Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay : Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.83 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

PHẠM HUYỀN CHÂM

VAI TRÕ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT
TRONG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

PHẠM HUYỀN CHÂM

VAI TRÕ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT
TRONG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế
Mã số: 60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Hoàng


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn “Vai trò của cô ̣ng đồ ng ngườ
mố i quan hê ̣ Viê ̣t Nam

i Viê ̣t trong

– Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” là công trình

nghiên cứu của riên g tôi. Các nội dung nghiên cứu , số liê ̣u và kế t quả đươ ̣c
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bấ t kỳ
công trin
̀ h nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trić h dẫn trong luâ ̣n văn đã đươ ̣c chỉ rõ
nguồ n gố c.
Tác giả luận văn
Phạm Huyền Châm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
Thầy giáo TS. Nguyễn Huy Hoàng - Phó viện trưởng viện nghiên cứu Đông
Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn,
định hướng nghiên cứu và tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Quốc tế
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu

ích trong suốt thời gian học Cao học.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, cơ quan
người thân, bạn bè đã tạo điều kện giúp đỡ để em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Huyền Châm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
6. Nguồn tài liệu sử dụng .................................................................................. 6
7. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 6
8. Bố cục luận văn ............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
Ở HÀN QUỐC ................................................................................................. 7
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.............................................. 7
1.2. Lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Việt Nam ở Hàn Quốc ............ 15
1.2.1. Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc hình thành qua biến cố lịch sử ở
trong nước ....................................................................................................... 15
1.2.2. Cộng đồng người Việt được hình thành qua hôn nhân ......................... 17
1.2.3. Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc được hình thành qua hợp tác lao
động giữa hai nước. ......................................................................................... 23
1.3. Các nhân tố tác động đến quá trình hội nhập của cộng đồng ngƣời
Việt Nam ở Hàn Quốc ................................................................................... 25
1.3.1. Truyền thống văn hóa- lịch sử .............................................................. 25

1.3.2. Các yếu tố chính trị - kinh tế ................................................................. 29
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở HÀN QUỐC
VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CHO QUAN HỆ VIỆT NAM- HÀN QUỐC .......... 33
2.1. Hiện trạng, cộng đồng ngƣời Việt ở Hàn Quốc ................................... 33
2.1.1. Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc .............................................. 34


2.1.2. Cô dâu Việt ở Hàn Quốc ....................................................................... 43
2.1.3.Cộng đồng du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc .............. 48
2.2. Sự đóng góp của cộng đồng ngƣời Việt cho mối quan hệ Việt NamHàn Quốc ....................................................................................................... 53
2.2.1. Trong hoạt động kinh tế - ngoại giao .................................................... 53
2.2.2. Trong hoạt động văn hóa- giáo dục ...................................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ VÀ GIẢI
PHÁP THÖC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM- HÀN QUỐC THÔNG QUA
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT ...................................................................... 61
3.1 Đánh giá quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc thông qua cộng đồng
ngƣời Việt. ..................................................................................................... 61
3.2. Một số tồn tại hạn chế của cộng đồng ngƣời Việt ở Hàn Quốc ......... 65
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy nhằm tăng cƣờng sự hội nhập của ngƣời
Việt ở Hàn Quốc; ........................................................................................... 68
3.3.1. Thúc đẩy cải cách hành chính. .............................................................. 70
3.3.2. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế...................................................... 71
3.3.3. Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hợp tác về vấn đề nguồn nhân lực..... 71
3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
Hàn Quốc......................................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEM

The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á–Âu

CAK

Construction Association Kore
Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc

CPS

Country Partnership Strategy
Chiến lược đối tác quốc gia

EPS

Employment permit system
Hệ thống cấp phép vấn đề việc làm

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

ILO

International Labour Organization
Tổ chức lao động quốc tế

KFSP

Korean Federation of Small Business
Hiệp hội các doang ngiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

NICs

New Industrialized Country
Các nước công nghiệp mới

ODA

Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TNCs

Trans – National Companies

Các công ty xuyên quốc gia

VSAK

Vietnamese Students Association in Korea
Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng số liệu số vụ kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới Hàn
Quốc từ năm 2004 - 2008................................................................................ 19
Bảng 2.1. Thống kê số du học sinh Việt Nam đang học ở Hàn Quốc ............ 50
Biểu đồ 3.1Tỷ lệ lao động Việt Nam hết hợp đồng không về nước theo
chương trình EPS tính đến hết tháng 9/2015. ................................................. 66


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc là mối quan hệ tương đối nổi bật trong
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung. Trải
qua mấy thập kỷ với những nghi kỵ trong quá khứ, bước sang thế kỷ XXI mối
quan hệ này đã có những biến chuyển mang tính chất bước ngoặt. Trong
những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc đã có rất nhiều
thay đổi lớn. Sự hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực như kinh tế,
thương mại, khoa học kỹ thuật, năng lượng, giáo dục, văn hóa… không ngừng

được mở rộng, khiến quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- Hàn Quốc
ngày càng phong phú hơn, đặc biệt thông qua cộng đồng người Việt Nam
hiện đang sinh sống và làm ăn tại Hàn Quốc đã đóng góp một vai trò nhất
định cho mối quan hệ hai nước. 20 năm là khoảng thời gian không dài so với
lịch sử hàng ngàn năm của hai nước tuy nhiên quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc
đã phát triển hết sức ngoạn mục, là mối quan hệ điển hình trong quan hệ hợp
tác song phương. Hai dân tộc Việt Nam – Hàn Quốc đã gắn bó từ lâu đời và
có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa. Chính vì vậy sự gắn bó giữa
hai dân tộc tạo nên điểm nhấn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ
hai nước. Trong quá trình phát triển quan hệ song phương giữa hai nước, quan
hệ kinh tế - văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng và là nền tảng tạo nên
những giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người giữa hai nước, tạo nên
những cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Các cộng
đồng người Việt này tiếp tục đóng góp vào sự phát triển quan hệ và hợp tác
giữa hai nước trong hiện tại và tương lai. Đây là một trong những vấn đề hết
sức quan trọng và cần được nghiên cứu. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu
này, luận văn tập trung đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng cộng đồng người
Việt đang sinh sống và làm ăn ở Hàn Quốc và những đóng góp của cộng đồng
này cho phía nước bạn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Vai trò của cộng đồng người

1


Việt trong mối quan hệViệt Nam- Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” để làm rõ
hơn mối quan hệ hai nước trong giai đoạn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập được hơn 20 năm, là mối
quan hệ đặc biệt với nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng cũng lại có sự gắn
bó hết sức mật thiết trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ Việt Nam và Hàn
Quốc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu
khác nhau như: cuốn “Hàn Quốc trên con đường phát triển”của tác giả Ngô
Xuân Bình, Phạm Quý Long, Nxb Thống Kê, Hà Nội - 2000. Tác phẩm này
có thể nói là một trong những cuốn sách đầy đủ nhất về quan hệ Việt Nam Hàn Quốc trong giai đoạn hiện đại. Cuốn sách gần như đã viết rất trọn vẹn về
quan hệ hai nước. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm tư tưởng chính trị của hai
nhà nước và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt này ngày càng phát triển hơn
trong tương lai.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến
mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác
nhau như: Lý Xuân Chung, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 9 (79) tháng
9/2007. Đôi nét về sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, Viện Hàn
Lâm khoa học xã hội Việt Nam; Hoa Hữu Lân, Quan hệ kinh tế Việt Nam Hàn Quốc, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới (6) 6/ 1995; Đỗ Hoài Nam,
Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo, Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
trong bối cảnh hội nhập Đông Á (Economic cooperation between Vietnam
and the Republic of Korea in the East Asian intergration) Nxb, Khoa học - Xã
hội Hà Nội, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam – 2005; Kim Văn Học, Tìm
hiểu văn hóa người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nxb, Văn hóa thông
tin – 2004; Quách Thu Hà, Phạm Bích Thủy, Tình nghĩa Việt Nam - Hàn

2


Quốc, Nxb, Văn hóa Thông Tin, 2002; Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình,
Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, Nxb, Thống kê – 1999…Các công trình
nghiên cứu đó mặc dù còn nhỏ lẻ, nhưng về cơ bản đã phác họa được bức
tranh đời sống, kinh tế, xã hội của nước sở tại, cũng như những khó khăn và
thách thức mà Hàn Quốc sẽ phải vượt qua, đồng thời cũng là những bài học
kinh nghiệm đáng quý cho các nước đi sau học tập. Ngoài các công trình
nghiên cứu trên thì còn có các công trình nhỏ hơn đi sâu vào các vấn đề thực

tế hơn như: Quan hệ hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến
nay - Đặng Huyền Trang - Lớp cao học Quan hệ Quốc tế khóa 8 (2011-2013);
Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục xã hội từ năm
1992 đến nay của Vũ Lê Hằng - Lớp cao học Quan hệ Quốc tế (2012-2014).
Hy vọng rằng luận văn này sẽ là cách tiếp cận ở góc độ nhỏ và sâu hơn để có
thể bổ sung vào một trong những mảng còn thiếu trong mối quan hệ hai nước.
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Vai trò của cộng đồng ngƣời Việt
trong mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” tôi kế
thừa mô ̣t cách có chọn lọc những thành tựu đã đạt được trong các công trình
trước đó đồng thời đi sâu phân tích, tìm hiểu một hướng tiếp cận mới, sâu
hơn, kĩ hơn nhằm bổ sung và tăng thêm tư liệu khi nghiên cứu về quan hệ
giữa hai nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tập hợp tài liệu để làm rõ cộng đồng người Việt Nam hiện
đang sống và làm việc tại Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay.
Thứ hai, nghiên cứu, đưa ra nhận xét, kết luận về cộng đồng người Việt
hiện đang sống ở Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay. Những khó khăn, thuận lợi
của cộng đồng khi sống, học tập lao động ở nước sở tại. Cùng với đó là tìm
hiểu những chính sách, định hướng của cả hai bên để thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác ngày càng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự ổn định chính trị,
phát triển kinh tế xã hội của cả hai quốc gia.
3


Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt ở Hàn
Quốc. Luận văn đưa ra những luận điểm, giải pháp, hướng đi tích cực cho
cộng đồng người Việt khi sống ở Hàn Quốc. Đồng thời so sánh, đối chiếu với
các cộng đồng người Việt khi sống ở các nước khác trên thế giới để cho thấy
được sự ưu tiên, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng cũng như những hạn chế để

qua đó rút ra những bài học cho người Việt khi sống và định cư ở nước ngoài.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Trình bày khái quát mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, lịch sử di cư
của cộng đồng người Việt khi sang Hàn Quốc và các nhân tố tác động đến
quá trình hội nhập của cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc.
- Luận văn đi sâu tìm hiểu cộng đồng người Việt hiện đang sống ở Hàn
Quốc, qua đó thấy được sự hội nhập của người Việt Nam ở nước ngoài; sự đóng
góp của cộng đồng này về mặt đời sống xã hội đối với đất nước Hàn Quốc.
- Thông qua luâ ̣n văn đánh giá đươ ̣c sự đóng góp của cộng đồng người
Viê ̣t ở Hàn Quốc đồng thời đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng
người Viê ̣t ta ̣i đây.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính là vai trò của cộng đồng người Việt trong
mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian
Nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc đòi hỏi có thời
gian và điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu. Trong phạm vi một luận
văn ở mức độ tiếp cận các nguồn tư liệu còn hạn chế, tôi giới hạn trong trong
khoảng thời gian từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992)
đến nay. Tuy nhiên, trong chương I thì luận văn cũng nêu khái quát quan hệ
hai nước và quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc trong lịch
4


sử khi đất nước có biến cố. Qua đó, đưa ra một cái nhìn cụ thể hơn, tổng quát
hơn, xuyên suốt hơn từ quá khứ đến hiện tại.
Phạm vi vấn đề

Đây là một đề tài tương đối cụ thể về vấn đề cộng đồng người Việt đang
sinh sống ở Hàn Quốc. Tuy nhiên trong luận văn thạc sỹ tôi không có tham
vọng luận giải được hết tận cùng của các vấn đề, mà chủ yếu tập trung làm rõ
những vấ n đề sau: (1) làm rõ sự hình thành cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc
(2) phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn khi cộng đồng người Việt
sống ở Hàn Quốc; (3) Đánh giá những tồn tại hạn chế và giải pháp thúc đẩy
quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thông qua cộng đồng người Việt
5. Hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
Hƣớng tiếp cận
Để thực hiện để tài nghiên cứu này, tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu
dựa trên các lý thuyết:
Thứ nhất là dựa trên lý thuyết: các tài liệu, sách báo chính thống hoặc
các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như tạp chí
nghiên cứu Đông Bắc Á và một số tạp chí khoa học khác.
Thứ hai tiếp cận lịch sử.
Thứ ba là tiếp cận từ góc độ Quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, để
làm sáng tỏ vấn đề.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp Ngiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn này.
- Luận văn cũng sử dụng các phương pháp so sánh nhằm tạo ra những
yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm.
- Bên cạnh đó, luận văn kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo cứu các
nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc. Đưa ra khung phân tích hợp lý dựa trên
cách tiếp cận nêu trên.
5


6. Nguồn tài liệu sử dụng

- Các tạp chí nghiên cứu của các cấp, các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp, các tài liệu thống kê hàng năm của hai nhà nước.
- Các lời phát biểu, các bài phỏng vấn báo chí của các nhà ngoại giao ở
hai nước, các cá nhân người Việt sống và làm việc ở Hàn Quốc.
- Các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm các bài viết đăng ở
các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu
khác nhau.
Ngoài ra luâ ̣n văn còn sử du ̣ng các thông tin từ báo chí chính thống, các
website của Việt Nam và các trang báo điê ̣n tử có uy tín.
7. Những đóng góp của luận văn
Đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và rất thiết thực. Luận
văn sẽ góp phần quan trọng trong việc làm rõ hơn nhiều vấn đề quốc tế, nhất
là trong giai đoạn hiện nay khi sự hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
là một phần không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Đồng thời làm rõ hơn
những chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với cộng đồng cư dân nước
ngoài đang sinh sống ở Hàn Quốc trong đó có cộng đồng người Việt. Để từ
đó đưa ra những đề xuấ t phù hợp với lợi ích của quốc gia của cả hai nước và
cũng như lợi ích của công dân và người nhập cư.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc.
Chƣơng II: Tình hình cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc và sự đóng
góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Chƣơng III: Đánh giá những tồn tại, hạn chế và giải pháp thúc đẩy quan
hệ Việt Nam- Hàn Quốc thông qua cộng đồng người Việt.

6



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
Ở HÀN QUỐC
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thiết
lập cách đây hơn 20 năm, nhưng có thể nói hai dân tộc Việt Nam và Hàn
Quốc đã gắn bó từ lâu đời và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hai nước còn có
những tiềm năng to lớn có thể trao đổi cùng nhau trong quá trình hợp tác và
phát triển. Hơn nữa quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc còn được thúc
đẩy rất mạnh mẽ bởi sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước. Vì vậy, chỉ
sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam và Hàn Quốc
đã có những dấu ấn khẳng định về quan hệ hợp tác song phương.
Tháng 8/2001 nhân chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch nước Việt Nam
Trần Đức Lương, hai bên đã ra tuyên bố chung về lập “Quan hệ đối tác
trong thế kỷ XXI”; sau đó nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Hàn
Quốc Roh Mo-Hyun tháng 10/2004, hai nước đã thỏa thuận nâng cao quan hệ
Việt – Hàn lên thành “Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”; trong
chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 28 đến
ngày 31 tháng 5/2009, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp
thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu sắc hơn nữa trong thời gian
tới, thỏa thuận về nguyên tắc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên
thành “Đối tác hợp tác chiến lược” vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu
vực và trên thế giới. Đây là một bước ngoặt mới trong quan hệ hữu nghị và
hợp tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Và gần đây nhất,
trong các chuyến thăm Hàn Quốc tháng 11/2011 chủ tịch nước Trương Tấn
Sang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 3/2012, hai bên đã trao đổi
và đạt được sự đồng thuận về nhiều mặt nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược
giữa hai nước lên một tầm cao mới. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong hơn

7



20 năm qua đã đạt được những thành tựu nổi bật nhất qua sự phát triển ở các
lĩnh vực hợp tác như sau:
- Từ đối tác thông thường trở thành đối tác chiến lược:
Có thể khẳng định rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa
Việt Nam và Hàn Quốc là một quyết định lịch sử phù hợp với lợi ích của hai
quốc gia, đưa mối quan hệ song phương này bước sang một trang mới, hướng
tới tương lai, hợp tác cùng phát triển. Trong hơn 20 năm qua, quan hệ giữa
hai nước đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc
biệt là về chính trị và kinh tế. Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác
chiến lược quan trọng của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những
đối tác chiến lược hàng đầu của Hàn Quốc ở Đông Á.
Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã duy trì đều đặn
việc trao đổi đoàn và các cuộc tiếp xúc lãnh đạo cấp cao. Kết quả của mỗi
chuyến thăm cấp cao là hàng loạt các văn bản, thỏa thuận hợp tác được ký
kết, mức độ chặt chẽ của quan hệ song phương giữa hai nước cũng được tăng
thêm một bậc. Trong đó dấu mốc quan trọng của việc nâng cấp quan hệ giữa
hai nước là: năm 2001 quan hệ hai nước từ đối tác thông thường được nâng
lên thành: “Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”; và năm 2009 tiếp tục được
nâng lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược”. Như vậy, là chỉ sau một thời
gian ngắn, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác hợp tác chiến
lược của nhau. Trong số rất nhiều quốc gia mà Việt Nam đặt quan hệ ngoại
giao chính thức trong những năm đầu của thập kỷ 1990, Hàn Quốc là quốc
gia đầu tiên trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Đây là sự phát triển
hết sức nhanh chóng và ngoạn mục. Việc hai nước nhất trí nâng cấp quan
hệ lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” là kết quả của quá trình phát triển
quan hệ song phương, nó thể hiện sự quyết tâm cao của chính phủ và nhân
dân hai nước, thúc đẩy mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp
và sâu sắc hơn.


8


- Quan hệ kinh tế phát triển nhanh và mạnh trên hầu hết các lĩnh vực:
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc là lĩnh vực phát triển nhanh, năng
động và hiệu quả nhất, trong hơn 20 năm qua trên các khía cạnh như viện trợ
phát triển, đầu tư trực tiếp, thương mại và xuất khẩu lao động.
Về viện trợ phát triển: Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên
trong chính sách viện trợ phát triển của Hàn Quốc và cũng là nước nhận được
nhiều viện trợ nhất trong tổng vốn viện trợ phát triển của Hàn Quốc. Các
khoản viện trợ được tăng lên qua từng năm. Tổng vốn ODA của Hàn Quốc
dành cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 mới đạt 471.4 triệu USD; nhưng
trong 3 năm gần đây (2009-2011), Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD cho
các dự án phát triển của Việt Nam. Với cam kết này, Hàn Quốc đã trở thành
nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Nhật Bản. Những lĩnh
vực ưu tiên viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam bao gồm: (1) Phát
triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người như: giáo dục,
đào tạo và y tế; (2) Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và vùng đói
nghèo; (3) Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và (4) Phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm
2011, Hàn Quốc đã tuyên bố coi Việt Nam là nước trọng tâm và hình mẫu
cung cấp ODA và chọn Việt Nam là một trong 26 nước thuộc “Đối tác chiến
lược hợp tác ODA”, với 3 trọng tâm là: Tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn
nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng.
ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam tăng nhanh về số lượng, chất
lượng và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam. Việt Nam có tầm quan trọng nhất định trong việc triển khai chiến
lược của Hàn Quốc ở Đông Nam Á, là nhân tố không thể bỏ qua trong chính
sách đối ngoại đối với các nước trong khu vực. Mặt khác Hàn Quốc có ý

nghĩa quan trọng và cần thiết trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế
của Việt Nam. Do đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện với Hàn Quốc
là một nhu cầu khách quan đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của hai nước.
9


Về đầu tư trực tiếp, theo Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), các dự án còn hiệu lức tính đến ngày (30/06/2012), Hàn
Quốc có gần 3.000 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt
gần 24 tỷ USD, tăng khoảng 100 lần so với thời điểm ban đầu. Hàn Quốc trở
thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam phần lớn là vào các
ngành công nghiệp chế tạo. Đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhất trong
chính sách thu hút FDI của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Hiện nay FDI của Hàn Quốc đã
được trải rộng trên hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, cả những vùng sâu
vùng xa. Tuy nhiên các địa phương như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai vẫn là những địa phương có sức hút lớn đối
với các nhà đầu tư Hàn Quốc với số lượng dự án và vốn đầu tư vượt trội.
Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện và môi trường đầu tư thông thoáng cho
các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc. Từ ngày
1/7/2004, Chính phủ Việt Nam cũng quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho
tất cả khách Hàn Quốc vào Việt Nam nếu ở Việt Nam dưới 15 ngày. Do đó
các doanh nhân Hàn Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam tìm hiểu thị trường,
tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài các doanh nghiệp lớn như Samsung, Deawoo,
LG, SK đã có mặt tại Việt Nam từ lâu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn
Quốc đã và đang tăng cường đầu tư thành công tại Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là thị trường đầu tư
hấp dẫn, do làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam
đang tăng lên, tại Việt Nam đã hình thành cộng đồng doanh nhân Hàn Quốc

lên đến hơn 35000 người (trong đó ở Thành phố Hồ Chí Minh hơn 30.00
người, Hà Nội là 5000 người). Đây là cộng đồng doanh nhân nước ngoài lớn
thứ 2 tại Việt Nam (sau Trung Quốc) - theo Thống kê từ Trung tâm toàn cầu
tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc).

10


Về thương mại: kể từ những năm 1980,Việt Nam đã có sự trao đổi mậu
dịch với Hàn Quốc. Song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát
triển nhanh kể từ đầu những năm 1990 sau khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao chính thức đến nay. Trong nhiều năm qua Hàn Quốc luôn là đối
tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Kể từ sau khi thiết lập quan hệ
ngoại giao đến nay, giao dịch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên
26 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại song phương từ năm 1992 đến 2011
đạt mức bình quân 27%/ năm. Đặc biệt giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007 đến nay), tăng trưởng
thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt bình quân 42.5%. Hàn
Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Kim ngạch
thương mại song phương hai nước trong năm 2011 đạt gần 18 tỷ USD, tăng
trên 39% so với năm trước.
- Sự hiểu biết lẫn về văn hóa xã hội ngày càng sâu sắc:
Với những nét tương đồng của các dân tộc vùng Á Đông, văn hóa, văn
nghệ cũng là một lĩnh vực góp phần quan trọng gắn kết hai dân tộc Việt Nam
và Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trẻ. Ngày nay, giới trẻ Việt Nam biết rất
nhiều, ngưỡng mộ và yêu thích nhiều gương mặt nổi bật của làng nghệ thuật giải
trí Hàn Quốc. Dường như luôn có một sợi dây vô hình gắn kết, hòa nhập vì thế
người Viê ̣t Nam đă ̣c biê ̣t làgiớitrẻ luôn nhiệt liệt tán thưởng, dành tình cảm chào
đón những chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, họ cùng
hòa mình trong các đêm diễn sôi động của các ngôi sao Hàn Quốc. Trong liñ h

vực nghê ̣ thuâ ̣t, ta dường như không còn thấ y khoảng cách về ngôn ngữ giữa
những nghê ̣ sĩ Hàn Quốc và người hâm mộ Việt Nam …Có thể thấy , ở Việt
Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung đã tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc
một cách sâu rộng hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực.
- Về giao lưu nhân dân: Cách đây hơn 20 năm, từ chỗ chỉ có vài chục
nghìn người Viê ̣t Nam sinh số ng ở Hàn Quốc thì đến nay mỗi nước đã có

11


khoảng 100.000 người của bên kia sinh sống, cộng với khoảng 40.000 cặp vợ
chồng Việt Nam - Hàn Quốc nên số lượng người giao lưu giữa hai nước là rất
lớn. Chính vì vậy mà quan hệ hai nước đã vượt lên trên quan hệ thông thường
và thực sự trở thành một mối quan hệ hữu nghi,̣ gắ n bó.
Nói về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không thể không đề cập đến một
lĩnh vực quan trọng đó chính là hợp tác lao động giữa hai nước. Hợp tác lao
động Việt – Hàn ngoài ý nghĩa quan trọng về kinh tế, nó còn có ý nghĩa về
mặt văn hóa và xã hội. Lĩnh vực này góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam; nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động người Việt; hơn
nữa còn là điều kiện là cơ hội thuận lợi cho sự hòa nhập của người Việt Nam
vào đời sống kinh tế cũng như xã hội Hàn Quốc. Quan trọng hơn, đội ngũ lao
động Việt Nam làm việc trong các công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc
sang lao động ở Hàn Quốc trở về với sự am hiểu về văn hóa, ngôn ngữ Hàn
Quốc sẽ là chiếc cầu nối quan trọng để tăng cường sự hiểu biết của nhân dân
hai nước.
Quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được thực
hiện khá thành công. Trước hết, đó là việc đào tạo và tuyển chọn các cán bộ
quản lý, kỹ thuật viên và công nhân người Việt Nam làm việc tại các công ty
Hàn Quốc có vốn đầu tư ở Việt Nam. (Hàn Quốc là một trong số các nước có
vốn đầu tư lớn ở Việt Nam). Hơn nữa, các dự án đầu tư của Hàn Quốc phần

lớn là các dự án với quy mô vừa và nhỏ đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Vì
vậy các nhà đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể
về việc đào tạo lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam.
Hàn Quốc cũng là một thị trường lớn và hấp dẫn đối với lao động Việt
Nam. Hàn Quốc đang là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt
Nam. Hợp tác lao động sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vì giành được sự ưu
tiên cao của chính phủ hai nước. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao những ưu
đãi của phía Hàn Quốc, đặc biệt là Quỹ Lao động quốc tế Hàn Quốc

12


(KOILAF), trong việc thúc đẩy hợp tác lao động với Việt Nam. Về phía Việt
Nam, ta cũng đã mở những lớp tiếng Hàn thiết thực nhằm nâng cao ngoại
ngữ, tay nghề, trình độ văn hóa cho những người lao động, đáp ứng tốt các
yêu cầu của chủ doanh nghiệp tại Hàn Quốc.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế Việt Nam
đang trải qua những diễn biến tương tự mà Hàn Quốc đã trải qua trong những
thập kỷ trước. Một nét đặc trưng điển hình trong quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc là Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và hỗ trợ một cách
đầy đủ nhất cho Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc đã coi Việt Nam là một
trong những quốc gia đối tác quan trọng về hợp tác phát triển và đã đề c xuất
thực hiện Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) với Việt Nam giai đoạn 20112015 gắn liền với Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội, Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và khuôn khổ Chiến lược ODA của Việt Nam. Các lĩnh vực ưu
tiên trong CPS được lựa chọn theo hai tiêu chí: Hàn Quốc có thể làm gì một
cách tốt nhất trong hợp tác phát triển với Việt Nam và Việt Nam cần gì nhất?
Chính phủ Hàn Quốc coi môi trường và phát triển xanh là lĩnh vực then chốt
có thể thay đổi mạnh mẽ đời sống trong tương lai của toàn nhân loại và tiềm
năng kinh tế của mỗi quốc gia. Hàn Quốc đã dành mối quan tâm và nỗ lực lớn
cho lĩnh vực này và có thể chia sẻ cho Việt Nam. CPS được thiết kế để giúp

Việt Nam chuẩn bị và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu
thông qua việc giữ gìn môi trường và tăng trưởng xanh. Những hỗ trợ kỹ
thuật, tư vấn chính sách và các chương trình xây dựng năng lực sẽ được đưa
ra để nâng cao khả năng xử lý các vấn đề trên của Việt Nam.
Trong hơn 20 năm mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển hết
sức nhanh chóng về mọi mặt. Tiếp nối nền tảng của sự phát triển này hai nước
đã chọn năm 2012 là năm hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, có thể coi đây là
một dấu mốc mới cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ lâu dài hai nước,
trước hết là cho 20 năm tiếp theo. Có thể khẳng định triển vọng của mối quan

13


hệ này là hết sức tốt đẹp. Giai đoạn mới của quan hệ hai nước được đánh dấu
bằng các chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn
Sang vào tháng 12/2011 và Thủ tướng Việt Nam - Nguyễn Tấn Dũng, vào
tháng 3/2012. Trong các chuyến thăm này, hai bên đã ra các tuyên bố chung
thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đưa quan hệ Đối
tác hợp tác chiến lược song phương lên tầm cao mới. Theo cựu Tổng thống
Hàn Quốc - Lee Myung Back: “Hàn Quốc là người bạn thân thiết và chân
thành nhất” là “đối tác tốt nhất và thực chất” của Việt Nam, sẵn sàng hợp tác
chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, cả về kinh tế, thương
mại, chính trị, quốc phòng, giao lưu nhân dân và hợp tác trên các diễn đàn
quố c tế và khu vực.
Về kinh tế, hai bên đã nhất trí tiến hành khởi động đàm phán về một
hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Điều này sẽ mở ra một triển
vọng hết sức to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước, tiến tới sự hợp tác
mậu dịch song phương cân bằng, cùng có lợi. Phía Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện
cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc cũng như giúp Việt Nam
trong việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp với kế hoạch phát

triển của Việt Nam giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khai thác
và chế biến khoáng sản của Việt Nam; mở rộng hợp tác về tư pháp dân sự;
ứng dụng công nghệ thông tin; chính phủ điện tử; chuyển giao công nghệ mũi
nhọn; bảo vệ môi trường; y tế; lao động; dạy nghề và hợp tác trong chống
khủng bố; bảo vệ an ninh hàng hải trên các vùng biển của khu vực theo luật
pháp quốc tế.
Bên cạnh mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ hai nước thời gian tới
vẫn là tăng cường hợp tác về kinh tế - thương mại, việc mở rộng hợp tác trong
vấn đề ngoại giao – an ninh với tư cách là đối tác hợp tác chiến lược cũng
được coi hết sức quan trọng. Hai bên cũng chủ trương, đẩy mạnh hợp tác

14


trong các lĩnh vực mang tính toàn cầu như môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu. Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quan
trọng giữa các bộ, ngành của hai nước. Việc ký kết các văn bản hợp tác này,
có ý nghĩa tích cực đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đóng góp quan trọng vào sự phát
triển của Việt Nam và Hàn Quốc. Hai mươi năm qua, quan hệ giữa hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc đã tiến những bước dài là trường hợp điển hình của
những cặp quốc gia quyết tâm gạt quá khứ, hướng về tương lai và đạt được
những thành tựu rực rỡ. Theo nhận định của báo Thế giới và Việt Nam:
“Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (trong 20 năm tới) không phải là tiếp tục
phát triển như 20 năm vừa qua, nó không phải là phép cộng của 20 năm tới
mà nó là phép nhân, phát triển theo cấp số nhân. Không phải là 20+20 mà là
20*20 hoặc gần như thế. Hai mươi năm nữa nếu theo đà quan hệ này, theo ý
chí của lãnh đạo và nguyện vọng của nhân dân hai nước như thế này, thì Việt

Nam và Hàn Quốc nhất định trở thành đôi bạn thân phồn vinh hùng mạnh
trên bờ Thái Bình Dương” (Trần Quang Minh).
Trong điều kiện hiện nay Việt Nam và Hàn Quốc có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Vì thế việc nghiên cứu những mối quan hệ
giữa Hàn - Việt là việc cần thiết cung cấp cho các nhà lãnh đạo, giới khoa
học, kinh doanh và cả những người dân bình thường.
1.2. Lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Việt Nam ở Hàn Quốc
1.2.1. Cộng đồng ngƣời Việt ở Hàn Quốc hình thành qua biến cố lịch
sử ở trong nƣớc
Cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc hiện nay là một trong những
cộng đồng người nước ngoài lớn ở Hàn Quốc, hiện có khoảng hơn 120 ngàn
người. Trong đó cộng đồng người được hình thành sớm nhất phải kể đến là
dòng họ Lý. Một trong những người Việt đến Cao Ly sớm nhất để tỵ nạn ở

15


triều đình của vương quốc Goryeo sau khi nhà Trần lên nắm quyền. Người
đầu tiên, là Lý Dương Côn, một người con nuôi của Lý Nhân Tông sau khủng
hoảng kế vị, ông đã chạy qua Goryeo. Và sau này một hoàng tử khác của nhà
Lý là Lý Long Tường con trai thứ 7 của Lý Anh Tông đã chạy qua tỵ nạn ở
Goryeo năm 1266 sau khi nhà Trần chiếm ngôi nhà Lý.
Nhà Lý tồn tại hơn 200 năm, năm 1225 nhà Lý kết thúc vai trò lịch sử
của mình khi Trần Cảnh lên ngôi lập ra nhà Trần. Sự kiện Trần Cảnh lên ngôi
đã tạo ra biến cố lớn đối với hậu duệ nhà Lý. Con cháu dòng họ Lý phải ly
tán. Trong số đó, người đi xa nhất là Kiến Bình Vương Lý Long Tường. Theo
như sử sách ghi lại Lý Long Tường ra đi để giữ trọn vẹn đạo lý Trung – Hiếu
với dòng họ, gia tộc, tổ tiên. Trung - Hiếu trong tam cương của Nho giáo lúc
bấy giờ có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của trí thức phong kiến, nhất
là những người thuộc dòng dõi hoàng tộc. Sau chuyến hành trình dài gian nan

trên biển, đoàn thuyền Lý Long Tường đến cửa biển Ongin–gun (Khang
Linh), tỉnh Hwanghae (Hoàng Hải) thuộc phía Đông Bắc bán đảo Triều Tiên.
Hơn 1000 người sống sót, và đều lấy họ Lý. Tại đây, Lý Long Tường được
vua Cao Ly phong tước vị Hoa Sơn quân và cấp một phần đất của triều đình ở
Ủng Tân cho dòng họ Lý làm thực ấp. Năm 1253 và 1258 Lý Long Tường đã
cùng vua Cao Ly và dân chúng địa phương hai lần đánh bại ý đồ xâm lăng
của Mông Cổ. Vua Cao Ly dựng bia ở Thụ hàng môn để ghi công trạng Lý
Long Tường cấp cho 50 dặm vuông để làm thái ấp, dựng miếu phụng thờ tổ
tiên. Đối với Cao Ly, Lý Long Tường là một vị anh hùng.
Từ khi Lý Long Tường đến định cư ở Cao Ly, đến nay đã được hơn
800 năm. Họ Lý Hoa Sơn đã truyền được 26 đời, hậu duệ của Lý Long Tường
nhiều người hoc giỏi, đỗ đạt làm quan, giữ cương vị cao (con Lý Long Tường
là Lý Căn, làm Nghệ Văn Đại Đế Học, Kim Tử Quang Lộc Đại Phu; các người
cháu là Lý Huyền Lương làm Lễ Bộ Tham Nghị Thượng Thư, Lý Long Tuyền
làm Giám tu Quốc Sử. Hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường là

16


Lý Thừa Vãn từng giữ chức tổng thống Hàn Quốc… Hiện nay, hậu duệ Lý Hoa
Sơn sinh sống ở Nam Bắc Triều Tiên khoảng 4.500 người. Nhiều người thành
đạt trên lĩnh vực kinh doanh, ông Lý Hy Luận, cựu tổng giám đốc Tập đoàn
xây dựng Booyoung, thành viên của tập đoàn công nghệ chế tạo Hyundai. Ông
Lý Xương Căn hậu duệ trực hệ đời thứ 26 của hoàng thúc Lý Long Tường, là
một doanh nghiệp thành đạt ở Hàn Quốc. Ông Lý Tường Tuấn, là chủ tịch tập
đoàn tài chính Golden Bridge có trụ sở ở trung tâm Seoul.
Năm 1999, ông Lý Xương Căn đã tìm về quê hương và quyết định đưa
gia đình về sống ở Hà Nội. Tiếp sau ông Lý Xương Căn, năm 2010, ông Lý
Tường Tuấn cũng về Hà Nội sống. Quá trình xác thực dòng họ Lý Hoa Sơn ở
Triều Tiên được tiến hành trên cơ sở khoa học: Giáo sư sử học Phan Huy Lê Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, đối chiếu tư liệu ở Hàn

Quốc và tư liệu ở Việt Nam, Hoàng thúc Lý Long Tường chính là Hoàng tử
con trai vua Lý Anh Tông (1138-1175) em vua Lý Cao Tông (1176-1210).
Ông Lý Xương Căn là hậu duệ trực hệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long
Tường và là đời thứ 31 của Thái tổ Lý Công Uẩn.
Trải qua hơn 800 năm với những biến động lớn lao của lịch sử qua đó
thấy được ý thức cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dòng họ Lý đã có một
quá trình sống, hoạt động xứng đáng với tinh thần văn hóa người Việt. Bản
thân Lý Long Tường đã được Hàn Quốc đánh giá là nhà chiến lược – quân sự
- văn hóa – giáo dục.
1.2.2. Cộng đồng ngƣời Việt đƣợc hình thành qua hôn nhân
- Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc
Cộng đồng người Việt đầu tiên ở Hàn Quốc, được hình thành bởi biến
cố lịch sử, bởi sự tranh giành quyền lực của thời kỳ phong kiến. Đến giai
đoạn hiện nay, cộng đồng người Việt được hình thành bởi hôn nhân. Giống
như tất cả các dân tộc khác trên thế giới, hôn nhân và gia đình luôn được
người Việt Nam và người Hàn Quốc coi trọng và là đề tài quan tâm của rất

17


×