Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Phóng sự điều tra trên Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề thể loại và giải pháp phát triển : Luận văn ThS. Truyền thông đại chúng: 60 32 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 153 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- o0o -----

TRẦN THỊ NGỌC ANH

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN BÁO CÔNG AN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- o0o -----

TRẦN THỊ NGỌC ANH

PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN BÁO CÔNG AN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 603201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI


HÀ NỘI – 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................8
5. Phƣơng Pháp nghiên cứu .............................................................8
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn .........................................8
7. Bố cục của luận văn ......................................................................9
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LOẠI PHÓNG SỰ, PHÓNG SỰ ĐIỀU
TRA ..................................................................................................10
1.1 Thể loại phóng sự......................................................................10
1.1.1. Quan niệm về thể loại phóng sự ...................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm về nội dung của thể loại phóng sự ................................... 14
1.1.3. Đặc điểm về hình thức của thể loại phóng sự ................................. 17

1.2. Thể loại điều tra .......................................................................17
1.2.1. Quan niệm về thể loại điều tra ......................................................... 17
1.2.2. Đặc điểm về nội dung của thể loại điều tra ..................................... 20
1.2.3. Đặc điểm về hình thức của thể loại điều tra .................................... 20

1.3. Thể loại phóng sự điều tra ......................................................23
Tiểu kết chƣơng 1 ...........................................................................26
CHƢƠNG 2 ĐẶC THÙ CỦA PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN
BÁO CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................29



2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Báo Công an thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................29
2.2. Đặc thù sử dụng phóng sự điều tra trên Báo Công an thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................31
2.3. Đặc thù về nguồn tin của phóng sự điều tra trên Báo Công
an thành phố Hồ Chí Minh ............................................................32
2.4. Đặc thù về nội dung và hình thức của phóng sự điều tra
trên Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh .................................34
2.4.1. Đặc thù về nội dung ......................................................................... 34
2.4.2. Đặc thù về hình thức ........................................................................ 58

2.5. Tác động xã hội của phóng sự điều tra trên Báo Công an
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................69
Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................73
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA TRÊN BÁO CÔNG AN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ...............................................................................75
3.1. Ƣu điểm trong việc tổ chức phóng sự điều tra trên Báo
Công an thành phố Hồ Chí Minh .................................................75
3.2. Nhƣợc điểm trong việc tổ chức phóng sự điều tra trên Báo
Công an thành phố Hồ Chí Minh .................................................80
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng phóng sự điều tra trên Báo
Công an thành phố Hồ Chí Minh .................................................84
3.3.1. Đối với cơ quan chủ quản ................................................................ 85
3.3.2. Đối với Ban Biên tập ........................................................................ 85


3.3.3. Đối với phóng viên ........................................................................... 86


Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................93
KẾT LUẬN .....................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO ......................................97
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Thể loại bài được đặt tên trên báo
Bảng 2: Mức độ phản hồi của cơ quan chức năng đối với vụ việc báo đăng tải


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước khi Thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam không có báo chí. Sự ra
đời của báo chí Việt Nam trùng khít với bước chân xâm lược của Thực dân
Pháp với sự xuất hiện của tờ Gia Định báo vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn.
Lúc đầu, tờ Gia Định báo chỉ là công cụ thông tin của người Pháp ở Đông
Dương, chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền thực
dân. Sau này, khi Trương Vĩnh Ký chính thức làm chủ bút, tờ Gia Định báo
mới phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử... góp phần cổ động việc học
chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam
in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành nền báo chí Việt Nam.
Sau Gia Định báo là sự ra đời của các tờ: Phan Yên báo, Nông cổ mín đàn,
Lục tỉnh tân văn, Đại Nam đồng văn nhật báo (1891) và Đại Việt tạp chí,
Đông dương tạp chí (1913), Nam phong tạp chí (1917)…
Cùng với sự ra đời của báo chí, các thể loại báo chí bắt đầu phát triển.
Năm 1932, tờ Hà Thành Ngọ Báo khởi đăng phóng sự nổi tiếng nhan đề “Tôi
kéo xe” của nhà báo Tam Lang (Vũ Đình Chí), mở đầu cho thể loại phóng sự
trong làng báo Việt Nam.
Xét về hiệu quả phản ánh hiện thực, phóng sự có vị trí mũi nhọn trong

làng báo, làng văn đầu thế kỷ XX. Các nhà văn đồng thời cũng là nhà báo lúc
bấy giờ như Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... bằng tài
năng và sự ham học hỏi đã đưa thể loại phóng sự phát triển đến đỉnh cao của
sự chiếm lĩnh hiện thực một cách sống động với những hình ảnh, số liệu cụ
thể, những nhân vật giống như nguyên mẫu, giúp người đọc không những
hiểu sự thật mà còn thấy được bản chất sâu xa của hiện tượng. Các tác phẩm

1


Tôi kéo xe, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Cạm bẫy người, Ngõ hẻm... đăng nhiều
kỳ trên các báo luôn được độc giả khao khát đón đọc.
Sau CMT8, đất nước bước vào hai cuộc kháng chiến, thể loại phóng sự
cùng với các thể loại báo chí khác tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự
vận động, phát triển của nền báo chí nước nhà và phóng sự được đánh giá là
thể loại xung kích với năng lực phản ánh sự kiện một cách năng động, vừa
trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định.
Đất nước đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường , bên cạnh những
thành tựu đạt được, có không ít vấn đề tiêu cực đặt ra. Đó là sự tha hóa, biến
chất của nhân cách con người, sự suy đồi của đạo đức xã hội. Phóng sự một
lần nữa lại xuất hiện nhiều với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật.
Đó là Câu chuyện về một ông “ Vua lốp” - 1987 của Nhật Linh (lên án thói
sách nhiễu và những luật tục vô lý kìm hãm người lao động…); Cái đêm hôm
ấy... đêm gì - 1988 của Phùng Gia Lộc (kể về chuyện người dân đã phải ăn
cám vì thóc đã bị chính quyền địa phương thu để nộp cho nhà nước); Người
đàn bà quỳ của Lê Văn Ba ( phản ánh một chuyện bất bình của một nông dân
kiên trì khiếu kiện lên đến cấp cao nhất chuyện bất công khi xã lấy đất ở của
họ nói là để xây dựng cụm cơ khí của hợp tác xã nhưng lại cấp cho họ hàng
xây nhà)… Những bài viết này đánh dấu cuộc chiến chống lại cái cũ bao cấp,
trì trệ, bảo thủ, khẳng định cái mới và mở ra tự do dân chủ. Phóng sự báo chí

trở thành thể loại xung kích hàng đầu và xuất hiện trên nhiều tờ báo như Văn
nghệ, Lao động, Tiền phong…với những cây bút nổi tiếng như: Xuân Ba
(Tiền Phong), Huỳnh Dũng Nhân (Lao Động)...Phóng sự lúc này không còn
dừng lại ở phản ánh hiện thực ở thế trực tiếp với cái tôi trần thuật mà bắt đầu
có sự khám phá, phơi bày những mảng tối của xã hội, đưa ra ánh sáng pháp
luật những sai trái, tồn tại. Nhà báo viết phóng sự không chỉ tìm hiểu, quan
sát những cái mới lạ, những điều chưa ai biết để chuyển tải đến độc giả mà

2


còn tìm cách vạch trần sự thật, tìm cho bằng được bản chất của vấn đề, của sự
kiện quần chúng quan tâm. Trên các tờ báo bắt đầu xuất hiện các bài báo có
nội dung điều tra nhưng được viết bằng ngôn ngữ mềm mại, linh hoạt, có cái
tôi trần thuật của tác giả như một bài phóng sự. Những bài báo này lúc được
gọi là phóng sự, lúc được gọi là điều tra hoặc phóng sự điều tra. Tuy tên gọi
không có sự thống nhất nhưng tác động về mặt xã hội của những bài báo này
rất lớn. Loạt bài “Ông giám đốc coi trời bằng nửa con mắt” của Báo Công an
thành phố Hồ Chí Minh (Báo Công an TP.HCM), loạt bài “Những cung
đường mãi lộ” trên Báo Tuổi trẻ TP.HCM, loạt bài về “cơm tù” trên Báo Tuổi
trẻ TP,HCM, trên Báo Pháp luật TP.HCM, loạt bài “Nạo vét sông Thị Vải: Sự
mờ ám kinh tởm” trên Báo Thanh niên…đều để lại dấu ấn sâu đậm trong long
độc giả.
Ngay từ những năm đầu đổi mới, Báo Công an TP.HCM với đặc thù và
ưu thế là báo của ngành Công an đã thực hiện những bài viết áp dụng nghiệp
vụ điều tra vào quá trình tác nghiệp. Trên trang báo bắt đầu xuất hiện những
bài báo được gọi là phóng sự điều tra. Rất nhiều vụ việc khuất tất, tham
nhũng, sai trái…trong xã hội đã được Báo Công an TP.HCM khám phá, đưa
lên mặt báo và cuối cùng là sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Những vụ án
lớn như: Vụ buôn lậu, tham ô, đưa hối lộ và cố ý làm trái… gây hậu quả đặc

biệt nghiêm trọng của Mai Văn Huy tại Công ty Thương mại dầu khí Đồng
Tháp với 37 bị can bị truy tố; Vụ án nhận hối lộ, tham nhũng của “Vua địa
chính Bình Châu” Đặng Ngọc Phước; Vụ án tham nhũng ở công ty địa ốc Gò
Môn với chủ tịch quận và bí thư quận ủy quận Gò Vấp phải ra hầu tòa; Vụ án
tham nhũng đất đai ở Hóc Môn với nguyên chủ tịch huyện, trưởng phòng đô
thị huyện Hóc Môn phải ra hầu tòa… đều có đóng góp rất lớn của những bài
phóng sự điều tra dám phanh phui sự thật trên Báo Công an TP.HCM.

3


Phóng sự điều tra xuất hiện khá đều trên các số Báo Công an TP.HCM
và phản ánh rất tốt mảng tối của xã hội, đạt hiệu quả cao trong cuộc chiến
chống lại cái xấu, cái ác, được độc giả quan tâm, ưa thích. Tuy nhiên, tên gọi
thể loại của nó trong các số báo không ổn định và phóng sự điều tra không
được coi như một chuyên mục của báo.
Như vậy, trong thực tế vận hành báo chí, một số tờ báo đã dùng từ
phóng sự điều tra để đặt tên cho một dạng bài có tính phản biện cao, chuyên
phản ảnh mảng tối, tiêu cực của đời sống xã hội. Những bài báo này mang
đồng thời đặc trưng của hai thể loại phóng sự và điều tra nhưng đến nay chưa
có một nghiên cứu nào về phóng sự điều tra với tư cách nó là một thể loại
mới, mặc dù phóng sự điều tra ngày càng khẳng định vai trò của mình trong
sự phát triển của báo chí.
Là người có nhiều năm công tác tại Báo Công an TP.HCM, một trong
những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước, chúng tôi nhận thấy vai
trò quan trọng trong phản biện xã hội của phóng sự điều tra cũng như việc tòa
soạn Báo Công an TP.HCM rất coi trọng và đã phát huy được tối đa ưu thế
của phóng sự điều tra. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Phóng sự điều tra
trên Báo Công an TP.HCM: vấn đề thể loại và giải pháp phát triển với kỳ
vọng ít nhiều sẽ đưa ra một cái nhìn tổng thể, khách quan về phóng sự điều

tra. Ngoài ra, việc khảo sát cũng sẽ đúc kết được những ưu điểm, nhược điểm
trong việc sử dụng thể loại phóng sự điều tra trên Báo Công an TP.HCM thời
gian qua. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của
việc sử dụng phóng sự điều tra không chỉ trên Báo Công an TP.HCM mà còn
trên những tờ báo khác, những loại hình báo chí khác, giúp cho đồng nghiệp
và những người quan tâm đến thể loại này rút ra được những kinh nghiệm,
những bài học quý giá trong quá trình tác nghiệp.

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nhà nghiên cứu báo chí trên thế giới đều thống nhất trong hệ thống
thể loại báo chí có thể loại phóng sự và thể loại điều tra. Cụ thể, trong tiếng
Anh có từ “report” là “phóng sự”, “investigate” nghĩa là “điều tra”. Tương tự,
trong tiêng Pháp có từ “reportage” có nghĩa là phóng sự và “recherche” có
nghĩa là điều tra. Lịch sử nghiên cứu báo chí thế giới không đề cập đến thể
loại phóng sự điều tra. Từ điển tiếng Việt cũng không có từ này. Tuy nhiên,
trên thực tế, có nhiều nhà báo và tòa soạn sử dụng từ phóng sự điều tra cho
dạng bài viết về những tiêu cực, những cái xấu của đời sống xã hội.
T.S Đức Dũng trong “Viết báo như thế nào” (2001), Nxb Văn hóa –
Thông tin, có đề cập đến phóng sự điều tra như một dạng của phóng sự báo
chí. Theo tác giả Đức Dũng, trong phóng sự điều tra, tính chất phóng sự được
thể hiện ở hình thức (thông qua ngôn từ, bút pháp, giọng điệu), còn tính chất
điều tra được thể hiện chủ yếu ở nội dung( phải trả lời được những câu hỏi mà
cuộc sống đặt ra thông qua một hệ thống những bằng chứng, luận cứ được sắp
xếp một cách logic, hợp lý). Tác giả không đi vào chi tiết và cũng không phân
tích trên những cứ liệu thực tiễn để đưa ra một cái nhìn đầy đủ về phóng sự
điều tra.
Trong “Phóng sự báo chí hiện đại” (2009), Nxb Thông tấn, TS Đức

Dũng tiếp tục nhắc lại quan điểm này và không đưa ra thông tin nào mới.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong “Để viết phóng sự thành công”
(2012), Nxb Thông tấn, cho rằng phóng sự điều tra là một dạng phóng sự đặc
biệt, là biến thể hình thành từ sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều
tra. Nói cách khác, theo tác giả, sự phối hợp giữa thể loại phóng sự và thể loại
điều tra tạo thành thể loại phóng sự điều tra. Đây là điểm khác biệt trong cách
nhìn nhận của tác giả Huỳnh Dũng Nhân so với quan điểm của T.S Đức Dũng
khi thừa nhận phóng sự điều tra là một thể loại. Ngoài ra, tác giả Huỳnh Dũng

5


Nhân còn đưa ra cách tìm đề tài cho bài phóng sự điều tra, các phương pháp
thực hiện điều tra, những nguyên tắc khi viết bài phóng sự điều tra…Tuy
nhiên, cũng như T.S Đức Dũng, tác giả không tiến hành phân tích trên những
cứ liệu thực tiễn để có một cái nhìn đầy đủ, khách quan về phóng sự điều tra
Nhà báo Quang Hùng trong “Phóng sự điều tra” (2004), Nxb Tổng hợp
TP.HCM thì trình bày một cách rất mơ hồ và khó hiểu về phóng sự điều tra,
“Có thể coi phóng sự điều tra là một thể loại báo chí của riêng nước ta còn
với các nước trên thế giới chỉ có phóng sự. Cũng chính vì vậy, điều tra rất
gần gũi với phóng sự. Có người phân biệt phóng sự điều tra với điều tra chỉ
bằng “cái tôi”: Nếu có “cái tôi” trong bài thì đó là phóng sự (hay phóng sự
điều tra), còn nếu không có “cái tôi” thì đó là bài điều tra. Riêng phóng sự
điều tra và phóng sự thì có thể nói không có ranh giới cụ thể” [30, tr14]. Từ
sự mơ hồ này, tác giả không thể đưa ra những đặc trưng để làm rõ thế nào là
một bài phóng sự điều tra.
Một số khóa luận tốt nghiệp đại học và luận văn sau đại học nghiên cứu
về thể loại phóng sự, thể loại điều tra trên báo in, báo mạng và phóng sự
truyền hình…nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu, khảo sát riêng về phóng
sự điều tra.

Tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền, có các đề tài luận văn: Phóng sự
báo chí và xu hướng phát triển hiện nay (khảo sát trên Báo Nhân dân chủ
nhật, Lao động, Sài Gòn Giải phóng, Hải quan từ năm 2002 đến năm 2003)
của Phạm Văn Hoành; Phóng sự với đề tài chống tham nhũng (khảo sát Báo
Sài Gòn Giải phóng và Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh các số ra hàng
ngày từ 1/1/2005 đến 31/12/2006) của Nguyễn Thị Huế; Phóng sự trong
chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (khảo sát chương trình
thời sự 19h của đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2005)
của Thái Kim Chung…

6


Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội có một số
khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về phóng sự như: Phóng sự trên Báo
Thanh Niên 1994-1997 của Bùi Thị Vân Anh; Phóng sự trên Báo Nhân dân
của Nguyễn Bảo Khánh; Phóng sự trên Báo Lao động 1996-1998 của Phạm
Minh Tú; Phóng sự trên Báo Tiền Phong 1994-1998 của Đỗ Thị Mai Phương;
Phóng sự Báo An Ninh thế giới 1998-1999 của Hà Thúy Quỳnh…Ngoài ra
còn có các khóa luận nghiên cứu về thể loại điều tra như: Thể loại điều tra
trên Báo Công an Nhân dân về đề tài phòng chống tệ nạn ma túy của Nguyễn
Thu Hà; Thể loại điều tra qua thư bạn đọc của Ban Bạn đọc Báo Lao động
của Nguyễn Quốc Hưng…Không có luận văn hay khóa luận nào đề cập đến
thể loại phóng sự điều tra, đặc biệt là phóng sự điều tra trên tờ báo ngành như
tờ Công an TP.HCM.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
Mục đích của luận văn là qua nghiên cứu đặc thù của thể loại phóng sự
điều tra trên Báo Công an TP.HCM, đưa ra được định nghĩa về thể loại phóng
sự điều tra cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong tác nghiệp phóng

sự điều tra trên Báo Công an TP.HCM. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng sử dụng thể loại phóng sự điều tra trên Báo Công an TP.HCM
cũng như trên những tờ báo khác có sử dụng thể loại này.
 Nhiệm vụ:
Trên cơ sở các kiến thức đã học và trải nghiệm thực tiễn của bản thân
trong quá trình tác nghiệp báo chí, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích
những đặc thù về nội dung, hình thức thể hiện của 300 bài phóng sự điều tra
đăng tải trên các số Báo Công an TP.HCM, tính từ tháng 1/2000 đến hết
thàng 5/2013, rút ra những ưu điểm và nhược điểm trong việc tổ chức phóng
sự điều tra trên Báo Công an TP.HCM

7


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là 300 bài phóng sự điều
tra đăng tải trên Báo Công an TP.HCM, tính từ tháng 1/2000 đến hết tháng
5/2013. Luận văn chú trọng khảo sát ưu, nhược điểm và vấn đề đặt ra qua
thực trạng tổ chức thực hiện và sử dụng thể loại phóng sự điều tra trên Báo
Công an TP.HCM.
5. Phƣơng Pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin - báo
chí; các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, báo và tạp chí trong và ngoài
nước… có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích văn
bản, phương pháp thống kê tổng hợp tư liệu, phương pháp phỏng vấn…
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
Đề tài bước đầu đưa ra khái niệm về phóng sự điều tra, nghiên cứu
phóng sự điều tra dưới góc nhìn thể loại.

Đề tài đi sâu vào phân tích các tác phẩm phóng sự điều tra trên Báo
Công an TP.HCM về nội dung cũng như hình thức, từ đó đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện cũng như sử dụng thể loại
phóng sự điều tra không chỉ trên Báo Công an TP.HCM mà còn trên những tờ
báo in khác. Những giải pháp đề tài đưa ra có thể ứng dụng ngay vào thực
tiễn hoạt động tác nghiệp của những người làm báo cũng như trong công tác
quản lý báo chí
Bên canh đó, đề tài cũng góp phần khẳng định được vai trò của phóng
sự điều tra trong việc phát triển nền báo chí Việt Nam.

8


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
 Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thể loại
phóng sự, phóng sự điều tra
 Chương 2: Đặc thù của phóng sự điều tra trên Báo Công an thành
phố Hồ Chí Minh
 Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự điều tra trên Báo
Công an thành phố Hồ Chí Minh

9


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN THỂ
LOẠI PHÓNG SỰ, PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA
1.1 Thể loại phóng sự

1.1.1. Quan niệm về thể loại phóng sự
Phóng sự là một trong những thể loại báo chí được người đọc yêu quí
nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối với người viết. Đặc
biệt, hấp dẫn và khó viết nên sau khi báo chí xuất hiện ở phương Tây, với sự
ra đời của các thể ký văn học cuối thế kỷ XVI, thì đến những năm 1690
phóng sự mới có “mầm mống” trên tờ Boston với bài Những việc xảy ra nơi
công cộng của Bejamin Harriss. Bài viết đã làm giật mình giới cầm quyền lúc
đó... Nhưng theo các nhà nghiên cứu thế giới thì phóng sự chỉ thực sự xuất
hiện trên báo chí phương Tây ở thế kỷ XIX. Người Mỹ tên là Wlring đã thể
hiện những ấn tượng của ông về nước Mỹ và nước Anh trong cuốn Stetch
Book (1819). G.Weerth (người Đức) bằng những hiểu biết của mình đã viết
Ký sự Anh quốc (1843) và Những ký sự khôi hài về đời sống thương mại Đức
(1845)... Kế thừa kinh nghiệm viết ký sự trên, một loạt các cuốn sách đã ra
đời như Một mùa hè ở Luân Đôn (1854), Từ Anh Quốc (1860), Phía bên kia
TWeed (1860) kết hợp được sự tường thuật với sự hư cấu các sự kiện...thu hút
sự chú ý của độc giả. Nắm bắt được tâm lý tiếp nhận đó, các nhà văn đã trực
tiếp tham gia viết báo kể lại những câu chuyện có thực hàng ngày mà họ
chứng kiến. Các bài viết của các nhà văn mới không chỉ đơn giản là mô tả
“các kỳ họp quốc hội, những đám cháy, những trận lụt” mà thêm vào đó là
thông tin chi tiết, sinh động về diễn biến của những sự kiện có ý nghĩa xã
hội, khám phá về số phận của những con người…Những bài viết này vừa
“chật ních” sự kiện nóng hổi, vừa cung cấp cho bạn đọc sự kiện từ nhiều góc

10


nhìn khác nhau với hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, bằng cảm xúc
thương cảm hay căm ghét. Từ đây, một thể loại tổng hợp phong cách sáng
tạo của văn học và báo chí chính thức ra đời, đó là thể loại phóng sự. Đến
thế kỷ XX, thể loại này nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn, báo giới.

Báo chí được đưa vào Việt Nam cùng với bước chân xâm lược của Thực
dân Pháp và phóng sự là thể loại tân văn, là sản phẩm của quá trình giao lưu,
tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây (trực tiếp là Pháp) của văn hóa, văn
học Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ phóng sự xuất hiện lần đầu tiên trong Việt Nam tự điển
của hội Khai trí tiến đức, được giải nghĩa: “Phóng sự: người hỏi tin cho nhà
báo” [61, tr. 441). Trong cuốn Hán Việt từ điển do Đào Duy Anh biên soạn
(xuất bản lần đầu tiên vào năm 1932), phóng sự được giải thích rằng: Phóng
có nghĩa là bắt chước, phỏng theo; sự có nghĩa là sự việc. Tổng hợp lại Phóng
sự có nghĩa là phỏng theo sự việc. Ngay sau khi tác phẩm Tôi kéo xe của Tam
Lang ra đời (1932) cùng với thơ mới, tiểu thuyết, phóng sự đã phát triển rất
mạnh mẽ, mang giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên đến lúc này vẫn chưa có
sự bàn luận, tranh luận về phóng sự với tư cách là một thể loại. Theo tài liệu
được công bố trong Vũ Trọng Phụng, con người và tác phẩm của Nguyễn
Hoành Khung và Lại Nguyên Ân thì Vũ Trọng Phụng là người trực tiếp viết
phóng sự duy nhất lúc đó có quan niệm rõ ràng về thể loại phóng sự: “Tiểu
thuyết và phóng sự là hai thể loại văn gần nhau. Phóng sự là một thiên
chuyện kể với cơ sở là những điều mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe, trừ
phi là một thiên “phóng sự trong buồng”, nhà báo nghe người ta kể lại cái
mà mình chưa biết bằng tai và bằng mắt” [33 tr. 126.].
Đến năm 1942, khi phóng sự ở Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao thì
giới nghiên cứu, phê bình mới dành cho nó sự quan tâm thích đáng. Tiêu biểu
cho cách đánh giá ở giai đoạn này về phóng sự, phải kể đến nhà nghiên cứu,

11


phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan quan
niệm: “Lối văn này hoàn toàn mới ở nước ta, và cũng như ở các nước, nó là
con đầu lòng của nghề viết báo (...). Phóng sự là thăm dò lấy việc mà ghi...

Phóng sự là ký sự, là có lời phẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy tai
nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích... Không có lối văn nào giúp ích cho
việc cải cách, cho nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã hội học bằng các
thiên phóng sự” [44, tr. 504-505). Năm 1950, Nguyễn Đình Lạp, tác giả của
những phóng sự nổi tiếng, theo kháng chiến làm công tác văn hóa văn nghệ,
đã có tập bài giảng Muốn làm phóng sự gửi cho các khóa đào tạo đội ngũ văn
nghệ kháng chiến mở tại Thanh Hóa. Đây là giáo trình lí luận đầu tiên về thể
loại phóng sự. Sau khi có quan niệm rõ ràng về thể phóng sự, Nguyễn Đình
Lạp trình bày những vấn đề cơ bản về thể loại cũng như cách thức, phương
pháp làm phóng sự. Ông cho rằng: “Phóng sự hay là phỏng sự. Phóng sự tức
là phóng tác (imiter), còn phỏng tức là hỏi, tìm hiểu nghiên cứu - còn sự tức
là sự kiện (fait) - Như thế thì gọi là phỏng sự mới đúng hơn, mới hay hơn ...
Phóng sự là nghiên cứu tìm hiểu một sự kiện gì rồi ghi chép lại cho thật đúng.
Không phải bất cứ một sự kiện gì cũng thuộc phạm vi của phóng sự, sự kiện
phóng sự phải có bốn yếu tố: Vật chất (cụ thể) - sự kiện phải có thực bằng
hình thể trông thấy hoặc nghe thấy ... Hiện đại ... Phóng sự chỉ ghi chép được
hiện tại những cái mắt thấy tai nghe... Phải nhân loại nghĩa là phải có con
người ... Xã hội, nghĩa là... phải có một xã hội người…( ai chép lại và ảnh
hưởng tới ai)” [35, tr. 795-796]. Đồng thời với việc coi phóng sự “là bộ môn
của nghề làm báo”, Nguyễn Đình Lạp còn khẳng định: “Phóng sự là một bộ
môn văn học chuyên tả thực rất chân xác những sự kiện xã hội, cụ thể và hiện
tại được nghi chép lại tại nơi chốn xảy ra” [35, tr. 792.].
Năm 1962, trên diễn đàn văn nghệ, nhà văn Bùi Huy Phồn có hẳn một
bài viết về thể loại phóng sự. Ông coi phóng sự là một thể văn xung kích, có

12


tính chiến đấu và tính kịp thời, thuyết phục người đọc bằng những số liệu,
người thật, việc thật.

Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nhà giáo Phạm
Thế Ngũ đã bàn về phóng sự, phân biệt sự khác nhau giữa phóng sự và tiểu
thuyết. Ông coi ở hình thức đơn giản nhất, phóng sự “chỉ là một tường thuật…
tác giả nhà báo đến tận nơi hỏi han, điều tra về một cảnh sinh hoạt, một nghề
nghiệp, một hạng nhân vật rồi cứ sự mắt thấy tai nghe mà chép lên báo” [37,
tr. 512].
Trong đợt trao đổi ý kiến về Thể ký và vấn đề viết về người thật, việc
thật (đăng lần lượt trên Tạp chí văn học từ tháng 5 năm 1966 đến số tháng 6
năm 1967), cùng với Tô Hoài, Trần Cư, Chế Lan Viên…, Vũ Đức Phúc cũng
đã coi phóng sự là ký, nhưng có nhiều đặc điểm không giống các loại ký khác
bởi tính “sốt dẻo, xác thực, toàn diện” của nó. Năm 1985, trong tập giáo trình
viết chung với Lê Bá Hán, GS. Hà Minh Đức khẳng định: “Về cơ bản, phóng
sự cũng có đặc tính của một thiên ký sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn
trọng tính chính xác của đối tượng miêu tả. Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính
trực tiếp. Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã
hội quan tâm… Người viết phóng sự giỏi trước hết phải là một người có trách
nhiệm với ngòi bút, với chân lý của cuộc sống..., có năng lực phát hiện và
khái quát hoá. [23, tr. 357]. Nghiên cứu về thể ký báo chí, Nguyễn Đức Dũng
coi phóng sự là một phần của ký báo chí và khẳng định:“Phóng sự là một thể
loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự
kiện; con người, tình huống điển hình, trong một quá trình phát sinh, phát
triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống
động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt,
ngôn ngữ giàu chất văn học” [13, tr. 83]. Trong lời giới thiệu bộ Phóng sự
Việt Nam 1932-1945, PGS.TS Phan Trọng Thưởng tìm thấy ở phóng sự “Cái

13


chất chủ quan của chủ thể cầm bút, chất khách quan trung thực của đối tượng

miêu tả và ý thức xã hội - công dân chi phối mạnh mẽ đến từng sự kiện, từng
vấn đề của đời sống” [57, tr. 5 - 6 ].
Quan niệm của các nhà nghiên cứu trong nước như Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Đình Lạp, Phương Lựu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phan Trọng
Thưởng, Đức Dũng ... dù có khác nhau ít nhiều nhưng đều thống nhất ở chỗ
coi phóng sự là một thể ký thuộc loại hình ký phóng sự có nhiệm vụ ghi chép
kịp thời những sự kiện, những vụ việc vừa xảy ra nhằm làm sáng tỏ trước
công luận hiện thực cuộc sống xã hội đương thời. Phóng sự bao giờ cũng
phải mang ý nghĩa thời sự, có mục đích cung cấp cho dư luận những tri thức
phong phú, đầy đủ, chính xác về vấn đề mà mọi người quan tâm. Phóng sự
thể hiện quan điểm và xúc cảm của tác giả về hiện thực.
1.1.2. Đặc điểm về nội dung của thể loại phóng sự
1.1.2.1.Phản ánh những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi
Như đã nói ở trên, phóng sự bao giờ cũng phải mang tính thời sự, giải
đáp cho công chúng những vấn đề mà họ quan tâm. Vì vậy, phóng sự phản
ánh kịp thời cái gì đã xảy ra, xảy ra ở đâu, xảy ra khi nào, với ai, xảy ra như
thế nào, và tại sao lại xảy ra. Từ điển thuật ngữ văn học cũng đã chỉ rõ:
“Nhiệm vụ của phóng sự là làm sáng tỏ trước công luận một vấn đề” [25, tr.
171]. Nguyễn Đình Lạp trong bài giảng Muốn làm phóng sự, cho biết mục
đích của phóng sự là “chỉ trình bày rất khách quan những tài liệu xác thực
cho độc giả để hiểu biết và nhất là để cung cấp cho nhà xã hội học, nhà chính
trị tìm cách giải quyết và phương pháp chạy chữa. Cũng có khi ngoài công
việc trình bày tài liệu, nhà phóng sự đề nghị hẳn một chương trình cải tạo lại
cái thực trạng, hoặc cái xã hội hư nát ấy” [35, tr. 811]. Để thực hiện được
mục đích trên, theo Nguyễn Đình Lạp, phương pháp làm phóng sự là phải
tổng hợp tất cả các phương pháp làm các thể loại: thông tin, tường thuật, báo

14



cáo, điều tra, phỏng vấn, mẩu chuyện. Với mục đích quan trọng như thế,
phóng sự chỉ xuất hiện khi hiện thực cuộc sống có mâu thuẫn gay gắt. “Sức
mạnh của tác phẩm phóng sự báo chí trước hết phải là khả năng khám phá,
phơi bày những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt
ra”. [19, tr 40]. Tiêu chí này đã lý giải cho sự ra đời cũng như sự “nở rộ” của
phóng sự trong mỗi thời điểm xã hội nhất định. Trước cách mạng, giai đoạn
1932-1945, trong lòng xã hội Việt Nam nảy sinh nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn
giai cấp giữa dân nghèo với quan lại thực dân phong kiến; mâu thuẫn giữa
những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc với sự băng hoại về đạo
đức, sự sa đọa về lối sống trong xã hội thực, giả, Tây - Ta lẫn lộn...
Hoàn cảnh xã hội lúc đó cùng với một số yếu tố khác đã khiến thể loại
phóng sự trong làng báo chí non trẻ Việt Nam phát triển mạnh với nhiều
tác phẩm có giá trị. Những vấn đề trong Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ
Trọng Phụng, Thanh niên trụy lạc của Nguyễn Đình Lạp, Hà Nội ban
đêm của Thạch Lam (viết chung với Tràng Khanh), Việc làng của Ngô
Tất Tố… là minh chứng sống động.
Sau năm 1975, cả nước tiến hành xây dựng CNXH. Xã hội có nhiều
mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết, phải đổi mới và kết quả là những năm 80
của thế kỷ XX, phóng sự một lần nữa lại xuất hiện nhiều với một tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. Đó là câu chuyện về một ông “ Vua
lốp” của Nhật Linh, Cái đêm hôm ấy... đêm gì của Phùng Gia Lộc …
Tuy nhiên, nói đến phóng sự mà chỉ nói đến khả năng khám phá, phơi
bày sự thật thì chưa đủ bởi chính góc nhìn sáng tạo, độc đáo của nhà báo mới
là nhân tố quyết định năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự báo chí. Điều
này gắn với cái tôi trần thuật.

15


1.1.2.2. Cái tôi trần thuật và các nhân chứng

Đọc các phóng sự Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Tôi kéo
xe, Việc làng, Thanh niên truỵ lạc, Huế ban đêm... thời 1932-1945, hay Cái
đêm hôm ấy... đêm gì (Phùng Gia Lộc), Hai giờ dưới lòng đất (Huỳnh Dũng
Nhân- viết về người thợ mỏ)...người đọc có thể cảm nhận được sự “lăn lộn”
vào thực tế để tận mắt chứng kiến sự kiện của nhân vật trần thuật – tác giả nhân chứng khách quan của hiện thực. TS Đức Dũng ví cái tôi trần thuật
trong phóng sự như “sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm, làm
nên linh hồn và bản sắc của tác phẩm”[19, tr 41]. Với tư cách là nhân vật
trần thuật, là nhân chứng trực tiếp, quan trọng, tác giả thể hiện rõ là người
chứng kiến (một phần hay toàn bộ) sự kiện. Bên cạnh vai trò người trực tiếp
chứng kiến, nhân vật trần thuật - tác giả còn có vai trò dẫn dắt, kết dính nội
dung của tác phẩm. Tác giả thâu tóm vấn đề nổi trội trong hiện thực và sắc
sảo, nhanh nhạy, định hướng tiếp nhận cho độc giả qua sự lựa chọn sự kiện và
xâu chuỗi vấn đề của mình. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật là một đặc
điểm nổi bật của phóng sự báo chí. Đó là cái tôi vừa logic, lý trí, giàu lý lẽ
nhưng đồng thời cũng đầy cảm xúc và tràn ngập tính nhân văn.
Ngoài cái tôi trần thuật - nhân chứng trực tiếp của sự kiện, vai trò của
các nhân chứng khác trong tác phẩm phóng sự cũng vô cùng quan trọng. Với
tư cách là người chứng kiện toàn bộ hay một phần sự kiện và là người đứng ra
tổ chức toàn bộ tác phẩm, tác giả phải ghi nhận sự xuất hiện của các nhân
chứng này thông qua diện mạo, hành vi, suy nghĩ, lời nói của họ. Những yếu
tố này đóng góp không nhỏ cho sự thành công của tác phẩm. Một phóng sự
hay phải có những luận cứ tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh mẽ, phải cung cấp
được những chi tiết sống động mà bản thân người viết quan sát, thu thập được
để công chúng thông qua bài viết có thể hiểu thấu đáo sự kiện như thể chính
họ tham gia vào đó.

16


1.1.3. Đặc điểm về hình thức của thể loại phóng sự

Phóng sự tạo ra sức hút đối với công chúng trước hết là ở khả năng
phản ánh sự thật của nó qua cái tôi trần thuật. Tuy nhiên để tác động vào nhận
thức lí tính của độc giả một cách nhanh chóng và hiệu quả, cái tôi trần thuật tác giả phải sử bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh. Tác giả phải thổi
hồn, phải đưa cảm xúc vào bài viết để sự kiện được chuyển tải đến người đọc
một cách chân thực nhưng vẫn thu hút, hấp dẫn chứ không khô khan, cứng
nhắc. Theo giáo sư Ca-ren xto-rơ-can, “ Việc người đọc sau chiến tranh chán
ngấy sự hư cấu và khao khát muốn biết những điều chân thực đã gợi ý cho
các nhà văn cũng như những người xuất bản báo. Ban biên tập tờ báo Tin
văn học (Pháp) đã mời những nhà văn có tiếng (như Giăng Cốc-tô, Gioóc-giơ
Gi-ra, Ăng-đrê Mô-roe) tham gia đều đặn vào mục phóng sự mới mở” [29, tr
210]. Sự tham gia của các nhà văn này đã làm thay đổi chất lượng, bút pháp
và cả ngôn ngữ giọng điệu của thể loại này.
Như vậy, với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự có nhiệm vụ
thông tin thời sự về người thật, việc thật của sự vật hiện tượng trong quá trình
vận động của nó đồng thời giải đáp những câu hỏi mà hiện thực đề ra. Tuy
nhiên khác với tin, phỏng vấn, tác giả của bài phóng sự đưa thông tin đến với
bạn đọc bằng ngôn ngữ, giọng điệu giàu chất văn học, bút pháp phong phú
linh hoạt. Chính điều này làm nên bản sắc của một bài phóng sự.
1.2. Thể loại điều tra
1.2.1. Quan niệm về thể loại điều tra
Trên thế giới có tới ba ý nghĩa liên quan đến thuật ngữ điều tra. Thứ
nhất nói điều tra với tư cách là một bài điều tra tức là nhìn nhận điều tra dưới
góc độ tác phẩm, thể loại.
Thứ hai là hiểu thuật ngữ điều tra dưới khía cạnh là phương pháp điều
tra trong hoạt động báo chí. Hoạt động điều tra ở đây là phương pháp tổng

17


hợp bao gồm rất nhiều thao tác bên trong như: Nghiên cứu tài liệu, phỏng

vấn, quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…Đó là hoạt động chung
để viết mọi tác phẩm báo chí. “ Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thông tấn
hay ghi nhanh, bình luận, điều tra thì cũng đều phải sử dụng phương pháp
điều tra nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tạo căn cứ để xem xét,
nhìn nhận sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất của sự thật để phản
ánh nó trong tác phẩm báo chí của mình”. [18, tr 366).
Ngoài ra ở nước ngoài cũng như ở nước ta hiện nay còn xuất hiện một
ý nghĩa nữa của từ điều tra trong lý luận là báo chí điều tra. Báo chí điều tra
được hiểu như một giai đoạn báo chí, như một tính chất nổi bật của giai đoạn
báo chí. Ví dụ trong giai đoạn này, báo chí tập trung mạnh mẽ vào điều tra
chống tiêu cực. Nếu nhìn nhận như vậy thì báo chí có những giai đoạn khác
nhau, có giai đoạn báo chí chỉ thông tin, nhấn mạnh chức năng thông tin, có
giai đoạn báo chí tập trung cho tuyên truyền cổ động có thể gọi là báo chí
tuyên truyền rồi đến giai đoạn báo chí phơi bày đời sống gọi là giai đoạn báo
chí điều tra. Sau giai đoạn báo chí điều tra, các nhà nghiên cứu nước ngoài
cho rằng đến giai đoạn báo chí giải pháp, không chỉ điều tra phơi bày mà còn
tham gia chỉ ra những giải pháp để cuộc sống vận động theo chiều hướng tích
cực hơn.
Ngoài những ý nghĩa trên thì điều tra còn được hiểu là hoạt động điều
tra trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật. Hoạt động điều tra lúc này được điều
chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật, có những điểm tương đồng với
điều tra báo chí nhưng nó không chỉ dừng lại ở thu thập thông tin dựa vào sự
tự nguyện, vào ý muốn của người cung cấp thông tin mà còn có quyền yêu
cầu những người nắm giữ thông tin phải cung cấp thông tin. Dựa vào quyền
hạn được trao, thông qua những văn bản pháp luật, những người làm công tác
điều tra có quyền bắt giữ người tình nghi, tiến hành thẩm vấn theo luật định,

18



sử dụng mạng lưới trinh sát rộng lớn để thu thập thông tin, huy động các
chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực để phục vụ cho công tác điều tra của mình.
Dưới góc nhìn thể loại, theo T.S Đức Dũng: “Điều tra là một thể loại
báo chí nằm trong nhóm các thể thông tấn báo chí. Nó có mục đích và có
nhiệm vụ đem lại câu trả lời trước những sự thật chứa đựng mâu thuẫn nổi
bật trong đời sống. Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích những khả năng và
nhân tố mới, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, người viết
điều tra rút ra những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của sự vật và hiện
tượng.” [18, tr.365].
Theo nhà báo Quang Hùng, “Điều tra thường được dùng để làm sáng
tỏ những vấn đề nóng hổi, nổi cộm, gây ra nhiều dư luận và cách hiểu khác
nhau. Đặc điểm của điều tra là sự tỉ mỉ, chính xác trong trình bày những chi
tiết và con số. Điều tra cứng hơn, khô khan hơn phóng sự. Điều tra nặng về
tìm hiểu diễn biến, nguyên nhân, đánh giá”[30, tr 27].
Như vậy, có thể thấy tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả
lời xác đáng cho một câu hỏi nào đó tức là điều tra chỉ xuất hiện trong “hoàn
cảnh có vấn đề”. “Hoàn cảnh có vấn đề” ở đây được hiểu là một hoàn cảnh
mà trong đó có những tình huống, những sự việc không bình thường, trái với
quy luật vận động của đời sống hoặc cách ứng xử thông thường trong xã hội,
gây ra những dư luận trái chiều trong xã hội. Hoàn cảnh đó hoặc liên quan
đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, hoặc có ảnh hưởng tác động đến
nhiều người hoặc đang là vấn đề nổi cộm trong cuộc sống được nhiều người
quan tâm. Nhiệm vụ của bài điều tra là làm sáng tỏ những vấn đề đang có
nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau. Từ đó đề ra giải pháp
giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên không giống với cách trả lời bằng nghệ thuật
lập luận (như tác phẩm bình luận) hay thông qua một bức tranh toàn cảnh vừa
khái quát, vừa chi tiết, sống động (như trong phóng sự), thể loại điều tra trả

19



×