Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 : Luận án TS. Báo chí và truyền thông: 62 32 01 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945
Chuyên ngành:
Mã số:

BÁO CHÍ HỌC
62320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG


XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

GS.TS. Đỗ Quang Hưng

GS.TS. Phùng Hữu Phú

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các
tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, rõ ràng và chính xác. Những kết
quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Quang Hưng, người đã gợi
ý tưởng, truyền cảm hứng, giảng dạy cho tôi về phương pháp, tri thức và tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời tri ân đến GS. Hà Minh Đức, thầy đã hướng dẫn tôi khóa luận
tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và cho tôi những động viên tinh thần trong quá

trình làm luận án. Xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Hường, Ban Chủ nhiệm Khoa và
các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã đào tạo tôi suốt cả quá
trình từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Báo chí.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Phùng Hữu Phú, Ban Chủ
nhiệm Khoa, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp ở Khoa Khoa học Chính trị,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, về những chỉ bảo, góp ý cũng như
sự quan tâm, khích lệ trong suốt quá trình tôi làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt, xin
được cảm ơn chị Vũ Thị Minh Thắng, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc biên
dịch các tài liệu tiếng Pháp và đọc bản thảo luận án.
Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn đến TS. Eva Hansson, cô
giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu ở
Đại học Stockholm, Thụy Điển. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà báo ở Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí đã trả lời phỏng
vấn và cho tôi thêm những chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các cán bộ ở
Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Sử học, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I, Trung Tâm Thông - Tin Thư viện - ĐHQGHN và nhiều cơ quan
khác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khai thác tư liệu phục vụ luận án. Xin
cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ở cả trong và ngoài nước, đã động viên, khích lệ.
Đặc biệt, Luận án này xin được dành tặng Gia đình - Bố mẹ, Chồng và các
con, những người đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, yêu thương và chia sẻ cùng tôi trong
suốt thời gian tôi làm luận án!
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 8
1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí ............................................................... 8
1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị ...................................................... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................... 15
1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ....... 15
1.2.2. Về lý thuyết truyền thông chính trị ....................................................................... 18
1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề cần giải quyết ........................ 22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ VÀ ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ ....................................................................................................................... 25
2.1. Khái niệm dòng báo chính trị, đời sống chính trị ............................................... 25
2.1.1. Khái niệm dòng báo chính trị ............................................................................... 25
2.1.2. Khái niệm đời sống chính trị ................................................................................ 29
2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị .............................. 31
2.2.1. Quan điểm mác xít ................................................................................................ 31
2.2.2. Các lý thuyết khác................................................................................................. 39
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 45
CHƢƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ
TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) .................................... 46
3.1. Cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam............................................... 46
3.1.1. Cơ sở chính trị-xã hội .......................................................................................... 46
3.1.2. Cơ sở văn hóa-tư tưởng ........................................................................................ 51
3.2. Các giai đoạn phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam ............................ 54
3.2.1. Giai đoạn trước năm 1925 .................................................................................... 54
3.2.2. Giai đoạn 1925 đến 1936 ...................................................................................... 56

3.2.3. Giai đoạn 1936 đến 1939 ...................................................................................... 58
3.2.4. Giai đoạn 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945 ................................................ 60
3.3. Các khuynh hƣớng của dòng báo chính trị ......................................................... 61
3.3.1. Báo chí theo khuynh hướng mác xít ..................................................................... 62
3.3.2. Báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền ............. 64
3.3.3. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương ... 66
3.3.4. Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist................................................................. 68


3.4. Lực lƣợng làm báo chính trị ................................................................................. 69
3.4.1. Các nhà Nho cấp tiến ............................................................................................ 69
3.4.2. Giới trí thức Tây học............................................................................................. 71
3.4.3. Các nhà báo cách mạng ........................................................................................ 74
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................... 77
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ
Ở VIỆT NAM (1925-1945) ........................................................................................... 79
4.1. Nội dung dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)........................................ 79
4.1.1. Thể hiện thái độ chính trị ...................................................................................... 79
4.1.2. Phản ánh các phong trào yêu nước và cách mạng ................................................ 82
4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận ............................................................................... 85
4.1.4. Cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu ............................................................... 94
4.2. Nghệ thuật làm báo chính trị 1925-1945.............................................................. 96
4.2.1. Hoạt động tổ chức tòa soạn................................................................................... 96
4.2.2. Tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục .......................................................... 100
4.2.3. Tổ chức “nhóm báo” ............................................................................................. 102
4.2.4. Phong cách báo chí chính trị ................................................................................. 104
Tiểu kết chƣơng 4 ......................................................................................................... 111
CHƢƠNG 5: VAI TRÒ CỦA DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC ................................. 113
5.1. Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945) .... 113

5.1.1. Vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào chính trị .................................. 113
5.1.2. Nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng ......................... 117
5.1.3. Làm rung chuyển chính quyền thuộc địa .............................................................. 125
5.2. Một số bài học ........................................................................................................ 129
5.2.1. Báo chí - một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám 1945 .............................................................................................................. 129
5.2.2. Dòng báo chính trị-lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc ............................... 133
5.2.3. Vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí ...................................................................... 136
5.2.4. Xây dựng đội ngũ làm báo chính trị ..................................................................... 139
5.2.5. Kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo chí chính trị ................................................. 141
Tiểu kết chƣơng 5 ......................................................................................................... 144
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152
PHỤ LỤC


HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
TÊN HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ
Mô hình về quá trình sản xuất, nội dung và hiệu quả của truyền
thông chính trị

TRANG
27


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTLSQG


Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

H.

Hà Nội

KH

Ký hiệu

NXB

Nhà xuất bản

pp.

pages

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐC

Truyền thông đại chúng

tr.

trang




Trung ương

TVQG

Thư viện Quốc gia

UBTƯ

Ủy ban Trung ương

VSH

Viện Sử học

VTTKHXH

Viện Thông tin Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với công cuộc xâm lăng của thực dân
Pháp trên đất nước ta. Báo chí trước hết là công cụ phục vụ cho chương trình khai
hoá thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng rất nhanh chóng, các nhà yêu nước và cách
mạng Việt Nam đã nắm lấy vũ khí này, đấu tranh một cách có hiệu quả cho những
mục tiêu chính trị cụ thể. Báo chí đã theo sát từng bước đi trong cuộc đấu tranh dân
tộc và giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam. “Lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời
cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh

giành độc lập tự do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí
thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng” [65, tr.7]. Báo chí đã đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì bên cạnh mục tiêu thông tin, báo chí
còn là phương tiện giáo dục, là vũ khí tranh đấu, thậm chí là diễn đàn lý luận - tư
tưởng của các đảng phái, các phong trào chính trị.
Năm 1925, sự ra đời của báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng
lập cũng chính là mốc mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đây đến
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua hai thập kỷ, báo chí cách mạng đã hình
thành và phát triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng về số
lượng và phân hoá một cách sâu sắc về những màu sắc chính trị-xã hội của lịch sử
báo chí Việt Nam. Năm 1925 cũng “đánh dấu một bước ngoặt trong biến chuyển
của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, bởi vì đây chính là thời điểm ra đời của các đảng
phái chính trị” [78, tr. 534], các phong trào chính trị ở Việt Nam mà báo chí là cơ
quan ngôn luận. Có thể nói đời sống chính trị giai đoạn 1925-1945 đan xen nhiều
mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng khiến cho hoạt động báo chí càng phức
tạp. Bên cạnh báo chí theo khuynh hướng mác xít, hệ thống báo chí ngày càng phát
triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dòng báo chính trị còn phát
triển một cách đa dạng theo các khuynh hướng khác như báo chí thân chính quyền
và chủ nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và
đối lập chính quyền; báo Trotskyist, v.v.. Báo chí vừa là tấm gương phản ánh các
phong trào chính trị, vừa tác động trở lại đối với những phong trào đó. Chính trên
diễn đàn báo chí, các tư tưởng chính trị Việt Nam đã được phản ánh, đồng thời phản
chiếu cả những cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, để rồi từ đó, báo chí đã góp
phần tổ chức, củng cố, phát triển các phong trào chính trị Việt Nam. Báo chí chính
trị giống như những cuốn sổ lịch đại, vừa phản chiếu đời sống chính trị Việt Nam,
vừa phản ánh những hơi thở của đời sống văn hóa dân tộc.
Đề tài “Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn
1925-1945” đã được lựa chọn cho luận án tiến sĩ báo chí bởi rất nhiều lý do.
Trước hết, sự vận động phong phú của dòng báo chính trị trong đời sống
chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 đã tạo cảm hứng và niềm say mê cho

1


nghiên cứu sinh với với đề tài này. Báo chí với sự đa màu sắc, đa giọng điệu, có
dòng báo thân chính quyền, nhưng cũng có dòng báo đấu tranh mạnh mẽ với chính
quyền thực dân, và bản thân các dòng báo vừa tồn tại cùng nhau, nhưng cũng cạnh
tranh và xung đột với nhau mạnh mẽ làm nên một bức tranh đa dạng của báo chí
Việt Nam, đòi hỏi cần được phân tích, đánh giá. “Dòng báo chính trị” là một khái
niệm khoa học, nhưng cũng là ngôn ngữ của đời sống, vận hành theo nguyên tắc
của đời sống, hàm chỉ báo chí chính trị. Chúng tôi hoàn toàn không loại trừ các tạp
chí chính trị trong đối tượng khảo sát của mình.
Bên cạnh đó, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, khi thực dân Pháp đang áp
đặt ách cai trị ở Việt Nam, xuất bản và dung dưỡng cho báo chí phục vụ chính
quyền thực dân, thì các nhà dân tộc cách mạng và những người cộng sản cũng đã
nắm lấy báo chí để phục vụ cho những mục tiêu chính trị. Tác giả luận án muốn đi
tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao báo chí cách mạng, dòng báo xuất bản bí mật,
bất hợp pháp, tồn tại trong điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn, lại có thể đóng
vai trò to lớn trong quá trình vận động cách mạng và góp phần quan trọng tạo nên
thành công của cách mạng Việt Nam?
Hơn nữa, dòng báo chính trị luôn chế ngự trong đời sống báo chí và chính trị
Việt Nam cận, hiện đại. Dòng báo chính trị rất phong phú, phức tạp, không chỉ là
dòng báo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, đa phần các
nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu dòng báo cách mạng, báo chí của Đảng Cộng
sản và một số báo chí yêu nước, khuynh tả mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện
dòng báo chính trị với các khuynh hướng báo chí ở Việt Nam. Với luận án này, tác
giả dựng lên diện mạo dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đi sâu
phân tích và lý giải một cách đầy đủ và hệ thống về cơ sở hình thành, sự phát triển
của dòng báo chính trị Việt Nam, các khuynh hướng báo chí chính trị, lực lượng
làm báo chính trị cũng như nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị Việt Nam
trong giai đoạn này.

Về mối quan hệ của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam, tác
giả luận án không có khả năng liên tưởng, giải quyết trọn vẹn mối quan hệ giữa báo
chí và chính trị hiện nay. Nhưng từ việc phân tích vị trí, vai trò của dòng báo chính
trị trong đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945), ý thức được cần phải trau dồi và
nâng cao tính cách báo chí chính trị ở nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi
cách làm báo đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, thương mại hóa, chúng tôi
rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá khứ về xử lý mối quan hệ giữa báo chí
và chính trị để vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam đương đại. Từ xưa đến nay,
dòng báo chính trị luôn có vị trí quan trọng, không chỉ là việc tuyên truyền cho
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, mà còn phải phản ánh những sắc thái
chính trị từ đời sống, là diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Tác giả luận án hy vọng
có thể đóng góp vào việc nghiên cứu báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay,
góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của báo chí chính trị.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm phục hiện diện mạo tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính
trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945, qua đó thấy được vai trò của dòng báo này đối
với đời sống chính trị Việt Nam và rút ra một số bài học về mối quan hệ giữa báo
chí và chính trị.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cách đặt vấn đề về mục đích nghiên cứu như trên, những nhiệm vụ
nghiên cứu chính được xác định như sau:
- Xác định một khung lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị theo
quan điểm mác xít (C.Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh), có đối chiếu
với những lý thuyết truyền thông phương Tây hiện đại; xác định hệ khái niệm (dòng
báo chính trị, dòng báo chính trị ở Việt Nam).
- Định nghĩa khái niệm dòng báo chính trị ở Việt Nam; làm rõ cơ sở ra đời

và phát triển dòng báo chính trị và các khuynh hướng báo chí chính trị; lực lượng
làm báo chính trị; nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị giai đoạn 1925-1945.
- Phân tích vai trò của dòng báo chính trị đối với các đảng phái và phong
trào chính trị giai đoạn 1925-1945, với quần chúng nhân dân và sự tác động đến
chính quyền thuộc địa.
- Rút ra một số bài học trong việc nhận thức và xử lý mối quan hệ báo chí và
chính trị trong giai đoạn 1925-1945 đối với thực tiễn báo chí và chính trị hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu là dòng báo chính trị ở Việt Nam
giai đoạn 1925-1945. Báo chí chính là cơ quan ngôn luận của các đảng phái, các
phong trào chính trị, qua đó chúng tôi tìm hiểu vai trò của dòng báo chính trị đối
với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945.
Phạm vi thời gian là báo chí chính trị giai đoạn 1925-1945, nhưng tập trung
nghiên cứu những tờ báo, tạp chí tiêu biểu nhất của các đảng phái, các khuynh
hướng chính trị, ngoài ra có tham khảo một số tờ báo có ảnh hưởng lớn đến đời
sống chính trị Việt Nam trước năm 1925. Vì số lượng các đảng phái ở Việt Nam
trước năm 1945 khá lớn, nên luận án cũng chỉ tập trung vào những đảng phái, xu
hướng chính trị có hoạt động báo chí sôi nổi và hiệu quả nhất.
Phạm vi không gian là báo chí chính trị tiêu biểu ở cả ba miền Bắc -Trung Nam, chủ yếu tập trung vào báo chí tiếng Việt, có so sánh đối chiếu với một số báo
chí tiếng Pháp.
Cụ thể, đối tượng và phạm vi khảo sát là những tờ báo của các khuynh
hướng chính trị như sau:
3


- Báo chí theo khuynh hướng mác xít - dĩ nhiên đây là đối tượng nghiên cứu
chủ yếu bao gồm hệ thống báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản
Đông Dương) (Dân Chúng, Tin Tức, Tạp Chí Cộng Sản, Giải Phóng, Cờ Giải
Phóng) và của các tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị -xã hội đi theo hệ tư tưởng
Mác -Lênin (Thanh Niên, Lao động, Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc v.v.)

- Báo thân chính quyền và theo khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia cải lương
(khuynh hướng chính trị thân thực dân, có sự bảo trợ của chính quyền): Đông Pháp,
Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, La Tribune Indigène (Diễn đàn bản
xứ), La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).
- Báo theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền: Đông
Pháp Thời Báo, La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè), L’Annam, Le Nhà quê v.v.
- Báo theo khuynh hướng Trotskyist: La Lutte, Tháng Mười.
Vì không có đủ sử liệu nên tác giả không nghiên cứu dòng báo chí thân Nhật,
dù đây cũng là một dòng báo tồn tại khoảng 6 năm trong giai đoạn này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận án được tiếp cận theo nguyên tắc liên ngành, kết hợp giữa Báo chí học,
Chính trị học và Sử học.
Trên cơ sở trục lý thuyết Báo chí học, tác giả luận án dựa vào lý thuyết về
loại hình báo chí để nghiên cứu một dòng báo đặc biệt là dòng báo chính trị. Đây là
dòng báo quan trọng bậc nhất trong hệ thống báo chí ở Việt Nam giai đoạn 19251945, bởi mục đích của báo chí chính trị là giành quyền lực. Ngoài ra, tác giả cũng
sử dụng trục lý thuyết liên quan đến Chính trị học, trong đó các phương tiện truyền
thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng được coi là một công cụ, phương tiện
để giành quyền lực chính trị. Theo lý thuyết Chính trị học, đây chính là nghệ thuật
sử dụng báo chí trong hoạt động chính trị.
Dưới góc độ Báo chí học, tác giả tiếp cận hệ thống, nghiên cứu một cách
toàn diện và kỹ lưỡng tất cả những gì có liên quan đến một tờ báo như tòa soạn, ban
biên tập, hình thức và nội dung của tờ báo để thấy được tính chất và diễn biến về
đường lối của mỗi tờ báo cũng như đối tượng độc giả của báo chí.
Dưới góc độ Chính trị học, tác giả nghiên cứu đời sống chính trị với những
quan hệ, khung cảnh và chủ thể chính trị như các công dân, đảng chính trị, quan hệ
giữa các chủ thể khác nhau, các quá trình tham gia chính trị, đặc biệt là những lý
thuyết về các dạng quyền lực (quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội, quyền lực
truyền thông), sử dụng các phạm trù chính trị hiện đại như truyền thông chính trị.

Dưới góc độ Sử học, tác giả nghiên cứu dòng báo chính trị ở Việt Nam giai
đoạn 1925-1945 theo trình tự thời gian (lịch đại), đồng thời nhìn thấu vào quá trình
chuyển biến, những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể đến sự vận động của
dòng báo chính trị (đồng đại), phân tích sử liệu học.
4


Dựa trên cơ sở các tư liệu thu thập được và cách tiếp cận liên ngành, tác giả
đã sử dụng các phương pháp cụ thể:
Phương pháp phân tích văn bản: tác giả phân tích các bài viết tiêu biểu trên
các tờ báo, tạp chí thuộc dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 để tìm ra đặc điểm
nội dung và phương thức làm báo chính trị trong giai đoạn này.
Phương pháp so sánh lịch sử: tác giả phân tích điểm tương đồng và khác biệt
trong nội dung và hình thức trình bày, trong cách tranh cãi và lập luận của báo chí
theo các khuynh hướng khác nhau để thấy được sự vận động đa dạng của dòng báo
chính trị giai đoạn 1925-1945.
Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia
là các nhà báo lão thành từng tham gia lãnh đạo, quản lý thực tiễn báo chí Việt
Nam; các nhà nghiên cứu báo chí; nhà sử học có am hiểu về lịch sử báo chí Việt
Nam; nhà quản lý báo chí và nhà báo chính trị hiện đang làm việc tại cơ quan báo
chí chính trị để phục vụ cho đề tài luận án. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm tìm
hiểu quan điểm của các chuyên gia để làm rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thông và
chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói riêng; làm rõ khái niệm dòng báo chính
trị và vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 19251945 và những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ giữa báo chí và
chính trị hiện nay. Các buổi phỏng vấn đều xin phép được ghi âm. Kết quả phỏng
vấn đã được mã hóa để sử dụng trong luận án.
Để hoàn thành được những nội dung nêu trong luận án, tác giả đã tham khảo
các nguồn tài liệu cơ bản sau:
Nguồn tài liệu chủ yếu, tài liệu sơ cấp, được sử dụng nhiều nhất trong luận
án là các tờ báo, tạp chí chính trị giai đoạn 1925-1945 hiện đang được lưu trữ ở Thư

viện Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương
(các tài liệu thuộc series D61 - Cơ quan kiểm duyệt báo chí, F3 - Các báo cáo chính
trị của chính quyền, F71- Báo chí nước ngoài) và Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Sử học Việt Nam, Viện Thông tin
Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa Lịch sử -Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v..
Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp: các công trình nghiên cứu về lý
luận báo chí, lịch sử báo chí, lịch sử các phong trào chính trị Việt Nam được công
bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học; quan điểm của các
nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hồi ký của các chính khách, các nhà báo; quan điểm
của các học giả nước ngoài về lịch sử cận hiện đại, về báo chí với đời sống chính trị
ở Việt Nam và về các lý thuyết truyền thông chính trị v.v.
5


5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, giả thuyết là “câu trả lời” cho những “câu
hỏi” đã được trình bày trong “vấn đề khoa học” thì vấn đề mà chúng tôi muốn nêu ra
trong luận án này là: Mối quan hệ giữa báo chí và đời sống chính trị? Khái niệm dòng
báo chính trị ở Việt Nam và diện mạo của nó? Vai trò của dòng báo chính trị đối với
đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 và những bài học cho báo chí hiện nay?
Các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả luận án đặt ra như sau:
Thứ nhất, dòng báo chính trị ở Việt Nam là dòng báo chí chuyên biệt của
một tổ chức, một đảng phái, một nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất
định; nội dung chủ yếu của nó phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội và có tác
động trực tiếp đến đời sống chính trị Việt Nam.
Thứ hai, đã có một dòng báo chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1925-1945.
Dòng báo chính trị ở Việt Nam chỉ có thể hình thành khi có sự xuất hiện các giai cấp
mới (giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân), các tổ chức, đảng phái và phong trào

chính trị sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận của mình, có tiếng nói độc lập với
chính quyền thực dân, đồng thời có sự tiếp biến các giá trị tư tưởng - văn hóa phương
Tây và sự ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế.
Thứ ba, nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị trong giai đoạn 19251945 rất phức tạp và đa dạng, gắn với các khuynh hướng báo chí khác nhau. Các
dòng báo đã đã tồn tại cùng nhau, nhưng cũng xung đột và đấu tranh với nhau một
cách mạnh mẽ, tạo nên một bức tranh đa sắc gồm báo chí thân chính quyền và chủ
nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối
lập chính quyền; báo chí theo khuynh hướng Trotskyist và báo chí theo khuynh
hướng mác xít.
Thứ tư, dòng báo chính trị đã có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị
Việt Nam 1925-1945 và để lại những bài học quý báu trong việc xử lý mối quan hệ
báo chí và chính trị hiện nay.
Luận án sẽ lần lượt trình bày các luận cứ và luận chứng để chứng minh cho
các giả thuyết khoa học này.
6. Đóng góp của luận án
Chúng tôi hướng đến cái mới là: lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu
phục hiện lại một cách tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị Việt Nam giai
đoạn 1925-1945 với các khuynh hướng báo chí chính trị tiêu biểu trong giai
đoạn này. Cũng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu loại hình báo chí
gắn với quyền lực chính trị. Như vậy luận án không chỉ phục hiện mà còn tìm ra
nghệ thuật sử dụng báo chí trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, giành chính
quyền ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định cần thiết về mối quan hệ giữa
báo chí và đời sống chính trị.
- Phác họa một cái nhìn tổng quan theo quan điểm mác xít và các lý thuyết
khác về mối quan hệ truyền thông và chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói
6


riêng; nhìn nhận rằng báo chí chính trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa đã đi theo
mô hình báo chí chính trị của Pháp.

- Khắc họa diện mạo, cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị ở
Việt Nam giai đoạn 1925-1945. Luận án có cái nhìn so sánh để từng bước dựng lại
các khuynh hướng báo chí chính trị ở Việt Nam và lực lượng làm báo chính trị trong
giai đoạn này, không chỉ là đội ngũ nhà báo, phóng viên mà cả những người đứng sau
hậu trường như các nhà quản lý, chủ nhiệm, cả những người mang hai dòng máu
Pháp - Việt ít được chú ý trong các công trình nghiên cứu báo chí trước đây.
- Phân tích nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam, trong đó
tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các
khuynh hướng báo chí chính trị; nghệ thuật làm báo của báo chí công khai, hợp
pháp và nghệ thuật tuyên truyền của báo chí xuất bản bí mật dưới chính quyền
thực dân.
- Trên cơ sở phân tích tài liệu lưu trữ, đánh giá sự tác động của dòng báo
chính trị đến chính quyền thuộc địa, đến các đảng phái và phong trào chính trị, đến
công chúng; từ đó rút ra một số bài học và ý nghĩa lịch sử.
Với ý nghĩa như vậy, về phương diện lý luận, tác giả luận án sẽ đóng góp vào
lý luận báo chí truyền thông định nghĩa về dòng báo chính trị ở Việt Nam, đồng thời
góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị;
góp phần bổ sung, phát triển một nội dung lý thuyết quan trọng của chuyên ngành
Báo chí học (Truyền thông chính trị).
Về phương diện thực tiễn, trong giai đoạn hiện nay, khi việc xây dựng nền
báo chí truyền thông, vấn đề báo chí và chính trị đang có những diễn biến mới,
phong phú và phức tạp thì việc tìm ra những đặc điểm, thành tựu giải quyết mối
quan hệ này trong lịch sử báo chí sẽ là những gợi ý thiết thực và có giá trị đối với
những người hoạt động báo chí cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt
Nam. Luận án cũng có thể là một nguồn tư liệu có giá trị tham khảo đối với sinh
viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Báo chí học, Chính trị học, Lịch sử
cũng như những mối quan tâm nghiên cứu về Lịch sử báo chí, Truyền thông và
Chính trị ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 5

chương, 13 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị
Chương 3: Sự hình thành và phát triển dòng báo chính trị trong đời sống chính
trị Việt Nam (1925-1945)
Chương 4: Nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)
Chương 5: Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam
(1925-1945) và bài học kinh nghiệm

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí
Trước năm 1945 đã có một số tác giả nghiên cứu về lịch sử báo chí, như
Diệp Văn Kỳ với công trình Chế độ báo giới Nam Kỳ (1938), Hoa Bằng với một
loạt bài viết trên tạp chí Tri Tân (1941,1942) như “Từ bước tiến tới của báo giới
Việt Nam đến những biến thiên của quốc văn trên trang báo chí” [10], “Trên đường
văn hóa thế giới: từ nghề ấn loát ngoại quốc đến nghề ấn loát Việt Nam” [11],
“Những cái lạ tai trong làng báo” [12], “Những thủ tục làm thành tờ báo ở xứ ta”
[13] v.v.. Tuy nhiên, các công trình mới dừng lại ở quy mô những bài viết trên tạp
chí, hay một cuốn sách nhỏ khắc họa một số nét khái quát về báo giới Việt Nam
trong buổi đầu, về một số vấn đề cụ thể như báo chí với chữ quốc ngữ, nghề in, thủ
tục làm báo v.v. mà chưa phải là công trình chuyên khảo đi sâu phân tích sự hình
thành, phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam.
Sau năm 1945, đã có những khảo cứu khá công phu của các nhà nghiên cứu
về lịch sử báo chí như: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930 (Huỳnh Văn
Tòng, 1973); Lược sử báo chí Việt Nam (Nguyễn Việt Chước, 1974); 120 năm báo
chí Việt Nam (Hồng Chương, 1985); Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam (Hồng

Chương, 1987); Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 (Nguyễn Thành, 1984);
Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (Đỗ Quang Hưng chủ biên, 2000, 2001); Báo
chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945 (Huỳnh Văn Tòng, 2000); Diện mạo báo chí
chính trị Việt Nam trước năm 1954 (Hoàng Văn Quang, 2010) v.v..
Huỳnh Văn Tòng với công trình Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến
1930 [133], sau bổ sung, phát triển trong cuốn Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến
năm 1945 [134] là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản và
hệ thống về lịch sử báo chí Việt Nam. Ông phân chia báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ
đến 1945 thành bốn thời kỳ: thời kỳ đầu tiên (1865-1907); thời kỳ thứ hai (19071918); thời kỳ thứ ba (1918-1930); thời kỳ thứ tư (1930-1945). Trong từng thời kỳ,
tác giả đã miêu tả những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, những tờ
báo tiêu biểu, đặc biệt đã có những đánh giá vai trò của báo chí trên phương diện văn
học và xã hội, trên lĩnh vực chính trị, trên lĩnh vực kỹ thuật và nghề nghiệp. Một số
vấn đề đặc biệt của làng báo Việt Nam như bản chất, cơ cấu về xã hội và nghề nghiệp
của độc giả, báo chí và vấn đề tài chính cũng đã được nêu ra. Tuy nhiên, sự đánh giá
về vai trò của báo chí đối với đời sống chính trị trong từng thời kỳ cũng chỉ là những
nhận xét bước đầu đơn giản, và cũng không phải là trọng tâm nghiên cứu của tác giả
trong công trình này. Huỳnh Văn Tòng cũng đánh giá quá thấp khả năng của báo chí
trong việc ảnh hưởng đến thế giới quan chính trị của độc giả, trong sự tác động đến
nhận thức, thái độ và hành vi chính trị của họ. Công trình của tác giả hình thành ở
miền Nam trước năm 1975 nên chưa đề cập nhiều đến báo chí miền Bắc.
8


Nguyễn Thành trong công trình nghiên cứu về Báo chí cách mạng Việt Nam
1925-1945 [120] đã có những tìm tòi, nghiên cứu rất công phu về phương diện tư
liệu. Căn cứ vào các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám 1945, tác giả đã chia quá trình phát triển của báo chí cách mạng làm bốn
thời kỳ, viết thành bốn chương: thời kỳ 1925-đầu năm 1930; thời kỳ 1930-1936;
thời kỳ 1936-1939; thời kỳ 1936-1945. Trong từng chương, theo từng thời kỳ, tác
giả đều dựng lại theo cấu trúc: những nét khái quát về tình hình chính trị xã hội của

Việt Nam, chính sách báo chí của địch, tình hình báo chí xuất bản công khai, hợp
pháp, báo chí cách mạng và giới thiệu một số tờ báo cách mạng tiêu biểu. Ngoài ra,
tác giả xây dựng Danh mục báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 một cách rất
cụ thể, chi tiết [120]. Tuy nhiên, nghiên cứu về báo chí, tác giả chủ yếu đi vào nội
dung, vào chức năng nhiệm vụ, còn về hình thức trình bày, về chuyên môn nghiệp
vụ báo chí chỉ điểm qua một số nét rất khái lược; về đội ngũ cán bộ làm báo cũng
chỉ tìm hiểu trong một giới hạn nhất định. Vậy nên, công trình rất có giá trị về
phương diện tư liệu, viết một cách công phu, chi tiết, nhưng chủ yếu về phương
diện nội dung, còn những vấn đề của “nghề báo” chưa được khai thác nhiều. Tác
giả cũng chưa đánh giá một cách toàn diện về vai trò của báo chí cách mạng đối với
đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.
Đỗ Quang Hưng (chủ biên) để lại nhiều dấu dấn trong công trình Lịch sử báo
chí Việt Nam 1865-1945 cả về phương diện tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Công trình gồm 5 chương và chương tổng luận, nhóm tác giả đã đi từ buổi đầu tiên
của báo chí Việt Nam cho đến báo chí xứ Bắc Kỳ trước và trong chiến tranh thế giới
thứ nhất, báo chí Việt Nam trong thời kỳ 1919-1930, báo chí Việt Nam trong thời
kỳ 1930-1939 và báo chí Việt Nam thời kỳ 1939-1945. Rất nhiều nhận xét về sự
phát triển của báo chí Việt Nam trước năm 1945 đã được nêu ra, như “tính cách
thuộc địa” của báo chí trong thời kỳ này, nhưng “báo chí Việt Nam vẫn phát triển,
và phát triển khá nhanh theo những quy luật nội tại của nó” [65, tr. 221], “báo chí
Việt Nam trước năm 1945 không phải là một khái niệm thuần nhất” [65, tr. 224]. Vị
trí, vai trò của báo chí trên phương diện chính trị - xã hội và trên phương diện văn
hoá cũng đã được tác giả đánh giá, cũng như những nhận xét về báo chí - một nghề
mới, một sự nghiệp đã được phác hoạ. Cách viết không quá nặng vào việc mô tả nội
dung chi tiết mà đưa ra một cái nhìn tổng quan về lược đồ báo chí Việt Nam 18651945, các dòng báo, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo
chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp, sự đụng độ và tiếp xúc văn hoá Đông Tây
trên địa hạt báo chí, những giá trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó làm
cho cuốn sách khá hấp dẫn, lôi cuốn. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu rất rộng nên
các tác giả cũng chỉ đánh giá một cách tổng quan nhất cho từng giai đoạn và chọn
một số tờ báo tiêu biểu để bình luận, chưa dừng lại để phân tích dòng báo chính trị

và vai trò của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.
9


Nhóm công trình của Hồng Chương: 120 năm báo chí Việt Nam [19], Tìm
hiểu lịch sử báo chí Việt Nam [20] chủ yếu miêu tả lại lịch trình diễn tiến của lịch
sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 1985. Trong đó, tác giả cho rằng lịch sử báo chí
Việt Nam có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí chính
thống của chủ nghĩa thực dân; thời kỳ 1925-1985 với ba giai đoạn: 1925-1945, báo
chí ở địa vị là báo chí của thực dân, báo chí cách mạng phải đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân và báo chí thực dân để tồn tại và phát triển; 8.1945-4.1975: báo chí
cách mạng Việt Nam đã trở thành báo chí chính thống của dân tộc Việt Nam, song
phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài để bảo vệ địa vị là báo chí thống
trị trong cả nước; 1975 về sau: báo chí chính thống của nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách phân chia của tác giả vẫn cần phải
được tranh luận, vì bản thân cách nhìn nhận thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí
chính thống của chủ nghĩa thực dân cũng không hẳn, bởi trong đó đã có những mầm
mống báo chí chống đối chính quyền thực dân, khuynh tả và đối lập. Cách đánh giá
của tác giả cũng còn quá nặng về tính chính trị, tập trung vào báo chí của Đảng
Cộng sản, báo chí cách mạng mà chưa thấy hết những giá trị lịch sử, văn hoá của
các khuynh hướng báo chí khác.
Tóm lại, có thể thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử báo
chí đều chủ yếu trình bày lược sử báo chí Việt Nam; các dòng báo, các khuynh
hướng báo chí; sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; những giá
trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó mà chưa tập trung vào dòng báo
chính trị và mối quan hệ báo chí - chính trị, vai trò báo chí đối với đời sống chính trị
Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Gần đây nhất, Hoàng Văn Quang đã có một tập chuyên khảo Diện mạo báo
chí chính trị Việt Nam trước năm 1954 (2010), trong đó nêu những tác động của
lịch sử đối với sự hình thành các khuynh hướng báo chí Việt Nam; báo chí Việt

Nam dưới thời Pháp thuộc; các khuynh hướng báo chí thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Đây là công trình đầu tiên đặt tên một cách trực tiếp “diện mạo báo chí chính
trị Việt Nam”, trong đó tác giả khắc họa báo chí phục vụ mục tiêu khai hóa của thực
dân Pháp, báo chí yêu nước, báo chí cách mạng. Công trình đã trình bày sự vận
động của báo chí Việt Nam trong từng thời kỳ trước năm 1954 khá rõ nét, tuy nhiên
mới là một tài liệu chuyên khảo cho sinh viên, chưa được tác giả in và phát hành
rộng rãi để phục vụ bạn đọc.
Cũng nghiên cứu về lịch sử báo chí, nhưng có những công trình tập trung
khảo sát về một số tờ báo hay các nhân vật báo chí tiêu biểu như: Sự nghiệp báo chí
của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Thành, 1995); Lịch sử báo Tiếng Dân (Nguyễn
Thành, 1992); Nguyễn An Ninh (Nguyễn An Tịnh sưu tầm); Sự tiến hoá liên tục của
Nguyễn An Ninh một lãnh tụ cách mạng hùng biện (Hà Huy Giáp, 1989); Nguyễn
An Ninh (Nhiều tác giả, 1988); Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong: 1917-1934
10


(Nguyễn Khắc Xuyên, 2002); Tạp chí Tri Tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và
văn hoá Việt Nam (Sưu tầm và tuyển chọn: Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân,
Phạm Hồng Toàn, 2000), Tạp chí Cộng sản những chặng đường phát triển (Nguyễn
Phú Trọng chủ biên, Nguyễn Trọng Thụ, Lê Trì, 1995); Huỳnh Thúc Kháng tác
phẩm (Nguyễn Q. Thắng, 1992); Chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (UBTƯ Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1997); Luật sư Phan Văn
Trường (Nguyễn Phan Quang - Phan Văn Hoàng, 1995) v.v.. Các công trình này
rất có giá trị, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào một tờ báo, một tạp chí, một nhân vật
báo chí nhất định mà thiếu sự nhìn nhận trong một tổng thể, đánh giá tổng quát vai
trò của báo chí chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945.
Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn hồi ký của những người làm báo đã được
xuất bản như Hồi ký Trần Huy Liệu (1991); Hồi ký Vũ Đình Hoè (1995), Hồi ký
Thanh Nghị (2000); Những chặng đường báo Cứu quốc (Xuân Thuỷ, Nguyễn
Thành Lê, Nguyễn Văn Hải, Tô Hoài, Nguyễn Tiêu, 1987); Bốn mươi năm nói láo

(Vũ Bằng, 2001), 41 năm làm báo (Hồ Hữu Tường, 1968) hay hồi ký của những
người từng là chứng nhân lịch sử giai đoạn trước năm 1945 như Một cơn gió bụi
(Trần Trọng Kim), Nhớ nghĩ chiều hôm (Đào Duy Anh), Ngồi tù khám lớn (Phan
Văn Hùm) v.v..
Có thể nói rằng đây là những tác phẩm viết rất hấp dẫn, là tiếng nói của những
người trong cuộc, nên sống động, chi tiết, với hơi thở của cuộc sống trên từng trang
giấy. Cụ thể, Hồi ký Thanh Nghị, Vũ Đình Hoè là chủ nhiệm của tờ báo từ số đầu đến
số cuối, một nhà hoạt động xã hội, nhà trí thức lớn, có uy tín, một chứng nhân trong
một thời kỳ sóng gió và vinh quang của lịch sử nước nhà. Tác giả đã cố gắng tái hiện
lại báo Thanh Nghị và nhóm Thanh Nghị, từ xuất xứ và tổ chức cho đến hoạt động
của Thanh Nghị hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc và hoạt động khảo cứu của Thanh
Nghị - phụng sự Tổ quốc. Riêng về vấn đề chính trị, Thanh Nghị đã có những khảo
cứu về chế độ chính trị, như dân chủ và Hiến pháp, chế độ Nhà nước ta sau này, vấn
đề làng xã tự trị, đồng thời có những hoạt động hướng vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Có thể nói đây là một công trình có giá trị phong phú về nhiều mặt lịch sử,
văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, chính như lời tác giả, công trình này không phải không có
những hạn chế: “Chuyện xảy ra đã quá nửa thế kỷ rồi. Hầu như những người trong
cuộc đã khuất bóng. Nhiều sự việc khá quan trọng mình chỉ nhớ mang máng. Nhất là
phải làm sống lại sự việc cho trung thực và đúng với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ,
đúng với tâm trạng những người chủ trì tờ báo thì thật là thiên nan, vạn nan. Ngay cả
ngôn từ dùng để diễn đạt cũng không hoàn toàn giống khi xưa” [62, tr. 9].
Trần Huy Liệu là một nhà báo xuất sắc trong lịch sử báo chí Việt Nam,
người từng tham gia sáng lập Đảng Thanh niên, chủ trương Cường Học thư xã, gia
nhập Đảng Cộng sản rồi trở thành Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động, thay mặt
Chính phủ cách mạng chấp nhận sự thoái vị của Hoàng đế Bảo đại và đảm nhiệm
11


nhiều trọng trách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi ký Trần Huy Liệu
tái hiện lại chân dung ông cũng như cả một thời đại qua những sự kiện lịch sử cụ

thể [84]. Bởi ông vừa là nhân chứng, là nhân vật lịch sử, đồng thời lại là nhà viết sử,
những biến cố lịch sử gắn với những cảm nhận của ông đã giúp người đọc nhận
thức được những vấn đề lớn của lịch sử, đất nước và những người đương thời trong
cả một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn trước năm 1945.
Hoạt động báo chí của Trần Huy Liệu trước năm 1945, gắn với sự phát triển của
báo chí cách mạng Việt Nam, sự chuyển đổi lập trường từ một thành viên của Việt
Nam Quốc dân đảng sang đảng viên Đảng Cộng sản, những tác động của báo chí
đối với đời sống chính trị cũng đã được tái hiện. Tuy nhiên, vì đây là công trình tập
hợp những mẩu hồi ký riêng lẻ của ông, nên nhìn tổng thể đôi khi bị đứt đoạn, chưa
liền mạch, và chưa đánh giá khái quát vai trò của báo chí trong đời sống chính trị
Việt Nam.
Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng là một thiên tự truyện và hồi kể nổi
tiếng của ông về một giai đoạn đáng nhớ của lịch sử văn học và báo chí nước nhà,
từ những năm 30 dưới chế độ Pháp thuộc đến tận những năm dưới chế độ Mỹ Nguỵ sau này. Mặc dù tiêu đề cuốn sách có vẻ như ngang tàng, nhưng gần 400
trang sách là những tư liệu quý giá, những sự thật sống động về một dòng chảy báo
chí công khai, tự do, từ “Báo tếu”, “Báo đấu tranh”, “Báo xây dựng”, “Báo hại” cho
đến suy nghĩ “Báo là gì” như ông đặt tên cho từng phần của cuốn sách [15]. Ông
viết một cách chân thực và sinh động về những thăng trầm được thua của hàng chục
tờ báo trong thời Pháp thuộc, và cái tôi của ông cũng được chìm lấp giữa bao khuôn
hình bạn bè khác. Không chỉ được nghe Vũ Bằng “nói láo” về nghề làm báo, mà
độc giả còn được nghe biết bao những câu chuyện kỳ thú về những nhân vật báo chí
một thủa như Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc, Đào Trinh Nhất,
Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng v.v.. Bốn mươi năm nói láo “còn có thể là lịch sử
một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này” [15, tr. 9]. Như vậy,
thiên tự truyện của ông đã giúp tái hiện lại nghề báo và những người làm báo trong
giai đoạn trước năm 1945 với lối diễn tả giản dị và cách khắc hoạ thật sinh động.
Tuy nhiên, với cách viết trào lộng chứ không phải là một công trình khảo cứu chi
tiết với các nguồn chú giải cụ thể, cuốn sách nghiêng về một tác phẩm văn học chứ
không phải là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, với luận cứ, luận
chứng rõ ràng và đánh giá một cách chuyên sâu.

Những chặng đường báo Cứu Quốc lại là tập hồi ký của nhiều tác giả, được
viết theo sáng kiến của Xuân Thuỷ, nguyên Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, tờ báo được
sáng lập vào năm 1942 và kéo dài cho đến thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc, dẫn đến sự hợp nhất hai cơ quan ngôn luận của Mặt trận
là báo Cứu Quốc và báo Giải phóng. Trong tập hồi ký này, khi tái hiện những chặng
đường báo Cứu Quốc, Xuân Thuỷ đã mô tả lại việc tổ chức báo Cứu Quốc trước
12


Cách mạng tháng Tám [131]. Tuy nhiên, ảnh hưởng và tác động của tờ báo nói
riêng, báo chí cách mạng nói chung đối với đời sống chính trị Việt Nam trước năm
1945 cũng chưa được khắc hoạ rõ nét.
Như vậy, điểm qua một số công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nói
chung, lịch sử hình thành và phát triển các tờ báo nói riêng và các tập hồi ký tiêu
biểu của các tác giả về hoạt động báo chí trước năm 1945, chúng ta thấy rằng tuy
có những công trình khảo cứu khá công phu về lịch sử báo chí Việt Nam cũng
như hồi ức sống động của những người trực tiếp làm báo trong một giai đoạn
lịch sử, nhưng hầu hết các công trình chưa phân tích vai trò của tờ báo nói riêng
và cả dòng báo chính trị nói chung trong đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn
1925-1945.
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận đại ít nhiều có đề cập
đến hoạt động báo chí trong giai đoạn 1858-1945. Tiêu biểu như công trình Sự
phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (gồm 3
tập, Trần Văn Giàu, 1973, 1975, 1993) [46,47,48]. David Marr, một trong những
học giả có uy tín nhất về Việt Nam ở phương Tây đã nhận xét về bộ sách của Trần
Văn Giàu “Trong số các công trình đã xuất bản bằng mọi thứ tiếng trên thế giới thì
đó là bộ sử tốt nhất về tư tưởng Việt Nam” [168, tr.449]. Tuy nhiên, trong các
công trình này, báo chí cũng chỉ được nhắc đến như những cơ quan ngôn luận của
các hệ tư tưởng.
1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị

Một số công trình nghiên cứu về lý luận báo chí đã bước đầu đề cập đến mối
quan hệ báo chí với chính trị như Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân
Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004), Truyền thông đại chúng trong công tác
lãnh đạo quản lý (Vũ Đình Hoè chủ biên, 2000); Báo chí, những vấn đề lý luận và
thực tiễn (Hà Minh Đức chủ biên, 1997); Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn
(Nguyễn Văn Dững chủ biên, 2000, 2002); Cơ sở lý luận báo chí (Nguyễn Văn
Dững, 2013) v.v..
Công trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Dương Xuân Sơn, Đinh
Văn Hường, Trần Quang đã có chương trình bày về “Báo chí - loại hình thông tin
chính trị - xã hội”, trong đó khẳng định “thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng
những giá trị xã hội hay chính trị”, khác với thông tin cá nhân [105, tr. 51]. Công
trình cũng phân tích về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong đó có chính
trị: “Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Vai trò
của báo chí trong lĩnh vực chính trị là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công
chúng” [105, tr. 29]. Tuy nhiên, vì đây là một giáo trình đại học, nội dung đề cập
đến những vấn đề có tính phương pháp luận, không mở rộng và đi sâu vào các khía
cạnh phức tạp nên mối quan hệ báo chí - chính trị không phải là một vấn đề được
thảo luận và phân tích một cách kỹ lưỡng.
13


Trong công trình Cơ sở lý luận báo chí, Nguyễn Văn Dững khẳng định “hoạt
động báo chí là hoạt động chính trị” [25, tr. 91]. Có thể hiểu hoạt động chính trị ở
bình diện chính sách hay lĩnh vực bao quát - chính sách đối nội và chính sách đối
ngoại của lực lượng chính trị thống trị xã hội hoặc tiếp cận dưới góc độ chính trị
học, liên quan đến vấn đề quyền lực chính trị. “Bản chất chính trị của báo chí được
thể hiện trên các bình diện khác nhau, như tuyên truyền tư tưởng chính trị, quan
điểm và đường lối chính trị; tập hợp và tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ
vũ chủ trương chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính sách và nhiệm vụ đối nội,
đối ngoại...” [25, tr. 94]. Tuy nhiên, vì đây cũng là giáo trình đại học nhằm mục

đích cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống khái niệm cơ bản
của lý luận báo chí, nên không tập trung phân tích riêng mối quan hệ báo chí - chính
trị, và bản chất chính trị của báo chí như được nêu trên đây cũng cần bổ sung, hoàn
thiện thêm, khi mới nhấn mạnh tính chất tuyên truyền chính trị từ trên xuống, mà
chưa nêu rõ tính chính trị được phản ánh từ quần chúng lên.
Bên cạnh đó đã có một số công trình nghiên cứu, tuyển chọn, giới thiệu quan
điểm của các nhà kinh điển về báo chí - xuất bản như Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ
Chí Minh bàn về báo chí, xuất bản (Vũ Duy Thông chủ biên, 2004) [129]. Cuốn
sách được chia làm ba phần: Phần I - C. Mác - Ph. Ăngghen bàn về báo chí, xuất
bản; Phần II - V.I.Lênin bàn về báo chí, xuất bản; Phần III: Tư tưởng Hồ Chí Minh
về báo chí, xuất bản. Trong mỗi phần, nhóm biên soạn đã sắp xếp nội dung các
đoạn trích theo vấn đề, trong đó đề cập một số quan điểm về mối quan hệ báo chí và
chính trị. Đây là một công trình hữu ích, có giá trị về mặt tư liệu trong việc trích dẫn
lại quan điểm của Mác - Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Tuy
nhiên, nếu có những phân tích, bình luận về quan điểm của các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác -Lênin thì công trình sẽ có sức thuyết phục hơn nữa.
Một công trình cũng có tên tương tự là C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin với
báo chí (Hà Minh Đức, 2010) [41]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã phân tích một
cách tỉ mỉ nhiều vấn đề như: Mác - Ăngghen, Lênin và hoạt động báo chí; quan
điểm của Mác - Ăngghen, Lênin về chức năng, đặc điểm, khuynh hướng chính trị
xã hội của các tác phẩm báo chí; báo chí dưới chế độ tư bản, báo chí của giai cấp vô
sản v.v. Đồng thời, tác giả còn trình bày việc Hồ Chí Minh tiếp nhận và vận dụng
sáng tạo quan điểm báo chí của Mác - Ăngghen, Lênin cũng như báo chí cách mạng
Việt Nam theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin. Công trình đã cung cấp cho
người đọc, đặc biệt là những người làm công tác báo chí những kiến thức, hiểu biết
cơ bản về hoạt động báo chí cũng như quan điểm báo chí của các nhà kinh điển và
chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa chỉ ra và gọi tên một cách
chính xác mối quan hệ báo chí với đời sống chính trị chính trị và phân tích hệ thống
quan điểm của các nhà mác xít về mối quan hệ này.
Như vậy, có thể thấy rằng cho đến nay ở Việt Nam rất ít các công trình

nghiên cứu về lịch sử báo chí nói chung và dòng báo chính trị nói riêng phân tích
một cách hệ thống, tập trung và trực tiếp về mối quan hệ báo chí và chính trị. Mặc
14


dù có những công trình nghiên cứu rất công phu về lịch sử báo chí và các nhà
nghiên cứu ở Việt Nam đã bước đầu tìm hiểu nội dung chính trị của một số tờ báo
nhưng chưa đưa ra khái niệm dòng báo chính trị cũng như cơ sở hình thành, đặc
điểm, nội dung và nghệ thuật thể hiện của báo chí chính trị, vai trò, vị trí của dòng
báo này trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 nói riêng và trong dòng chảy
chính trị Việt Nam nói chung.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến
năm 1945
Các nhà nghiên cứu người Việt Nam ở nước ngoài và các học giả nước ngoài
nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại cũng có đề cập một số nét về báo chí, vai
trò báo chí đối với các tổ chức chính trị trong giai đoạn trước năm 1945 như các
công trình nghiên cứu của D. Hémery: Révolutionnaires Vietnamiens et pouvoir
colonial en Indochine (Các nhà cách mạng Việt Nam và chính quyền thực dân ở
Đông Dương) (1975); W.J. Duiker: The rise of nationalism in Vietnam 1900-1941
(Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam 1900-1941) (1976); Huỳnh Kim
Khánh với Vietnamese Communism 1925-1945 (Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam
1925-1945); Hồ Tài Huệ Tâm với Radicalism and the Origins of the Vietnamese
Revolution (Chủ nghĩa cấp tiến và nguồn gốc của cách mạng Việt Nam); S.F.
McHale với Print and Power: Buddhism, Confucianism and Communism in the
Making Modern Vietnam (Ấn phẩm và quyền lực: Phật giáo, Nho giáo và Chủ nghĩa
cộng sản trong việc hình thành một Việt Nam hiện đại) (2004); P.M.F. Peycam
(2012), The Birth of Vietnamese Political Journalism, Saigon 1916 -1930 (Sự hình
thành báo chí chính trị Việt Nam, Sài Gòn 1916-1930), v.v..
Hồ Tài Huệ Tâm trong Radicalism and the Origins of the Vietnamese

Revolution với nguồn tin đa dạng, từ các hồ sơ lưu trữ đến lịch sử cá nhân - hồi ức
của các nhân chứng, đã phác họa lại một giai đoạn rất phức tạp trong những năm
1920 ở Việt Nam với những chi tiết sống động và chân dung cụ thể, đặc biệt là
Nguyễn An Ninh, một nhân vật cấp tiến điển hình [165]. Ngay từ khi ra đời, cuốn
sách đã được đánh giá cao và điểm khác biệt của công trình này so với nhiều công
trình trước đó của các học giả Việt Nam và quốc tế là nhận định của Hồ Tài Huệ
Tâm khi cho rằng cách nhìn mang nặng tính hồi tưởng của những người cộng sản đã
hình thành nên câu chuyện về chủ nghĩa cộng sản như một thành công tất yếu và
che dấu đi tính đa dạng của chủ nghĩa cấp tiến trong những năm 20 của thế kỷ XX,
trong đó báo chí là một hoạt động sôi nổi của những người cấp tiến.
David Marr là một trong những nhà Việt Nam học xuất sắc với các công
trình Vietnamese Anticolonialism 1885-1925 (Người Việt Nam chống chủ nghĩa
thực dân 1885-1925) (1971), Vietnam: Tradition on Trial 1920 -1945 (Truyền
thống Việt Nam trong thời kỳ thử thách 1920-1945) (1981) và Vietnam 1945: The
15


Quest for Power (Việt Nam năm 1945: trong cuộc cạnh tranh quyền lực) (1995).
Với Vietnamese Anticolonialism 1885-1925, David Marr đã nhìn nhận cuộc kháng
chiến chống thực dân ở Việt Nam như một sự chuyển giao thế hệ: thế hệ Cần
Vương, thế hệ Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh và thế hệ thanh niên Tây học.
Tiếp đó, trong Vietnam: Tradition on Trial 1920-1945, ông tìm cách lý giải những
biến đổi trong cấu trúc xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức, những biến đổi từ
bộ máy cai trị của thực dân đến đạo đức, chính trị, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, phụ
nữ và trí thức, trong đó có ít nhiều đề cập đến hoạt động báo chí. Tuy nhiên, nếu
như hai công trình nói trên vẫn tiếp cận lịch sử theo chiều từ trên xuống, thì đến
Vietnam 1945: The Quest for Power, ông đã thay đổi cách tiếp cận của mình, theo
chiều từ dưới lên, phản chiếu quan điểm của tất cả các nhóm chính trị có liên quan,
từ người Pháp, người Nhật, người Việt - từ Việt Minh đến các phe nhóm khác,
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh. David Marr đã kết luận rằng phong trào của Việt

Nam năm 1945 không được chỉ đạo trực tiếp từ Trung ương, các nhóm địa phương
mà tự gọi họ là Việt Minh thường hiểu những chỉ đạo (nếu thực sự họ nhận được
chúng) theo cách riêng của họ. Tuy nhiên, ông cũng không tập trung vào việc giải
thích về việc tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản cho độc giả. [169].
W.J. Duiker trong The rise of nationalism in Vietnam 1900-1941 (1976) đã
cấu trúc cuốn sách thành ba phần: các văn thân yêu nước; các nhà dân tộc chủ nghĩa
ở đô thị và các cuộc cách mạng xã hội. Trong đó tác giả đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi: tại sao chủ nghĩa Mác có thể thâm nhập và in dấu ấn đậm nét ở Việt Nam mà
không thể ở một nơi nào khác ở Đông Nam Á? Những nhân tố nào ở Việt Nam đã
chống lại sự nổi lên của các phong trào dân tộc chủ nghĩa một cách rộng rãi như
Đảng Quốc đại của Nehru ở Ấn Độ, hay Đảng Dân tộc của Sukarno ở Indonesia.
Những nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc cũng
như sự gặp gỡ của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam của Duiker
là rất đáng ghi nhận [159].
R.B.Smith trong bài viết “Bùi Quang Chiêu and the Constitutionalist Party in
French Cochinchina 1917-1930” (Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ
1917-1930) trên tạp chí Modern Asian Studies [181] đã cố gắng tìm hiểu vai trò của
Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến trong đời sống chính trị ở Nam Kỳ. Tuy nhiên,
ông cũng chưa lý giải được nguyên nhân gây ra sự thất bại của Đảng này cũng như
thất bại của bản thân Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ của Đảng Lập hiến đồng thời cũng
là một nhà báo chính trị.
Có thể nói rằng, một trong những bộ sách tốt nhất ở nước ngoài về lịch sử tư
tưởng Việt Nam cận, hiện đại là Vietnam du confucianisme au communisme (Việt
Nam từ Khổng giáo đến chủ nghĩa cộng sản) của Trịnh Văn Thảo, xuất bản tại Paris
năm 1990 và được dịch và xuất bản ở Việt Nam vào năm 2012 với tên gọi Ba thế hệ
trí thức người Việt (1862-1954) [124]. Điểm hấp dẫn nhất của công trình này là tác
16


giả đã tiếp cận lịch sử dưới góc độ xã hội học với việc lựa chọn ra 222 trí thức tiêu

biểu nhất, xếp thành 3 thế hệ: thế hệ năm 1862, 1907 và 1925, dựa trên bảy tiêu chí:
họ tên, năm sinh - mất, nơi sinh, nguồn gốc xuất thân, học vấn, nghề nghiệp - chức
vụ, đặc điểm về sự nghiệp văn chương, hoạt động chính trị. Trong đó, nhiều trí thức
tham gia vào hoạt động báo chí, là nhà báo cũng đã được nêu tên, phân tích, tuy
nhiên báo chí cũng không phải là trọng tâm nghiên cứu của ông.
Các tác giả phương Tây có quan điểm nghiên cứu gắn báo chí với đời sống
chính trị Việt Nam rõ nét nhất là D. Hémery, Huỳnh Kim Khánh, Mc Hale và
Peycam, những người đã coi báo chí như một kênh quan trọng để chuyển tải tư
tưởng của các tổ chức và đảng phái chính trị ở Việt Nam.
Huỳnh Kim Khánh với Vietnamese Communism 1925-1945 đã được nhiều
học giả nước ngoài cho rằng là một tài liệu khá toàn diện về phong trào cộng sản ở
Việt Nam. Một số tư liệu đã dẫn đến việc xét lại một số quan điểm rất quan trọng, ví
dụ như vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng, sự phát triển của chủ nghĩa
cộng sản và thành công của Việt Minh vào năm 1945. Nhưng Huỳnh Kim Khánh
cũng có điểm nhìn nhận sai lầm khi cho rằng cuộc xung đột giữa cộng sản và
Trotskyist ở Việt Nam trong những năm 30 là một cuộc xung đột giữa “nước Việt
Nam cũ” và “nước Việt Nam mới”, nước Việt Nam mới được đại diện bởi những
nhà hoạt động được thấm nhuần văn hóa giáo dục Pháp (Trotskyist) còn nước Việt
Nam cũ được đại diện bởi các nhà hoạt động cũ hoặc những người cộng sản Đông
Dương. Ông cũng cho rằng trong cuộc xung đột này, quan điểm của cộng sản là cải
lương, còn Trotskyist là cách mạng, cộng sản làm giai cấp thỏa hiệp, còn Trotskyist
làm giai cấp đấu tranh, v.v.. [166]. Có thể nói đó là những nhận định còn chủ quan
và thiếu căn cứ.
Trong công trình Print and Power: Buddhism, Confucianism and
Communism in the Making Modern Vietnam [171], trên cơ sở khảo sát một lượng
ấn phẩm rất lớn tại Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Quốc gia Việt Nam,
McHale đã xây dựng các chương của cuốn sách theo đúng quỹ đạo của các ấn
phẩm: từ sự sáng tạo đến xuất bản, sự kiểm soát của chính quyền đối với những ấn
phẩm này, cho đến sự truyền bá và tiếp thu chúng. Trong hai chương đầu, tác giả
đưa ra cái nhìn toàn cảnh về không gian công cũng như sự trấn áp của chính quyền.

Ba chương tiếp nối sau, ba chủ đề là văn hoá ngành in của Phật giáo, Nho giáo và
Cộng sản. Bị hấp dẫn bởi chủ đề xuyên suốt của cuốn sách là sự xuất hiện của
không gian công và vai trò của ngành in từ năm 1920 đến năm 1945, tác giả đã
dùng mọi cách để lập luận rằng, Việt Nam đã quá xem nhẹ văn hoá và tri thức của
Phật giáo cũng như Nho giáo và coi trọng quá mức tầm quan trọng của Cộng sản.
Tác giả đã chứng minh được mối liên hệ giữa chủ nghĩa cộng sản, ngôn ngữ và văn
hoá xuất bản trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 và trong sự hồi sinh
của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Bắc giai đoạn 1941-1945. Ông liên kết sự phát triển
17


×