Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vai trò của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện nay : Luận văn ThS. Nhân văn khác: 602203

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI THỜ THÁNH GIÓNG TRONG
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
HUYỆN SÓC SƠN – HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI THỜ THÁNH GIÓNG TRONG
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
HUYỆN SÓC SƠN – HÀ NỘI HIỆN NAY
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học


GS.TS Đỗ Quang Hƣng

TS. Nguyễn Hữu Thụ

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan
và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Hồng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân ngƣời
viết còn có sự quan tâm, giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc
hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp tôi có một môi trƣờng học tập tốt, các
thầy cô Bộ môn Tôn giáo học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập tại đây.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến phòng nội vụ huyện Sóc
Sơn và ban quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc (đền Gióng) - Sóc Sơn đã
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong thời gian hoàn thành luận văn. Đặc biệt
là sự giúp đỡ tận tình của chị Đỗ Thị Oanh - nhân viên ban quản lý khu du
lịch - di tích đền Sóc đã giúp đỡ về việc cung cấp cho tôi những tài liệu vô
cùng hữu ích.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Hữu Thụ.
Một ngƣời thầy tâm huyết với nghề, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi
trong thời gian hoàn thành luận văn. Sự giúp đỡ về mọi mặt từ phƣơng pháp,
tài liệu và những lời động viên của thầy đã giúp tôi thêm tự tin và quyết tâm
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Hồng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

Nội dung từ viết tắt

Viết tắt

1

Giáo sƣ

GS

2

Tiến sĩ


TS

3

Trung tâm quản lý

TTQL

4

Kinh tế xã hội

KTXH

5

Du lịch

DL

6

Ủy ban nhân dân

UBND

7

Mặt trận Tổ quốc


MTTQ

8

Ban tổ chức

BTC

9

Di tích

DT

10

Thành phố

Tp

11

Hội đồng nhân dân

HĐND

12

Quản lý Nhà nƣớc


QLNN

Ghi chú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ LỄ HỘI THỜ THÁNH GIÓNG VÀ ĐỜI
SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN SÓC SƠN – HÀ NỘI ............... 9
1.1. Khái lƣợc chung về lễ hội thờ Thánh Gióng ..................................................... 9
1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống .................................................................... 9
1.1.2. Tổng quan về lễ hội thờ Thánh Gióng ở Việt Nam .................................. 22
1.2. Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn và đời sống tinh thần của ngƣời dân
huyện Sóc Sơn, Hà Nội.......................................................................................... 46
1.2.1. Tổng quan chung về huyện Sóc Sơn, Hà Nội ........................................... 46
1.2.2. Đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội ..................... 51
CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI THỜ THÁNH
GIÓNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN SÓC
SƠN – HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. ................................ 63
2.1. Những biểu hiện vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng trong đời sống tinh thần
của ngƣời dân huyện Sóc sơn - Hà Nội hiện nay. ................................................. 63
2.1.1. Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với việc giáo dục đạo đức, xây
dựng lối sống của người dân huyện Sóc Sơn ..................................................... 63
2.1.2. Vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với văn hóa nghệ thuật .............. 68
2.2. Một số khuyến nghị để phát huy những giá trị và hạn chế những mặt trái của
lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn –
Hà Nội hiện nay. .................................................................................................... 77
2.2.1 Một số mặt trái của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của
người dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay ..................................................... 77
2.2.2. Một số khuyến nghị................................................................................... 81

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 91
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, Việt Nam là một
trong những nền văn hoá mang đậm dấu ấn của nền nông nghiệp trồng lúa
nƣớc. Trong kho tàng văn hoá của dân tộc thì lễ hội dân gian truyền thống
(hay hội làng, hội lễ, lễ tết) đã trở thành loại hình sinh hoạt văn hoá hết sức
độc đáo của ngƣời Việt. Có thể thấy rằng lễ hội hiện diện ở rất nhiều nơi trên
lãnh thổ Việt Nam, nhƣng nơi sinh ra và còn đƣợc lƣu giữ đƣợc một cách
tƣơng đối nguyên mẫu loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này, chính là
vùng đồng bằng Bắc bộ.
Sự ra đời, tồn tại và biến đổi của lễ hội truyền thống luôn gắn bó và
phản ánh đời sống thực của cộng đồng làng xã ngƣời Việt. Lễ hội có thể gắn
với một loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo nào đó; hoặc cũng có thể là sự tƣởng
nhớ đến một nhân vật (có thật hoặc không có thật) có công với làng, với nƣớc.
Chính vì vậy, lễ hội truyền thống đã trở thành một kho tàng văn hoá của dân
tộc – nơi bảo lƣu, nuôi dƣỡng và phát triển những giá trị văn hoá mang tính
truyền thống của con ngƣời, của cộng đồng làng xã và dân tộc Việt Nam.
Lễ hội thờ Thánh Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất và quan
trọng nhất ở Bắc Bộ, có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của ngƣời dân
Hà Thành cổ kính. Lễ hội là một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu
biểu của Đông Đô Thăng Long Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói
chung. Lễ hội Gióng đã có từ rất lâu đời trong văn hóa Việt Nam và vẫn đƣợc
duy trì cho tới tận ngày nay, vì thế nó đã tích hợp trong mình nhiều lớp văn
hóa trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, lễ hội thờ Thánh Gióng là lễ hội thể
hiện tính tâm linh và tính dân tộc sâu sắc trong đời sống tinh thần của ngƣời

dân Hà Nội nói riêng và ngƣời Việt Nam nói chung, thể hiện rõ nhất truyền
thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta. Lễ hội tái hiện lại trận đánh của
1


Đức Thánh Gióng chiến thắng 28 đạo binh của giặc Ân, thể hiện đƣợc khí thế
chiến thắng hào hùng và bản lĩnh vĩ đại của dân tộc Việt. Chính vì vậy, năm
2010, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng đã đƣợc UNESCO công nhận
và vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bên cạnh những giá trị văn hóa nổi trội nhƣ thể hiện rõ tinh thần yêu
nƣớc và lòng dũng cảm quật cƣờng của dân tộc, lễ hội Gióng cũng hàm chứa
trong mình nhiều giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu của nhiều lớp văn hóa
trƣớc đó. Tuy nhiên, trong sự tác động mạnh mẽ của xu hƣớng toàn cầu hóa
văn hóa vào nền văn hóa truyền thống Việt Nam hiện nay thì không ít thách
thức cho việc gìn giữ và bảo tồn, phát huy những giá trị của tín ngƣỡng từ
Thánh Gióng cũng đƣợc đặt ra.
Chính suy nghĩ này đã thôi thúc ngƣời viết lựa chọn “Vai trò của lễ hội
thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn – Hà
Nội hiện nay” là đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thánh Gióng là một vị Thánh quá quen thuộc với nhân dân ta. Truyền
thuyết này gắn bó và lƣu truyền với mọi thế hệ ngƣời Việt. Thông qua một
câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cƣời gì cả. Vậy mà
khi giặc Ân từ phƣơng Bắc tới thì cậu bé tầm thƣờng kia bỗng nhiên đổi khác,
đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ. Vị
tráng sĩ này cƣỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt … một mình xông ra giữa
trận tiền. Đánh tan giặc Ân, vị anh hùng bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay
thẳng lên trời.
Trong tâm thức của ngƣời dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của
bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xƣa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức

mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nƣớc.
Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của
mỗi con ngƣời đối với tổ quốc.
2


Cho đến nay, viết về Thánh Gióng và hội Gióng có đến hàng trăm tác
phẩm với nhiều tác giả dịch giả nổi tiếng.
1. Tiêu biểu phải kể đến tác giả Cao Huy Đỉnh với "Ngƣời anh hùng
làng Dóng", trong Lễ hội Thánh Gióng, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2009.
Đây là cuốn sách giới thiệu khái quát về Thánh Gióng - Một hình tƣợng
đẹp, ngƣời anh hùng trẻ tuổi tài cao, ý chí vững bền sẵn sàng hi sinh bản thân
vì đất nƣớc. Một con ngƣời anh hùng với những phẩm chất tốt đẹp đại diện
cho thế hệ trẻ Việt Nam với ý chí quật cƣờng, thông minh, nhanh nhẹn. Nó
còn là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, trách nhiệm đối với Tổ quốc.
2. Lê Thị Hoài Phƣơng (2010), Hội Gióng ở đền Sóc, Nxb. Văn hóa
thông tin.
Từ cách tiếp cận của mình, tác giả đƣa ra cách nhìn về lịch sử hoành
tráng, dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Tác giả cũng tái hiện lại
cái nhìn khá toàn diện lễ hội ở đền Sóc. Từ hành trình, huyền thoại Thánh
gióng đến diễn trình lễ hội diễn ra tại đền Sóc, những hoạt động phổ biến diễn
ra tại lễ hội.
Tái hiện lại những trận đánh, các tích rƣớc của các thôn làng tại Sóc Sơn.
3. Ngô Dƣơng Sơn (2003), Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vƣơng xã
Phù Lỗ thờ phụng.
Đây là tác phẩm tác giả đề cập chủ yếu đến quá trình ra đời, hình thành
hình tƣợng Thánh Gióng, những câu chuyện liên quan đến Thánh gióng xuất
hiện nhƣ thế nào, những dấu tích còn lƣu lại của Gióng tại xã Phù Lỗ - một
trong những địa phƣơng ở Sóc Sơn thờ phụng Ngƣời. Một hình tƣợng đẹp,
hùng tráng, ngợi ca vẻ đẹp bất hủ, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.

4. Nguyễn Chí Bền (2010), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc,
Nxb. Thế Giới.
Trong tác phẩm này, tác giả có viết về Hội gióng diễn ra ở hai khu vực
tiêu biểu đó là đền Phù Đổng và đền Sóc - Một nơi Gióng sinh ra và một nơi
3


sau khi Gióng chiến thắng giặc Ân và quay về trời. Tác phẩm trình bày các
nghi thức cũng nhƣ hoạt động chủ yếu của lễ hội gióng ở hai địa phƣơng này.
Từ đó có cái nhìn toàn diện về lễ hội thờ phụng Gióng để có những so sánh
khái quát về lễ hội, những điểm sáng tạo, đặc sắc của từng địa phƣơng trong
việc tái hiện lại sự tích Thánh gióng.
5. Nguyễn Văn Huyên (2009)- "Hội Phù Đổng (Một trận đánh thần kỳ
trong truyền thuyết Việt Nam-1938)" trong Lễ hội Thánh Gióng, Nxb. Văn
hóa Thông tin .
Đây là tác phẩm tái hiện chủ yếu đến trận đánh của gióng chiến thắng
giặc Ân bảo vệ Tổ quốc. Tác giả viết rất chi tiết và miêu tả một cách sinh
động, sáng tạo trận đánh đó để ngƣời đọc nhƣ đƣợc hòa mình, sống lại trong
lịch sử hào hùng của dân tộc. Từ đó thể hiện một tinh thần sắt thép, ý chí quật
cƣờng của ngƣời anh hùng trẻ tuổi nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung.
6. Trần Bá Chí (1986), Hội Gióng đền Sóc, UBND Huyện Sóc Sơn,
Hà Nội
Cũng nhƣ các tác phẩm viết về Thánh gióng, tác phẩm này trình bày
chi tiết về lễ hội Gióng diễn ra tại đền Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội (Nơi Thánh
gióng bay về trời), tại đây Ngƣời cởi áo giáp sắt, cƣỡi ngựa sắt từ biệt giang
sơn tƣơi đẹp khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ to lớn là đánh giặc cứu nƣớc.
7Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng cùng tác phẩm Căn bản triết lý ngƣời anh
hùng Phù Đổng và hội Gióng, In lại trong lễ hội Thánh Gióng và “Truyền
thuyết về ông Gióng - trong sách vở và ở ngoài đời", trong Lễ hội Thánh
Gióng, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2009.

Ngoài ra còn phải kể đến hàng trăm bài viết đăng trên các báo, tạp chí,
các bài văn, thơ ca ngợi về Thánh Gióng nhƣ: Phƣơng Linh có bài “Hội
Gióng và di sản văn hóa phi vật thể”. Đỗ Thị Oanh với bài dự thi “Hội gióng
đền Sóc – Dấu ấn một huyền thoại”; Thần tích Đổng Thiên Vƣơng do Trung
tâm du lịch di tích đền Sóc Sơn viết.
4


Nguyễn Việt với bài viết: “Truyền thuyết Thánh Gióng – sự phối trộn
các thành tố huyền thoại Âu và Lạc ở thế kỷ 3 trƣớc Công nguyên”.

Trúc

Tâm có các bài thơ về hình tƣợng Thánh Gióng. Nguyễn Tri Nguyên có
bài “Lễ hội Thánh Gióng – Một ký ức văn hóa”; Hà Hữu Nga với tác phẩm
dài kỳ “Phù Đổng – cội nguồn sức mạnh Việt”…
Ngoài ra đáng chú ý hơn cả là cuốn “Không gian văn hóa lễ hội Gióng
ở Sóc Sơn” do Ban tuyên giáo huyện ủy – phòng văn hóa và thông tin trung
tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc, huyện Sóc Sơn phối hợp viết, nxb
Lao động, Hà Nội, 2015. Đây là tác phẩm đứng trên góc độ là đơn vị chủ
quản, có vai trò kết nối giữa sự bảo tồn di sản vật thể với nhân dân là những
ngƣời lƣu giữ, trao truyền di sản phi vật thể. Với cách tiếp cận đa chiều, đa
nghĩa nhƣng thân quen, gần gũi, phản ánh khá đầy đủ diện mạo của Hội
Gióng đang đƣợc nhân dân lƣu giữ và bảo tồn. Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần 1 - Hội Gióng và khu di tích đền Sóc, phần 2 - Hành trình vết chân
ngựa Gióng và phần Phụ lục - Tích các lễ rƣớc tại lễ hội Gióng đền Sóc.
Đây cũng là sản phẩm thiết thực cho việc quảng bá, giới thiệu lễ hội đặc
sắc đã đƣợc UNESCO công nhận, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch
huyện Sóc Sơn.
Có thể nói rằng viết về Thánh Gióng và viết về lễ hội Gióng có vô vàn

tác phẩm khác nhau, với những nội dung phong phú, hấp dẫn, thu hút ngƣời
đọc và đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của tín ngƣỡng này. Tuy nhiên, chƣa
có tác phẩm nào tổng hợp đƣợc một cách chi tiết và cụ thể về lễ hội thờ
Thánh Gióng ở Sóc Sơn cũng nhƣ vai trò của lễ hội này đối với đời sống tinh
thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Nhìn chung các tác phẩm trên đều khẳng định vẻ đẹp cũng nhƣ phẩm
chất tốt đẹp của ngƣời anh hùng Gióng. Đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng
của ông trong sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc cũng nhƣ tinh thần yêu nƣớc nồng
nàn của dân tộc Việt Nam. Từ hình tƣợng Thánh Gióng cũng nhƣ những
5


truyền thuyết liên quan đến Gióng mà các tác giả đã tái hiện lại những trận
đánh trong truyền thuyết để làm nổi bật sự hào hùng, gay cấn, sôi nổi, hùng
tráng cũng nhƣ tinh thần anh dũng của ông Gióng nói riêng, và tinh thần yêu
nƣớc quật cƣờng của nhân dân ta nói chung. Bên cạnh đó để tƣởng nhớ công
lao to lớn của ông Gióng ngƣời dân đã thờ và hàng năm tổ chức lễ hội để
ngƣời dân cùng nhau nhắc lại công ơn to lớn của ông. Các tác giả đã tái hiện
lại các hoạt động trong lễ hội một cách sinh động nhất. Tuy nhiên mỗi tác giả
lại chỉ viết riêng về một khía cạnh cụ thể và chƣa có công trình nào viết về vai
trò của lễ hội thờ Thánh gióng đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân.
Kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc về lễ hội
Gióng, tôi tiến hành nghiên cứu và chỉ ra tác động của lễ hội Gióng đối với
đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn - Hà Nội hiện nay.
Do vậy tôi chọn đề tài “Vai trò của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời
sống tinh thần của người dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Phân tích và làm rõ vai trò của lễ hội thờ Thánh
Gióng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện

nay và đƣa ra một số khuyến nghị đối với công tác lễ hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát chung về lễ hội Thánh gióng và đời sống tinh thần của
ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay.
- Trình bày những biểu hiện vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng trong
đời sống tinh thần của ngƣời huyện Sóc Sơn - Hà Nội hiện nay.
Từ đó đƣa ra một số khuyến nghị để phát huy những giá trị và hạn chế
những mặt trái của lễ hội thờ Thánh Gióng trong đời sống tinh thần của ngƣời
dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay.

6


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tìm hiểu về vai trò của lễ hội thờ Thánh
Gióng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Về lý thuyết, đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về tín ngƣỡng,
tôn giáo trên giác độ khoa học liên ngành và chuyên ngành.
Về không gian, đề tài nghiên cứu lễ hội thờ Thánh Gióng trên địa bàn
Sóc Sơn – Hà Nội
Về thời gian, đề tài đề cập tới lịch sử hình thành, quá trình phát triển,
đặc biệt tập trung vào những biểu hiện vai trò của lễ hội này tại Sóc Sơn – Hà
Nội giai đoạn hiện tại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, những quan điểm, đƣờng lối, chính
sách của Đảng về tôn giáo, các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng tôn giáo
của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp khác

nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của các thông tin thu thập
đƣợc. Các phƣơng pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp
chuyên ngành và liên ngành nhƣ tôn giáo học, phƣơng pháp phân tích tài
liệu, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp logic – lịch
sử, điền dã.
Đặc biệt tác giả sử dụng tốt phƣơng pháp điền dã thực địa, phỏng vấn
sâu, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin.
6. Ý nghĩa đề tài.
Kết quả nghiên cứu về đề tài đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo ở các
thƣ viện, phục vụ cho những nghiên cứu, giảng dạy. Làm cơ sở khoa học cho
việc hoạch định chính sách văn hóa tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc.
7


7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, mở đầu, kết luận, nội dung của bài luận văn gồm 2 chƣơng với 4 tiết
và các tiểu kết chƣơng. Cụ thể:
Chƣơng 1. Khái lƣợc chung về lễ hội thờ Thánh gióng và đời sống tinh
thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay (2 tiết).
Chƣơng 2. Những biểu hiện vai trò của lễ hội thờ Thánh gióng trong
đời sống tinh thần của ngƣời dân huyện Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay và một số
khuyến nghị (2 tiết).

8


CHƢƠNG 1.
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ LỄ HỘI THỜ THÁNH GIÓNG VÀ ĐỜI
SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN SÓC SƠN - HÀ NỘI

1.1. Khái lƣợc chung về lễ hội thờ Thánh Gióng
1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống
Từ thời nguyên thuỷ khi biết làm ăn kiếm sống loài ngƣời đã biết diễn
đạt niềm vui đƣợc mùa và cuộc sống đƣợc cải thiện bằng nhiều hình thức
khác nhau. Sau khi săn bắn và hái lƣợm trở về họ đứng xung quanh đống lửa
vừa chia nhau thành quả lao động vừa nhảy múa vui hát. Để diễn tả lòng vui
sƣớng đƣợc hƣởng kết quả lao động loài ngƣời khi ấy không chỉ dừng lại ở
chỗ đời sống vật chất đƣợc đáp ứng mà còn nâng lên một bƣớc nữa tới nhu
cầu đƣợc thoả mãn về đời sống tinh thần. Đó chính là hình thức lễ hội sớm
nhất của loài ngƣời. Rồi hết đời này qua đời khác, bao nhiêu thời gian đã trôi
qua những hình thức lễ hội nguyên thuỷ đƣợc lƣu truyền mãi qua các đời. Ở
bất kỳ thời đại nào, bất kỳ dân tộc nào, vào bất kỳ mùa nào cũng có những
ngày lễ hội. Lễ hội đã tạo nên “Tấm thảm muôn màu. Mọi sự vật ở đó đều
đan quện vào nhau, linh thiêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống
và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản
năng” [51;12].
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nƣớc,
Lễ hội Việt Nam với tƣ cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt Nam
cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống
tiếp tục đƣợc duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị
quên lãng trong một thời gian dài đƣợc làm sống dậy cùng với danh hiệu làng
văn hóa đƣợc Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh
những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung
mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bƣớc định hình trong
9


điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá - thể
thao - các ngày kỉ niệm…đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ
và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm

soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại đƣợc tạo dựng một cách hoành
tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất nhƣ: Lễ hội hoa Đà Lạt,
Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền
Trung…Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai
thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cƣ
trong thời gian, không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện, nhân vật
lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hoá
của con ngƣời với tự nhiên, thần thánh và con ngƣời trong xã hội mới.
Tác giả Dƣơng Văn Sáu, trong cuốn Lễ hội Việt Nam trong sự phát
triển du lịch, cho rằng: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn
ra trên một địa bàn dân cƣ trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc
lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu
hiện cách ứng xử văn hóa của con ngƣời với thiên nhiên - thần thánh và con
ngƣời trong xã hội”[45;35].
GS. Trần Quốc Vƣợng khi giải thích về lễ hội thì lại gắn với nền văn
hoá trồng lúa của ngƣời Việt khi ông quan niệm lễ hội chính là lễ hội nông
nghiệp. Lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm những lễ hội gắn một cách
trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ nông nghiệp
nhƣ lễ hội “Lồng Tồng” của ngƣời Tày, lễ tế Thần Nông, lễ hạ điền (xuống
đồng của ngƣời Mƣờng), lễ hội thƣợng điền của ngƣời Việt – mà bao gồm cả
những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ,
hội hái lá, hái măng, hái nấm ở rừng, ở bụi bao gồm cả những hội đền, hội
phủ, hội chùa, hội đình…Tất cả chúng đều đƣợc gọi là lễ hội nông nghiệp vì
chúng diễn ra trong không gian thôn dã với một thời gian thôn dã (mang tính
10


chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội này phần lớn là nông dân, là thợ thủ
công, địa chủ, quan lại, sống ở vùng quê và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn

hoá Việt Nam đƣợc thể hiện đậm nét nhất ở văn hoá làng. Lễ hội cổ truyền là
sinh hoạt văn hoá điển hình của văn hoá dân gian truyền thống – thành tố làm
nên bản sắc văn hoá làng đó.
Thực vậy, với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội
cổ truyền Việt Nam xuất phát từ đó với nhiều hình thức phong phú đa dạng và
độc đáo. Lễ hội chính là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá. Và
ở Việt Nam, đó là nền văn hoá nông nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín
ngƣỡng phồn thực trong nông nghiệp của dân tộc Việt Nam luôn cầu mong
mƣa thuận gió hoà cho vạn vật sinh sôi nảy nở.
Thông thƣờng ở Việt Nam những lễ hội có từ trƣớc 1945 đƣợc gọi là lễ
hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945
đƣợc gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá
thƣờng niên ở các cộng đồng dân cƣ.
Bản chất và nội dung của lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá
cộng đồng bởi đây là hoạt động văn hoá tập thể thuộc về tập thể và do tập thể
tổ chức và tiến hành. Dù ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng
phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những ngƣời
sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và
chiến đấu. Họ là chủ nhân đồng thời là ngƣời đánh giá thẩm định và hƣởng
thụ những thành quả sáng tạo văn hoá ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về
một nhóm ngƣời nào đó trong xã hội. Không có đông ngƣời đến dự không
thành hội, bởi thế mới có câu “đông nhƣ hội” chính là vậy.
Mục đích lễ hội là một hoạt động văn hoá nổi bật trong đời sống con
ngƣời với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con ngƣời.
Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là một cách ứng xử thông minh
khôn ngoan cuả con ngƣời đối với sức mạnh vô hình hoặc hữu hình mà họ
11


không lý giải đƣợc nhƣng muốn khống chế - họ phải kính và sợ. Chính vì thế

lễ hội trở thành một hiện tƣợng văn hoá tổng hợp, giúp giải phóng năng lƣợng
tâm linh, tâm lý, vật chất của con ngƣời.
Lễ hội chính vì thế có tính chất tái tạo, con ngƣời hiến dâng để cầu xin
tốt lành trong tƣơng lai và hƣởng thụ vật chất và tinh thần thoải mái trong
hiện tại.
Lễ hội là cách thức giao cảm cộng đồng, giao hoà giữa con ngƣời với
trời đất, giữa hiện tại với hồi tƣởng trong quá khứ và hi vọng tƣơng lai.
Lễ hội truyền thống xưa nhấn mạnh phần lễ, tức là phần nghi lễ vì nhu
cầu tâm linh rất lớn
Lễ hội truyền thống nay phần hội đƣợc nhấn mạnh nhiều hơn vì từ nhu
cầu tâm linh giờ đã chuyển sang giải quyết nhu cầu đƣợc vui chơi, sống lại
không khí dân dã của những trò chơi dân gian xƣa, không khí tƣng bừng náo
nhiệt hơn.
Lễ hội truyền thống xuất phát từ nhu cầu nội tại của con ngƣời. Lễ hội
bao giờ cũng hƣớng tới một đối tƣợng Thiên nhiên cần suy tôn: các vị tiên,
Phật, thần thánh, những vị Nhiên thần và Nhân thần mà xét đến cội rễ thì đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những anh hùng
có công khai phá và xây dựng, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những
ngƣời có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu
ngƣời hoặc những đấng thiên nhiên giúp con ngƣời hƣớng thiện, tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngƣời giao lƣu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp, còn là cầu
nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc cùng niềm tự hào về gốc gác cuả mình.
“Dù ai đi ngƣợc về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mƣời tháng ba”.
12



Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời
gọi kì lạ đối với nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi. Ngƣời đến với lễ hội là đến với
chốn linh thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng,
ƣớc mong tốt lành.
Cái không gian trầm lặng, tôn nghiêm của những ngôi đình mái cong,
ngôi chùa rêu phong, ngôi đền cổ kính dƣới những tán cổ thụ bỗng sáng lên
tƣng bừng, rộn rịp bởi những sắc màu của cờ hoa, quạt, kiệu, tán lọng và
những âm thanh của hàng loạt nhạc khí, lời ca và những nhịp điệu uyển
chuyển…Nhƣng yếu tố là nên sự sống động của lễ hội nhất là sự hội tụ của
hàng ngàn, hàng vạn ngƣời quy tụ về đây vui với tiền nhân. Không gian lộng
lẫy uy nghi tạo nên chất hoành tráng và thiêng liêng của lễ hội, có sự khơi dậy
cái thiện và mỹ trong tâm hồn mỗi ngƣời, thôi thúc họ vƣơn lên một lý tƣởng
sống cao đẹp và giàu ý nghĩa hơn.
Lễ hội mang sức sống của một dân tộc đƣợc minh chứng qua thời gian
ngàn năm lịch sử, là một bảo tàng văn hoá sống lƣu giữ tín ngƣỡng tôn giáo,
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, nơi phản ánh một cách trung thực nhất
tâm thức của một dân tộc cần cù chịu khó, yêu lao động.
Đối với cá nhân con ngƣời, tham gia lễ hội là một cách tham gia vào
quá trình sáng tạo và sáng tạo văn hoá, là đƣợc hoà mình trong dòng nƣớc đầu
nguồn của văn hoá dân tộc với một tinh thần cộng đồng và cộng cảm sâu sắc.
Lễ hội chia làm hai phần: Lễ và Hội
Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hoá trật tự, gắn với sự tích, quyền năng
của thần, diễn đạt mối quan hệ của Ngƣời và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng.
Dƣới thời phong kiến, các nhà nho quan niệm Lễ là trật tự, là chữ đã
định sẵn của Trời “Lễ nghĩa thiên chi tự”, cần phải có và không thể đảo
ngƣợc. Cuộc sống xã hội cần phải có lễ để phân biệt, giữ gìn trật tự trong mối
quan hệ đa chiều, luôn diễn ra trong đời sống xã hội. Lễ đƣợc coi là cơ sở của
một xã hội có tổ chức và đã phát triển đến một trình độ nào đó.
13



Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất
định mang tính biểu trƣng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó
nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh ƣớc nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong
muốn nhận đƣợc sự may mắn tốt lành, nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những đối
tƣợng mà ngƣời ta thờ cúng.
Lễ là các nghi lễ trang trọng gắn với một tôn giáo, một thần thoại, một
huyền thoại, một phong tục… khẳng định nền nếp, đạo lý truyền thống của
dân tộc. Với những nghi thức tế lễ, rƣớc, dâng hƣơng…Phần lễ tiến hành theo
một trật tự gần nhƣ thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn.
Lễ đơn giản diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình
nƣớc ta tiến hành lễ đơn giản. Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rƣớc,
diễn xƣớng.
“Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo
phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt”[45;31]
Hội là đời thƣờng diễn ra bên ngoài thần điện và mở rộng ra tất cả vùng
miền, cộng đồng, đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó. Hội
mang hai tính chất đó là chúc mừng thần linh và hƣởng thụ ân huệ. Thần ban
ca múa, đánh đu, chọi gà…Hội là phần của những trò chơi dân gian, diễn
xƣớng vui chơi, tất cả mọi ngƣời đều có thể tham gia vì nó đƣợc mô phỏng
theo những động tác lao động hàng ngày nhƣ đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát
đối… Hội cơ bản là đời
Hội bao giờ cũng mang tính công cộng cả về tƣ cách tổ chức cũng nhƣ
mục đích cần đạt đƣợc của những ngƣời tổ chức và ngƣời tham dự. Các hoạt
động này diễn ra thƣờng niên theo phong tục tập quán cổ truyền của các địa
phƣơng vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để hƣớng tới,
tôn vinh với mong muốn đạt đƣợc những mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong
đời sống văn hoá cộng đồng.

14



Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội của một cộng
đồng dân cƣ nhất định. Là cuộc vui tổ chức cho đông đảo ngƣời dự theo
phong tục truyền thống hoặc nhân dịp đặc biệt. Những hoạt động diễn ra
trong hội phản ánh điều kiện, khả năng, trình độ phát triển của địa phƣơng,
đất nƣớc ở vào thời điểm diễn ra sự kiện đó.
Lễ và hội không tách rời nhau mà có quan hệ qua lại với nhau. Trong lễ
có hội và trong hội có lễ.
Việt Nam là mảnh đất đa sắc tộc và đa lễ hội. Với 54 dân tộc anh em
cƣ trú trên khắp các miền đất nƣớc, sự đậm đặc của Lễ hội đƣợc đúc kết trong
nhiều câu ca dao tục ngữ đã in sâu vào trong trí nhớ dân gian. Phong phú hơn
cả là sinh hoạt lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ của ngƣời Kinh với 118 lễ hội lớn
nhỏ từ vùng đất Tổ Phú Thọ tới Bắc Ninh với Hội Lim, Hội Dâu…rồi tới Hà
Tây của Hội chùa Hƣơng vòng qua Thái Bình với hội chùa Keo, lại qua Hải
Dƣơng để dự Hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Tới dải đất miền Trung của nắng và gió
rồi tới Tây Ninh, Bà Chúa Xứ núi Xam (An Giang), Linh Sơn Thánh Mẫu núi
Bà Đen, lễ hội Lăng Ông Chiểu (TP. Hồ Chí Minh). Nhìn chung lễ hội diễn ra
chủ yếu vào mùa xuân, ở 3 tháng đầu năm, bởi thế mới có câu “Tháng Giêng
là tháng ăn chơi” và tháng 3 là tháng hội hè. Có thể chia Lễ hội thành:
Lễ hội truyền thống của ngƣời Kinh gồm:
- Tết Nguyên Đán đánh dầu sự kết thúc của một năm cũ, khởi đầu một
năm mới
- Giỗ tổ Hùng Vương (lễ hội Đền Hùng)
- Lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc nhƣ: Lễ hội Cổ Loa; Lễ hội
đền Đô ( Đền Lý Bát Đế ); Lễ hội Đống Đa; Lễ hội Trƣờng Yên….
- Lễ hội tôn vinh các vị thần: Hội Phù Đổng; Hội Phủ Giầy; Hội đền Dạ
Trạch…
- Lễ hội các làng nghề: Hội làng Đồng Kỵ; Hội làng Chuông; Lễ hội
làng Triều Khúc…

15


- Lễ hội văn hoá: Lễ hội chùa Hƣơng, Hội Lim
Lễ hội các dân tộc ít người
Bên cạnh lễ hội của ngƣời Kinh, các dân tộc anh em còn lại cũng đóng
góp vào kho tàng văn hóa dân tộc những lễ hội truyền thống đặc sắc và độc
đáo nhƣ: Lễ hội đâm trâu; Lễ hội OK om Bok (dân tộc Khơ Me); Lễ hội Lồng
Tồng (dân tộc Tày); Lễ hội Bỏ mả của ngƣời Bana ở Gia Lai…
Thời gian và không gian của lễ hội.
- Thời gian của lễ hội.
Lễ hội thƣờng đƣợc mở ra theo chu kỳ hằng năm nhân ngày kỵ, ngày
sinh hay ngày phát tích của thần. Và nhất niên nhất lệ làng không thể bỏ qua
ngày thiêng ấy. Lễ hội xuất hiện vào những thời điểm linh thiêng của sự
chuyển tiếp giữa 2 mùa, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động, chuẩn
bị bƣớc sang một chu kỳ mới. Hầu hêt các lễ hội cứ một năm đƣợc mở ra một
lần nhƣng cũng có lễ hội 3 năm tổ chức một lần ( hội Thọ Lão - Liễu Đôi –
Hà Nam); hay 10 năm mới mở hội 1 lần ( hội Đại – Ninh Hiệp – Hà Nội); có
lễ hội mỗi năm lại đƣợc tổ chức 2 lần ( hội chùa Keo – Vũ Thƣ – Thái Bình).
Lễ hội tập trung nhất vào mùa xuân. Ngoài ra còn có hội thu.
- Không gian của lễ hội.
Không gian lễ hội: đó là không gian linh thiêng gắn với các di tích lịch
sử - văn hoá nhƣ: đình, đền, miếu… Địa điểm mở lễ hội phần lớn là đình –
nơi trung tâm sinh hoạt của cả làng, xã nhƣng cũng có khi đƣợc mở tại đền
hay một gò đống, bến bãi. Có trƣờng hợp hội xuất phát từ một điểm cố định
nhƣng về sau lan dần ra đê, bãi, có khi ra tận chân núi, chiếm lĩnh cả một
không gian lớn do diễn biến của những trò chơi. Không gian lễ hội cũng là
không gian linh thiêng của những thắng cảnh bao quanh di tích, thích hợp để
tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian. Đó cũng là không gian mà du
khách có thể tham quan thƣởng ngoạn khi các nghi thức cúng lễ đã kết thúc.


16


Điều này thể hiện nét đẹp văn hoá vô cùng thiêng liêng trong tín ngƣỡng tâm
linh của con ngƣời.
Những giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống
Trong kho tàng các giá trị văn hoá Việt Nam, lễ hội cổ truyền và tín
ngƣỡng dân gian là những di sản văn hoá tinh thần quý báu của ông cha ta để
lại. Trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử cho đến ngày nay vẫn lƣu
giữ đƣợc những nét đẹp truyền thống. Nhƣ chúng ta đã biết lễ hội cổ truyền
và tín ngƣỡng dân gian là nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của mọi cộng
đồng, mọi dân tộc. Có thể nói lễ hội là “ bảo tàng sống” hội tụ và giới thiệu
các sản phẩm sinh hoạt văn hoá truyền thống của các dân tộc. Qua các lễ hội
ngƣời nông dân Việt Nam đã sáng tạo lễ hội nhƣ cuộc sống thứ 2 của họ, đó
là cuộc sống hội hè, đình đám mang đậm màu sắc dân gian. Phần cuộc sống
đó thuộc về những mơ ƣớc, những khát vọng hƣớng tới tƣơng lai với cái Chân
- Thiện - Mỹ. Vì thế lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc, đem lại niềm vui, hy
vọng cho con ngƣời và là sức sống của con ngƣời.
- Lễ hội truyền thống giúp nâng cao nhận thức giá trị lịch sử (giá trị
lịch sử)
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá, là một thành
tố quan trọng cấu thành và có tác dụng duy trì những yếu tố văn hoá khác
cùng tồn tại. Tham gia lễ hội là một ứng xử văn hoá. Nói đến “lễ hội”, “hội
hè”, “đình đám”…là nói đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân Việt
Nam từ xƣa đến nay. Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hoá tinh thần của
dân tộc đặc biệt là tính cộng cảm làng xã- vun đắp, nâng đỡ tinh thần cho
từng cá nhân. Có thể nói, lễ hội đã góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng
của làng quê xóm cũ. Nhận thức đƣợc ý nghĩa xã hội của lễ hội mà ở bất cứ
một thời đại nào, nhà nƣớc nào cũng chăm lo duy trì và phát triển các hoạt

động lễ hội cho nhân dân.

17


Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai
một, ngƣợc lại thời gian nhƣ dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp
cho sự giàu có cho mảnh đất này. Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ
và dẻo dai của một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét. Có
những lễ hội nghìn năm tuổi nhƣ Hội đền Hùng, Hội chùa Hƣơng, Hội Thánh
Gióng. Các lễ hội trên gắn với những sự kiện chính trị, những giá trị tinh thần
linh thiêng trong đời sống dân tộc. Sự ổn định của đời sống dân tộc ý thức tôn
trọng những giá trị truyền thống và sự tôn kính thế giới tâm linh của nhân dân
Việt Nam là yếu tố hàng đầu tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của lễ hội.
Nhân dân hƣởng ứng say mê lễ hội là cơ sở cho sự tồn tại của lễ hội.
Lễ hội của Việt Nam hôm nay là biểu hiện sinh động cho tinh thần đại
đoàn kết dân tộc, sự thống nhất, hoà bình và ổn định trong đời sống nhân dân.
Hơn thế nữa, sự phát triển của lễ hội là một minh chứa sinh động cho sức
sống của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.
- Lễ hội truyền thống mang giá trị hướng về nguồn cội (giá trị hướng
về nguồn cội)
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hƣớng về nguồn. Đó là nguồn cội tự
nhiên mà con ngƣời vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ;
nguồn cội cộng đồng nhƣ dân tộc, đất nƣớc, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn
hoá... Hơn thế nữa, hƣớng về nguồn đã trở thành tâm thức của con ngƣời Việt
Nam - “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”. Chính vì thế,
lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hƣơng - du lịch.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá,
toàn cầu hóa, con ngƣời bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình
với tự nhiên, môi trƣờng; với lịch sử xa xƣa, với truyền thống văn hoá độc

đáo đang bị mai một. Chính trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội nhƣ vậy, hơn
bao giờ hết con ngƣời càng có nhu cầu hƣớng về, tìm lại cái nguồn cội tự
nhiên của mình, hoà mình vào với môi trƣờng thiên nhiên; trở về, tìm lại và
18


khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái
chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ
hội cổ truyền là một biểu tƣợng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng
chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời ở mọi thời đại.
- Lễ hội góp phần cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng (giá trị cố
kết cộng đồng)
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng ngƣời nhất định, đó
có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề),
cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội
Đền Hùng - quôc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, nhƣ gia tộc, dòng họ...
chính lễ hội là dịp biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo
nên sự cố kết cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn
kết, nhƣ gắn kết do cùng cƣ trú trên một lãnh thổ (cộng cƣ), gắn kết về sở hữu
tài nguyên và lợi ích kinh tế (công hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối
của một lực lƣợng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự
đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hƣởng thụ văn hoá (cộng cảm)…
Lễ hội là môi trƣờng góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng
cảm của sức mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con ngƣời càng ngày càng
khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì không vì thế cái “cộng
đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con ngƣời vẫn
phải nƣơng tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện

nhƣ vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tƣợng của sức mạnh cộng đồng và
tạo nên sự cố kêt cộng đồng ấy.
- Lễ hội góp phần cân bằng đời sống tâm linh (giá trị cân bằng đời
sống tâm linh)
19


×