Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đảng bộ huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015: Luận văn ThS. Nhân văn khác: 602203

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ ĐỨC TRỌNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂN YÊN (TỈNH BẮC GIANG)
LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ ĐỨC TRỌNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂN YÊN (TỈNH BẮC GIANG)
LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành

: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 60220315


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Ngọc Lƣơng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của riêng tôi. Các tài liệu
và số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu
sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Ngƣời viết cam đoan

Vũ Đức Trọng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên văn

BCH

Ban chấp hành

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

HTX

Hợp tác xã

KH – CN

Khoa học và công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KTNN

Kinh tế nông nghiệp


NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp: là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành:
trồng trọt, chăn ni, sơ chếnơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao gồm cả
lâmnghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền
kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi
công nghiệp chưa phát triển.
Kinh tế nông nghiệp: là tổng thể quan hệ sản xuất trong nơng nghiệp,
biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu
dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi,
phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với tồn bộ nền
nơng nghiệp.
Nơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của nhiều quốc gia.Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế nông nghiệp
(KTNN) “là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” đối với sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của KTNN, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương nhằm phát triển KTNN và đã đạt được những thành tựu to
lớn, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, tạo tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đặc biệt, trước yêu cầu của
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cần tiếp tục phát triển nông nghiệp
theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế.
Tân Yên cũng là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang, từ khi
thành lập (6/11/1957) đến nay, Đảng bộ huyện Tân Yên đã lãnh đạo nhân dân
tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Những thành quả
đạt được là một minh chứng về vai trị lãnh đạo tồn diện của Đảng bộ huyện
Tân Yên trong xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng.
1


Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm trước đổi mới, huyện
Tân Yên lâm vào tình trạng lương thực, thực phẩm thiếu thốn không đáp ứng
đủ nhu cầu của nhân dân, sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng
khởi xướng, Đảng bộ huyện Tân Yên đã tích cực triển khai cụ thể hóa thành
các chương trình mục tiêu cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương,
bước đầu tháo gỡ được những khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
KTNN đã góp phần đưa Tân Yên từng bước khởi sắc và phát triển. Thu nhập
và đời sống của nông dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, một số vấn đề kinh tế đang nảy sinh đòi hỏi Đảng bộ Tân
Yên phải tiếp tục có những chủ trương nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, đáp
ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhất là trong
điều kiện hiện nay, vấn đề an ninh lương thực được coi là rất quan trọng trong
bối cảnh diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp do nhu cầu phát triển công
nghiệp, dịch vụ, giao thơng vận tải, các cơng trình phúc lợi, cùng với đó là
thiên tai, biến đổi mơi trường… Trong xu thế hội nhập, mở cửa, biến
hàngnông nghiệp thành sản xuất hàng hóa, chế biến nơng sản, thu hút nhiều

vốn đầu tư. Bên cạnh đó KTNN của huyện Tân n cịn hạn chế, lạc hậu cả
về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý, điều kiện thời tiết, thiên tai cịn
có nhiều ảnh hưởng xấu…
Tổng kết, đánh giá một cách khách quan khoa học vai trò của Đảng bộ
huyện Tân Yên trong việc thực hiện đường lối phát triển KTNN của Đảng.
Trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một
số kinh nghiệm nhằm phát triển KTNN theo hướng CNH, HĐH của huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, trong những năm tới là việc làm có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn quan trọng.
Với các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Tân Yên (tỉnh
Bắc Giang) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nơng nghiệp nói chung và KTNN nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ
chức, các nhà khoa học. Cụ thể:
2.1.1. Các cơng trình khoa học đề cập đến những vấn đề chung về
nông nghiệp
GS.Bùi Huy Đáp và GS.Nguyễn Điền có cuốn “Nơng nghiệp Việt Nam
bước vào thế kỷ XXI”, Nxb. Hà Nội, Năm 1998.Cuốn sách khái quát những
thành tựu của nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XX, phân tích những thách
thức và tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI.Trên
cơ sở đó nêu lên những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp để
xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững trong thế kỷ XXI.
Tác giả Vũ Oanh có cuốn “Nơng nghiệp và nơng thơn trên con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”Vũ Oanh, NXB

Chính trị quốc gia, 1998. Tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề có tính lý
luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, được thể hiện qua
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển
KTNN và nông thôn. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên những kinh nghiệm
có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách nói trên, nhất
là từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý KTNN.
PGS. Nguyễn Cúc có cuốn “Tác động của Nhà nước đối với q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách đã đi sâu phân tích vai trị của Nhà nước trong
việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Tác giả Lê Huy Ngọ - Nguyễn Ngơ Hai (chủ biên) có cuốn “Con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở Việt Nam”, Hà
Nội,NXB Chính trị quốc gia, 2002.Cuốn sách đã giới thiệu một cách khái
quát quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về CNH, HĐH
3


nông nghiệp, nông thôn; giới thiệu kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ; những vấn đề đặt ra trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đề ra phương hướng và giải pháp
để phát triển KTNN trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Văn Tiêm có cuốn “Gắn bó cùng nơng nghiệp, nơng
thơn, nông dân trong đổi mới”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Năm 2005.
Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn như: những phản ánh, kiến nghị để phát triển nông nghiệp, phát triển
nông thôn; về nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; Hợp tác xã (HTX) nông
nghiệp ở nông thôn.
TS. Đặng Kim Sơn có cuốn “Kinh nghiệm quốc tế về nơng nghiệp,
nơng thơn, nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa”, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội, Năm 2008. Trên cơ sở tổng hợp phân tích vấn đề nơng nghiệp,

nơng thơn, nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa ở nhiều nước trên thế
giới, tác giả đã có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề
mang tính lý luận và thực tiễn như: vai trị của nơng nghiệp trong CNH, HĐH,
vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi
trường… trong cơng nghiệp hóa đất nước.
2.1.2. Các cơng trình khoa học đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng,
Đảng bộ địa phương về kinh tế nông nghiệp
TS. Lê Văn Lý có cuốn “Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội nước ta”.Cuốn sách đề cập nội dung phương
thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội
nước ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực nơng nghiệp.
PGS.TS Trần Văn Phóng (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế nơng nghiệp), Tạp chí giáo dục lý luận (số 11), tr.3-6.Th.s Đặng Kim
Oanh (2009), “Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ
đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 8), tr.26-30, 48. Các tác giả đã khái quát
về vị trí, vai trị của nơng nghiệp, quan điểm về phát triển nơng nghiệp của
4


Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả.
“Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh
Bắc Giang từ 1986 đến nay - thực trạng kinh nghiệm và giải phápcủa Nguyễn
Khắc Chính, Luận văn thạc sĩ nơng nghiệp của Đặng Văn Tăng, “Nghiên cứu
ảnh hưởng một số biện pháp hóa học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành
quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang”, Trường Đại học
nông nghiệp, Hà Nội, 2011.
Các luận án, luận văn khoa học cũng được nghiên cứu khá nhiều. Như:
“Đảng Cộng sản Việt Nam lănh đạo sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn từ 1991 - 2002”, Luận án tiến sĩ lịch sửcủa Lê Quang

Phi, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006; “Đường lối phát triển nông
nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986 - 2006”, luận văn thạc sĩ
lịch sửcủa Lê Thị Thu Hương, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội, 2008;
“Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở Tân Yên - Bắc Giang hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ của Giáp Ngọc Giang.
Các cơng trình khoa học đã tập trung phân tích một cách sâu sắc vị trí,
vai trị của KTNN đối với sự phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng nơng
nghiệp, nơng thơn của nước ta; tính tất yếu và cách thức tiến hành CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, chưa nghiên cứu chuyên sâu các vấn
đề liên quan đến công tác lãnh đạo của Đảng trong phát triển KTNN.
Đặng Hồng Sơn (2015), Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) thế kỷ XIX.Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm Thái Nguyên. Nguyễn Thành Lam (2013), Phát triển hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến 2020.Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thế Huy (2014), Nghiên cứu
giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện Tân Yên - tỉnh Bắc
Giang, Nguyễn Ngọc Nghĩa, (2011), Phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), luận văn thạc sĩ, Đại
5


học Nơng nghiệp, Hà Nội. Cuốn “Địa chí Tân n”, Năm1990, Nxb Văn hóa
Thơng tin,khái qt về lịch sử truyền thống văn hóa, con người huyện Tân
Yên, giúp cho tác giả có được cái nhìn, tổng qt về vùng đất địa hình này.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên” (1930 - 2010) [16], Nxb Chính
trị - Hành chính, năm 2010đã tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Tân Yên từ năm 1937 - 2010; trong đó có lãnh đạo kinh tế nông nghiệp.
Các cuốn sách và đề tài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tình hình nông
nghiệp của huyện Tân Yên, đánh giá thực trạng nông nghiệp và các hoạt động
nông nghiệp trong lĩnh vực của huyện.Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để

phát triển kinh tế nơng nghiệp của huyện. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về quá trình Đảng bộ huyện Tân Yên lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2006 đến năm 2015.
2.2. Những kết quả nghiên cứu luận văn có thể kế thừa và những
vấn đề luận văn cần tiếp tục giải quyết
2.2.1. Những kết quả nghiên cứu luận văn có thể kế thừa
Những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã cung cấp nhiều
tư liệu cho việc tiếp tục nghiên cứu của học viên về sự lãnh đạo của Đảng,
Đảng bộ địa phương về KTNN, gợi mở cho tác giả những hướng tiếp cận,
những định hướng nghiên cứu quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn
đề thuộc về nội dung luận văn, như:
- Những nét cơ bản về thực trạng nơng nghiệp, KTNN ở Việt Nam nói
chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nói riêng trước năm 2006 và giai đoạn
sau năm 2006, cả thành tựu, hạn chế.
- Những yêu cầu đặt ra trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tân
Yên về KTNN trước yêu cầu mới; những quan điểm, chủ trương của Đảng,
đảng bộ địa phương; những đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015.
- Một số gợi ý, kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm đổi
mới, nâng cao năng lực, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên
đối với KTNN…
6


2.2.2. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục giải quyết
- Giải quyết vấn đề theo góc độ là luận văn thạc sĩ lịch sử chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trình bày một cách hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng
bộ địa phương về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015.
- Khôi phục một cách chân thực quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng

bộ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015 theo
đúng tiến trình lịch sử đã diễn ra, bằng những tư liệu phong phú, tin cậy.
- Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân, đúc kết các kinh nghiệm chủ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2015 để vận dụng vào
thực tiễn trong giai đoạn hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang)
lãnh đạo KTNN từ năm 2006 đến năm 2015.Qua đó rút ra nhận xét và đánh
giá sự lãnh đạo của Đảng bộ về kinh tế nông nghiệp giai đoạn từ năm 2006
đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về KTNN.
- Hệ thống hóa chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, huyện
Tân Yên về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015.
- Phục dựng lại một cách khách quan tiến trình lịch sử sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang về KTNN từ năm 2006 đến năm
2015 qua hai giai đoạn 2006 - 2010; 2011 - 2015.
- Đưa ra nhận xét và rút ra kinh nghiệm về sự lãnh đạo của đảng bộ
huyện Tân Yên.

7


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên (tỉnh Bắc
Giang) về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) về KTNN từ năm 2006 đến năm 2015, tiếp
cận các tiểu nghành: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
tác động đến kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Yên.
Về phạm vi thời gian: Từ 2006 đến năm 2015
Về không gian: Địa bàn huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang).
5. Cơ sở lý luận
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vai trị, vị trí của nơng nghiệp
trong đời sống xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp
hai phương pháp đó.Các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh… cũng được chú trọng sử dụng ở mức độ cần thiết.
5.3. Nguồn tài liệu để thực hiện đề tài
- Các Văn kiện của Đảng và Nhà nước từ năm 2006 đến năm 2015có
liên quan trực tiếp đến KTNN.
- Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Bắc Giang; huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tân Yên về kinh tế
nông nghiệp.
- Các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học qua các chuyên
khảo, bài đăng tạp chí, luận án, luận văn có đề cập trực tiếp hoặc liên quan
đến đề tài đã được công bố.
8


6. Đóng góp của luận văn
- Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, luận văn hệ thống hóa quan điểm,

chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) về KTNN từ năm 2006 đến
năm 2015.
- Cung cấp một cách hệ thống, phong phú những tư liệu, sự kiện cơ bản
về quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Tân Yên về KTNN từ năm
2006 đến năm 2015 qua hai giai đoạn: 2006-2010; 2011-2015.
- Nhận diện một cách khách quan những kết quả đạt được và những hạn
chế khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên về
KTNN, luận giải nguyên nhân về những ưu điểm, hạn chế và đúc rút ra một
số kinh nghiệm, phục vụ quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những
năm tiếp theo của Đảng bộ huyện Tân Yên.
7. Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc Luận văn gồm 3
chương, 6 tiết.

9


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TÂN YÊN
VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Tân Yên về kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội
Huyện Tân Yên là một huyện hình thành tương đối muộn so với các
huyện khác trong tỉnh, là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, xưa kia thuộc
miền hạ của Phủ Yên Thế. Ngày 06 tháng 11 năm 1957, Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra
Nghị định số 523/TTg chia huyện Yên Thế thành hai huyện Tân Yên và Yên
Thế. Trước thời điểm ấy Tân Yên là phần đất phía Nam của huyện Yên Thế,

mà sử sách và nhiều người dân vẫn thường gọi là miền Yên Thế hạ.
* Về vị trí địa lý - địa hình:
Huyện Tân n nằm ở tọa độ khơng gian 106o - 106o11độ kinh Đông;
21o18 - 21o23 độ vĩ Bắc [16, tr.6].
- Phía Đơng tiếp giáp huyện Lạng Giang.
- Phía Tây tiếp giáp huyện Hiệp Hịa.
- Phía Nam tiếp giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang (tỉnh
Bắc Giang).
- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình (tỉnh Thái Ngun) và huyện n Thế.
Tân n có diện tích đất tự nhiên là 203,8km2. Ở phía Đơng của huyện,
sơng Thương chảy gần như theo hướng Bắc - Nam là ranh giới tự nhiên với
huyện Lạng Giang. Huyện cũng có 1 con đường quốc lộ chạy theo hướng Bắc
- Nam và hai đường tỉnh lộ chạy qua theo hướng Đông - Tây.
Tân Yên là một tiểu vùng chuyển tiếp của vùng núi Việt Bắc và Đông
Bắc với vùng Châu thổ sông Hồng. Đặc điểm trên làm cho huyện Tân n có
địa hình đồi núi thấp thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với độ cao
10


trung bình là 10 - 15 m so với mặt biển. Điểm cao nhất là núi Đót 221,88m
thuộc xã Phúc Sơn nằm ở cực Tây Bắc, điểm thấp nhất là cánh đồng Chủ 1m
so với mặt biển ở xã Quế Nham.Cứ 1 km địa hình trung bình hạ bớt độ cao
thêm 1m. Đặc điểm địa hình và tính chất tiểu vùng chuyển tiếp của huyện về
cơ bản được quy định bởi quá trình phát triển địa chất lâu dài và phức tạp do
sự vận động kiến tạo của vỏ trái đất cách ngày nay từ vài trăm triệu năm.
“Chúng biểu hiện rõ rệt trong cấu trúc địa chất của tỉnh từ kỷ tri át cổ với các
trầm tích mới thuộc thế hệ tồn tân”.
Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Tân Yên như một yếu tố quan
trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế
của huyện nói chung.

* Về hành chính:
Trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay Tân n có
22 xã gồm: xã An Dương, Cao Xá, Cao Thượng, Ngọc Lý, Đại Hóa, Lam
Cốt, Lan Giới, Liên Sơn, Liên Chung, Nhã Nam, Ngọc Vân, Ngọc Thiện,
Ngọc Châu, Tân Trung, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quế Nham, Quang Tiến, Song
Vân, Việt Lập, Việt Ngọc, Hợp Đức, và có hai thị trấn là Cao Thượng và Nhã
Nam. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Cao Thượng.
* Về địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, sơng ngịi, giao thơng:
Thổ nhưỡng:
Tân n có diện tích trên 20.332 ha, có 2 loại đất chính hình thành từ 2
nguồn gốc: loại đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và loại đất hình
thành do phù sa sơng bồi tụ. Căn cứ vào nguồn gốc, trên đất Tân Yên nổi rõ 3
nhóm đất: nhóm đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đơng Bắc
của huyện, chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phù sa cũ bạc màu
nằm ở phía Tây Nam của huyện, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên, nhóm
đất phù sa có địa hình thấp trũng nằm ở phía Đơng Nam, chiếm 10% tổng
diện tích đất tự nhiên [16, tr.8].
Khí hậu:
Tân Yên bị quy định bởi địa hình tốn tính, nó vừa mang tính chất nhiệt
đới nóng ẩm, vừa mang tính chất á nhiệt đới.Chế độ nắng và bức xạ phong
11


phú.Hằng năm nhiệt độ trung bình 22,9oC.Khí hậu có hai mùa tương đối rõ
rệt.Mùa hè gió Đơng Nam, và mùa Đơng gió Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa
trung bình cả năm là 1594 mm. Do vị trí của huyện nằm ở khá sâu trong nội địa
nên các cơn bão phần lớn bị núi chắn bớt nên làm yếu đi và ít gây ra những tác
hại lớn. Với những điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm trên, Tân
Yên có điều kiện trồng trọt nhiều vụ trong năm, phát triển chăn nuôi, áp dụng
đa dạng cơ cấu cây trồng và thời vụ của một huyện nông nghiệp.

Nguồn nước:
Tân n có sơng Thương, hệ thống nơng giang sơng Cầu và một hệ
thống suối, ngịi nhỏ chảy qua. Sơng Thương được phát nguồn từ phía Nam
tỉnh Lạng Sơn, dài 175 km chảy qua huyện ở đoạn trung lưu dài 16km, lịng
sơng mở rọng từ 70m đến 100m, qua địa phận 3 xã là Hợp Đức, Liên Chung,
Quế Nham. Hệ thống nông giang sông Cầu được đưa vào sử dụng từ năm
1929 gồm có kênh chính đoạn chảy qua Tân n từ kè Lữ Vân đến Điếm
thôn dài 25,8 km, và với 9 kênh cấp 2, 50 kênh cấp 3 dài 744km cung cấp
nước cho 5574 ha, chiếm 56,6% diện tích đất trồng của huyện trong một vụ.
Tồn huyện có 77 hồ lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Đá Ong dung tích 7 triệu m3
nước, diện tích mặt nước có khoảng 400 ha. Lượng nước phân bổ trong năm
không đều, về mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. Sơng
ngịi, hệ thống nơng giang của huyện Tân n là một yếu tố rất cơ bản và
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và vận tải đường thủy, tuy nhiên việc sử
dụng vào các lĩnh vực vận tải chưa được khai thác hết tiềm năng [52, tr.7-8].
Giao thông:
Huyện Tân Yên có các tuyến đường giao thơng thủy và bộ là:
- Đường 398 từ thành phố Bắc Giang đi thị trấn Cao Thượng, thị trấn
Nhã Nam, ngược lên Cầu Gồ (Yên Thế).
- Đường 295 nối thị trấn Vôi (Lạng Giang) qua thị trấn Cao Thượng
đến thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) qua cầu Vát sang quốc lộ 3 đi Hà Nội, theo
đường 35 sang Kim Anh, Đa Phúc, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
12


- Đường 294 nối thị trấn Kép (Lạng Giang) qua Bố Hạ, Nhã Nam sang
Lữ Vân, cầu Ca (Thái Nguyên).
- Đường 298 từ Đình Nẻo (Liên Sơn) đi Việt Yên ra quốc lộ 1A đi
Hà Nội.
- Đường 297 từ Cầu Treo Lữ Vân (Phúc Sơn) đi qua xã Lam Cốt Việt Ngọc.

- Tuyến giao thông thủy sông Thương qua địa phận Tân n góp phần
vận chuyển lưu thơng hàng hóa.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng Tân Yên không có đường giao
thơng quan trọng quốc gia chạy qua.
Điều kiện tự nhiên Tân Yên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp như: Trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau và
phát triển chăn nuôi để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm làm hàng hóa và
phục vụ đời sống nhân dân. Các hoạt động kinh tế khác như giao thông vận
tải, tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và
dịch vụ đều có cơ sở của điều kiện tự nhiên đảm bảo và cần hoạch định trong
những thập niên tới để xây dựng và phát triển.
Mặt khác, chúng ta cũng nhận thức rõ những mặt không thuận lợi của
điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý: khơng có đường giao thông quan trọng
của quốc gia chạy qua, thảm rừng tự nhiên của những năm gần đây khơng cịn
nữa, kéo theo sự thu hẹp và mất hẳn nhiều loại động thực vật. Thổ nhưỡng
ngày càng bị xói mịn, lượng mưa phân bổ không đều trong năm, nguồn nước
mới chỉ đủ cung cấp cho 62% diện tích đất canh tác.Đó là những khó khăn đặt
ra cho Tân Yên thực hiện công tác điều tra quy hoạch cơ bản, ưu tiên cho việc
giữ gìn và bồi đắp tự nhiên trong thế kỷ mới.
* Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội:
Về dân số:
Theo tổng điều tra năm đầu tách huyện (6/11/1957) dân số của huyện là
56.806 người.Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số của
13


huyện là 158.547 người.Năm 2010 là 158.547 người. Như vậy sau hơn 50
năm thành lập huyện (1957 - 2010) dân số đã tăng trên 10 vạn người. Bình
quân mỗi năm tăng khoảng trên 2 nghìn người.
Biểu đồ thống kê dân số trung bình và mật độ dân số các xã, thị trấn năm 2010

TT

Xã, thị trấn

Dân số (ngƣời)

Mật độ/km2

1

Song Vân

8430

1067

2

Ngọc Vân

7751

669

3

Ngọc Lý

6492


710

4

Ngọc Châu

6265

669

5

Ngọc Thiện

12577

923

6

Cao Xá

10510

688

7

Quang Tiến


5190

942

8

Đại Hóa

4042

879

9

Lan Giới

3289

618

10

Việt Ngọc

8117

1006

11


Lam Cốt

6590

723

12

Phúc Sơn

5106

883

13

Tân Trung

7161

731

14

Liên Sơn

5002

659


15

An Dương

6155

536

16

Nhã Nam

4646

1085

17

Việt Lập

85487

590

18

Cao Thượng

6065


881

19

Hợp Đức

6412

693

20

Quế Nham

93251

924

21

Liên Chung

7076

574

22

Phúc Hòa


6275

572

23

Thị Trấn Cao Thượng

5497

2209

24

Thị trấn Nhã Nam

2641

2077

Mật độ dân số trung bình của huyện là: 774 ngƣời/km2
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên năm 2010)

14


Dân tộc:
Tân Yên là vùng đất hợp cư. Năm 2012, người Kinh chiếm đa số, còn
các dân tộc khác bao gồm: người Tày có 987 người, người Nùng có 651 người,
người Dao 33 người, Cao Lan 32 người, Sán Chí 11 người, Sán Dìu 23 người,

người Hoa 54 người, các dân tộc khác 114 người (tổng số có 1905 người).
Về lao động:
Thời điểm cuối năm 2010 tổng lao động quy đổi: 94.088 người bằng
62,3% dân số. Lao động ở nông thôn: 89.376 người bằng 59,2% dân số. Lao
động ở thị trấn, thị tứ: 4762 người bằng 3,1% dân số.
Chất lượng lao động: số người cử nhân kỹ thuật là 7219 người bằng
7,67%; lao động trình độ sơ cấp là 8015 người bằng 7,56%; lao động có trình
độ cao đẳng, đại học là 8996 người bằng 9,25%; số lao động chưa qua đào tạo
là 63.038 người bằng 67%.
Tân Yên có nguồn lao động dồi dào xong chất lượng còn ở mức thấp,
nhất là trong khu vực nông thôn, số lao động chưa có việc làm thường xuyên
ở mức trên 1,2% (Trên 1000 lao động) [52, tr.13-14].
Truyền thống lịch sử:
Tân Yên là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử đã tạo cho mảnh đất và con người nơi đây những giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp.Ở thời kỳ lịch sử nào của đất nước, nhân dân Tân
Yên cũng sát cánh cùng nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống ngoại
xâm. Đặc biệt là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với bản cương lĩnh
chính trị đúng đắn và sáng tạo nhân dân Tân Yên đã đoàn kết trên dưới một
lòng dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân
dân Tân Yên đã kiên cường đấu tranh cùng nhân dân cả nước, đấu tranh giành
chính quyền cách mạng và tiến hành hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng bộ chính quyền và nhân dân
huyện Tân n đã khơng ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê hương
15


đất nước và đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã
hội, góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên đối
với việc phát triển kinh tế nơng nghiệp
Những thuận lợi: Tân n có tài nguyên đất đa dạng, phong phú, khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn nước tưới tiêu chủ động tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Sự đa dạng về thổ nhưỡng và
truyền thống canh tác lâu đời của nhân dân là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nông nghiệp với đa dạng các loại sản phẩm, chất lượng tốt, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.
Tân Yên có nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động
chiếm 62,3% (2010) tổng dân số, nguồn lao động có khả năng tiếp thu nhanh
khoa học kỹ thuận và tiếp cận sản xuất hàng hóa. Đây là điều kiện thuận lợi,
tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cuối huyện.
Những khó khăn: Tân n là huyện có địa hình phức tạp bao gồm cả
vùng chiêm trũng, vùng đồi gò và vùng núi, độ dốc cao, trong khi đó hệ thống
thủy lợi ở một số nơi được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp hiệu quả tưới tiêu
thấp, chi phí sản xuất lớn. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn
thấp, số lao động chưa qua đào tạo và khơng có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ
cao, chưa thu hút được lao động, dẫn đến tình trạng lao động bỏ đi làm ăn theo
thời vụ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó là q trình đơ thị hóa ngày càng lớn,
dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Số cán bộ có trình độ chun
mơn chưa sâu, cán bộ quản lý chưa năng động đã dẫn đến nhiều yếu kém.
1.1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Tân Yên lãnh đạo kinh tế nơng
nghiệp trước năm 2006
Thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (12/1986), Đảng bộ huyện Tân Yên đã lãnh đạo nhân dân khai thác
ngày càng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Sau 30 năm
16



thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế nông nghiệp huyện Tân Yên đã đạt
được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ cho
giai đoạn tiếp theo. Các thành tựu đó được thể hiện trên nhiều mặt.
Các mục tiêu kinh tế do các Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII
(1996), XVIII (2001) đề ra đều đạt, một số mặt có bước tăng trưởng khá,
nền kinh tế dần đi vào thế ổn định. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc
năm 2006 đạt 77196 tấn, tăng 11% so với kế hoạch. Nhịp độ tăng trưởng
bình quân hàng năm là 11,1%. Việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản được huyện đầu tư chú trọng. Chương trình sản xuất nơng nghiệp theo
hướng hàng hịa đã được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
(1996) đã tạo ra bước ngoặt về phát triển nơng nghiệp. Cấp ủy, chính quyền
từ huyện đến cơ sở đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp: chuyển đổi
diện tích, dồn điền đổi thửa, áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật
thâm canh, tăng năng suất cây trồng, có cơ chế chính sách về trợ giúp giống,
vốn, khuyến khích các hộ nơng dân. Đến năm 2005 đã chỉ đạo chuyển đổi
được 1030 ha diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang sản xuất khác có hiệu quả
kinh tế cao hơn [12, tr.2].
Trong đó, chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp cấy lúa 460ha,
chuyển sang trồng mầu hàng hóa (lạc, dưa các loại, rau mầu thực phẩm) 280
ha , chuyển sang trồng cây ăn quả 290 ha. Chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi
ruộng xong ở 129 thơn, chiếm 35% số thơn có ruộng cần đổi. Đã tập trung chỉ
đạo xây dựng, hình thành một số vùng sản xuất tập trung: vùng nuôi thủy sản
ở các xã vùng trũng, vùng sản xuất lạc đông làm giống ở các xã khu vực trung
tâm, vùng sản xuất rau quả thực phẩm gắn với chế biến xuất khẩu ở nhiều xã,
vùng vải thiều sớm ở các xã phía Đơng của huyện. Đặc biệt, đã chỉ đạo xây
dựng được 33 cánh đồng sản xuất tập trung quy mô từ 3 ha trở lên, cho thu
nhập từ 50-80 triệu đồng/ha/năm, đưa tổng số diện tích cho thu nhập trên 50
triệu đồng /ha/ năm trong toàn huyện đạt 450 ha chiếm 5% diện tích đất trồng
cây hàng năm. Đã chỉ đạo hình thành được vùng sản xuất lúa có năng suất cao
17



ở những khu đồng chủ động nước, góp phần đưa năng suất lúa toàn huyện đã
tăng từ 42 tạ/ha (2001) lên 49,2 tạ/ha (2005) [12, tr.3].
Phát huy thế mạnh của huyện trung du miền núi, tiếp tục chỉ đạo thực
hiện Nghị quyết 02-NQ/HU về phát triển kinh tế vườn đồi, phát triển cây ăn
quả hàng hóa có giá trị, các cấp ủy và chính quyền đã vận động, khuyến khích
nơng dân cải tạo vườn tạp, hình thành vùng cây ăn quả, đặc biện là vải thiều
sớm. Năm 2001, diện tích nhãn, vải cho sản phẩm 1.021 ha, sản lượng đạt
1.610 tấn. Đến năm 2005 diện tích nhãn, vải cho sản phẩm 1801 ha, sản lượng
đạt 4275 tấn, giá trị sản phẩm 22,3 tỷ đồng.
Trong chăn nuôi, chuyện đã chỉ đạo phát triển toàn diện cả về gia súc,
gia cầm, thủy sản, chú trọng áp dụng giống mới và đầu tư thâm canh tăng
năng suất, khuyến khích nơng dân xây dựng các mơ hình chăn ni có hiệu
quả. Chăn ni phát triển khá, giá trị sản xuất ngành chăn ni bình quân 5
năm (2001 - 2005) đạt 195,7 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 40,3% giá trị sản xuất
nông nghiệp, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10%. Sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng đạt 9.662 tấn/năm, nhịp độ tăng bình quân trong 5 năm
(2001 - 2005) là 11,7%. Huyện đã chỉ đạo xây dựng các mơ hình gia đình
ni lợn theo quy mô lớn, đạt khối lượng sản phẩm hàng hóa cao. Đến cuối
năm 2005, tồn huyện có hơn 300 hộ nuôi lợn đạt sản lượng trên 5 tấn thịt lợn
hơi/năm, hơn 400 hộ thường xuyên nuôi từ 50 - 300 con/năm. Một số trang
trạng ni lợn có quy mơ lớn, điển hình là trang trại của ơng Đào Tiến Sang ở
xã Ngọc Vân nuôi 2.400 lợn thịt, trang trại của ông Nguyễn Văn Nhân ở Cao
Xá nuôi 500 lợn thịt và 60 lợn nái ngoại [16, tr.238].
Chỉ đạo phát triển mạnh chăn ni bị thịt theo chương trình cải tạo
đàn bò. Đến năm 2005, tổng đàn bò đạt 15.713 con vượt mục tiêu đề ra tại
Đại hội XVIII (2001) là 3.713 con, trong đó bị lai Sind chiếm 29% tổng đàn
thấp hơn mục tiêu 1%. Sản lượng thịt bò xuất chuồng là 207 tấn, giá trị hàng
hóa 4,6 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện có hơn 30 hộ chăn ni bị với quy mơ

lớn từ 5 - 20 con.
18


Chăn ni gia cầm được khuyến khích phát triển mạnh, chú trọng việc
áp dụng các giống có năng suất cao, xây dựng mơ hình trang trại sử dụng các
chế phẩm thức ăn chăn nuôi tổng hợp, thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Tổng đàn gia cầm năm 2001 đạt 1,18 triệu con; năm 2005 đạt 1,32 triệu con.
Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng năm 2001: 1.482 tấn, năm 2005: 2.671
tấn. Trong huyện có 51 cơ sở ấp trứng sản xuất giống gia cầm, 1.515 hộ
thường xuyên nuôi gia cầm từ 100 con trở lên, 352 hộ nuôi 500 - 1000 con,
176 hộ nuôi từ 1000 - 2000 con, một số ít hộ ni tới 3000 con.
Về thủy sản huyện đã chỉ đạo phát triển mạnh cả về diện tích, quy mô
và mức độ đầu tư, chỉ đạo quy hoạch chuyển diện tích vùng trũng sản xuất
một vụ lúa cấy không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2001 - 2015,
diện tích ni cá đạt 725 ha, vượt mục tiêu 75 ha, sản lượng đạt 1.135 tấn.
Bình quân 5 năm (2001 - 2005 tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt
485,1 tỷ đồng. Trong đó, trồng trọt 274,3 tỷ đồng, chiếm 56,5% giá trị chăn
nuôi 195,7 tỷ đồng, chiếm 40%; dịch vụ nông nghiệp là 15,1 tỷ đồng, chiếm
3,1%. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 21,2 triệu đồng. Tổng sản
lượng lương thực bình quân đạt 73.943 tấn/năm, nhịp độ tăng trưởng bình
quân hàng năm 1,7%. Bình quân lương thực là 454,1kg/người/năm (mục tiêu
đại hội đề ra là 450kg/người/năm) [16, tr.238-239].
Về cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,
khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực, phù hợp với xu thế phát triển và
yêu cầu thị trường. Qua nhiều năm trăn trở tìm hướng đi, cách giải quyết, trên
cơ sở khảo sát quy hoạch với những chính sách kinh tế đòn bẩy, bước đầu tạo
được sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, thủ công
nghiệp dịch vụ (năm 2001 tỷ trọng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là
74,9%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản - phân phối điện năng

là 12,6%; giá trị sản xuất dịch vụ là 12,5%; đến năm 2005 tương ứng là
72,9% - 15,5% - 11,6%). Giá trị sản xuất bình quân đầu người từ 3,1 triệu
đồng năm 2000 tăng lên 3,9 triệu đồng năm 2005 [12, tr.3].
19


Như vậy bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Tân
Yên đã khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế, trong đó nơng
nghiệp là trọng tâm, với q trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, mùa vụ, giống, đổi mới kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Do đó sản xuất nơng nghiệp đạt năng suất cao, thúc đẩy nhanh q trình
xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm từ
17,73% (năm 2001), xuống còn 5,25% (năm 2004); đến năm 2005 thực hiện
tiêu chí hộ nghèo mới do Nhà nước quy định nên số hộ nghèo tăng lên là
9,322 hộ, tỷ lệ 23,38% so với tổng số hộ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành kinh tế nông nghiệp Tân Yên
còn bộc lộ những tồn tại cần khắc phục. Do thời tiết diễn biến phức tạp, hạn
hán liên tục ảnh hưởng đến sản xuất vụ mùa, vụ đông; dịch cúm gia cầm, dịch
lở mồm, long móng ở gia súc có nguy cơ bùng phát, giá cả vật tư có nhiều
biến động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế có chuyển biến nhưng chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sản phẩm nơng nghiệp có giá trị
kinh tế cao sức cạnh tranh thị trường còn hạn chế, giống lúa chất lượng cao
còn thấp. Xét trên mặt bằng chung, vị thế người nông dân Tân Yên vẫn chưa
tương xứng với sự phát triển chung của ngành, của đất nước. Thu nhập của
nông dân thấp nhất trong xã hội, yếu thế, bị động và chịu nhiều rủi ro trong
sản xuất. Lối làm ăn cá thể; thiếu kỹ năng sản xuất, thiếu thông tin thị
trường… Cơ cấu sản xuất chưa ổn định, thiếu tầm nhìn dài hạn dẫn đến hệ
quả: đa số nơng dân bị cuốn theo vịng xốy của thị trường “giá lên thì đua
nhau làm, giá xuống thì đua nhau bỏ”. Bên cạnh đó thì đa số nơng dân vẫn
khơng biết sử dụng máy móc, tận dụng Internet: áp dụng khoa học kỹ thuật để

tiết giảm chi phí, gia tăng chất lượng sản phẩm, liên kết thị trường. Việc dùng
phân gì, trồng cây gì, sử dụng thuốc trừ sâu như thế nào… hầu hết đều lệ
thuộc vào sự tư vấn từ bên ngoài. Tư tưởng làm ăn mùa vụ, cộng thêm sự tư
vấn đơi khi vì lợi nhuận, vì lợi ích cá nhân đã khiến sản phẩm nơng dân làm
ra cho người tiêu dùng và cho cả gia đình họ nhiều khi trở thành hiểm họa,
20


điều này địi hỏi phải có những biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục
những tồn tại đó.
Tất cả những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong việc lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn trước năm 2006 là cơ sở, là những
kinh nghiệm quý báu để Đảng bộ huyện Tân Yên lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế
nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
1.2.Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tân Yên về kinh tế nông
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010
1.2.1. Chủ trương của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang về kinh tế nông nghiệp
Chủ trương của Đảng:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đưa nước
ta bước vào thời kỳ đổi mới. Về căn bản, nền kinh tế nước ta đã có những
bước phát triển rõ rệt. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới ấy, nước ta đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị.Những
thành tựu đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, đã khẳng định sự
đúng đắn về đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời là điều kiện góp phần đưa
nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng (6/1996) tiếp tục nhận định nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đại hội khẳng định “Mục tiêu của
cơng nghiệp hóa là xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý” [27, tr.80]. Đại hội chỉ rõ

phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt Đại hội VIII của Đảng rất coi trọng CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn; đồng thời đề ra nội dung cơ bản của nhiệm vụ này
là: “Phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp hình thành các vùng tập
trung chun canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi” [27, tr.87].
Năm 1997, thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Hội nghị lần 4
Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (12/1997) ra Nghị quyết tiếp tục đẩy
21


×