Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Ngôn từ thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.99 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN DUY PHƢƠNG

NGÔN TỪ THƠ
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954)
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN DUY PHƢƠNG

NGÔN TỪ THƠ
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954)
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đinh Văn Đức

HÀ NỘI – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Đinh Văn Đức, thầy
giáo trực tiếp hướng dẫn tôi trong từng giai đoạn nghiên cứu để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo và cán bộ văn phòng
khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, những người đã tận tình dạy học và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định,
Lãnh đạo các phòng, ban của Sở, Chi ủy, Ban giám hiệu, đồng nghiệp đang công tác
tại Trường THPT Mỹ Lộc, Nam Định, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện, động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Phƣơng


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................... 8
6. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn .............................................................. 8
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
Chƣơng một. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 10
1.1. Quan niệm thơ ........................................................................................ 10
1.2. Ngôn từ thơ ............................................................................................. 12
1.2.1. Ngôn từ - chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn chương 12
1.2.2. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ ............................................................. 13
1.2.3. Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thơ ...................................................... 14
1.3. Những cơ sở lý luận ngữ nghĩa học ...................................................... 14
1.3.1. Lý luận của Jakobson về thi pháp ......................................................... 15
1.3.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn thơ .................................................. 18
1.3.3. Tình thái trong ngôn ngữ thơ ................................................................ 21
1.4. Những cơ sở lý luận ngữ dụng học ....................................................... 23
1.4.1. Ngữ cảnh và thơ .................................................................................... 24
1.4.2. Chiếu vật, chỉ xuất và thơ ..................................................................... 25
1.4.3. Hành động ngôn từ và thi pháp thơ ..................................................... 25
1.5. Thành tựu nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (19461954)................................................................................................................ 26
1.6. Tiểu kết .................................................................................................... 30


Chƣơng hai. NGÔN TỪ THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP (1946-1954) NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA ....................... 32

2.1. Chất thơ trong thơ chống Pháp ............................................................ 32
2.2. Cảm xúc trong thơ trong thơ chống Pháp ........................................... 37
2.2.1. Tính nhạc tạo nên cảm xúc trong thơ chống Pháp ............................... 38
2.2.2. Tính hội họa trong thơ trong thơ chống Pháp ...................................... 39
2.2.3. Cảm xúc trong thơ được bộc lộ thông qua việc xây dựng hình tượng . 40
2.3. Các biện pháp tình thái ......................................................................... 46
2.3.1. Nghĩa tình thái....................................................................................... 46
2.3.2. Các phương tiện diễn đạt nghĩa tình thái ............................................. 50
2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 58
Chƣơng ba. NGÔN TỪ THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
(1946-1954) NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG ..................................... 60
3.1. Ngữ cảnh ................................................................................................. 60
3.1.1. Nhân vật giao tiếp ................................................................................. 64
3.1.2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ ...................................................................... 65
3.1.3. Văn cảnh................................................................................................ 67
3.2. Biện pháp tăng hiệu lực tại lời .............................................................. 68
3.2.1. Tăng hiệu lực tại lời nhờ các biện pháp tu từ từ vựng ......................... 69
3.2.2. Tăng hiệu lực tại lời nhờ các biện pháp tu từ cú pháp ......................... 72
3.2.3. Tăng hiệu lực tại lời nhờ sử dụng đa dạng các kiểu câu ...................... 73
3.3. Chức năng tác động của thơ.................................................................. 75
3.3.1. Hành động bày tỏ .................................................................................. 75
3.3.2. Hành động miêu tả ............................................................................... 77
3.3.3. Hành động cảnh báo, đe dọa ................................................................ 80
3.3.4. Hành động trấn an (giải tỏa) ................................................................ 82
3.3.5. Hành động khen ngợi ............................................................................ 84
3.3.6. Hành động kể ........................................................................................ 86


3.3.7. Hành động tuyên bố (khẳng định)........................................................ 89
3.3.8. Hành động kêu gọi, cổ động ................................................................. 91

3.3.9. Hành động thúc giục, điều khiển .......................................................... 93
3.4. Tiểu kết .................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

DN

: Diễn ngôn

HĐNT

: Hành động ngôn từ

NNTT

: Ngôn ngữ truyền thông

PTDN

: Phân tích diễn ngôn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong quá trình 30 năm phát triển của văn học cách mạng (1945-1975),
giai đoạn văn học 1945-1954 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ðây vừa là thời kỳ mở
đầu, đắp nền cho văn học mới vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay

đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác. Vượt qua
những thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh, văn học chín năm kháng
chiến chống Pháp đã khẳng định sự tồn tại và phát triển với tầm vóc xứng đáng.
Tuy những thành tựu còn ở mức độ ban đầu nhưng đóng góp chính của nó là mang
đến một sắc thái độc đáo, làm bừng lên khí thế mới chưa từng có trong đời sống văn
học dân tộc.
1.2. Thơ là một thể loại văn học truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây
cũng là một thể loại đạt nhiều thành tựu và để lại nhiều tác phẩm hay trong quá
trình hình thành và phát triển. Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ
tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong
phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng tự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả
năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc cụ thể, vừa gián tiếp thông
qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ,
vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ gắn với cuộc sống khách
quan, gắn với chiều sâu thế giới nội tâm. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp
(1946–1954) là thể loại phát triển thành cao trào mạnh hơn cả với nhiều thành tựu
nổi bật. Truyền thống yêu thơ của dân tộc và đặc điểm lịch sử cụ thể của chín năm
kháng chiến đã quyết định thực tế ấy. Thơ ca tiếp tục gắn bó với đời sống buồn vui,
lúc hạnh phúc cũng như khi gian lao, vất vả của con người Việt Nam. Nhà phê bình
Hoài Thanh đã có nhận xét xác đáng: Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi
trên các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có ít
bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc,
tiếng thơ cùng hòa điệu [83, tr. 357].
Thơ ca 1946-1954 luôn gắn bó chặt chẽ, phản ánh chân thực và sinh động
hiện thực kháng chiến hào hùng. Lần giở những trang thơ, có thể gặp lại bước

1


đường của lịch sử. Khác với thơ lãng mạn trước đó, thơ ca kháng chiến phát triển

trên nền hiện thực tâm trạng của nhân dân. Từ chỗ thơ Mới chỉ bộc lộc cái Ðẹp
trong từng con người riêng lẻ, trường cảm xúc giờ đây được mở rộng; phạm vi phản
ánh cũng bao gồm từ nơi sâu kín tâm hồn người cho tới khoảng rộng bao la của cả
đất nước, dân tộc.
Thơ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) đã tiếp thu và kế thừa thành tựu
của Thơ mới trên nhiều phương diện trong đó có thành tựu về ngôn ngữ và đưa nó
đến một cấp độ mới, vào lúc phong trào Thơ mới đã lụi tàn. Thời kì đầu, thơ kháng
chiến còn hơi hướng ngôn ngữ cũ, sau này nó tự điều chỉnh vừa kế thừa thành tựu
ngôn ngữ của Thơ mới, vừa tiến xa hơn một bước, đưa ngôn ngữ thơ từ chỗ của một
số tầng lớp trở thành ngôn ngữ của số đông người dân Việt Nam.
1.3. Ngôn ngữ mang trong tất cả tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu, là
phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn từ thì
không thể có tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học ngôn từ là phương tiện
để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề tư tưởng, nội dung, cảm
xúc, tâm trạng nhân vật trữ tình… Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là
ngôn từ toàn dân đã được nghệ thuật hóa. Ngôn từ đã được chọn lọc, gọt rũa,
trau chuốt và đặc biệt ngôn từ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc
thẩm mỹ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm.
Từ góc độ loại hình, thơ là thể loại thuộc loại hình trữ tình, hiện thực trong
thơ là hiện thực tâm trạng. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của tình cảm. Ngôn từ
thơ là một hiện tượng nghệ thuật. Theo M. Bakhtin “Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của
anh ta, anh ta làm chủ nó triệt để và không chia sẻ, sử dụng từng hình thái, từng từ
ngữ, từng thành ngữ theo mục đích trực tiếp… như những biểu hiện thuần khiết và
trực tiếp ý đồ của mình” [62, tr. 115]. Ngôn từ thơ thường mang đậm dấu ấn chủ
quan của nhà thơ. Roman Jakobson cũng cho rằng “Ngôn ngữ thơ không thay thế
đơn giản đối tượng được chỉ định, cũng không trở thành dấu hiệu vô hồn của hiện
thực, ngôn từ thơ chịu sự thống trị của chức năng thơ, tính thơ, nó có trọng lượng
riêng, giá trị riêng” [72, tr. 18].

2



1.4. Nghiên cứu thơ nói chung và nghiên cứu thơ thời kì kháng chiến chống
Pháp (1946–1954) nói riêng, từ trước đến nay các nhà nghiên cứu, phê bình đã có
nhiều công trình và đạt được những thành tựu lớn. Xét trên bình diện lý luận, ngôn
ngữ thơ được nghiên cứu trên nhiều mặt: thi pháp thơ, cảm thụ thơ, tổ chức ngôn
ngữ, cấu trúc hình tượng thơ, đặc trưng của thơ, thể loại thơ, đặc điểm loại hình,
chữ và nghĩa trong thơ... Trên cơ sở nghiên cứu ấy, các tác giả đã làm rõ vẻ đẹp về
nội dung, về hình thức, về giá trị và những đóng góp của thơ ca kháng chiến chống
Pháp (1946-1954) cho văn học Việt Nam nói chung và cho văn học cách mạng nói
riêng.
Tuy nhiên còn rất ít người nghiên cứu thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
(1946–1954) trên phương diện ngôn từ thơ, đặc biệt là soi chiếu từ góc nhìn ngữ
nghĩa học và ngữ dụng học. Nghiên cứu ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống
Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng đến nay vẫn còn là
khoảng trống đòi hỏi được nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về
thơ. Hướng nghiên cứu này với mục đích sẽ góp phần làm rõ hơn cách nhìn về thơ
thời kì kháng chiến chống Pháp (1946–1954) trên hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Đồng thời cũng đem đến cho người đọc có cái nhìn chân xác hơn về thơ thời
kì kháng chiến chống Pháp (1946–1954).
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) đã cách chúng ta một
khoảng thời gian dài: hơn 60 năm. Trong suốt thời gian ấy, nhiều công trình nghiên
cứu về thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trên cả hai góc độ (góc độ văn học và
góc độ ngôn ngữ học) đạt được những thành tựu cơ bản. Quá trình triển khai đề tài,
chúng tôi đã tập hợp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp (1946-1954), từ đó tập trung vào các ý kiến, luận giải,
đánh giá về ngôn từ thơ chống Pháp. Trong phần Lịch sử vấn đề chúng tôi chỉ nêu
những công trình, chuyên luận, những bài báo liên quan gần và trực tiếp đến thơ và
ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Nói đến những công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ, trước hết có thể nói đến
các nhà hình thức Nga như Roman Jakobson, V. Girmunski. Đặc biệt công trình

3


Ngôn ngữ học và thi học của Roman Jakobson là công trình công phu đi sâu nghiên
cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ
thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống. Những quan điểm nghiên cứu của Roman
Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ có vai trò như một cánh cửa gợi mở cho
các nhà nghiên cứu bước sang một con đường nghiên cứu thơ Việt Nam theo hướng
thi pháp học kết hợp với lý thuyết về chức năng ngôn ngữ thơ.
Ngôn ngữ văn học đã được đề cập ngắn gọn trong các giáo trình tu từ học,
phong cách học tiếng Việt hiện đại của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc,
Đào Thản, Nguyễn Thái Hòa, Hoàng Trọng Phiến...
Các công trình nghiên cứu văn học, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca đã được các
nhà lý luận, phê bình chuyên nghiệp, có uy tín trong giới văn chương như Thiếu
Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều… đi sâu tìm tòi, khám phá. Hoài Thanh
còn rất trẻ và đi “tìm cái đẹp trong nghệ thuật đã trở thành lí tưởng của cuộc đời
ông”. Trong bài giới thiệu “Một thời đại trong thi ca”, ông đã có những khái quát
sâu sắc về phong trào Thơ mới, từ nguồn gốc, quá trình hình thành, các giai đoạn
phát triển, các xu hướng [84, tr. 38]. Cuốn sách Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)
tập hợp những bài nói chuyện về thơ của Hoài Thanh trước đông đảo công chúng trên
những nẻo đường đầy gian lao mà anh dũng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trước
sau Hoài Thanh vẫn là một nhà nghệ sĩ dạt dào tình cảm dân tộc, đồng bào và thiết tha
yêu thương quê hương đất nước. Với sự đồng cảm sâu xa, Hoài Thanh luôn khẳng định
“nội dung của thơ ca kháng chiến là tình yêu nước, và không có gì ngoài tình yêu nước,
không có gì ngoài những phương diện của tình yêu nước” [80, tr. 136].
Năm 1965, trong chuyên luận Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại Bùi
Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã có cái nhìn sâu hơn về hình thức thơ. Đến năm 1987,

tác giả Vương Trí Nhàn đã khái quát “Bốn mươi năm phát triển ngôn ngữ văn học”
(In trong tập tiểu luận Một thời đại văn học mới, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên).
Khi đề cập đến ngôn ngữ thơ, tác giả chỉ ra những thành tựu và cả những hạn chế
trong ngôn từ thơ mới.
Trần Đình Sử gắn với xu hướng nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp
học hiện đại. Trần Đình Sử là người đi tiên phong trong việc giới thiệu một cách hệ

4


thống và đầy đủ thi pháp học hiện đại với tư cách một bộ môn khoa học từ lý thuyết
đến diện mạo, tinh thần, thao tác nghiên cứu. Cuốn giáo trình “Dẫn luận thi pháp
học”, “Những vấn đề thi pháp học hiện đại” được coi là những cuốn lý thuyết thi
pháp uy tín nhất hiện nay. Không chỉ có tầm bao quát lý thuyết, Trần Đình Sử còn
là người đi tiên phong trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Những cuốn sách
như “Thi pháp thơ Tố Hữu”, “Những thế giới nghệ thuật thơ”, “Mấy vấn đề thi
pháp văn học trung đại Việt Nam”, “Thi pháp Truyện Kiều”... đã cho thấy điều đó.
Chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã có những nhận
xét khái quát về “khả năng giao tiếp trực tiếp” của thơ: “Thơ mới sử dụng giọng
điệu trực tiếp của lời nói, của tiếng kêu, tiếng than tạo thành thơ trữ tình điệu nói”
[73, tr. 43].
Ngôn ngữ thơ (2006) của Nguyễn Phan Cảnh là một công trình nghiên cứu đi
sâu về ngôn ngữ thơ ca. Tác giả đi từ ngôn ngữ giao tế đến ngôn ngữ nghệ thuật.
Ông phân biện nghệ thuật ngôn ngữ và các loại hình nghệ thuật khác. Trên cơ sở đó,
công trình đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi, chỉ ra sự khác biệt
giữa chúng. Tác phẩm còn đi sâu nghiên cứu các tín hiệu đơn, cách tổ chức kép các
lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính ẩn dụ, lắp ghép
hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ, nét khu biệt và
nét dư trong ngôn ngữ thơ. Theo Nguyễn Phan Cảnh “Nếu bằng cách nào đấy mà
tạo ra được những nét dư nhân tạo cho văn bản thơ, thì chúng ta sẽ có được các

điều kiện giúp giải mã dễ dàng và chính xác cho thứ ngôn ngữ ấy” [4, tr. 147].
Công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt là chuyên luận mang tính
chuyên biệt về ngôn ngữ thơ. Đặc biệt trong “Vài nhận xét về sự phát triển của ngôn
ngữ thơ ca Việt Nam hiện đại”, tác giả đã có những đánh giá xác đáng: “Tiếp tục
thơ ca truyền thống, thơ ca hiện đại Việt Nam mấy chục năm trở lại đây có nhiều
bước tiến đáng kể. Trong tất cả những thay đổi lớn lao đó phải kể đến sự thay đổi
về ngôn ngữ. Thực hiện bước ngoặt đầu tiên chính là đóng góp của phong trào Thơ
mới” [21, tr. 215]. Năm 2004, tổng kết Thơ Việt Nam thế kỷ XX (in trong Văn học
Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận, Phan Cự Đệ chủ biên), Mã
Giang Lân đã khái quát lại “Sự vận động của ngôn ngữ thơ” và khẳng định: “Qua

5


mỗi giai đoạn phát triển của thơ, ngôn ngữ thơ cũng không ngừng biến đổi”. Tác
giả nhận xét: “Ý thức khẳng định cá thể, cá tính, tự do tìm tòi, thể hiện nội tâm buộc
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới tìm chữ, tìm câu để diễn tả đúng những rung
động tinh tế của tâm hồn một cách sinh động và chân thành...” [56, tr. 508-515].
Trong tác phẩm “Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học”, Mai Ngọc
Chừ đã khẳng định được vai trò của ngôn ngữ học trong việc nghiên cứu thơ. Công
trình đã khai thác triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam: chức năng của vần, mối quan hệ
của nó với các yếu tố khác, đơn vị hiệp vần, hai mặt đồng nhất và khác biệt của vần
thơ, vai trò và quy luật phân bố các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong việc tạo
lập vần thơ, vấn đề phân loại vần, vị trí và sự hoạt động của các loại vần trong các
thể thơ, khổ thơ, vần xét về mặt hòa âm.
Thơ Việt Nam và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (2010) của Hà
Minh Đức là một công trình có nhiều giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Công
trình đi từ vấn đề lý luận vốn xưa nay đã được bàn đến “Xác định một quan niệm
đúng đắn về thơ”. Ông cho rằng “Xác định được một quan niệm chung, một định
nghĩa về thơ là một vấn đề cần thiết. Người ta đã bàn nhiều vấn đề về thơ nhưng

thực ra ý kiến vẫn có nhiều điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau và thực sự vẫn
chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về thơ” [29, tr. 14]. Không dừng lại ở đó, công
trình đi sâu bàn luận về các nội dung: nhà thơ, cái tôi và nhân vật trữ tình trong thơ;
Tính khuynh hướng của thơ ca; Cảm xúc và suy nghĩ trong thơ; Vấn đề phản ánh
hiện thực trong thơ; Truyền thống và sáng tạo trong thơ; Hình thức của thơ. Chế
Lan Viên trong lời đề tựa về cuốn sách đã nói “Những tác phẩm như thế này thật
cần biết bao nhiêu. Chỉ vì, mới hôm qua đây, những quyển như thế không thấy có
mấy, gần như là không có” [29, tr. 12].
Năm 2011, công trình Ngôn ngữ văn chương của Hoàng Kim Ngọc (chủ
biên) và Hoàng Trọng Phiến đã đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ
thơ. Trong đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ công trình tập trung vào những nét trội,
khu biệt: vần điệu, nhịp điệu và các biện pháp tu từ thuộc ba cấp độ của ngôn ngữ
ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và cú pháp. Tác phẩm Ngôn ngữ với văn chương của
tác giả Bùi Minh Toán đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề thuộc về ngôn ngữ, văn

6


chương và mối quan hệ giữa chúng. Tác phẩm nghiên cứu quan niệm về ngôn ngữ,
các chức năng của nó, những đặc tính nghệ thuật văn chương trong hệ thống các
loại hình nghệ thuật. Sau đó đi sâu nghiên cứu, có cái nhìn so sánh giữa giao tiếp
ngôn ngữ đời thường và giao tiếp trong văn chương; tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ đến
tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương và từ đó đưa ra cách cảm thụ và phân tích nghệ
thuật văn chương.
Năm 2014, Nguyễn Thị Phương Thùy có công trình “Xu hướng tự do hóa
ngôn ngữ thơ Việt Nam thế kỉ XX”. Tác giả đã sử dụng kiến thức về ngôn ngữ học
để xem xét, phân tích, đánh giá thơ Việt Nam trong một giai đoạn nổi bật của lịch
sử văn học nước nhà - thơ Việt Nam thế kỉ XX.
Bên cạnh đó vấn đề ngôn từ Thơ mới còn được quan tâm tới trong các
chuyên luận, các công trình chuyên biệt về tác giả, tác phẩm.

Tuy nhiên, trong tất cả các công trình mà chúng tôi kể trên, hiện nay chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu thơ trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Vì vậy,
nghiên cứu thơ nhất là nghiên cứu ngôn từ thơ thời kì chống Pháp (1946-1954) trên
bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng là sự tìm tòi, khám phá mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (19461954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng với mong muốn có cái nhìn đầy đủ
hơn về ngữ nghĩa và ngữ dụng của ngôn từ thơ thời chống Pháp.
Bên cạnh đó luận văn mong muốn đưa ra một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn
về ngôn từ thơ, đặc biệt là cái nhìn từ bình diện ngữ nghĩa học và ngữ dụng học.
Qua đó muốn đặt ra một vấn đề về nghiên cứu văn học trong nhà trường phổ
thông và đại học (nhất là với khoa ngữ văn), nghiên cứu các tác phẩm văn chương
nói chung và nghiên cứu thơ nói riêng cần chú trọng trên cả hai bình diện ngữ nghĩa
và ngữ dụng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, luận văn lựa chọn “ngôn từ thơ thời kì kháng chiến
chống Pháp (1946–1954)” làm đối tượng nghiên cứu.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng ở phạm vi ngữ nghĩa và ngữ dụng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học
ngôn ngữ chung, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích diễn ngôn trên bình diện ngữ nghĩa: tiến hành nghiên
cứu các văn bản thơ, phân tích các chức năng, thông điệp liên nhân và chức năng
tác động.

Phương pháp phân tích dụng học: tiến hành phân tích ngữ cảnh, phân tích
dụng học văn hóa qua các hành động ngôn từ, phân tích hành động ngôn từ trong
các diễn ngôn thơ.
Phương pháp miêu tả, phân loại và hệ thống hóa: phương pháp này dùng để
xác định tập hợp các đặc trưng khu biệt của ngôn từ thơ nhìn từ hai bình diện ngữ
nghĩa và ngữ dụng.
Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: phương pháp này được sử dụng để xử
lí ngữ liệu như thu thập ngữ liệu, thống kê ngữ liệu.
Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ văn học từ các bình diện văn hóa, tín hiệu
thẩm mỹ.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng nguồn tư liệu về thơ thời khì chống Pháp (1946-1954)
được chọn lọc từ :
Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Thơ ca 1945-1975), Quyển bốn (Lưu Khánh
Thơ chủ biên, 2010), từ tập VII đến tập XIII, NXB Văn học, Hà Nội.
Thơ Việt Nam, tuyển tập 1945-1956 (1956), NXB Văn nghệ, Hà Nội.
Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960 (1960), NXB Văn học, Hà Nội.
6. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn
Về lý thuyết: Ngữ nghĩa và ngữ dụng là hai lĩnh vực quan trọng của ngôn
ngữ học. Tìm hiểu ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) từ góc
độ lý thuyết ngữ nghĩa và ngữ dụng sẽ góp thêm một công trình vận dụng ngữ nghĩa

8


và ngữ dụng vào nghiên cứu ngôn ngữ. Đề tài góp phần làm rõ thêm một số vấn đề
ngôn từ thơ nhìn từ bình diện ngữ nghĩa (chất thơ, cảm xúc trong thơ, vấn đề tình
thái trong thơ) và ngôn từ thơ nhìn từ bình diện ngữ dụng (ngữ cảnh trong thơ, biện
pháp tăng hiệu lực tại lời và chức năng tác động của thơ).
Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn có sự lý giải xác đáng, khoa học

về vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn từ thơ thời kì chống Pháp, góp phần làm
sáng tỏ giá trị của thơ ca thời kì này.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy
phần thơ kháng chiến chống Pháp cho học sinh cấp trung học cơ sở và trung học
phổ thông cũng như là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành ngữ văn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba
chương:
Chương một: Cơ sở lý luận và những vấn đề chung. Trong chương một, luận
văn trình bày những vấn đề cơ bản về ngôn từ thơ, khái quát về ngữ nghĩa học, khái
quát về ngữ dụng học và vài nét về văn học và thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
(1946-1954).
Chương hai: Ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp nhìn từ bình diện
ngữ nghĩa. Trong chương hai, luận văn đi vào phân tích những vấn đề ngữ nghĩa
ngôn từ thơ: chất thơ, cảm xúc trong thơ, vấn đề tình thái trong thơ.
Chương ba: Ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp nhìn từ bình diện
ngữ dụng. Trong chương ba, luận văn đi vào phân tích ngữ cảnh trong thơ, biện
pháp tăng hiệu lực tại lời và chức năng tác động của thơ.

9


NỘI DUNG
Chƣơng một
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm thơ
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người, có
phạm vi phổ biến sâu và rộng. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là
tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ
là gì? là một câu hỏi lớn. Vì thế, từ thời cổ đại các nhà hiền triết: Arixtốt, Điđơrô,

Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên... đã bàn đến những vấn đề của thơ. M. Bakhtin
nhấn mạnh sự khu biệt của cái tôi trữ tình trong thơ: “Thơ là tiếng nói độc bạch,
chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một
suy tưởng” [62, tr. 19]. R. Tago (Ấn Độ) quan niệm về thơ lại nhấn mạnh đến chức
năng giáo dục lí tưởng thẩm mĩ của thơ: “Thơ dạy người ta cảm nhận đời sống một
cách tinh tế và sâu sắc. Thơ mở rộng và nâng cao tâm hồn người đọc. Thơ giáo dục
con người về cái đẹp” [64, tr. 104]. Raxun Gamzatop lại quan niệm: “Nhà thơ
không có con mắt của nhà hiện thực sẽ vất vưởng, sống dở, chết dở. Nhưng chỉ thấy
những chuyện có thực thôi thì cũng chẳng hay ho gì hơn. Thơ phi lí chỉ dễ hiểu với
chính nhà thơ và bạn bè thân tín của anh ta, đấy là một điều đáng buồn. Nhưng thơ
duy lí quá tới mức mọi con lừa đều hiểu được thì còn đáng buồn hơn” [64, tr. 106].
Nghĩa là ông cho rằng thơ phải mang tính gợi mở, nhưng cũng không nên quá trừu
tượng vì người đọc khó cảm thụ.
Bên cạnh những quan niệm của các tác giả nước ngoài, các tác giả Việt Nam
cũng có những quan niệm khác nhau về thơ. Tùy từng cái nhìn, sự soi chiếu trên
từng mặt, khía cạnh, đặc điểm mà các tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau.
Các nhà thơ, những người trực tiếp cầm bút sáng tác thơ lại có quan niệm khác. Nhà
thơ Tố Hữu cho rằng: “Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống; thơ là cái nhụy của
cuộc sống; thơ là tiếng nói tri âm; thơ là chuyện đồng điệu” [48, tr. 432]. Nhà thơ
Lưu Trọng Lư trên Tạp chí văn nghệ (1961) số 48, tháng 5 lại quan niệm “Thơ là sự
sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống”. Với nhà thơ Hoàng Cầm, thơ lại
được chú ý ở việc cảm nhận ý nghĩa mỹ học “Thực chất giá trị của một bài thơ là

10


vẻ đẹp và mỹ cảm mà nó mang lại cho người đọc. Không có vẻ đẹp, không còn thơ
nữa, chỉ là cái xác không hồn, chỉ còn một bài giáo huấn nôm na, khô khan hay
những câu vè ghép vần mà thôi” [6, tr. 357].
Các nhà lý luận, phê bình lại có cái nhìn khác về thơ. Lê Hữu Trác nhấn

mạnh: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải
nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị” [64, tr. 106]. Mã Giang Lân lại quan
niệm Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố ý - tình - hình nhạc. Phạm Quang Trung trong “Thơ trong con mắt người xưa” viết “Thơ là tình,
nhưng là tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể
làm nên những vần thơ tuyệt bút” [99, tr. 27]. Đặng Tiến trong Vũ trụ thơ lại cho
rằng “Thơ là một ngôn ngữ tự lấy mình làm đối tượng” [77, tr. 12]. Ông quan niệm
“Nguồn thơ nào mà không mang ít nhiều nhan sắc của phôi pha, nếu bản chất của
thơ không phải chính là di tích của phôi pha…” [77, tr. 135]. Nhà phê bình Hoài
Thanh quan niệm: “Thơ là sự thể hiện những rung động chân thành, sâu xa, mãnh
liệt của nhà thơ về con người và cuộc sống” [81, tr. 17]. Vì vậy, ông cho rằng bình
thơ là lao động nghệ thuật nghiêm túc, vất vả, nhưng cũng là một cái nghiệp rất vui,
những chuyến đi say người và bổ ích; là cảm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ rồi truyền
nó cho người đọc, người nghe; là cảm hiểu thơ bằng sức mạnh tổng hợp của vốn
văn hóa, kinh nghiệm và trực cảm của người bình… Muốn gặt hái được một cách
hiệu quả công việc phức tạp, tinh tế, lắm chuyện phiền ấy, người bình cần tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của bạn đọc, cần học tập và rèn luyện suốt đời… nhưng
cái chính là phải sống bằng những tình cảm cao đẹp.
Các nhà ngôn ngữ cũng đưa ra những quan niệm về thơ. Phan Ngọc trong bài
“Thơ là gì” quan niệm “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt
người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ
chức ngôn ngữ này” [64, tr. 107]. Nguyễn Hữu Đạt trong “Ngôn ngữ thơ Việt Nam”
lại nêu quan niệm “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức
ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật
phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát
nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” [21, tr. 52].

11


Như vậy, có thể khẳng định có rất nhiều các khái niệm về thơ. Mỗi tác giả

đứng từ một góc nhìn khác nhau mà soi chiếu, cảm nhận, từ đó đưa ra những quan
niệm thơ khác nhau. Nhưng tựu chung lại là thơ được nhìn từ hai góc độ hình thức
thơ và nội dung thơ. Có quan niệm thiên về hình thức, cho rằng hình thức là cái
quan trọng của thơ. Nhưng cũng có quan niệm lại cho rằng thơ quan trọng là ý, là
tứ, là nội dung. Phần lớn các quan niệm cho rằng thơ là sự tổng hòa cả nội dung và
hình thức. Không thể có một tác phẩm thơ hay khi chỉ chú trọng vào một trong hai
mặt đó. Đây là quan niệm đúng đắn. Thơ hay phải hay cả nội dung và hình thức.
Nội dung phải ẩn trong hình thức và hình thức phải thể hiện được nội dung.
1.2. Ngôn từ thơ
1.2.1. Ngôn từ - chất liệu duy nhất để xây dựng hình tượng của văn
chương
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), “ngôn từ là ngôn
ngữ được nói hay viết thành văn”. Có thể nói, tất cả các loại hình nghệ thuật, kể cả
văn chương, đều thống nhất ở một điểm cơ bản là phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng. Hình tượng của nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc là có tính chất tĩnh
và chiếm một khoảng không gian nhất định; hình tượng của nghệ thuật âm nhạc,
điện ảnh… có tính chất động và diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định…
Hình tượng của các loại hình nghệ thuật khác nhau vừa có những điểm tương đồng,
lại vừa có những nét khác biệt. Sự khác nhau đó bởi chính là ở đặc trưng của chất
liệu xây dựng nên hình tượng nghệ thuật của chúng. Chất liệu màu sắc, đường nét
của hội họa khác hẳn chất lượng âm thanh của âm nhạc, hình khối của điêu khắc.
Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương khác xa với màu sắc, âm thanh,
đường nét, hình khối của các nghệ thuật kia.
Ngôn từ là ngôn ngữ đã được nói hay viết thành văn là chất liệu cấu tạo nên
các hình tượng văn chương. Vì thế mà ngôn từ đã tạo nên những hình tượng trong
văn học dân gian (văn nói) và trong văn học viết (văn viết). Tuy nhiên những hình
tượng nghệ thuật do ngôn từ xây dựng nên trong từng thể loại văn học cũng có
những nét riêng biệt. Bởi ngôn từ trong văn xuôi, ngôn từ thơ, ngôn từ kịch hay
ngôn từ trong văn học dân gian cũng khác xa nhau do đặc trưng thể loại mang đến.


12


Ngôn từ thơ đã qui định tính độc đáo và đặc biệt của văn chương. Vì vậy, để tìm
hiểu về văn chương nghệ thuật, không thể không tìm hiểu đặc trưng chất liệu đã tạo
nên hình tượng văn chương.
1.2.2. Phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ
Ngôn ngữ theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), ngôn ngữ là:
“1. Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những
người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau;
2. Hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo;
3. Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng”
[69, tr. 688].
Ngôn ngữ theo 777 khái niệm ngôn ngữ học (2010), Nguyễn Thiện Giáp lại
định nghĩa: “Ngôn ngữ được dùng để chỉ phương tiện giao tiếp bằng lời của loài
người” [37, tr. 282]. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm
tàng, trừu tượng hóa khỏi bất kì một sự áp dụng cụ thể nào của chúng… Ngôn ngữ
chính là hệ thống những yếu tố và nguyên tắc có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo
các lời nói” [37, tr. 283].
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm tập thể được ra
đời trong quá trình lao động sản xuất xã hội. Nó cũng là hệ thống ký hiệu tồn tại
trong ý thức của những người cùng một dân tộc. Ngôn ngữ là nguồn dự trữ các từ
và nguyên tắc kết hợp, ngữ pháp, là một pho từ điển chung cho mọi người, mỗi cá
nhân không thể sáng tạo ra ngôn ngữ.
Lời nói là hình thức tồn tại thực tế của ngôn ngữ, là ngôn ngữ trong hành
động, là bản thân quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người và người cụ thể, nảy
sinh trong một hoàn cảnh cụ thể và bao giờ cũng biểu đạt những tư tưởng nhất định,
mang màu sắc tình cảm và khuynh hướng tư tưởng nhất định. Lời bao gồm lời nói
và lời viết, đồng nghĩa với hoạt động ngôn từ.
Như vậy, chất liệu xây dựng hình tượng văn chương không phải là ngôn ngữ

mà là ngôn từ. Chỉ có ngôn từ - yếu tố vật chất mang tính hình tượng mà cơ sở là
câu, cái có khả năng phản ánh các yếu tố của hiện thực trong một tương quan nhất
định mới là chất liệu văn chương.

13


1.2.3. Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ thơ
Có thể khẳng định ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính
đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo
tác phẩm. Và nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc
với tác phẩm.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2004), Hoàng Phê (chủ biên), “ngôn ngữ văn học
là hình thức ngôn ngữ toàn dân tộc, có hệ thống chuẩn thống nhất, được sử dụng
trong mọi lĩnh vực đời sống văn hóa, chính trị, xã hội” [69, tr. 688]. Ngôn ngữ văn
học là kết quả của sự sáng tạo tập thể, là một trong những thành tựu văn hóa chung
của dân tộc nói bằng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ văn học là nơi giữ gìn tất cả những gì
có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng
ngôn ngữ này.
“Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thơ. Do yêu cầu
thể hiện thế giới nội tâm, thế giới tinh thần, cách tổ chức ngôn ngữ của thơ khác
hẳn cách dùng lời nói của các phong cách chức năng phi nghệ thuật. Đặc trưng của
ngôn từ thơ là có tính tượng trưng, tính biểu cảm và chứa đựng sự bắt chước” [37,
tr. 307].
Có thể khẳng định ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tiêu biểu cho ngôn ngữ văn
học, bởi các đặc điểm tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính hình tượng
đều được biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ ca.
Trong thơ, các thuộc tính âm thanh như cao độ, cường độ, trường độ được lưu giữ,
truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca, làm nên tiết tấu của thơ. Các đơn vị

âm thanh như nguyên âm, phụ âm thì được lưu giữ, truyền đạt trong khi tổ chức các
quá trình loại thể, làm nên vần thơ. Trong thơ ca, hình thức tổ chức ngôn từ không
chỉ là phương tiện mà còn được coi là mục đích.
1.3. Những cơ sở lý luận ngữ nghĩa học
Ngữ nghĩa học (linguistic semantics) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên
cứu nghĩa. Không phải chỉ các đơn vị ngôn ngữ mới có nghĩa mà các hệ thống tín
hiệu khác cũng có nghĩa.

14


Ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa của một câu được xác định bởi các nghĩa
của các bộ phận tạo thành và các quan hệ cú pháp của chúng. Nghĩa của câu thường
được giải thuyết như sau: Nghĩa cơ bản của câu được xác định nhờ sự kết hợp của
các bộ phận tạo thành. Cách thuyết giải này chưa cung cấp đầy đủ thông tin mà câu
có được trong một ngữ cảnh nào đó. Các phát ngôn được tạo ra vào thời gian và địa
điểm nào đó bởi một người nào đó. Cần quan tâm đến người nói đang làm gì khi tạo
ra một phát ngôn và người nghe có thể giải thích thông điệp ấy như thế nào, dù chỉ
với mục đích nhận diện những nguyên tắc chung của phát ngôn hơn là giải quyết
các tình huống thực tế.
Truyền thống ngôn ngữ học coi ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu: 1.
Nghĩa của các từ mà người nói đã cung cấp trong từ vựng tinh thần của chúng; 2.
Nghĩa của các câu trong đó các từ này được kết hợp với nhau; 3. Cái mà các biểu
tượng đó quy chiếu vào trong thế giới. Hiện nay người ta đã vượt qua khuôn khổ
đó, đã nghiên cứu những nguyên tắc chung về ngữ cảnh ảnh hưởng đến nghĩa như
thế nào, người nghe giải thích như thế nào cái được nói.
1.3.1. Lý luận của Jakobson về thi pháp
Văn thơ là một loại hoạt động giao tiếp, trong đó có dòng thơ kháng chiến.
Bản thân ngôn ngữ thơ, trong giao tiếp, nó cũng biểu hiện những chức năng nhất
định của mình.

Bàn về chức năng của ngôn ngữ thơ nói riêng, giới nghiên cứu thường nhắc
đến R. Jakobson (một học giả nổi tiếng của thời kì hậu cấu trúc luận).
Với hai công trình “Luận về ngữ học đại cương” và “Những vấn đề thi pháp
học”, R. Jakobson đã cung cấp một kho tư liệu gốc về lí thuyết để phát triển
phương pháp phê bình thi pháp học cấu trúc.
Ông cho rằng, mỗi chức năng ngôn ngữ lại có mối liên hệ trực tiếp với một
trong những bộ phận cấu thành của sơ đồ dữ liệu của ông mà chúng tôi đã dẫn ở
mục trên. Theo R. Jakobson (1960), trong giao tiếp, ngôn ngữ có 6 chức năng theo
thứ tự tương ứng với các nhân tố giao tiếp trong sơ đồ của ông đưa ra là:

15


Biểu hiện
Biểu cảm

Thi học

Kêu gọi

Sự duy trì tiếp xúc (Đưa đẩy)
Siêu ngữ
Hình 1.1: Sơ đồ 6 chức năng theo thứ tự tương ứng với các nhân tố trong sơ
đồ giao tiếp của R. Jakobson.
(Nguồn: Bài “Ngôn ngữ học và thi học” Cao Xuân Hạo dịch đăng trong tạp
chí Ngôn ngữ số 14/2001)
- Quy chiếu (nhận thức, biểu nghĩa);
- Biểu cảm, yêu cầu (hướng tới người nhận);
- Duy trì (giữ hoặc cho thôi giao tiếp);
- Siêu ngữ (ngôn ngữ nói về ngôn ngữ);

- Chức năng thơ (hướng về chính bản thân thông điệp, chức năng này thống
trị trong ngôn ngữ văn học).
Trong quá trình nghiên cứu, R. Jakobson đã phát hiện phong cách chức năng
ngôn ngữ là tập hợp của một số các tiểu chức năng. Ông cho rằng, sự khác nhau
giữa các thông điệp chính là sự khác nhau giữa tôn ti và thứ bậc của các tiểu chức
năng.
a. Tiểu chức năng “biểu hiện”
Theo R. Jakobson, chức năng đầu tiên gọi là chức năng “biểu hiện” hay “nhận
thức”. Đây là chức năng chủ yếu trong nhiệm vụ của rất nhiều loại thông điệp.
b. Tiểu chức năng “biểu cảm”
Tiểu chức năng này, trong ngôn ngữ tập trung vào người nói (thể hiện thái độ
đối với nội dung mệnh đề) nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan đến cái đang
được nói đến. Vì vậy, chức năng này rất quan tâm đến tình thái của phát ngôn. Chức
năng biểu cảm được biểu hiện bằng cách thay đổi sắc thái biểu cảm trong những
tình huống khác nhau.

16


c. Tiểu chức năng “kêu gọi”
Chức năng này hướng về người nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểu nhất là
hô cách và mệnh lệnh thức. Những câu mệnh lệnh khác hẳn với câu khẳng định.
Các câu khẳng định có thể kiểm điểm được tính chân ngụy, có thể đúng hay không
đúng còn với các câu mệnh lênh người nghe có thể làm hay không làm.
Trên cơ sở ba chức năng: biểu hiện, biểu cảm và kêu gọi, R. Jakobson đề
xuất thêm một vài chức năng phụ trợ khác mà theo ông thì những chức năng đó là:
siêu ngữ, duy trì sự tiếp xúc và chất thơ.
d. Tiểu chức năng “ siêu ngữ”
Về chức năng siêu ngữ, theo ông, trong logic người ta phân biệt hai cấp độ
của ngôn ngữ là “ngôn ngữ đối tượng” nói về các sự vật, và “siêu ngữ” nói về bản

thân ngôn ngữ. Bất kì ngôn ngữ nào cũng phải lấy nó để thông báo, giải thích cho
chính nó, hay, khi nào người ta dùng ngôn ngữ để giải thích, mô tả chính ngôn ngữ
thì lúc đó người ta đang sử dụng chức năng thứ ba - chức năng siêu ngữ.
Siêu ngôn ngữ là việc người gửi và người nhận phải cùng kiểm tra xem hai
người có đang ở cùng một mã giao tiếp không, câu nói của họ có được hướng vào
tín mã không.
Trong giao tiếp, nếu tỉ lệ biểu hiện của những siêu ngữ càng cao thì khoảng
cách giữa hai người càng lớn, hoặc, đó là biểu hiện của sự phá vỡ mối quan hệ.
e. Tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc”
Tiểu chức năng đáng chú ý khác là tiểu chức năng “duy trì sự tiếp xúc” hay
nói cách là tiểu chức năng tác động. Tiểu chức năng này có tác dụng liên kết người
nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho sự giao tiếp luôn liên tục.
Tiểu chức năng tác động thể hiện qua hành động ngôn từ với các hành động
như: thỉnh cầu, van xin, sai khiến, động viên...tùy cương vị của người nói với người
nghe. Nếu theo lí luận của ngữ nghĩa học cú pháp hiện đại thì tác động này có tính
xuyên ngôn. Nó có thể gây ra hiệu ứng tâm lí ở người nghe không chỉ về mặt ngữ
pháp, ngữ nghĩa mà còn có nhiều liên hệ với cảm xúc và chất thơ.
f. Tiểu chức năng “tính thơ”
Tiểu chức năng cuối cùng là “tính thơ”. Đây là chức năng mà R. Jakobson đã
nhấn mạnh và phân tích nhiều trong lí luận về ngôn ngữ thi ca của ông. Theo ông,

17


×