Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

đảng bộ huyện hoài đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.47 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT
Mau mận chin, 1 quyển 110 trang
(Màu mận chín , 150 trang, 5quyển)

ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC ( TỈNH HÀ TÂY) LÃNH ĐẠO
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến
Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT
Mau mận chin, 1 quyển 110 trang
(Màu mận chín , 150 trang, 5quyển)

ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC ( TỈNH HÀ TÂY) LÃNH ĐẠO
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Ơ

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Luận văn có kế
thừa kết các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung
thêm những tư liệu hoàn toàn mới. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong các công trình khác.

Học viên: Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất với cô giáo PGS. TS Trương
Thị Tiến, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới các thầy cô trong Khoa lịch
sử đã động viên, chỉ bảo tôi trong quá trình làm luận văn. Đồng thời, tôi cũng
xin trân trọng cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, chị… đang công tác
tại Ban tuyên giáo huyện ủy, Văn Phòng huyện ủy, phòng Nông nghiệp,

phòng Thống kế, phòng Kinh tế huyện Hoài Đức và một số xã trong huyện,
các chủ trang trại đã nhiệt tình cung cấp dữ liệu để tôi hoàn thành luận văn
này.
Luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự
góp ý của các thầy cô, bạn bè, những người quan tâm đến vấn đề này để luận
văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


BẢNG VIẾT TẮT

BHYT: Bảo hiểm y tế
BKT: Ban Kiểm toán
BNN: Bộ Nông nghiệp
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
GCĐ: Giá cố định
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
KH-CN: Khoa học công nghệ
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ: Nghị quyết
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
TCTK: Tổng cục Thống kê
TNHH: Trách nhiêm hữu hạn
TTLT: Thông tư liên tịch

TW: Trung ương


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài.............................................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................... 6
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000.................................................. 7
1.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp7
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ........................................................................... 7
1.1.2 Đường lối của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây về phát triển kinh tế
nông nghiệp ............................................................................................................................ 19
1.1.3 Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp23
1.2. Chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được....................................................................... 27
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................................................... 27
1.2.2. Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất .......................................................................... 33
1.2.3. Thực hiện chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ....... 38
1.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.......................................... 41
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 44
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC LÃNH ĐẠO, ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008................... 46
2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp . 46
2.1.1. Đường lối của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây...................................................... 46



2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế
nông nghiệp .......................................................................................... 50
2.2. Chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được....................................................................... 55
2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............................. 55
2.2.2 Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức sản xuất............................................................. 64
2.2.3 Tiếp tục thực hiện công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
thuật.......................................................................................................................................... 69
2.2.4. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới ............... 71
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 78
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........................ 80
3.1. Nhận xét chung .............................................................................................................. 80
3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................................ 80
3.1.2. Hạn chế......................................................................................................................... 88
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu........................................................................................ 90
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................100


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của mọi quốc gia, dân
tộc. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp không chỉ cần thiết để tăng thêm
nguồn lương thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội, mà còn cung cấp nguyên
liệu cho phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực chính trị - xã
hội khác, là yêu cầu không thể thiếu tạo ra sự ổn định trong đời sống chính trị,
xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, là yếu tố quan trọng để bảo đảm
môi trường sinh thái.
Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đi lên CNXH, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Do đó, nông nghiệp càng có vị trí vai trò hết sức quan trọng.

Trong thời kỳ đổi mới, phát triển nông nghiệp luôn được Đảng và Nhà
nước xem “là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Đặc biệt
trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng xác định cần
phải tiếp tục đổi mới đường lối phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển
hiệu quả và bền vững, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua quá
trình hoàn thiện và đổi mới từng bước cơ chế quản lý, nền nông nghiệp Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền đề và cơ sở bước đầu
cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trước năm 2008, Hoài Đức là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Hà
Tây (cũ), vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của
Đảng khởi xướng, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã tích cực triển khai cụ thể hóa
thành các chương trình, mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế địa
phương, bước đầu tháo gỡ được những khó khăn trong phát triển kinh tế. Mặc
dù còn nhiều những hạn chế, nhưng công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế

1


nông nghiệp đã góp phần đưa Hoài Đức từng bước khởi sắc và phát triển. Thu
nhập và đời sống của nông dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, một loạt vấn đề kinh tế đang nảy sinh đòi hỏi Đảng bộ Hoài
Đức phải tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh
đạo, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhất là trong điều kiện hiện nay, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Tỉnh
Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội (01/08/2008). Nông nghiệp huyện
Hoài Đức đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Về cơ hội: nông
nghiệp Hoài Đức sẽ có thêm nhiều điều kiện để phát triển, mở rộng thị trường
xuất khẩu nông sản, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất hàng hóa, chế biến
nông sản, thu hút nhiều vốn đầu tư. Về thách thức: nông nghiệp Hoài Đức còn

hạn chế, yếu kém cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý, điều kiện
thời tiết thiên tai còn có nhiều ảnh hưởng xấu…
Trong bối cảnh đó, vấn đề tổng kết, đánh giá một cách khách quan
khoa học vai trò của đảng bộ địa phương trong việc thực hiện đường lối phát
triển nông nghiệp của Đảng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, đúc kết những
bài học kinh nghiệm nhằm giúp cho Đảng bộ huyện Hoài Đức đẩy mạnh lãnh
đạo phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong những năm tới là
việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.
Với lí do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, tác giả chọn
đề tài: “Đảng bộ huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đối với nước ta, kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan
trọng trong quá trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới.
Đảng ta cũng xác định chúng ta phải tiến hành CNH, HĐH đất nước từ ngành
kinh tế này. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận nông nghiệp
2


là đề tài có tính chất chiến lược, được các nhà lý luận, các nhà lãnh đạo, các
ngành chức năng và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên phạm vi cả nước đã
có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề ở những góc độ
khác nhau. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như:
Một là, các công trình khoa học, sách nghiên cứu về vấn đề kinh tế
nông nghiệp như: Nguyễn Văn Bính (chủ biên) (1995), Đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội: Nguyễn Sinh Cúc
(2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà
Nội; Vũ Năng Dũng (Chủ biên) (2001), Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và
thành phố, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Lê Huy Ngọ (chủ biên) (2002), Con

đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ biên)
(2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện hóa nông nghiệp và nông thôn,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Hai là, một số công trình nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hà Tây như:; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Tây, Tập IV (1975-2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Nguyễn
Thị Năm (2009), Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2005), Luận
văn thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Ba là, Một số công trình nghiên cứu trực tiếp về vai trò của Đảng bộ
huyện trong quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng như:
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức, Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân huyện Hoài Đức (1926-1945); Phạm Thị Thủy, (2010), Đảng bộ
huyện Hoài Đức lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1986 – 2000, Khóa luận
tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
3


Những công trình khoa học, sách, báo, nêu trên đã khẳng định tầm
quan trọng của xây dựng phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp,
nêu bật được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thể hiện bằng các
đường lối, chính sách phát triển kinh tế và sự vận dụng đường lối, chính sách
đó vào các địa phương cụ thể.
Đây là những tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, tiếp cận các sự
kiện lịch sử, là cơ sở để phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế của
Đảng bộ huyện Hoài Đức trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ
trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ

thống vai trò của Đảng bộ huyện Hoài Đức lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp trong những năm 1996 – 2008.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và quá trình Đảng bộ huyện Hoài Đức
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008.
Nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, đúc rút ra
một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh
tế nông nghiệp của huyện Hoài Đức từ năm 1996 đến năm 2008.
Nhiệm vụ
Hệ thống hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ huyện Hoài
Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008.
Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả của quá
trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008 của
Đảng bộ Hoài Đức.
4


Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Hoài Đức
trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hoài Đức
trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Nội dung nghiên cứu là chủ trương và các biện pháp của Đảng bộ huyện
Hoài Đức lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ năm 1996 ( thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH) đến

tháng 7- 2008 (trước khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội).
Địa bàn nghiên cứu là huyện Hoài Đức.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời
có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công
bố liên quan đến đề tài.
Phương pháp và nguồn tư liệu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít, luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điều tra
xã hội học... để trình bày làm rõ nội dung.

5


Nguồn tư liệu, luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức
và các báo cáo hằng quý, hằng năm của các sở, ban, ngành. Một số sách và
công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ
huyện Hoài Đức lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH từ năm 1996 đến năm 2008.
Nêu lên thành tựu, hạn chế của quá trình đó, bước đầu đúc rút ra một
số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoài Đức.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các ngành có liên quan, góp phần tổng kết thực tiễn thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương1. Đảng bộ huyện Hoài Đức lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000.
Chương 2. Đảng bộ huyện Hoài Đức lãnh đạo, đẩy mạnh phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2008.
Chương 3. Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu

6


Chương 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀI ĐỨC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Hoài Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm ở về phía Tây trung tâm thành
phố Hà Nội, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, Phúc Thọ;
phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp huyện Quốc
Oai, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp huyện Từ Liêm.
Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển, là một vành đai bao
quanh phía Tây và Tây Nam Hà Nội lại liền kề với Quận Hà Đông. Với vị trí
đó, địa bàn đó, Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng, là cầu nối Thủ đô
Hà Nội với nhiều miền đất nước là vùng bản lề giữa đồng bằng với miền núi.
Với lợi thế nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc lại có hệ thống
đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng
như toả đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung nên Hoài Đức là

địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Địa hình
Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa
hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2
vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng đồng được phân định
bởi đê Tả sông Đáy .
- Vùng bãi: Thuộc địa bàn của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát
Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La và Vân
7


Côn (trong đó có Vân Côn nằm trọn vẹn trong vũng bãi), địa hình vùng này
do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên địa hình có những vùng trũng
xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ. Cao độ mặt ruộng trung
bình từ 6,5 - 9,0 m có xu hướng dốc từ đê ra sông,
- Vùng đồng: Có 10 xã, thị trấn nằm trọn trong vùng đồng gồm: Thị
trấn Trạm Trôi, xã Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân
Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An Khánh, La Phù, vùng nội đồng có địa hình
tương đối bằng phẳng, cao độ mặt ruộng trung bình từ 4,0 - 8,0m, vùng trũng
xen lẫn vùng cao.
Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng một nền
kinh tế tổng hợp với sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa phục vụ cho
một vùng đô thị lớn trong nội thành tại vùng bãi. Phát triển công nghiệp dịch
vụ và phát triển các khu đô thị tại vùng đồng trong tương lai.
Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ, huyện Hoài Đức có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô
lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình
vào mùa hè khoảng trên 230C, mùa đông từ 15 -160C. Chịu ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với

biên độ giao động từ 12 - 130C. Mùa nóng từ tháng 5 - 9 với nhiệt độ nóng
nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C, mùa lạnh kéo dài
khoảng 3-4 tháng (12-2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12,1) nhiệt độ xuống
thấp <180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển
tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng ẩm nhất
là tháng 3, 4 với độ ẩm lên tới 98%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng:
1600 – 1800 mm.
8


Thủy văn
Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu
của sông Hồng, lưu vực đoạn sông chảy qua huyện có tổng chiều dài khoảng
23km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê (tả Đáy và hữu Đáy), khoảng cách từ
lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn,
khoảng 3,9km. Vào mùa kiệt đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất
nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các kênh tiêu thuộc huyện Phúc Thọ, Thạch Thất
và Quốc Oai. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy, tại
vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.
Tài nguyên và môi trường
Tài nguyên khoáng sản
Huyện Hoài Đức là khu vực khan hiếm tài nguyên khoáng sản. Hiện
nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven
sông Đáy song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao.
Tài nguyên nước
- Nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Hoài Đức được sông
Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của
sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La. Ngoài ra trên
địa bàn huyện Hoài Đức còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư

với diện tích khoảng 56ha.
- Nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về
mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng.
Trong mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước
sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của
Hoài Đức.

9


- Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình 1.600- 1.800mm trong
năm, mặc dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa
nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh
hoạt khác của nhân dân.
Môi trường sinh thái của Hoài Đức nhìn chung đang là vấn đề nhức
nhối. Với đặc thù của huyện công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, dân số
đông, nhiều làng nghề chế biến nông sản, hệ thống kênh tiêu T2 vùng đồng và
sông Đáy vùng bãi là hai hệ thống tiêu thoát nước chính của Hoài Đức song
dòng chảy ngày càng thu hẹp, ách tắc nên việc tiêu thoát nước vùng đồng
kém. Rác thải dân cư ngày càng nhiều và ô nhiễm từ chất thải các lang nghề
chế biến làm cho không khí và môi trường tại đây đã và đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đời sống của người dân tại làng nghề và dân cư quanh các
khu vực này.
Nguồn lực đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức hiện nay là 8.246,77
ha, với địa hình đồng bằng. Là địa phương nằm trong vùng châu thổ sông
Hồng nên chất đất chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất có độ phì
khá cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài
ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong số
8.246,77 ha đất, diện tích đất nông nghiệp 4.272,12 ha; chiếm 51,81% tổng

diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.917,35 ha; chiếm 47,5% diện
tích tự nhiên, còn lại một diện tích rất nhỏ khoảng 57,3 ha là đất chưa sử dụng.
Đất nông nghiệp: Với diện tích 4.272,12 ha, đất nông nghiệp của Hoài
Đức được chi làm hai vùng (vùng bãi sông Đáy và vùng đồng), trong đó:
+Vùng đồng: Chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, cây hàng năm và
nuôi trồng thủy sản. Quá trình đô thị hoá đang được đẩy mạnh trên địa bàn
huyện do vậy diện tích đất vùng đồng mấy năm trở lại đây bị chuyển đổi mục
10


đích sử dụng rất nhiều theo dự tính đến năm 2015 sẽ chỉ còn khoảng 2100 ha
đất nông nghiệp mà chủ yếu là vùng bãi.
+Vùng bãi sông Đáy: Chủ yếu được sử dụng để trồng rau, màu, cây
công nghiệp và cây ăn quả.
Đất phi nông nghiệp: Có thể thấy rằng quỹ đất này của Hoài Đức là
tương đối lớn, chiếm khoảng gần 50% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Hiện tại diện tích này đã được khai thác chủ yếu cho các công trình hạ tầng
văn hóa xã hội và công trình phát triển kinh tế. Diện tích đất chưa sử dụng
hiện nay chỉ còn khoảng 57,3 ha. Do đó quỹ đất này không còn nhiều cho việc
sử dụng trong quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng theo đúng yêu cầu về
quy mô của đô thị hiện đại.
Như vậy, xét về quỹ đất Hoài Đức là huyện có diện tích không lớn (chỉ
chiếm có 2,4% tổng quỹ đất của thành phố Hà Nội) thêm vào đó diện tích đất
chưa sử dụng hiện tại còn rất ít do đó việc phát triển Hoài Đức thành một khu
đô thị hiện tại trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phải khai thác
sử dụng một cách có hiệu quả.
Điều kiện xã hội
Dân cư
Dân số huyện Hoài Đức năm 2011 khoảng trên 193 nghìn người, mật
độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ của Hà Nội (19,7

người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng
sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay dân số huyện Hoài Đức tăng bình
quân khoảng 2,5% năm, dân số đô thị của huyện có mức tăng khá cao, đạt
5,25%/ năm. Hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là nông thôn (93% dân số).

11


Nguồn lao động
Năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,97% (92.627 người),
trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 90,81 nghìn
người với tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng số lao động
trong các ngành.
Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Hoài
Đức có chất lượng khá. Huyện Hoài Đức có điểm thuận lợi trong giải
quyết việc làm đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống (năm
2008 Hoài Đức có 12 làng nghề và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các
làng nghề, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8000 - 9000 người
lao động). Lực lượng lao động làm trong làng nghề được đào tạo thông
qua sự truyền dạy của lớp người đi trước. Số người lao động làm trong
lĩnh vực nông nghiệp bị mất đất sản xuất chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng
tương đối lớn; lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào
đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế...
Truyền thống lịch sử
Hoài Đức là một huyện anh hùng, có bề dày lịch sử lâu đời và truyền
thống cách mạng, là nơi hội tụ nhiều danh nhân văn hóa, quê hương có
phong tục tập quán phong phú. Huyện có 54 làng cổ truyền thống với 191
di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị trong đó có 78 di tích đã được
nhà nước ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố. Ngoài địa

chỉ các di tích lịch sử, Hoài Đức còn thừa hưởng nét văn hóa làng nghề với
các lễ hội đầu xuân được tổ chức hàng năm gắn với làng nghề như lễ hội
xã Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, An Thượng, An Khánh, Sơn Đồng,
Song Phương, Vân Côn... Ngoài cảnh quan thiên nhiên và lễ hội truyền
thống, trên địa bàn huyện còn có một số nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu
đời, là một nét văn hóa đẹp đang được gìn giữ và phát huy như làng nghề
12


tượng gỗ Sơn Đồng, làng nghề sản xuất bánh gai Yên Sở, chụp ảnh ở Lai
Xá - Kim Chung, hay sản xuất chế biến nông sản ở các xã Dương Liễu,
Cát Quế... Những địa chỉ làng nghề này chính là một điều kiện để phát
triển kinh tế địa phương đồng thời cũng là điểm thu hút khách du lịch tham
quan tìm hiểu nghề truyền thống.
Hoài Đức vốn là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền
thống cách mạng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm. Con người nơi đây
vốn cần cù năng động, lại chịu thương chịu khó đồng thời luôn có tinh thần
học hỏi, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đó là những nhân tố thuận lợi và
quan trọng giúp Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức vững tin theo đường
lối của Đảng tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế địa phương theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Kinh tế nông nghiệp huyện Hoài Đức những năm 1991-1995
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, tháng 9/1991,
tỉnh Hà Sơn Bình tách thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Huyện Hoài Đức là
một trong 12 huyện và 2 thị xã tái nhập về tỉnh Hà Tây. Dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Tỉnh ủy Hà Tây, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như của tỉnh còn rất nhiều khó
khăn, nhưng với khí thế và quyết tâm, đặc biệt có Nghị quyết Đại hội Đảng
soi đường, Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức đã đẩy mạnh phong trào thi
đua trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội đặc biệt phát triển kinh tế nông

nghiệp, nông thôn.
Sau hơn 5 tháng tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức đi vào hoạt
động, thi hành Điều lệ Đảng và Chỉ thị 59 của Ban Bí thư Trung ương, Đảng
bộ tỉnh Hà Tây tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đại hội đã kiểm
điểm, đánh giá thực trạng tình hình trong tỉnh những năm 1986 – 1991; vận
dụng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và Báo cáo chính trị
13


của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII để định ra phương hướng nhiệm vụ
trong những năm 1992 – 1995. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI là
động lực để Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức tiếp tục vươn lên thu được
nhiều kết quả quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày 26 - 27/11/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Đức lần
thứ XVIII đã được tổ chức, với phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của năm
1991 – 1995, Nghị quyết của Đại hội nhấn mạnh: “Tiếp tục ổn định tình hình
kinh tế xã hội, trọng tâm là phát triển sản xuất lương thực chế biến nông sản,
tạo thêm việc làm, tiếp tục cuộc vận động dân số kế hoạch hoá gia đình, giảm
phần trăm dân số tự nhiên, ổn định đời sống nhân dân.
Khai thác tận thu mọi nguồn thu cho ngân sách, đổi mới các hoạt động
tài chính, tranh thủ và tạo mọi nguồn vốn để tăng vốn đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng.
Đảm bảo công tác an ninh - quốc phòng, giải quyết kịp thời và ngăn
ngừa các vấn đề trong xã hội, tạo chuyển biến về trật tự, trị an, đảm bảo kỷ
cương, luật pháp Nhà nước.
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung, phương pháp
hoạt đông của Đảng, chính quyền va các đoàn thể nhân dân. Đổi mới tổ chức,
tăng cường công tác cán bộ, công tác đảng viên đảm bảo đủ mạnh, thực hiện
tốt vai tro lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao nhất Nghị

quyết Đại hội”. [1; 315, 316]
Đại hội đề ra một số chỉ tiêu lớn trong đó có phát triển kinh tế nông
nghiệp. Đại hội chỉ rõ: Về sản xuất lương thực phấn đấu năm 1991 đạt 42.000
tấn (thóc 29.572 tấn, mau 12.300 tấn). Năm 1992 đạt 63.000 tấn (thóc 50.000
tấn, màu 10.300 tấn). Đến năm 1995, phấn đấu đạt 65.000 tấn lương thực
(thóc 52.000 tấn, hoa màu 13.000 tấn). Trong chăn nuôi giữ vững phát triển
đàn lợn và các loại gia cầm, phát triển chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình.
14


Phấn đấu đạt giá trị thịt lợn hơi: Năm 1991 là 42.000 tấn, hoa màu 13.000 tấn,
năm 1992 là 43.000 tấn, năm 1995 là 45.000 tấn.
Để khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ Hoài Đức đã xác định rõ trọng tâm
kinh tế của huyện chính là sản xuất nông nghiệp, lấy sự phát triển của sản
xuất nông nghiệp làm tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Gắn
phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển kinh tế nông thôn, hướng cơ bản
là coi trọng sản xuất lương thực, với mục tiêu trước mắt là xoá đói, giảm
nghèo, đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân, căn bản khắc phục tình
trạng đói giáp hạt và có tích luỹ, vươn lên khá, làm giàu trong nông thôn.
Thực hiện mục tiêu này, ngoài việc đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo vững chắc
vấn đề lương thực, phải đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản
phẩm hàng hoá. Một mặt tăng đàn, mặt khác chú trọng cải tạo con giống, từng
bước đưa con giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào thay thế giống cũ đã
thoái hoá, năng suất thấp.
Huyện uỷ đã có kế hoạch chỉ đạo đối với Phòng NN & PTNT và các
HTX hướng dẫn, vận động nhân dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi, tận dụng tối đa hệ số sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả hơn các loại
đất trồng trọt nhằm tăng nhanh giá trị nông sản hàng hoá trên đơn vị diện tích.

Toàn huyện mở rộng diện tích vụ đông trên đất canh tác để trồng các loại rau
màu thực phẩm, năm 1991 là 45% và đến năm 1995 là 50% diện tích đất canh
tác; nâng hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,28 lần (1991) đến năm 1995 là 2,32 lần.
Trong chăn nuôi, Đảng bộ chủ trương chú trọng giống mới và từng
bước nuôi theo phương pháp công nghiệp. Mặt khác, để sản xuất nông nghiệp
phát triển ổn định, vững chắc, Đảng bộ huyện đã rất chú trọng thực hiện các
giải pháp xây dựng hệ thống thuỷ lợi như tu bổ, hoàn chỉnh, xây dựng mới
các công trình thủy lộ nhỏ, khai thác tốt các công trình thủy lợi, khắc phục
15


hạn, úng cục bộ; đối với hệ thống dịch vụ khuyến nông cần đảm bảo tốt dịch
vụ sản xuất nông nghiệp như tập trung đầu tư sản xuất giống cấp I đại trà và
có dự trữ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp với việc đảm bảo tốt các khâu,
các quy trình kĩ thuật sản xuất dịch vụ đến hộ nông dân. Đồng thời hoàn thiện
quan hệ sản xuất trong nông thôn, giao đất, lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế
tự chủ, xây dựng chính sách hỗ trợ giá về phân bón, thuốc trừ sâu, tăng tỷ
trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
Để người nông dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình, Huyện ủy
tiến hành thực hiện Luật Đất đai và Kết luận 41 ngày 13/ 7/ 1992 của Tỉnh uỷ,
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 4 (tháng 7/1992) về
giao ruộng đất ổn định, lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng
đất đến hộ nông dân. Đến năm 1995, 20/ 20 HTX nông nghiệp đã hoàn thành
việc giao ruộng đất đến hộ nông dân, đảm bảo đúng luật, giữ được ổn định và
đoàn kết trong nông thôn. Đây chính là động lực làm cho người lao động yên
tâm, phấn khởi đầu tư sản xuất và thâm canh tăng vụ đạt kết quả cao.
Nhờ vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng trên cơ sở thực tiễn
địa phương, từ năm 1991 - 1995, Đảng bộ huyện Hoài Đức đã cơ bản hoàn
thành các chủ trương, giải pháp lớn, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, thu được những kết quả quan trọng.

Qua 5 năm (1991 - 1995), sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tiến bộ, từng bước khắc phục sản xuất độc
canh, bước đầu đã tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa. Nhịp độ tăng
bình quân hàng năm trong sản xuất nông nghiệp là 5,4%. Cơ cấu kinh tế nông
thôn đạt một bước chuyển dịch quan trọng. Năm 1991, tỷ trọng nông nghiệp
chiếm 50,4%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,6%, dịch vụ du lịch chiếm 19%,
đến năm 1995, nông nghiệp chiếm 44,7%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 33,9%,
dịch vụ du lịch chiếm 21,5%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày
càng được cải thiện [41; 1].
16


Về trồng trọt, Đảng bộ chủ trương mạnh dạn ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất, giúp nhân dân đưa các giống
cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở địa phương. Nhờ đó mà sản lượng lương thực đạt 48.771 tấn (kể cả
hoa màu quy đổi thóc), tăng 14,3% so với mục tiêu Đại hội XV đề ra và đã cơ
bản đã khắc phục được nạn đói giáp hạt.
Bên cạnh đó, diện tích cây vụ đông được mở rộng. Các loại rau đậu,
cây nông sản thực phẩm đều phát triển. Cây ngô đã từng bước đưa giống lai
đơn ĐK888, ĐK999 vào sản xuất có hiệu quả cao. Năng suất ngô bình quân
đạt 20tạ/ha.
Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày nhìn chung ổn định. Cây ăn quả
và kinh tế vườn đang có xu hướng phát triển, diện tích trồng cây đạt 387,1 ha,
cải tạo được 80 ha vườn cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng được phát triển theo hướng đa
dạng, tăng cả chất lượng và chủng loại. Trong những năm 1991-1995 hoạt
động chăn nuôi tăng trưởng khá, tốc độ bình quân hàng năm tăng 9,5%. Tỷ
trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 1991 là 24%, năm 1995 đạt 38,6%.
Đàn trâu ổn định có 1.495 con, đàn bò có 4.712con (trong đó bò lai Sind

chiếm 30%), tăng 9,1% so với chỉ tiêu Đại hội; tổng số đàn lợn bình quân 5
năm đạt có 49.700 con (tăng 4,4% só với chỉ tiêu Đại hội XV đề ra), sản
lượng thịt đạt 2.600 tấn (tăng 8,3%). Diện tích mặt nước, hồ ao, ven sông
được tận dụng để nuôi thả cá, sản lượng cá thu được 1.214 tấn, tăng 32% [ 15, 4].
Thực hiện một bước đổi mới quản lý trong các HTX nông nghiệp theo
Nghị quyết V của Trung ương, toàn huyện vẫn giữ vững quy mô HTX toàn
xã. Số HTX nông nghiệp làm tốt các chức năng điều hành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phục vụ cho xã viên sản xuất có 7 HTX, chiếm 30%; số HTX
khá có 7 đơn vị, chiếm 30%; không có HTX yếu kém. Kinh tế hộ gia đình đã
được xác định rõ và đang phát triển trên nhiều lĩnh vực.
17


Như vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài
Đức đã cố gắng khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, trong
đó nông nghiệp là trọng điểm với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, giống, đổi mới kỹ thuật, đưa tiến bộ
khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Do đó sản xuất nông nghiệp huyện
cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tích cực thúc đẩy quá trình xoá đói,
giảm nghèo cho nhân dân trong huyện. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện,
kinh tế đã có sự phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Năm 1995, số hộ giàu trong toàn huyện chiếm 5,5%; số hộ khá 45,5%; số hộ
trung bình 39%; số hộ nghèo đói chỉ còn 10%[15, 5].
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của kinh tế nông nghiệp còn chậm, sản
xuất chủ yếu còn ở tình trạng tự cung tự cấp, chưa tập trung đúng mức cho
mặt trận hàng đầu là nông nghiệp; kinh tế nông thôn ở các địa phương còn
nặng thuần nông, chưa có nhiều nông sản hàng hoá; đặc biệt là chưa đầu tư
thoả đáng cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thiếu chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, chưa có chính sách sử dụng
đúng đắn thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân; việc sử dụng vốn đầu tư

cho nông nghiệp còn ít và kém hiệu quả. Trình độ kỹ thuật và trình độ sản
xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động và hợp lý cho
cây trồng, chưa cung ứng đủ công cụ, vật tư cần thiết cho nông nghiệp. Trong
khi đó, tiềm năng lao động, đất đai, ao hồ …chưa được tận dụng, khai thác
triệt để. Ở HTX sản xuất nông nghiệp, bộ máy quản lý HTX tuy đã được củng
cố nhưng hoạt động còn lúng túng, chậm đổi mới, một số HTX còn buông
lỏng quản lý, không điều hành được kế hoạch sản xuất, chậm chuyển đổi về
cơ cấu cây trồng vật nuôi và hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật để đưa nhanh các
loại cây, con có năng suất cao vào sản xuất nên hạn chế tốc độ tăng trưởng
lương thực, thực phẩm. Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp nên
đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
18


×