại thương giữa hai bên những năm đầu thế kỷ XVII.
Văn thư ngoại giao vốn được xem là có niên đại sớm nhất vào năm 1601 do Đoan
quốc công Nguyễn Hoàng gửi tướng quân Tokugawa Ieyasu. Tuy nhiên mới đây, Bảo
tàng quốc gia Kyushu lại mới công bố một bức thư có tựa đề An nam phó đô đường
phúc nghĩa hầu Nguyễn gửi tới Nhật Bản, ghi nhận “dấu tìch” bang giao giữa chình
quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong với Nhật Bản từ năm 1591, sớm nhất so với những
tư liệu hiện có.

Hình 1.2. Di cảo bức thư có tựa đề “An nam phó đô đường phúc nghĩa hầu Nguyễn”

(Nguồn: [37])
Việc giao thiệp giữa hai nước thông qua việc cho biếu quà tặng dù không nhiều về
số lượng nhưng đã phản ánh phần nào đặc điểm chủng loại hàng hóa trao đổi giữa
Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ. Không khó để thấy rằng những mặt hàng được
đưa thành sản vật biếu tặng luôn là những sản vật mà mỗi nước có thế mạnh và đối
phương đều rất cần thiết. Chúa Nguyễn lựa chọn xuất đi những sản vật như kỳ nam,
trầm hương, mật ong, lụa, gỗ quý… còn Nhật Bản khi đó nổi tiếng về sản xuất và buôn
bán binh khì, thuốc súng, đồ đồng… nên những món đồ này cũng được dùng làm quà
tặng.
Về văn thư trao đổi giữa Đàng Ngoài với phìa Nhật Bản khá đa dạng, phức tạp hơn
nhiều so với văn thư trao đổi giữa Đàng Trong với Nhật Bản. Các văn thư trên chủ yếu
thuộc giai đoạn đầu thế kỷ XVII, tức là cũng tương đương với thời kỳ thương mại phát
triển giữa Đàng Trong và Nhật Bản. Qua nội dung trao đổi giữa hai bên, ta cũng có thể
thấy các thương phẩm trao đổi giữa Đàng Ngoài và Nhật Bản không khác biệt nhiều so với
24


Đàng Trong, ngay cả những quà tặng của hai bên cho nhau cũng gần như tương tự. Phìa
Nhật Bản thường tặng binh khì, thuốc súng, lưu huỳnh cho Đàng Ngoài, phìa triều Lê
Trịnh thí trao đổi lại bằng những sản phẩm địa phương như kỳ nam, lụa, đồ mỹ nghệ.
Do tính hính nội chiến, ta cũng có thể thấy rõ sự “cạnh tranh” trong chình sách ngoại
giao của hai đàng trong quan hệ với Nhật Bản. Ngay từ những năm 1604 - 1605, Nguyễn
Hoàng đã chủ động đề nghị phìa Nhật Bản không cho thương thuyền đến buôn bán với
Thanh Hóa và Nghệ An ví đó là những nơi “có thù địch” với ông. Sau đó khi chiến tranh
Trịnh - Nguyễn xảy ra, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại đề nghị phìa Nhật Bản không chở
đồ đồng, lưu huỳnh, vũ khì đến Đông Kinh. Ở đây ta cũng thấy rõ chình sách hai mặt của
Mạc phủ: họ vừa bán vũ khì cho Đàng Trong vừa bán cho Đàng Ngoài.
Tuy nhiên không dừng lại ở quan hệ buôn bán, qua các tư liệu văn thư trên ta còn

thấy được mối quan hệ bang giao rất đặc biệt giữa Nhật Bản và Đàng Ngoài. Vào năm
1609, chình quyền Lê - Trịnh đã từng cứu sống và nuôi dưỡng 100 thuyền nhân Nhật
Bản (chủ yếu là thương nhân) khi họ gặp nạn ở cửa biển Đại Nhai (Nghệ An), sau đó
cấp lương thực và thuyền đi biển cho họ trở về nước. Người Nhật cũng ví nghĩa cử này
mà sau đó gần 90 năm, khi đã đóng cửa với bên ngoài, vẫn ứng xử tốt đối với những
kiều dân Việt Nam bị nạn và trôi dạt đến Nhật Bản.
Không chỉ thể hiện tinh thần hữu hảo, quan hệ ngoại thương giữa hai bên còn tuân
thủ rất chặt chẽ quy định nghiêm ngặt của chế độ Châu ấn thuyền. Để đảm bảo tinh
thần hòa hiếu giữa hai nước, chình quyền Lê - Trịnh luôn thận trọng trao đổi thông báo
với các daimyo về những thương nhân có hành động cướp bóc ngang ngược với cư dân
và thương thuyền bản xứ và Mạc phủ cũng tỏ rõ thái độ hợp tác và nghiêm trị những
kiều dân phạm pháp của mính ở nước ngoài theo luật pháp sở tại. Có thể thấy bên cạnh
các quan hệ về mặt ngoại thương (về cơ bản mang lại nguồn lợi cho cả hai bên), quan
hệ về ngoại giao cũng được củng cố tăng cường giữa cả hai Đàng với Nhật Bản đều
được phát triển trong thời kỳ này.

25


×