Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đảng bộ quận Hoàng Mai (Hà Nội) lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2004 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ

ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Hồng


Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Hồng. Các tư liệu sử dụng trong luận văn hoàn
toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các
kết luận của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hà

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Hoàng Hồng - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Thầy đã hướng dẫn, định hướng để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong khoa lịch sử, trong bộ môn Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn cán bộ phòng Tư liệu Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn và phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, cán bộ Trung tâm Thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội, các đồng chí cán bộ phòng Lưu trữ Quận ủy, Quận

đoàn Hoàng Mai đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm và hệ thống tư liệu cần
thiết cho luận văn.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, song trình độ có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến của quý thầy
cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Hà

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010 ... 9
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ quận Hoàng Mai về công tác thanh niên .... 9
1.1.1. Các yếu tố tác động và chi phối công tác thanh niên của Đảng bộ ..... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ quận Hoàng Mai về công tác thanh niên ..... 22
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác thanh niên của Đảng bộ
Hoàng Mai .................................................................................................. 28
1.2.1. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, truyền thống cách
mạng cho thanh niên ................................................................................ 28
1.2.2. Xây dựng môi trường giáo dục thanh niên lành mạnh để thanh niên
phát triển toàn diện ................................................................................... 34
1.2.3. Công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho thanh niên .......................................................................................... 38
1.2.4. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền.................................................................................... 39

1.2.5. Công tác tổ chức các phong trào của thanh niên ............................ 42
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 46
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 . 47
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ quận Hoàng Mai về công tác thanh niên .. 47
2.1.1. Những yêu cầu mới đối với công tác thanh niên ........................... 47
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ quận Hoàng Mai .................................... 51
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác thanh niên của Đảng bộ quận
Hoàng Mai từ năm 2010 đến năm 2014 ................................................... 53
2.2.1. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, truyền thống cách
mạng cho thanh niên ................................................................................ 53
2.2.2. Xây dựng môi trường giáo dục thanh niên lành mạnh để cho thanh
niên phát triển toàn diện ........................................................................... 61

5


2.2.3. Công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho thanh niên .......................................................................................... 64
2.2.4. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn và tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền.................................................................................... 66
2.2.5. Công tác tổ chức các phong trào của thanh niên ............................ 68
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 71
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 73
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 73
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 73
3.1.2 Hạn chế ............................................................................................ 78
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH NIÊN QUẬN
HOÀNG MAI

6


BẢNG QUY ƢỚC CHŨ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CLB

: Câu lạc bộ

ĐVTN

: Đoàn viên thanh niên

HĐND

: Hội đồng nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

LHTN


: Liên hiệp thanh niên

TBXH

: Thương binh xã hội

TNTN

: Thanh niên tình nguyện

UBND

: Ủy ban nhân dân

7


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan
trọng quyết định tương lai, vận mệnh của mỗi quốc gia, dân tộc; là lực lượng
chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh,
gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể
chất và phát triển về trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định
mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên thanh niên cần được
sự quan tâm, giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội.
Nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên trong lịch sử, C.Mác - người

thầy của giai cấp vô sản hiện đại, trong học thuyết của mình ông khẳng định:
―nhưng dù sao thì bộ phận giác ngộ nhất trong giai cấp công nhân cũng nhận
thức rất rõ ràng tương lai của giai cấp họ và do đó là tương lai của cả loài
người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn
lên‖[56, tr118].
Đồng nhất với tư tưởng của Mác về vai trò của thanh niên và công tác
thanh niên, Lênin cũng đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách
mạng. Trong bài báo ―sự khủng hoảng của chủ nghĩa Mensêvích‖ (ngày
07/12/1906) V.I.Lênin viết: ―há chẳng phải trong Đảng cách mạng của
chúng tôi thanh niên chiếm ưu thế là một điều rất tự nhiên sao? Chúng tôi là
một Đảng của tương lai, mà tương lai thuộc về thanh niên. Chúng tôi là Đảng
của những người cách tân mà thanh niên lại luôn đi theo những người cách
tân. Chúng tôi là Đảng đấu tranh quên mình chống lại chế độ cũ thối nát, mà
thanh niên lại luôn quên mình... chúng ta sẽ luôn luôn là Đảng của thanh
niên, của giai cấp tiên phong‖ [53, tr210].
Chủ tịch Hồ Chi Minh cũng đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Trong ―thư gửi

1


các bạn thanh niên‖ (ngày 12/8/1947) Người viết: ―Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một
phần lớn là do thanh niên‖. Trong Di chúc Người cũng đã căn dặn; ―bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết‖
[61, tr.210]. Lời khẳng định của Người đã phản ánh tập trung, cô đọng nhất
về vai trò, vị trí, trách nhiệm của thanh niên với tổ quốc, với dân tộc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh thanh niên
luôn là nhân tố chủ đạo của mọi cuộc cách mạng, là lực lượng quan trọng
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những tấm gương như: Trần Quốc Toản,

Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi... là minh chứng cho lớp lớp thế
hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đất nước hòa bình bước vào phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, một lớp
thanh niên mới với tri thức, nghị lực và khát vọng cống hiến tiếp tục xuất hiện
để khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế
thừa tinh hoa tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống quật cường yêu nước của
lớp lớp thế hệ trẻ đi trước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập đã
đánh giá cao vai trò của thanh niên, coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác
Đoàn và phong trào thanh niên. Thật vậy, trước thềm của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước, Nghị quyết 26 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(04/7/1985) khẳng định: ―vận động thanh niên là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng của Đảng. Làm tốt công tác thanh niên là đảm bảo sự kế tục và phát
triển không ngừng của chế độ ta, đảm bảo hiện tại cũng như tương lai tươi
sáng của dân tộc Việt Nam‖. Nghị quyết 25 ngày 25/7/2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khẳng
định thêm một lần nữa ―thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương
lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc‖.
2


Thực tế trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, quán triệt tới tận các cấp ủy địa phương
nhằm phát huy vai trò làm chủ của thanh niên. Trên tinh thần chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đảng bộ quận Hoàng Mai
bằng nhiều hình thức, phương pháp lãnh đạo khác nhau đã đưa thanh niên đi
đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Công
tác Đoàn và phong trào thanh niên của Quận đã có nhiều chuyển biến rõ nét
về nội dung, hình thức sinh hoạt và đạt được nhiều thành tích to lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác thanh niên còn gặp nhiều khó khăn phức tạp vì: quận Hoàng Mai là
một quận mới thành lập (tách ra từ huyện Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng)
nên những ngày đầu đội ngũ làm công tác Đoàn hoạt động còn thiếu đồng bộ,
hình thức sinh hoạt chưa được thường xuyên, thanh niên ít tham gia vào các
hoạt động của tổ chức đoàn thể, xã hội....Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng
thành Hoàng Mai đã và đang trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong
công tác thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thanh niên, Đoàn
thanh niên, các phong trào thanh niên, công tác thanh niên trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu, nghiên cứu một
cách hệ thống về Đảng bộ quận Hoàng Mai lãnh đạo công tác thanh niên. Vì
vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài ―Đảng bộ quận Hoàng Mai (Hà Nội) lãnh
đạo công tác thanh niên từ năm 2004 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ
khoa học lịch sử, chuyên nghành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là
vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đồng thời đáp
ứng yêu cầu có tính cấp thiết trong việc lãnh đạo công tác thanh niên trên địa
bàn cấp quận, huyện hiện nay.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác
vận động quần chúng của Đảng. Vì vậy, vấn đề lãnh đạo công tác thanh niên
được đề cập trong rất nhiều các nguồn tài liệu khác nhau như: sách, báo, tạp
chí, luận văn...
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác thanh niên được in thành sách
gồm có: Hoàng Tùng ―Vấn đề rèn luyện hệ tư tưởng của thanh niên‖ Nhà
xuất bản Thanh niên, Hà nội năm 1996; Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn

Song ―Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên‖, Nhà xuất bản Thanh
niên, Hà Nội năm 1999; Văn Tùng ―Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng và củng cố tổ chức đoàn‖, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội năm 1999;
Nguyễn Văn Hùng ―Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước‖, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001; Nguyễn Hữu Đức ―Giáo dục,
rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam‖, Nhà xuất bản Quận đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội
năm 2003; Trần Văn Miều ―Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 70 xây
dựng và trưởng thành‖, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội năm 2001... Những
công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận hệ
thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các chính sách của nhà nước về công tác thanh niên.
Nhóm các công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí như: Hoàng
Bình Quân với bài trên báo Thông tin khoa học tự nhiên: ―Vấn đề phát triển
Đảng trong thanh niên, sinh viên hiện nay‖, số 5 năm 1999; Trần Nhật Độ
trên báo Quân đội Nhân dân có bài ―Đổi mới hơn nữa công tác phát triển
Đảng‖ số ra ngày 22/3/1994... Hồ Đức Việt với bài ―Việc đẩy mạnh công tác
phát triển Đảng trong thanh niên‖ tạp chí Cộng sản số 5/1995. Nguyễn Văn

4


Sáu với bài ―Môt số giải pháp nâng cao công tác phát triển Đảng‖ tạp chí
xây dựng Đảng số 6/2004.
Nhóm các công trình luận văn, nghiên cứu về thanh niên và công
tác thanh niên: Bùi Thị Thu Trang ―Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác
vận động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010‖, Luận văn thạc sỹ lịch
sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội (2012); Nguyễn Thu Trang ―Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công

tác Đoàn và phong trào thanh niên từ năm 2000 – 2010‖ Luận văn thạc
sỹ lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội (2013). Nguyễn Thị Bình ―Một số suy nghĩ về đổi mới tăng
cường công tác bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
của Đảng trong thời kỳ hiện nay‖, Luận văn thạc sỹ lịch sử, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995). Vũ Văn Lương ―Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phong trào thanh niên từ năm 1997 – 2013‖ Luận
văn thạc sỹ lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội (2014).
Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát trên và các công
trình nghiên cứu của từng địa phương, còn có một số tài liệu, văn bản, báo
cáo... liên quan đến công tác thanh niên trên địa bàn nghiên cứu cụ thể như:
Quận uỷ Hoàng Mai, Chương trình 07 ngày 15 tháng 4 năm 2006 của Ban
Thường vụ Quận uỷ Hoàng Mai về ―Đẩy mạnh công tác dân vận, nâng cao
hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
quận Hoàng Mai giai đoạn 2006 – 2010‖; Quận uỷ Hoàng Mai, Chương trình
05-CTr/QU về việc ―xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội thanh lịch văn
minh quận Hoàng Mai giai đoạn 2010 – 2015‖; Ban Chấp hành Quận đoàn
Hoàng Mai, Các báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên quận
Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2014...

5


Những nguồn tư liệu nêu trên với nhiều cách tiếp cận và trình bày khác
nhau đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề về vai trò của thanh niên với công cuộc
xây dựng và bảo về tổ quốc, phần nào đó thể hiện được các chủ trương,chính
sách của Đảng bộ quận Hoàng Mai với công tác thanh niên và những kết quả
đạt được của công tác thanh niên từ năm 2004 đến năm 2014. Các nghiên cứu
này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công

trình khoa học nào được công bố đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống về
vấn đề lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng bộ quận Hoàng Mai từ năm
2004 đến năm 2014. Kết quả của những công trình này là tài liệu tham khảo
giúp tôi có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ trong quá trình hoàn thành luận văn
của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng
bộ quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2014
- Chỉ rõ kết quả và hạn chế trong lãnh đạo công tác thanh niên của
Đảng bộ quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2014. Từ thực tiễn rút ra một
số bài học kinh nghiệm về lãnh đạo công tác thanh niên ở quận Hoàng Mai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Sưu tầm, tập hợp các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
công tác Đoàn và phong trào thanh niên quận Hoàng Mai trong những năm
2004 -2014, đồng thời khai thác triệt để các thông tin lịch sử có trong các tài
liệu này để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ quận
Hoàng Mai đối với công tác thanh niên từ năm 2004 đến năm 2014
- Phục dựng lại những hoạt động của công tác thanh niên quận Hoàng
Mai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quận từ năm 2004 đến năm 2014.

6


- Đánh giá và rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu về lãnh đạo
công tác thanh niên của quận Hoàng Mai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chủ trương và các biện pháp chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ

quận Hoàng Mai (Hà Nội) từ năm 2004 đến năm 2014.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ quận Hoàng
Mai về công tác thanh niên và các hoạt động của công tác thanh niên Quận từ
năm 2004 đến năm 2014.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Về thời gian: Nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 2004 đến năm 2014
(năm 2004 là năm thành lập Quận, năm 2014 là tròn 10 năm thành lập Quận).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử
dụng các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, để
làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5.2 Nguồn tài liệu:
- Nguồn tài liệu chủ yếu phục vụ cho đề tài là các văn kiện của Đảng,
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, văn kiện các kỳ đại hội
Đảng bộ thành phố Hà Nội, các chỉ thị, thông báo, chuyên đề của Thành uỷ
Hà Nội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác thanh niên trong những
năm từ 2004 đến năm 2014.
- Các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng bộ quận Hoàng Mai liên
quan đến công tác thanh niên.
- Các báo cáo tổng kết năm, nhiệm kỳ của Quận đoàn Hoàng Mai về
công tác thanh niên.
7


- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về sự lãnh đạo của

Đảng bộ quận Hoàng Mai đối với công tác thanh niên quận Hoàng Mai. Đề
tài góp phần cung cấp tư liệu lịch sử được hệ thống hóa về sự lãnh đạo của
Đảng bộ quận Hoàng Mai đối với thanh niên trong quận.
Bằng kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ chủ
trương của Đảng bộ quận Hoàng Mai về công tác thanh niên trong những năm
(2004-2014).
Luận văn đánh giá khái quát những kết quả và hạn chế trong lãnh đạo
công tác thanh niên của Đảng bộ quận Hoàng Mai, rút ra kinh nghiệm về sự
lãnh đạo của Đảng bộ Quận đối với công tác thanh niên trên địa bàn.
Luận văn góp thêm giải pháp cho việc nâng cao sự lãnh đạo của Đảng
bộ quận Hoàng Mai đối với công tác thanh niên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ
quận Hoàng Mai từ năm 2004 đến năm 2010
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo công tác thanh niên của Đảng bộ
quận Hoàng Mai từ năm 2010 đến năm 2014
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

8


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA
ĐẢNG BỘ QUẬN HOÀNG MAI TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ quận Hoàng Mai về công tác thanh niên
1.1.1. Các yếu tố tác động và chi phối công tác thanh niên của Đảng bộ
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, và xã hội
Địa - tự nhiên

Vùng Hoàng Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai, vì Mai
là tiếng Hán của Mơ, do trước kia, nơi đây người dân sinh sống chủ yếu
bằng nghề trồng cây mai. Địa danh như: Tương Mai, Thanh Mai, Hồng Mai,
Bạch Mai, Hoàng Mai...trong vùng cũng ra đời từ tên của nhiều giống Mai
được trồng ở vùng đất này.
Từ ngày 6 tháng 11 năm 2003, Hoàng Mai trở thành một quận nội
thành của Hà Nội, là một vùng đất nằm ở phía Đông Nam Thành phố Hà Nội:
phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, phía Tây và Nam giáp huyện
Thanh Trì, phía Đông giáp sông Hồng - quận Long Biên. Trải rộng từ Đông
sang Tây, Quận Hoàng Mai được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi
đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc-Nam). Là quận nội thành, nằm
ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hà Nội, Hoàng Mai có nhiều điều kiện, cơ
hội phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, tệ nạn xã
hội của những vùng tiếp giáp nội thành.
Về đất đai, Hoàng Mai là vùng đất khá bằng phẳng, phần đất trong đê
sông Hồng là vùng trũng của thành phố, có nhiều ao hồ, diện tích ao hồ chủ
yếu ở các phường: Yên Sở, Lĩnh Nam, Trần Phú, Thịnh Liệt và Đại Kim.
Phần ngoài đê sông Hồng được bồi đắp phù sa thường xuyên tạo nên các ao
hồ, cánh đồng rau màu rộng lớn thuộc các phường:Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam và
Yên Sở. Đặc biệt, đoạn sông Hồng chảy qua quận Hoàng Mai có mực nước
9


khá sâu so với các nơi khác, nên ở đây được lựa chọn là một trong những nơi
đặt bến cảng của Thành phố, bến cảng lớn nhất trên địa bàn có thể kể đến là
cảng Khuyến Lương. Từ khi thành lập cho đến nay, quận Hoàng Mai là quận
có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng
được thu hẹp cùng với đó cơ cấu kinh tế cũng chuyển dần sang hướng công
nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều đó làm cho tỷ trọng nông nghiệp
ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng cao. Trước

những yêu cầu đó quận Hoàng mai đã từng bước tập trung sử dụng quỹ đất
theo chiều sâu, chỉ đạo hiệu quả chính sách lao động, tạo việc làm cho người
dân và triển khai các công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Địa – hành chính
Trước năm 2003, Hoàng Mai là vùng đất thuộc quận Hai Bà Trưng và
huyện Thanh Trì. Theo Nghị định số 132 NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ, quận Hoàng Mai được thành lập bao gồm 5 phường của
quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì. Ngày nay, đơn vị hành
chính của quận Hoàng Mai gồm 14 phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng,
Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động,
Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ. Tổng diện tích tự nhiên
của quận Hoàng Mai tương đối rộng lớn lên đến 40,32 km2 với trên 363 nghìn
người [17, tr 27].
Quận Hoàng Mai thành lập trên cơ sở một diện tích lớn của huyện
Thanh Trì và một phần diện tích thuộc quận Hai Bà Trưng, đa số người dân
địa phương đều sản xuất nông nghiệp hoặc có thành phần xuất thân từ nông
nghiệp nên quá trình hoạt động của những ngày đầu thành lập quận cũng hết
sức khó khăn. Hoàng Mai là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, lại là quận mới nên quá
trình nhập cư của một bộ phận dân cư từ nơi khác đến làm cho tính chất cư
dân trên địa bàn quận ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều vấn đề như xóa
đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an ninh trật tự xã hội, đòi hỏi quận phải
10


có những chủ trương, giải pháp kịp thời đảm bảo sự phát triển bền vững trên
địa bàn quận.
Về kinh tế
Có thể nói Hoàng Mai là địa phương có truyền thống sản xuất nông
nghiệp. Sau sự kiện thành lập quận, Hoàng Mai trở thành một quận nội thành
của Hà Nội lại có vị trí là cửa ngõ phía Nam của thành phố nên có điều kiện

thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng. Là quận có tốc
độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo các dịch vụ về ăn, nghỉ, du lịch, giao thông vận tải... Đó là điều kiện thuận lợi để người lao động địa phương tiếp cận với
sản xuất hàng hóa và làm quen với nền kinh tế thị trường, giúp họ nhạy bén
trong việc chuyển đổi các loại hình sản xuất, tìm kiếm sản phẩm mới, kịp thời
thích ứng với những yêu cầu của thị trường.
Sau khi ổn định về mặt địa giới hành chính, Đảng bộ quận Hoàng Mai
chỉ đạo các đơn vị chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoàng Mai theo hướng
công nghiệp – nông nghiệp – thương mại. Đặc biệt kinh tế tư nhân ở Hoàng
Mai phát triển mạnh đã tạo việc làm tại chỗ cho cư dân địa phương, hàng năm
giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Hệ thống các loại hình dịch vụ thương mại đã và đang từng bước được quy hoạch đầu tư và phát triển, các
trung tâm thương mại, khu đô thị đang được hình thành ngày một nhiều trên
địa bàn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế lâu dài
và bền vững. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi những vấn đề về trật tự, tệ
nạn xã hội ngày càng đặt ra thách thức với công tác lãnh đạo của Đảng bộ
quận, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo của quận tập trung thực hiện những chỉ đạo
của Nhà nước, Thành phố và có chủ trương cụ thể trong công tác lãnh đạo
trên địa bàn.
Dân số và lao động
Theo ―Niên giám thống kê 2014‖ của Cục thống kê thành phố Hà Nội
tính ngày 31 tháng 12 năm 2014 quận Hoàng Mai có tổng số dân thường trú
trên địa bàn 363,3 nghìn người, mật độ dân số là 9003 người/km2 . Tuy nhiên,
11


dân số quận Hoàng Mai phân bố không đều, tập trung dân cư đông đúc tại các
phường có địa giới hành chính giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng,
thưa thớt ở các phường giáp huyện Thanh Trì và mạn giáp sông Hồng.
Dân số tuy đông nhưng chất lượng lao động chưa cao do tư duy, nhận
thức của nền sản xuất nông nghiệp để lại. Đây là những khó khăn trong quá
trình chỉ đạo các tầng lớp thực hiện những chủ trương của quận về đô thị hóa,

giải phóng mặt bằng… Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hoàng Mai đang diễn
ra ngày một mạnh mẽ và nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày một
thu hẹp sẽ kéo theo các vấn đề liên quan đến vấn đề việc làm và tệ nạn xã hội
gia tăng.
Truyền thống văn hóa
Hoàng Mai là vùng đất có lịch sử lâu đời, gắn bó với Thăng Long – Hà
Nội, có nhiều cư dân tứ xứ về làm ăn, sinh sống qua nhiều triều đại. Quận
Hoàng Mai ngày nay có nhiều làng nghề ẩm thực với các món ăn ngon nổi
tiếng đất Hà Thành, như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai,
bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân. Các phường Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Lĩnh
Nam có nghề trồng hoa, trồng rau sạch; làng cá Yên Sở v.v…Danh nhân văn
hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: Hoàng Mai có rượu
tiến vua. Rượu làng Mơ ngon nổi tiếng trong vùng, ― Rượu làng Mơ/ Cờ Mộ
Trạch‖ hay ―Rượu làng Mơ/ Thơ Kẻ Lủ‖. Hoàng Mai còn có nhiều nghề
truyền thống: nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục, nghề
kim hoàn ở Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là
Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam.
Quận Hoàng Mai cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa quan trọng
không chỉ với Thăng Long – Hà Nội, mà còn đối với cả nước. Ở làng Mai
Động có đình thờ Tam Trinh, vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghề đấu
vật cho thanh niên địa phương. Vào những năm 40-43 tướng Tam Trinh và
nghĩa quân đã cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi tướng giặc đô hộ Tô Định tàn
12


bạo. Ở vùng quanh đầm Đại Từ, cả 7 làng (thuộc phường Đại Kim, Hoàng
Liệt) đều có đền thờ Bỏ Ninh Vương, học trò Thủy Thần của Chu Văn An,
người đã nêu cao truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền thống thương dân.
Chùa Tương Mai và đình Tương Mai thờ Trần Khát Chân, danh tướng thời
Trần có công đánh giặc cứu nước. Đình làng Hoàng Mai thờ tướng Trần

Hương, còn gọi là Trần Hãng, là em của danh tướng Trần Khát Chân. Tại
làng Hoàng Mai còn có ngôi chùa Nga My nổi tiếng, bia ký còn ghi lại chùa
này do Lý Đạo Thành cho xây dựng từ thời Lý. Đền Lừ ở làng Hoàng Mai,
xưa thuộc bến Lư Giang, nên dân gọi nôm là Đền Lừ. Trong đền vẫn còn
tấm bia đá ―Dịch Lư kiều bi ký‖ do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đỗ
khoa Đinh Sửu (1637) ghi. Đền Lừ thờ hai tùy tướng của Trần Khát Chân là
Phạm Thổ Tu và Phạm Ngưu Tất, cũng là những người cai quản hương Cổ
Mai xưa. Bên cạnh Đền Lừ còn có đền thờ đức Trần Hưng Đạo mà dân
Hoàng Mai kính trọng gọi lễ hội đền này là ngày Giỗ Cha vào tháng Tám âm
lịch. Đặc biệt ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, phố Khuyến
Lương, quận Hoàng Mai hiện còn có đền thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị
Lộ. Tương truyền ngày xưa hai người dạy học ở đây, đền mới được khôi
phục năm 1999-2004.
Hoàng Mai là đất địa linh nhân kiệt, có lắm người tài, có nhiều danh
nhân văn hóa nổi tiếng đất nước. Tiêu biểu như: Bùi Xương Trạch (14381516) nguyên quán xã Định Công, huyện Thanh Đàm (sau gọi là huyện
Hoàng Mai); 42 tuổi đậu tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), làm Thượng Thư
chưởng lục hộ kiêm Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám Thăng Long. Tác giả
Quảng Văn Đình Ký, Bùi Huy Bích (1744-1802) người xã Định Công, huyện
Hoàng Mai, nhà ở Thịnh Liệt, 26 tuổi đỗ Đinh Nguyên, làm đến thị lang Lại
bộ hành tham tụng. Ở làng Kim Lũ (phường Đại Kim) có dòng họ Nguyễn,
khởi tổ là Nguyễn Công Thể (1683-1757) đỗ Hội Nguyên năm 1715, làm đến
Tham tụng, Tế tửu Quốc Tử Giám, có công dàn xếp với nhà Thanh giữ
13


nguyên vẹn đất đai ở biên cương phía Bắc. Nguyễn Trọng Hợp người xã Kim
Lũ, huyện Hoàng Mai; đỗ Tiến Sĩ khoa Ất Mão (1865), làm quan đến chức
Tổng đốc Định An, Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, Khâm sai Bắc kỳ, quyền
Kinh Lược Sứ, thượng thư Bộ Lại, Bộ binh, Hiệp biện Đại học sĩ, sung Cơ
mật viện đại thần.

Các thế hệ cư dân Hoàng Mai đã cùng nhau sáng tạo, bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa, gìn giữ các di tích tiêu biểu với giá trị kiến trúc, văn
hóa độc đáo trên địa bàn. Trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ quận Hoàng
Mai thì vai trò của thanh niên luôn được đề cao, coi trọng thanh niên là lực
lượng nòng cốt đi đầu trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ quận Hoàng mai vẫn không ngừng
kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống góp phần tích cực vào sự phát
triển tiềm năng kinh tế, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong quy mô
thành phố Hà Nội nói riêng và kinh tế của đất nước nói chung.
1.1.1.2. Thực trạng và yêu cầu công tác thanh niên của quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai là quận mới thành lập nên việc tập hợp thanh niên
xây dựng các cơ sở Đoàn, và tuyên truyền các chủ trương chính sách của
Đảng về công tác thanh niên nói chung còn nhiều hạn chế.
Khi mới thành lập Quận có 4.104,10 ha diện tích tự nhiên và
187.332 nhân khẩu, đó là một thuận lợi nhưng cũng là khó khăn thách thức
trong công tác quản lý nhà nước của Đảng nói chung và công tác thanh
niên nói riêng [64, tr 2].
Trong đó, dân cư có sự phân tán do hợp thành từ một số xã của huyện
Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng trước đây nên việc tập hợp thanh niên và
xây dựng các cơ sở, tổ chức Đoàn gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ
trong đó có cán bộ làm công tác thanh niên được điều động ở nhiều nơi về và
hầu như chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nhất là phong cách làm việc còn có

14


sự khác nhau trong khi đó quận Hoàng Mai lại có địa bàn rộng, phương tiện
làm việc và biên chế cán bộ còn thiếu nhiều, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được
yêu cầu của quá trình đô thị hóa... Những khó khăn đó đã ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động của công tác thanh niên trong Quận. Thêm vào đó, công tác

lãnh đạo giai đoạn đầu của Đảng bộ Hoàng Mai tập trung chủ yếu vào xây
dựng bộ máy hành chính và phát triển kinh tế, đối với công tác thanh niên
Đảng bộ còn chưa tập trung coi trọng [1, tr5-7].
Hoàng Mai là cửa ngõ phía Nam đi vào nội thành Hà Nội, cùng với
quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến tình trạng di cư của thanh niên nơi
khác về địa bàn quận tăng nhanh, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý địa bàn.
Số thanh niên có mặt ở địa phương ngoài các trường học thì đa số đã lập gia
đình, hoặc kinh doanh cá thể nên không mặn mà với các hoạt động của thanh
niên. Đặc biệt, thanh niên thành thị gần như không có gì ràng buộc với chi
đoàn khu dân cư, nên việc tập hợp họ rất khó khăn. Những buổi sinh hoạt
đoàn thường kỳ, những buổi nghe nói chuyện chuyên đề rất ít thanh niên tham
gia [1, tr 6].
Thực tế này, đặt ra câu hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến công tác thanh
niên ở trên địa bàn một quận nội thành thủ đô lại phát triển chậm và ì ạch
như vậy? Đó phải chăng hoạt động của công tác thanh niên không chỉ đòi
hỏi một trình độ nhận thức nhất định, mà còn đặt ra cho những người làm
công tác thanh niên nhiều yếu tố khác, đó là sự nhanh nhạy, đoàn kết và nắm
bắt thông tin kịp thời về những điều mà thanh niên của một đô thị hành
chính mới đang cần? Để thông qua đó có thể tổ chức nhiều hoạt động, với
các hình thức phong phú, nhằm thu hút sự đoàn kết tập hợp thanh niên tham
gia vào các tổ chức.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác thanh niên ở cơ sở trên
địa bàn quận Hoàng Mai còn yếu và thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của nhiều cán bộ Đoàn, nhất là cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra,
15


các chi bộ của các tổ dân phố, khu dân cư, hoạt động thiếu tính sáng tạo, hấp
dẫn với thanh niên, sự gắn kết còn lỏng lẻo và bị coi nhẹ [1, tr 10].
Mặc dù, thời gian đầu các cấp ủy đảng trên địa bàn quận Hoàng Mai đã

tổ chức nhiều lớp tập huấn, cũng như đào tạo ngắn hạn, dài hạn dành cho lực
lượng cán bộ làm công tác thanh niên ở cơ sở, nhưng công tác quy hoạch,
chuẩn bị lực lượng kế cận chưa được các cấp ủy đảng quan tâm đúng mức,
dẫn đến thiếu cán bộ có khả năng thay thế khi cán bộ cũ luân chuyển công tác.
Chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác
thanh niên và chính sách quan tâm tạo đầu ra cho cán bộ, chế độ tiền lương,
phụ cấp cho cán bộ tham gia công tác này chưa thực sự được quan tâm đúng
mức. Chính những nguyên nhân này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
thanh niên tại địa phương [1, tr 9-10].
Trước thực tế đó, Đảng bộ quận Hoàng Mai đã tập trung định hướng
lãnh đạo thực hiện công tác thanh niên trên toàn địa bàn Quận phải đi vào
chiều sâu, không dàn trải trên nhiều lĩnh vực mà tập trung giải quyết từng lĩnh
vực cụ thể, sao cho thiết thực, sâu, rộng và đúng trọng tâm, trọng điểm.
1.1.1.3. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên
* Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác thanh niên
"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái
xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng ta cần chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng", vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [61, tr 145].
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì tương lai của đất nước, của dân tộc nằm ở
các thế hệ thanh niên. Người khẳng định: ―thanh niên là lực lượng cách mạng
hùng hậu, bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp
cách mạng của cha anh‖ [61, tr 145]. Khi đất nước ta còn nằm dưới ách
thống trị của thực dân, phong kiến, năm 1925, trong thư gửi thanh niên Việt
16


Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, đất nước sẽ không còn nếu thanh niên không
được hồi sinh, thức tỉnh. Để hồi sinh bộ phận quan trọng này của dân tộc, Hồ

Chí Minh đã mở trường huấn luyện chính trị, xuất bản sách báo, sáng lập ra
Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội để thức tỉnh một thế hệ thanh
niên yêu nước trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Cách mạng Tháng Tám
1945 thành công, Bác dạy: "Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà". Vì
vậy, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên
đán năm 1946, Bác Hồ viết: ―Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi
đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội‖. Bác coi ―Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh
một phần lớn là do các thanh niên‖. Và, Người đã gửi gắm niềm tin yêu ấy
vào thế hệ trẻ của đất nước: ―Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường
quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em‖[65, tr 1].
Từ vai trò to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng
và tương lai của dân tộc, Bác căn dặn, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Là người đứng đầu Đảng và
Nhà nước, Bác luôn chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và
Chính phủ đối với công tác thanh niên. Ngay sau Cách mạng tháng Tám,
Người đã ra chỉ thị thành lập Bộ Thanh niên, rồi đến Nha Thanh niên trong
Chính phủ để chăm lo công tác thanh niên. Bác luôn nhắc nhở các bộ, các
ngành, ban hành những chính sách nhằm giải quyết những vấn đền thuộc lợi
ích nguyện vọng chính đáng của thanh niên; tổ chức Đoàn thanh niên phải
liên hệ với các lực lượng của Chính phủ.
Với thanh niên, Bác dạy: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi
nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước
nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi
17



×