Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Xã hội học: 5.01.09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.04 MB, 238 trang )

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K H O A H Ọ C XÃ H Ộ I VÀ N H Ả N VÃN
*********

M A I T H Ị K IM T H A N H

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM TRONG CÁC
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

C huyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 5.01.09
LU Ậ N ÁN T IẾ N S ĩ XÃ H Ộ I H Ọ C

€ Ạ i HỌC Q U Ố C G IA HÀ N Ó I I

Người hư ớ ng d ầ n k h o a học:
TS p h ạ m Đ ình H u ỳ n h
TS N guyễn T h ị T r à V inh

TRUNGTẨM ĨHCNuTiN.Thiư viện 1
No

V r L lỊ ầ ù Q

H À N Ộ I- 2003


LỞI CAM -DOAM

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa


học của TS Phạm Đình Huỳnh và TS. Nguyễn Thị Trà Vinh.

Các sô' liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Các tài liệu tham khảo đều có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2003

Ký tên

Th.sĩ Mai Thị Kim Thanh


MUC
% LUC
4
T ra n g p h ụ bìa
Lời cam đoan
M ục lục
D anh m ục các chữ viết tắt
PH ẨN I: M Ở ĐẦU

T ra n g

1. T ín h cấp bách của vấn đề nghiên cứu


1

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2

2.1. Ý nghĩa khoa học

2

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

3

3. T ìn h h ìn h nghiên cứu xã hội học về C S SK T E tro n g gia đình

3

4. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

5. K hách thể, đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu

6

5.1. K hách thể

6


5.2. Đối tượng

6

5.3. Phạm vi nghiên cứu

6

6. C ái m ói của luận án

7

7. C ác phương p h á p nghiên cứu cụ th ể

7

7.1. Phương pháp phân tích tài liệu

7

7.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bẫng hỏi

7

7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu và đánh giá nhanh có sự
tham gia của cộng đồng
7.4. Phương pháp quan sát
8. K h u n g lý th u y ết nghiên cứu và giả th u y ết
8.1. Khung lý thuyết
8.1.1.


Biến số phụ thuộc



8
8
9
9
9


8.1.2. Biến số độc lập

9

8.1.3. Biến can thiệp

9

8 .2 . Giả thuyết nghiên cứu

'

10

PH ẦN II: NỘ I DUNG C H ÍN H
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương ph áp luận của đề tài

12


1.1. C ác kh ái niệm công cụ

12

1.1.1. Khái niệm Trẻ em

12

1.1.2. Khái niệm Sức khoẻ

12

1.1.3. Khái niệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu

16

1.1.4. Khái niệm gia đình

16

1.2. M ột số lý thuyết quan điểm nền tản g nghiên cứu

16

1. 2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội

16

1 .2 .2 . Lý thuyết vị thế, vai trò xã hội


17

1. 2. 3. Lý thuyết xã hội học sức khoẻ-bệnh tật của M arx-F.Engels

19

1. 2. 4. Lý thuyết trao đổi

23

1. 2. 5. Lý thuyết hành động xã hội của M .W eber

24

1. 2. 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CSSKTE

26

1. 2. 7. Quan điểm của Đảng và nhà nước về CSSKTE

26

Chương 2: H iện trạ n g sức khoẻ trẻ em Việt N am
2.1.

T ổng q u a n về địa bàn nghiên cứu

29


2.1.1. Vài nét sơ lược về địa bàn nghiên cứu (Việt Nam)

29

2.1.2. M ạng lưới chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam

31

2. 1.3. M ạng lưới chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em ở Việt Nam

32

2. 2. H iện trạ n g sức khoẻ của trẻ em

36

2.2.1. Hiện trạng sức khoẻ trẻ em

36

2.2.2. Hiện trạng bệnh tật của trẻ em

51

2.2.3. Hiện trạng tử vong ở Trẻ em

61

Chương 3: C S S K T E tro n g gia đình Việt nam hiện nay:
T h ự c trạ n g , nguyên nhân và xu hướng


64


3.1.

T hực trạ n g C SSK TE tro n g các gia đình

64

3.1.1 Nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị của sức
khoẻ và giá trị sức khoẻ của trẻ em
3.1.2.

Hành động của các bậc cha mẹ trong CSSKTE

3.1.2.1. Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em trong gia đình

64
70
70

❖ Chăm sóc thai nhi của các bà mẹ

70

❖ Vấn đề đi tiêm chủng của trẻ em

76


❖ Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em

79

❖ Quan hệ ứng xử trong gia đình

85

❖ Tạo thói quen cho trẻ trong sinh hoạt

94

❖ Môi trường sống của gia đình

112

3 .1.2.2. Úng xử của cha mẹ khi trẻ mắc bệnh

120

3.2. N hân tô chi phối hàn h động C SSK TE tro n g các gia đình

124

3.2.1. Nhân tố chủ quan

124

3.2.1.1. Kiến thức của các bậc cha mẹ


124

3.2.1.2. Cấu trúc và quy mô nhân khẩu của hộ gia đình

130

3.2.1.3. Kinh tế gia đình

134

3.2.2. Nhân tố khách quan

138

3.2.2.1 Ảnh hưởng của PTTQ

138

3.2.2.2. Vai trò của hệ thống truyền thông y tế

142

3.2.2.3. Vai trò của nhà nước

144

3. 3. Xu hướng C S S K T E tro n g các gia đình thời gian tới

151


K ết luận và khuyến nghị

155

D anh m ục công trìn h của tác giả

161

T ài liệu th am kh ảo

162

Phụ lục

169


QUY ƯỚC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

: Bộ khoa học công nghệ và môi trường
Bộ KHCN&M T
BVBMSKTE-KHHGĐ : Bảo vệ bà mẹ sức khoẻ trẻ em- k ế hoạch hoá gia
đình
Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ trẻ em
BV&CSSKTE
Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH-HĐH
CSDD
Chăm sóc dinh dưỡng

Chăm sóc sức khoẻ
CSSK
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em
CSSKTE
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần
CSSKTT
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em
CS&BVSKTE
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Luật BVCS&GDTE
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Luật BVSKND
Phổ thông trung học
PTTH
Phổ thông cơ sở
PTCS
Phong tục tập quán
PTTQ
Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
PTSXTBCN
Sức khoẻ tàm thần
SKTT
Sức khoẻ thẻ chất
SKTC
Sức khoẻ xã hội
SKXH
Suy dinh dưỡng
SDD

Tiêm chủng mở rộng
TCMR
Thể dục-thể thao
TDTT
Tiểu thủ công nghiệp
TTCN
u ỷ ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
UBBV CS&GDTE
Chương trình Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS
UNAIDS
Tổ
chức Y Tế Thế giới
W HO


PHAN MỞ ®Xu
1. TÍNH CẤP BÁCH CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN c ứ u
Trong xu hướng phát triển chung trên thế giới hiện nay, việc đặt con người
vào vị trí trung tâm của sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội đang ngày càna
được nhiều nước quan tâm, trong đó có Việt Nam. M uốn phát triển xã hội, trước
hết phải đầu tư cho sức khoẻ, phát triển nguồn nhân lực. Điều này cũng đã được
Hội nghị Sức khoẻ Thế giới tại Alma-Ata, thủ đô nước Cộng hoà Kazacxtan
(19/9/1978 ) khẳng định: “Sự tăng cường và bảo vệ sức khoẻ các dân tộc là điều
kiện không th ể thiếu được của một sự tiến bộ kinh tế- x ã hội lâu dài. đổng thời
góp phần vào một chất lượng cuộc sống tốt hơn và hoà bình th ế g iớ i”
Trong những năm đầu thể kỷ XXI này, bên cạnh những vấn đề toàn cầu như:
bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, đại dịch HIV/AIDS... tình trạng yếu kém về
SKTE và sự vi phạm quyền của chúng - những người dễ bị tổn thương, yếu thế và
thiệt thòi nhất trong xã hội- còn khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Các em
thường là nạn nhân của sự sao nhãng, lạm dụng, bạo lực, vô gia c ư .... Hàng triệu

trẻ em không được hưởng các quyền cơ bản của mình. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam, tính đến năm 2001 vẫn còn 33,1% trẻ
em bị SDD. Năm 1999 có 172.429 trẻ em bị tàn tật, 6.247 trẻ em rối nhiều hành
vi dẫn tới làm trái pháp luật, 1.500.000 trẻ em chưa được tiêm vác-xin viêm gan
B, 2.200.000 trẻ em dưới 5 tuổi không được tiêm vác-xin viêm não Nhật Bản,
trong số 1.969.072 trẻ ra đời có 14.965 tử vong, 6000 bị uốn ván sơ sinh [13]...
Tại sao tình trạng bệnh tật, SDD của trẻ em hiện nay vẫn còn phổ biến đến
vậy, khi mà toàn nhân loại đang chứng kiến những bước tiến thần kv về CÔ112
nghệ sinh học, y tế ở thế kỷ XXI ? Tại sao số trẻ em bị mắc bệnh, tật không chỉ
còn bó hẹp trong các gia đình ở những vùng sâu, vùng xa, những gia đình có
hoàn cảnh khó khăn...m à còn xuất hiện cả trong gia đình có mức sống cao, gia
đình sống trong môi trường có hệ thống truyền thông tốt về sức khoe, về những
thông tin mới trong cách CSSKTE qua hộ thống đài phát thanh, sách báo, vô


2
tuyến truyền hình, mạng Internet...? Đến nay, tình trạng này không chí còn là
một nguy cơ mà đã trở thành một vấn đề xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần nhận
thức lại một cách nghiêm túc những vấn đề liên quan đến CSSKTE trong gia đình
và có phân tích cẩn trọng.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất chú trọng đến trẻ
em, đến việc CSSKTE thông qua việc ban hành nhiều nghị quyết, sắc lệnh, chỉ
thị... coi CSSKTE là mục tiêu ưu tiên của phát triển, là nhiệm vụ quan trọng mà
các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, nhà
trường và gia đình đều có trách nhiệm thực hiện. Để triển khai những chủ trương
của Đảng và Nhà nước, các trung tâm khoa học, các trường đại học, viện nghiên
cứu, các tổ chức trong, ngoài nước đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu nhằm tìm
kiếm và đề xuất các giải pháp khả thi góp phần tuyên truyền khả năng phòng
ngừa bệnh tật trong cộng đồng và trong các gia đình có trẻ em nhỏ.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế

tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiên cứu:” Chăm sóc sức khoé cho
trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay.” là một nhu cầu cấp thiết nhằm góp
phần luận giải đầy đủ hơn cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc CSSKTE trong
các gia đình. Đây không chỉ đơn thuần là quan niệm mang tính trách nhiệm, đạo
đức, xã hội, mà hơn thế nữa, nó còn có quan hệ đến nhận thức, hành động của
cha mẹ trong các gia đình- những người đảm nhận vai trò CSSK cho trẻ emnhững chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu có được nhận thức đúng đắn, các
bậc cha mẹ sẽ đầu tư cho CSSKTE nhiều hơn.
Xét về chiến lược phát triển lâu dài, cũng như những nhiệm vụ cấp bách trước
mắt, thì việc nghiên cứu CSSKTE trong các gia đình là vấn đề hết sức cấp thiết .
Công việc đó không chỉ thiết thực có tác dụng nâng cao chỉ số phát triển con
người mà Liên Hiệp Quốc đã nêu và Việt Nam đang phấn đấu, m à còn có ý nghĩa
quan trọng đối với phát triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
2. Ý N G H ĨA K H O A H Ọ C VÀ TH Ự C T IE N
2.1. Ý nghĩa k h o a học

của để tà i


3
Nghiên cứu hành động CSSKTE có ý nghĩa lý luận quan trọng, giúp chúng ta
phát hiện, tìm hiểu những quy luật tiềm ẩn trong hành động này, trên cơ sở đó
hoạch định chính sách phù hợp với đặc thù gia đình cùa từng vùng, miền cụ thế.
Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành quan niệm khoa học về CSSKTE,
bởi trong thực tế xã hội, quan niệm về vấn đề này còn nhiều sai lệch. Nghiên cứu
lý thuyết của đề tài sẽ cung cấp tri thức để điều chỉnh quan niệm phiến diện nói
trên và hình thành một quan niệm phù hựp.
Kết quả nghiên cứu còn là những cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng góp
phần làm sáng tỏ các hệ thống lý thuyết về sức khoẻ, lý thuyết trao đổi xã hội,
hành động xã hội... Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đóng góp vào việc tạo cơ
sở khoa học nhằm hoàn thiện chương trình truyền thông về SKTE.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp những dữ liệu cụ thể làm sáng tỏ thực trạng SKTE Việt
Nam, thực trạng hành động CSSKTE trong các gia đình, đặc biệt những hạn chế
trong nhận thức và hành động của các bậc cha mẹ trong CSSKTE.
Kết quả nghiên cứu góp phần khuyến cáo xã hội về nhữns nguv cơ ảnh
hưởng đến sức khoẻ trẻ em hiện nay, cung cấp cơ sớ khoa học thực tiễn hoàn
thiện các chính sách, xã hội hoá công tác BV&CSTE, nâng cao vị thế và trách
nhiệm gia đình trong việc CSSKTE.

3. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u XÃ HỘI HỌC VỂ CHĂM SÓC s ứ c KHOẺ
T R Ẻ E M T R O N G CÁC G IA Đ ÌN H
3.1. T rê n th ế giới
Chăm sóc sức khoẻ là một nhu cầu cơ bản của con người, một mục tiêu lâu
dài của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. ở nhiều quốc gia, các chỉ báo về sức
khoẻ như: tử vong sơ sinh, triển vọng bình quân đã được sử dụng nhàm phan ánh
í trình độ phát triển và chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu trên thế giới về chú
đề CSSKTE trong gia đình từ trước đến nay đều cho thấy: giữa gia đình và hành
động CSSKTE có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được xoay quanh trên hai bình


4
diện: kinh tế gia đình và các quan hệ trong gia đình với các chức năng của nó. Lý
giải cho mối tương quan này có hai quan điểm khác nhau. Thứ nhất, nhân mạnh
vai trò của yếu tố kinh tế cho rằng đông con dẫn đến suy giảm nguồn lực gia đình
vốn có hạn. Trong hoàn cảnh đó, gia đinh không thể chăm sóc đầy đủ do số con
quá đông. Hậu quả là sức khoẻ của trẻ bị giảm dẫn đến bệnh tật, đau ốm. Quan
điểm thứ hai nhấn mạnh vào những yếu tố phi kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến
trẻ em như: sự bất bình đẳng giới, mạng lưới xã hội, mất vệ sinh... nhất là ớ gia
đình đông con. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng nhấn mạnh: yếu tố kinh tế gia
đình không phải là nhân tố chủ đạo đê’ lý giải sự khác biệt về SKTE giữa các hình

thái gia đình khác nhau ở các quốc gia. Bởi ngoài thu nhập, những yếu tô nguốn
lực khác như: số người trưởng thành, tâm lý tình cảm và đặc biệt là người mẹ có
vai trò không kém phần quan trọng tới SKTE. Điểu này được thể hiện khá rõ trong
nghiên cứu của các nhà khoa học như Thomson, Genonimus và cộng sự, 1994:
“Chất lượng sức khoẻ của trẻ em trước hết phụ thuộc vào tiềm lực kinh t ế và
mức thu nhập của hộ gia đình vốn rất khác n h a u “ Người mẹ có học vấn cao
hiểu lợi ích CSSK tốt hơn và do đó có xác suất áp dụng các biện pháp nhiều hơn.
SKTE ít bị ảnh hưởng do khoảng cách sinh dài ”( Panis và Lilland, 1995), “ Mức
tử vong của trẻ em trong các gia đình m ở rộng cao hơn gia đình hạt nhân ”
(Gursoy - Tezca, 1992, Thổ Nhĩ Kỳ), “ Người mẹ có học vấn cao ảnli hưởng tới
CSSKTE nhiều. Người mẹ ở thành p h ố có điều kiện CSSKTE tốt hơn những bà mẹ
ỏ nông thôn ”(Benefo, 1994), “ Bất bình đẳng giới và sự phân biệt đối xử pliụ I1 Ũ
có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em ”, “ Mức độ chênh lệch giới
tính trong gia đình đông con thường lớn, dẫn đến sự chênh lệch trong hành vi
nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Gia đình qui mô lớn thường bất bình đẳng hưu
trong đẩu tư, phân b ổ nguồn lực các th ế hệ cùng sống ” (Lloyd- 1995)
3.2. Ở Việt N am
Trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều chương trinh, dự án
nghiên cứu về CSSKTE trong các gia đình, những nghiên cứu này cũng đã đề


5
cập, nhấn mạnh tới vai trò của người mẹ và một số nhân tố quyết định tình trạng
SKTE từ cấp độ gia đình có liên quan tới người mẹ như: học vấn của người mẹ,
quá trình phân công lao động và trách nhiệm của người mẹ trong gia đình... Các
nghiên cứu còn cho thấy: trong nhiều trường hợp, quá trình này không phải lúc
nào cũng diễn ra êm đẹp, thậm chí còn xảy ra xung đột. Những xung đột này lại
chi phối phúc lợi gia đình, trong đó có vấn đề CSSKTE. Đó là những nghiên cứu
của các nhà khoa học như: Bùi Thanh Hà và Phạm Quỳnh Hương (1999)
“ SKTE ảnh hưởng mạnh nhất bởi nghề nghiệp và trình độ học vấn người mẹ.

Tuy nhiên, s ố cun, chi tiêu của hụ vả mức độ giàu nghèo của gia đình, tlặi LỈÌCIII
nơi cư trú lại có ảnh hưởng không đáng k ể đến tình trạng đan ốm của trẻ ”, “ Từ
khi sinh ra, trẻ em phụ thuộc vào sự chăm sóc của bô mẹ chúng và đặc biệt lù
các bà mẹ. Tại Việt Nam chủ yếu là người mẹ trông coi, CSTE khi chứng bị ốm,
nhất là khi trẻ còn nhỏ "(Nguyễn Thị Khoa (1990). Những khảo sát do Bộ Giáo
dục và Đào tạo thực hiện trong giai đoạn 1989- 1991 cho thấy “ Khoảng 85%
trường hợp trẻ bị ốm mẹ chúng là người chăm sóc chính”, “ Phần lớn trẻ em bị
ốm được mẹ hoặc bà của chúng chăm sóc. Trong trường hợp bệnh ít nghiêm
trọng, phụ nữ mua thuốc và điều trị tại nhà, nếu điều trị không thành công thì họ
s ẽ đưa con (hoặc cháu) tới bệnh viện. Trong trường hợp nqhiênị trọn°, đứa tre'
được đưa tới bệnh viện huyện hoặc tỉnh. ít khi người bô' chăm sóc con cái thậm
chí cả khi họ hiểu biết hơn người mẹ về bệnh tật ”(Lê Thị Vinh Thi (1993 ), “
Các quyết định vê loại hình CSSKTE thường do gia đình đưa ra. Phụ nữ là người
có trách nhiệm sắp xếp từ nuôi đến điều trị bệnh tật, phương pháp điều trị và
những đòi hỏi về dinh dưỡng ”( Phan Thục Anh 1994)...
N hư vậy vấn đề CSSKTE trong gia đình không phải đến bây giờ mới được
quan tâm nghiên cứu, mà nó đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với những đặc thù riêng biệt của nền văn hoá, kinh tế,
chính trị, xã hội và ở Việt Nam, với những góc độ nghiên cứu riêng biệt, từng
vùng lãnh thổ riêng biệt, mà việc nghiên cứu CSSKTE ở các gia đình cũng đặt ra


6
cho các đề tài nghiên cứu hướng nghiên cứu riêng trong từng giai đoạn cụ thc của
đất nước. Và đây cũng chính là ý tưởng gợi nên hướng tìm hiểu và nghiên cứu đề
tài: "Chăm sóc sức khoe' trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay" khi bối cảnh
đất nước và trên thế giới có nhiều đổi thay và có nhiều tác động không nhỏ, đặc
biệt là tác động của KHKT, công nghệ thông tin, của chiều cạnh văn hoá tới trẻ
em, tới SKTE và tới cách thức CSSKTE của các bậc cha mẹ trong các gia đình.


4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u
4.1. M ục đích
Tìm hiểu nhận thức, hành động của các bậc cha mẹ trong CSSKTE tại gia
đình, những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở họ và xu hướng CSSKTE của
các gia đình trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đề xuất những khuyên nghị, giải
pháp góp phần phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong hành động này trên
con đường đổi mới theo yêu cầu CNH-HĐH đất nước, cung cấp cơ sớ khoa học
để đổi mới nội dung, chương trình tuyên truyền, giáo dục cho các cha mẹ trong
việc Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của trẻ em.
4.2. N hiệm vụ
+ Nhận diện sức khoẻ trẻ em hiện nay.
+ Khảo sát nhận thức, thái độ và hành động của các cha mẹ trong CSSKTE.
+ Tìm hiểu những nhân tố xã hội liên quan đến nhận thức của các bậc cha mẹ về
SKTE, về cách CSSKTE.
+ Đề xuất các giải pháp, khuyên nghị đổi mới công tác giáo dục tuyên truyền để
các bậc cha mẹ chủ động hơn trong hành động CSSKTE.

5. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u
5.1. K hách th ể nghiên cứu
Các gia đình Việt Nam có trẻ em.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
CSSKTE trong các gia đình.
5.3. P h ạ m vi nghiên cứu


7
Nhận thức và hành động của các cha mẹ về SKTE và CSSKTE thõng qua:
Hành động Bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của trẻ em ( chế độ dinh dưỡng; thói quen
sinh hoạt của trẻ trong vệ sinh, học tập, tập luyện thể thao, ăn uống: quan hê ÚTI2


xử giữa trẻ và các thành viên trong gia đình; điều kiện nhà ở..) và hành động ứnii
xử của cha mẹ khi trẻ bị bệnh.

6. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN
Như trên đã nói, cho tới nay có không ít nghiên cứu về CSSKTE, nhưng
những nghiên cứu đó chưa chỉ ra hành động CSSKTE trong các loại gia dinh \ à
ở nhiều vùng, miền hiện nay còn hạn chế do có nguyên nhân từ các chiều cạnh
văn hoá, chưa chỉ ra được vai trò của gia đình trong hành động này như một chú
đề nghiên cứu của xã hội học trong bối cảnh của sự chuyển đổi xã hội- bối cảnh
của CNH-HĐH đất nước, của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Qua kết quả nghiên cứu, người đọc có thể thấy yếu tố tạo nên mô hình CSSKTE
trong gia đình Việt Nam hiện nay khác với gia đình truyền thống thế nào?

7. CÁC PH Ư Ơ N G PHÁP NGHIÊN c ú tl c ụ THỂ
Luận án đã sử dụng những phương pháp sau:
7.1.

P hư ơng p h á p p h ân tích tài liệu
Trọng tâm trong các phân tích của luận án được sử dụng từ các nguồn:

+ K ết quả điều tra đánh giá mục tiêu thập kỷ vì trẻ em giai đoạn 1991-2000
(MICS) được thực hiện trong 2 tháng: tháng 5- 6/2000.
+ Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ 1997 ( VN-DHS 1997)
+ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (V L S S ) năm 1992-1993 vù 1997-1998.
+ Niên giám thống kê liàng năm: Bộ y tế, Tổng cục thống kê, Chỉ tiêu trẻ em .
+ Các tư liệu x ã hội học, y học, y tế: có liên quan được công bố trên sách báo,
tạp c h í..., kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ : ” V ị trí, vai trò của gia đình
và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tre' em"
+ Phân tích kết quả điều tra cơ bản tình hình trẻ em-phụ nữ của U NICEF 2001.
7. 2. P hư ơng p h á p phỏng vấn bằng bảng hỏi



8
Các số liệu được sử dụng trong phân tích luận án còn lấy từ cuộc khảo sát
Xã hội học m à tác giả luận án trực tiếp tham gia: ” Thực trạng sức khoẻ, học tập,
vui chơi giải trí của trẻ em và việc bảo vệ các quyền lợi của trẻ em trong gia đình
và cộng đồng." Đây là một đề tài nhánh trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ:” V ị trí,
vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em". Đề tài được tiến hành trong 2 năm 1999- 2001. Tại các địa điểm: Huyện
Nam trực, T .p N am Định ( Nam Định), quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), huyện Ba
Tri, M ỏ Cày (Bến tre), quận 3, 12 (T.p Hồ Chí M inh) với 1.561 m ẫu (Trong đó:
707 m ẫu - phía Bắc (trẻ em chiếm: 304 m ẫu) và 854 mẫu- phía N am ( trẻ em
chiếm: 317 mẫu). Đây là những vùng có tính chất điển hình đối với các vùng
lãnh thổ của đất nước. Và đề tài cấp Đại học Quốc Gia: "Chăm sóc sức khoẻ tâm
thần trẻ em trong các gia đình H à N ội hiện nay" Với mẫu: 315 phiếu (trong đó
có 200 phiếu phỏng vấn cha mẹ và 115 phiếu phỏng vấn trẻ em) tại quận: Hoàn
Kiếm, Thanh Xuân, Cầu Giấy và huyện Gia Lâm. Thời gian: 2002.
7.3. P h ư ơ n g p h á p ph ỏ n g vấn sâu và đ á n h giá n h a n h có th a m gia cộng đồng
Luận án sử dụng các số liệu của đề tài: “ N ghiên cứu đặc điểm nlụi cầu
p hát triển của trẻ em Việt N am trong thời kỳ đổi mới’’ năm 2001 mà tác giả trực
tiếp tham gia. Đề tài được tiến hành theo cácphương pháp: phỏng vấn sâu đại
diện lãnh đạo các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong BVCS&GDTE,
điển cứu m ột số gia đình CSSKTE tốt, một số gia đình trẻ em có sức khoẻ kém và
đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rapid Appraisal) tại:
huyện Chợ Mới (Bắc Cạn), Đakglei (Kontum ), Thạnh trị (Sóc Trăng), Hoa Lư,
Thị xã N inh Bình (Ninh Bình), quận Đống Đa (Hà Nội).
7. 4. P h ư ơ n g p h á p q u a n sát
+ Q uan sát môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và cách thức CSSKTE của các
gia đình với các mức sống, tại các vùng m iền khác nhau.
+ Quan sát thể hình, thể lực, những ứng xử của trẻ em trong mọi hoạt động.



9
+

Quan sát thời gian dành cho học tập, vui chơi; các trò chơi của trẻ trong thời
gian rỗi của các gia đình với các mức sống và ở những vùng, miền khác nhau
Các quan sát này được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đua ra cách

nhìn và nhận định khách quan nhất.
8. K H U N G L Ý T H U Y Ế T VÀ G IẢ TH U Y Ế T
8.1. K hung lý thuyết

8.1.1. Biến số phụ thuộc
+ Nhận thức, thái độ của gia đinh về giá trị sức khoẻ, giá trị SK TE...
+ Hành động của gia đình trong bảo vệ và nâng cao SKTE: trong CSDD, tạo
thói quen trong sinh hoạt (học tập, vui chơi, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi
trường sống, luyện tập TDTT...), trong quan hệ ứng xử giữa các thành viên
trong gia đình với trẻ, đi khám thai, đưa trẻ đi tiêm chủng...
+

Hành động của gia đình trong chữa trị bệnh cho trẻ

8.1.2. B iến sô' độc lập:
Đặc điểm của gia đình dựa trên các chỉ báo : nghề nghiệp của cha mẹ
(công nhân, nông dân, trí thức...), tuổi của cha mẹ, trình độ học vấn (mù chữ.
tiểu học, PTCS, PTTH, đại học trở lên), quy mô gia đình, cấu trúc gia đình (hạt
nhân, mở rộ n g ...), thu nhập của gia đ ìn h ...
8.1.3. Biến can thiệp
+ Chính sách, pháp luật của nhà nước: Chính sách ytế, văn hoá, giáo dục liên

quan đến trẻ em và gia đình: Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các
chính sách xã hội dành cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em
khuyết tật...
+ Cơ sờ cung cấp dịch vụ : y tế, văn hoá (nhà nước và tư nhân).
+ Đặc điểm cộng đồng (phong tục tập quán, môi trư ờng...)
+ Các yếu tố chính trị kinh tế, văn hoá xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới.


10

ĐẶC
ĐIỂM

C ơ SỞ
CUNG
CẤP DỊCH
VỤ YTÉ,
(NHÀ
NƯỚC,
TƯ NH ÂN)

K INH
TẾCHÍNH
TR Ị VÃN
HOÁ XÃ HỘI
VIỆT
NAM
TH Ờ I

ĐẶC ĐIỂM

CỦA
CỘNG
Đ ổN G
(PHONG
TỤC TẬP
q u á n !..)
MÔI
TRƯỜ NG

ĐẶC
ĐIỂM
HỘ GIA
ĐINH
(THU
NHẠP,
CHI
TIÊU,
CẤU
TRUC,
QUY
MO HỌ

NHẬN
THỨC,
THAI
ĐO
CUA
—►
GIA
ĐINH

TRONG
CSSK
TRE
EM

HÀNH
ĐÔNG
CSSK
TRE
—► EM
CUA
GIA
ĐINH

SỨC
KHOẺ
TRE
EM

KỲ ĐỔI
MỚI

CO SỞ
CUNG
CẤP DỊCH
VỤ VÃN
HOÁ,
GIÁO DỤC
(NHÀ
NƯỚC Tư

NHÂN)

8.2. G iả th u y ế t n g h iên cứu:
Giả thuyết thứ nhất: Không chỉ ở những gia đình hạt nhân, những gia đình
m ở rộng ở thành thị, nông thôn, m à cả ở những vùng sâu, vùng xa, sức khoẻ của
trẻ em Việt Nam đến nay đã có nhiều thay đổi cả về thể chất, tâm thần lẫn cấu
trúc bệnh tật. Song tình trạng này không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Trẻ em ở thành thị phát triển tốt về sức khoẻ thể chất (thể hình, thể lực) nhưng
cũng m ắc nhiều bệnh có liên quan tới sức khoẻ tâm thần (trầm cảm , rối loạn hành
vi chống đối) hơn trẻ em ở những vùng, m iền khác.


11

Giá thu vết thứ hai: Do nhận thức về giá trị của SKTE và cách CSSKTE của
các bậc cha mẹ ở các vùng miền khác nhau, nên thái độ và hành động CSSKTE ờ
họ cũng theo các khuôn mẫu khác nhau. Những khuôn mẫu này trong thời gian
tới cũng có những thay đổi đáng kể do chúng chịu tác động của môi trường kinh
tế- văn hoá- xã hội, văn hoá cộng đồng, tiểu văn hoá gia đình và vận động theo
xu hướng chung của các nước đang phát triển.
Giá thuyết thứ ba: Nhận thức và hành động trong CSSKTE tại các gia
đình, nhất là những gia đình sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn
chế do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan như: kinh tế gia đình, kiến thức
của các bậc cha mẹ, hoạt động của hộ thống truyền thông y tế, cáu trúc và qui mỏ
nhân khẩu của hộ gia đình, sự chuyển đổi của hệ thống giáo dục xã hội, hoạt
động của hệ thống dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá...


12


PHẦN II ỉ MỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PH Ư Ơ N G PH Á P LUẬN CỦA ĐỂ TÀ I

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG c ụ

1.1.1. K hái niệm T rẻ em
Theo công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em trona điều 1 - Phần I :
" T rẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc iịia công
nhận tuổi thành niên sớm hơn ", theo Luật BVCS&GDTE Việt Nam

T rẻ em là

những người dưới 16 tuổi” [7]. Còn trong xã hội học, trẻ em được nhìn nhận như
là một nhóm nhân khẩu đặc biệt đang trong quá trình xã hội hoá, đan2 học đóne
vai trò cũng như tiếp thu kiến thức, kỹ năng để tham gia hành dộng xã hội với tư
cách là một chủ thể có độ tuổi từ 16 trở xuống.
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về trẻ em và tất cả các định nghĩa đó đều
thừa nhận rằng thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con
người từ lúc sinh ra đến tuổi 16. Trẻ em trước hết là một con naười được hướne
mọi quyển lợi và nghĩa vụ đã nêu ra trong công ước quốc tế. Trẻ cm ỏ' mỗi thời
đại lịch sử khác nhau thì sẽ được chăm sóc một cách khác nhau do chúng và cha
mẹ chúng được hưởng thụ một nền văn hoá khác nhau. Vì vậy, trẻ em khác nhau
không chỉ ở độ tuổi mà còn khác nhau bởi thời đại, bởi nền văn hoá mà chính nó
đang sống thông qua các hoạt động của mình. Không có trẻ em một cách trìu
tượng, chung chung, mà chỉ có trẻ em của một thời đại ỏ một độ tuổi cụ thế.
Chính vì vậy, khi CSSKTE, không thể lấy toàn bộ những gì gọi là kinh nghiệm
trong quá khứ về hành động CSSK của ông cha để áp dụng một cách máy móc
trong CSSKTE thời đại của sự phát triển KHKT, y học...
1.1.2. K hái niệm Sức khoẻ
Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO): “ Sức khoe' không chỉ là trạng thái không

bệnh huy không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoải mái về các mặt th ể chất,
tâm thẩn và x ã /zộ/”[12].


13
1.1.2.1. K hái niệm Sức khoè thè chất
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm SKTC. Theo Văn Tân,
Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm thể lực và thế chất được
hiểu tương tự như nhau, đó 1à:"Sức lực của cơ thể, sự mạnh vếu cùa thân thế."
[24]. Trong các tài liệu chuyên môn thuộc lĩnh vực y tế và lĩnh vực thể dục thể
thao thì quan niệm về thể lực cũng như thể chất có những mức độ khác nhau, ớ
lĩnh vực y tế, các tài liệu chuyên môn chủ yếu tập trung vào tầm vóc của cơ thê
(yếu tố thể hình) đặc biệt là trọng lượng và chiều cao của cơ thổ. Còn trong lĩnh
vực thể dục thể thao, thể lực được hiểu là khả nâng làm việc của các hệ thống
chức năng của cơ thể, được đánh giá thông qua hoạt động vận động, thể hiện ở
các đặc tính: chính xác, tiết kiệm sức (phối hợp vận động hay còn gọi là sức khéo
léo), mạnh mẽ (sức mạnh), nhanh chóng (sức nhanh), bền bí (sức bền), mềm dẻo
(độ dẻo). Các yếu tố này gọi là các tố chất thể lực. Tố chất thể lực: “là yếu rỏ'của
cơ thể, th ể hiện khả năng làm việc của các hệ thống chức năng, được xác định
trước hết thông qua các quá trình chuyển hoú năng lượng. Các tố chất th ế lực
bao gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp và độ déo."[l 11
Khái niệm thể chất được hiểu rộng hơn thể lực. Thể chất bao gồm thể hình,
các tổ chất thể lực và khả năng thích ứng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên
ngoài bao gồm cả sức đề kháng với bệnh tật. Theo Nguyễn Toán, 2000: “ Tliể
chất là những đặc trưng tương đối ổn định vê hình thái vờ chức năiiiỊ của cơ thể,
được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm
cả giáo dục và rèn luyện) ” [71]
Trong các tài liệu nước ngoài thường gặp một số khái niệm như: Finess và
Physical Finess. Theo Gottíried Schoeholzer (1970), Finess là sức khoé được thè
hiện ở trạng thái tối ưu của tất cả các yếu tố như: không có bệnh tật. thoái mái về

tâm lý, thể chất và xã hội. Còn Physical Finess- SKTC được hiểu là khá nãng
thích ứng của cơ thể đối với tác động của môi trường và cuộc sống bao gồm: Khả
năng làm việc của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, sức mạnh và sự linh hoạt
của cơ bắp, khả năng chịu đựng của cơ thể. Như vậy, SKTC: “ Là một bộ phận


14

cấu thành sức klìoe’, th ể hiện ở trìnlì cíộ plĩát triển vế thê’ hình, tlìi’ lự( vù khu
năn? thích ứng của cơ th ể với điều kiện sống và lcifì động. T h ể hìnli th ể hiện ớ
mức độ phát triển vé hình tlìúi và tỷ lệ ỊỊÌữa các bộ pliận C(f rlũ’’.. Tlic lực thổ hiện
ở mức độ pliút triển của các tố chất th ể lực lĩhư: năng lực phối liợp vận động, sức
mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo và tố chất th ể lực là yếu t ố của cơ th ể th ể hiện
khả năng làm việccủa các hệ thống chức năng, được xác địnli trước liết íhóiiịỊ
qua các quá trình chuyển hoá năng lượng ” [71].
+ Những chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ thể chất
Sức khoẻ thể chất được đo lường thông qua các trắc nghiệm đánh giá các tố
chất thể lực (Physical Finess test) như: Sức mạnh, sức bcn, sức nhanh, năng lục
mềm dẻo, năng lực phối hợp vận động [93] Một số nước thuộc khu vực Đông
Nam Á đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thể lực trẻ cm trong các trường học
bao gồm các nội dung: sức mạnh, sức bền, sức nhanh, sức khéo léo, khả năng
thăng bằng và khả năng phối hợp [49]. ó đây, sức mạnh là năng lực khắc phục
lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp, sức
nhanh: năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động trong một thời gian ngắn nhất, sức
bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có
thể chịu đựng được, sức dẻo là năng lực hoạt động của cơ khớp với biên độ lớn và
năng lực phối hợp vận động là năng lực phối hợp hoạt động cúa các co' thế đê
hoàn thiện nhanh chóng và vững chắc một hoặc một chuỗi động tác.
N hư vậy, trong luận án, nội dung và phương pháp đánh giá hành độnc của cia
đình trong CSSKTC cho trẻ em bao gồm: khả năng tạo điều kiện cho trẻ tham gia

các hoạt động thể dục-thể thao, thể hình, tham gia lao động (khôns nhằm mục
đích làm kinh tế gia đình), ăn đủ vi chất dinh dưỡng...lừ dó giúp ué cỏ mội bức
mạnh, sức bền, sức nhanh, năng lực mềm dẻo, năng lực phối hợp vặn động. Cu
thể phù hợp chiều cao và cân nặng và không bị nhiễm bệnh tật.
1.1.2.2 K h ái niệm Sức khoẻ tâm th ần


15
Theo y học, “ Thần

“ Là chi trạng thái tinh thẩn, tri giác, cử clii. Nó là

những căn cứ mấu chốt biẻu hiện ở một cư th ể sống, ìù biểu hiện bên /ngoài của
cơ tliểsống. N ó có một cơ sở vật chất bao gổm những điểm có tính chất bấm sinlt
và tuỳ thuộc vào ăn uống, nuôi clưỡng cũng như sự nuôi dạy giailìnli." [6, trl 11
Theo Nguyễn Việt- Chủ tịch Hội tâm thần Việt Nam: “ SKTT là một irạiiỊi
thái không có rối loạn huy dị tật tăm thẩn, một trạng thái tâm thán hoàn toàn
thoải mái, cản bằng về cảm xúc, hoà hợp giữa các mối quan hệ gia đình, x ã hội,
có cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xứ plùt hợp với nhu cầu x ã hội “ /83 ĩ
Theo W HO (Tổ chức y tế thế giới): “ Sức khoe’ tâm thần là khá nănẹ lioàn
chỉnh dẫn dắt những mối liên hệ liuà hợp nhịp Iiliùiix với đủng luụi. N ỏ la mọi
điểu kiện cho phép con người phát triển tối Itit trong các lĩnh vực: th ể lực, trí lực
và cam xúc trong khuôn khổ tương hợp SKTT với những người khác
Như vậy, sức khoẻ tâm thần là khả năng tự chủ bản thân, khá năng thích
nghi với môi trường, khả năng hoà hợp và tương tác với xã hội.
+ Các chỉ sỏ đánh giá sức khoẻ tâm thần [83]
- Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient): Thể hiện năng lực học tập,
tư duy trìu tượng và thích ứng như: IQ từ 85-114: Thông minh ở mức độ rất
giỏi, từ 155-164: thiên tài, IQ trên 200: siêu nhân.
- Chỉ số thông minh cảm xúc EQ( Emotional Quotient): gồm sức chịu đựng

cảm xúc, tính nhạy bén, thông minh, khả năng thích ứng mọi lình huống.
- Khả năng thích ứng xã hội, cảm xúc: Đánh giá tính thích nghi, linh hoạt và
khả năng phòng vệ đối với tác nhân môi trường.
ở đây, nội dung và phương pháp đánh giá hành động cúa gia đình trong
CSSKTT cho trẻ em bao gồm: khả năng tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoại
động vui chơi giải trí trong cộng đồng một cách lành mạnh, kha năng tạo bâu
không khí thân thiện, ấm cúng trong gia đình (giữa các thành viên trong gia đình
với nhau và với trẻ), quan tâm và có các định hướng cho trẻ trong các quan hệ
n hóm ...để từ đó giúp trẻ có cơ thể phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn trí tuệ.


16
1.1.2.3. Khái niệm sức khoẻ về mặt xã hội
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “ Sức khoe' x ã hội lù trạng thái x ã hội ổn
định vê kinh tế, chính trị, văn hoá, x ã hội, ít cỏ hiến độnạ xunẹ đột ẹớv Sn rưss
tâm lý và tạo sự thoải mái, thuận lợi cho phát triển tiềm năng từng cú th ể " [ 12J.
1.1.3. Khái niệm CSSK ban đầu
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “ Chăm sóc sức khoe’ ban đầu là những sự
chăm sóc thiết yếu xây dựng trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, có
cơ sơ khoa học và chấp Iiliận được về mặt x ã liội, có tliê’pliổ biến l ộiii' rãi clio lúi
cà mọi cá nhân vù các gia đình của cộng đồng xã hội cùng tham ẹia đầy đủ với
một giá mà cộng đổng và nước đó có th ể chịu đựng dược à mọi giai ảuạn phút
triển cuả họ theo một tinh thần tự giác tự nguyện... Các CSSK ban đầu là thành
phần đầu tiên của một quá trình liên tục bảo vệ sức k h o ẻ íí [12].
1.1.4. Khái niệm gia đình
“ Gia đình lả một thiết c h ế x ã hội, cỏ tính lịch sử và toàn cần". Tuỳ thuộc
vào sự biến đổi theo vùng, theo lịch đại mà có định nghĩa khác nhau về gia đình.
Một định nghĩa hiện nay được khá nhiều nhà xã hội học Việt Nam thừa nhận, đó
1à:”G/ữ đình là một nhóm x ã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hỏn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành

viên trong gia đìnli gắn bó với nhau vẽ trách nhiệm và quyền lợi (kinh tê, vãn
hoá, tình cảm...), giừa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước
thừa nhận và bảo vệ...” [58, tr 190].
1.2.

MỘT SỐ LÝ THUYẾT, QUAN ĐIỂM NÉN TẢNG NGHIÊN c ú u

+ Lý thuyết biến đổi xã hội
Lý thuyết biến đổi xã hội chỉ ra rằng, mọi xã hội cũng như tự nhiên không
ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối. Còn thực tế.
nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất
cứ nền văn hoá nào, cũng luôn biến đổi. Và sự biến đổi trong xã hội hiện dại
ngày càng rõ hơn. Con người xã hội là đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là


17
chủ thế hoạt động xã hội, nó luôn biến đối từ khi mới sinh ra cho tứi lúc mái đi.
Con người sinh học ra đời, trướng thành và chết đi, kê tiếp là những lớp người
mới. Tuy nhiên, những lớp người mới vẫn tồn tại trong nén văn hoá iruyén thong
được xã hội giữ lại. Những mô hình hành vi với tư cách là đơn vị của nền văn hoá
cũng biến đổi theo thời gian và theo những điều kiện xã hội. Sự biến đổi mỏ hình
hành vi là kết quả thay đổi của các hệ giá trị, chuẩn mực. Nền văn hoá xã hội
luôn luôn tồn tại. Nó không hề mất đi mà chỉ biến đổi từ hình thức này sang hình
thức khác. Có nhiều quan niệm khác nhau về sự biến đổi xã hội. Một cách hiếu
rộng nhất: là sự thay đổi về thực trạng hoặc một nếp sống xã hội so với thời điếm
trước đó. Các nhà XHH định nehĩa " Biến đổi x ã hội là một quá trình, qua đó.
những khuôn mẫu của hành vi x ã hội, các quan hệ x ã hội, các thiết c h ế xã hội và
các hệ thống phân tầng x ã hội thay đổi qua thời gian " [10, tr 175].
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đã trải qua nhiều
biến đổi với các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Mỗi giai đoạn phát

triển đó đều chứa đựng những biến đổi xã hội. Sự biến đổi xã hội gây ảnh hưởng
mạnh đến gia đình, cũng như cộng đồng xã hội. Trong gia đình, khi xã hội thay
đổi thì nhận thức, hành động của cha mẹ về giá trị của sức khoẻ, về cách
CSSKTE cũng sẽ thay đổi. Những thay đổi về kinh tế, về lối sống, phong tục tập
quán, về chính sách có thể cũng là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi trong
CSSKTE, tuy nhiên cũng không loại trừ việc nó gây ra những trớ ngại nhất định.
+ Lý th u y ết về vị trí - vai trò xã hội
M ỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau. Lý
thuyết về vị trí- vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có mội vị trí xã hội là vị
trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định
trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội
gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “ là bất
kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống x ã hội với nhữnẹ kỳ vọnẹ quyển hạn và
nghĩa vụ đặc thù ” [86] . Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau.
Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc và quan điểm của các xã hội.
€>ẠỊ HỌC o u ổ c GIA H Ì. NỘI

TRUNGTÁM TH Ò N G TIN .Ĩ HƯ V lf N
.

»./ I 1


18

của các nền văn hoá, thậm chí của các nhóm xã hội nhó. Nhưng khi xem xét vị trí
với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, lức là xem xét vị thế xã hội cúa cá nhãn,
chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay dổi theo từng xã hội.
từng khu vực.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế

khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: Vị thế đơn lẻ, vị thế tổng
quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẩn- được gán cho, vị Ihế đạt
được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sớ các vị thế xã hội tương
ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội
khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từns vị thế sẽ có mốt
mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vị này chính là vai trò
tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng:” liủnli vi COII Iiạười
thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí x ã hội của người liànli
động”, rằng:” hành vi phần nào được tạu ru bởi những mung đợi của người hành
động và những người khác” [88, tr 1361]. Như vậy, vai trò xã hội:” là sự tập hợp
những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội moníỊ đợi đối với một
vị th ế x ã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị

360]

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi
hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau
thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng
trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác
nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.
Theo thuyết này, SKTE, nhận thức cũng như hành động CSSKTE cua cha
mẹ phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình, nhất là
người phụ nữ - người trực tiếp và là người chăm sóc chính cho trẻ em trong các
gia đình Việt Nam. Nếu như họ được coi trọng, được có tiếng nói riêng của mình,
được bình đẳng như mọi người trong gia đình thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò cùa


19
mình, có nghĩa sẽ đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của trẻ và đổng nghĩa

với nó là SKTE sẽ được nâng lên nhiều hơn và ngược lại.
+ Lý thuyết X H H sức khoẻ - bệnh tậ t tro n g tiếp cận K. M arx- F.Engels.
Nhiều tác giả đứng trên lập trường Mác-xít đã giải thích sự CSSK và chữa
bệnh trong xã hội phương Tây như một bộ phận của phương thức SXTBCN. Phư­
ơng thức hành động của nển y học phương Tây cận đại là hợp tác hoá nó Irong
mục đích tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Như vậy, với ngành y học khoa
học, việc CSSK đã lớn mạnh thành một ngành công nghiệp giúp cho việc duy irì
tính hợp pháp của trật tự xã hội và một phần tạo ra những lĩnh vực sản xuất mới.
Điều đó có nghĩa là trong xã hội công nghiệp, một loạt hệ thống dịch vụ ra đời để
CS&BVTE miễn là gia đình có đủ tiền bạc để chi phí như: dịch vụ khám chữa
bệnh cho trẻ, dịch vụ ăn uống nhằm tăng cường thể chất và trí tuệ, dịch vụ vãn
hoá thể dục thể thao nhằm tăng cường thể lực cho trẻ... Engels còn cho rằng sức
khoẻ được coi như là vũ khí chính trị mà giai cấp tư sản dùng để chế ngự giai cấp
công nhân, còn giai cấp công nhân thì coi sức khoẻ là tài sản duy nhất của họ
trong quan hệ xã hội với các nhà tư bản. Đặc điểm chung của phương pháp M á o
xít là tìm cách gắn bệnh tật với cấu trúc kinh tế và sự phát triển chính trị. Đối với
Engels, bệnh tật là một biểu hiện và là hậu quả trực tiếp cúa việc chạv theo lợi
nhuận bất chấp sự an toàn (sự an toàn ở đây không chỉ liên quan tới các vấn đề
công nghiệp mà con bao hàm các vấn đề khác như điều kiện nhà ở, chất lượng
thực phẩm...). Engels đã tạo ra một nền y học xã hội và đưa ra 2 điểm cơ bán :
Bệnh tật không p hải là sản phẩm của phẩm chất cá nhân và tai lụm là sán
phẩm của tổ chức công nghiệp.
Ôm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của điều kiện x ã hội chứ không
phải do sự cô'sinh vật không th ể tránh khỏi.
Engels đã xem xét việc sản sinh ra bệnh tật trong mối quan hệ với sự nghèo
khổ và điều kiện sống của đô thị. Có nghĩa những gia đình có mức sống thấp phải
sống trong những điều kiện ở tồi tàn, ô nhiễm, ăn uống không đủ chất nên dễ bị
bệnh. Còn đối với trẻ em thuộc gia đình vùng khó khăn, vùng cao, vùng sâu,



×