Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đại cương sốt xuất huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.43 KB, 16 trang )

12
Đại cương sốt
xuất huyết
12
12
MỤC LỤC

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1.Trình bày được đặc điểm dịch tễ của SXH- Dengue.
2. Nêu được các rối loạn sinh học quan trọng của SXH- Dengue theo YHHĐ
3. Mô tả được triệu chứng lâm sàng của SXH- Dengue theo quan điểm YHHĐ và
YHCT
4. Trình bày được các xét nghiệm cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán
SXH- Dengue
5. Trình bày được cách điều trị SXH- Dengue theo quan điểm của YHHĐ và YHCT
NỘI DUNG:
1. ĐẠI CƯƠNG:
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Dengue gây ra.
Bệnh được lây lan qua trung gian của muỗi Aedes spp và có thể gây nên những trận
dịch lớn. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu là sốt, xuất huyết, gan to có thể có sốc và dẫn
đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
2. DỊCH TỄ
- Bệnh xảy ra nhiều ở các nước Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương như Ấn
Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan , Việt Nam…
- Ơ Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận lần đầu tiên vào
những năm 60. Những trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu
Long, lan nhanh thành nhiều trận dịch với chu kì dịch trung bình 3-5 năm. Bệnh
12
12
xảy ra quanh năm, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm đặc biệt ở những


nơi đông dân cư , vệ sinh môi trường kém hoặc những vùng dân cư dọc các trục
giao thông lớn. Bệnh ít gặp ở những vùng đồi núi cao.
- Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em từ 2-9 tuổi. Đặc biệt những trẻ bụ bẫm khi
mắc bệnh thường có diễn tiến nặng nề.


3. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Nguyên nhân gây bệnh: Siêu vi Dengue thuộc nhóm Arbovirus, gia đình
Flaviviridae - truyền bệnh qua trung gian của động vật tiết túc.
- Nguồn bệnh chính là con người. Người ta không thấy sốt xuất huyết xảy ra ở
những loài động vật khác.
- Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti . Muỗi cái hút máu và
truyền bệnh vào ban ngày. Sau khi hút máu người bệnh, Aedes aegypti có thể
truyền bệnh ngay cho người lành hoặc Virus tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa
và tuyến nước bọt của muỗi, chờ cơ hội truyền bệnh cho người khác.
- Đường lây: qua vết muỗi cắn


12
12
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
Sau khi nhiễm virus Dengue có thể có các trường hợp sau xảy ra:
1. Không có triệu chứng lâm sàng
2. Sốt không đặc hiệu
3. Sốt Dengue
4. Sốt xuất huyết Dengue
4.1 Sốt Xuất Huyết Dengue Không Sốc:
- Sau thời kì ủ bệnh 4-6 ngày, Bệnh nhân đột ngột sốt cao liên tục 2-7 ngày, kèm các
triệu chứng không đặc hiệu như sốt, chán ăn, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, ói
mửa….

- Gan to, đau. Đau có thể lan tỏa khắp bụng, làm dễ lầm tưởng với bệnh lý ngoại
khoa. Biểu hiện vàng da- vàng mắt hầu như rất hiếm mặc dù gan rất lớn.
- Xuất huyết xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 với nhiều hình thức: xuất huyết ngoài da
với tử ban điểm xuất hiện nhiều nơi, vết bầm chỗ chích, dấu dây thắt dương tính,
mảng xuất huyết; xuất huyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (ói ra máu, tiêu ra máu);
xuất huyết niêm mạc mũi, xuất huyết nứu răng, rướm máu ở môi. Xuất huyết não-
màng não hiếm gặp.
Diễn tiến tự nhiên của SXH-D không sốc thường nhẹ. Sau khoảng một tuần sốt
giảm, tổng trạng khá, mạch và huyết áp luôn ổn định, bệnh hồi phục dần.
Nguyên nhân gây xuất huyết:
12
12
- Rối loạn đông máu
- Giảm số lượng tiểu cầu
- Thành mạch không bền vững


4.2 Sốt Xuất Huyết-Dengue Có Sốc:
Sau khi sốt vài ngày thì vào ngày 3-5 thân nhiệt giảm và BN rơi vào sốc với dấu
hiệu:
- Da lạnh, tím tái, vẻ mặt đờ đẫn, có khi bứt rứt
- Mạch nhanh nhẹ khó bắt
- Huyết áp thấp hoặc kẹp
Sốc là tình trạng cấp cứu cần được truyền dịch kịp thời. Có những trường hợp hồi
phục nhanh: tay chân ấm, mạch huyết áp ổn định, tiểu nhiều, không xuất huyết
thêm. Ngược lại có trường hợp có thể tái sốc nhiều lần, xuất huyết nặng nếu sốc kéo
dài, không đáp ứng với điều trị. Truyền dịch nhiều đưa đến tình trạng phù toàn
thân, tràn dịch màng bụng và màng phổi số lượng nhiều, phù phổi cấp, suy hô hấp
kèm xuất huyết nặng có thể đưa đến tử vong.
12

12
5. CẬN LÂM SÀNG
1. CTM :
BC có thể bình thường hoặc giảm nhiều từ ngày thứ 4 thứ 5 của bệnh.
TC giảm dưới 100.000/mm3 gặp vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7
Hct tăng trên 20% trị số bình thường.
2. SÂ bụng giúp phát hiện tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng số lượng ít
3. XN chức năng đông cầm máu: giảm các yếu tố đông máu, giảm fibrinogen, D-
Dimer dương tính, thời gian prothombin và APTT kéo dài.
4. Phân lập siêu vi gây bệnh: đây là xét nghiệm đặc hiệu, có thể giúp xác định týp
huyết thanh, tuy nhiên đòi hỏi phương tiện kỹ thuật cao và tốn kém. Virus Dengue
hiện diện trong máu với số lượng cao trong nững ngày đầu, do đó tỷ lệ phân lập
dương tính sẽ không cao nếu lấy máu vào những ngày sau của bệnh.
5. Huyết thanh chẩn đoán: khảo sát đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân sau khi bị
nhiễm virus Dengue. Kết quả không cho biết týp huyết thanh mắc phải, chỉ cho biết
bệnh cảnh sơ nhiễm hoặc tái nhiễm. Các kỹ thuật có thể là:
+ Phản ứng ức chế ngưng kết: thường được sử dụng để chẩn đoán hồi cứu.
+ Phản ứng miễn dịch men (ELISA): làm từ ngày thứ 5 trở đi. Nay là kỹ thuật được
TCYTTG công nhận là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sinh học SXH.
+ Test nhanh chẩn đoán: cho kết quả nhanh trong vòng 5 phút.

×