Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua phát triển giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.74 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TAO, B ổ i DƯƠNG GIÀNG VIÊN LÝ LUẬN CHINH TRI

LƯƠNG NGỌC BÌNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN Lực QUA PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐÁP ÚNG YÊU CẦU CÓNG NGHIỆP HOÃ HIỆN ĐẠI HOÂ ĐẤT Nước TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
m

m

m

m

C huyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số:

T TT A \ T
juUẠi>
t

V

5.01.02

Ỉ \ T

Y r i n


Ti ĨT
p oCTi Ti P
T F T T ỈO P
ix nA L
i v x J L v I I1 U L




Người hướng dản khoa học: GS.VS. NGUYỄN DUY QUÝ

HẰ NỘI - 2004


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của GS.VS. Nguyễn Duy Quý. Các s ố
liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Cấc tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2004

Tác giả luận văn

Lương Ngọc Bình


MỤC LỤC

T rang
Mở đầu
Chương 1.

1

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và vai trò của

giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng nguôn nhàn
lực...................................................................................................
1.1.

Một số vấn đề lý luận về sự phát triển và sự phát triển bển
vững - vai trò của giáo dục đối với sự phát triển..................

1.2.

[9

Những yếu kém của nguổn nhàn lực Việt Nam còn tổn tại
nhìn từ góc độ giáo dục đào tạo...............................................

Chương 2.

17

Những mặt mạnh của nguồn nhân lực nước ta đã được phát
huy trong quá trình đổi mới đất nước.............................

1.4.


7

Một số lv luận vể nguồn nhân lực và chất lượng nguồn
lực..................................................................................................

1.3.

7

22

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong
bối cảnh thời cơ và thách thức giai đoạn phát triển
trước m ắt........................................................................................

33

2.1.

Bối cảnh quốc tế...........................................................................

33

2.2.

Bối cảnh trong nước................................... .................................

43


2.3.

Thời cơ và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam
trong thời đại của kinh tế tri thức............... ................................

52

Những giải pháp nhằm nàng cao chất lượng nguồn
nhân lực qua sự phát triển giáo dục đào tạo...................

39

3.1.

Những căn cứ khoa học để đề xuất siải pháp.........................

59

3.2.

Đề xuất các giải pháp...................................................................

62

3.3.

Những giải pháp ưu tiên.............................. ................................

69


Kết luận...........................................................................................

72

Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................

73

Chương 3.


MỞ ĐẨ U
1. Lí do chọn để tài
Mục tiêu tổng quát của cách mang nước ta đã được Đảng Cộng sản Việt
Nam nhất quán khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc là:
quyết tâm xâv đựng thành công chủ nshĩa xã hội trên đất nước ta và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong quá trình phát triển, phát triển nhanh và phát triển bền vững.
Kể từ Đại hội III của Đảng năm 1960 những quan điểm trên của Đảnơ
đã được đề cập rõ và càng được đặc biệt nhăn mạnh qua các kỳ Đại hội Đảng
trong thời kỳ đổi mới như Đại hội: Đại hội VI, Đại hội v n , Đại hội v m , Đại
hội IX trong đó quan điểm: "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là nhiệm vụ
trung tâm trong suốt thời kì quá độ... thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ
nơhĩa... biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện
đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến" luôn được ta Đảng ta
ngày một khẳng định rõ [4, tr.78-79].
Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm xây dựng.một ữền công nghiệp, hiện đại - tạo cơ sở vật chất
kỹ thuật cho CNXH.
Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định sự phát triển của mọi
quốc gia trong mọi thời đại, đặc biệt càng quan trọng hơn trong giai đoạn hiện

nay của nước ta. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đang là vấn đề cấp
bách nhất hiện nay, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế
hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đã và đang có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với mọi quốc gia nói chung. Khi Việt Nam chúng ta đang đứng
trước những khó khăn bất cập giữa số lượng và chất lượng của nguồn nhân

1


lực, có sự chưa tương xứng giữa thực trạns với tiềm năng hiện có của nguồn
nhân lực, khi mà xu thế hội nhập và phát triển là tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vấn đề chất
lượn2 nguồn nhàn lưc hiện nay lai càng ơia tăng khi chúng ta tham sia hôi
nhập và phàn công lao động quốc tế. Mục tiêu tổng quát của sự phát triển kinh
tế xã hội đất nước? giai đoạn trước mắt tới năm 2020, đang đặt ra những vấn'
đề bức thiết cần phải giải quyết kịp thời. Làm gì để từng bước nâng cao chất
lượng nguồn nhàn lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá?
đưa đất nước bước vào thời kì của sự phát triển nhanh và bển vững, đang là
một vấn đề lớn đặt ra cho những người nghiên cứu về vấn đề nguồn nhàn lực
cần có lời giải đáp.
Nhận thức rõ tình hình đó, luận văn muốn góp một tiếng nói, đề xuất
một số giải pháp thông qua con đường phát triển giáo đục - đào tạo để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trên đất nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề chất lượng nguồn
nhân lực, nêu ra những yếu kém bất cập về mặt chất lượng của nguồn nhân
lực, tính mất cân đối về cơ cấu và chất lượng của đội ngũ nhân lực Việt Nam
và thực trạng chất lượng nsuổn nhân lực chưa đáp ứng được những đòi hỏi của

thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là khi đặt trong bối
cảnh hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu khách quan. Các
văn kiện của Đảng cụ thể như Nghị quyết Hội nghị TW4 khoá VII, Nghị
quyết TW2 khoá VUI, Nghị quyết TW6 khoá IX, chiến lược phát triển giáo
dục - đào tạo từ năm 2001 đến 2010... Đó ỉà những văn kiện quan trọng có
tính khái quát cao đã đề cập tới vai trò nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo trong
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vấn đề chất lượng nguồn

2
1


nhân lực của Việt Nam đã được các văn kiện trên để cập tới một cách tổng
hợp và hết sức khái quát.
3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. M ục đích
Luận văn muốn khẳng định vai trò quyết định của chất lượng nguồn
nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò quyết định của
chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mục đích
cuối cùng để khẳng định: phát triển giáo dục đào tạo là giải pháp thiết thực
nhất cho việc nâns cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta trong giai đoạn
hiện tại và tương lai lâu dài.
3.2. N hiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách hệ thống vai trò của giáo dục và mốiquan hệ
của giáo dục với sự phát triển bền vững cùa xã hội.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của chấtlượng nguồnnhân

lực

trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.

- Vận dụng các quan điểm của triết học, giáo dục để học đề xuất một số
giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng con đường
đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đ ối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ tính chấp thiết của vấn đề chất lượng nguồn nhân lực chưa
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đặt trong hoàn cảnh toàn
cầu hoá và xu thế hội nhập hiện nay, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu
của mình là những yếu tố có liên quan đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực
nước ta, tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng vếu kém về chất
lượng nguồn nhân lực hiện có của nước ta.

3


4.2. Phạm vi nẹhiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã xác định
ở phần trên do đó phạm vi nghiên cứu của luận văn là: nshiên cứu về thực
trạng chất lượns nguồn nhân lực Việt Nam, xét từ góc độ giáo dục - đào tạo.
Những yêu cầu có tính chất khách quan đối với chất lượng nguồn nhân
lực đặt trong bối cảnh và viễn cảnh sự phát triển trên thế giới có ảnh hưởng
trực tiếp tới nhân lực Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu của luận ván
Đã có một số nhà nghiên cứu viết về nguồn nhân lực của Việt Nam, đã
từng đề cập tới những giải pháp chung nhất để nàng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát huy tiềm năng con người Việt Nam... Các cống trình khoa học
đó đã có giá trị về lí luận và thực tiễn rất lớn đó chính ỉà nguồn tài liệu cơ bản
sẽ được tác giả khai thác và trình bày trong nội dung của ỉuận văn. Cái mới

của luận văn này là góp phần làm sáng tỏ hơn việc phát huy chất lượng nguổn
nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thông qua lĩnh
vực giáo dục - đào tạo với những đề xuất cụ thể trong tình hình, hiện tại của
kinh tế - xã hội nừớc ta, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của giáo dục đào tạo và đánh giá đúng chất lượng nguồn nhân lực căn cứ vào mục tiêu, định
hướng của sự phát triển đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
trons bối cảnh của hội nhập quốc tế hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ sử dụng phương pháp và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh, dựa ừên quan điểm của Đảng đã được
thể hiện trong các văn kiện qua các kì đại hội Đảng và các hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, để nghiên cứu và luận giải vấn đề
phát huy nguồn lực con nsười, đánh giá một cách khách quan các mặt, các

4
I


vếu tố trên cơ sở thưc trạng nguồn nhân lực Việt Nam. đặt trong bối cảnh
trons nước và quốc tế hôm nay cũng như viễn cảnh tương lai gần và xa của sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong khu vực và trên thế giới.
- Sử dụns phương pháp logic và lịch sử để làm rõ yêu cầu của công
nghièp hoá - hiện đại hoá trong những giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể của đất
nước trên từng vùng, từng lĩnh vực kinh tế cụ thể.
- N shiên cứu tìm hiểu sự liên hệ khách quan, sự tác động qua lại giữa
phát triển của giáo dục - đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội, liên hệ biện
chứng siữa phát triển chất lượng nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội
trons điều kiện của nước ta hiện nay.
- Luận văn dựa trên nguyên tắc tính khách quan và tác động biện chứng
giữa lí luận và thực tiễn để đưa ra một số giải pháp khả thi để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hiện tại.

6. Đ óng góp của luận văn
Luận văn muốn góp một số ý kiến nhằm giải quvết những bất cập về
chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, bằng con đường phát triển
giáo dục - đào tạo, dựa ttên tinh thần các tư tưởng chỉ đạo. của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng luận văn muốn sẽ bàn
về việc làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản và cụ thể của giáo dục - đào
lạo là nàng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để từ đó nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Gia tăng chất lượng nguồn lực con người, cụ thể là
bằng những giải pháp nào đó để nâng cao chất lượns nguồn nhân lực là vấn đề
mà thực tiễn đang đặt ra một cách cấp bách, đâv là vấn đề đang có sự bàn luận
rất nhiều với mục đích chung là tìm ra những giải pháp khả thi, phù hợp với
thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện tại. Khơi dậy và phát huy
tiềm năng con người Việt Nam một cách tối ưu hoàn thành sứ mệnh lịch sử là
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta - đó là một vấn đề có ý

5


nshĩa thực tiễn quan trọns và được đề cập nhiều trong nội dung của luận văn
nàv từ góc độ đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
7. Kết cấu của luận văn
Nsoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu .với 10 tiết thuộc 3 chương.
Chương 1: đề cập tới thực trạng chất lượns nguồn nhân lực Việt Nam và
vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chươns 2: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối
cảnh thời cơ và thách thức của giai đoạn phát triển trước mắt.
Chươns 3: những giải pháp nàng cao chất lượng nguồn nhàn lực qua sự
phát triển giáo dục đào tạo.
Cuối cùng là phần kết luận, lời cảm ơn của tác giả.


6


Chương 1

THỰC TRẠNG NGUỚN NHÂN L ự c VIỆT NAM
VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Đ ố i VỚI VIỆC NÂNG CAO
CHẤT

LƯỢNG N G U Ổ N

NHÂN

Lực

Quá trình đổi mới toàn diện đất nước kể từ sau Đại hội VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát húy tiềm năng
con người Việt nam, hướng vào mục tiêu xâv dựng thành công CNXH trên đất
nước ta, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt nam xã hội chủ
nghĩa. Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế quản lí kế hoạch
hoá tập trung, sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, đã mở đường cho
mỗi cá nhân có điều kiện phát huy cao độ năng lực bản thân, tham gia vào
mọi hoạt động của xã hội tuỳ theo khả nàng mỗi cá nhân, nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất. Nhưng do những điều kiện lịch sừ cụ thể của quá khứ và những
điều kiện khách quan khác của thời kì quá độ của nước ta bên cạnh những
thành tựu quan trọng chúng ta đã đạt được, vẫn còn tổn tại dưới dạng tiềm ẩn
những hạn chế về chất lượng của nguổn nhân lực nhất là khi chúng ta tham gia
vào quá trình hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực càng bộc lộ rõ ở mức độ

đáng báo động, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chưa theo
kịp yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đặt trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đây là vấn
đề hết sức bức xúc. Phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? đang
là một câu hỏi lớn cần lời giải đáp.

1.1.

Một số vấn đề lí luận về sự phát triển và phát triền bền vững -

Vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển
Khái niệm phát triển được đề cập ở đây, bắt nguồn từ khái niệm phát
triển của triết học duy vật biện chứng khi nói tới quá trình nội tại sự vận động

7


từ tháp lên cao. lừ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
của sự vật hiện tượng, trons hiện thực khách quan.
Theo quan điểm đó, phát triển là một trường hợp đặc biệt tronơ sự vận
động tất veil khách quan của hiện thực. Trong quá trình vận độns phát triển
đó, sẽ nảy sinh những tính qui định mới cao hơn cả về chất và lượng, nhờ vậy
làm tăng cường tính phức tạp của sự vật, hiện tượng và của sự liên hệ giữa
chúng, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật,
hiện tượng cùng chức năng vốn có của nó ngàv càng hoàn thiện hơn. Trons xã
hội sư phát triển của nhân lực biểu hiện ở nâng iực chinh phục tự nhiên, cải
tạo xã hội với mức độ ngày càng cao trons sự nghiệp xây dựns xã hội tiến bộ
và sự nghiệp giải phóng con người. Do vậy sự phát triển của nguồn nhàn lực
được biểu hiện cơ bản và chủ yếu ở khả năng Iihận thức ngày càng sâu sắc,
đầy đủ và đúng đắn hơn về hiện thực khách quan (tự nhiên và xã hội), cùng

với khả nănơ vận dung thiết thực vào quá trình hoạt động thực tiễn - cải tạo
hiện thực khách quan của con người.
Trái với quan niệm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm, thường
tìm nguồn gốc của sự phát triển từ những lực lượng siêu tự nhiên hay từ ở ý
thức của con người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm nguồn gốc của
sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do việc giải quyết mâu thuẫn
bên trong của sự vật qui định. Phát triển là quá trình vận động tự thân của mọi
sự vật và hiện tượng, là xu hướng chung của thế giới, phát triển là một quá
trình khách quan độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những
vướnơ mắc để tạo những động lực thúc đẩy sự phát triển theo mục đích xác
định, đó lại là việc của con người có ý thức.
Liên hệ với quá trình phát triển của nguồn nhân lực nước ta, chúng ta
không thể chỉ dùng ý chí chủ quan mone muốn cho chất lượng nguồn nhân
lực phát triển một cách "duy ý trí", mà phải tự giác tìm ra những giải pháp tạo
ra nhữnơ động lực cần thiết cho nó phát triển. Với tư tưởng biện chứng duy

8


vật, chúns ta hiểu rằng sự phát triển là: trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng
tiềm tàng những khuynh hướn2 để dẫn tới cái cao, cái chưa hoàn thiện vừa là
tiền đề vừa là cái hiện thực đang chứa đựng những yếu tố để phủ định chính
nó và vươn tới cái hoàn thiện hơn. ơ cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu
là sự thay đổi khách quan về phươns thức của vận động vật chất từ tăng trưởng
tạo ra tiến hoá. phân hoá, chuyển hoá, mở rộng và cuối cùng tạo ra sự biến đổi
về chất của sự vật hiện tượng trong đó có chất lượng nsuồn nhân lực. Sự phát
triển đó diễn ra theo đường xoáy ốc đi lên, con đường của sự phát triển không
diễn ra đơn thuần là một đường thẳng hay một đường tròn khép kín mà nó là
con đường quanh co, gổm cả những bước dùng lại, những bước thụt lùi; nhưng
xu thế tiến lên vẫn là xu thế bao trùm tất cả các bước phát triển của sư vật hiện

tượng. Trong chu kỳ của các bước phát triển, có hiện tượng sự vật dường như
lặp lại cái cũ, nhưng thực chất nó đã ở một trình độ cao hơn, qui m ô rộng lớn
hơn, trong thực tiễn đó là những bước thăng trầm của lịch sừ - xã hội mang
tính khách quan, tất yếu do những yếu tố khách quan của hiện thực quy định.
Hoạt động kinh tế là một hoạt động thực tiễn mang tính đặc thù của xã
hội loài người, do con người làm chủ thể và nhằm vào những mục đích cụ thể
xác định phục vụ đời sống con người. Quá trình phát triển kinh tế, gắn liền với
quá trình phát triển con người và xã hội loài người, sự phát triển kinh tế đặt
nền tảng cho sự phát triển hài hoà cân bằne toàn vẹn của con người. Hay nói
cách khác nàng cao chất lượng nguồn nhàn lực là để phát triển kinh tế và
chính sự phát triển kinh tế lại tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trong mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với chính trị, kinh
tế với văn hóa, kinh tế với giáo dục, y tế... Phát triển sản xuất luôn là cội
nguồn của mọi sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế - xã hội luôn hàm chứa
nội dung phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ỉà
công việc thiết thực mà giáo dục - đào tạo đóng góp vào trong hoạt động thực
tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

9


Trong những năm đầu ra đời lĩnh vực kinh tế học phát triển, tăng trưởng
kinh tế và phát triển kinh tế nhìn chung được xem như đồn? nghĩa.
Tuy nhiên theo thòi gian của chính sự vận động trons nhận thức xã hội,
người ta ngàv càng thấy rõ rằng tăng trưởng kinh tế dù bản thân nó hiển nhiên
là điều kiện cần, sons chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo tâng phúc lợi xã
hội và nâng chất lượng cuộc sống.
Ân trong khái niệm phát triển kinh tế là cái ý niệm về sự tiến bộ xã hội.
Phát triển kinh tế do đó có hàm nghĩa là sự tăng trưởns cùns với sự tăng
cường chất lươns cấu trúc và thể chế của kinh tế - xã hội mà con người là chủ

thể. Chúng liên quan đến các mục đích không chỉ gia tăng kinh tế vật chất mà
còn là sự biến đổi về chất của quá trình xã hội hóa như vãn hoá, giáo dục. y tế,
còng bằng xã hội, dân chủ xã hội. Tăng trưởng kinh tế được thực hiện gắn với
tái sản xuất mở rộng, trong đó tái sản xuất mở rộng còn được thực hiện theo
hai con đường là tái sản xuất mờ rộng theo chiều rộns và tái sản xuất mờ rộng
theo chiều sâu, tái sản xuất mờ rộns theo chiều rộng mans tính hữu hạn do nó
phụ thuộc vào số lượng của tư liệu sản xuất, còn tái sản xuất mở rộns theo
chiều sâu dựa trên nền tảng của sự phát triển tri thức con người, và ià không có
giới hạn. Do đó tăng trưởng kinh tế trẽn nền tảng của tái sản xuất mờ rộng
theo chiều sâu, là đặc trưng của sự phát triển bền vững.
Cuối thập kỉ 80 của thế kỷ XX lí thuyết về phát triển kinh tế ghi thêm
một đóng góp mới là xuất hiện khái niệm "phát triển bền vững".
Phát triển bền vững được hiểu là giai đoạn sau của sự phát triển là
những bước tiến hơn hẳn cả về số lượng và chất lượng so với giai đoạn trước,
xu thế đi lên nhanh và mạnh là xu thế bao trùm toàn bộ các bước phát triển.
Phát triển bền vững còn là sự hài hòa của tất cả các yếu tố có liên quan
như phát triển kinh tế mà không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, tới ván đề
m ôi trường sinh thái, tới vấn đề việc làm và thu nhập của người iao động, vấn
đề dân chủ xã hội, vấn đề công bằns giữa các tấna lớp dân cư và khổng ảnh

10
I


hưởng tới sự phát triển bình thường của các thế hệ tương lai do nguồn tài
nguvên không bị khai thác cạn kiệt hoặc nợ nần chổng chất.
Phát triển bền vững, trên phươns diện kinh tế là sư đồng bộ và phù hơp
giữa lực lượns sản xuất với quan hệ sản xuất cả về tính chất và trình độ, được
đặt trons mối quan hệ hài hòa với xu thế phát triển chung của kinh tế - xã hội
của khu vực và thế giói.

Phát triển bền vững (XHCN), là tăng trưởng kinh tế gắn liền công bằng
và tiến bộ xã hội, luôn luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá
trình phát triển, phát triển kinh tế bầnơ mọi giá là hết sức xa lạ với khái niệm
phát triển bền vững (XHCN).
Phát triển bền vững là sự phát triển dựa vào nội lực là chính, nhân tố cơ
bản có tính quvết định là chất lượng nguồn lực con người (nội lực) trên cơ sở
biết vận dụng hợp lý những nguồn lực từ bên ngoài.
Phát triển bền vững là đổng thời với sự phát triển kinh tế thì bản sắc văn
hóa độc đáo của dân tộc vẫn luôn được bảo tổn và phát triển, bèn cạnh khả
năng tiếp thu chọn lọc tinh hoa vãn hóa thế giới cũng không ngừng được nâng
cao,
A-peccei - chủ tịch câu lạc bộ Rôma, thời gian đó đã cảnh báo 10 vấn
đề cơ bản, mang tính chất toàn cầu, mà mọi quốc gia và dân tộc cần phải ra
sức giải quyết.
(1) Sự bùng nổ dân số và dân số đông làm gay gắt thêm tất cả các vẫn
đề khác.
(2) Việc thấu hiểu những kế hoạch và những chương trình hành động
thoả mãn những yêu cầu cơ bản của đại đa số dân cư.
(3) Sự tàn phá và thoái hoá môi trường sinh thái.
(4) Sự khủng hoảng của kinh tế thế giới gây nên sự nghi ngờ đối với
tương lai của bản thân hệ thống công nghiệp.
(5) Việc chạy đua vũ trang và quân sự hoá thế giới.

11


(6) Sư suv thoái của đạo đức xã hội, tha hoá, thờ ơ, nghiện ma tuv, tội
ác, bạo lực. khủng bố. tự sát, diệt chủng.
(7) Tính chất vỏ chính phủ của việc phát triển khoa học kĩ thuật mà chi
phí và kết quả được phàn bố ngàv càng không đồng đểu.

(8) Tính chất sià cỗi và xơ cứng của cái thể chế chính trị.
(9) Các sự đối đầu về chính trị, sự rạn nứt trong quan hệ Bắc-Nam, hậu
quả của việc chưa trường thành về chính trị và tâm lý của một số đông cộng
đồns và của các thủ lĩnh các cộng đổng này.
(10) Sư phá sản vể đạo đức và chính trị của một số thủ lĩnh.
Từ sư cành báo của Apeccei và của những người trong câu lạc bộ Rôma,
nhiều hội thảo quốc tế về các vấn đề của toàn cầu đã đi đến kết luận: Sự phát
triển của cuộc sốns hiện tại phải đạt tới sự phát triển bền vững.
Thuật ngữ "Phát triển bền vững” ra đời năm 1987 trong báo cáo của uỷ
ban quốc tế về môi trường và phát triển.
G.HBrunthand là người đầu tiên phát biểu về khái niệm này. Ý tưởng
phát triển bền vững biểu thị sự hài hoà, đổng tiến hoá và cộng sinh giữa con
người xã hội và giới tự nhiên, trong mối quan hệ này con người là trung tâm.
Phát triển bền vững được hiểu là sự tương tác hài hoà giữa xã hội của con
người và cá nhàn nhằm bảo vệ sinh quyển mà con người đang sống trong đó
và bảo đảm sự phát triển lâu dài vô hạn của con nsười. Mục đích của sự phát
triển bền vững là siải quyết mâu thuẫn giữa nền văn minh và sinh quyển, các
mâu thuẫn có thể dẫn đến sự diệt vong của cả hai nếu không có sự tỉnh táo
khắc phục kịp thời. Vấn đề đặt ra là, con người nói chung của mỗi quốc gía,
cần có một năns lực mới, nhận thức mới để một mặt vừa đẩy mạnh phát triển
kinh tế, mặt khác vừa đảm bảo sự dân chủ và hài hoà giữa con người với con
người cũng như giữa sự hài hoà con người với mỏi sinh môi trường của họ.
Trong mối quan hệ nói trên con người là trung tâm và phụ thuộc phần lớn vào

12


chất lượng người vào trong sự tương tác hài hoà giữa con người (cá nhân) với
xã hội và với tự nhiên.
Giáo dục có vai trò to lớn, giúp cho sự phát triển bền vững của xã hội

biểu thị trên 3 mặt: giáo dục với sự phát triển cá nhân, giáo dục với sự phát
triển xã hội và giáo dục với sự phát triển của kinh tế.

* Giáo dục với sự phát triển cá nhân:
Theo nghiên cứu của giáo dục học và tâm lí học, mỗi cá nhân ngay từ
khi sinh ra đều chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố là: di truyền, điều kiện môi trường
và hoàn cảnh siáo dục [32, tr.36]. Bên cạnh sự ảnh hưởng quan trọng của yếu
Cố di truyền và môi trường cùng góp phần hình thành giá trị nhân cách cho cá
nhàn, thì giáo dục nổi bật lên là yếu tố chủ yếu và giữ vai trò quyết định cho
sự phát triển nhân cách cá nhàn. Đây là quan điểm duy vật về xã hội, đã bác
bỏ quan niệm duy tâm tôn giáo về sự hình thành nhân cách con người: là do
các lực lượng siêu tự nhiên quyết định "cha mẹ sinh con trời sinh tính".
Bác bỏ quan điểm duy tâm tổn giáo đó, Hồ Chí Minh khẳng định:
"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phàn ra ke' dữ hiền
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nền (Nhật ký trong tù - HCM) [29, tr.383]
Theo Người, giáo dục đã góp phần nhiều và chủ yếu cho việc hình
thành nên giá trị nhàn cách cá nhàn, mà cốt lõi của nó là đạo đức của mỗi cá
nhàn đó.
* Giáo dục với sự p h á i triển của x ã hội:
Xã hội, trong bản thân nó đã chứa đựng 2 khả năng là xã hội hoá và
phân hoá.
Với xã hội hoá, được hiểu là mức độ mặt bằng tối thiểu của nhân cách
đạo đức và sự hiểu biết cá nhân, để cá nhân có thể sống trong xã hội, trong sự
hòa nhập bình thường với xã hội: "Phàm đã là con neười" cá nhàn phải đảm

13
I



bảo mức độ tối thiểu như vậy. Dù là tối thiểu, thì yếu tố xã hội hoá cũng
không phải tự nhiên sẵn có mà phải nhờ có sự giáo dục nhất định của nhà
"trường và cộng đồng. Sự giáo dục này mang tính đa phương, tự nhiên và rất
phons phú về hình thức, mang tính giai cấp và thời đại.
Tính chất phàn hoá của xã hội, đó là kết quả tất yếu trong sự vận động
xã hội của các cá nhân phân hoá xã hội làm cho các cá nhân sống trong xã hội
ở cùng một thời cũng có sự khác nhau nhất định về nãng lực, sở thích, nghề
nghiệp và địa vị xã h ộ i... Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên chậm chạp
và mò mẫm dưới sự tác động của các điều kiện sống như môi trường tự nhiên
cụ thể, môi trường xã hội cụ thể, điều kiện kinh tế và yếu tố bẩm sinh, di
truvển... Vai trò tích cực là giáo dục? giáo dục đã tác độns đến quá trình phân
hoá này giúp cho nó diễn ra nhanh hơn, đúng hướng và hợp lí hơn ưên cơ sở
căn cứ vào nãng lực vốn có của từng cá nhân và những điều kiện cụ thể của nó
qua đó mà giúp cho quá trình sống và làm việc của cá nhân đạt hiệu quả cao
hơn, thuận lợi hơn.
Hai quá trình phân hoá và xã hội hoá gắn bó hài hoà với nhau trong sự
tác động của giáo dục, hai q.uá trình này rất cần có sự quản lí, điều chỉnh của
các cấp quản lý vì sự phân hoá tự nhiên có khả nâng dẫn đến sự phân cực xã
hội một cách tiêu cực - cội nguồn của những mâu thuẫn xã hội phức tạp cản
trở sự phát triển hài hoà của xã hội nói chung.
* Giáo dục với sự ph át triển của sản xuất và kỉnh tế:
Trước đây không ít những quan điểm cho rằng giáo dục đứng ngoài quá
trình hoạt động kinh tế và họ xếp giáo dục thuần tuý nằm ờ kiến trúc thượng
tầng xã hội. Thực chất không phải như vậy, giáo dục đã góp phần quyết định
quá trình tái sản xuất thông qua việc tổng hợp, lưu trữ, tái tạo, sáng tạo và truyền thụ những tri thức những kinh nghiệm thực tế, của những thế hệ trước
và của .hiện tại cho cá nhân, giúp cho cá nhân hoạt động kinh tế trong thực tiễn
hiệu quả hơn. Con người lao động sản xuất bằng vốn tri thức "chất xám" là

14



chủ yếu và ngàv một gia tăng thông qua con đường giáo dục - đào tạo, con
n°;ười hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm cho nhau nhầm mục đích ngàv một
ngày hiệu quả lao độna xã hội. Con người thời hiện đại sở đĩ khôn ngoan hơn
tổ tiên của họ là do họ biết "đứng trên vai người khổng 16" cái chính đó là
khối lượng tri thức khổng lồ của quá khứ để lại và những tri thức hiện đại,
thông qua con đườns giáo dục đào tao, nhữnơ tri thức đó "biến thành1' của cá
nhân, một cá nhân hiểu biết rõ quá khứ, hiện tại thì từ đó mà có thể tiên đoán
tương đối chính xác tương lai một khách thể nhất định vốn tri thức cá nhân thu
nạp được thông qua nhiều con đường của quá trình giáo dục, năng lực lao
động và hiệu quả lao động tỷ lệ rhuận vói khối lượng - chất lượng của vốn tri
thức đó, đây cũng là những biểu hiện phong phú của giáo dục cộng đổng trong
một xã hội học tập, con người không chỉ học tập trong nhà trường mà còn học
ngoài xã hội, học trong quá trình lao động, học thầy, học bạn... Học suốt đời.
Học để sống, để làm việc, để hòa nhập, để vươn lên.

* Giáo dục trong mối quan hẻ với văn hoá:
Giáo dục và văn hoá là hai phạm trù đồng giá trị, cùng; hướng tói mục
riêu phát triển của một xã hội nhất định, giáo dục và văn hoá làm nền tảng cho
nhau, tác động qua lại thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tuy nhiên giáo dục và
văn hóa vừa có sự thống nhất nhưng không phải là đồng nhất và vừa có
những đặc trưng phân biệt giữa giáo dục với văn hóa.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá và một nền văn hoá, song
có một nét chung: văn hoá là nền nếp, là kết quả của quá trình lưu giữ, vun
đắp và phát triển, trên cơ sở những bản sắc riêng của mỗi dân tộc ứng với
những thời đại nhất định. Trong hoàn cảnh hiện nay của một th ế giới m ở cửa,
văn hoá được mọi người chú ý, tầm auan trọng của văn hoá được nêu lên hàng
đầu khi nó hàm chứa ý nghĩa giáo dục. UNESCO thừa nhận vãn hoá là cội
nguồn trực tiếp của phát triển xã hội. Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu

cho văn hoá asày càng lớn, vượt cả sự chi tiêu để sinh sống. Kinh doanh văn

15
I


hoá trờ thành một ngành lớn đem lại thu nhập khôns kém thu nhập công
nghiệp và thương nghiệp. Sản phẩm văn hoá là một thứ sản phẩm không thể
xuất khẩu, nhập khẩu một cách đơn thuần như mọi hàng hoá thông dụng, văn
hoá là thứ "cho không và nhận không" thông qua sự lan tỏa, ảnh hưởng và
chịu sự ảnh hưởng của một nền văn hoá nào đó với một nền văn hoá khác. Với
vấn đề này giáo sư Phan Ngọc đã hết sức nhấn mạnh đến "Kiểu lựa chọn"
[26, tr. 15] mang tính bản sắc của một nền vãn hóa nhất định.
Nói tới cách ảnh hường
với
W và cách chịu
• ảnh hưởng của văn hoá dân tôc
.
các nền vãn hoá khác, đặt trona hoàn cảnh của một thế giói mở cửa hiện nay
đang là vấn đề cần được tập trung quan tâm. Do đó giáo dục nâng cao dân trí
giúp cho còng chúng có kiểu lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
Giáo dục làm tăng sức đề

kháng cho quần chúng trước tác hại xâm thực của

các yếu tố phản văn hoá, và văn hóa còn là yếu tố sia tâng chất lượng nguồn
nhản lực, mang bản sắc một dân tộc nhất định.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc" [10, tr.72] để trong quá trình hội nhập, chúng ta hoà

nhập mà không hoà tan, không mất bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta kiên định đi theo con đưcmg xã hội chủ nghĩa, sống chiến đấu lao
động và học tập theo gương Bác Hổ vĩ đại, để có một thế hệ con người Việt
Nam "vừa hồng, vừa chuyên'' phấn đấu cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng
cách riêng của chúng ta, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của chúng ta.
Đó chính là cách lựa chọn, thể hiện bản sắc văn hoá Việt Nam, trong đó
không thể thiếu vai trò tác động, hướng đạo của giáo dục - đào tạo. c Mác đã
tiên đoán từ những năm 40 thế kỉ XIX: khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp điều đó đã được thực tiễn chứng minh, đặc biệt càng
rõ nét hơn trong thời đại kinh tế tn thức hiện nay. Nsoai ra, giáo dục- đào tạo

16
I


còn góp phần xây dựns quan hệ sản xuất, đó là quá trình tổ chức phàn cônơ
lao động cho hợp lí hơn, phàn phối sản phẩm công bằng hơn, quan hệ xã hội
tiến bộ hơn, văn m inh hơn, ngày càng phù hợp cả về tính chất và trình độ với
lực lượng sản xuất hiện tại. Có thể khái quát là ư ên cả 3 phương diện: sự phát

triển cá nhân, sự phát triển xã hội và sự phát triển của sản xuất; giáo dục - đào
tạo vừa là động lực chủ yếu, vừa là yếu tố quvết định nàng cao chất lượng
nguổn nhân lực của quốc gia trong m ọi thời đại, trong đó giáo dục, văn hoá và
lao động sản xuất là những yếu tố gắn bó hữu cơ trong m ối quan hệ biện
chứng của quá trình phát triển.

1.2. Một sô lí luận V6 ngucn nhan lực và chất lirợng nguồn nhân lực
Nhân lực là sức của con người bao gồm sức lực cơ bấp gọi là (thể lực),
trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí

lực), cùng với những ham m uốn hoài bão của bản thân người lao đ ộn g hướng
.tới m ột m ục đích x á c định gọi là (tâm lực). Tóm lại, nhân lực với ý nghĩa đầy
đủ của nó bao g ồ m 3 yếu tô" có sự hên hệ biện chứng hài hoà với nhau là, thể

lực, trí lực và tâm lực.
"Nguổn là nơi phát sinh, nơi cung cấp" [39, tr.719] trong trường hợp

này nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh nơi cung cấp sức của con người
trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất.
Trong thời đại ngày nay, đội với tất cả các quốc gia việc huy động, xác
định đúng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực m ang ý nghĩa to lớn và quan

trọng hàng đầu trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy ở nhiều qu ốc gia, con người được đặt vào vị trí trung tâm trong toàn bộ

.chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta, khi chiến lược phát triển
đất nước được xác định là "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại koá đất
nước” theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, xã hội cô n g bằng, dân chủ, văn minh" thì viộc xác định đúng nguồn lực

đại h ọ c Q
q uuốc
ốc g
ia HÀ
hà n
ỏi
GiA
NỘI

TRUNG TẨM THÔNG TIN THU VỊẼN


17


con người là nsuổn lực quan trọng nhất, quyết định tiến trình đẩy mạnh công
n sh iệ p hoá - hiện đại hoá, càng mang ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết.

Khi xây dims chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện
nay, Đ ảng ta đã chi rõ những nguồn nhân lực làm cơ sở cho quá t ìn h công

nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đi đến thắng lợi gồm: Nguồn lực con người
V iệt N am hay còn gọi nguồn nhân lực V iệt N am , cùng với nguồn lực tự nhiên

như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kĩ thuật hiện có của nước ta, cộng với hoài bão ước m ơ của con người V iệt

nam muốn vươn dậy trong hoàn cảnh hiện tại nói gọn lại là nguồn nội lực.
Bên cạnh nội lực còn có nguồn ngoại lực: bao gồm vốn, công nghệ, kinh
n gh iệm quản lí từ nước ngoài, và các hoàn cảnh; thời cơ đang tồn tại có ảnh
hưởng tới quá trình xây dựng đất nước ta hiện nay. V iệc xác định các nguồn
lực trên là hoàn toàn đúng đắn, vấn đề làm thế nào để khai thác tốt nhất các
nguồn lực đó lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người. Các
nguồn lực vật chất khác đều có thể bị khai thác cạn kiệt, duy nhất chỉ có

nguồn lực con người đi với chất lượng của nó là nguồn lực không bao giờ cạn
kiệt, nó có khả năng tái sinh và gia tăng trong quá trình được sử dụng với điều

kiện nó cần có một hành lang pháp lý và một động lực tác động đúng hướng
"Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết" [31, tr.41], qua đó cũng có nghĩa
khẳng định con người là một nguồn lực chủ yếu nhất, lâu bền nhất trong sự
phát triển nhân loại. Các nguồn lực khác


sẽ

không được sử dụng có hiệu quả

nếu không có những con người có đủ khả năng khai thác chúng, các nguồn lực
khác có phát huy được hay không phụ thuộc vào chất lượng của nguồn lực con
người. Nói tới chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói tới khả năng lao động
củ a con người dựa trẽn cơ sở hàm lượng chất xám cao, nghĩa là người lao
độn g làm việc bằng trí lực là chủ yếu cộng vói tinh thần hăng say năng động,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày m ột tốt
để đủ sức cạnh tranh trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay. Chất lượng nguồn

18


nhân lực là một biểu hiện của trình độ của lực lượng sản xuất về khả năng
chinh phục tự nhiên, khả năng làm chủ khoa học công ữghệ hiện đại, khả năng

ch ế tạo côns cụ lao động tinh xảo hiện đại và trình độ quản lí vận hành một
nền sản xuất xã hội.
Chất lượng nguổn nhân lực còn phụ thuộc vào sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với lực lư ợns sản xuất về tính chất và trình độ và chất lượng nguồn

nhân ỉực tỷ lệ thuận với mức độ của sự phù hợp này, căn cứ vào đó Chính phủ
có những chủ trương, chính sách, giải pháp, phương pháp, biện pháp cụ thể để
n ân s cao chất lượng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hội đủ các yếu tố
thuận lợi từ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc


thượng tầng của xã hội.

1.3.

Những mặt mạnh của nguồn nhàn lực nước ta đã được phát

huy trong quá trình đổi mới đất nước
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, cùng với sự phát triển của
kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể.
Trong điều k iện của cơ c h ế quản lí kinh r.ế m ở cửa, hạch toán kinh doanh xã

hội chủ nghĩa - sự "cởi trói" này đã thực sự giúp cho người lao động Việt Nam
nói chung có m ột m ôi trường m ới phù hợp để phát triển. Ý thức tự quản, tự

chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của người lao động từ đó được
nàng cao; tinh thần dám nghĩ, dám làm có cơ hội được phát triển trong m ôi

trường kinh tế - xã hội mới.
Đ ể phù hợp với trình độ nhận thức hiện có của người lao động nước ta

trong điều kiện nền kinh tế chưa thật hiện đại, tư liệu sàn xuất còn hạn chế và
lạc hậu, Đ ảng và N h à nước đã có những chính sách khoán như khoán sản
phẩm trong lao động còng nghiệp, khoán doanh thu trong doanh nghiệp

thương mại, giao đất, giao rừng cho bà con đồng bào các dân tộc vùng cao,
.khoán ruộng - trao quyền sử dụng đất lâu dài vói thòi hạn 20 năm, 30 năm, 50

19
I



năm đó là sự điểu chỉnh quan hệ sản xuất cho thực sự phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất hiện có của ta khiến cho người lao động của
chúns ta vên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, V thức làm chủ trong lao động
sản xuất đã thực sự được khơi dậy và phát huv tốt.
Truyền thống cần cù, nhẫn nại không ngại khó ngại khổ, không chọn
việc của người lao động Việt Nam trong giai đoạn nàv càng được phát huv
mạnh mẽ, mọi người hăng say làm việc không phàn biệt đó ià côns việc nặng
nhọc hav nhẹ nhàng, "sang hay hèn", chỉ với mục đích nâng cao thu nhập
chính đáng để cải thiện đời sons, thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Phong trào thi đua cách mạng- đua nhau làm giàu hợp pháp, đua nhau
sáng tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, ỹ thức cạnh tranh trong cơ
chế mói đã xuất hiện và phát triển trong hành lans pháp lý - kinh tế lành
mạnh. Từ thực tiễn những vùng đất trống đồi trọc, những vùng hoang hoá xưa
kia, nay đã được khai thác ưở thành các trang trại, những cơ sở kinh tế đem lại
hiệu quả rất cao; vẫn chính những con người trước đây nghèo đói, thụ động
nay đã có thể trở thành những chủ trang trại, những nhà doanh nghiệp vừa và
nhỏ rất nãrig động và sắc sảo trong sản xuất kinh doanh từ thực tiễn thuyết
phục đó lại càng cổ vũ mạnh hơn cho phong trào thi đua cách mạng nói trên.
*

Có những ưu điểm nêu ưên trước hết phải nói tới là do đường lối đổi

mới đúng đắn hợp qui luật của Đảng ta, những chủ trương chính sách phù hợp
với lòng dân và phù hợp thực tiễn đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại,
ngoài ra còn do số lượng người trong độ tuổi lao động của nước ta dổi dào, có
trình độ văn hoá phổ thông (xét về bằng cấp) vào loại tương đối cao so với khu
vực và thế giói, người dân có nhu cầu vươn lên xoá đói giảm nghèo làm giàu
chính đáng lại được đặt trong điều kiện của cơ chế kinh tế mới - mở cửa và hội

nhập quốc tế đã tiếp sức cho những mặt mạnh tiềm tàng của nguồn nhân lực
nước ta có dịp được thể hiện.

20


Cũng trên đà phát triển đó, nhìn từ góc độ của giáo dục đào tạo hiện nay,
chúng ta thấy sự phát triển cùa nguồn nhân lực được biểu thị qua những con số
sau: tổng số giáo viên, giảng viên toàn ngành là 865.485 người tăng 24% so với
năm học 1995 - 1996. Trong đó số giáo viên mầm non và phổ thông là 823.091
nsười tăng 32%, số giáo viên trung học chuyên nghiệp là 10.189 người tăng
15%, số d á o viên đại học, cao đẳng là 32.205 tăng 45% về chất lượng đội ngũ,
đến đầu năm học 2000-2001 đã có 42,25% giáo viên mầm non, 78,5% giáo
viên tiểu học, 85,62% giáo viên trung học cơ sở và 95,8% giáo viên trung học
phổ thông đạt trình độ chuẩn theo qui định của luật giáo dục.
Trong tổng số 10.189 giáo viên trung học chuyên nghiệp có 31 tiến sĩ,
544 thạc sĩ, 7882 giáo viên đã tết nghiệp đại học cao đẳng, 1151 giáo viên có
trình độ trung học. Số giáo viên đạt chuẩn chiếm 83%. Trong tổng số 32.205,
Giảng viên đại học và cao đẳng có 1454 giáo sư và phó giáo sư, 4500 tiến sĩ
•và tiến sĩ khoa học, 9.543 thạc sĩ và 681 chuyên khoa cấp I-n [27, tr.29-30].
Nhìn tổng quan trên tất cả các mặt của nguồn nhân lực, chúng ta thấy
kể từ khi đổi mới tới nay chất lượng nguồn nhân lực của nước ta bước đầu đã
có những tiến bộ đáng kể mặt bằng chất lượng đã được nâng lên, .tuy nhiên so
với mặt bằng chung của khu vực, chất lượng nhân lực nước ta mới chỉ đạt ờ
trình độ thấp, lao động giản đơn bằng sức lực cơ bắp vẫn là chính chưa ở trình
độ lao động phức tạp, khả năng cập nhật và tiến sâu vào khoa học cồng nghộ
hiện đại chưa cao.
V iệc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, vai trò trước hết thuộc về con người và cụ thể nằm ờ khâu phát triển
giáo dục - đào tạo để nâng cao năng lực sẵn có và hình thành các năng lực mới

cho người lao động Việt Nam chính là việc chuẩn bị hành trang cho con người
bước vào thời đại phát triển sản xuất mới của thế giới đó là thời đại kinh tế tri
thức nhằm đáp ứng yêu cầu trên, nhiệm vụ trước mắt của chúng ta là nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực bằng con đường phát triển giáo dục - đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, đó là nhiệm vụ vừa
cơ bản vừa lâu dài của giáo dục và đào tạo.

21
»


1.4. Những yếu kém của nguồn nhân lực Việt Nam còn tổn tại nhìn
từ góc độ giáo dục - đào tạo
Kỉ neuyèn phát triển của loài nsười đã bắt đầu, vấn đề đầu tư cho phát
triển nguồn nhàn lực được coi là vấn đề quan trọng nhất hiện nav. Đầu tư phát
triển nguồn nhân lưc hiện được hiểu trên các khía cạnh sau: Chăm sóc sức
khoẻ, nâng cao thể lực cho người dân nói chung và cho người lao động nói
riêng; nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần để dân trí
được nans cao, siúp người lao động có điều kiện tiếp cận và hội nhập với nhịp
độ của đời sống kinh tế hiện đại. Phát triển giáo dục - đào tạo có vị trí quan
trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhàn lực. Để hội đủ 3 yếu
tố trí lực, thể lực và tâm lực,nghĩa là để nguồn nhàn lực của chúng ta cần có
chất lượng cao "vừa hổns vừa chuvên" để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách
mạng, chúng ta không thể COI nhẹ vai trò của giáo dục - đào tạo, điều đó càng
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà chúng ta đang đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Khái niệm đào tạo được hiểu:
"Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh
hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống nhằm
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sư phân
công lao động nhất định phải góp phần của mình vào việc phát triển xã hội,

duy trì và phát triển nền văn minh của con người, v ề cơ bản, đào tạo là giảng
dạy và học tập trong nhà trường phải gấn liền với giáo dục đạo đức nhân cách.
Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn do việc
tự đào tạo của người đó quyết định, thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các
hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó. Chỉ
khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích
cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả thực sự. Tuỳ theo tính chất chuẩn
bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo chuyên môn và
đào tạo nghề nghiệp.


×