Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đặc điểm chính trị chế độ Viện chính thời HAIEN ( 1086-1185)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.55 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

BÙI THỊ NGỌC MINH

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ
CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN
(1086 - 1185)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học


Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================

BÙI THỊ NGỌC MINH

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ
CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN
(1086 - 1185)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Giang




Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN...9
1.1. Khái niệm và cơ cấu cơ bản của Viện chính thời Heian....................9
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chế độ Viện chính thời Heian..................9
1.1.2. Cơ cấu Viện chính thời Heian............................................................11
1.2. Bối cảnh ra đời chế độ Viện chính.....................................................12
1.2.1. Sự suy yếu của dòng họ Fujiwara.....................................................12
1.2.2. Sự lớn mạnh của dòng họ Minamoto.................................................18
1.3. Các giai đoạn phát triển của chế độ Viện chính thời Heian............24
1.3.1. Thời kỳ hình thành chế độ Viện chính thời Heian...............................24
1.3.2. Thời kỳ phát triển chế độ Viện chính thời Heian.................................25
1.3.3. Thời kỳ tan rã của chế độ Viện chính thời Heian.......................26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH
THỜI HEIAN.................................................................................................30
2.1. Mối quan hệ vừa đối kháng, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ
Thiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara........................................30
2.1.1. Sự đối kháng giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara..........31
2.1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ
Fujiwara..................................................................................................37
2.2. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc và sự hình thành các phe
phái trong triều..........................................................................................41
2.2.1. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc...............................................41
2.2.2. Sự hình thành các phe phái trong triều..............................................48
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI

HEIAN ĐẾN NHẬT BẢN ĐƯƠNG THỜI – VÀI NÉT SO SÁNH VỚI
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.................................................................55
1


3.1. Sự phát triển của chế độ trang viên..................................................55
3.1.1. Hoạt động chỉnh lý trang viên trong thời kỳ Viện chính Heian...........55
3.1.2. Quyền sở hữu trang viên thời kỳ Viện chính Heian............................61
3.2. Sự phát triển của Phật giáo................................................................67
3.2.1. Quan hệ giữa triều đình và giới Phật giáo thời kỳ Viện chính Heian....67
3.2.2. Sự gia tăng thế lực của giới Phật giáo thời kỳ Viện chính..................70
3.3. Vài nét so sánh giữa chế độ Viện chính thời Heian ở Nhật Bản với
Trung Quốc và Việt Nam..........................................................................73
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................79
PHỤ LỤC.......................................................................................................81

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các Thượng hoàng trong chế độ Viện chính..................................28
Bảng 2.1: Số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà Minamoto.........33
qua các thời kỳ [18, tr.197]..............................................................................33
Bảng 2.2: Các vị quan trong Thái chính quan của dòng họ Minamoto...........35
và dòng họ Fujiwara năm 1102 [18, tr. 198]...................................................35
Bảng 2.3: Những người thuộc dòng họ Fujiwara giữ chức Nhiếp chính và. . .39
Quan bạch trong chế độ Viện chính thời Heian..............................................39
Bảng 2.4: Các Thiên hoàng dưới thời Thượng hoàng Shirakawa, Toba.........42

và Go-Shirakawa.............................................................................................43
Bảng 3.1: Các lệnh chỉnh lý trang viên từ năm 902 đến năm 1055................56
Bảng 3.2: Số lượng lãnh địa của đền thờ Iwashimizu Hachimangu ở các tỉnh
trước và sau khi thực hiện lệnh chỉnh lý trang viên [18, tr. 176]....................59
Bảng 3.3: Tóm tắt thái độ của các Quốc ty kế tiếp.........................................66
xung quanh trang viên Oyama [18, tr.293]......................................................66
Bảng 3.4: Tổng hợp các lệnh chỉnh lý trang viên trong thời Viện chính........67

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ngoại thích giữa dòng họ Fujiwara và Thiên hoàng. 14
Sơ đồ 2.1 : Mối quan hệ giữa Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara...................40

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thời phong kiến là một trong những thời kỳ phát triển quan trọng trong
lích sử thế giới nói chung. Đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ này là có một người
đứng đầu một nước với quyền lực tối cao. Chính vì vậy, lịch sử các quốc gia
thời phong kiến đã ghi nhận rất nhiều cuộc chiến tranh giành ngôi báu giữa
các dòng họ. Nhưng khác với điều này, Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử
của mình đều do một dòng họ trị vì, đó là dòng họ Thiên hoàng. Tuy nhiên,
mặc dù là dòng họ trị vì duy nhất, nhưng không phải lúc nào Thiên hoàng
cũng là người nắm thực quyền cai trị đất nước. Lịch sử Nhật Bản đã ghi nhận
nhiều lần dòng họ Thiên hoàng đánh mất quyền lực của mình vào tay dòng họ
hay thế lực chính trị khác. Tiêu biểu là chế độ Nhiếp Quan ( 摂関政治) của
dòng họ Fujiwara tồn tại từ cuối thế kỉ IX đến cuối thế kỉ XI, hay sự tồn tại
song song hệ thống hai chính quyền Công gia (公家) - Mạc phủ (幕府) kéo
dài trong suốt bảy thế kỉ, từ cuối thế kỉ XII đến nửa cuối thế kỉ XIX. Những

người tiếm quyền này, vì nhiều lý do, đã không loại bỏ hoàn toàn dòng họ
Thiên hoàng để tiếm ngôi, và điều này chính là cơ hội để dòng họ Thiên
hoàng tìm cách giành lại quyền lực của mình. Chế độ Viện chính thời Heian
(1086-1185) chính là một thành công của dòng họ Thiên hoàng trong việc
giành lại quyền lực.
Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm chính trị chế độ Viện chính
thời Heian (1086 - 1185)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. Trong luận văn tôi
muốn làm rõ những đặc điểm chính trị của thời kỳ này và ảnh hưởng của
những đặc điểm chính trị ấy đến Nhật Bản đương thời.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là một thời kỳ đã được nghiên cứu sâu ở Nhật Bản. Cho đến nay,
đã có rất nhiều bộ sách lịch sử viết về thời kỳ này. Ở Việt Nam, có thể kể tới
4


một số công trình nghiên cứu như: cuốn “Lịch sử Nhật Bản, tập 6: Sự xuất
hiện của võ sỹ”

[1]

của nhà xuất bản “Chuo Koron Shinsha” (中央公論新社)

đã dành gần như toàn bộ tập sáu để viết về thời kỳ Viện chính. Trong đó, cuốn
sách đã nêu rõ các sự kiện, những biến động của thời kỳ này. Cuốn “Lịch sử
Nhật Bản, tập 7: Sự trưởng thành của võ sỹ và Viện chính”

[2]

của nhà xuất


bản “Kodansha” (株式会社講談社) đã dành nửa cuốn để trình bày về các
diễn biến lịch sử của thời kỳ này. Cuốn “Lịch sử Nhật Bản, tập 8: Suy nghĩ về
chế độ Thiên hoàng thời Cổ đại” [3] của nhà xuất bản “Kodansha” đã dành một
chương để nói về những biến động của thời kỳ này… Những tác phẩm này
đều có điểm chung là mặc dù có viết về thời Viện chính, nhưng đều mới chỉ
dừng lại ở việc mô tả các sự kiện, trình bày diễn biến của thời kỳ này theo trật
tự thời gian chứ chưa đi sâu phân tích đặc điểm chính trị của chế độ Viện
chính.
Ở Việt Nam có một số bộ sách lịch sử có viết về đề tài này. Đó là cuốn
“Lịch sử Nhật Bản”

[4]

; hay một số bộ sách lịch sử được dịch ra tiếng Việt

như: “Lịch sử Nhật Bản” [5], “Lịch sử Nhật Bản, tập I: Từ thời Thượng cổ đến
năm 1334” [6],… Nhưng những tác phẩm này đa phần mới chỉ trình bày các sự
kiện diễn ra trong thời kỳ này, chứ chưa đi sâu phân tích đặc điểm chính trị
của chế độ.
Bản thân tác giả cũng đã thực hiện một khóa luận Cử nhân về đề tài
“Đặc điểm chính trị chế độ Viện chính thời Heian (1086 - 1185)” nhưng vẫn
còn nhiều thiếu sót. Do đó, tác giả quyết tâm lựa chọn đề tài này cho luận văn
Thạc sỹ với hy vọng nghiên cứu sâu thêm và bổ sung những thiếu sót của
khóa luận Cử nhân. Cụ thế:
1

日本の歴史, 第六巻: 武士の登場
日本の歴史, 第七巻: 武士の成長と院政
3
日本の歴史, 第八巻:古代天皇制を考える

4
Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên), Đặng Xuân Khánh, Nguyễn Văn Kim, Phan Hải Linh, (2007), Nhà xuất bản
Thế giới
5
R.H.P Mason, J.G.Caiger, (2003), Nhà xuất bản Lao Động
6
George Sansom, (1994), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
2

5


- Chương 1: cả khóa luận và luận văn tác giả đều viết về vấn đề:
“Khái quát về chế độ Viện chính thời Heian”. Về khái niệm Viện
chính, ở luận văn tác giả đã bổ sung thêm những cách giải thích về
khái niệm này của một số từ điển lịch sử. Về cơ cấu Viện chính,
trong luận văn tác giả đã trình bày rõ hơn về cơ cấu của Viện và các
vấn đề liên quan đến Viện. Về bối cảnh ra đời của chế độ, tác giả đã
bổ sung thêm trong luận văn của mình những sự kiện lịch sử để từ
đó làm sáng tỏ bối cảnh ra đời của chế độ.
- Chương 2: viết về “Đặc điểm chính trị chế độ Viện chính thời
Heian”, nhưng trong khóa luận tác giả mới chỉ nêu được các thời kỳ
phát triển của chế độ chứ chưa nêu lên được đặc điểm chính trị của
chế độ đó. Ở luận văn Thạc sỹ này, tác giả đã phát triển nội dung
hơn qua việc nêu lên đặc điểm chính trị của chế độ và phân tích đặc
điểm này thông qua các sự kiện lịch sử cụ thể.
- Chương 3: ở khóa luận, tác giả nêu lên vài nét so sánh với chế độ
Thái Thượng hoàng của nhà Trần, còn ở luận văn, tác giả tập trung
phân tích những ảnh hưởng của chế độ Viện chính thời Heian đến
Nhật Bản đương thời thông qua sự phát triển của trang viên và Phật

giáo. Đồng thời tác giả cũng có một vài so sánh hình thái này với
hình thái Nhiếp chính trong các thời kỳ ở Trung Quốc và Việt Nam.
Như vậy, mặc dù có cùng tên đề tài, nhưng ở luận văn Thạc sỹ, tác giả đã có
những nghiên cứu sâu hơn, qua đó bổ sung và phát triển đề tài lên một bước
cao hơn so với khóa luận Cử nhân.
Mục đích của đề tài
Mục đích của luận văn là làm rõ đặc điểm chính trị của chế độ Viện
chính thời Heian là gì? Tại sao lại xuất hiện đặc điểm này? Đặc điểm đó đã
khiến tình hình chính trị Nhật Bản thời kỳ này thay đổi như thế nào? Những
thay đổi chính trị đó đã khiến nước Nhật thay đổi ra sao? Trong khuôn khổ
6


luận văn tác giả muốn làm rõ những vấn đề này để từ đó có thể có cái nhìn
tổng quát hơn về thời kỳ lịch sử này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm chính trị chế độ Viện
chính thời Heian, ảnh hưởng của chúng đến Nhật Bản đương thời.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu về đặc điểm chính
trị của chế độ Viện chính thời Heian từ năm 1086 đến năm 1185, từ đó thấy
được ảnh hưởng của những đặc điểm này đến nước Nhật đương thời.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, nghiên cứu lịch sử, tác giả đã phân tích các sự kiện lịch sử để từ
đó thấy được đặc điểm chính trị của chế độ Viện chính thời Heian.
Từ việc phân tích thu thập những thông tin của từng tài liệu riêng rẽ,
tác giả cố gắng tổng hợp lại để phác họa quá trình hình thành, phát triển và
kết cục của chế độ Viện chính.
Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm ba chương như sau:

-

Chương 1: Khái quát về chế độ Viện chính thời Heian: tác giả trình
bày khái niệm Viện chính, xác định phạm vi nghiên cứu là chế độ
Viện chính thời Heian (1086 - 1185), từ đó tác giả trình bày về cơ
cấu chung của Viện chính, bối cảnh ra đời cũng như các giai đoạn
phát triển.

-

Chương 2: Đặc điểm chính trị chế độ Viện chính thời Heian: tác giả
nêu lên đặc điểm chính trị của chế độ này là mối quan hệ tay ba giữa
Thượng hoàng, Thiên hoàng, dòng họ Fujiwara và phân tích mối
quan hệ này.
7


-

Chương 3: Ảnh hưởng của chế độ Viện chính thời Heian đến Nhật
Bản đương thời – Vài nét so sánh với Trung Quốc và Việt Nam: tác
giả trình bày hai sự phát triển tiêu biểu của thời kỳ này là sự phát
triển của trang viên và sự phát triển của Phật giáo.

8


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN
1.1.


Khái niệm và cơ cấu cơ bản của Viện chính thời Heian
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chế độ Viện chính thời Heian
Viện chính (院政) là một thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu lịch

sử Nhật Bản. Cuốn “Kojien” (広辞苑) có giải thích khái niệm Viện chính như
sau: “Viện chính là hình thái chính trị mà Pháp hoàng, hay Thượng hoàng,
ngự ở Viện sảnh, điều hành chính sự đất nước, được định hình dưới quyền lực
có tính chuyên chính của Thượng hoàng Shirakawa” [8, tr. 208]. Cuốn “Từ
điển sử Nhật Bản” (日本史辞典) giải thích như sau: “Viện chính là hình thái
chính trị mà Thiên hoàng, sau khi thoái vị, trở thành Thượng hoàng hay Pháp
hoàng, điều hành công việc chính sự của đất nước ở Viện sảnh” [11, tr. 91].
Cuốn “Đại sự điển sử Nhật Bản” (日本史大事典) giải thích: “Viện chính là
hình thái chính trị mà Thái Thượng Thiên hoàng (hay còn gọi là Thượng
hoàng, Pháp hoàng) là người điều hành chính sự” [16, tr. 656]. Như vậy, có
thể hiểu Viện chính là một thuật ngữ chỉ hình thái chính trị, trong đó Thượng
hoàng (hay Thái Thượng hoàng), là người có quan hệ trực hệ với Thiên hoàng
đương vị, thay mặt Thiên hoàng trực tiếp điều hành chính sự.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp người đứng đầu nhà
nước trung ương tập quyền về danh nghĩa (có thể là vua, hoàng đế hay Thiên
hoàng,…) nhưng không phải là người nắm thực quyền cai trị đất nước. Tuy
nhiên, phần lớn trong những trường hợp ấy, người nắm thực quyền cai trị đất
nước luôn tìm cách loại bỏ quyền thống trị của người đứng đầu mang tính
chất danh nghĩa hay biểu tượng để thay bằng quyền lực của mình và gia tộc
mình. Những trường hợp như vậy thường là một vị quan nắm chức vụ cao
nhất trong triều tìm mọi cách thao túng quyền lực và giành quyền lực về tay
9


mình cũng như gia tộc mình. Lịch sử Nhật Bản cũng có không ít lần quyền

lực của Thiên hoàng bị dòng họ khác nắm giữ.
Chế độ Viện chính về mặt khái niệm cũng tương tự như vậy. Thiên
hoàng là người đứng đầu, nhưng không phải là người có thực quyền cai trị.
Quyền lực thực tế nằm trong tay Thượng hoàng. Nhưng điểm khác biệt của
chế độ này là: Thượng hoàng mặc dù nắm thực quyền nhưng không phải để
bá quyền, mà là để hướng dẫn, dạy dỗ các Thiên hoàng trẻ tuổi cách trị quốc,
và đến khi Thiên hoàng đủ trường thành thì sẽ trao lại quyền lực cho Thiên
hoàng. Chế độ này ra đời là do các Thiên hoàng lo ngại rằng, người kế vị sau
mình vì còn non trẻ sẽ dễ bị một vị quan nào đó lấn át, từ đó đánh mất quyền
lực. Nguyên nhân này xuất phát từ việc dòng họ Fujiwara trong suốt hai thế kỉ
đầu thời Heian đã tiếm quyền Thiên hoàng.
Chế độ Viện chính xuất hiện trong nhiều giai đoạn của lịch sử Nhật
Bản, có thể kể tới như: thời Heian, thời Kamakura, nửa đầu thời Muromachi
và thời Edo. Chế độ Viện chính thời Heian là thời kỳ đầu tiên của chế độ này,
và trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả xin phép giới hạn nội dung trình
bày trong thời Heian.
Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu thời kỳ này. Các
sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản, và nhiều bộ thông sử khác, cũng như đa số
học giả đều đồng tình với quan điểm cho rằng chế độ Viện chính thời Heian
chính thức bắt đầu từ năm 1086, thời điểm Thiên hoàng Shirakawa nhường
ngôi cho con (白河天皇, 1053 - 1129), lui về trở thành Thượng hoàng và điều
hành chính sự. Tuy nhiên, một số học giả lại không đồng tình với quan điểm
đó. Họ cho rằng thời điểm ra đời chế độ Viện chính phải tính từ năm 1072,
khi Thiên hoàng Go-Sanjo (後三条天皇, 1034 - 1073) thoái vị với mục đích
lui về làm Thượng hoàng để điều hành chính sự. Trong bài luận văn này, tác
giả đồng tình với quan điểm cho rằng chế độ Viện chính về mặt ý tưởng đã
10


xuất hiện từ khi Thiên hoàng Go-Sanjo thoái vị, nhưng do ông mất ngay sau

đó nên phải đến thời Thiên hoàng Shirakawa, ý tưởng đó mới trở thành hiện
thực. Như vậy, chế độ Viện chính thời Heian bắt đầu từ năm 1086, kéo dài
khoảng 100, trải qua 5 đời Thượng hoàng và kết thúc vào năm 1185.
Trong chế độ Viện chính, Thượng hoàng ( 上 皇 ), hay Thái Thượng
hoàng (太上皇) là người nắm thực quyền cai trị đất nước. Thượng hoàng hay
Thái Thượng hoàng là từ dùng để chỉ Thiên hoàng sau khi thoái vị.
1.1.2. Cơ cấu Viện chính thời Heian
Về phía triều đình, Thiên hoàng là người nắm quyền cao nhất, rồi đến
Quan bạch

[1]

(関白 ) hoặc Nhiếp chính

[2]

(摂政 ), cuối cùng là Thái chính

quan [3] (太政官). Còn ở Viện chính, Thượng hoàng là người nắm quyền cao
nhất, dưới đó là Viện sảnh (院庁), rồi đến Viện cận thần (院近臣) và các Viện
ty (院司).
Viện sảnh là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi giải quyết các công
việc đại sự của quốc gia. Nếu như dưới thời Nhiếp quan [4] của dòng họ
Fujiwara, các công việc đại sự của quốc gia sẽ do các Công khanh

[5]

(公卿)

bàn bạc, sau đó Nhiếp quan đưa ra ý kiến, từ đó Thiên hoàng sẽ hạ chiếu chỉ.

Nhưng ở thời Viện chính, Viện sảnh sẽ tham khảo ý kiến của Thiên hoàng,
bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng. Từ thời Thượng hoàng Shirakawa
đến hết thời Thượng hoàng Toba là thời kỳ thịnh vượng nhất của Viện sảnh.
Viện cận thần là những người thân tín nhất của Thượng hoàng. Dưới
thời Viện chính, họ là những người giữ vị trí quan trọng nhất trong bộ máy
công quyền của các Thượng hoàng. Những người này có thể đồng thời giữ
những chức vụ cao trong triều đình như: Minamoto Akifusa ( 源顕房, 1037 1

Là người giúp đỡ các Thiên hoàng đã trưởng thành điều hành chính sự, tương đương với chức Tể tướng
Là người giúp đỡ các Thiên hoàng trẻ tuổi điều hành chính sự
3
Là cơ quan quyền lực cao nhất của triều đình dưới thời Nhà nước Luật lệnh
4
Tức Nhiếp chính và Quan bạch
5
Tức Đại thần
2

11


1094) được Thượng hoàng Shirakawa phong chức Hữu đại thần, Fujiwara
Kinzane ( 藤 原 公 実 , 1053 - 1107) được Thượng hoàng Toba cử giữ chức
Quyền Đại nạp ngôn…
Viện ty là những người điều hành Viện sảnh. Cũng như các Công khanh
trong Thái chính quan, họ là những người tham gia bàn bạc chính sự.
Văn bản do Thượng hoàng trực tiếp ban ra gọi là Viện tuyên ( 院宣 ).
Các văn bản do Viện sảnh ban ra gọi là Viện sảnh hạ văn (院庁下文). Thời kỳ
này, nếu cùng một nội dung mà Chiếu chỉ của Thiên hoàng và Viện sảnh hạ
văn có sự khác biệt thì quyết định của Viện sảnh luôn được ưu tiên sử dụng,

từ đó có thể thấy quyền lực của Viện sảnh là rất lớn, thậm chí còn cao hơn cả
Thiên hoàng.
1.2.

Bối cảnh ra đời chế độ Viện chính
Chế độ Viện chính ra đời trong bối cảnh: quyền lực của dòng họ

Fujiwara đã bị suy yếu, và dòng họ Minamoto - đại diện cho tầng lớp võ sỹ nổi lên là một thế lực chính trị lớn và ủng hộ Thiên hoàng giành lại quyền lực.
1.2.1. Sự suy yếu của dòng họ Fujiwara
Dòng họ Fujiwara là dòng họ lớn và có thế lực nhất Nhật Bản đầu thời
Heian.
Ban đầu, dòng họ này đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ các Thiên hoàng
trong việc cải cách để khôi phục nhà nước Luật lệnh. Nhờ vậy mà đã có được
sự tín nhiệm lớn của các Thiên hoàng, từ đó được giao giữ những trọng trách
quan trọng trong triều.
Thời kỳ bành trướng quyền lực của dòng họ Fujiwara bắt đầu từ khi
Fujiwara Yoshifusa (藤原良房, 801 - 872), với tư cách là ông ngoại của Thiên
hoàng Seiwa (清和天皇, 850 - 880), trở thành Nhiếp chính cho Thiên hoàng,
từ đó thâu tóm mọi quyền hành trong triều.

12


Từ đó về sau, người nhà Fujiwara, trong khoảng hai thế kỷ, đã thay
nhau nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong triều. Ngoài hai chức
Nhiếp chính và Quan bạch, dòng họ này còn nắm những chức vụ trong Thái
chính quan hay các cơ quan quan trọng khác của triều đình. Nhờ vậy mà mặc
dù các vấn đề quốc sự đều phải được bàn bạc ở Thái chính quan, nhưng thực
tế đều được giải quyết theo ý nhà Fujiwara.
Không chỉ thâu tóm triều đình, dòng họ này còn chi phối cả các Thiên

hoàng bằng mối quan hệ ngoại thích. Từ thời Thiên hoàng Kanmu (桓武天皇,
737 – 806, lên ngôi năm 781) đến Thiên hoàng Go-Reizei (後冷泉天皇, 1025
- 1068, thoái vị năm 1068), trải qua hơn 300 năm với 21 đời Thiên hoàng, đa
số đều là con của hoàng hậu hay phi tần là con gái nhà Fujiwara.
Từ sơ đồ 1.1 dưới đây có thể thấy mối quan hệ ngoại thích thân thiết
của dòng họ này với các Thiên hoàng

13


TH Kanmu
(1)

TH Reizei
(2)

F. Otomuro

TH Saga
(3)

F. Nobuko

Tachibana
Kachiko

TH Junna
(4)

TH Ninmyo

(5)

TH Montoku
(6)

F. Takushi

F. Akirakeiko

TH Seiwa
(7)

TH Kookoo
(9)

F.Takaiko

TH Yozei
(8)

TH Uda
(10)

F. Anshi

TH Daigo
(11)

TH Suzaku
(12)


F. Kaishi

TH Kazan
(16)

TH Go Ichijo
(19)

TH Reizei
(14)

Công chúa
Hanshi

F. Choshi

TH Murakami
(13)

F. Senshi

TH Sanjo
(18)

TH Ichijo
(17)

F. Shiki


TH Go Suzaku
(20)

TH Go Reizei
(21)

F. Inshi

han F. Onshi

F. Anshi

TH Enyu
(15)
F. Shoshi

Công chúa
Teishi

TH Go Sanjo
(22)

Moshi

TH Shirakawa
(23)

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ ngoại thích giữa dòng họ Fujiwara và Thiên hoàng
14



Chú thích: TH: Thiên hoàng
F: Fujiwara
(----) quan hệ hôn nhân
(1) – (23): thứ tự nối ngôi của các Thiên hoàng
Nhờ mối quan hệ ngoại thích sâu sắc như vậy, dòng họ Fujiwara thậm
chí còn có thể thay thế các Thiên hoàng trưởng thành bằng các Thiên hoàng
còn nhở tuổi, hay loại bỏ các Thiên hoàng chống đối để bảo vệ quyền lực.
Như vậy, từ giữa thế kỉ IX, nhờ việc xây dựng được mối quan hệ ngoại
thích vững chắc với các Thiên hoàng, cộng thêm với sự yếu kém của các
Thiên hoàng, dòng họ Fujiwara đã thực sự nắm quyền kiểm soát triều đình.
Để bảo vệ quyền lực của mình, dòng họ Fujiwara đã không ngừng tìm
cách loại bỏ các phe phái chính trị khác, cũng như những người chống đối
ngay trong nội bộ gia tộc. Cũng chính điều đó đã khiến nhiều người bất mãn.
Đã có rất nhiều những sự chống đối lại quyền lực của gia tộc này. Sự chống
đối ấy trước hết đến ngay từ trong dòng họ. Sự bất mãn về địa vị cũng như
quyền lợi giữa những người ruột thịt đã dẫn tới những chống đối trong gia
tộc. Trước hết có thể kể tới đây là sự bất hòa giữa hai anh em ruột Kanemichi
( 藤 原 兼 通 , 925 - 977) và Kaneie ( 藤 原 兼 家 , 929 - 990). Hữu đại thần
Morosuke (藤原師輔, 908 - 960) tính theo gia phả thì có 10 người con trai.
Trong số đó đứng đầu là 3 anh em Koretada ( 藤 原 伊 尹 , 924 – 972) –
Kanemichi – Kaneie. Trưởng nam Koretada đương nhiên là người đầu tiên
được kế thừa chức vụ Nhiếp chính, sau đó theo thứ tự lần lượt sẽ là
Kanemichi và Kaneie. Kanemichi hơn Kaneie 4 tuổi nên tất yếu sẽ có xuất
phát điểm tốt hơn và địa vị cao hơn trong triều. Nhưng khi Thiên hoàng
Reizei (冷泉天皇, 950 - 1011) lên ngôi, Kaneie bất ngờ được thăng chức cao
hơn, vượt qua anh trai mình trong triều. Đây là một biến cố lớn, nhưng
15



Kanemichi đã phản ứng rất nhanh chóng. Ông ta ngay lập tức bí mật tiếp xúc
với em gái mình là Hoàng hậu Anshi ( 藤原安子 , 927 – 964, vợ của Thiên
hoàng Murakami (村上天皇, 926 - 967)), và thông qua bà tác động tới Thiên
hoàng Enyu (円融天皇 , 959 - 991) để “Chức Nhiếp chính Quan bạch phải
được truyền lại theo thứ tự anh em” 16, tr.65. Từ đó, Kanemichi được thăng
chức cao hơn Kaneie và việc kế nhiệm chức Quan bạch của Koretada là chắc
chắn. Tuy nhiên, trong một lần vào cung, Koretada đã phát hiện ra điều này.
Vì vậy, khi bệnh tình của Koretada nặng hơn rồi mất ngay sau đó, trái với
những dự đoán trước đó, mệnh lệnh của Quan bạch là Koremichi bị giáng
chức, đồng thời ông ta chọn ra 9 người trong đó có cả Kaneie đứng đầu lo
việc triều chính, nhưng không ai được thăng chức Quan bạch nội đại thần. Sự
căm phẫn của Kaneie và sự oán hận của Koremichi không cần nói rõ cũng có
thể hiểu được. Và khi con đường thăng tiến của hai người này bị dừng lại thì
người anh họ Yoritada (藤原頼忠, 924 - 989), con trai của Saneyori (藤原実
頼, 900 - 970) trở thành ứng cử viên thứ nhất cho chức Quan bạch. Nhưng sau
đó, Tả đại thần Minamoto Kaneakira ( 源兼明 , 914 - 987) được đưa trở lại
làm Thân vương và Yoritada được thăng lên chức Tả đại thần. Đây chính là kế
sách của Koremichi để rồi sau đó ông ta được thăng chức Quan bạch. Và khi
đã chiếm được vị trí Quan bạch - Thái chính đại thần và là người đứng đầu
dòng họ, ông ta đã không ít lần nói xấu và làm phiền Kaneie. Tháng 10 - 977,
thấy Kanemichi bị bệnh nặng, khó qua khỏi, Kaneie đã ngay lập tức cùng gia
nhân vào cung để cầu xin Thiên hoàng chọn mình làm Quan bạch sau khi
Kanemichi chết. Tuy nhiên, trên đường vào cung, vì phải đi qua phủ của
Kanemichi nên đoàn người của Kaneie đã bị người nhà Kanemichi nhìn thấy.
Người nhà lập tức vào báo với Kanemichi đang nằm trên giường bệnh.
Kanemichi lúc này đã quên những bất hòa ngày trước, chỉ nghĩ tới tình anh
em nên đã chờ đợi một cuộc viếng thăm. Với tâm trạng vui vẻ ông ta nhanh
16



chóng sửa soạn đón tiếp em trai mình. Nhưng đoàn của Kaneie lại đi thẳng
vào cung. Và ngay khi biết kế hoạch của Kaneie, Kanemichi đã rất giận dữ, vì
đang ở trong tâm trạng vui vẻ chờ đón nên phản ứng của ông ta trước thông
tin này rất mãnh liệt. Bất chấp tình trạng bệnh tật của mình và sự ngạc nhiên
của người nhà, ông ta ngay lập tức vào cung. Và ở trong cung, với ảnh hưởng
của mình, ông ta đã khiến Thiên hoàng tiếp đón Kaneie một cách rất lạnh
nhạt. Và sau buổi tiếp kiến đó, chức Quan bạch được truyền lại cho Yoritada,
còn Kaneie bị giáng chức trở thành Hữu đại tướng (右大将).
Ban đầu chỉ là sự tranh giành chức vụ trong triều, nhưng sự tranh giành
này tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành các phe phái. Rồi dần dần giữa các phe
phái sẽ có sự đấu đá lẫn nhau để giành quyền lực. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới
sự rạn nứt ngay trong nội bộ gia tộc và từ đó sức mạnh của dòng họ cũng dần
bị suy yếu.
Sự chuyên quyền của dòng họ Fujiwara cũng khiến cho nhiều dòng họ
khác không được trọng dụng, từ đó nảy sinh sự bất mãn và dẫn đến những
cuộc chiến nhằm chống lại quyền lực của dòng họ này. Tiêu biểu trong số đó
là cuộc nổi dậy của Taira Masakado ( 平将門の乱) diễn ra từ năm 939 đến
năm 940.
Taira Masakado (平将門, ? - 940) sinh ra từ một dòng họ quí tộc, là
thành viên hoàng tộc, nhưng không kế thừa ngôi Thiên hoàng nên trở thành
dân thường. Taira Masakado đã từng sống ở kinh thành trong khoảng 12 năm.
Với người cha là một tướng quân trấn thủ kinh thành, Taira Masakado muốn
trở thành người phụ trách lực lượng bảo vệ kinh thành, nhưng vì tính cách
không phù hợp với dòng họ Fujiwara nên ông không được trọng dụng, chỉ giữ
một chức quan nhỏ trong triều. Không hài lòng vì bị đối xử như vậy, Taira
Masakado đã rời bỏ kinh thành, chuyển tới sống ở vùng đất phía Đông Nhật
Bản. Tại đây, Taira Masakado đã dấy binh nổi loạn, tự xưng là vua và xây
17



dựng nên một vương triều mới ở vùng Đông Bắc. Cuộc nổi loạn của Taira
Masakado cuối cùng cũng bị dập tắt, nhưng nó cho thấy sự bất mãn của các
quí tộc nhỏ trước sự chuyên quyền của dòng họ Fujiwara.
Với những sự chống đối đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài như vậy,
dòng họ Fujiwara đã không còn giữ được quyền lực của mình. Thiên hoàng
cũng nhân cơ hội này, với sự ủng hộ của dòng họ Minamoto – một thế lực
chính trị mới đang nổi lên – giành lại quyền lực của mình.
1.2.2. Sự lớn mạnh của dòng họ Minamoto
Dòng họ Minamoto là một trong số các dòng họ võ sỹ xuất hiện từ thời
Heian.
Minamoto là một dòng họ được Thiên hoàng ban cho những người con
và cháu không thừa kế ngai vàng của mình. Thiên hoàng Saga ( 嵯峨天皇 ,
786 – 842) là người đầu tiên ban họ Minamoto cho những người con trai
không kế vị của ông; sau khi mang họ này, họ và con cháu của họ không còn
là thành viên hoàng tộc nữa. Các Thiên hoàng sau đó cũng ban họ Minamoto
cho những người con không kế vị. Dòng họ này có 21 chi, trong đó, chi nổi
bật nhất là những hậu duệ của Thiên hoàng Seiwa, hay còn gọi là Seiwa
Minamoto (清和源氏).
Người có công đầu tiên của chi Seiwa Minamoto là Minamoto
Tsunemoto (源経基, ? - 961). Ông chính là cháu nội của Thiên hoàng Seiwa,
đã góp công lớn trong việc dẹp yên Loạn Taira Masakado (平将門の乱, 937)
và Loạn Fujiwara Sumitomo (藤原純友の乱, 939), từ đó mở ra một thời kì
mới cho một dòng họ võ sỹ lớn sau này. Minamoto Mitsunaka ( 源満仲, ? 997) – con trai ông – đã liên minh với dòng họ Fujiwara, giúp nhà Fujiwara
giữ gìn trật tự tại kinh thành, và được nhà Fujiwara nâng đỡ. Con cả của
Mitsunaka là Minamoto Yorimitsu (源頼光, 948 - 1021) trở thành học trò của
18


Fujiwara Michinaga. Một người con khác của ông là Minamoto Yorinobu (源
頼信, 968 - 1048) đã đánh bại cuộc nổi loạn của Taira Tadatsune ( 平忠常の

乱). Con trai Yorinobu là Minamoto Yoriyoshi (源頼義, 985 - 1078), và cháu
nội Minamoto Yoshiie ( 源 義 家 , 1039 - 1106) đã giành chiến thắng trong
“Cuộc chiến chín năm” (前九年の役) và “Cuộc chiến ba năm” ( 後三年の
役), từ đó bình định phần lớn miền Đông Bắc Nhật Bản.
Thế kỷ XI, ở vùng đất Đông Bắc Nhật Bản có hai gia tộc lớn nhất là
nhà Abe (安倍氏) ở vùng Mutsu (陸奥国, ngày nay là thuộc địa phận các
tỉnh: Omori, Iwate, Miyagi, Fukushima, Akita) và nhà Kiyohara (清原氏) ở
vùng Dewa ( 出 羽 国 , ngày nay thuộc địa phận các tỉnh: Yamagata, Akita).
Đây là hai gia tộc đã gây chiến trong “Cuộc chiến chín năm” và “Cuộc chiến
ba năm”.
“Cuộc chiến chín năm” diễn ra từ năm 1051 đến năm 1062. Nguyên
nhân là do nhà Abe (安倍氏) – một gia tộc lớn sinh sống ở vùng Mutsu phía
Đông Bắc Nhật Bản, đã không chịu cống nạp cho triều đình. Khi đó, Fujiwara
Narito (藤原登任, 987 - ?) là người đứng đầu phủ Mutsu đã điều động 1000
binh lính để trừng phạt nhà Abe. Cuộc chiến giữa hai bên nhanh chóng nổ ra.
Ban đầu nhà Abe giành thắng lợi lớn, Fujiwara Narito vì thua cuộc nên
bị triệu về kinh, triều đình đã phái Minamoto Yoriyoshi (源頼義, 985 - 1078)
tới đó để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, khi Yoriyoshi vừa tới nhậm chức (vào
năm 1052) thì diễn ra việc đại xá trong cả nước để cầu xin cho mẹ của Thiên
hoàng Go-Sanjo khỏi bệnh, và ngay cả hành động chống đối của nhà Abe
cũng được tha thứ.
Năm 1053, Yoriyoshi trở thành Tướng quân trấn thủ phủ Mutsu.

19


Năm 1056, Yoriyoshi kết thúc nhiệm kì ở đây và lên đường trở về kinh.
Trên đường đi, ông ta cho quân dừng chân và nghỉ lại bên bờ sông. Tại đó, có
hai trại bị tấn công ban đêm, làm tổn thất cả người và ngựa. Yoriyoshi sau khi
điều tra biết được rằng đó là do Abe Sadato (安倍貞任, ? - 1062), con trai của

Abe Yoritoki (安倍頼時, ? - 1057), thực hiện với mục đích trả thù cá nhân đã
rất tức giận, lập tức truyền Sadatoo tới gặp, nhưng Sadato đã từ chối tới trình
diện. Và cuộc chiến giữa hai bên lại nổ ra.
Năm 1057, tháng 5, Yoriyoshi tiến hành bao vây quân Abe. Tháng 7,
trong một trận đánh, Yoritoki bị mai phục, trọng thương và tử trận. Tháng 11,
Yoriyoshi lần thứ hai xuất quân đánh quân Abe do Sadato chỉ huy. Thời điểm
đó, quân Yoriyoshi chỉ có khoảng 2000 lính dưới sự chỉ huy của khoảng 500
võ sỹ, trong khi đó quân Sadato có khoảng 4000 lính đang chờ nghênh chiến.
Mệt mỏi vì phải chiến đấu trong mùa đông, quân nhu thiếu thốn đã khiến sức
lực binh lính bị giảm sút, quân Yoriyoshi đã phải chịu thất bại nặng nề. Thất
bại này đã khiến Yoriyoshi chịu tổn thất lớn.
Trong khi Yoriyoshi đang cho quân đội nghỉ ngơi để khôi phục sức lực
thì đến năm 1059, quân Abe tiếp tục mở rộng sức mạnh xuống phía Nam sông
Koromo (衣川, ngày nay thuộc tỉnh Iwate) và quân đội triều đình đã hai lần
tiến đánh nhưng vẫn không đẩy lui được. Vì vậy, Yoriyoshi đã triệu tập võ sĩ
của các vùng Kanto (関東), Tokai (東海), và Kinai (畿内) để tăng cường sức
mạnh quân đội. Đến năm 1062, quân đội đã lên đến 1 vạn người, trong đó
khoảng 3000 là quân của Yoriyoshi.
Sự tham chiến của nhà Kiyohara khiến cục diện cuộc chiến thay đổi
theo hướng có lợi cho triều đình. Ưu thế của quân Yoriyoshi bắt đầu từ cuộc
chiến ở thành Komatsu ( 小 松 ) (phía Nam tỉnh Ishikawa ngày nay), và đến
ngày 17 - 9 năm đó, nhà Abe mất các thành Kuriyagawa ( 厨 川 ) và thành
20


Ubato (嫗戸) (phía Tây tỉnh Iwate ngày nay). Sadato bị trọng thương, bị bắt
và chém đầu. Sau sự kiện này, chiến tranh gần như chấm dứt.
“Cuộc chiến ba năm” diễn ra từ năm 1083 đến năm 1087. Nguyên nhân
là do sự tranh chấp vị trí thừa kế lãnh địa nhà Kiyohara giữa hai anh em
Kiyohara Kiyohira (清原清衡, 1056 - 1128) và Kiyohara Iehira (清原家衡, ?

- 1087). Sau “Cuộc chiến chín năm”, Kiyohara Takenori (清原武則) trở thành
người đứng đầu dòng họ. Sau đó, vị trí này được chuyển giao cho con trai ông
ta là Takesada ( 清原武貞 ). Takesada sau “Cuộc chiến chin năm” đã lấy vợ
của Fujiwara Tsunekiyo (藤原経清, ? - 1062), là con gái của Abe Yoritoki,
làm vợ. Người vợ này đã có một đứa con với Tsunekiyo và được Takenori
nuôi dưỡng, đặt tên là Kiyohara Kiyohira, sau đó, hai người sinh được người
con trai đầu tiên là Kiyohara Iehira. Sau cái chết của Takesada, hai anh em vì
tranh nhau địa vị của cha mà dẫn đến “Cuộc chiến ba năm”.
Kiyohira tuy là con trưởng nhưng lại chỉ là con nuôi, nên Iehira không
đồng ý để ông thừa kế chức vụ của cha. Vì vậy, Iehira đã tìm cách ám sát
Kiyohira, nhưng thất bại. Điều này khiến Kiyohara nổi giận và tố cáo việc đó
với Minamoto Yoshiie. Yoshiie đã đích thân chỉ huy 1000 lính kị binh tấn
công quân của Iehira vào năm 1086. Sau vài tháng tấn công thì mùa đông tới
kèm mưa to, vì đói và lạnh nên quân Yoshiie bị chết rất nhiều, tình hình trở
nên rất khẩn cấp. Trước ưu thế của Iehira, bác ông ta là Kiyohara Takehira (清
原 武 衡 , ? - 1087) rất vui mừng và dẫn quân đến giúp Iehira đang ở thành
Kanazawa (金沢).
Trong khi đó Yoshiie có một người em là Minamoto Yoshimitsu ( 源義
光, 1045 - 1127) ở kinh thành, khi nghe tin tức khẩn cấp như vậy đã lập tức
dẫn quân tới cứu trợ. Nhờ có sự bổ sung kịp thời này mà Yoshiie, đến tháng 9
- 1087, đã bao vây thành Kanazawa khiến quân của Iehira và Takehira rất bối
21


×